Giới thiệu số tháng 4/2024: “Campuchia nỗ lực tự chủ chiến lược dưới thời Hun Manet”
Số tháng 4/2024 của VSF với tiêu đề “Campuchia nỗ lực tự chủ chiến lược dưới thời Hun Manet” khám phá các biện pháp của Phnom Penh nhằm củng cố quyền lực và quyền tự chủ trong bối cảnh tồn tại giữa các quốc gia hùng mạnh hơn.


Những ngày qua, dư luận Campuchia, Việt Nam và quốc tế đã có nhiều tranh cãi xoay quanh việc Campuchia, dưới sự tài trợ của Trung Quốc, công bố dự án xây dựng kênh đào Funan Techo nằm trên phụ lưu sông Bassac – một trong hai phân lưu chính của sông Mekong chảy về Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam.
Hà Nội lên tiếng đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin về dự án để có những đánh giá đầy đủ về tác động môi trường lên vùng đồng bằng châu thổ Tây Nam Bộ. Trong khi đó, Phnom Penh đã phản ứng bằng những tuyên bố quyết liệt, khẳng định việc xây dựng kênh đào là “vấn đề nội bộ của Campuchia” và không quốc gia bên ngoài nào có quyền can thiệp.
Kênh đào Funan Techo – “đại chiến lược” giúp Campuchia mở đường ra biển sau nhiều thập kỷ phụ thuộc vào các cảng biển của Việt Nam, là nỗ lực chính trị đáng chú ý của gia tộc họ Hun nhằm giúp Phnom Penh củng cố khả năng tự chủ chiến lược khi tồn tại giữa các quốc gia láng giềng hùng mạnh hơn.
Không chỉ dừng lại ở quyết tâm xây dựng kênh đào, sau khi Hun Manet - con trai cả của cựu Thủ tướng Hun Sen, thay cha lên lãnh đạo chính phủ ở Phnom Penh vào giữa năm 2023, Campuchia tích cực mở rộng quan hệ với nhiều cường quốc trong và ngoài khu vực, đáng chú ý là thắt chặt hợp tác an ninh với Nhật Bản và thúc đẩy hợp tác đa lĩnh vực với Trung Quốc.
Nhằm mang lại cho độc giả góc nhìn toàn cảnh về các định hướng đối ngoại hiện nay của Campuchia, Vietnam Strategic Forum (VSF) gói trọn những nội dung kể trên trong tuyển tập tháng 4/2024 với chủ đề “Campuchia nỗ lực tự chủ chiến lược dưới thời Hun Manet”.
Kính mời quý độc giả cùng đọc tuyển tập số tháng 4/2024 của chúng tôi tại: “Campuchia nỗ lực tự chủ chiến lược dưới thời Hun Manet”!

Những ngày qua, dư luận Campuchia, Việt Nam và quốc tế đã có nhiều tranh cãi xoay quanh việc Campuchia, dưới sự tài trợ của Trung Quốc, công bố dự án xây dựng kênh đào Funan Techo nằm trên phụ lưu sông Bassac – một trong hai phân lưu chính của sông Mekong chảy về Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam.
Hà Nội lên tiếng đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin về dự án để có những đánh giá đầy đủ về tác động môi trường lên vùng đồng bằng châu thổ Tây Nam Bộ. Trong khi đó, Phnom Penh đã phản ứng bằng những tuyên bố quyết liệt, khẳng định việc xây dựng kênh đào là “vấn đề nội bộ của Campuchia” và không quốc gia bên ngoài nào có quyền can thiệp.
Kênh đào Funan Techo – “đại chiến lược” giúp Campuchia mở đường ra biển sau nhiều thập kỷ phụ thuộc vào các cảng biển của Việt Nam, là nỗ lực chính trị đáng chú ý của gia tộc họ Hun nhằm giúp Phnom Penh củng cố khả năng tự chủ chiến lược khi tồn tại giữa các quốc gia láng giềng hùng mạnh hơn.
Không chỉ dừng lại ở quyết tâm xây dựng kênh đào, sau khi Hun Manet - con trai cả của cựu Thủ tướng Hun Sen, thay cha lên lãnh đạo chính phủ ở Phnom Penh vào giữa năm 2023, Campuchia tích cực mở rộng quan hệ với nhiều cường quốc trong và ngoài khu vực, đáng chú ý là thắt chặt hợp tác an ninh với Nhật Bản và thúc đẩy hợp tác đa lĩnh vực với Trung Quốc.
Nhằm mang lại cho độc giả góc nhìn toàn cảnh về các định hướng đối ngoại hiện nay của Campuchia, Vietnam Strategic Forum (VSF) gói trọn những nội dung kể trên trong tuyển tập tháng 4/2024 với chủ đề “Campuchia nỗ lực tự chủ chiến lược dưới thời Hun Manet”.
Kính mời quý độc giả cùng đọc tuyển tập số tháng 4/2024 của chúng tôi tại: “Campuchia nỗ lực tự chủ chiến lược dưới thời Hun Manet”!
Từ khoá: Campuchia Hun Sen chế độ gia đình trị Đông Nam Á tự chủ chiến lược tuyển tập
BÀI LIÊN QUAN

Giới thiệu tuyển tập tháng 3/2025: "Cạnh tranh Mỹ - Trung thời Trump 2.0: An ninh, Thuế quan và Công nghệ mới"

Giới thiệu tuyển tập: "Trump 2.0: Chính sách đối ngoại Mỹ và nỗi bất an của châu Á"

Giới thiệu số tháng 12/2024: "Bước ngoặt chuyển đổi: Từ thiên tai Yagi đến hiện tượng Vingroup và các dự án quốc gia"