Hướng tới tương lai bền vững cho ngành năng lượng Việt Nam
Chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của công chúng trong và ngoài nước. Các thách thức về năng lượng, bao gồm nhu cầu tăng trưởng nhanh chóng và ô nhiễm môi trường, vừa là thách thức, vừa là “lực đẩy” để chính phủ quyết tâm hơn trong việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu ngành năng lượng.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất trong khu vực, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý II năm 2023 ước tính tăng 4,14% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ năng lượng để đáp ứng quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, than vẫn là nguồn năng lượng chính, chiếm gần một nửa tổng sản lượng năng lượng của cả nước với 41,6%, theo sau là thủy điện và khí tự nhiên lần lượt là 37,7% và 18,8%.
Tuy nhiên, một lượng lớn phát thải như tro bụi, khí thải và chất thải rắn từ các nhà máy điện than gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Trong khi đó, thế giới đang hướng tới loại bỏ nhiên liệu hóa thạch để ứng phó với biến đổi khí hậu, nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thay thế như năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Để theo kịp xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu và đảm bảo nguồn cung năng lượng trong nước, Việt Nam đang chuyển đổi lĩnh vực năng lượng theo hướng xanh, bền vững.
Lợi ích từ chuyển đổi cơ cấu năng lượng
Tại Việt Nam, ngành năng lượng đang chú trọng đa dạng hóa và tái tạo nguồn năng lượng để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Việt Nam là một trong những quốc gia cam kết mạnh mẽ thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable Development Goals) của Liên Hợp Quốc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh “chuyển đổi năng lượng là quá trình tất yếu, khách quan, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững và mang tính chất toàn cầu mà không quốc gia nào đứng ngoài cuộc”. Năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP về phát triển bền vững, bao gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Trong đó, chuyển đổi cơ cấu ngành năng lượng đáp ứng mục tiêu số 7 của Nghị quyết về sử dụng năng lượng bền vững, đáng tin cậy với giá cả hợp lý.
Bên cạnh đó, chuyển dịch năng lượng khỏi nhiên liệu hóa thạch đáp ứng mục tiêu tăng cường khả năng chống lại vấn đề ấm lên toàn cầu vào năm 2050 và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Chuyển đổi cơ cấu ngành năng lượng thúc đẩy các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ tác động của các vấn đề môi trường, nhất là khi Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan. Theo Chỉ số rủi ro Khí hậu toàn cầu 2021 (Global Climate Risk Index 2021), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 38 trên thế giới, căn cứ theo Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2019 và thứ 13 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (giai đoạn 2000 - 2019).
Do nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch tăng cao trong giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp, một lượng lớn khí nhà kính (chủ yếu là khí CO2) được thải ra môi trường dẫn tới nhiệt độ toàn cầu nóng lên, nước biển dâng và hàng loạt các hiện tượng khí hậu cực đoan khác. Những biến đổi này tác động tiêu cực tới mục tiêu phát triển bền vững quốc gia, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên, kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc cung ứng và nhu cầu năng lượng trong nước. Cụ thể, đối với việc cung ứng năng lượng, những thay đổi về nhiệt độ sẽ ảnh hưởng lên hiệu suất phát điện của nhà máy nhiệt điện. Trong khi đó, nhiệt độ nóng lên làm tăng nhu cầu sử dụng năng lượng để điều hòa không khí.
Vào tháng 11/2021, tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP26) diễn ra tại Glasgow (Anh), Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ba thông điệp quan trọng về đoàn kết toàn cầu để ứng phó với biến đổi khí hậu. Đáng chú ý, tại hội nghị, Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050. Hiện thực hóa mục tiêu này là “thách thức” đối với Việt Nam và đòi hỏi nỗ lực từ nhiều phía. Tuy nhiên, cam kết “Net Zero” là cơ hội để Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng khỏi điện than có phát thải cao sang phát triển hệ thống năng lượng sạch, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt điện năng.
Ngành năng lượng tại Việt Nam vốn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu dầu thô và than, do đó, dễ tổn thương trước những biến động chính trị toàn cầu. Sau tác động của đại dịch COVID-19, chiến tranh Nga - Ukraine một lần nữa làm xáo trộn và gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngành công nghiệp năng lượng chịu nhiều rủi ro như khan hiếm nguồn cung năng lượng, chi phí vận chuyển bị đẩy lên cao do giá năng lượng tăng vọt. Việc chuyển hướng khỏi nhiên liệu hóa thạch sang các năng lượng tái tạo là giải pháp tất yếu giúp Việt Nam tự chủ về nguồn cung năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nhằm giảm thiểu các rủi ro trong tương lai.
Hơn nữa, quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam cũng được thúc đẩy bởi nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cũng như mối quan tâm về an ninh năng lượng. Nhu cầu điện của Việt Nam đang tăng với tốc độ trung bình 10% mỗi năm, và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục. Vì vậy, đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo sẽ giúp đa dạng hóa nguồn năng lượng quốc gia và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu.
Quá trình chuyển đổi và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo mở ra nhiều cơ hội việc làm và giảm chi phí năng lượng, đặc biệt là ở nông thôn - nơi có nhiều dự án năng lượng tái tạo. Theo Báo cáo thường niên về Năng lượng tái tạo và việc làm năm 2022 (Renewable energy and Jobs: Annual review 2022) của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), việc làm trên toàn thế giới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo vào năm 2021 tăng 12 triệu việc làm so với năm trước đó. Ngoài ra, con số này có thể tăng lên 139 triệu vào năm 2030. Trong đó, thủy điện và điện gió của Việt Nam có tỷ lệ việc làm cao nhất, đứng thứ 5 trên thế giới trong nhiều năm liền (2015 - 2017; 2020 - 2021).
Bên cạnh đó, năng lượng tái tạo giúp giảm chi phí năng lượng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, vì các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió có chi phí vận hành thấp và không chịu biến động bởi giá nhiên liệu. Không những vậy, nó đồng thời tạo ra các ngành công nghiệp có giá trị liên quan như ngành sản xuất tấm năng lượng mặt trời, chuỗi cung ứng tua bin gió…
Quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam
Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tự nhiên với đường bờ biển dài 3.260 km, sở hữu tiềm năng to lớn về nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, sinh khối. Trên tinh thần cố gắng nâng cao nguồn lực trong nước, tìm kiếm và tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, Chính phủ đang từng bước đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu ngành năng lượng.
Nhằm hỗ trợ việc chuyển đổi sang năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, quy định về phát triển năng lượng và hỗ trợ việc chuyển đổi. Vào tháng 2/2020, Bộ Chính trị ban hành “Nghị quyết 55-NQ/TW về Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Các chuyên gia nhận định Nghị quyết 55 có nhiều chính sách phát triển năng lượng bền vững mang tính đột phá, các cơ chế và chính sách đặc thù được bổ sung, điều chỉnh cho một số dự án năng lượng quan trọng. Đáng chú ý là khuyến khích sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân vào lĩnh vực phát triển năng lượng.
Trong Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng cơ cấu năng lượng lên 15 - 20% vào năm 2030, và khoảng 80 - 85% năm 2050. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam đang thực hiện các bước để chuyển hướng khỏi nhiệt điện than, chú trọng đầu tư vào năng lượng mặt trời, gió và thủy điện, và thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo “Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, đến năm 2030 Chính phủ sẽ không phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện than mới, từng bước loại bỏ các nhà máy đã hoạt động nhiều năm, công nghệ lạc hậu. Cụ thể, những nhà máy vận hành trên 40 năm không thể thực hiện chuyển đổi nhiên liệu sẽ buộc phải dừng hoạt động, những nhà máy dưới 20 năm được định hướng chuyển đổi sang sinh khối và amoniac khi giá thành phù hợp.
Chính phủ cũng đã thực hiện một số chính sách khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo, bao gồm ưu đãi về thuế, ưu đãi biểu giá và đơn giản hóa thủ tục phê duyệt dự án. Cam kết của chính phủ trong việc tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cơ cấu năng lượng, cùng với nhiều chính sách và ưu đãi khác nhau, dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo trong những năm tới.
Những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể hướng tới phát triển một hệ thống năng lượng bền vững hơn. Một trong những động lực chính của tiến trình này là nỗ lực tìm kiếm hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng. Việt Nam là một mảnh ghép trong tương lai bền vững, do đó quốc gia này cần công nghệ và đầu tư nước ngoài để giảm sự phụ thuộc vào than đá. Việt Nam hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế như Na Uy, Phần Lan, Đức, Australia, Nhật Bản, Singapore… để phát triển các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt trong lĩnh vực điện gió và điện mặt trời. Việt Nam cũng khám phá việc sử dụng các công nghệ mới để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang hệ thống năng lượng bền vững hơn, chẳng hạn như hệ thống lưu trữ năng lượng và lưới điện thông minh. Việc tập trung vào các giải pháp sáng tạo là chìa khóa để đảm bảo quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam, vừa tiết kiệm chi phí vừa bền vững trong dài hạn.
Cơ cấu năng lượng của Việt Nam đang thay đổi, với năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo phát triển nhanh nhất, tiếp theo là năng lượng gió và thủy điện. Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất và dẫn đầu về quang điện (PV) tại Đông Nam Á, với công suất điện mặt trời đạt 16.506MW (khoảng 21,2%) trong tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống tính đến cuối năm 2022. Điều này phần lớn là do một số dự án điện mặt trời quy mô lớn đã hoàn thành, chẳng hạn như các nhà máy điện mặt trời tại Ninh Thuận, Phú Yên. Bên cạnh điện mặt trời, Việt Nam cũng đạt được nhiều tiến bộ trong lĩnh vực điện gió, với công suất điện gió khoảng 4.000MW (chiếm 5,1%). Trong giai đoạn 2016 - 2020, năng lượng tái tạo đã tăng 484%. Trong 7 tháng đầu năm 2023, năng lượng tái tạo đạt 22,11 tỷ kWh, chiếm 13,8% tổng lượng điện sản xuất. Nỗ lực phát triển các dự án năng lượng tái tạo của Việt Nam đã và đang cho thấy một số kết quả tích cực.
Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức mà Việt Nam cần khắc phục trong quá trình chuyển đổi năng lượng, bao gồm khó khăn về mặt tài chính, chuyên môn kỹ thuật về năng lượng tái tạo, giải quyết các hạn chế về cơ sở hạ tầng khiến hạn chế việc tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện, thiếu hành lang pháp lý như Luật Năng lượng tái tạo... Nhu cầu năng lượng của đất nước dự kiến sẽ tăng nhanh trong những năm tới và có những lo ngại về sự ổn định của lưới điện khi các nguồn năng lượng tái tạo không liên tục được thêm vào. Nhưng cam kết của Việt Nam đối với năng lượng tái tạo cũng như sự tăng trưởng của ngành, nhiều chính sách và ưu đãi khác nhau, cũng như nỗ lực hợp tác với các đối tác quốc tế là những dấu hiệu đáng khích lệ cho thấy quốc gia này sẽ sớm giải quyết các rào cản.
Nhìn chung, chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam không chỉ có lợi cho môi trường, mà còn giúp giảm chi phí năng lượng, tạo ra lợi ích kinh tế và tăng tính cạnh tranh của đất nước. Do đó, cần có sự hợp tác giữa chính phủ, các doanh nghiệp, và cộng đồng để đạt được mục tiêu này. Với tham vọng về tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu sản xuất điện và tập trung vào các giải pháp sáng tạo, Việt Nam có nhiều thuận lợi để đạt được những tiến bộ mới, hướng tới một tương lai bền vững hơn.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất trong khu vực, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý II năm 2023 ước tính tăng 4,14% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ năng lượng để đáp ứng quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, than vẫn là nguồn năng lượng chính, chiếm gần một nửa tổng sản lượng năng lượng của cả nước với 41,6%, theo sau là thủy điện và khí tự nhiên lần lượt là 37,7% và 18,8%.
Tuy nhiên, một lượng lớn phát thải như tro bụi, khí thải và chất thải rắn từ các nhà máy điện than gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Trong khi đó, thế giới đang hướng tới loại bỏ nhiên liệu hóa thạch để ứng phó với biến đổi khí hậu, nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thay thế như năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Để theo kịp xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu và đảm bảo nguồn cung năng lượng trong nước, Việt Nam đang chuyển đổi lĩnh vực năng lượng theo hướng xanh, bền vững.
Lợi ích từ chuyển đổi cơ cấu năng lượng
Tại Việt Nam, ngành năng lượng đang chú trọng đa dạng hóa và tái tạo nguồn năng lượng để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Việt Nam là một trong những quốc gia cam kết mạnh mẽ thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable Development Goals) của Liên Hợp Quốc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh “chuyển đổi năng lượng là quá trình tất yếu, khách quan, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững và mang tính chất toàn cầu mà không quốc gia nào đứng ngoài cuộc”. Năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP về phát triển bền vững, bao gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Trong đó, chuyển đổi cơ cấu ngành năng lượng đáp ứng mục tiêu số 7 của Nghị quyết về sử dụng năng lượng bền vững, đáng tin cậy với giá cả hợp lý.
Bên cạnh đó, chuyển dịch năng lượng khỏi nhiên liệu hóa thạch đáp ứng mục tiêu tăng cường khả năng chống lại vấn đề ấm lên toàn cầu vào năm 2050 và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Chuyển đổi cơ cấu ngành năng lượng thúc đẩy các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ tác động của các vấn đề môi trường, nhất là khi Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan. Theo Chỉ số rủi ro Khí hậu toàn cầu 2021 (Global Climate Risk Index 2021), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 38 trên thế giới, căn cứ theo Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2019 và thứ 13 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (giai đoạn 2000 - 2019).
Do nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch tăng cao trong giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp, một lượng lớn khí nhà kính (chủ yếu là khí CO2) được thải ra môi trường dẫn tới nhiệt độ toàn cầu nóng lên, nước biển dâng và hàng loạt các hiện tượng khí hậu cực đoan khác. Những biến đổi này tác động tiêu cực tới mục tiêu phát triển bền vững quốc gia, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên, kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc cung ứng và nhu cầu năng lượng trong nước. Cụ thể, đối với việc cung ứng năng lượng, những thay đổi về nhiệt độ sẽ ảnh hưởng lên hiệu suất phát điện của nhà máy nhiệt điện. Trong khi đó, nhiệt độ nóng lên làm tăng nhu cầu sử dụng năng lượng để điều hòa không khí.
Vào tháng 11/2021, tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP26) diễn ra tại Glasgow (Anh), Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ba thông điệp quan trọng về đoàn kết toàn cầu để ứng phó với biến đổi khí hậu. Đáng chú ý, tại hội nghị, Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050. Hiện thực hóa mục tiêu này là “thách thức” đối với Việt Nam và đòi hỏi nỗ lực từ nhiều phía. Tuy nhiên, cam kết “Net Zero” là cơ hội để Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng khỏi điện than có phát thải cao sang phát triển hệ thống năng lượng sạch, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt điện năng.
Ngành năng lượng tại Việt Nam vốn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu dầu thô và than, do đó, dễ tổn thương trước những biến động chính trị toàn cầu. Sau tác động của đại dịch COVID-19, chiến tranh Nga - Ukraine một lần nữa làm xáo trộn và gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngành công nghiệp năng lượng chịu nhiều rủi ro như khan hiếm nguồn cung năng lượng, chi phí vận chuyển bị đẩy lên cao do giá năng lượng tăng vọt. Việc chuyển hướng khỏi nhiên liệu hóa thạch sang các năng lượng tái tạo là giải pháp tất yếu giúp Việt Nam tự chủ về nguồn cung năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nhằm giảm thiểu các rủi ro trong tương lai.
Hơn nữa, quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam cũng được thúc đẩy bởi nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cũng như mối quan tâm về an ninh năng lượng. Nhu cầu điện của Việt Nam đang tăng với tốc độ trung bình 10% mỗi năm, và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục. Vì vậy, đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo sẽ giúp đa dạng hóa nguồn năng lượng quốc gia và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu.
Quá trình chuyển đổi và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo mở ra nhiều cơ hội việc làm và giảm chi phí năng lượng, đặc biệt là ở nông thôn - nơi có nhiều dự án năng lượng tái tạo. Theo Báo cáo thường niên về Năng lượng tái tạo và việc làm năm 2022 (Renewable energy and Jobs: Annual review 2022) của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), việc làm trên toàn thế giới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo vào năm 2021 tăng 12 triệu việc làm so với năm trước đó. Ngoài ra, con số này có thể tăng lên 139 triệu vào năm 2030. Trong đó, thủy điện và điện gió của Việt Nam có tỷ lệ việc làm cao nhất, đứng thứ 5 trên thế giới trong nhiều năm liền (2015 - 2017; 2020 - 2021).
Bên cạnh đó, năng lượng tái tạo giúp giảm chi phí năng lượng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, vì các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió có chi phí vận hành thấp và không chịu biến động bởi giá nhiên liệu. Không những vậy, nó đồng thời tạo ra các ngành công nghiệp có giá trị liên quan như ngành sản xuất tấm năng lượng mặt trời, chuỗi cung ứng tua bin gió…
Quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam
Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tự nhiên với đường bờ biển dài 3.260 km, sở hữu tiềm năng to lớn về nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, sinh khối. Trên tinh thần cố gắng nâng cao nguồn lực trong nước, tìm kiếm và tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, Chính phủ đang từng bước đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu ngành năng lượng.
Nhằm hỗ trợ việc chuyển đổi sang năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, quy định về phát triển năng lượng và hỗ trợ việc chuyển đổi. Vào tháng 2/2020, Bộ Chính trị ban hành “Nghị quyết 55-NQ/TW về Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Các chuyên gia nhận định Nghị quyết 55 có nhiều chính sách phát triển năng lượng bền vững mang tính đột phá, các cơ chế và chính sách đặc thù được bổ sung, điều chỉnh cho một số dự án năng lượng quan trọng. Đáng chú ý là khuyến khích sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân vào lĩnh vực phát triển năng lượng.
Trong Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng cơ cấu năng lượng lên 15 - 20% vào năm 2030, và khoảng 80 - 85% năm 2050. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam đang thực hiện các bước để chuyển hướng khỏi nhiệt điện than, chú trọng đầu tư vào năng lượng mặt trời, gió và thủy điện, và thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo “Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, đến năm 2030 Chính phủ sẽ không phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện than mới, từng bước loại bỏ các nhà máy đã hoạt động nhiều năm, công nghệ lạc hậu. Cụ thể, những nhà máy vận hành trên 40 năm không thể thực hiện chuyển đổi nhiên liệu sẽ buộc phải dừng hoạt động, những nhà máy dưới 20 năm được định hướng chuyển đổi sang sinh khối và amoniac khi giá thành phù hợp.
Chính phủ cũng đã thực hiện một số chính sách khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo, bao gồm ưu đãi về thuế, ưu đãi biểu giá và đơn giản hóa thủ tục phê duyệt dự án. Cam kết của chính phủ trong việc tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cơ cấu năng lượng, cùng với nhiều chính sách và ưu đãi khác nhau, dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo trong những năm tới.
Những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể hướng tới phát triển một hệ thống năng lượng bền vững hơn. Một trong những động lực chính của tiến trình này là nỗ lực tìm kiếm hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng. Việt Nam là một mảnh ghép trong tương lai bền vững, do đó quốc gia này cần công nghệ và đầu tư nước ngoài để giảm sự phụ thuộc vào than đá. Việt Nam hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế như Na Uy, Phần Lan, Đức, Australia, Nhật Bản, Singapore… để phát triển các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt trong lĩnh vực điện gió và điện mặt trời. Việt Nam cũng khám phá việc sử dụng các công nghệ mới để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang hệ thống năng lượng bền vững hơn, chẳng hạn như hệ thống lưu trữ năng lượng và lưới điện thông minh. Việc tập trung vào các giải pháp sáng tạo là chìa khóa để đảm bảo quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam, vừa tiết kiệm chi phí vừa bền vững trong dài hạn.
Cơ cấu năng lượng của Việt Nam đang thay đổi, với năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo phát triển nhanh nhất, tiếp theo là năng lượng gió và thủy điện. Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất và dẫn đầu về quang điện (PV) tại Đông Nam Á, với công suất điện mặt trời đạt 16.506MW (khoảng 21,2%) trong tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống tính đến cuối năm 2022. Điều này phần lớn là do một số dự án điện mặt trời quy mô lớn đã hoàn thành, chẳng hạn như các nhà máy điện mặt trời tại Ninh Thuận, Phú Yên. Bên cạnh điện mặt trời, Việt Nam cũng đạt được nhiều tiến bộ trong lĩnh vực điện gió, với công suất điện gió khoảng 4.000MW (chiếm 5,1%). Trong giai đoạn 2016 - 2020, năng lượng tái tạo đã tăng 484%. Trong 7 tháng đầu năm 2023, năng lượng tái tạo đạt 22,11 tỷ kWh, chiếm 13,8% tổng lượng điện sản xuất. Nỗ lực phát triển các dự án năng lượng tái tạo của Việt Nam đã và đang cho thấy một số kết quả tích cực.
Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức mà Việt Nam cần khắc phục trong quá trình chuyển đổi năng lượng, bao gồm khó khăn về mặt tài chính, chuyên môn kỹ thuật về năng lượng tái tạo, giải quyết các hạn chế về cơ sở hạ tầng khiến hạn chế việc tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện, thiếu hành lang pháp lý như Luật Năng lượng tái tạo... Nhu cầu năng lượng của đất nước dự kiến sẽ tăng nhanh trong những năm tới và có những lo ngại về sự ổn định của lưới điện khi các nguồn năng lượng tái tạo không liên tục được thêm vào. Nhưng cam kết của Việt Nam đối với năng lượng tái tạo cũng như sự tăng trưởng của ngành, nhiều chính sách và ưu đãi khác nhau, cũng như nỗ lực hợp tác với các đối tác quốc tế là những dấu hiệu đáng khích lệ cho thấy quốc gia này sẽ sớm giải quyết các rào cản.
Nhìn chung, chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam không chỉ có lợi cho môi trường, mà còn giúp giảm chi phí năng lượng, tạo ra lợi ích kinh tế và tăng tính cạnh tranh của đất nước. Do đó, cần có sự hợp tác giữa chính phủ, các doanh nghiệp, và cộng đồng để đạt được mục tiêu này. Với tham vọng về tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu sản xuất điện và tập trung vào các giải pháp sáng tạo, Việt Nam có nhiều thuận lợi để đạt được những tiến bộ mới, hướng tới một tương lai bền vững hơn.
Từ khoá: chuyển đổi năng lượng chuyển đổi xanh phát triển bền vững biến đổi khí hậu năng lượng tái tạo Việt Nam