Tại sao Mỹ quyết tâm giữ hệ thống tên lửa Typhon ở Philippines?

Việc Mỹ giữ hệ thống phóng tên lửa tầm trung Typhon ở Philippines hơn nửa năm qua khiến Trung Quốc đáp trả bằng cách liên tục gây hấn với Manila ở Biển Đông.

Vũ Bằng 25/10/2024

Vũ Bằng

25/10/2024
Image
Hệ thống phóng tên lửa tầm trung Typhon của Mỹ - (C): Pitz Defense Analysis

Tại sao hệ thống phóng tên lửa Typhon lại quan trọng?

Vào ngày 15/4, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Lục quân Mỹ lần đầu tiết lộ Lực lượng Đặc nhiệm Đa miền số 1 (1st Multi - Domain Task Force) đã triển khai hệ thống phóng tên lửa tầm trung Typhon đến Bắc Luzon (Philippines) trong khuôn khổ tập trận chung song phương Salaknib 24. Đây là sự kiện rất đáng chú ý, vì Typhon là hệ thống phóng tên lửa tầm trung đầu tiên mà Mỹ triển khai ở châu Á nói chung, và tại Chuỗi đảo Thứ nhất (First Island Chain) nói riêng kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Trước đó, vào năm 1987, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev đã Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (Intermediate - Range Nuclear Forces), theo đó hai bên cam kết hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân. Theo Hiệp ước, Washington và Moscow sau đó đã phá hủy hơn 2.600 tên lửa tầm trung được triển khai và chưa triển khai, đồng thời áp đặt hạn chế trong việc sản xuất, phát triển và triển khai thêm. Tuy nhiên, vào năm 2019, Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump đã chính thức rút khỏi Hiệp ước trên, với lý do Nga đã từ lâu đã không tuân thủ các thỏa thuận.

Hệ thống Typhon được tập đoàn Lockheed Martin phát triển cho Lục quân Mỹ vào năm 2022, sau đó triển khai tại Căn cứ Lewis - McChord ở bang Washington, do Lực lượng Đặc nhiệm Đa miền số 1 vận hành. Typhon giúp bổ sung cho kho vũ khí của Lục quân, vì Mỹ hiện có các hệ thống pháo binh tầm ngắn như tên lửa tấn công chính xác PrSM (500 - 650km) và các loại vũ khí siêu thanh tầm dài như LRHW (khoảng 5.000km).  

Một khẩu đội Typhon đầy đủ bao gồm một trung tâm điều hành, bốn bệ phóng, động cơ chính và xe kéo đã được sửa đổi để phù hợp với hệ thống. Typhon có thể được lắp đặt trên xe tải dài 12m, là bệ phóng cho tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa đánh chặn SM-6 đã được sửa đổi một vài thiết kế để phù hợp với đơn vị Lục quân (vì chúng thường sử dụng cho Hải quân và Không quân).

SM-6 là tên lửa đánh chặn mới nhất của Hải quân Mỹ, chuyên thực hiện tác chiến phòng không tầm xa chống lại tên lửa đạn đạo và có tầm hoạt động hơn 240km. Tên lửa này được trang bị hệ thống dẫn đường bằng radar chủ động, cho phép tên lửa tự động tìm và theo dõi mục tiêu. Trong khi đó, Tomahawk là tên lửa hành trình cận âm có khả năng tấn công mục tiêu cách tàu chiến khoảng 2.500km hoặc tham gia vào hoạt động tấn công đất liền từ tàu ngầm.

Trái với dự định ban đầu chỉ triển khai tạm thời để phục vụ cho tập trận Salaknib và Balikatan, hệ thống Typhon đã được giữ lại ở Philippines từ đó cho đến nay. Theo xác nhận của Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Eduardo Ano hồi giữa tháng 9, hiện chưa có thời gian cụ thể khi nào hệ thống tên lửa tầm trung này sẽ được rút khỏi đất nước. Các quan chức Philippines kỳ vọng hệ thống Typhon có thể được giữ đến tháng 4 năm sau, thời điểm cuộc tập trận Balikatan năm 2025 được tổ chức. Táo bạo hơn, Tướng Romeo Brawner Jnr, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Philippines, còn bày tỏ mong muốn Manila có thể mua hệ thống này trong tương lai. 

Tại sao Mỹ triển khai Typhon ở Philippines?

Trước hết, việc Mỹ triển khai và giữ hệ thống Typhon tại Manila có thể nhằm phục vụ cho mục đích huấn luyện. Theo đó, các hệ thống tên lửa mới thường hoạt động khá tốt trong phạm vi các cuộc thử nghiệm tại những khu vực sa mạc ở Mỹ. Tuy nhiên, tại những nơi này, chúng không bị ảnh hưởng bởi kiểu khí hậu hải dương và độ ẩm cao của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vì thế, việc cho Typhon đến Philippines và tham gia vào các cuộc tập trận có thể là cách Lục quân Mỹ muốn thử nghiệm để xem hệ thống tên lửa tầm trung mới sẽ hoạt động như thế nào và có hiệu quả ra sao trong điều kiện khí hậu khác. Từ đó, Lục quân sẽ có thêm dữ liệu để điều chỉnh nếu cần thiết, cũng như sử dụng kết quả đó để bắt đầu tiến hành huấn luyện cho các đơn vị vận hành hệ thống này.

Hơn nữa, cấu hình quần đảo của Philippines phù hợp với khái niệm Hoạt động Hàng hải Phân tán (Distributed Maritime Operations - DMO) của Mỹ. Chiến thuật trên đòi hỏi phải phân tán các đơn vị trên một khu vực hoạt động rộng để khiến việc phát hiện và nhắm mục tiêu của kẻ thù trở nên khó khăn, vì trong môi trường chiến tranh hiện đại với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ quân sự tiên tiến như tên lửa tầm xa, vũ khí siêu thanh, việc tập trung lực lượng vào một vị trí duy nhất trở nên rất nguy hiểm. Khi triển khai Typhon ở quần đảo này, Washington sẽ có cơ hội để thử nghiệm hệ thống theo chiến thuật DMO ở nhiều địa điểm khác nhau trong chín căn cứ thuộc Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng (EDCA).  

Cùng với đó, duy trì hệ thống Typhon ở Philippines có thể là động thái đầu tiên trong kế hoạch của Mỹ nhằm cố gắng cạnh tranh về năng lực răn đe tên lửa với Trung Quốc trong khu vực. Theo một báo cáo vào năm 2021 của tạp chí Military Review, Lực lượng Tên lửa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (People’s Liberation Army Rocket Force) đang sở hữu hơn 2.200 tên lửa đạn đạo và hành trình được trang bị vũ khí thông thường, cũng như có đủ tên lửa chống hạm để tấn công mọi tàu chiến mặt nước của Mỹ ở Biển Đông.

Xét rộng hơn, lực lượng này có thể đe dọa Mỹ và đồng minh dọc theo Chuỗi Đảo Thứ nhất (First Island Chain), và thậm chí đến Chuỗi Đảo Thứ hai (Second Island Chain). Tuy nhiên, cần thêm thời gian để theo dõi các động thái tiếp theo của Mỹ, từ đó mới có thể đưa ra đánh giá chính xác về khả năng cạnh tranh của siêu cường với Trung Quốc ở khía cạnh này. Trước mắt, hệ thống Typhon tuy có sức mạnh và tính cơ động tốt, nhưng với số lượng hiện diện ít ỏi tại Philippines, chúng vẫn có thể dễ dàng bị áp đảo bởi tên lửa dày đặc mà Trung Quốc đang sở hữu.   

Mở rộng hơn, Mỹ dường như đang muốn sử dụng Philippines như là “quân bài” để thúc đẩy chương trình nghị sự chống Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển ĐôngEo biển Đài Loan. Bằng cách triển khai hệ thống Typhon, Mỹ có thể tạo ra thế trận răn đe mở rộng với Trung Quốc, đồng thời tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực, từ đó giúp Washington tạo thiện cảm như một đối tác an ninh đáng tin cậy, có trách nhiệm với Philippines. Bởi lẽ, hệ thống Typhon giúp trám vào một khoảng trống quan trọng trong năng lực phòng thủ của Manila, vốn thiếu các loại vũ khí có đủ tầm bắn cần thiết để chống lại sự xâm nhập của tàu nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình.

Tuy nhiên, sự hiện diện của Typhon ở Philippines không có nghĩa là Mỹ cam kết bảo vệ Manila khi xảy ra các vụ va chạm ở Biển Đông. Thực trạng này diễn ra suốt thời gian qua, dù cho Typhon đã tồn tại ở Philippines hơn nửa năm.

Mỹ cũng chưa từng công khai tuyên bố sẽ triển khai Typhon “vĩnh viễn” tại Philippines, nghĩa là sự hiện diện và răn đe này có thể bị rút lại bất kỳ lúc nào. Washington thừa hiểu rằng giới tinh hoa chính trị tại Philippines không có sự thống nhất về nhận thức đối với Mỹ.

Khi chính quyền đương nhiệm Ferdinand Marcos Jr. củng cố mối quan hệ với Mỹ, họ đã làm suy yếu liên minh với các chính trị gia thân với chính quyền trước đây của ông Rodrigo Duterte (vốn ủng hộ hợp tác với Trung Quốc và đối đầu với phương Tây). Sự rạn nứt đó lên đến đỉnh điểm vào quý II năm nay, khi Phó Tổng thống Sara Duterte từ chức Bộ trưởng Giáo dục và Phó Chủ tịch Lực lượng Đặc nhiệm về Chống Nổi dậy, còn ông Duterte chỉ trích ông Marcos là con rối của Mỹ. Mối bất hòa dữ dội này báo hiệu nguy cơ rằng khi ông Marcos kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2028, nếu một người trong phe của Duterte thắng cử, chính sách đối ngoại của Philippines sẽ thay đổi đáng kể. Vì thế, giữ một hệ thống quan trọng như Typhon ở trạng thái triển khai tạm thời là sự khôn ngoan của Mỹ. 

Như vậy, Mỹ triển khai và duy trì sự hiện diện hệ thống tên lửa Typhon ở Philippines để phục vụ cho các mục đích thử nghiệm, huấn luyện chiến thuật, răn đe với Trung Quốc, cũng như duy trì cam kết với đồng minh.

Tuy nhiên, có hai câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời là: liệu Washington có triển khai Typhon lâu dài? và liệu Typhon có thể thực sự củng cố năng lực phòng thủ của Manila? 

Làm phức tạp hóa an ninh khu vực

Ngay khi Washington đưa Typhon vào Philippines vào tháng 4, Trung Quốc đã lên tiếng “phản đối mạnh mẽ việc Mỹ triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung ở châu Á - Thái Bình Dương và tăng cường triển khai ở ngưỡng cửa của Trung Quốc để tìm kiếm lợi thế quân sự đơn phương”. Cùng với đó, Bắc Kinh cho rằng động thái của Washington “làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực và làm tăng nguy cơ đánh giá sai lầm và tính toán sai lầm”.

Khi chưa rõ thời điểm Mỹ sẽ rút Typhon khỏi Philippines, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào cuối tháng 9 đã cáo buộc rằng quyết định này “làm suy yếu hòa bình và ổn định khu vực” (undermines regional peace and stability). Cũng trong thời điểm này, Bắc Kinh thông báo đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mang đầu đạn mô phỏng huấn luyện vào vùng biển quốc tế trên Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên sau 44 năm, Trung Quốc mới công khai thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhưng không nêu cụ thể mẫu tên lửa cũng như địa điểm phóng tên lửa. Nhìn chung, động thái của Trung Quốc là nhằm phô trương sức mạnh quân sự cũng như cảnh báo Mỹ và các đồng minh trong khu vực.

Mức độ gây hấn của Trung Quốc với Philippines trên Biển Đông cũng gia tăng kể từ khi hệ thống Typhon được chuyển đến quốc gia Đông Nam Á này. Bắc Kinh đang gây sức ép với Manila trên cùng lúc ba điểm nóng là Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), Bãi cạn Scarborough và Bãi Sa Bin (Sabina Shoal). Một số vụ va chạm có thể kể đến là Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Philippines ở Bãi cạn Scarborough vào ngày 30/424/5; tấn công khiến quân nhân Philippines bị thương gần Bãi Cỏ Mây vào giữa tháng 6; bao vây khiến lực lượng tiếp tế Philippines không thể tiếp cận tàu BRP Teresa Magbanua neo tại Bãi Sa Bin vào cuối tháng 8, khiến con tàu này phải rút khỏi thực thể trên sau đó hơn nửa tháng.

Thêm vào đó, trong tuần từ 17 - 23/9 (thời điểm ông Eduardo Ano tuyên bố chưa rõ khi nào hệ thống Typhon rút khỏi Philippines), Trung Quốc đã tăng số lượng tàu hoạt động trên Biển Đông ở mức kỷ lục trong năm nay lên 251 chiếc (gồm tàu chiến, dân quân biển, nghiên cứu và khảo sát, hải cảnh) phân bổ nhiều nhất gần Bãi Sa Bin.

Mặc dù gần đây tình hình tranh chấp có hạ nhiệt (có thể do Manila đã rút tàu khỏi Bãi Sa Bin, cũng như thời tiết xấu) song những tháng tới, nếu hệ thống Typhon vẫn còn hiện diện và sự “cứng đầu” của Philippines vẫn tiếp tục, thì nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ tái bố trí lực lượng, tổ chức các cuộc tập trận, cũng như thực hiện các hành vi gây hấn như đâm, va, phun vòi rồng. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể sử dụng ảnh hưởng ngoại giao của mình để gây sức ép trong Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ 11 sắp diễn ra vào tháng 11.

Tóm lại, hệ thống Typhon hiện diện ở Philippines dường như chỉ phục vụ cho các lợi ích của Mỹ, trong khi hầu như không giúp ích gì cho Manila trong việc ngăn chặn các hành vi gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Trái lại, tình hình các khu vực tranh chấp còn trở nên phức tạp hơn, căng thẳng hơn, và va chạm nhiều hơn, tiếp tục báo hiệu một tương lai không mấy êm ả nếu Philippines vẫn tiếp cận thân Mỹ và cứng rắn với Trung Quốc. 

Tại sao hệ thống phóng tên lửa Typhon lại quan trọng?

Vào ngày 15/4, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Lục quân Mỹ lần đầu tiết lộ Lực lượng Đặc nhiệm Đa miền số 1 (1st Multi - Domain Task Force) đã triển khai hệ thống phóng tên lửa tầm trung Typhon đến Bắc Luzon (Philippines) trong khuôn khổ tập trận chung song phương Salaknib 24. Đây là sự kiện rất đáng chú ý, vì Typhon là hệ thống phóng tên lửa tầm trung đầu tiên mà Mỹ triển khai ở châu Á nói chung, và tại Chuỗi đảo Thứ nhất (First Island Chain) nói riêng kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Trước đó, vào năm 1987, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev đã Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (Intermediate - Range Nuclear Forces), theo đó hai bên cam kết hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân. Theo Hiệp ước, Washington và Moscow sau đó đã phá hủy hơn 2.600 tên lửa tầm trung được triển khai và chưa triển khai, đồng thời áp đặt hạn chế trong việc sản xuất, phát triển và triển khai thêm. Tuy nhiên, vào năm 2019, Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump đã chính thức rút khỏi Hiệp ước trên, với lý do Nga đã từ lâu đã không tuân thủ các thỏa thuận.

Hệ thống Typhon được tập đoàn Lockheed Martin phát triển cho Lục quân Mỹ vào năm 2022, sau đó triển khai tại Căn cứ Lewis - McChord ở bang Washington, do Lực lượng Đặc nhiệm Đa miền số 1 vận hành. Typhon giúp bổ sung cho kho vũ khí của Lục quân, vì Mỹ hiện có các hệ thống pháo binh tầm ngắn như tên lửa tấn công chính xác PrSM (500 - 650km) và các loại vũ khí siêu thanh tầm dài như LRHW (khoảng 5.000km).  

Một khẩu đội Typhon đầy đủ bao gồm một trung tâm điều hành, bốn bệ phóng, động cơ chính và xe kéo đã được sửa đổi để phù hợp với hệ thống. Typhon có thể được lắp đặt trên xe tải dài 12m, là bệ phóng cho tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa đánh chặn SM-6 đã được sửa đổi một vài thiết kế để phù hợp với đơn vị Lục quân (vì chúng thường sử dụng cho Hải quân và Không quân).

SM-6 là tên lửa đánh chặn mới nhất của Hải quân Mỹ, chuyên thực hiện tác chiến phòng không tầm xa chống lại tên lửa đạn đạo và có tầm hoạt động hơn 240km. Tên lửa này được trang bị hệ thống dẫn đường bằng radar chủ động, cho phép tên lửa tự động tìm và theo dõi mục tiêu. Trong khi đó, Tomahawk là tên lửa hành trình cận âm có khả năng tấn công mục tiêu cách tàu chiến khoảng 2.500km hoặc tham gia vào hoạt động tấn công đất liền từ tàu ngầm.

Trái với dự định ban đầu chỉ triển khai tạm thời để phục vụ cho tập trận Salaknib và Balikatan, hệ thống Typhon đã được giữ lại ở Philippines từ đó cho đến nay. Theo xác nhận của Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Eduardo Ano hồi giữa tháng 9, hiện chưa có thời gian cụ thể khi nào hệ thống tên lửa tầm trung này sẽ được rút khỏi đất nước. Các quan chức Philippines kỳ vọng hệ thống Typhon có thể được giữ đến tháng 4 năm sau, thời điểm cuộc tập trận Balikatan năm 2025 được tổ chức. Táo bạo hơn, Tướng Romeo Brawner Jnr, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Philippines, còn bày tỏ mong muốn Manila có thể mua hệ thống này trong tương lai. 

Tại sao Mỹ triển khai Typhon ở Philippines?

Trước hết, việc Mỹ triển khai và giữ hệ thống Typhon tại Manila có thể nhằm phục vụ cho mục đích huấn luyện. Theo đó, các hệ thống tên lửa mới thường hoạt động khá tốt trong phạm vi các cuộc thử nghiệm tại những khu vực sa mạc ở Mỹ. Tuy nhiên, tại những nơi này, chúng không bị ảnh hưởng bởi kiểu khí hậu hải dương và độ ẩm cao của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vì thế, việc cho Typhon đến Philippines và tham gia vào các cuộc tập trận có thể là cách Lục quân Mỹ muốn thử nghiệm để xem hệ thống tên lửa tầm trung mới sẽ hoạt động như thế nào và có hiệu quả ra sao trong điều kiện khí hậu khác. Từ đó, Lục quân sẽ có thêm dữ liệu để điều chỉnh nếu cần thiết, cũng như sử dụng kết quả đó để bắt đầu tiến hành huấn luyện cho các đơn vị vận hành hệ thống này.

Hơn nữa, cấu hình quần đảo của Philippines phù hợp với khái niệm Hoạt động Hàng hải Phân tán (Distributed Maritime Operations - DMO) của Mỹ. Chiến thuật trên đòi hỏi phải phân tán các đơn vị trên một khu vực hoạt động rộng để khiến việc phát hiện và nhắm mục tiêu của kẻ thù trở nên khó khăn, vì trong môi trường chiến tranh hiện đại với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ quân sự tiên tiến như tên lửa tầm xa, vũ khí siêu thanh, việc tập trung lực lượng vào một vị trí duy nhất trở nên rất nguy hiểm. Khi triển khai Typhon ở quần đảo này, Washington sẽ có cơ hội để thử nghiệm hệ thống theo chiến thuật DMO ở nhiều địa điểm khác nhau trong chín căn cứ thuộc Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng (EDCA).  

Cùng với đó, duy trì hệ thống Typhon ở Philippines có thể là động thái đầu tiên trong kế hoạch của Mỹ nhằm cố gắng cạnh tranh về năng lực răn đe tên lửa với Trung Quốc trong khu vực. Theo một báo cáo vào năm 2021 của tạp chí Military Review, Lực lượng Tên lửa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (People’s Liberation Army Rocket Force) đang sở hữu hơn 2.200 tên lửa đạn đạo và hành trình được trang bị vũ khí thông thường, cũng như có đủ tên lửa chống hạm để tấn công mọi tàu chiến mặt nước của Mỹ ở Biển Đông.

Xét rộng hơn, lực lượng này có thể đe dọa Mỹ và đồng minh dọc theo Chuỗi Đảo Thứ nhất (First Island Chain), và thậm chí đến Chuỗi Đảo Thứ hai (Second Island Chain). Tuy nhiên, cần thêm thời gian để theo dõi các động thái tiếp theo của Mỹ, từ đó mới có thể đưa ra đánh giá chính xác về khả năng cạnh tranh của siêu cường với Trung Quốc ở khía cạnh này. Trước mắt, hệ thống Typhon tuy có sức mạnh và tính cơ động tốt, nhưng với số lượng hiện diện ít ỏi tại Philippines, chúng vẫn có thể dễ dàng bị áp đảo bởi tên lửa dày đặc mà Trung Quốc đang sở hữu.   

Mở rộng hơn, Mỹ dường như đang muốn sử dụng Philippines như là “quân bài” để thúc đẩy chương trình nghị sự chống Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển ĐôngEo biển Đài Loan. Bằng cách triển khai hệ thống Typhon, Mỹ có thể tạo ra thế trận răn đe mở rộng với Trung Quốc, đồng thời tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực, từ đó giúp Washington tạo thiện cảm như một đối tác an ninh đáng tin cậy, có trách nhiệm với Philippines. Bởi lẽ, hệ thống Typhon giúp trám vào một khoảng trống quan trọng trong năng lực phòng thủ của Manila, vốn thiếu các loại vũ khí có đủ tầm bắn cần thiết để chống lại sự xâm nhập của tàu nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình.

Tuy nhiên, sự hiện diện của Typhon ở Philippines không có nghĩa là Mỹ cam kết bảo vệ Manila khi xảy ra các vụ va chạm ở Biển Đông. Thực trạng này diễn ra suốt thời gian qua, dù cho Typhon đã tồn tại ở Philippines hơn nửa năm.

Mỹ cũng chưa từng công khai tuyên bố sẽ triển khai Typhon “vĩnh viễn” tại Philippines, nghĩa là sự hiện diện và răn đe này có thể bị rút lại bất kỳ lúc nào. Washington thừa hiểu rằng giới tinh hoa chính trị tại Philippines không có sự thống nhất về nhận thức đối với Mỹ.

Khi chính quyền đương nhiệm Ferdinand Marcos Jr. củng cố mối quan hệ với Mỹ, họ đã làm suy yếu liên minh với các chính trị gia thân với chính quyền trước đây của ông Rodrigo Duterte (vốn ủng hộ hợp tác với Trung Quốc và đối đầu với phương Tây). Sự rạn nứt đó lên đến đỉnh điểm vào quý II năm nay, khi Phó Tổng thống Sara Duterte từ chức Bộ trưởng Giáo dục và Phó Chủ tịch Lực lượng Đặc nhiệm về Chống Nổi dậy, còn ông Duterte chỉ trích ông Marcos là con rối của Mỹ. Mối bất hòa dữ dội này báo hiệu nguy cơ rằng khi ông Marcos kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2028, nếu một người trong phe của Duterte thắng cử, chính sách đối ngoại của Philippines sẽ thay đổi đáng kể. Vì thế, giữ một hệ thống quan trọng như Typhon ở trạng thái triển khai tạm thời là sự khôn ngoan của Mỹ. 

Như vậy, Mỹ triển khai và duy trì sự hiện diện hệ thống tên lửa Typhon ở Philippines để phục vụ cho các mục đích thử nghiệm, huấn luyện chiến thuật, răn đe với Trung Quốc, cũng như duy trì cam kết với đồng minh.

Tuy nhiên, có hai câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời là: liệu Washington có triển khai Typhon lâu dài? và liệu Typhon có thể thực sự củng cố năng lực phòng thủ của Manila? 

Làm phức tạp hóa an ninh khu vực

Ngay khi Washington đưa Typhon vào Philippines vào tháng 4, Trung Quốc đã lên tiếng “phản đối mạnh mẽ việc Mỹ triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung ở châu Á - Thái Bình Dương và tăng cường triển khai ở ngưỡng cửa của Trung Quốc để tìm kiếm lợi thế quân sự đơn phương”. Cùng với đó, Bắc Kinh cho rằng động thái của Washington “làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực và làm tăng nguy cơ đánh giá sai lầm và tính toán sai lầm”.

Khi chưa rõ thời điểm Mỹ sẽ rút Typhon khỏi Philippines, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào cuối tháng 9 đã cáo buộc rằng quyết định này “làm suy yếu hòa bình và ổn định khu vực” (undermines regional peace and stability). Cũng trong thời điểm này, Bắc Kinh thông báo đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mang đầu đạn mô phỏng huấn luyện vào vùng biển quốc tế trên Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên sau 44 năm, Trung Quốc mới công khai thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhưng không nêu cụ thể mẫu tên lửa cũng như địa điểm phóng tên lửa. Nhìn chung, động thái của Trung Quốc là nhằm phô trương sức mạnh quân sự cũng như cảnh báo Mỹ và các đồng minh trong khu vực.

Mức độ gây hấn của Trung Quốc với Philippines trên Biển Đông cũng gia tăng kể từ khi hệ thống Typhon được chuyển đến quốc gia Đông Nam Á này. Bắc Kinh đang gây sức ép với Manila trên cùng lúc ba điểm nóng là Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), Bãi cạn Scarborough và Bãi Sa Bin (Sabina Shoal). Một số vụ va chạm có thể kể đến là Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Philippines ở Bãi cạn Scarborough vào ngày 30/424/5; tấn công khiến quân nhân Philippines bị thương gần Bãi Cỏ Mây vào giữa tháng 6; bao vây khiến lực lượng tiếp tế Philippines không thể tiếp cận tàu BRP Teresa Magbanua neo tại Bãi Sa Bin vào cuối tháng 8, khiến con tàu này phải rút khỏi thực thể trên sau đó hơn nửa tháng.

Thêm vào đó, trong tuần từ 17 - 23/9 (thời điểm ông Eduardo Ano tuyên bố chưa rõ khi nào hệ thống Typhon rút khỏi Philippines), Trung Quốc đã tăng số lượng tàu hoạt động trên Biển Đông ở mức kỷ lục trong năm nay lên 251 chiếc (gồm tàu chiến, dân quân biển, nghiên cứu và khảo sát, hải cảnh) phân bổ nhiều nhất gần Bãi Sa Bin.

Mặc dù gần đây tình hình tranh chấp có hạ nhiệt (có thể do Manila đã rút tàu khỏi Bãi Sa Bin, cũng như thời tiết xấu) song những tháng tới, nếu hệ thống Typhon vẫn còn hiện diện và sự “cứng đầu” của Philippines vẫn tiếp tục, thì nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ tái bố trí lực lượng, tổ chức các cuộc tập trận, cũng như thực hiện các hành vi gây hấn như đâm, va, phun vòi rồng. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể sử dụng ảnh hưởng ngoại giao của mình để gây sức ép trong Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ 11 sắp diễn ra vào tháng 11.

Tóm lại, hệ thống Typhon hiện diện ở Philippines dường như chỉ phục vụ cho các lợi ích của Mỹ, trong khi hầu như không giúp ích gì cho Manila trong việc ngăn chặn các hành vi gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Trái lại, tình hình các khu vực tranh chấp còn trở nên phức tạp hơn, căng thẳng hơn, và va chạm nhiều hơn, tiếp tục báo hiệu một tương lai không mấy êm ả nếu Philippines vẫn tiếp cận thân Mỹ và cứng rắn với Trung Quốc. 

Từ khoá: tên lửa tầm trung Typhon Bắc Luzon Philippines Mỹ

BÀI LIÊN QUAN