Kinh tế
15 PHÚT ĐỌC

Sự “trỗi dậy” của Vingroup và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế Việt Nam

Tiền thân là doanh nghiệp sản xuất mì gói tại Ukraine, Vingroup hiện là tập đoàn lớn, đa ngành, và có ảnh hưởng sâu rộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự lớn mạnh này vừa đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước, vừa tiềm ẩn những rủi ro về kinh tế và chính trị.

Võ Trường An 15/11/2024
Image
Sự kiện VinFast lên sàn chứng khoán Mỹ được live stream trực tiếp trên sàn Nasdaq hôm 15/8/2023 - (C): Báo Người Lao Động

Quá trình phát triển vượt bậc của Vingroup 

Ông Phạm Nhật Vượng, hiện nay là Chủ tịch tập đoàn Vingroup, bắt đầu sự nghiệp kinh doanh vào năm 1993 với doanh nghiệp mang tên Technocom, sản xuất mì ăn liền tại Ukraine. Đến năm 2000, tập đoàn chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam với dự án lớn đầu tiên là khu du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl (khởi công năm 2001 và khánh thành hai năm sau đó) trên đảo Hòn Tre (một hòn đảo kém phát triển nằm ngoài khơi thành phố Nha Trang). Tập đoàn sau đó cũng đã ghi dấu ấn vào năm 2007 bằng việc khánh thành cáp treo vượt biển dài nhất thế giới, và chở được nhiều người nhất trên một cabin (tám người) tại Vinpearl. 

Sau thành công ban đầu đó, ông Vượng bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực bất động sản với thương hiệu Vincom, đầu tiên là tổ hợp cao ốc văn phòng hiện đại mang tên Vincom Bà Triệu ở Hà Nội, và sau đó là một loạt các dự án nhà ở khác tại thủ đô và Thành phố Hồ Chí Minh.  

Đến năm 2011, Vincom và Vinpearl được sáp nhập thành Vingroup, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của tập đoàn. Từ đó đến nay, Vingroup không ngừng phát triển và trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam, hiện đang tập trung vào ba nhóm ngành chính: công nghệ - công nghiệp, thương mại dịch vụ, và hoạt động xã hội. Trong đó, mảng công nghệ - công nghiệp được đại diện bởi VinFast (ô tô điện) và VinES (pin xe điện); mảng thương mại dịch vụ bao gồm Vinhomes (bất động sản), Vinpearl (du lịch nghỉ dưỡng - giải trí), Vinbus (xe buýt), Vinmec (y tế), VinschoolVinUni (giáo dục); còn hoạt động xã hội được thực hiện thông qua Quỹ Thiện Tâm, Giải thưởng VinFutureQuỹ VinVentures (đầu tư vào các công ty khởi nghiệp mảng công nghệ). Đặc biệt, từ năm 2019, tập đoàn đã có chiến lược tái cấu trúc mạnh mẽ, tập trung nguồn lực vào công nghệ và công nghiệp, với trọng tâm là phát triển các sản phẩm ô tô điện mang thương hiệu VinFast.  

Ngày nay, một người Việt Nam hoàn toàn có thể sống trong một căn nhà Vinhomes, chữa bệnh tại Vinmec, cho con học Vinschool, sau đó lên Vinuni, đi nghỉ mát tại Vinpearl bằng xe điện Vinfast, hoặc xe buýt của Vinbus. Không chỉ “phủ sóng” ở nhiều lĩnh vực của đời sống người dân Việt Nam, Vingroup còn có tham vọng vươn ra toàn cầu với mũi tên chủ lực là Vinfast. 

Ngày 15/8/2023, VinFast chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ) với mã giao dịch VFS, đánh dấu cột mốc quan trọng khi trở thành công ty Việt Nam đầu tiên niêm yết trực tiếp trên sàn chứng khoán Mỹ, mở ra cơ hội tiếp cận nguồn vốn quốc tế và khẳng định vị thế của một hãng xe điện Việt Nam trên thị trường toàn cầu. Cùng với đó, VinFast nhanh chóng mở rộng dấu ấn ra các nơi khác như châu Âu, CanadaTrung Đông. Ngoài ra, nhà sản xuất ô tô này cũng đã tiếp cận các thị trường gần “nhà” hơn như Ấn Độ, IndonesiaPhilippines.

Chưa dừng lại ở đó, đầu năm nay, VinFast đã ghi dấu ấn khi công nghệ MirrorSense của hãng được vinh danh với giải thưởng Đổi mới (Innovation) tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng 2024 (Consumer Electronics Show, là sự kiện thường niên lớn nhất trong ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng). Cụ thể, MirrorSense là hệ thống điều chỉnh gương tự động được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới, có khả năng phát hiện chính xác vị trí đầu và ánh mắt của người lái xe, từ đó điều chỉnh gương cho phù hợp với độ chính xác 10mm. 

Với những kết quả ấn tượng về kinh doanh và công nghệ, ông Vượng (người sáng lập kiêm CEO của Vinfast) đã trở thành người Đông Nam Á đầu tiên và duy nhất cho đến nay được vinh danh vào nhóm 50 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất làng xe toàn cầu trong năm 2023 do MotorTrend đánh giá. Đây là một trong những tờ báo về xe danh tiếng và lâu đời bậc nhất ở Mỹ với bề dày lịch sử 75 năm. Thậm chí, vị trí thứ 47 của ông Vượng còn cao hơn cả CEO của Tesla là tỷ phú Elon Musk (thứ 50). Cũng trong năm nay, VinFast đã được tạp chí TIME vinh danh là một trong 100 công ty có ảnh hưởng nhất thế giới. Vinh dự này đánh dấu lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt Nam được đưa vào danh sách uy tín trên.

Có thể nói, từ khi thành lập đến nay, Vingroup dưới sự lãnh đạo của ông Phạm Nhật Vượng đã trải qua một hành trình phát triển đầy ấn tượng. Doanh nghiệp cũng đang ngày càng khẳng định vị thế là nhà kinh doanh hàng đầu Việt Nam, khi trong năm 2023 đã đóng góp đến 1,6% GDP cho quốc gia này. Hơn nữa, với các thành tựu nổi bật về công nghệ và vị thế đáng tự hào trong ngành ô tô thế giới, Vingroup nói chung và VinFast nói riêng đã thể hiện khát vọng tiên phong, cũng như tầm nhìn phát triển vươn ra toàn cầu của một doanh nghiệp tại dải đất hình chữ S.    

Một “Chaebol” của Việt Nam

Không quá khi nói rằng, mô hình phát triển và mở rộng của Vingroup có nhiều nét tương đồng với mô hình Chaebol ở Hàn Quốc. Trước hết, Chaebol thường do một gia đình sáng lập và kiểm soát. Quyền lực và quyền sở hữu của doanh nghiệp được truyền qua nhiều thế hệ, từ người sáng lập sang con cháu. Quyền lực này không chỉ ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế đất nước, mà còn vươn ra các khía cạnh khác như chính trị, xã hội. Sức mạnh đó giúp Chaebol có thể kiểm soát chuỗi cung ứng từ cả nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng. Cho đến nay, ông Vượng vẫn là người giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng và kiểm soát hoạt động của tập đoàn. Song song với đó, vị Chủ tịch này cũng đang dần dần triển khai các bước chuyển giao để đưa những người con của mình dấn sâu hơn vào hoạt động của tập đoàn. 

Cụ thể, cuối năm 2023, con trai cả Phạm Nhật Quân Anh đã chính thức trở thành cổ đông Vingroup sau khi mua 150.000 cổ phiếu ESOP dành cho lãnh đạo, quản lý chủ chốt của tập đoàn. Ông Quân Anh hiện cũng là Phó Tổng giám đốc khối sản xuất VinFast. Mới đây hơn, con trai thứ hai Phạm Nhật Minh Hoàng đã được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh (For Green Future). Đây là công ty con của Vingroup, được ông Vượng thành lập vào đầu tháng 7, hoạt động trong lĩnh vực mua bán các mẫu xe ô tô điện VinFast, và kinh doanh dịch vụ cho thuê xe điện tự lái. Sau bốn tháng ổn định hoạt động, ông Vượng đã bàn giao cho con trai thứ hai của mình, đánh dấu bước đầu tham gia vào hoạt động kinh doanh của ông Hoàng.  

Đặc điểm nổi bật thứ hai của Chaebol là các tập đoàn gia đình quyền lực hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất ô tô, điện tử, xây dựng đến tài chính và bảo hiểm. Điều này giúp các tập đoàn lớn giảm thiểu rủi ro khi một ngành gặp khó khăn, đồng thời tối ưu hóa lợi thế kinh tế. Như đã đề cập, Vingroup giờ đây đã có một hệ sinh thái trải rộng trên ba nền tảng chính là công nghệ - công nghiệp, thương mại dịch vụ, và hoạt động xã hội, nhờ vào các công ty con nổi bật như Vinfast, Vinhomes, hay Giải thưởng VinFuture. 

Cùng với đó, các Chaebol có quan hệ chặt chẽ với chính phủ, nhận được hỗ trợ về chính sách, vay vốn và đôi khi là các khoản cứu trợ tài chính. Bàn về khía cạnh này, chính phủ Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực công khai nhằm quảng bá thương hiệu xe Vinfast đến với người dân trong nước, cũng như cộng đồng quốc tế. Ngay từ năm 2017, thời điểm Vinfast chỉ mới vừa hình thành, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm công trường xây dựng tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô VinFast tại Hải Phòng. 

Sau đó một năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ ra mắt xe VinFast, đồng thời phát động phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”, cho thấy tham vọng của chính phủ trong việc xây dựng thương hiệu Việt chất lượng cao và phát triển một nền kinh tế tự cường. Ông Phúc - trong năm 2019 - cũng đến dự lễ khánh thành nhà máy sản xuất ô tô Vinfast.  

Không chỉ tích cực tham dự lễ mừng các cột mốc quan trọng của Vinfast, chính phủ còn ngầm mở đường cho doanh nghiệp này nâng cao sự hiện diện quốc tế và mở rộng thị phần. Chẳng hạn, hồi năm 2020, Vinfast đã bàn giao 393 xe ô tô cho Tiểu ban Vật chất - Hậu cần để đưa đón đại biểu trong thời gian đến Việt Nam tham dự các hội nghị thuộc ASEAN. Vào năm ngoái, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư để bổ sung, điều chỉnh các quy chuẩn nhằm kiểm soát khí thải của ô tô chạy bằng diesel. Ngoài ra, khi lãnh đạo Việt Nam công du nước ngoài, thương hiệu Vinfast cũng thường được quảng cáo, như khi Tổng Bí thư Tô Lâm sang Lào (tháng 7) hoặc Thủ tướng Phạm Minh Chính sang Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) (tháng 10).

Bên cạnh đó, các Chaebol cũng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến xuất khẩu, việc làm và sự ổn định kinh tế. Trong năm 2022, tổng doanh thu của năm Chaebol hàng đầu ở Hàn Quốc (Samsung, Hyundai, SK, LG và Lotte) chiếm đến 45% GDP của quốc gia này. Trong khi đó, Vingroup hiện cũng đã chiếm 1,6% GDP của Việt Nam, và với đà phát triển hiện nay, con số này hoàn toàn có thể tăng hơn nữa. 

Với những đặc điểm của một Chaebol, sự tồn tại và phát triển của Vingroup mang lại nhiều lợi ích cho một quốc gia đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam. Với quy mô hoạt động lớn và đa ngành, Vingroup giúp tạo ra tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động, đồng thời góp phần xây dựng nền tảng nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển dài hạn của nền kinh tế. Cùng với đó, những dự án đầu tư lớn thông qua công ty Vinhomes cũng kéo theo sự phát triển của hệ thống giao thông, sự tăng tốc của quá trình đô thị hóa, và sự mở rộng của các khu công nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng kết nối kinh tế giữa các khu vực.

Thêm vào đó, với việc tiếp thu công nghệ từ các nước phát triển và chuyển giao vào sản xuất trong nước, Vingroup cũng giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách công nghệ với các quốc gia tiên tiến và các sản phẩm của đất nước trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, mà Vinfast là trường hợp điển hình. Ngoài ra, nhờ đẩy mạnh xuất khẩu, Vingroup cũng giúp Hà Nội tăng nguồn thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thương mại, hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, và nâng cao hình ảnh quốc gia.  

Và những rủi ro đối với nền kinh tế - chính trị Việt Nam 

Tuy nhiên, Vingroup không phải lúc nào cũng tạo ra tác động tích cực cho Việt Nam. Thế mạnh của Vingroup vẫn tập trung chủ yếu vào bất động sản, và một nửa nguồn thu của tập đoàn là từ khía cạnh này. Để đảm bảo doanh thu, Vingroup không thể không tìm cách thổi phồng thị trường bất động sản, đẩy giá nhà đất lên cao, nghĩa là người dân bình thường, đặc biệt là thế hệ trẻ càng lúc càng khó có cơ hội tiếp cận nhà ở. Đó là chưa kể đến việc nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản sẽ tạo ra hệ lụy nghiêm trọng cho nền kinh tế. Sự kém bền vững này là một rủi ro thường trực đối với nền kinh tế Việt Nam. 

Hơn nữa, nền kinh tế quốc gia có thể trở nên phụ thuộc quá mức vào Vingroup nếu tập đoàn này ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong GDP của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, nếu Vingroup gặp khủng hoảng tài chính hoặc thất bại trong một thương vụ lớn, hậu quả này có thể lan rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành liên quan và khiến nền kinh tế lao đao. Sự độc quyền hóa này còn có thể kìm hãm các nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như các công ty khởi nghiệp trong những phân khúc có sự hiện diện của hệ sinh thái Vingroup, khiến họ không có không gian để phát triển và mở rộng. Hậu quả là nền kinh tế trở nên kém cạnh tranh, trong khi Vingroup sẽ có nhiều quyền lực hơn để thao túng thị trường.  

Bên cạnh đó, khá nhiều hoạt động kinh doanh của Vingroup tập trung vào phân khúc cao cấp như nhà ở, bệnh viện, trường học, du lịch. Điều đó có nghĩa là người có mức thu nhập trung bình và thấp hầu như khó có cơ hội tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ của tập đoàn này, từ đó đào sâu hơn chênh lệch giàu nghèo và khoảng cách xã hội giữa các nhóm dân cư có điều kiện kinh tế khác nhau. 

Ngoài ra, tầm ảnh hưởng lớn của Vingroup và mối liên kết giữa doanh nghiệp này với chính phủ có thể dẫn đến nguy cơ về tham nhũng và lợi ích nhóm. Những doanh nghiệp theo mô hình Chaebol khiến nhà nước rất khó quản lý vì chúng quá lớn đến mức không thể sụp đổ (too big to fail). Quyền lực của doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm lũng đoạn các quyết định chính trị, gây xói mòn niềm tin của công chúng vào các chính sách kinh tế và quản lý của nhà nước. 

Chẳng hạn, hồi năm 2017, Thái tử Samsung Lee Jae Yong đã bị Tòa án cấp cao Seoul tuyên năm năm tù vì đã hối lộ cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, ông Lee đã được giảm án và trả tự do. Đến năm 2020, ông lại bị truy tố về tội thao túng giá cổ phiếu và gian lận kế toán, song công tố viên không thể bắt giữ ông vì tòa án từ chối ban hành lệnh bắt giữ. Đó chỉ là một ví dụ nhỏ cho thấy giới lãnh đạo Chaebol Hàn Quốc dù thường xuyên dính phải các cáo buộc, nhưng thường sẽ sớm trắng án hoặc chỉ phải thi hành án tù trong thời gian rất ngắn. 

Trên thực tế, trong những năm qua khi Đảng Cộng sản Việt Nam đẩy mạnh chiến dịch “đốt lò”, Vingroup hoàn toàn nằm bên ngoài cuộc truy quét này. Có thể vì tập đoàn này không mắc phải sai phạm nào, nhưng ở chiều ngược lại, hoàn toàn có nguy cơ đã diễn ra tình trạng thao túng chính trị. Trong quá khứ, em trai của ông Vượng là Phạm Nhật Vũ đã từng bị Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên án ba năm tù vì tội đưa hối lộ, nhưng đó là sự việc liên quan đến doanh nghiệp AVG và MobiFone, không dính líu đến Vingroup. 

Tóm lại, mô hình phát triển của Vingroup, với những đặc điểm tương đồng với các Chaebol, đã và đang đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thông qua tạo việc làm, thúc đẩy đô thị hóa, và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của Vingroup cũng đặt ra những thách thức không nhỏ về mặt kinh tế và chính trị cho Việt Nam, từ nguy cơ độc quyền và phụ thuộc quá mức, đến việc đào sâu thêm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. 

Do đó, chính phủ cần cân bằng giữa lợi ích phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội, cũng như tăng cường giám sát, đề ra các giải pháp phù hợp để đảm bảo sự phát triển bền vững của cả doanh nghiệp lẫn nền kinh tế quốc dân.

Quá trình phát triển vượt bậc của Vingroup 

Ông Phạm Nhật Vượng, hiện nay là Chủ tịch tập đoàn Vingroup, bắt đầu sự nghiệp kinh doanh vào năm 1993 với doanh nghiệp mang tên Technocom, sản xuất mì ăn liền tại Ukraine. Đến năm 2000, tập đoàn chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam với dự án lớn đầu tiên là khu du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl (khởi công năm 2001 và khánh thành hai năm sau đó) trên đảo Hòn Tre (một hòn đảo kém phát triển nằm ngoài khơi thành phố Nha Trang). Tập đoàn sau đó cũng đã ghi dấu ấn vào năm 2007 bằng việc khánh thành cáp treo vượt biển dài nhất thế giới, và chở được nhiều người nhất trên một cabin (tám người) tại Vinpearl. 

Sau thành công ban đầu đó, ông Vượng bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực bất động sản với thương hiệu Vincom, đầu tiên là tổ hợp cao ốc văn phòng hiện đại mang tên Vincom Bà Triệu ở Hà Nội, và sau đó là một loạt các dự án nhà ở khác tại thủ đô và Thành phố Hồ Chí Minh.  

Đến năm 2011, Vincom và Vinpearl được sáp nhập thành Vingroup, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của tập đoàn. Từ đó đến nay, Vingroup không ngừng phát triển và trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam, hiện đang tập trung vào ba nhóm ngành chính: công nghệ - công nghiệp, thương mại dịch vụ, và hoạt động xã hội. Trong đó, mảng công nghệ - công nghiệp được đại diện bởi VinFast (ô tô điện) và VinES (pin xe điện); mảng thương mại dịch vụ bao gồm Vinhomes (bất động sản), Vinpearl (du lịch nghỉ dưỡng - giải trí), Vinbus (xe buýt), Vinmec (y tế), VinschoolVinUni (giáo dục); còn hoạt động xã hội được thực hiện thông qua Quỹ Thiện Tâm, Giải thưởng VinFutureQuỹ VinVentures (đầu tư vào các công ty khởi nghiệp mảng công nghệ). Đặc biệt, từ năm 2019, tập đoàn đã có chiến lược tái cấu trúc mạnh mẽ, tập trung nguồn lực vào công nghệ và công nghiệp, với trọng tâm là phát triển các sản phẩm ô tô điện mang thương hiệu VinFast.  

Ngày nay, một người Việt Nam hoàn toàn có thể sống trong một căn nhà Vinhomes, chữa bệnh tại Vinmec, cho con học Vinschool, sau đó lên Vinuni, đi nghỉ mát tại Vinpearl bằng xe điện Vinfast, hoặc xe buýt của Vinbus. Không chỉ “phủ sóng” ở nhiều lĩnh vực của đời sống người dân Việt Nam, Vingroup còn có tham vọng vươn ra toàn cầu với mũi tên chủ lực là Vinfast. 

Ngày 15/8/2023, VinFast chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ) với mã giao dịch VFS, đánh dấu cột mốc quan trọng khi trở thành công ty Việt Nam đầu tiên niêm yết trực tiếp trên sàn chứng khoán Mỹ, mở ra cơ hội tiếp cận nguồn vốn quốc tế và khẳng định vị thế của một hãng xe điện Việt Nam trên thị trường toàn cầu. Cùng với đó, VinFast nhanh chóng mở rộng dấu ấn ra các nơi khác như châu Âu, CanadaTrung Đông. Ngoài ra, nhà sản xuất ô tô này cũng đã tiếp cận các thị trường gần “nhà” hơn như Ấn Độ, IndonesiaPhilippines.

Chưa dừng lại ở đó, đầu năm nay, VinFast đã ghi dấu ấn khi công nghệ MirrorSense của hãng được vinh danh với giải thưởng Đổi mới (Innovation) tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng 2024 (Consumer Electronics Show, là sự kiện thường niên lớn nhất trong ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng). Cụ thể, MirrorSense là hệ thống điều chỉnh gương tự động được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới, có khả năng phát hiện chính xác vị trí đầu và ánh mắt của người lái xe, từ đó điều chỉnh gương cho phù hợp với độ chính xác 10mm. 

Với những kết quả ấn tượng về kinh doanh và công nghệ, ông Vượng (người sáng lập kiêm CEO của Vinfast) đã trở thành người Đông Nam Á đầu tiên và duy nhất cho đến nay được vinh danh vào nhóm 50 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất làng xe toàn cầu trong năm 2023 do MotorTrend đánh giá. Đây là một trong những tờ báo về xe danh tiếng và lâu đời bậc nhất ở Mỹ với bề dày lịch sử 75 năm. Thậm chí, vị trí thứ 47 của ông Vượng còn cao hơn cả CEO của Tesla là tỷ phú Elon Musk (thứ 50). Cũng trong năm nay, VinFast đã được tạp chí TIME vinh danh là một trong 100 công ty có ảnh hưởng nhất thế giới. Vinh dự này đánh dấu lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt Nam được đưa vào danh sách uy tín trên.

Có thể nói, từ khi thành lập đến nay, Vingroup dưới sự lãnh đạo của ông Phạm Nhật Vượng đã trải qua một hành trình phát triển đầy ấn tượng. Doanh nghiệp cũng đang ngày càng khẳng định vị thế là nhà kinh doanh hàng đầu Việt Nam, khi trong năm 2023 đã đóng góp đến 1,6% GDP cho quốc gia này. Hơn nữa, với các thành tựu nổi bật về công nghệ và vị thế đáng tự hào trong ngành ô tô thế giới, Vingroup nói chung và VinFast nói riêng đã thể hiện khát vọng tiên phong, cũng như tầm nhìn phát triển vươn ra toàn cầu của một doanh nghiệp tại dải đất hình chữ S.    

Một “Chaebol” của Việt Nam

Không quá khi nói rằng, mô hình phát triển và mở rộng của Vingroup có nhiều nét tương đồng với mô hình Chaebol ở Hàn Quốc. Trước hết, Chaebol thường do một gia đình sáng lập và kiểm soát. Quyền lực và quyền sở hữu của doanh nghiệp được truyền qua nhiều thế hệ, từ người sáng lập sang con cháu. Quyền lực này không chỉ ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế đất nước, mà còn vươn ra các khía cạnh khác như chính trị, xã hội. Sức mạnh đó giúp Chaebol có thể kiểm soát chuỗi cung ứng từ cả nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng. Cho đến nay, ông Vượng vẫn là người giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng và kiểm soát hoạt động của tập đoàn. Song song với đó, vị Chủ tịch này cũng đang dần dần triển khai các bước chuyển giao để đưa những người con của mình dấn sâu hơn vào hoạt động của tập đoàn. 

Cụ thể, cuối năm 2023, con trai cả Phạm Nhật Quân Anh đã chính thức trở thành cổ đông Vingroup sau khi mua 150.000 cổ phiếu ESOP dành cho lãnh đạo, quản lý chủ chốt của tập đoàn. Ông Quân Anh hiện cũng là Phó Tổng giám đốc khối sản xuất VinFast. Mới đây hơn, con trai thứ hai Phạm Nhật Minh Hoàng đã được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh (For Green Future). Đây là công ty con của Vingroup, được ông Vượng thành lập vào đầu tháng 7, hoạt động trong lĩnh vực mua bán các mẫu xe ô tô điện VinFast, và kinh doanh dịch vụ cho thuê xe điện tự lái. Sau bốn tháng ổn định hoạt động, ông Vượng đã bàn giao cho con trai thứ hai của mình, đánh dấu bước đầu tham gia vào hoạt động kinh doanh của ông Hoàng.  

Đặc điểm nổi bật thứ hai của Chaebol là các tập đoàn gia đình quyền lực hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất ô tô, điện tử, xây dựng đến tài chính và bảo hiểm. Điều này giúp các tập đoàn lớn giảm thiểu rủi ro khi một ngành gặp khó khăn, đồng thời tối ưu hóa lợi thế kinh tế. Như đã đề cập, Vingroup giờ đây đã có một hệ sinh thái trải rộng trên ba nền tảng chính là công nghệ - công nghiệp, thương mại dịch vụ, và hoạt động xã hội, nhờ vào các công ty con nổi bật như Vinfast, Vinhomes, hay Giải thưởng VinFuture. 

Cùng với đó, các Chaebol có quan hệ chặt chẽ với chính phủ, nhận được hỗ trợ về chính sách, vay vốn và đôi khi là các khoản cứu trợ tài chính. Bàn về khía cạnh này, chính phủ Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực công khai nhằm quảng bá thương hiệu xe Vinfast đến với người dân trong nước, cũng như cộng đồng quốc tế. Ngay từ năm 2017, thời điểm Vinfast chỉ mới vừa hình thành, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm công trường xây dựng tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô VinFast tại Hải Phòng. 

Sau đó một năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ ra mắt xe VinFast, đồng thời phát động phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”, cho thấy tham vọng của chính phủ trong việc xây dựng thương hiệu Việt chất lượng cao và phát triển một nền kinh tế tự cường. Ông Phúc - trong năm 2019 - cũng đến dự lễ khánh thành nhà máy sản xuất ô tô Vinfast.  

Không chỉ tích cực tham dự lễ mừng các cột mốc quan trọng của Vinfast, chính phủ còn ngầm mở đường cho doanh nghiệp này nâng cao sự hiện diện quốc tế và mở rộng thị phần. Chẳng hạn, hồi năm 2020, Vinfast đã bàn giao 393 xe ô tô cho Tiểu ban Vật chất - Hậu cần để đưa đón đại biểu trong thời gian đến Việt Nam tham dự các hội nghị thuộc ASEAN. Vào năm ngoái, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư để bổ sung, điều chỉnh các quy chuẩn nhằm kiểm soát khí thải của ô tô chạy bằng diesel. Ngoài ra, khi lãnh đạo Việt Nam công du nước ngoài, thương hiệu Vinfast cũng thường được quảng cáo, như khi Tổng Bí thư Tô Lâm sang Lào (tháng 7) hoặc Thủ tướng Phạm Minh Chính sang Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) (tháng 10).

Bên cạnh đó, các Chaebol cũng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến xuất khẩu, việc làm và sự ổn định kinh tế. Trong năm 2022, tổng doanh thu của năm Chaebol hàng đầu ở Hàn Quốc (Samsung, Hyundai, SK, LG và Lotte) chiếm đến 45% GDP của quốc gia này. Trong khi đó, Vingroup hiện cũng đã chiếm 1,6% GDP của Việt Nam, và với đà phát triển hiện nay, con số này hoàn toàn có thể tăng hơn nữa. 

Với những đặc điểm của một Chaebol, sự tồn tại và phát triển của Vingroup mang lại nhiều lợi ích cho một quốc gia đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam. Với quy mô hoạt động lớn và đa ngành, Vingroup giúp tạo ra tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động, đồng thời góp phần xây dựng nền tảng nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển dài hạn của nền kinh tế. Cùng với đó, những dự án đầu tư lớn thông qua công ty Vinhomes cũng kéo theo sự phát triển của hệ thống giao thông, sự tăng tốc của quá trình đô thị hóa, và sự mở rộng của các khu công nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng kết nối kinh tế giữa các khu vực.

Thêm vào đó, với việc tiếp thu công nghệ từ các nước phát triển và chuyển giao vào sản xuất trong nước, Vingroup cũng giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách công nghệ với các quốc gia tiên tiến và các sản phẩm của đất nước trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, mà Vinfast là trường hợp điển hình. Ngoài ra, nhờ đẩy mạnh xuất khẩu, Vingroup cũng giúp Hà Nội tăng nguồn thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thương mại, hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, và nâng cao hình ảnh quốc gia.  

Và những rủi ro đối với nền kinh tế - chính trị Việt Nam 

Tuy nhiên, Vingroup không phải lúc nào cũng tạo ra tác động tích cực cho Việt Nam. Thế mạnh của Vingroup vẫn tập trung chủ yếu vào bất động sản, và một nửa nguồn thu của tập đoàn là từ khía cạnh này. Để đảm bảo doanh thu, Vingroup không thể không tìm cách thổi phồng thị trường bất động sản, đẩy giá nhà đất lên cao, nghĩa là người dân bình thường, đặc biệt là thế hệ trẻ càng lúc càng khó có cơ hội tiếp cận nhà ở. Đó là chưa kể đến việc nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản sẽ tạo ra hệ lụy nghiêm trọng cho nền kinh tế. Sự kém bền vững này là một rủi ro thường trực đối với nền kinh tế Việt Nam. 

Hơn nữa, nền kinh tế quốc gia có thể trở nên phụ thuộc quá mức vào Vingroup nếu tập đoàn này ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong GDP của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, nếu Vingroup gặp khủng hoảng tài chính hoặc thất bại trong một thương vụ lớn, hậu quả này có thể lan rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành liên quan và khiến nền kinh tế lao đao. Sự độc quyền hóa này còn có thể kìm hãm các nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như các công ty khởi nghiệp trong những phân khúc có sự hiện diện của hệ sinh thái Vingroup, khiến họ không có không gian để phát triển và mở rộng. Hậu quả là nền kinh tế trở nên kém cạnh tranh, trong khi Vingroup sẽ có nhiều quyền lực hơn để thao túng thị trường.  

Bên cạnh đó, khá nhiều hoạt động kinh doanh của Vingroup tập trung vào phân khúc cao cấp như nhà ở, bệnh viện, trường học, du lịch. Điều đó có nghĩa là người có mức thu nhập trung bình và thấp hầu như khó có cơ hội tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ của tập đoàn này, từ đó đào sâu hơn chênh lệch giàu nghèo và khoảng cách xã hội giữa các nhóm dân cư có điều kiện kinh tế khác nhau. 

Ngoài ra, tầm ảnh hưởng lớn của Vingroup và mối liên kết giữa doanh nghiệp này với chính phủ có thể dẫn đến nguy cơ về tham nhũng và lợi ích nhóm. Những doanh nghiệp theo mô hình Chaebol khiến nhà nước rất khó quản lý vì chúng quá lớn đến mức không thể sụp đổ (too big to fail). Quyền lực của doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm lũng đoạn các quyết định chính trị, gây xói mòn niềm tin của công chúng vào các chính sách kinh tế và quản lý của nhà nước. 

Chẳng hạn, hồi năm 2017, Thái tử Samsung Lee Jae Yong đã bị Tòa án cấp cao Seoul tuyên năm năm tù vì đã hối lộ cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, ông Lee đã được giảm án và trả tự do. Đến năm 2020, ông lại bị truy tố về tội thao túng giá cổ phiếu và gian lận kế toán, song công tố viên không thể bắt giữ ông vì tòa án từ chối ban hành lệnh bắt giữ. Đó chỉ là một ví dụ nhỏ cho thấy giới lãnh đạo Chaebol Hàn Quốc dù thường xuyên dính phải các cáo buộc, nhưng thường sẽ sớm trắng án hoặc chỉ phải thi hành án tù trong thời gian rất ngắn. 

Trên thực tế, trong những năm qua khi Đảng Cộng sản Việt Nam đẩy mạnh chiến dịch “đốt lò”, Vingroup hoàn toàn nằm bên ngoài cuộc truy quét này. Có thể vì tập đoàn này không mắc phải sai phạm nào, nhưng ở chiều ngược lại, hoàn toàn có nguy cơ đã diễn ra tình trạng thao túng chính trị. Trong quá khứ, em trai của ông Vượng là Phạm Nhật Vũ đã từng bị Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên án ba năm tù vì tội đưa hối lộ, nhưng đó là sự việc liên quan đến doanh nghiệp AVG và MobiFone, không dính líu đến Vingroup. 

Tóm lại, mô hình phát triển của Vingroup, với những đặc điểm tương đồng với các Chaebol, đã và đang đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thông qua tạo việc làm, thúc đẩy đô thị hóa, và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của Vingroup cũng đặt ra những thách thức không nhỏ về mặt kinh tế và chính trị cho Việt Nam, từ nguy cơ độc quyền và phụ thuộc quá mức, đến việc đào sâu thêm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. 

Do đó, chính phủ cần cân bằng giữa lợi ích phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội, cũng như tăng cường giám sát, đề ra các giải pháp phù hợp để đảm bảo sự phát triển bền vững của cả doanh nghiệp lẫn nền kinh tế quốc dân.

Từ khoá: Vingroup kinh tế Việt Nam kinh tế chính trị chaebol

BÀI LIÊN QUAN