Kinh tế   24/07/2024

BRICS mở rộng thành viên và hàm ý cho an ninh kinh tế Nam Bán cầu

Việc BRICS kết nạp thêm thành viên củng cố triển vọng kinh tế của Nam Bán cầu; tuy nhiên, bất ổn địa chính trị và suy thoái toàn cầu đang thử thách sự dẻo dai của khối.

Image
Các Ngoại trưởng BRICS chụp ảnh với các đại diện từ Châu Phi và Nam bán cầu trong hội nghị thượng đỉnh ở Cape Town, Nam Phi, ngày 2/6/2023. (C): Reuters

Vào ngày 1/1/2024, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS đã chính thức kết nạp thêm bốn thành viên mới là Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Sau sự kiện trên, BRICS gồm chín quốc gia thành viên, ngoài những cái tên kể trên còn có Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Khối này chiếm khoảng 45% dân số thế giới, 25% xuất khẩu hàng hóa toàn cầu, 40% sản lượng dầu toàn cầu, 28% GDP toàn cầu (tính theo tỷ giá hối đoái danh nghĩa), hoặc 36% GDP toàn cầu (tính theo sức mua tương đương). 

Tác động lên an ninh kinh tế khu vực Nam Bán cầu

Sự phát triển nhanh chóng của BRICS mang lại cơ hội đầu tư/tài trợ nhiều hơn, an toàn hơn cho những dự án cơ sở hạ tầng ở các quốc gia Nam Bán cầu (Global South), tức nhóm nước đang phát triển. BRICS bắt đầu thể hiện sự quan tâm rõ ràng vào hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kể từ năm 2015, khi thành lập Ngân hàng Phát triển Mới (New Development Bank - NDB), với mục đích “hỗ trợ các dự án công hoặc tư thông qua những khoản cho vay, bảo lãnh, góp vốn cổ phần và thông qua một số công cụ tài chính khác”.

Sáu năm sau, NDB chào đón thêm hai cổ đông mới là Bangladesh và UAE, trong khi Ai Cập gia nhập vào năm 2023. Giờ đây, trong vai trò thành viên của BRICS, Ethiopia và Iran nhiều khả năng cũng sẽ tham gia đóng góp cho NDB. 

Kể từ khi ra mắt đến nay, NDB – với số vốn đóng góp là 100 tỷ USD – đã phê duyệt sử dụng hơn 32% trong số đó để cho vay phát triển các dự án cơ sở hạ tầng (nước, giao thông, năng lượng, xã hội, kỹ thuật số), tổng cộng 96 dự án ở các quốc gia thành viên của ngân hàng này. Mặc dù USD vẫn là tiền tệ được sử dụng chủ yếu, song NDB cũng nỗ lực sử dụng nội tệ của các quốc gia thành viên (hiện chiếm hơn 24% nguồn tiền tài trợ cho các dự án).

Việc ưu tiên giảm cho vay bằng đồng USD là chỉ báo tích cực, vì trong nhiều thập kỷ qua, các nước đang phát triển thường ở trong tình trạng 70-85% nợ công là nợ ngoại tệ. Việc phải vay ngoại tệ khiến các nước đang phát triển gặp rủi ro về tỷ giá và tín dụng, ảnh hưởng đến thị trường tài chính và nền kinh tế, gây áp lực lên lạm phát. 

Nếu trong thời gian tới, NDB mở rộng số lượng cổ đông thì các nước Nam Bán cầu sẽ có thêm động lực để gia nhập BRICS. So với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), NDB có cơ cấu quản trị “dễ chịu hơn”. Thỏa thuận của NDB quy định rằng tất cả quốc gia cổ đông đều có số phiếu quan trọng bằng nhau, và khi tham gia biểu quyết để tài trợ cho một dự án nào đó, chỉ cần quá bán là có thể thông qua. Điều đó có nghĩa là lá phiếu của UAE (quốc gia có cổ phần ít nhất, chỉ 1,06%) vẫn có giá trị ngang bằng với năm quốc gia sáng lập BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, mỗi nước chiếm 18,98%).

Quy định này trái ngược hoàn toàn với IMF, nơi Mỹ là quốc gia đóng góp nhiều nhất và do đó có giá trị lá phiếu lớn nhất (chiếm 16,5% quyền biểu quyết), trong khi các nước BRICS cộng lại chỉ có 15% cổ phần biểu quyết. Vì thế, bất kỳ quyết định nào của IMF cũng phải phụ thuộc phần lớn vào ý chí của Mỹ, thay vì đến từ mong muốn của tập thể như NDB.

Bên cạnh đó, NDB cũng thể hiện thái độ “tôn trọng” hơn đối với các quốc gia nhận khoản vay, vì tổ chức này không áp đặt những yêu cầu thay đổi chính sách hoặc ràng buộc chính trị, đồng thời cho phép chính phủ bên vay được lựa chọn dự án để nhận cấp vốn.

Mặc dù NDB hiện chưa hỗ trợ rộng rãi cho các quốc gia Nam Bán cầu (chỉ mới triển khai trong phạm vi các cổ đông), song việc này cũng đã gián tiếp thôi thúc phương Tây phải điều chỉnh lại mối quan tâm với các nước đang phát triển.

Trường hợp của hai sáng kiến ​​Xây dựng Lại Tốt hơn (Build Back Better, do nhóm các nền công nghiệp tiên tiến G7 khởi xướng) và Cửa ngõ Toàn cầu (Global Gateway, do Liên minh châu Âu phát triển) là những ví dụ. Nhìn chung, cả hai kế hoạch trên đều có mục đích hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển.

Bên cạnh đó, chính IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) cũng không muốn bị tụt lại phía sau. Theo tiết lộ của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan vào tháng 8/2023, Washington sẽ thông qua hai tổ chức trên để bổ sung thêm 50 tỷ USD cho vay đối với các nước có thu nhập trung bình và các nước nghèo. Đồng thời, siêu cường này kỳ vọng các đồng minh và đối tác khác cũng sẽ đóng góp để nâng con số lên 200 tỷ USD.

Một tác động quan trọng khác từ quá trình BRICS mở rộng thành viên là tăng cường khả năng thúc đẩy quá trình “phi dollar hóa” (de-dollarization), ưu tiên giao dịch bằng tiền tệ quốc gia, vốn đang được các quốc gia thành viên ráo riết triển khai suốt hơn một thập kỷ qua. Ngay từ năm 2010, khối BRICS đã thiết lập Cơ chế Hợp tác Liên ngân hàng (Interbank Cooperation Mechanism) trong đó bao gồm nhiều ngân hàng phát triển quốc gia khác nhau để tạo điều kiện thanh toán bằng nội tệ trong khối. Đến năm 2014, BRICS tiếp tục lập Quỹ Tiền Tệ Dự trữ Khẩn cấp (Contingent Reserve Arrangement) để cung cấp sự hỗ trợ về thanh khoản, trong trường hợp các quốc gia thành viên đối mặt với áp lực cán cân thanh toán ngắn hạn hoặc biến động tỷ giá hối đoái.  

Những cơ chế trên đã góp phần tạo nền tảng để các quốc gia thuộc BRICS nói riêng và Nam Bán cầu nói chung quan tâm hơn đến việc sử dụng đồng tiền quốc gia trong thương mại quốc tế. Kể từ năm 2018, tỷ trọng xuất khẩu tính bằng đồng USD của Nga sang các nền kinh tế BRICS khác đã giảm từ 85% xuống 36% (tính đến hết năm 2022). Moscow cũng đã chấp nhận cho New Delhi thanh toán bằng đồng Rupee (Ấn Độ), Nhân dân tệ (Trung Quốc) và Dirham (UAE) trong các giao dịch nhập khẩu dầu. Trong khi đó, Trung Quốc và Brazil đạt thỏa thuận sử dụng Nhân dân tệ để định giá, thanh toán và tài trợ, đồng thời trực tiếp trao đổi giữa Nhân dân tệ với Reais (tiền tệ của quốc gia Nam Mỹ). Ấn Độ cùng Ả Rập Saudi Iran cũng đang cân nhắc trao đổi thương mại bằng đồng nội tệ của các quốc gia này.

Việc sử dụng nội tệ để giao dịch mang lại những lợi ích thiết thực, như giảm chi phí giao dịch, giảm rủi ro biến động tỷ giá hối đoái, giảm bớt ràng buộc cán cân thanh toán liên quan đến đồng USD. 

Từ năm 2023, khối các nền kinh tế mới nổi này cũng thí điểm hệ thống thanh toán điện tử BRICS Pay. Hệ thống này được thiết kế để đảm bảo có thể sử dụng bất kỳ loại tiền tệ nào của các thành viên BRICS trong những giao dịch thương mại và tài chính, từ đó không phải thông qua trung gian như hệ thống SWIFT hoặc đồng USD. Hơn nữa, BRICS Pay không chỉ giới hạn trong các quốc gia thành viên, mà những đối tác bên ngoài vẫn có thể tích hợp vào. Chẳng hạn, ngân hàng Standard Chartered của Anh đã tích hợp BRICS Pay vào nền tảng thanh toán kỹ thuật số của họ để cho phép khách hàng thanh toán với các quốc gia thuộc BRICS.

Với những nỗ lực ráo riết trên khía cạnh song phương lẫn đa phương kể trên kết hợp với việc BRICS bổ sung thêm thành viên để mở rộng quy mô, ta có thể tin rằng nhiều khả năng là BRICS sẽ thúc đẩy xu hướng phi dollar hóa theo hướng ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Triển vọng này không chỉ mang lại lợi ích cho các quốc gia thành viên, mà còn giúp khu vực Nam Bán cầu “hưởng lợi”, vì các quốc gia phương Nam có nhiều hình thức đa dạng hơn để lựa chọn, thay vì phải phụ thuộc gần như hoàn toàn vào “luật chơi” của phương Tây như trước đây.

Với những hứa hẹn về nguồn vốn hỗ trợ từ NDB và triển vọng phi dollar hóa, ngày càng nhiều quốc gia Nam Bán cầu, bao gồm khu vực Đông Nam Á, quan tâm đến việc gia nhập BRICS. Tính đến nay, có khoảng 40 quốc gia công khai bày tỏ quan tâm đối với việc trở thành thành viên của BRICS, trong đó ASEAN có hai đại diện là MalaysiaThái Lan.

Tuy nhiên, lựa chọn này không đồng nghĩa với việc các nước vừa và nhỏ ở Nam Bán cầu muốn “chọn phe”, vì trên thực tế những thành viên hiện tại của BRICS gồm UAE, Ấn Độ là đồng minh/đối tác thân thiết của Mỹ. Thậm chí, hai quốc gia này còn tham gia vào quỹ đạo hợp tác do Mỹ dẫn đầu như tứ giác I2U2 (có thêm Israel), tập trung ở sáu lĩnh vực là nước, năng lượng, giao thông vận tải, không gian, y tế và an ninh lương thực.

Thay vào đó, với việc quan tâm gia nhập BRICS, các quốc gia đang phát triển đang thể hiện cách tiếp cận tự chủ hơn, cụ thể là hợp tác với nhiều bên để phòng ngừa rủi ro. Trường hợp đồng USD tăng giá mạnh trong thời gian gần đây góp phần cho thấy nhu cầu giảm phụ thuộc vào một đồng tiền cụ thể là hoàn toàn chính đáng.

Cụ thể, đồng bạc xanh đã tăng giá nhanh trong một năm qua và lập đỉnh trong quý II năm nay, với động lực từ quan điểm “diều hâu” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve System - Fed). Từ tháng 7/2023, Fed vẫn liên tục duy trì mức lãi suất 5,25-5,5% - con số cao nhất trong 23 năm qua. Theo quy luật thị trường, đồng tiền nào có lãi suất cao thì tính hấp dẫn của nó sẽ gia tăng, và theo đó khuyến khích luồng vốn chảy vào thị trường của Mỹ, đồng thời sẽ giúp đồng USD tăng giá (khi so sánh tỷ giá hối đoái với những đồng tiền khác).

Bên cạnh đó, vì đồng USD là tiền tệ lưu thông chính của thế giới, nên khi chiến sự ở Ukraine và Dải Gaza vẫn diễn ra dai dẳng và nhu cầu về tài sản trú ẩn an toàn tiếp tục tăng cao thì đồng bạc xanh lại được tiếp thêm động lực để tăng giá.

Hậu quả, theo thống kê của hãng tin Bloomberg vào tháng 4, phần lớn đồng tiền quốc gia của các nền kinh tế mới nổi đều mất giá so với USD. Trong số đó, các trường hợp chịu nặng nề nhất là đồng Rupee rơi xuống mức thấp nhất mọi thời đại khi so tỷ giá với USD, trong khi đồng Ringgit (Malaysia) cũng tiến sát mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998.

Tương lai không chỉ “màu hồng”!

Trước hết, NDB đối mặt với nhiều thách thức trong việc thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng. NDB dựa vào nguồn tài trợ bên ngoài (thông qua các cơ chế như phát hành chứng khoán nợ trên thị trường vốn trong nước và/hoặc quốc tế) và vốn từ các quốc gia cổ đông; do đó, cuộc chiến Nga - Ukraine cộng với sức ép cùng hàng loạt biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moscow đã phần nào cản trở quá trình tìm nguồn vốn mới của ngân hàng này.

Điểm tích cực là khi BRICS kết nạp thêm thành viên mới, NDB có thể bổ sung nguồn vốn để giải quyết dần thách thức trên. Tuy vậy, theo GS. Biswajit Dhar (thuộc Đại học Jawaharlal Nehru, Ấn Độ), NDB ngày càng phụ thuộc vào vốn tư nhân để tài trợ cho các dự án, qua đó khiến ngân hàng này hoạt động như một thực thể thương mại chứ không phải một tổ chức tài trợ phát triển. Trong tình cảnh đó, việc bổ sung thành viên chưa hẳn sẽ giúp NDB vượt qua những thách thức kể trên.  

Bất chấp các nỗ lực phi dollar hóa từ Nam Bán cầu với khối BRICS là tiên phong, đồng USD vẫn chi phối hoạt động thương mại toàn cầu và chiếm 90% giao dịch ngoại hối trên toàn thế giới. Trong ngắn hạn, đồng tiền này được dự báo sẽ tiếp tục neo cao trong bối cảnh chiến tranh tại Đông Âu chưa có dấu hiệu kết thúc, và Fed chưa đưa ra thời điểm hạ lãi suất cụ thể.

Việc đồng USD duy trì ở mức cao sẽ tiếp tục gây sức ép về tỷ giá lên các đồng tiền khác, bao gồm các nền kinh tế mới nổi, khiến những nước này khó thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ. Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác thì chính sức ép từ đồng USD càng khiến các quốc gia Nam Bán cầu quyết tâm đẩy nhanh quá trình giảm dự trữ ngoại hối bằng đồng USD, cũng như tăng các hoạt động giao dịch bằng tiền tệ của quốc gia mình.

Mặc dù vậy, vẫn phải chờ xem quyết tâm của các nền kinh tế mới nổi lớn đến đâu, vì sau vài thập kỷ đạt được những tiến bộ kinh tế nhanh chóng và ấn tượng, việc rơi vào thời kỳ suy thoái kinh tế là khó có thể tránh khỏi. Thêm vào đó, theo dự báo của WB, nền kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái trong năm nay (là năm thứ ba liên tiếp), chỉ tăng trưởng 2,4% (năm 2023 là 2,6%, năm 2022 là 3%, và năm 2021 là 6,2%). Trong bối cảnh như vậy, chưa chắc các quốc gia đang phát triển sẽ “dũng cảm” để đẩy nhanh tiến độ phi dollar hóa.      

Bên cạnh đó, trong tương lai, khi việc sử dụng đồng nội tệ cho các hoạt động thương mại được lan rộng và dần vượt khỏi cấp độ song phương, nhu cầu phát triển đồng tiền chung, chẳng hạn như “đồng BRICS”, sẽ càng trở nên cần thiết. Có nhiều lợi ích từ việc phát triển đồng tiền chung, như giúp tăng cường hội nhập kinh tế trong các nước BRICS, làm suy yếu vị thế của USD như một đồng tiền dự trữ toàn cầu, khuyến khích các nước khác thành lập liên minh để phát triển tiền tệ khu vực, giảm thiểu rủi ro trước những biến động kinh tế - chính trị toàn cầu. 

Trên thực tế, các nước BRICS đã nhận ra sự cần thiết này khi vào năm 2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ khối có kế hoạch phát hành “đồng tiền dự trữ toàn cầu mới” (new global reserve currency) và sẵn sàng hợp tác cởi mở, công bằng với tất cả các đối tác thương mại. Đến tháng 4/2023, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva bày tỏ ý kiến tương tự khi cho rằng “Tại sao một tổ chức như ngân hàng BRICS không thể có một loại tiền tệ để cấp vốn cho quan hệ thương mại giữa Brazil với Trung Quốc, và giữa Brazil với tất cả các nước BRICS khác?”.

Tuy nhiên, cho đến nay, những kỳ vọng về đồng tiền chung chỉ dừng lại ở ý tưởng, chưa có bất kỳ lộ trình cụ thể nào được đưa ra. Chính Giám đốc Tài chính của NDB là Leslie Maasdorp cũng thừa nhận điều này: “Hiện tại không có đề xuất nào về việc tạo ra đồng tiền BRICS. Việc phát triển bất cứ thứ gì thay thế là tham vọng trung và dài hạn”. Vì thế, hành trình để các nước Nam Bán cầu đánh bật được “vị thế độc tôn” của đồng USD vẫn còn nhiều chông gai.  

Tóm lại, khối BRICS mở rộng thành viên đem lại triển vọng tăng vốn đóng góp cho NDB và giúp đẩy nhanh quá trình phi dollar hóa và giao dịch thương mại bằng tiền quốc gia. Điều này không chỉ có lợi cho các nước thành viên mà còn đóng góp tích cực cho an ninh kinh tế ở Nam Bán cầu. Khi sức hấp dẫn của BRICS tăng lên, nhiều quốc gia sẽ quan tâm xin gia nhập tổ chức nhằm đa dạng hóa quan hệ hợp tác và tăng khả năng phòng ngừa rủi ro trong quan hệ quốc tế.

Tuy nhiên, bất chấp các lợi thế mà BRICS hiện có, viễn cảnh của khối không chỉ toàn “màu hồng”. Những thách thức trong quá trình vận hành NDB vẫn tồn tại, và nỗ lực giảm ảnh hưởng của đồng USD cũng như phát triển đồng tiền chung BRICS vẫn cần thời gian để gặt hái các kết quả cụ thể hơn. Vì thế, các quốc gia BRICS nói riêng và Nam Bán cầu nói chung vẫn còn nhiều việc phải làm để ổn định nền kinh tế đất nước, qua đó vượt qua giai đoạn suy thoái toàn cầu.

Vào ngày 1/1/2024, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS đã chính thức kết nạp thêm bốn thành viên mới là Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Sau sự kiện trên, BRICS gồm chín quốc gia thành viên, ngoài những cái tên kể trên còn có Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Khối này chiếm khoảng 45% dân số thế giới, 25% xuất khẩu hàng hóa toàn cầu, 40% sản lượng dầu toàn cầu, 28% GDP toàn cầu (tính theo tỷ giá hối đoái danh nghĩa), hoặc 36% GDP toàn cầu (tính theo sức mua tương đương). 

Tác động lên an ninh kinh tế khu vực Nam Bán cầu

Sự phát triển nhanh chóng của BRICS mang lại cơ hội đầu tư/tài trợ nhiều hơn, an toàn hơn cho những dự án cơ sở hạ tầng ở các quốc gia Nam Bán cầu (Global South), tức nhóm nước đang phát triển. BRICS bắt đầu thể hiện sự quan tâm rõ ràng vào hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kể từ năm 2015, khi thành lập Ngân hàng Phát triển Mới (New Development Bank - NDB), với mục đích “hỗ trợ các dự án công hoặc tư thông qua những khoản cho vay, bảo lãnh, góp vốn cổ phần và thông qua một số công cụ tài chính khác”.

Sáu năm sau, NDB chào đón thêm hai cổ đông mới là Bangladesh và UAE, trong khi Ai Cập gia nhập vào năm 2023. Giờ đây, trong vai trò thành viên của BRICS, Ethiopia và Iran nhiều khả năng cũng sẽ tham gia đóng góp cho NDB. 

Kể từ khi ra mắt đến nay, NDB – với số vốn đóng góp là 100 tỷ USD – đã phê duyệt sử dụng hơn 32% trong số đó để cho vay phát triển các dự án cơ sở hạ tầng (nước, giao thông, năng lượng, xã hội, kỹ thuật số), tổng cộng 96 dự án ở các quốc gia thành viên của ngân hàng này. Mặc dù USD vẫn là tiền tệ được sử dụng chủ yếu, song NDB cũng nỗ lực sử dụng nội tệ của các quốc gia thành viên (hiện chiếm hơn 24% nguồn tiền tài trợ cho các dự án).

Việc ưu tiên giảm cho vay bằng đồng USD là chỉ báo tích cực, vì trong nhiều thập kỷ qua, các nước đang phát triển thường ở trong tình trạng 70-85% nợ công là nợ ngoại tệ. Việc phải vay ngoại tệ khiến các nước đang phát triển gặp rủi ro về tỷ giá và tín dụng, ảnh hưởng đến thị trường tài chính và nền kinh tế, gây áp lực lên lạm phát. 

Nếu trong thời gian tới, NDB mở rộng số lượng cổ đông thì các nước Nam Bán cầu sẽ có thêm động lực để gia nhập BRICS. So với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), NDB có cơ cấu quản trị “dễ chịu hơn”. Thỏa thuận của NDB quy định rằng tất cả quốc gia cổ đông đều có số phiếu quan trọng bằng nhau, và khi tham gia biểu quyết để tài trợ cho một dự án nào đó, chỉ cần quá bán là có thể thông qua. Điều đó có nghĩa là lá phiếu của UAE (quốc gia có cổ phần ít nhất, chỉ 1,06%) vẫn có giá trị ngang bằng với năm quốc gia sáng lập BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, mỗi nước chiếm 18,98%).

Quy định này trái ngược hoàn toàn với IMF, nơi Mỹ là quốc gia đóng góp nhiều nhất và do đó có giá trị lá phiếu lớn nhất (chiếm 16,5% quyền biểu quyết), trong khi các nước BRICS cộng lại chỉ có 15% cổ phần biểu quyết. Vì thế, bất kỳ quyết định nào của IMF cũng phải phụ thuộc phần lớn vào ý chí của Mỹ, thay vì đến từ mong muốn của tập thể như NDB.

Bên cạnh đó, NDB cũng thể hiện thái độ “tôn trọng” hơn đối với các quốc gia nhận khoản vay, vì tổ chức này không áp đặt những yêu cầu thay đổi chính sách hoặc ràng buộc chính trị, đồng thời cho phép chính phủ bên vay được lựa chọn dự án để nhận cấp vốn.

Mặc dù NDB hiện chưa hỗ trợ rộng rãi cho các quốc gia Nam Bán cầu (chỉ mới triển khai trong phạm vi các cổ đông), song việc này cũng đã gián tiếp thôi thúc phương Tây phải điều chỉnh lại mối quan tâm với các nước đang phát triển.

Trường hợp của hai sáng kiến ​​Xây dựng Lại Tốt hơn (Build Back Better, do nhóm các nền công nghiệp tiên tiến G7 khởi xướng) và Cửa ngõ Toàn cầu (Global Gateway, do Liên minh châu Âu phát triển) là những ví dụ. Nhìn chung, cả hai kế hoạch trên đều có mục đích hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển.

Bên cạnh đó, chính IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) cũng không muốn bị tụt lại phía sau. Theo tiết lộ của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan vào tháng 8/2023, Washington sẽ thông qua hai tổ chức trên để bổ sung thêm 50 tỷ USD cho vay đối với các nước có thu nhập trung bình và các nước nghèo. Đồng thời, siêu cường này kỳ vọng các đồng minh và đối tác khác cũng sẽ đóng góp để nâng con số lên 200 tỷ USD.

Một tác động quan trọng khác từ quá trình BRICS mở rộng thành viên là tăng cường khả năng thúc đẩy quá trình “phi dollar hóa” (de-dollarization), ưu tiên giao dịch bằng tiền tệ quốc gia, vốn đang được các quốc gia thành viên ráo riết triển khai suốt hơn một thập kỷ qua. Ngay từ năm 2010, khối BRICS đã thiết lập Cơ chế Hợp tác Liên ngân hàng (Interbank Cooperation Mechanism) trong đó bao gồm nhiều ngân hàng phát triển quốc gia khác nhau để tạo điều kiện thanh toán bằng nội tệ trong khối. Đến năm 2014, BRICS tiếp tục lập Quỹ Tiền Tệ Dự trữ Khẩn cấp (Contingent Reserve Arrangement) để cung cấp sự hỗ trợ về thanh khoản, trong trường hợp các quốc gia thành viên đối mặt với áp lực cán cân thanh toán ngắn hạn hoặc biến động tỷ giá hối đoái.  

Những cơ chế trên đã góp phần tạo nền tảng để các quốc gia thuộc BRICS nói riêng và Nam Bán cầu nói chung quan tâm hơn đến việc sử dụng đồng tiền quốc gia trong thương mại quốc tế. Kể từ năm 2018, tỷ trọng xuất khẩu tính bằng đồng USD của Nga sang các nền kinh tế BRICS khác đã giảm từ 85% xuống 36% (tính đến hết năm 2022). Moscow cũng đã chấp nhận cho New Delhi thanh toán bằng đồng Rupee (Ấn Độ), Nhân dân tệ (Trung Quốc) và Dirham (UAE) trong các giao dịch nhập khẩu dầu. Trong khi đó, Trung Quốc và Brazil đạt thỏa thuận sử dụng Nhân dân tệ để định giá, thanh toán và tài trợ, đồng thời trực tiếp trao đổi giữa Nhân dân tệ với Reais (tiền tệ của quốc gia Nam Mỹ). Ấn Độ cùng Ả Rập Saudi Iran cũng đang cân nhắc trao đổi thương mại bằng đồng nội tệ của các quốc gia này.

Việc sử dụng nội tệ để giao dịch mang lại những lợi ích thiết thực, như giảm chi phí giao dịch, giảm rủi ro biến động tỷ giá hối đoái, giảm bớt ràng buộc cán cân thanh toán liên quan đến đồng USD. 

Từ năm 2023, khối các nền kinh tế mới nổi này cũng thí điểm hệ thống thanh toán điện tử BRICS Pay. Hệ thống này được thiết kế để đảm bảo có thể sử dụng bất kỳ loại tiền tệ nào của các thành viên BRICS trong những giao dịch thương mại và tài chính, từ đó không phải thông qua trung gian như hệ thống SWIFT hoặc đồng USD. Hơn nữa, BRICS Pay không chỉ giới hạn trong các quốc gia thành viên, mà những đối tác bên ngoài vẫn có thể tích hợp vào. Chẳng hạn, ngân hàng Standard Chartered của Anh đã tích hợp BRICS Pay vào nền tảng thanh toán kỹ thuật số của họ để cho phép khách hàng thanh toán với các quốc gia thuộc BRICS.

Với những nỗ lực ráo riết trên khía cạnh song phương lẫn đa phương kể trên kết hợp với việc BRICS bổ sung thêm thành viên để mở rộng quy mô, ta có thể tin rằng nhiều khả năng là BRICS sẽ thúc đẩy xu hướng phi dollar hóa theo hướng ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Triển vọng này không chỉ mang lại lợi ích cho các quốc gia thành viên, mà còn giúp khu vực Nam Bán cầu “hưởng lợi”, vì các quốc gia phương Nam có nhiều hình thức đa dạng hơn để lựa chọn, thay vì phải phụ thuộc gần như hoàn toàn vào “luật chơi” của phương Tây như trước đây.

Với những hứa hẹn về nguồn vốn hỗ trợ từ NDB và triển vọng phi dollar hóa, ngày càng nhiều quốc gia Nam Bán cầu, bao gồm khu vực Đông Nam Á, quan tâm đến việc gia nhập BRICS. Tính đến nay, có khoảng 40 quốc gia công khai bày tỏ quan tâm đối với việc trở thành thành viên của BRICS, trong đó ASEAN có hai đại diện là MalaysiaThái Lan.

Tuy nhiên, lựa chọn này không đồng nghĩa với việc các nước vừa và nhỏ ở Nam Bán cầu muốn “chọn phe”, vì trên thực tế những thành viên hiện tại của BRICS gồm UAE, Ấn Độ là đồng minh/đối tác thân thiết của Mỹ. Thậm chí, hai quốc gia này còn tham gia vào quỹ đạo hợp tác do Mỹ dẫn đầu như tứ giác I2U2 (có thêm Israel), tập trung ở sáu lĩnh vực là nước, năng lượng, giao thông vận tải, không gian, y tế và an ninh lương thực.

Thay vào đó, với việc quan tâm gia nhập BRICS, các quốc gia đang phát triển đang thể hiện cách tiếp cận tự chủ hơn, cụ thể là hợp tác với nhiều bên để phòng ngừa rủi ro. Trường hợp đồng USD tăng giá mạnh trong thời gian gần đây góp phần cho thấy nhu cầu giảm phụ thuộc vào một đồng tiền cụ thể là hoàn toàn chính đáng.

Cụ thể, đồng bạc xanh đã tăng giá nhanh trong một năm qua và lập đỉnh trong quý II năm nay, với động lực từ quan điểm “diều hâu” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve System - Fed). Từ tháng 7/2023, Fed vẫn liên tục duy trì mức lãi suất 5,25-5,5% - con số cao nhất trong 23 năm qua. Theo quy luật thị trường, đồng tiền nào có lãi suất cao thì tính hấp dẫn của nó sẽ gia tăng, và theo đó khuyến khích luồng vốn chảy vào thị trường của Mỹ, đồng thời sẽ giúp đồng USD tăng giá (khi so sánh tỷ giá hối đoái với những đồng tiền khác).

Bên cạnh đó, vì đồng USD là tiền tệ lưu thông chính của thế giới, nên khi chiến sự ở Ukraine và Dải Gaza vẫn diễn ra dai dẳng và nhu cầu về tài sản trú ẩn an toàn tiếp tục tăng cao thì đồng bạc xanh lại được tiếp thêm động lực để tăng giá.

Hậu quả, theo thống kê của hãng tin Bloomberg vào tháng 4, phần lớn đồng tiền quốc gia của các nền kinh tế mới nổi đều mất giá so với USD. Trong số đó, các trường hợp chịu nặng nề nhất là đồng Rupee rơi xuống mức thấp nhất mọi thời đại khi so tỷ giá với USD, trong khi đồng Ringgit (Malaysia) cũng tiến sát mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998.

Tương lai không chỉ “màu hồng”!

Trước hết, NDB đối mặt với nhiều thách thức trong việc thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng. NDB dựa vào nguồn tài trợ bên ngoài (thông qua các cơ chế như phát hành chứng khoán nợ trên thị trường vốn trong nước và/hoặc quốc tế) và vốn từ các quốc gia cổ đông; do đó, cuộc chiến Nga - Ukraine cộng với sức ép cùng hàng loạt biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moscow đã phần nào cản trở quá trình tìm nguồn vốn mới của ngân hàng này.

Điểm tích cực là khi BRICS kết nạp thêm thành viên mới, NDB có thể bổ sung nguồn vốn để giải quyết dần thách thức trên. Tuy vậy, theo GS. Biswajit Dhar (thuộc Đại học Jawaharlal Nehru, Ấn Độ), NDB ngày càng phụ thuộc vào vốn tư nhân để tài trợ cho các dự án, qua đó khiến ngân hàng này hoạt động như một thực thể thương mại chứ không phải một tổ chức tài trợ phát triển. Trong tình cảnh đó, việc bổ sung thành viên chưa hẳn sẽ giúp NDB vượt qua những thách thức kể trên.  

Bất chấp các nỗ lực phi dollar hóa từ Nam Bán cầu với khối BRICS là tiên phong, đồng USD vẫn chi phối hoạt động thương mại toàn cầu và chiếm 90% giao dịch ngoại hối trên toàn thế giới. Trong ngắn hạn, đồng tiền này được dự báo sẽ tiếp tục neo cao trong bối cảnh chiến tranh tại Đông Âu chưa có dấu hiệu kết thúc, và Fed chưa đưa ra thời điểm hạ lãi suất cụ thể.

Việc đồng USD duy trì ở mức cao sẽ tiếp tục gây sức ép về tỷ giá lên các đồng tiền khác, bao gồm các nền kinh tế mới nổi, khiến những nước này khó thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ. Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác thì chính sức ép từ đồng USD càng khiến các quốc gia Nam Bán cầu quyết tâm đẩy nhanh quá trình giảm dự trữ ngoại hối bằng đồng USD, cũng như tăng các hoạt động giao dịch bằng tiền tệ của quốc gia mình.

Mặc dù vậy, vẫn phải chờ xem quyết tâm của các nền kinh tế mới nổi lớn đến đâu, vì sau vài thập kỷ đạt được những tiến bộ kinh tế nhanh chóng và ấn tượng, việc rơi vào thời kỳ suy thoái kinh tế là khó có thể tránh khỏi. Thêm vào đó, theo dự báo của WB, nền kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái trong năm nay (là năm thứ ba liên tiếp), chỉ tăng trưởng 2,4% (năm 2023 là 2,6%, năm 2022 là 3%, và năm 2021 là 6,2%). Trong bối cảnh như vậy, chưa chắc các quốc gia đang phát triển sẽ “dũng cảm” để đẩy nhanh tiến độ phi dollar hóa.      

Bên cạnh đó, trong tương lai, khi việc sử dụng đồng nội tệ cho các hoạt động thương mại được lan rộng và dần vượt khỏi cấp độ song phương, nhu cầu phát triển đồng tiền chung, chẳng hạn như “đồng BRICS”, sẽ càng trở nên cần thiết. Có nhiều lợi ích từ việc phát triển đồng tiền chung, như giúp tăng cường hội nhập kinh tế trong các nước BRICS, làm suy yếu vị thế của USD như một đồng tiền dự trữ toàn cầu, khuyến khích các nước khác thành lập liên minh để phát triển tiền tệ khu vực, giảm thiểu rủi ro trước những biến động kinh tế - chính trị toàn cầu. 

Trên thực tế, các nước BRICS đã nhận ra sự cần thiết này khi vào năm 2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ khối có kế hoạch phát hành “đồng tiền dự trữ toàn cầu mới” (new global reserve currency) và sẵn sàng hợp tác cởi mở, công bằng với tất cả các đối tác thương mại. Đến tháng 4/2023, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva bày tỏ ý kiến tương tự khi cho rằng “Tại sao một tổ chức như ngân hàng BRICS không thể có một loại tiền tệ để cấp vốn cho quan hệ thương mại giữa Brazil với Trung Quốc, và giữa Brazil với tất cả các nước BRICS khác?”.

Tuy nhiên, cho đến nay, những kỳ vọng về đồng tiền chung chỉ dừng lại ở ý tưởng, chưa có bất kỳ lộ trình cụ thể nào được đưa ra. Chính Giám đốc Tài chính của NDB là Leslie Maasdorp cũng thừa nhận điều này: “Hiện tại không có đề xuất nào về việc tạo ra đồng tiền BRICS. Việc phát triển bất cứ thứ gì thay thế là tham vọng trung và dài hạn”. Vì thế, hành trình để các nước Nam Bán cầu đánh bật được “vị thế độc tôn” của đồng USD vẫn còn nhiều chông gai.  

Tóm lại, khối BRICS mở rộng thành viên đem lại triển vọng tăng vốn đóng góp cho NDB và giúp đẩy nhanh quá trình phi dollar hóa và giao dịch thương mại bằng tiền quốc gia. Điều này không chỉ có lợi cho các nước thành viên mà còn đóng góp tích cực cho an ninh kinh tế ở Nam Bán cầu. Khi sức hấp dẫn của BRICS tăng lên, nhiều quốc gia sẽ quan tâm xin gia nhập tổ chức nhằm đa dạng hóa quan hệ hợp tác và tăng khả năng phòng ngừa rủi ro trong quan hệ quốc tế.

Tuy nhiên, bất chấp các lợi thế mà BRICS hiện có, viễn cảnh của khối không chỉ toàn “màu hồng”. Những thách thức trong quá trình vận hành NDB vẫn tồn tại, và nỗ lực giảm ảnh hưởng của đồng USD cũng như phát triển đồng tiền chung BRICS vẫn cần thời gian để gặt hái các kết quả cụ thể hơn. Vì thế, các quốc gia BRICS nói riêng và Nam Bán cầu nói chung vẫn còn nhiều việc phải làm để ổn định nền kinh tế đất nước, qua đó vượt qua giai đoạn suy thoái toàn cầu.

Từ khoá: BRICS hợp tác Nam - Nam Nam Bán cầu an ninh kinh tế

BÀI LIÊN QUAN