Hậu luận tội, tương lai nào cho Tổng thống Yoon Suk-yeol?
Mặc dù tạm thời vượt qua ải luận tội cuối tuần qua, nhưng tương lai chính trị của Tổng thống Yoon Suk-yeol là vô cùng bấp bênh. Ông Yoon đang đối mặt với áp lực to lớn từ đảng cầm quyền, sự phản kháng từ phe đối lập, và sự phẫn nộ gia tăng từ công chúng.
“Sống sót”
Đề xuất luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol vào thứ 7 tuần trước đã thất bại khi Đảng Sức mạnh Nhân dân (PPP) cầm quyền đã tẩy chay cuộc bỏ phiếu. Nỗ lực luận tội của Đảng Dân chủ (DP) đối lập đã không thể mang lại chiến thắng cho những người bất mãn với tổng thống đương nhiệm. Trong tổng cộng 195/300 nghị sĩ tham gia bỏ biếu, chỉ có 194 phiếu đồng ý luận tội, thấp hơn 200 phiếu cần thiết để luận tội Yoon sau khi ông tuyên bố ban bố thiết quân luật trong một động thái có phần tuyệt vọng (và cả “sai lầm”) nhằm thoát khỏi các áp lực chính trị từ phe đối lập.
Với giới quan sát, việc luận tội đương kim tổng thống Hàn Quốc có thể gây bất ngờ. Tuy nhiên, người dân quốc gia này có lẽ không xa lạ gì với xáo trộn chính trị nội bộ này. Tại quốc gia Đông Bắc Á, có đến hai nguyên thủ quốc gia trước đó đã bị luận tội kể từ đầu thế kỷ là Roh Moo-hyun (năm 2004) và Park Geun-hye (năm 2016).
“Bấp bênh”
Tuy may mắn “sống sót” trước nỗ lực luận tội của phe đối lập vừa qua, Tổng thống Yoon Suk-yeol có thể chứng kiến áp lực lớn hơn trong những ngày tới. Sự nghiệp chính trị của ông hiện giờ có thể được ví như “chỉ mành treo chuông”. Trớ trêu thay, áp lực này không chỉ đến từ PPP mà còn cả DP, thêm vào đó là từ người dân Hàn Quốc và truyền thông trong nước.
DP không từ bỏ quyết tâm sau thất bại tạm thời. Lãnh đạo đảng này là Lee Jae-myung cho biết sẽ tiếp tục các nỗ lực luận tội để chống lại các hành động lạm quyền của tổng thống. Ông Lee có lý do để kiên trì, đặc biệt là khi một số nhà lập pháp PPP có thể tham gia vào nỗ lực luận tội Yoon nếu áp lực từ công chúng tiếp tục dâng cao và các hành động của tổng thống Yoon trở nên quá khích. Park Chan-dae, thành viên cao cấp của DP tại quốc hội, tuyên bố sẽ chuẩn bị để tiếp tục luận tội ông Yoon vào thứ 7 hàng tuần. Ông Park cũng khẳng định: “Chúng tôi chắc chắn sẽ đưa đất nước trở lại bình thường trước ngày Giáng sinh hoặc cuối năm”.
Thực tế, quyết tâm của DP đang được tiếp thêm sức mạnh với sức ảnh hưởng lớn lao của công chúng Hàn Quốc – những người đang bất mãn gay gắt với Tổng thống và lo lắng về khả năng người đứng đầu nhánh hành pháp tiếp tục lạm quyền. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy có đến 73,6% người dân Hàn Quốc ủng hộ việc luận tội tổng thống.
Hàng chục ngàn người biểu tình, bất chấp giá lạnh, đang gây áp lực lên chính phủ bằng cách hô vang các khẩu hiệu kêu gọi tổng thống từ chức và buộc đảng của Yoon phải bỏ phiếu luận tội ông. Cuộc biến động cũng thu hút một bộ phận lớn công chúng Hàn Quốc xuống đường, với những người biểu tình trẻ tuổi sánh vai cùng một số người thuộc thế hệ lớn hơn đã bất chấp sự đàn áp của quân đội để giúp mở ra nền dân chủ cho đất nước này vào bốn thập kỷ trước, dưới chính quyền độc tài quân sự Chung Doo-hwan. Mỗi đêm đều có những cuộc biểu tình lớn, khi đám đông tức giận thắp nến cầu nguyện, nhảy múa, và diễu hành khắp thành phố trong tiếng nhạc và lời kêu gọi. Đối với người dân Hàn Quốc, việc lạm quyền trong một quốc gia dân chủ đơn giản là không thể chấp nhận được.
Ngoài ra, sự phẫn nộ của công chúng cũng bắt nguồn từ việc Tổng thống Yoon phản bội lại niềm tin mà họ đặt vào ông qua cuộc bầu cử tổng thống năm 2022. Là một cựu công tố viên nổi tiếng từng “bắt nhốt” hai cựu tổng thống là Lee Myung-bak và Park Geun-hye, Yoon rõ ràng đã từng là niềm hy vọng của người dân giữa một nền chính trị Hàn Quốc “thối nát” và tràn lan tham nhũng, đặc quyền, và bất bình đẳng. Nhưng sự việc thiết quân luật vừa qua là một sự phản bội không thể tha thứ đối với người dân Hàn Quốc, dù là phía bảo thủ hay cấp tiến, về những nguyên tắc dân chủ mà họ tôn trọng và gìn giữ.
Nếu cuộc khủng hoảng chính trị hiện tại ở Hàn Quốc đi vào bế tắc thì “sự kiên nhẫn” của người dân sẽ không còn; và tất yếu họ sẽ không ngừng đổ ra đường để yêu cầu Tổng thống Yoon ngay lập tức bị luận tội và cách chức. Bị thôi thúc bởi sự lo sợ từ một tổng thống sẵn sàng dùng giải pháp phi quân sự, sự căm phẫn do cuộc khủng hoảng tác động tới đời sống, và sự mất niềm tin vào giới lãnh đạo chính trị, đám đông biểu tình, bao gồm sinh viên, các tổ chức dân sự và đảng phái, sẽ mở rộng quy mô và gia tăng áp lực chừng nào mục tiêu của họ được đáp ứng. Hàn Quốc cũng không phải là quốc gia xa lạ mà ở đó các cuộc biểu tình chính trị đã dẫn tới sự sụp đổ của các nhà lãnh đạo cầm quyền. Gần đây nhất là cuộc biểu tình thắp nến vào năm 2017 đã dẫn tới sự ra đi của Tổng thống Park Geun-hye.
Ở bên kia chiến tuyến, lãnh đạo PPP Han Dong-hoon cho biết sẽ thuyết phục tổng thống “ra đi trong trật tự” (orderly resignation) để “giảm thiểu sự nhầm lẫn” (minimize confusion), cũng như “giải quyết tình hình chính trị và khôi phục nền dân chủ tự do”. Dù có thiện chí giải quyết tình hình và khéo léo tránh đề cập đến sự kiện thiết quân luật vừa qua nhưng đề xuất của PPP chắc chắn không thể xoa dịu được phe đối lập và người dân Hàn Quốc.
Cụ thể, người đứng đầu PPP sẽ thuyết phục tổng thống ra sao, và việc liệu ông có thành công hay không là những câu hỏi chưa có câu trả lời. Trên hết, tuyên bố của ông Han dường như là động thái “câu giờ” trong bối cảnh đảng cầm quyền đang lúng túng ứng phó với DP và làn sóng tức giận của người dân nước này. Đây rõ ràng cũng không phải là một lời giải thích hợp lý hay một đáp án cho tình thế hỗn loạn trong chính trường Hàn Quốc.
Hơn hết, PPP khó mà trì hoãn được lâu để bảo vệ danh tiếng của mình. Bởi lẽ, đảng cầm quyền đối diện với nguy cơ sụt giảm uy tín trầm trọng và khiến sự phẫn nộ của công chúng gia tăng nếu họ không tìm được lời giải cho sự ra đi của Tổng thống Yoon.
Sâu xa hơn, việc PPP quyết tâm phản đối việc luận tội Yoon không hẳn là vì đảng này ủng hộ Tổng thống đương nhiệm, mà chủ yếu là vì các thành viên của đảng lo sợ mất chức tổng thống vào tay những người theo chủ nghĩa tự do thuộc DP. Đơn cử, nghị sĩ Kim Sang-wook của PPP, người duy nhất bỏ phiếu chống luận tội Tổng thống Yoon vào cuối tuần qua, giải thích rằng hành động của ông là dựa vào lập trường của đảng cầm quyền nhằm ngăn phe đối lập tự do có cơ hội gia tăng quyền lực.
Chưa hết, Tổng thống Yoon đang phải đối mặt với ít nhất ba cuộc điều tra pháp lý từ phía cảnh sát, công tố viên và cơ quan chức năng chống tham nhũng với các cáo buộc phản quốc, bạo loạn và lạm dụng quyền lực. Dù thoát khỏi luận tội nhờ tập hợp sự ủng hộ của đảng cầm quyền, Tổng thống Yoon khó mà “yên ổn” trong phần nhiệm kỳ còn lại, và sẽ bị giới hạn tối đa khả năng thực thi quyền lực với tư cách là một nguyên thủ quốc gia và thống lĩnh lực lượng vũ trang.
Tình hình không khá hơn là mấy khi Kim Joon-hyung, một nhà lập pháp thuộc Đảng Tái thiết Hàn Quốc (Rebuilding Korea Party), cho biết tương lai của tổng thống là mù mịt vì ông khó mà có thể tại vị cho đến hết nhiệm kỳ. Kim thẳng thắn bày tỏ: “Ông ấy [Tổng thống Yoon Suk-yeol] từ chức hoặc bị luận tội càng sớm thì càng tốt cho đất nước chúng ta”.
Các tờ báo bảo thủ lớn nhất của Hàn Quốc thậm chí đã thúc giục tổng thống thành lập một chính phủ liên minh với phe đối lập hoặc đề xuất cải cách hiến pháp để rút ngắn nhiệm kỳ năm năm của ông. Tuy nhiên, khó có khả năng chính quyền Yoon Suk-yeol chấp nhận nhượng bộ trong lúc mâu thuẫn giữa Yoon với đảng đối lập ngày càng dâng cao.
Áp lực đang đè lên đôi vai tổng thống Hàn Quốc còn đến từ sự lao dốc và tương lai bấp bênh của nền kinh tế Hàn Quốc. Sau khi Tổng thống Yoon miễn cưỡng huỷ bỏ lệnh thiết quân luật, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Những rối ren bên trong quốc gia đang đe dọa huỷ hoại danh tiếng của quốc gia châu Á với câu chuyện thành công và gây cảm hứng về con đường đấu tranh bền bỉ cho các giá trị dân chủ. Nghiêm trọng là khủng hoảng đang làm chậm chi tiêu của người dân và có khả năng làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc.
Giờ đây, tương lai của Tổng thống Yoon là khá mờ mịt khi sự ủng hộ của ông đang ngày càng giảm và sức ép từ công chúng và PPP lại quá lớn. Mặc dù sống sót sau nỗ lực luận tội, ông Yoon khó có thể thực hiện bất kỳ hoạt động chính phủ quan trọng nào hoặc đại diện cho đất nước sau lệnh thiết quan luật gây tranh cãi và bị hầu hết mọi người lên án. Hơn nữa, phe đối lập vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực luận tội trong thời gian tới, thậm chí là có thể tìm kiếm sự ủng hộ của các thành viên PPP. Lúc này, “từ chức” như một giải pháp rút lui trong danh dự là khả dĩ để cứu vãn sự nghiệp chính trị đầy tranh cãi của Tổng thống Yoon.
Còn nhiều việc phải làm
Dù tương lai chính trị của Tổng thống Yoon sẽ về đâu – bị luận tội, sẽ từ chức, hay vẫn tại vị với sự ủng hộ ở mức thấp lịch sử và phải chống chọi với phe đối lập (hoặc tệ hơn là với một kịch bản bị ám sát như cố Tổng thống Park Chung-hee vào năm 1979) – thì có những vấn đề quan trọng và căn bản cần được chú ý.
Đó là những chiến thắng về dân chủ của Hàn Quốc trong suốt chiều dài lịch sử không phải là sự bảo chứng cho tương lai vững mạnh của nền dân chủ. Sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ đã đưa Hàn Quốc vươn lên thành một trong bốn con hổ châu Á (Asian Tiger) với sự tăng trưởng chưa từng có cũng không thể là cơ sở để khẳng định rằng nền dân chủ của quốc gia này là kiên cố. Trên hết, sự kiện Yoon áp đặt thiết quân luật và những hỗn loạn về chính trị - xã hội đang diễn ra, với diễn biến mới nhất là nỗ lực luận tội của phe đối lập, cho thấy Hàn Quốc – thường được ca ngợi là một thành trì (beacon) của nền dân chủ châu Á – vẫn còn nhiều việc phải làm để thật sự trở thành một xã hội dân chủ tiên tiến.
“Sống sót”
Đề xuất luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol vào thứ 7 tuần trước đã thất bại khi Đảng Sức mạnh Nhân dân (PPP) cầm quyền đã tẩy chay cuộc bỏ phiếu. Nỗ lực luận tội của Đảng Dân chủ (DP) đối lập đã không thể mang lại chiến thắng cho những người bất mãn với tổng thống đương nhiệm. Trong tổng cộng 195/300 nghị sĩ tham gia bỏ biếu, chỉ có 194 phiếu đồng ý luận tội, thấp hơn 200 phiếu cần thiết để luận tội Yoon sau khi ông tuyên bố ban bố thiết quân luật trong một động thái có phần tuyệt vọng (và cả “sai lầm”) nhằm thoát khỏi các áp lực chính trị từ phe đối lập.
Với giới quan sát, việc luận tội đương kim tổng thống Hàn Quốc có thể gây bất ngờ. Tuy nhiên, người dân quốc gia này có lẽ không xa lạ gì với xáo trộn chính trị nội bộ này. Tại quốc gia Đông Bắc Á, có đến hai nguyên thủ quốc gia trước đó đã bị luận tội kể từ đầu thế kỷ là Roh Moo-hyun (năm 2004) và Park Geun-hye (năm 2016).
“Bấp bênh”
Tuy may mắn “sống sót” trước nỗ lực luận tội của phe đối lập vừa qua, Tổng thống Yoon Suk-yeol có thể chứng kiến áp lực lớn hơn trong những ngày tới. Sự nghiệp chính trị của ông hiện giờ có thể được ví như “chỉ mành treo chuông”. Trớ trêu thay, áp lực này không chỉ đến từ PPP mà còn cả DP, thêm vào đó là từ người dân Hàn Quốc và truyền thông trong nước.
DP không từ bỏ quyết tâm sau thất bại tạm thời. Lãnh đạo đảng này là Lee Jae-myung cho biết sẽ tiếp tục các nỗ lực luận tội để chống lại các hành động lạm quyền của tổng thống. Ông Lee có lý do để kiên trì, đặc biệt là khi một số nhà lập pháp PPP có thể tham gia vào nỗ lực luận tội Yoon nếu áp lực từ công chúng tiếp tục dâng cao và các hành động của tổng thống Yoon trở nên quá khích. Park Chan-dae, thành viên cao cấp của DP tại quốc hội, tuyên bố sẽ chuẩn bị để tiếp tục luận tội ông Yoon vào thứ 7 hàng tuần. Ông Park cũng khẳng định: “Chúng tôi chắc chắn sẽ đưa đất nước trở lại bình thường trước ngày Giáng sinh hoặc cuối năm”.
Thực tế, quyết tâm của DP đang được tiếp thêm sức mạnh với sức ảnh hưởng lớn lao của công chúng Hàn Quốc – những người đang bất mãn gay gắt với Tổng thống và lo lắng về khả năng người đứng đầu nhánh hành pháp tiếp tục lạm quyền. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy có đến 73,6% người dân Hàn Quốc ủng hộ việc luận tội tổng thống.
Hàng chục ngàn người biểu tình, bất chấp giá lạnh, đang gây áp lực lên chính phủ bằng cách hô vang các khẩu hiệu kêu gọi tổng thống từ chức và buộc đảng của Yoon phải bỏ phiếu luận tội ông. Cuộc biến động cũng thu hút một bộ phận lớn công chúng Hàn Quốc xuống đường, với những người biểu tình trẻ tuổi sánh vai cùng một số người thuộc thế hệ lớn hơn đã bất chấp sự đàn áp của quân đội để giúp mở ra nền dân chủ cho đất nước này vào bốn thập kỷ trước, dưới chính quyền độc tài quân sự Chung Doo-hwan. Mỗi đêm đều có những cuộc biểu tình lớn, khi đám đông tức giận thắp nến cầu nguyện, nhảy múa, và diễu hành khắp thành phố trong tiếng nhạc và lời kêu gọi. Đối với người dân Hàn Quốc, việc lạm quyền trong một quốc gia dân chủ đơn giản là không thể chấp nhận được.
Ngoài ra, sự phẫn nộ của công chúng cũng bắt nguồn từ việc Tổng thống Yoon phản bội lại niềm tin mà họ đặt vào ông qua cuộc bầu cử tổng thống năm 2022. Là một cựu công tố viên nổi tiếng từng “bắt nhốt” hai cựu tổng thống là Lee Myung-bak và Park Geun-hye, Yoon rõ ràng đã từng là niềm hy vọng của người dân giữa một nền chính trị Hàn Quốc “thối nát” và tràn lan tham nhũng, đặc quyền, và bất bình đẳng. Nhưng sự việc thiết quân luật vừa qua là một sự phản bội không thể tha thứ đối với người dân Hàn Quốc, dù là phía bảo thủ hay cấp tiến, về những nguyên tắc dân chủ mà họ tôn trọng và gìn giữ.
Nếu cuộc khủng hoảng chính trị hiện tại ở Hàn Quốc đi vào bế tắc thì “sự kiên nhẫn” của người dân sẽ không còn; và tất yếu họ sẽ không ngừng đổ ra đường để yêu cầu Tổng thống Yoon ngay lập tức bị luận tội và cách chức. Bị thôi thúc bởi sự lo sợ từ một tổng thống sẵn sàng dùng giải pháp phi quân sự, sự căm phẫn do cuộc khủng hoảng tác động tới đời sống, và sự mất niềm tin vào giới lãnh đạo chính trị, đám đông biểu tình, bao gồm sinh viên, các tổ chức dân sự và đảng phái, sẽ mở rộng quy mô và gia tăng áp lực chừng nào mục tiêu của họ được đáp ứng. Hàn Quốc cũng không phải là quốc gia xa lạ mà ở đó các cuộc biểu tình chính trị đã dẫn tới sự sụp đổ của các nhà lãnh đạo cầm quyền. Gần đây nhất là cuộc biểu tình thắp nến vào năm 2017 đã dẫn tới sự ra đi của Tổng thống Park Geun-hye.
Ở bên kia chiến tuyến, lãnh đạo PPP Han Dong-hoon cho biết sẽ thuyết phục tổng thống “ra đi trong trật tự” (orderly resignation) để “giảm thiểu sự nhầm lẫn” (minimize confusion), cũng như “giải quyết tình hình chính trị và khôi phục nền dân chủ tự do”. Dù có thiện chí giải quyết tình hình và khéo léo tránh đề cập đến sự kiện thiết quân luật vừa qua nhưng đề xuất của PPP chắc chắn không thể xoa dịu được phe đối lập và người dân Hàn Quốc.
Cụ thể, người đứng đầu PPP sẽ thuyết phục tổng thống ra sao, và việc liệu ông có thành công hay không là những câu hỏi chưa có câu trả lời. Trên hết, tuyên bố của ông Han dường như là động thái “câu giờ” trong bối cảnh đảng cầm quyền đang lúng túng ứng phó với DP và làn sóng tức giận của người dân nước này. Đây rõ ràng cũng không phải là một lời giải thích hợp lý hay một đáp án cho tình thế hỗn loạn trong chính trường Hàn Quốc.
Hơn hết, PPP khó mà trì hoãn được lâu để bảo vệ danh tiếng của mình. Bởi lẽ, đảng cầm quyền đối diện với nguy cơ sụt giảm uy tín trầm trọng và khiến sự phẫn nộ của công chúng gia tăng nếu họ không tìm được lời giải cho sự ra đi của Tổng thống Yoon.
Sâu xa hơn, việc PPP quyết tâm phản đối việc luận tội Yoon không hẳn là vì đảng này ủng hộ Tổng thống đương nhiệm, mà chủ yếu là vì các thành viên của đảng lo sợ mất chức tổng thống vào tay những người theo chủ nghĩa tự do thuộc DP. Đơn cử, nghị sĩ Kim Sang-wook của PPP, người duy nhất bỏ phiếu chống luận tội Tổng thống Yoon vào cuối tuần qua, giải thích rằng hành động của ông là dựa vào lập trường của đảng cầm quyền nhằm ngăn phe đối lập tự do có cơ hội gia tăng quyền lực.
Chưa hết, Tổng thống Yoon đang phải đối mặt với ít nhất ba cuộc điều tra pháp lý từ phía cảnh sát, công tố viên và cơ quan chức năng chống tham nhũng với các cáo buộc phản quốc, bạo loạn và lạm dụng quyền lực. Dù thoát khỏi luận tội nhờ tập hợp sự ủng hộ của đảng cầm quyền, Tổng thống Yoon khó mà “yên ổn” trong phần nhiệm kỳ còn lại, và sẽ bị giới hạn tối đa khả năng thực thi quyền lực với tư cách là một nguyên thủ quốc gia và thống lĩnh lực lượng vũ trang.
Tình hình không khá hơn là mấy khi Kim Joon-hyung, một nhà lập pháp thuộc Đảng Tái thiết Hàn Quốc (Rebuilding Korea Party), cho biết tương lai của tổng thống là mù mịt vì ông khó mà có thể tại vị cho đến hết nhiệm kỳ. Kim thẳng thắn bày tỏ: “Ông ấy [Tổng thống Yoon Suk-yeol] từ chức hoặc bị luận tội càng sớm thì càng tốt cho đất nước chúng ta”.
Các tờ báo bảo thủ lớn nhất của Hàn Quốc thậm chí đã thúc giục tổng thống thành lập một chính phủ liên minh với phe đối lập hoặc đề xuất cải cách hiến pháp để rút ngắn nhiệm kỳ năm năm của ông. Tuy nhiên, khó có khả năng chính quyền Yoon Suk-yeol chấp nhận nhượng bộ trong lúc mâu thuẫn giữa Yoon với đảng đối lập ngày càng dâng cao.
Áp lực đang đè lên đôi vai tổng thống Hàn Quốc còn đến từ sự lao dốc và tương lai bấp bênh của nền kinh tế Hàn Quốc. Sau khi Tổng thống Yoon miễn cưỡng huỷ bỏ lệnh thiết quân luật, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Những rối ren bên trong quốc gia đang đe dọa huỷ hoại danh tiếng của quốc gia châu Á với câu chuyện thành công và gây cảm hứng về con đường đấu tranh bền bỉ cho các giá trị dân chủ. Nghiêm trọng là khủng hoảng đang làm chậm chi tiêu của người dân và có khả năng làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc.
Giờ đây, tương lai của Tổng thống Yoon là khá mờ mịt khi sự ủng hộ của ông đang ngày càng giảm và sức ép từ công chúng và PPP lại quá lớn. Mặc dù sống sót sau nỗ lực luận tội, ông Yoon khó có thể thực hiện bất kỳ hoạt động chính phủ quan trọng nào hoặc đại diện cho đất nước sau lệnh thiết quan luật gây tranh cãi và bị hầu hết mọi người lên án. Hơn nữa, phe đối lập vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực luận tội trong thời gian tới, thậm chí là có thể tìm kiếm sự ủng hộ của các thành viên PPP. Lúc này, “từ chức” như một giải pháp rút lui trong danh dự là khả dĩ để cứu vãn sự nghiệp chính trị đầy tranh cãi của Tổng thống Yoon.
Còn nhiều việc phải làm
Dù tương lai chính trị của Tổng thống Yoon sẽ về đâu – bị luận tội, sẽ từ chức, hay vẫn tại vị với sự ủng hộ ở mức thấp lịch sử và phải chống chọi với phe đối lập (hoặc tệ hơn là với một kịch bản bị ám sát như cố Tổng thống Park Chung-hee vào năm 1979) – thì có những vấn đề quan trọng và căn bản cần được chú ý.
Đó là những chiến thắng về dân chủ của Hàn Quốc trong suốt chiều dài lịch sử không phải là sự bảo chứng cho tương lai vững mạnh của nền dân chủ. Sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ đã đưa Hàn Quốc vươn lên thành một trong bốn con hổ châu Á (Asian Tiger) với sự tăng trưởng chưa từng có cũng không thể là cơ sở để khẳng định rằng nền dân chủ của quốc gia này là kiên cố. Trên hết, sự kiện Yoon áp đặt thiết quân luật và những hỗn loạn về chính trị - xã hội đang diễn ra, với diễn biến mới nhất là nỗ lực luận tội của phe đối lập, cho thấy Hàn Quốc – thường được ca ngợi là một thành trì (beacon) của nền dân chủ châu Á – vẫn còn nhiều việc phải làm để thật sự trở thành một xã hội dân chủ tiên tiến.
Từ khoá: Tổng thống Hàn Quốc luận tội tổng thống Hàn Quốc thiết quân luật Tổng thống Yoon Suk-yeol