Chính trị - Ngoại giao | Kinh tế   10/06/2024

Thái Lan sắp gia nhập BRICS, còn Việt Nam?

Việc Thái Lan bày tỏ ý định gia nhập khối BRICS có thể mang lại kinh nghiệm cho các quốc gia Đông Nam Á để làm điều tương tự. Dù mới chỉ tuyên bố “quan tâm” đến việc tham gia BRICS, Việt Nam có thể là thành viên của khối trong tương lai.

Image
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng - (C): Bộ Ngoại giao Việt Nam

Vào ngày 28/5, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã chính thức bày tỏ quan tâm gia nhập khối BRICS (viết tắt từ chữ cái đầu trong tên tiếng Anh của các nước thành viên - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Việc chính phủ của Thủ tướng Srettha Thavisin sớm hoàn tất các kế hoạch đệ trình đơn gia nhập nhóm các nền kinh tế mới nổi này cho thấy đây là động thái được Thái Lan chuẩn bị từ trước. 

Tuy nhiên, quyết định trên lại nằm ngoài dự đoán của nhiều quốc gia phương Tây, vốn đang kỳ vọng Bangkok sẽ gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) - một diễn đàn kinh tế có quan điểm hoài nghi về hoạt động của BRICS. 

Việc Thái Lan tích cực tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế là minh chứng cho cam kết của nước này đối với chính sách đối ngoại cân bằng, được đưa ra trong tuyên bố của Hội đồng Bộ trưởng lần thứ 63 (63rd Council of Ministers) vào ngày 11/9/2023. Vậy, Việt Nam có thể rút ra được điều gì từ việc quan sát “bước đi” ngoại giao quan trọng này của Thái Lan, nhất là trong bối cảnh sự phát triển của khối BRICS có thể dần định hình lại trật tự quốc tế.

Việt Nam ngày càng quan tâm đến BRICS?

Ngày 9/5, trong buổi họp báo thường kỳ, bà Phạm Thu Hằng, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã khẳng định lập trường của nước này đối với những thông tin về khả năng gia nhập khối BRICS. Cụ thể, Việt Nam, giống như nhiều quốc gia khác, đang quan tâm theo dõi tiến trình mở rộng thành viên của nhóm BRICS. Trước đó, vào tháng 8/2023, bà Hằng cũng đã đưa ra tuyên bố tương tự khi có thông tin Việt Nam quan tâm tham gia nhóm BRICS. Theo đó, Việt Nam luôn sẵn sàng tham gia và đóng góp tích cực tại các cơ chế, tổ chức, diễn đàn đa phương toàn cầu cũng như khu vực. Động thái này là phù hợp với phương châm chủ đạo trong chính sách đối ngoại Việt Nam, đó là trở thành một thành viên có trách nhiệm và tích cực trong cộng đồng quốc tế, với đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.

Tuy nhiên, theo một số nguồn tin khác, Việt Nam đang trong tiến trình đệ trình hồ sơ gia nhập BRICS. Theo đó, vào ngày 11/4, nhật báo Izvestia của Nga dẫn tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại nước này cho biết Hà Nội đang cân nhắc việc tham gia vào khối BRICS. Cụ thể hơn, trả lời phỏng vấn của báo Izvestia, một quan chức ngoại giao Việt Nam đã chia sẻ: “Theo những gì chúng tôi biết, các quan điểm chính thức về những vấn đề này đang được xem xét”. Ngoài ra, theo báo Sputnik Africa, Việt Nam cũng có tên trong danh sách các quốc gia chính thức nộp đơn gia nhập BRICS do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Nam Phi Naledi Pandor công bố vào tháng 8/2023. 

Đến nay, Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn chưa chính thức bác bỏ hay đưa ra bất kỳ bình luận gì về những thông tin trên.

Như vậy, những nguồn tin xoay quanh động thái của Việt Nam trong việc gia nhập khối BRICS cho thấy Hà Nội có thái độ cởi mở đối với việc trở thành một phần của tổ chức. Điều này xuất phát từ mong muốn tự chủ chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị Mỹ - Trung ngày càng gay gắt và không gian chiến lược để các nước tầm trung thực hiện chính sách đối ngoại “cân bằng” ngày càng bị thu hẹp. Trong tương lai, với khả năng thu hút các quốc gia có quan điểm chính trị đa dạng, nhất là khi các quốc gia Nam Bán cầu (Global South) đang có xu hướng bất mãn với các nước phương Tây (chủ yếu gây ra bởi hệ thống quốc tế thiếu đại diện cho các nước đang phát triển, lệnh trừng phạt Nga gây bất ổn lên nền kinh tế thế giới, và sự bất mãn với di sản của chủ nghĩa thực dân), BRICS sẽ mang lại nhiều cơ hội để Việt Nam đạt được mục tiêu của mình.

Sẽ ra sao nếu Việt Nam gia nhập BRICS?

Ba trụ cột chính trong hợp tác của BRICS là: hợp tác an ninh - chính trị, hợp tác kinh tế - tài chính và hợp tác văn hóa - xã hội. Với vị thế là một trong những thị trường mới nổi hàng đầu tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Việt Nam – khi gia nhập BRICS – sẽ có nhiều lợi ích và tiềm năng phát triển ở các lĩnh vực trên, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước.

Về lĩnh vực an ninh - chính trị, thông qua chương trình của Diễn đàn Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BRICS (DALRRD), Việt Nam có thể tăng cường hợp tác với các quốc gia thành viên khác trong việc chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật và công nghệ nông nghiệp tiên tiến. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể tham gia vào các cơ chế hợp tác an ninh của BRICS như Hội nghị Nhóm các Cố vấn An ninh Quốc gia (NSAs) và Nhóm làm việc về chống khủng bố (Counter-Terrorism Working Group) để tăng cường năng lực phòng thủ, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, góp phần duy trì môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới. Đặc biệt, sau vụ khủng bốyếu tố nước ngoài xảy ra tại tỉnh Đắk Lắk vào tháng 6/2023, Hà Nội càng có thêm động lực để tăng cường hợp tác an ninh quốc tế.

Về lĩnh vực kinh tế - tài chính, thông qua Chiến lược chung giai đoạn 2022 - 2026 của Ngân hàng Phát triển mới (NDB), Việt Nam có thể tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng như giao thông, năng lượng và hạ tầng kỹ thuật số. Đặc biệt, trong bối cảnh Bộ Chính trị đã ký ban hành Kết luận số 72-KL/TW vào tháng 2/2024 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ NDB càng có ý nghĩa quan trọng. Hơn nữa, việc tham gia vào các cơ chế kinh tế - tài chính của BRICS như Thỏa thuận dự phòng thanh khoản (CRA) và hội nghị của Hội đồng Kinh doanh BRICS (BRICS Business Council) có thể giúp Việt Nam tăng cường khả năng chống chịu trước các cú sốc kinh tế và tài chính toàn cầu cũng như mở ra cơ hội kết nối và hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp lớn trong khối. 

Về lĩnh vực văn hóa - xã hội, thông qua các cơ chế như Liên minh các trường đại học BRICS (BUA), Việt Nam có thể tăng cường giao lưu văn hóa, giáo dục và khoa học với các quốc gia thành viên. Bên cạnh đó, việc tham gia vào các sự kiện và chương trình giao lưu văn hóa như Liên hoan phim BRICS (BRICS Film Festival) sẽ giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, thu hút khách du lịch và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa người dân các nước. 

Ngoài ra, viễn cảnh Việt Nam gia nhập BRICS cũng nhận được sự ủng hộ từ thành viên trong khối. Cụ thể, vào ngày 15/5, Đại sứ Nga tại Việt Nam Gennady Stepanovich Bezdetko khẳng định Moscow hoàn toàn ủng hộ việc Hà Nội gia nhập BRICS. Ông cho biết: “Các nhà lãnh đạo từ cấp bộ trưởng đến cấp cao, từ chính quyền trung ương đến địa phương đều rất ủng hộ việc các quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, gia nhập BRICS”. Theo Đại sứ Bezdetko, BRICS không áp đặt các quy định hay ràng buộc khắt khe mà chủ trương khuyến khích tham gia mở, linh hoạt, phù hợp với từng quốc gia. Do đó, ông cho rằng đây là một hình thức hợp tác phù hợp mà Việt Nam có thể cân nhắc.

Về lợi ích của việc Việt Nam tham gia vào các hoạt động của BRICS, Yakovlev Artem Alexandrovich, Giám đốc Trung tâm Chiến lược Nga ở Châu Á, nhận định: “Ảnh hưởng của BRICS+ (tên gọi không chính thức được sử dụng sau khi BRICS mở rộng năm 2023), được dự đoán sẽ gia tăng đáng kể trên trường kinh tế và chính trị toàn cầu. Sự mở rộng của BRICS sẽ đóng vai trò then chốt trong việc định hình lại cục diện địa chính trị và kinh tế thế giới, đưa thế giới hướng tới một trật tự đa cực. Việt Nam, với tư cách là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, có chung nhiều mục tiêu với các thành viên khác của BRICS+. Tôi tin rằng, đối với Việt Nam cũng như các quốc gia khác, việc trở thành thành viên của BRICS+ mang lại tầm quan trọng đáng kể và hứa hẹn những kết quả tích cực”.

Như vậy, với những lợi ích tiềm năng của việc gia nhập khối BRICS – tổ chức tập trung vào tăng cường tiếng nói và ảnh hưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng khối kinh tế này để tăng cường năng lực tự chủ và mở rộng các kết nối, cả về kinh tế lẫn chính trị. Ngoài ra, vào cuối tháng 11/2023, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết 103/2023/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó đặt mục tiêu tăng trưởng GDP là “từ 6,0 - 6,5%”. Với đòi hỏi phát triển kinh tế này, lựa chọn tham gia khối BRICS càng xứng đáng được Việt Nam cân nhắc. Đồng thời, với việc Nga chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của BRICS hồi tháng 1/2024, Việt Nam có thể được “tạo điều kiện thuận lợi” về các thủ tục gia nhập, qua đó hứa hẹn một tương lai hợp tác chặt chẽ hơn với Nga trong BRICS.

Nhưng cẩn trọng vẫn không thừa!

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm đáng lưu tâm nếu Việt Nam quyết định gia nhập BRICS. Cụ thể, theo nhận định của TS. Nguyễn Hồng Hải - Đại học Queensland (Australia), việc Việt Nam gia nhập BRICS ở thời điểm hiện tại chỉ giúp Hà Nội có thêm một địa chỉ diễn đàn đa phương để tham gia, nhưng không mang lại lợi ích thực chất nếu xét về góc độ kinh tế. Theo ông Hải: “Tuy hợp tác kinh tế được nhấn mạnh là nền tảng, nhưng cho đến nay BRICS cũng chưa thiết lập được những cơ chế và khung chế định chặt chẽ nhằm thúc đẩy và đảm bảo hợp tác kinh tế hiệu quả, ngoại trừ Diễn đàn Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BRICS và Ngân hàng Phát triển Mới (NDB). Các số liệu từ hiệu ứng của sự hợp tác kinh tế do các cơ chế của BRICS tạo ra cũng chưa thể hiện rõ ràng”.

Ngoài ra, tiến sĩ Hải cũng cho rằng việc gia nhập BRICS có thể gây ra những rủi ro tiềm ẩn trong quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội với các đối tác phương Tây. Cụ thể, Việt Nam sẽ phải chuẩn bị tâm thế, dù không muốn, “là đi theo một nhóm muốn tạo lập một trật tự quốc tế mới, đứng về một phe chống lại sự ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây”. 

Đồng thời, ông Hải cũng bày tỏ quan ngại với viễn cảnh Việt Nam sẽ ngày càng lún sâu vào tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, khi Bắc Kinh xem BRICS là phương tiện cho những tham vọng địa chính trị để đối trọng với khối G7, định hình nên một trật tự thế giới mới. Điều này xuất phát từ vị thế đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong BRICS, thể hiện qua quy mô kinh tế vượt trộivai trò chủ động trong việc thúc đẩy các sáng kiến chung của khối, như NDB và CRA. Sự lớn mạnh này của Trung Quốc có thể khiến các thành viên và đối tác tiềm năng, bao gồm cả Việt Nam, lo ngại về việc tiếng nói và lợi ích của họ bị lu mờ hoặc bị ảnh hưởng bởi các ưu tiên của Bắc Kinh.

Như vậy, mặc dù việc trở thành một phần của BRICS có thể mở ra cơ hội cho Việt Nam với những lợi ích đa dạng và lâu dài, Hà Nội vẫn cần phải tính tới những “rủi ro” song hành trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Thái Lan cứ gia nhập BRICS, Việt Nam sẽ quan sát!

Việc Thái Lan quyết định tham gia BRICS nhận được những đánh giá tích cực từ các thành viên của khối này. Cụ thể, tờ Hoàn Cầu Thời báo (Global Times), một nhật báo tập trung vào các vấn đề quốc tế của Nhân dân Nhật Báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đánh giá cao việc Thái Lan gia nhập BRICS, cho rằng đây là cơ hội để nước này mở rộng ảnh hưởng kinh tế, đặc biệt trong nỗ lực phát triển công nghệ hiện đại và chuyển đổi số, một phần trong các mục tiêu phát triển bền vững của Thái Lan. Hãng thông tấn TASS của chính phủ Nga cũng đăng thông tin rằng việc Thái Lan gia nhập BRICS, trong bối cảnh vai trò của đồng USD và euro trong nền kinh tế toàn cầu suy giảm, là điều cần thiết.

Tuy nhiên, sự ủng hộ của Trung Quốc và Nga đối với việc Thái Lan gia nhập BRICS cũng xuất phát một phần từ mục đích riêng của hai cường quốc này. 

Đối với Trung Quốc, mục tiêu của Bắc Kinh trong BRICS là trở thành lãnh đạo của các quốc gia Nam Bán cầu, qua đó tạo đối trọng với nhóm 7 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới (Group of Seven - G7) của các quốc gia Bắc Bán cầu (Global North). Điều này được thể hiện qua việc Trung Quốc tích cực thúc đẩy các sáng kiến như Vành đai và Con đường (BRI - Belt and Road Initiative) và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB), nhằm tăng cường ảnh hưởng kinh tế và chính trị của mình ở các nước đang phát triển.

Về phía Nga, Moscow mong muốn thông qua các cơ chế trong BRICS để vượt qua các lệnh trừng phạt mà nước này bị áp đặt bởi phương Tây trong bối cảnh cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn đang diễn ra và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Việc mở rộng BRICS và tăng cường hợp tác với các quốc gia thành viên khác (cả trong khối và các quốc gia tiềm năng có thể gia nhập BRICS “trong nay mai”) có thể giúp Nga giảm bớt sự phụ thuộc vào phương Tây cũng như tìm kiếm các thị trường và đối tác mới.

Quay lại với Việt Nam, việc Hà Nội cân nhắc gia nhập BRICS không có nghĩa là Việt Nam đã “chọn phe”. Thực tế, nhiều quốc gia là đồng minh và đối tác chiến lược của Mỹ cũng đã tham gia tổ chức trên như Ấn Độ (năm 2006) và Ai Cập (năm 2024). Do đó, sẽ khó có khả năng Việt Nam phải hứng chịu sự chỉ trích hay “xa lánh” của Mỹ và đồng minh nếu lựa chọn gia nhập BRICS. Về vấn đề này, Washington đã khẳng định rằng họ không yêu cầu các đối tác lựa chọn giữa Mỹ và các quốc gia khác. Đối với mối lo ngại về việc lún sâu vào tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, Hà Nội cũng đã thể hiện sự thận trọng rõ rệt, đặc biệt là với các dự án đầu tư của Bắc Kinh trong BRI. 

Tóm lại, trong tương lai, Việt Nam nên tiếp tục cân nhắc các khả năng gia nhập BRICS (như trở thành quan sát viên, thành viên chính thức, hay một cơ chế nào khác mà các quốc gia có thể thỏa thuận với nhau) để tận dụng những lợi ích mà tổ chức này mang lại. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, Hà Nội nên dành thời gian quan sát kỹ lưỡng các diễn biến từ Bangkok và xa hơn là Hội nghị Thượng đỉnh BRICS dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 10 năm nay trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

Vào ngày 28/5, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã chính thức bày tỏ quan tâm gia nhập khối BRICS (viết tắt từ chữ cái đầu trong tên tiếng Anh của các nước thành viên - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Việc chính phủ của Thủ tướng Srettha Thavisin sớm hoàn tất các kế hoạch đệ trình đơn gia nhập nhóm các nền kinh tế mới nổi này cho thấy đây là động thái được Thái Lan chuẩn bị từ trước. 

Tuy nhiên, quyết định trên lại nằm ngoài dự đoán của nhiều quốc gia phương Tây, vốn đang kỳ vọng Bangkok sẽ gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) - một diễn đàn kinh tế có quan điểm hoài nghi về hoạt động của BRICS. 

Việc Thái Lan tích cực tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế là minh chứng cho cam kết của nước này đối với chính sách đối ngoại cân bằng, được đưa ra trong tuyên bố của Hội đồng Bộ trưởng lần thứ 63 (63rd Council of Ministers) vào ngày 11/9/2023. Vậy, Việt Nam có thể rút ra được điều gì từ việc quan sát “bước đi” ngoại giao quan trọng này của Thái Lan, nhất là trong bối cảnh sự phát triển của khối BRICS có thể dần định hình lại trật tự quốc tế.

Việt Nam ngày càng quan tâm đến BRICS?

Ngày 9/5, trong buổi họp báo thường kỳ, bà Phạm Thu Hằng, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã khẳng định lập trường của nước này đối với những thông tin về khả năng gia nhập khối BRICS. Cụ thể, Việt Nam, giống như nhiều quốc gia khác, đang quan tâm theo dõi tiến trình mở rộng thành viên của nhóm BRICS. Trước đó, vào tháng 8/2023, bà Hằng cũng đã đưa ra tuyên bố tương tự khi có thông tin Việt Nam quan tâm tham gia nhóm BRICS. Theo đó, Việt Nam luôn sẵn sàng tham gia và đóng góp tích cực tại các cơ chế, tổ chức, diễn đàn đa phương toàn cầu cũng như khu vực. Động thái này là phù hợp với phương châm chủ đạo trong chính sách đối ngoại Việt Nam, đó là trở thành một thành viên có trách nhiệm và tích cực trong cộng đồng quốc tế, với đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.

Tuy nhiên, theo một số nguồn tin khác, Việt Nam đang trong tiến trình đệ trình hồ sơ gia nhập BRICS. Theo đó, vào ngày 11/4, nhật báo Izvestia của Nga dẫn tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại nước này cho biết Hà Nội đang cân nhắc việc tham gia vào khối BRICS. Cụ thể hơn, trả lời phỏng vấn của báo Izvestia, một quan chức ngoại giao Việt Nam đã chia sẻ: “Theo những gì chúng tôi biết, các quan điểm chính thức về những vấn đề này đang được xem xét”. Ngoài ra, theo báo Sputnik Africa, Việt Nam cũng có tên trong danh sách các quốc gia chính thức nộp đơn gia nhập BRICS do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Nam Phi Naledi Pandor công bố vào tháng 8/2023. 

Đến nay, Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn chưa chính thức bác bỏ hay đưa ra bất kỳ bình luận gì về những thông tin trên.

Như vậy, những nguồn tin xoay quanh động thái của Việt Nam trong việc gia nhập khối BRICS cho thấy Hà Nội có thái độ cởi mở đối với việc trở thành một phần của tổ chức. Điều này xuất phát từ mong muốn tự chủ chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị Mỹ - Trung ngày càng gay gắt và không gian chiến lược để các nước tầm trung thực hiện chính sách đối ngoại “cân bằng” ngày càng bị thu hẹp. Trong tương lai, với khả năng thu hút các quốc gia có quan điểm chính trị đa dạng, nhất là khi các quốc gia Nam Bán cầu (Global South) đang có xu hướng bất mãn với các nước phương Tây (chủ yếu gây ra bởi hệ thống quốc tế thiếu đại diện cho các nước đang phát triển, lệnh trừng phạt Nga gây bất ổn lên nền kinh tế thế giới, và sự bất mãn với di sản của chủ nghĩa thực dân), BRICS sẽ mang lại nhiều cơ hội để Việt Nam đạt được mục tiêu của mình.

Sẽ ra sao nếu Việt Nam gia nhập BRICS?

Ba trụ cột chính trong hợp tác của BRICS là: hợp tác an ninh - chính trị, hợp tác kinh tế - tài chính và hợp tác văn hóa - xã hội. Với vị thế là một trong những thị trường mới nổi hàng đầu tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Việt Nam – khi gia nhập BRICS – sẽ có nhiều lợi ích và tiềm năng phát triển ở các lĩnh vực trên, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước.

Về lĩnh vực an ninh - chính trị, thông qua chương trình của Diễn đàn Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BRICS (DALRRD), Việt Nam có thể tăng cường hợp tác với các quốc gia thành viên khác trong việc chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật và công nghệ nông nghiệp tiên tiến. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể tham gia vào các cơ chế hợp tác an ninh của BRICS như Hội nghị Nhóm các Cố vấn An ninh Quốc gia (NSAs) và Nhóm làm việc về chống khủng bố (Counter-Terrorism Working Group) để tăng cường năng lực phòng thủ, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, góp phần duy trì môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới. Đặc biệt, sau vụ khủng bốyếu tố nước ngoài xảy ra tại tỉnh Đắk Lắk vào tháng 6/2023, Hà Nội càng có thêm động lực để tăng cường hợp tác an ninh quốc tế.

Về lĩnh vực kinh tế - tài chính, thông qua Chiến lược chung giai đoạn 2022 - 2026 của Ngân hàng Phát triển mới (NDB), Việt Nam có thể tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng như giao thông, năng lượng và hạ tầng kỹ thuật số. Đặc biệt, trong bối cảnh Bộ Chính trị đã ký ban hành Kết luận số 72-KL/TW vào tháng 2/2024 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ NDB càng có ý nghĩa quan trọng. Hơn nữa, việc tham gia vào các cơ chế kinh tế - tài chính của BRICS như Thỏa thuận dự phòng thanh khoản (CRA) và hội nghị của Hội đồng Kinh doanh BRICS (BRICS Business Council) có thể giúp Việt Nam tăng cường khả năng chống chịu trước các cú sốc kinh tế và tài chính toàn cầu cũng như mở ra cơ hội kết nối và hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp lớn trong khối. 

Về lĩnh vực văn hóa - xã hội, thông qua các cơ chế như Liên minh các trường đại học BRICS (BUA), Việt Nam có thể tăng cường giao lưu văn hóa, giáo dục và khoa học với các quốc gia thành viên. Bên cạnh đó, việc tham gia vào các sự kiện và chương trình giao lưu văn hóa như Liên hoan phim BRICS (BRICS Film Festival) sẽ giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, thu hút khách du lịch và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa người dân các nước. 

Ngoài ra, viễn cảnh Việt Nam gia nhập BRICS cũng nhận được sự ủng hộ từ thành viên trong khối. Cụ thể, vào ngày 15/5, Đại sứ Nga tại Việt Nam Gennady Stepanovich Bezdetko khẳng định Moscow hoàn toàn ủng hộ việc Hà Nội gia nhập BRICS. Ông cho biết: “Các nhà lãnh đạo từ cấp bộ trưởng đến cấp cao, từ chính quyền trung ương đến địa phương đều rất ủng hộ việc các quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, gia nhập BRICS”. Theo Đại sứ Bezdetko, BRICS không áp đặt các quy định hay ràng buộc khắt khe mà chủ trương khuyến khích tham gia mở, linh hoạt, phù hợp với từng quốc gia. Do đó, ông cho rằng đây là một hình thức hợp tác phù hợp mà Việt Nam có thể cân nhắc.

Về lợi ích của việc Việt Nam tham gia vào các hoạt động của BRICS, Yakovlev Artem Alexandrovich, Giám đốc Trung tâm Chiến lược Nga ở Châu Á, nhận định: “Ảnh hưởng của BRICS+ (tên gọi không chính thức được sử dụng sau khi BRICS mở rộng năm 2023), được dự đoán sẽ gia tăng đáng kể trên trường kinh tế và chính trị toàn cầu. Sự mở rộng của BRICS sẽ đóng vai trò then chốt trong việc định hình lại cục diện địa chính trị và kinh tế thế giới, đưa thế giới hướng tới một trật tự đa cực. Việt Nam, với tư cách là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, có chung nhiều mục tiêu với các thành viên khác của BRICS+. Tôi tin rằng, đối với Việt Nam cũng như các quốc gia khác, việc trở thành thành viên của BRICS+ mang lại tầm quan trọng đáng kể và hứa hẹn những kết quả tích cực”.

Như vậy, với những lợi ích tiềm năng của việc gia nhập khối BRICS – tổ chức tập trung vào tăng cường tiếng nói và ảnh hưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng khối kinh tế này để tăng cường năng lực tự chủ và mở rộng các kết nối, cả về kinh tế lẫn chính trị. Ngoài ra, vào cuối tháng 11/2023, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết 103/2023/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó đặt mục tiêu tăng trưởng GDP là “từ 6,0 - 6,5%”. Với đòi hỏi phát triển kinh tế này, lựa chọn tham gia khối BRICS càng xứng đáng được Việt Nam cân nhắc. Đồng thời, với việc Nga chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của BRICS hồi tháng 1/2024, Việt Nam có thể được “tạo điều kiện thuận lợi” về các thủ tục gia nhập, qua đó hứa hẹn một tương lai hợp tác chặt chẽ hơn với Nga trong BRICS.

Nhưng cẩn trọng vẫn không thừa!

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm đáng lưu tâm nếu Việt Nam quyết định gia nhập BRICS. Cụ thể, theo nhận định của TS. Nguyễn Hồng Hải - Đại học Queensland (Australia), việc Việt Nam gia nhập BRICS ở thời điểm hiện tại chỉ giúp Hà Nội có thêm một địa chỉ diễn đàn đa phương để tham gia, nhưng không mang lại lợi ích thực chất nếu xét về góc độ kinh tế. Theo ông Hải: “Tuy hợp tác kinh tế được nhấn mạnh là nền tảng, nhưng cho đến nay BRICS cũng chưa thiết lập được những cơ chế và khung chế định chặt chẽ nhằm thúc đẩy và đảm bảo hợp tác kinh tế hiệu quả, ngoại trừ Diễn đàn Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BRICS và Ngân hàng Phát triển Mới (NDB). Các số liệu từ hiệu ứng của sự hợp tác kinh tế do các cơ chế của BRICS tạo ra cũng chưa thể hiện rõ ràng”.

Ngoài ra, tiến sĩ Hải cũng cho rằng việc gia nhập BRICS có thể gây ra những rủi ro tiềm ẩn trong quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội với các đối tác phương Tây. Cụ thể, Việt Nam sẽ phải chuẩn bị tâm thế, dù không muốn, “là đi theo một nhóm muốn tạo lập một trật tự quốc tế mới, đứng về một phe chống lại sự ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây”. 

Đồng thời, ông Hải cũng bày tỏ quan ngại với viễn cảnh Việt Nam sẽ ngày càng lún sâu vào tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, khi Bắc Kinh xem BRICS là phương tiện cho những tham vọng địa chính trị để đối trọng với khối G7, định hình nên một trật tự thế giới mới. Điều này xuất phát từ vị thế đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong BRICS, thể hiện qua quy mô kinh tế vượt trộivai trò chủ động trong việc thúc đẩy các sáng kiến chung của khối, như NDB và CRA. Sự lớn mạnh này của Trung Quốc có thể khiến các thành viên và đối tác tiềm năng, bao gồm cả Việt Nam, lo ngại về việc tiếng nói và lợi ích của họ bị lu mờ hoặc bị ảnh hưởng bởi các ưu tiên của Bắc Kinh.

Như vậy, mặc dù việc trở thành một phần của BRICS có thể mở ra cơ hội cho Việt Nam với những lợi ích đa dạng và lâu dài, Hà Nội vẫn cần phải tính tới những “rủi ro” song hành trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Thái Lan cứ gia nhập BRICS, Việt Nam sẽ quan sát!

Việc Thái Lan quyết định tham gia BRICS nhận được những đánh giá tích cực từ các thành viên của khối này. Cụ thể, tờ Hoàn Cầu Thời báo (Global Times), một nhật báo tập trung vào các vấn đề quốc tế của Nhân dân Nhật Báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đánh giá cao việc Thái Lan gia nhập BRICS, cho rằng đây là cơ hội để nước này mở rộng ảnh hưởng kinh tế, đặc biệt trong nỗ lực phát triển công nghệ hiện đại và chuyển đổi số, một phần trong các mục tiêu phát triển bền vững của Thái Lan. Hãng thông tấn TASS của chính phủ Nga cũng đăng thông tin rằng việc Thái Lan gia nhập BRICS, trong bối cảnh vai trò của đồng USD và euro trong nền kinh tế toàn cầu suy giảm, là điều cần thiết.

Tuy nhiên, sự ủng hộ của Trung Quốc và Nga đối với việc Thái Lan gia nhập BRICS cũng xuất phát một phần từ mục đích riêng của hai cường quốc này. 

Đối với Trung Quốc, mục tiêu của Bắc Kinh trong BRICS là trở thành lãnh đạo của các quốc gia Nam Bán cầu, qua đó tạo đối trọng với nhóm 7 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới (Group of Seven - G7) của các quốc gia Bắc Bán cầu (Global North). Điều này được thể hiện qua việc Trung Quốc tích cực thúc đẩy các sáng kiến như Vành đai và Con đường (BRI - Belt and Road Initiative) và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB), nhằm tăng cường ảnh hưởng kinh tế và chính trị của mình ở các nước đang phát triển.

Về phía Nga, Moscow mong muốn thông qua các cơ chế trong BRICS để vượt qua các lệnh trừng phạt mà nước này bị áp đặt bởi phương Tây trong bối cảnh cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn đang diễn ra và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Việc mở rộng BRICS và tăng cường hợp tác với các quốc gia thành viên khác (cả trong khối và các quốc gia tiềm năng có thể gia nhập BRICS “trong nay mai”) có thể giúp Nga giảm bớt sự phụ thuộc vào phương Tây cũng như tìm kiếm các thị trường và đối tác mới.

Quay lại với Việt Nam, việc Hà Nội cân nhắc gia nhập BRICS không có nghĩa là Việt Nam đã “chọn phe”. Thực tế, nhiều quốc gia là đồng minh và đối tác chiến lược của Mỹ cũng đã tham gia tổ chức trên như Ấn Độ (năm 2006) và Ai Cập (năm 2024). Do đó, sẽ khó có khả năng Việt Nam phải hứng chịu sự chỉ trích hay “xa lánh” của Mỹ và đồng minh nếu lựa chọn gia nhập BRICS. Về vấn đề này, Washington đã khẳng định rằng họ không yêu cầu các đối tác lựa chọn giữa Mỹ và các quốc gia khác. Đối với mối lo ngại về việc lún sâu vào tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, Hà Nội cũng đã thể hiện sự thận trọng rõ rệt, đặc biệt là với các dự án đầu tư của Bắc Kinh trong BRI. 

Tóm lại, trong tương lai, Việt Nam nên tiếp tục cân nhắc các khả năng gia nhập BRICS (như trở thành quan sát viên, thành viên chính thức, hay một cơ chế nào khác mà các quốc gia có thể thỏa thuận với nhau) để tận dụng những lợi ích mà tổ chức này mang lại. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, Hà Nội nên dành thời gian quan sát kỹ lưỡng các diễn biến từ Bangkok và xa hơn là Hội nghị Thượng đỉnh BRICS dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 10 năm nay trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

Từ khoá: Thái Lan Việt Nam BRICS Đông Nam Á ngoại giao đa phương

BÀI LIÊN QUAN