Kinh tế   16/08/2024

Kênh đào Funan Techo: Campuchia xích lại với Trung Quốc nhưng xa rời Việt Nam?

Dù hứa hẹn thúc đẩy quan hệ Campuchia - Trung Quốc, kênh đào Funan Techo vẫn không thôi gây nhiều băn khoăn cho Việt Nam.

Image
Quốc kỳ Campuchia được trình chiếu trong lễ khởi công kênh đào Funan Techo diễn ra vào vào ngày 5/8/2024 tại làng Prek Takeo, tỉnh Kandal - (C): Heng Sinith/AP

Vào ngày 5/8, lễ khởi công kênh đào Funan Techo - dưới sự chủ trì của Thủ tướng Hun Manet và Phu nhân Pich Chanmony – đã được tổ chức tại thôn Prek Takeo, xã Samrong Thom, huyện Kean Svay, tỉnh Kandal, cách trung tâm thủ đô Phnom Penh khoảng 35km. Địa điểm khởi công cũng là điểm khởi đầu của dự án.

Có lẽ không hẳn là “vô tình” khi buổi lễ được tổ chức trùng với ngày sinh nhật của Chủ tịch Thượng viện Hun Sen. Ông Hun Sen là người ủng hộ mạnh mẽ dự án này kể từ những ngày đầu. Trong một tuyên bố vào tháng 4, ông nhấn mạnh “Hãy yên tâm, kênh đào này không chỉ là niềm tự hào của quốc gia chúng ta mà còn là một dự án sinh lời cho người dân Campuchia”.

Đây không đơn thuần chỉ là sự kiện khởi công của một công trình cấp nhà nước. Campuchia xem sự kiện như ngày lễ mang tính quốc gia, quy tụ tới 10.000 người tham dự, và các tiếng chuông, tiếng cồng, tiếng trống đã cùng vang lên trên khắp cả nước vào đúng 9 giờ 9 phút sáng ngày 5/8. Bên cạnh đó, hai buổi hòa nhạc quy mô lớn đã được tổ chức, một buổi tại quận Koh Pich ở thủ đô Phnom Penh, và một buổi khác tại thị trấn Takhmao ở tỉnh Kandal. Chính quyền tỉnh Kandal cũng tổ chức các cuộc thi võ Kun Khmer, Bokator và các hình thức võ thuật khác để đánh dấu sự kiện khởi công này.  

Kênh Funan Techo dài 180km, sẽ nối dòng chảy Prek Takeo (thuộc huyện Kien Svay) với dòng chảy Prek Ta Ek (thuộc huyện Saang), sau đó nối đến dòng chảy Prek Ta Hing (huyện Kothom). Tất cả những địa điểm kể trên đều thuộc tỉnh Kandal và nằm trên phụ lưu của hệ thống sông Bassac (Việt Nam gọi là sông Hậu). Cuối cùng, con kênh nối lại vào dòng chảy Prek Takeo nằm trên địa hạt hai tỉnh Kampot và Kep.

Dự kiến con kênh sẽ rộng 100m ở thượng nguồn và 80m ở hạ lưu, có độ sâu 5,4m, và sẽ có hai làn đường vận chuyển để giúp các tàu thuyền di chuyển an toàn theo các hướng ngược nhau cùng một thời điểm. Theo thiết kế, Funan Techo có thể tiếp nhận tàu chở hàng lên tới 3.000 tấn vào mùa khô và 5.000 tấn vào mùa mưa.

Hợp tác “cùng có lợi” giữa Campuchia và Trung Quốc

Hồi tháng 10/2023, Campuchia đã ký thỏa thuận với Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc (China Road and Bridge Corporation – CRBC) để lựa chọn đơn vị này làm chủ thầu xây dựng kênh đào Funan Techo. Sau khi thỏa thuận được thông qua, các nhận định ban đầu được đưa ra là CRBC sẽ tài trợ toàn bộ việc xây dựng (tức nắm 100% cổ phần) và đổi lại nhận được quyền sử dụng, khai thác kênh đào trong khoảng 50 năm.

Tuy nhiên, theo xác nhận của Thủ tướng Hun Manet vào đầu tháng 6, kênh đào Funan Techo không còn là dự án hoàn toàn do nước ngoài sở hữu nữa, vì các doanh nghiệp Campuchia hiện nắm giữ 51% cổ phần, trong khi phần còn lại dành cho CRBC. Như vậy, trên danh nghĩa Phnom Penh là bên có quyền quyết định chính đối với dự án này, và do đó có thể chủ động hợp tác cùng có lợi với Bắc Kinh.

Thông qua sự hỗ trợ của Trung Quốc trong việc xây dựng con kênh này, Campuchia có thể giải quyết phần nào khủng hoảng thất nghiệp trong nước và kích thích tăng trưởng kinh tế. Theo đó, khi có sự xuất hiện của con kênh, các khu vực như Kep và Kampot sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn, kết nối tốt hơn với thủ đô Phnom Penh. Điều này có thể giúp tạo ra việc làm mới (hứa hẹn hơn 50.000 việc làm) và tăng doanh thu trong các lĩnh vực dịch vụ và khách sạn, từ đó giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế Campuchia vào xuất khẩu nông nghiệp và sản xuất truyền thống.

Đồng thời, con kênh có thể đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy của sông Mekong, vì thế giảm thiểu rủi ro lũ lụt và đảm bảo nguồn cung cấp nước đáng tin cậy hơn cho tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản, giúp ngành nông nghiệp Campuchia tạo ra năng suất cao hơn. Bên cạnh đó, các khu vực dọc theo chiều dài của kênh đào có thể mang lại các lợi ích như thành lập các khu thương mại và trung tâm hậu cần, phát triển các thành phố/khu vực vệ tinh mới, cũng như mở rộng các khu phát triển cho nông nghiệp, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Từ loạt lợi ích kể trên, Phó Thủ tướng Sun Chanthol tuyên bố kênh đào dự kiến ​​sẽ mang lại nguồn thu 88 triệu USD trong năm đầu tiên, và kể từ năm 2050 có thể kiếm được 570 triệu USD mỗi năm.

Hơn nữa, kênh Funan Techo hứa hẹn là chất xúc tác để Campuchia thu hút thêm đầu tư của Trung Quốc. Chẳng hạn, kênh đào có thể thúc đẩy việc hình thành thêm các đô thị mới, ổn định năng suất nông nghiệp, cũng như thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng. Các lợi ích này có thể tạo thêm sức hấp dẫn để hình thành các đặc khu kinh tế mới do Trung Quốc hậu thuẫn (như trường hợp của Sihanoukville). 

Cùng với đó, kênh đào sẽ kết nối trực tiếp với đặc khu Sihanoukville, nơi quy tụ phần lớn các công ty Trung Quốc lập nhà máy sản xuất, là trọng tâm đầu tư theo Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI), và là cơ sở xuất khẩu lớn nhất của Campuchia. Khi kênh đào hoàn thành, việc kết nối giao thương từ kênh Funan Techo với Sihanoukville sẽ còn trở nên thuận tiện hơn, qua đó giúp Campuchia xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn sang thị trường tỷ dân.

Triển vọng tăng cường xuất khẩu là rất cần thiết với Phnom Penh vì cho đến nay quốc gia Đông Nam Á này vẫn chịu mức thâm hụt lớn trong thương mại với Bắc Kinh. Trong nửa đầu năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 7,31 tỷ USD, nhưng hàng hóa xuất khẩu từ Campuchia sang Trung Quốc chỉ đạt 814,8 triệu USD, tức thâm hụt khoảng 5,69 tỷ USD.

Tuy nhiên, kênh đào nhiều khả năng sẽ không phục vụ cho mục đích “quân sự hóa”, chẳng hạn cho phép tàu hải quân Trung Quốc đi sâu vào nội địa Campuchia. Trước đó, hồi tháng 3, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông đã quan ngại rằng kênh đào Funan Techo có thể cho phép tàu quân sự Trung Quốc đi vào và tiếp cận khu vực biên giới giữa Campuchia với Việt Nam, đe dọa đến tình hình an ninh - quốc phòng trong khu vực. Đáp trả quan ngại này, ông Hun Sen khẳng định rằng Phnom Penh sẽ không làm như vậy vì đưa quân đội nước ngoài vào lãnh thổ sẽ vi phạm Điều 53 và Điều 55 của Hiến pháp Campuchia. Tuyên bố này có thể đáng tin vì với độ sâu dự kiến chỉ 5,4 mét, kênh đào Funan Techo quá nông để có thể tiếp nhận tàu chiến.

Còn đối với Trung Quốc, những công trình như kênh đào Funan Techo là một bước đi quan trọng để siêu cường châu Á này tiếp tục tìm kiếm vai trò thống trị ở Đông Nam Á lục địa (gồm Campuchia, Lào, Myanmar, bán đảo Malaysia, Thái Lan và Việt Nam). Bắc Kinh cũng là nhà thầu xây dựng của nhiều dự án huyết mạch tại khu vực, có thể kể đến như đường sắt tốc độ cao Côn Minh - Vientiane (dự kiến sẽ kéo dài qua Thái Lan, Malaysia và Singapore), đường cao tốc Phnom Penh - Sihanoukville, Trung Quốc - Myanmar

Kênh đào Funan Techo có điểm cuối nằm ở khu vực biển phía nam của Campuchia, có vị trí chiến lược vì được bao quanh toàn bộ bởi Vịnh Thái Lan. Nhờ là chủ thầu của cả hai dự án kênh đào Funan Techo, và căn cứ quân sự Ream (nằm cách điểm cuối của kênh đào không xa), Trung Quốc có điều kiện thuận lợi để hiện diện tại khu vực này. Đây cũng là bàn đạp để Bắc Kinh giám sát các cảng quan trọng về mặt thương mại và quân sự lân cận ở Thái Lan, Malaysia và miền nam Việt Nam. Quan trọng hơn, bờ biển phía nam của Campuchia nằm gần các tuyến đường vận chuyển quốc tế và thềm lục địa giàu dầu mỏ giữa Việt Nam và Indonesia, một phần trong số đó nằm trong yêu sách “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

Ngoài ra, nếu các tỉnh đông nam Campuchia được hiện đại hóa, tăng trưởng sản xuất như mục đích được đưa ra từ kênh đào Funan Techo, khi đó các trung tâm mà Trung Quốc đầu tư như đặc khu Sihanoukville hay căn cứ quân sự Ream có thể tiếp cận nguồn cung thực phẩm cũng như các ngành công nghiệp hỗ trợ dễ dàng hơn. Điều này có lợi cho các công ty Trung Quốc vì họ có thể tiếp nhận nguồn cung ngay tại Campuchia, thay vì tốn thời gian và kinh phí để vận chuyển từ quê nhà sang.

Như vậy, hợp tác xây dựng kênh đào Funan Techo là một thương vụ cùng có lợi (win - win) cho cả Campuchia và Trung Quốc. Trong khi Phnom Penh hướng tới đạt được một loạt các lợi ích kinh tế, cũng như tăng cường kết nối giao thương với thị trường tỷ dân, thì ở chiều ngược lại, Bắc Kinh tiến thêm một bước trong việc tăng cường ảnh hưởng trong khu vực, và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Có thể nhận định rằng kênh đào Funan Techo có vai trò “xương sống” chiến lược trong việc thúc đẩy hợp tác giữa Campuchia và Trung Quốc thời gian tới.      

Nhưng cũng có những khó khăn tiềm tàng

Khi dự án được công bố lần đầu vào năm 2023 sau 26 tháng nghiên cứu tính khả thi, Campuchia đã đặt ra mục tiêu sẽ hoàn thành kênh đào vào năm 2028. Tuy nhiên, trong bài phát biểu hồi tháng 5, ông Hun Manet cho rằng dự án có thể phải mất 5 - 6 năm để hoàn thành.

Điều này làm dấy lên mối quan ngại về việc liệu kênh đào Funan Techo có thể phải đối diện với việc thiếu hụt ngân sách trong thời gian tới hay không, đặc biệt là khi các nhà đầu tư Campuchia đang nắm phần lớn cổ phần. 

Nghi ngại trên hoàn toàn có khả năng xảy ra vì Campuchia hiện đang nợ Trung Quốc khoảng 4,5 tỷ USD, tương đương 40% tổng số nợ nước ngoài của Phnom Penh. Chính Thủ tướng Hun Manet cũng từng thừa nhận rằng “Campuchia còn rất nhiều việc phải làm” (Cambodia has a lot more to do) để đạt được các mục tiêu đề ra.   

Hơn nữa, chi phí dự kiến được đề ra hiện nay (1,7 tỷ USD) dường như là quá thấp và có thể chưa phản ánh đúng số tiền trên thực tế phải bỏ ra để hoàn thiện dự án. Ông Phạm Phan Long (người sáng lập của Viet Ecology Foundation), cho rằng có hai lý do để chứng minh cho nhận định trên.

Trước hết, có một con kênh ở Trung Quốc dài 100km (ngắn hơn Funan Techo) nhưng chi phí xây dựng hơn 10 tỷ USD. Cùng với đó, chiều dài dự kiến của Funan Techo ngang bằng với đường cao tốc Phnom Penh - Sihanoukville nhưng rộng hơn gấp ba đến bốn lần. Cấu trúc như vậy đòi hỏi kênh phải được thiết kế để chịu được cả áp lực nước và nhiễu động từ việc di chuyển của các tàu buôn lên đến 5.000 DWT (DWT là tên viết tắt của “deadweight tonnage” – có nghĩa là trọng tải toàn phần, chỉ ra khối lượng vận tải an toàn mà một tàu thuỷ có thể chuyên chở). Tải trọng lớn như vậy đòi hỏi kênh phải có nền chắc hơn đường cao tốc, tức phát sinh nhiều chi phí hơn, trong khi số tiền bỏ ra để xây đường cao tốc là 2 tỷ USD

Động thái của Việt Nam

Sau khi Campuchia tổ chức lễ khởi công, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt đã khẳng định rằng Việt Nam ủng hộ nỗ lực phát triển của Campuchia cũng như tôn trọng việc quốc gia này xây dựng và triển khai dự án kênh đào Funan Techo, đồng thời mong muốn cùng phối hợp nghiên cứu đánh giá tổng thể toàn diện về những tác động của dự án, và có những biện pháp phù hợp để giảm thiểu tác động.

Cũng trong khoảng thời gian này, vào ngày 8/8, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến đã đến chào xã giao Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Seiha, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia để tham dự Đối thoại Chính sách Quốc phòng lần thứ bảy giữa hai nước. Tại buổi gặp, ông Chiến khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, ưu tiên củng cố và phát triển quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, cũng như quan hệ hợp tác toàn diện, lâu dài và bền vững với Campuchia. 

Nhìn chung, Hà Nội đã thể hiện quan điểm kiềm chế, kêu gọi sự hợp tác và không muốn chỉ trích công khai Campuchia, có thể vì lo ngại bị xem là can dự vào công việc nội bộ của nước láng giềng. Đây là một ký ức lịch sử nhạy cảm giữa hai nước. Trong quá khứ, Việt Nam đã từng đưa quân đội sang Campuchia để tiêu diệt đội quân Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn. Từ đó, Việt Nam “mang tiếng” can thiệp vào quốc gia láng giềng, và bị Trung Quốc vin vào đó để kêu gọi quốc tế cô lập Hà Nội. Để bảo vệ đồng minh Pol Pot, Bắc Kinh thậm chí đã quyết định dạy cho Việt Nam “một bài học” khi đưa quân sang tấn công biên giới phía Bắc nước ta vào tháng 2/1979 nhằm “giải vây” cho Pol Pot và tạo điều kiện cho lực lượng này trở lại. 

Từ ký ức lịch sử đó, có thể thấy rằng một khi Campuchia xích lại gần hơn với Trung Quốc, thì điều này không phải lúc nào cũng có ý nghĩa tích cực cho lợi ích của Việt Nam. “Tin mừng” cho Việt Nam là dự án kênh đào Funan Techo sẽ không có hoặc rất ít có nguy cơ gây ra mối đe dọa về an ninh, vì như đã phân tích, con kênh quá nông để có thể tiếp nhận tàu chiến Trung Quốc vào sâu trong lãnh thổ Campuchia. Tuy nhiên, Hà Nội nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục duy trì sự thận trọng, dè chừng với các tác động từ dự án này.

Đồng thời, việc triển khai kênh đào thể hiện quyền tự quyết của Campuchia, do vậy, Việt Nam dù muốn hay không thì cũng chỉ có thể tiếp tục kêu gọi Phnom Penh hợp tác, chia sẻ dữ liệu nguồn nước, thay vì đưa ra quan điểm có phần cứng rắn là kêu gọi quốc gia láng giềng đánh giá đầy đủ hơn các tác động của dự án và “đề nghị [người viết nhấn mạnh] phía Campuchia phối hợp chặt chẽ với Việt Nam chia sẻ thông tin”, như trong tuyên bố của ông Hoàng Khắc Việt vào tháng 4 năm nay.

Trong trường hợp lý tưởng, chính phủ Campuchia nên khởi động quá trình tham vấn và phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để hướng tới sự thấu hiểu lẫn nhau, minh bạch, chia sẻ thông tin và tối ưu thiết kế kỹ thuật cho kênh đào. Mặc dù vậy, điều này không có nhiều khả năng diễn ra vì ông Hun Sen hồi tháng 4 từng một mực khẳng định rằng “Tôi sẽ không lùi bước về vấn đề này và tôi muốn nhấn mạnh một cách thẳng thắn rằng không cần phải đàm phán” (I will not back down on this and I want to stress frankly that there is no need to negotiate). 

Trước thực trạng đó, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang ráo riết tìm cách để thích nghi với nguy cơ thiếu nước ngọt trong thời gian tới (trong đó kênh đào Funan Techo là một tác nhân). Chẳng hạn, đối với những khu vực xâm nhập mặn nhiều, mô hình đang được đề xuất là lúa - tôm, nghĩa là trồng lúa vào mùa mưa (vì có nước ngọt), rồi chuyển sông nuôi tôm vào mùa khô (khi bị xâm nhập mặn). Còn với những nơi bị xâm nhập mặn ít hơn, người nông dân đang chuyển đổi sang trồng các loại cây chịu được mặn như dừa, xương rồng, tre...     

Tổng kết lại, việc khởi công kênh đào Funan Techo là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Campuchia, đánh dấu thêm một bước nữa trong mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu sắc giữa quốc gia Đông Nam Á này với Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam không công khai phản đối kênh đào này, nhưng cũng nỗ lực để kêu gọi thái độ thiện chí của Campuchia trong vấn đề nguồn nước, đồng thời tìm cách thích nghi với tình hình mới.

Vào ngày 5/8, lễ khởi công kênh đào Funan Techo - dưới sự chủ trì của Thủ tướng Hun Manet và Phu nhân Pich Chanmony – đã được tổ chức tại thôn Prek Takeo, xã Samrong Thom, huyện Kean Svay, tỉnh Kandal, cách trung tâm thủ đô Phnom Penh khoảng 35km. Địa điểm khởi công cũng là điểm khởi đầu của dự án.

Có lẽ không hẳn là “vô tình” khi buổi lễ được tổ chức trùng với ngày sinh nhật của Chủ tịch Thượng viện Hun Sen. Ông Hun Sen là người ủng hộ mạnh mẽ dự án này kể từ những ngày đầu. Trong một tuyên bố vào tháng 4, ông nhấn mạnh “Hãy yên tâm, kênh đào này không chỉ là niềm tự hào của quốc gia chúng ta mà còn là một dự án sinh lời cho người dân Campuchia”.

Đây không đơn thuần chỉ là sự kiện khởi công của một công trình cấp nhà nước. Campuchia xem sự kiện như ngày lễ mang tính quốc gia, quy tụ tới 10.000 người tham dự, và các tiếng chuông, tiếng cồng, tiếng trống đã cùng vang lên trên khắp cả nước vào đúng 9 giờ 9 phút sáng ngày 5/8. Bên cạnh đó, hai buổi hòa nhạc quy mô lớn đã được tổ chức, một buổi tại quận Koh Pich ở thủ đô Phnom Penh, và một buổi khác tại thị trấn Takhmao ở tỉnh Kandal. Chính quyền tỉnh Kandal cũng tổ chức các cuộc thi võ Kun Khmer, Bokator và các hình thức võ thuật khác để đánh dấu sự kiện khởi công này.  

Kênh Funan Techo dài 180km, sẽ nối dòng chảy Prek Takeo (thuộc huyện Kien Svay) với dòng chảy Prek Ta Ek (thuộc huyện Saang), sau đó nối đến dòng chảy Prek Ta Hing (huyện Kothom). Tất cả những địa điểm kể trên đều thuộc tỉnh Kandal và nằm trên phụ lưu của hệ thống sông Bassac (Việt Nam gọi là sông Hậu). Cuối cùng, con kênh nối lại vào dòng chảy Prek Takeo nằm trên địa hạt hai tỉnh Kampot và Kep.

Dự kiến con kênh sẽ rộng 100m ở thượng nguồn và 80m ở hạ lưu, có độ sâu 5,4m, và sẽ có hai làn đường vận chuyển để giúp các tàu thuyền di chuyển an toàn theo các hướng ngược nhau cùng một thời điểm. Theo thiết kế, Funan Techo có thể tiếp nhận tàu chở hàng lên tới 3.000 tấn vào mùa khô và 5.000 tấn vào mùa mưa.

Hợp tác “cùng có lợi” giữa Campuchia và Trung Quốc

Hồi tháng 10/2023, Campuchia đã ký thỏa thuận với Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc (China Road and Bridge Corporation – CRBC) để lựa chọn đơn vị này làm chủ thầu xây dựng kênh đào Funan Techo. Sau khi thỏa thuận được thông qua, các nhận định ban đầu được đưa ra là CRBC sẽ tài trợ toàn bộ việc xây dựng (tức nắm 100% cổ phần) và đổi lại nhận được quyền sử dụng, khai thác kênh đào trong khoảng 50 năm.

Tuy nhiên, theo xác nhận của Thủ tướng Hun Manet vào đầu tháng 6, kênh đào Funan Techo không còn là dự án hoàn toàn do nước ngoài sở hữu nữa, vì các doanh nghiệp Campuchia hiện nắm giữ 51% cổ phần, trong khi phần còn lại dành cho CRBC. Như vậy, trên danh nghĩa Phnom Penh là bên có quyền quyết định chính đối với dự án này, và do đó có thể chủ động hợp tác cùng có lợi với Bắc Kinh.

Thông qua sự hỗ trợ của Trung Quốc trong việc xây dựng con kênh này, Campuchia có thể giải quyết phần nào khủng hoảng thất nghiệp trong nước và kích thích tăng trưởng kinh tế. Theo đó, khi có sự xuất hiện của con kênh, các khu vực như Kep và Kampot sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn, kết nối tốt hơn với thủ đô Phnom Penh. Điều này có thể giúp tạo ra việc làm mới (hứa hẹn hơn 50.000 việc làm) và tăng doanh thu trong các lĩnh vực dịch vụ và khách sạn, từ đó giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế Campuchia vào xuất khẩu nông nghiệp và sản xuất truyền thống.

Đồng thời, con kênh có thể đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy của sông Mekong, vì thế giảm thiểu rủi ro lũ lụt và đảm bảo nguồn cung cấp nước đáng tin cậy hơn cho tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản, giúp ngành nông nghiệp Campuchia tạo ra năng suất cao hơn. Bên cạnh đó, các khu vực dọc theo chiều dài của kênh đào có thể mang lại các lợi ích như thành lập các khu thương mại và trung tâm hậu cần, phát triển các thành phố/khu vực vệ tinh mới, cũng như mở rộng các khu phát triển cho nông nghiệp, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Từ loạt lợi ích kể trên, Phó Thủ tướng Sun Chanthol tuyên bố kênh đào dự kiến ​​sẽ mang lại nguồn thu 88 triệu USD trong năm đầu tiên, và kể từ năm 2050 có thể kiếm được 570 triệu USD mỗi năm.

Hơn nữa, kênh Funan Techo hứa hẹn là chất xúc tác để Campuchia thu hút thêm đầu tư của Trung Quốc. Chẳng hạn, kênh đào có thể thúc đẩy việc hình thành thêm các đô thị mới, ổn định năng suất nông nghiệp, cũng như thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng. Các lợi ích này có thể tạo thêm sức hấp dẫn để hình thành các đặc khu kinh tế mới do Trung Quốc hậu thuẫn (như trường hợp của Sihanoukville). 

Cùng với đó, kênh đào sẽ kết nối trực tiếp với đặc khu Sihanoukville, nơi quy tụ phần lớn các công ty Trung Quốc lập nhà máy sản xuất, là trọng tâm đầu tư theo Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI), và là cơ sở xuất khẩu lớn nhất của Campuchia. Khi kênh đào hoàn thành, việc kết nối giao thương từ kênh Funan Techo với Sihanoukville sẽ còn trở nên thuận tiện hơn, qua đó giúp Campuchia xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn sang thị trường tỷ dân.

Triển vọng tăng cường xuất khẩu là rất cần thiết với Phnom Penh vì cho đến nay quốc gia Đông Nam Á này vẫn chịu mức thâm hụt lớn trong thương mại với Bắc Kinh. Trong nửa đầu năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 7,31 tỷ USD, nhưng hàng hóa xuất khẩu từ Campuchia sang Trung Quốc chỉ đạt 814,8 triệu USD, tức thâm hụt khoảng 5,69 tỷ USD.

Tuy nhiên, kênh đào nhiều khả năng sẽ không phục vụ cho mục đích “quân sự hóa”, chẳng hạn cho phép tàu hải quân Trung Quốc đi sâu vào nội địa Campuchia. Trước đó, hồi tháng 3, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông đã quan ngại rằng kênh đào Funan Techo có thể cho phép tàu quân sự Trung Quốc đi vào và tiếp cận khu vực biên giới giữa Campuchia với Việt Nam, đe dọa đến tình hình an ninh - quốc phòng trong khu vực. Đáp trả quan ngại này, ông Hun Sen khẳng định rằng Phnom Penh sẽ không làm như vậy vì đưa quân đội nước ngoài vào lãnh thổ sẽ vi phạm Điều 53 và Điều 55 của Hiến pháp Campuchia. Tuyên bố này có thể đáng tin vì với độ sâu dự kiến chỉ 5,4 mét, kênh đào Funan Techo quá nông để có thể tiếp nhận tàu chiến.

Còn đối với Trung Quốc, những công trình như kênh đào Funan Techo là một bước đi quan trọng để siêu cường châu Á này tiếp tục tìm kiếm vai trò thống trị ở Đông Nam Á lục địa (gồm Campuchia, Lào, Myanmar, bán đảo Malaysia, Thái Lan và Việt Nam). Bắc Kinh cũng là nhà thầu xây dựng của nhiều dự án huyết mạch tại khu vực, có thể kể đến như đường sắt tốc độ cao Côn Minh - Vientiane (dự kiến sẽ kéo dài qua Thái Lan, Malaysia và Singapore), đường cao tốc Phnom Penh - Sihanoukville, Trung Quốc - Myanmar

Kênh đào Funan Techo có điểm cuối nằm ở khu vực biển phía nam của Campuchia, có vị trí chiến lược vì được bao quanh toàn bộ bởi Vịnh Thái Lan. Nhờ là chủ thầu của cả hai dự án kênh đào Funan Techo, và căn cứ quân sự Ream (nằm cách điểm cuối của kênh đào không xa), Trung Quốc có điều kiện thuận lợi để hiện diện tại khu vực này. Đây cũng là bàn đạp để Bắc Kinh giám sát các cảng quan trọng về mặt thương mại và quân sự lân cận ở Thái Lan, Malaysia và miền nam Việt Nam. Quan trọng hơn, bờ biển phía nam của Campuchia nằm gần các tuyến đường vận chuyển quốc tế và thềm lục địa giàu dầu mỏ giữa Việt Nam và Indonesia, một phần trong số đó nằm trong yêu sách “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

Ngoài ra, nếu các tỉnh đông nam Campuchia được hiện đại hóa, tăng trưởng sản xuất như mục đích được đưa ra từ kênh đào Funan Techo, khi đó các trung tâm mà Trung Quốc đầu tư như đặc khu Sihanoukville hay căn cứ quân sự Ream có thể tiếp cận nguồn cung thực phẩm cũng như các ngành công nghiệp hỗ trợ dễ dàng hơn. Điều này có lợi cho các công ty Trung Quốc vì họ có thể tiếp nhận nguồn cung ngay tại Campuchia, thay vì tốn thời gian và kinh phí để vận chuyển từ quê nhà sang.

Như vậy, hợp tác xây dựng kênh đào Funan Techo là một thương vụ cùng có lợi (win - win) cho cả Campuchia và Trung Quốc. Trong khi Phnom Penh hướng tới đạt được một loạt các lợi ích kinh tế, cũng như tăng cường kết nối giao thương với thị trường tỷ dân, thì ở chiều ngược lại, Bắc Kinh tiến thêm một bước trong việc tăng cường ảnh hưởng trong khu vực, và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Có thể nhận định rằng kênh đào Funan Techo có vai trò “xương sống” chiến lược trong việc thúc đẩy hợp tác giữa Campuchia và Trung Quốc thời gian tới.      

Nhưng cũng có những khó khăn tiềm tàng

Khi dự án được công bố lần đầu vào năm 2023 sau 26 tháng nghiên cứu tính khả thi, Campuchia đã đặt ra mục tiêu sẽ hoàn thành kênh đào vào năm 2028. Tuy nhiên, trong bài phát biểu hồi tháng 5, ông Hun Manet cho rằng dự án có thể phải mất 5 - 6 năm để hoàn thành.

Điều này làm dấy lên mối quan ngại về việc liệu kênh đào Funan Techo có thể phải đối diện với việc thiếu hụt ngân sách trong thời gian tới hay không, đặc biệt là khi các nhà đầu tư Campuchia đang nắm phần lớn cổ phần. 

Nghi ngại trên hoàn toàn có khả năng xảy ra vì Campuchia hiện đang nợ Trung Quốc khoảng 4,5 tỷ USD, tương đương 40% tổng số nợ nước ngoài của Phnom Penh. Chính Thủ tướng Hun Manet cũng từng thừa nhận rằng “Campuchia còn rất nhiều việc phải làm” (Cambodia has a lot more to do) để đạt được các mục tiêu đề ra.   

Hơn nữa, chi phí dự kiến được đề ra hiện nay (1,7 tỷ USD) dường như là quá thấp và có thể chưa phản ánh đúng số tiền trên thực tế phải bỏ ra để hoàn thiện dự án. Ông Phạm Phan Long (người sáng lập của Viet Ecology Foundation), cho rằng có hai lý do để chứng minh cho nhận định trên.

Trước hết, có một con kênh ở Trung Quốc dài 100km (ngắn hơn Funan Techo) nhưng chi phí xây dựng hơn 10 tỷ USD. Cùng với đó, chiều dài dự kiến của Funan Techo ngang bằng với đường cao tốc Phnom Penh - Sihanoukville nhưng rộng hơn gấp ba đến bốn lần. Cấu trúc như vậy đòi hỏi kênh phải được thiết kế để chịu được cả áp lực nước và nhiễu động từ việc di chuyển của các tàu buôn lên đến 5.000 DWT (DWT là tên viết tắt của “deadweight tonnage” – có nghĩa là trọng tải toàn phần, chỉ ra khối lượng vận tải an toàn mà một tàu thuỷ có thể chuyên chở). Tải trọng lớn như vậy đòi hỏi kênh phải có nền chắc hơn đường cao tốc, tức phát sinh nhiều chi phí hơn, trong khi số tiền bỏ ra để xây đường cao tốc là 2 tỷ USD

Động thái của Việt Nam

Sau khi Campuchia tổ chức lễ khởi công, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt đã khẳng định rằng Việt Nam ủng hộ nỗ lực phát triển của Campuchia cũng như tôn trọng việc quốc gia này xây dựng và triển khai dự án kênh đào Funan Techo, đồng thời mong muốn cùng phối hợp nghiên cứu đánh giá tổng thể toàn diện về những tác động của dự án, và có những biện pháp phù hợp để giảm thiểu tác động.

Cũng trong khoảng thời gian này, vào ngày 8/8, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến đã đến chào xã giao Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Seiha, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia để tham dự Đối thoại Chính sách Quốc phòng lần thứ bảy giữa hai nước. Tại buổi gặp, ông Chiến khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, ưu tiên củng cố và phát triển quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, cũng như quan hệ hợp tác toàn diện, lâu dài và bền vững với Campuchia. 

Nhìn chung, Hà Nội đã thể hiện quan điểm kiềm chế, kêu gọi sự hợp tác và không muốn chỉ trích công khai Campuchia, có thể vì lo ngại bị xem là can dự vào công việc nội bộ của nước láng giềng. Đây là một ký ức lịch sử nhạy cảm giữa hai nước. Trong quá khứ, Việt Nam đã từng đưa quân đội sang Campuchia để tiêu diệt đội quân Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn. Từ đó, Việt Nam “mang tiếng” can thiệp vào quốc gia láng giềng, và bị Trung Quốc vin vào đó để kêu gọi quốc tế cô lập Hà Nội. Để bảo vệ đồng minh Pol Pot, Bắc Kinh thậm chí đã quyết định dạy cho Việt Nam “một bài học” khi đưa quân sang tấn công biên giới phía Bắc nước ta vào tháng 2/1979 nhằm “giải vây” cho Pol Pot và tạo điều kiện cho lực lượng này trở lại. 

Từ ký ức lịch sử đó, có thể thấy rằng một khi Campuchia xích lại gần hơn với Trung Quốc, thì điều này không phải lúc nào cũng có ý nghĩa tích cực cho lợi ích của Việt Nam. “Tin mừng” cho Việt Nam là dự án kênh đào Funan Techo sẽ không có hoặc rất ít có nguy cơ gây ra mối đe dọa về an ninh, vì như đã phân tích, con kênh quá nông để có thể tiếp nhận tàu chiến Trung Quốc vào sâu trong lãnh thổ Campuchia. Tuy nhiên, Hà Nội nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục duy trì sự thận trọng, dè chừng với các tác động từ dự án này.

Đồng thời, việc triển khai kênh đào thể hiện quyền tự quyết của Campuchia, do vậy, Việt Nam dù muốn hay không thì cũng chỉ có thể tiếp tục kêu gọi Phnom Penh hợp tác, chia sẻ dữ liệu nguồn nước, thay vì đưa ra quan điểm có phần cứng rắn là kêu gọi quốc gia láng giềng đánh giá đầy đủ hơn các tác động của dự án và “đề nghị [người viết nhấn mạnh] phía Campuchia phối hợp chặt chẽ với Việt Nam chia sẻ thông tin”, như trong tuyên bố của ông Hoàng Khắc Việt vào tháng 4 năm nay.

Trong trường hợp lý tưởng, chính phủ Campuchia nên khởi động quá trình tham vấn và phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để hướng tới sự thấu hiểu lẫn nhau, minh bạch, chia sẻ thông tin và tối ưu thiết kế kỹ thuật cho kênh đào. Mặc dù vậy, điều này không có nhiều khả năng diễn ra vì ông Hun Sen hồi tháng 4 từng một mực khẳng định rằng “Tôi sẽ không lùi bước về vấn đề này và tôi muốn nhấn mạnh một cách thẳng thắn rằng không cần phải đàm phán” (I will not back down on this and I want to stress frankly that there is no need to negotiate). 

Trước thực trạng đó, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang ráo riết tìm cách để thích nghi với nguy cơ thiếu nước ngọt trong thời gian tới (trong đó kênh đào Funan Techo là một tác nhân). Chẳng hạn, đối với những khu vực xâm nhập mặn nhiều, mô hình đang được đề xuất là lúa - tôm, nghĩa là trồng lúa vào mùa mưa (vì có nước ngọt), rồi chuyển sông nuôi tôm vào mùa khô (khi bị xâm nhập mặn). Còn với những nơi bị xâm nhập mặn ít hơn, người nông dân đang chuyển đổi sang trồng các loại cây chịu được mặn như dừa, xương rồng, tre...     

Tổng kết lại, việc khởi công kênh đào Funan Techo là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Campuchia, đánh dấu thêm một bước nữa trong mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu sắc giữa quốc gia Đông Nam Á này với Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam không công khai phản đối kênh đào này, nhưng cũng nỗ lực để kêu gọi thái độ thiện chí của Campuchia trong vấn đề nguồn nước, đồng thời tìm cách thích nghi với tình hình mới.

Từ khoá: Campuchia Việt Nam Funan Techo

BÀI LIÊN QUAN