Thấy gì từ việc tàu chiến Trung Quốc xuất hiện tại Campuchia?

Giới quan sát cho rằng sự xuất hiện thường xuyên của các tàu chiến Trung Quốc tại quân cảng lớn nhất của Campuchia không chỉ phục vụ cho hoạt động tập trận thường niên giữa hai nước, mà còn là bước thăm dò của Bắc Kinh trong việc tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực.

Đỗ Trọng 12/06/2024

Đỗ Trọng

12/06/2024
Image
Tàu huấn luyện Qijiguang (Trung Quốc) chuẩn bị cập cảng Sihanoukville ngày 19/5 - (C): AFP

Hôm 19/5, hai tàu chiến cỡ lớn của Trung Quốc, gồm tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn (Jinggangshan) và tàu huấn luyện hải quân Thích Kế Quang (Qijiguang)—loại lớn và tiên tiến nhất mà Bắc Kinh sở hữu—đã thả neo tại Cảng Tự trị Sihanoukville (Sihanoukville Autonomous Port), một cảng thương mại ở tỉnh cùng tên, miền Nam Campuchia. Truyền thông cho biết các tàu này đến Campuchia nhằm chuẩn bị cho hoạt động diễn tập quân sự từ ngày 24 đến 27/5, một phần của cuộc tập trận thường niên giữa quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc mang tên Rồng Vàng (Golden Dragon). 

Khai mạc hôm 16/5, cuộc tập trận hai giai đoạn chính, kéo dài 15 ngày. Phần trên bộ tiến hành tại tỉnh miền Trung Kampong Chhnang, phần trên biển và trên không diễn ra ngoài khơi tỉnh Sihanoukville, gần Ream—nơi đặt căn cứ hải quân quan trọng của Campuchia trên Vịnh Thái Lan. Căn cứ này do Bắc Kinh hỗ trợ nâng cấp và mở rộng theo một thỏa thuận được hai bên ký kết từ năm 2019, với các kế hoạch cụ thể được hoàn thiện vào năm 2020.

Đối với các nhà quan sát, bản thân cuộc tập trận Rồng Vàng đã một chủ đề thu hút sự quan tâm lớn, bởi hoạt động này được xem là một trong những biểu hiện cụ thể nhất phản ánh mối quan hệ “sắt son” (ironclad) giữa Bắc Kinh và Phnom Penh. Trong lần tổ chức thứ 6 và cũng là lần quy mô lớn nhất, cuộc tập trận tập trung đông đảo lực lượng hai bên, trong đó Bắc Kinh cử 760 trên tổng số hơn 2.000 binh sĩ, cùng hơn 500 tàu, xe bọc thép và vũ khí các loại.

Tuy nhiên, tại Ream, sự chú ý của dư luận quốc tế không chỉ dành riêng cho Rồng Vàng. Các chuyên gia đang đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh sự hiện diện kéo dài bất thường của hai tàu quân sự khác, cũng của Trung Quốc, ở căn cứ này trong gần nửa năm qua. Trong báo cáo do Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ công bố hôm 18/4, hình ảnh vệ tinh và dữ liệu từ các hãng tin cho thấy hai tàu hộ vệ có tên lửa dẫn đường Type 056 đã neo đậu tại một cầu cảng mới ở căn cứ Ream 85 trong tổng số 91 ngày từ khi được phát hiện lần đầu hôm 3/12/2023. 

Theo Tướng Chhum Sucheat, người phát Bộ Quốc phòng Campuchia, các tàu chiến Trung Quốc đến Ream với mục đích chuẩn bị tham gia tập trận chung giữa hai nước, đồng thời hỗ trợ đào tạo lực lượng hải quân của quốc gia Đông Nam Á sử dụng vũ khí và công nghệ mới trên tàu. Đại diện Campuchia cho hay nước này có ý định trang bị mẫu tàu tương tự cho lực lượng hải quân trong thời gian tới. Đồng thời, việc tàu Trung Quốc có mặt tại căn cứ của Campuchia còn nhằm kiểm tra cơ sở hạ tầng vừa được nâng cấp, bao gồm cầu cảng mới hoàn thành năm 2023 cho phép Ream tiếp nhận các tàu quân sự lớn hơn. Vị trí này nằm ở phía Nam khu vực Cảng Tự trị Sihanoukville, nơi tổ chức lễ đón hai tàu Tỉnh Cương Sơn và Thích Kế Quang vào hôm 19/5 vừa qua. 

Liên quan đến dự án này, năm 2020, Thủ tướng Campuchia khi đó là Hun Sen từng “nói thẳng là Campuchia cần tiền của Trung Quốc” để mở rộng cảng Ream. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng dự án sẽ không thể trở thành một công trình của Trung Quốc, bất chấp khoản đầu tư từ Bắc Kinh. Người đứng đầu Chính phủ Campuchia còn hoan nghênh hải quân của mọi quốc gia, bao gồm Mỹ, ghé thăm Ream và tiến hành tập trận chung với Campuchia. Tuy nhiên đến nay, những gì diễn ra ở Sihanoukville dường như đang cho thấy một thực tế hoàn toàn khác, trái ngược với tuyên bố của ông Hun Sen, người đã trở thành Chủ tịch Thượng viện Campuchia sau khi “nhường” chiếc ghế Thủ tướng cho con trai mình là Hun Manet. Việc tiếp cận cầu cảng mới và rộng hơn là với căn cứ Ream có vẻ như là một “đặc quyền” dành cho các lực lượng vũ trang Trung Quốc.

Trong báo cáo của AMTI, ảnh vệ tinh do MAXAR cung cấp cho thấy mới chỉ có các tàu hộ vệ của Bắc Kinh neo đậu tại khu vực này. Trước đó vào tháng 2/2024, hai tàu khu trục của Nhật Bản cũng chỉ thả neo tại Cảng Tự trị Sihanoukville, thay vì tại căn cứ Ream. Xa hơn nữa, báo Bưu điện Washington (Washington Post – WP) từng tiết lộ việc Campuchia cho di dời tòa nhà “Hữu nghị Việt Nam - Campuchia” do Hà Nội xây dựng, vốn nằm bên trong căn cứ cũ, ra khỏi nơi đây vào năm 2021. Bước đi này, theo truyền thông Mỹ, là để “tránh xung đột với lực lượng quân sự Trung Quốc”. Thậm chí, Campuchia từng phá huỷ hai cơ sở do Mỹ xây dựng tại căn cứ này vào năm 2020, trong một động thái được giải thích là nhằm “phục vụ việc chuyển địa điểm Ủy ban An ninh Hàng hải Quốc gia về phía Bắc”. Gần đây, các chuyên gia tại AMTI còn quan sát được rằng ngay cả các tàu của Campuchia cũng tiếp tục sử dụng cầu cảng cũ, nhỏ hơn, nằm ở phía Nam cảng hiện tại.

Với những diễn biến nêu trên, các chuyên gia có lý do để quan ngại về khả năng quân đội Trung Quốc duy trì hiện diện thường xuyên ở Campuchia, đặc biệt là tại một trong những căn cứ hải quân lớn trên Vịnh Thái Lan như Ream. Nhiều năm trước khi hai hộ vệ hạm Type 056 của Bắc Kinh xuất hiện, vai trò của Trung Quốc trong dự án nâng cấp và mở rộng căn cứ Ream cũng từng là tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế. Năm 2019, Nhật báo Phố Wall (Wall Street Journal – WSJ) hé lộ thông tin về một thoả thuận bí mật giữa Trung Quốc và Campuchia, với các điều khoản trao cho Bắc Kinh đặc quyền sử dụng một phần căn cứ Ream trong thời gian dự kiến là 30 năm. Điều khoản này có thể được gia hạn sau đó, mỗi lần kéo dài 10 năm. 

Dẫn lời các quan chức Mỹ, WSJ cho biết một bản dự thảo của thoả thuận đã đề cập việc Trung Quốc đảm trách hoạt động xây dựng hai cầu cảng mới, một cho Campuchia và một cho chính nước này, cũng như cho phép Trung Quốc mang vũ khí tới và kiểm soát hoạt động ra vào của lực lượng Campuchia tại đây. Các thông tin trên càng củng cố lập luận của các nhà quan sát rằng Bắc Kinh đang cố gắng thiết lập một địa điểm để nước này tổ chức lực lượng hải quân bên ngoài lãnh thổ. Sau căn cứ quân sự đầu tiên ở quốc gia Đông Phi Djibouti, nơi Trung Quốc từng gọi là “cơ sở hỗ trợ hậu cần”, Ream rất có thể sẽ trở thành căn cứ hải ngoại thứ hai của Bắc Kinh trên thế giới và là cơ sở đầu tiên tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, như nhận định của các quan chức phương Tây.

Đối với các cường quốc quân sự, sức mạnh quốc phòng không chỉ được tạo nên từ số lượng và chất lượng của các đơn vị chiến đấu, mà nhất thiết cần đảm bảo tốt yêu cầu và điều kiện để phát huy năng lực đó một cách tối ưu. Khả năng triển khai lực lượng nhanh chóng trên một phạm vi rộng lớn, ở cả trên bộ, trên biển và trên không, do đó có vai trò then chốt trong việc định hình chính sách của các nước lớn, mà Mỹ một ví dụ điển hình. Đối với Trung Quốc, việc hiện diện nhiều hơn tại Ream cho thấy phần nào quyết tâm khẳng định vai trò và sức ảnh hưởng ngày càng lớn của siêu cường này trong cấu trúc an ninh ở khu vực và thế giới. Động thái nói trên phản ánh nỗ lực của Trung Quốc trong việc xây dựng mạng lưới các cơ sở quân sự phục vụ tham vọng bá quyền mà nước này đang theo đuổi. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post – SCMP) của Hong Kong từng dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho rằng Trung Quốc “đang muốn thúc đẩy hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ngoài để đóng quân và phục vụ hậu cần”, chủ yếu nhằm hỗ trợ việc triển khai sức mạnh của các đơn vị chiến đấu. Trong đó, Bắc Kinh đã cân nhắc các quốc gia như Campuchia, Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Singapore và Sri Lanka.

Riêng tại Campuchia, các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất có thể đã xem xét khả năng đồn trú lâu dài ở Ream để duy trì sức ảnh hưởng thường trực lên một khu vực rộng lớn ở phía Nam Biển Đông, tiếp giáp với Eo biển Malacca và gần như ở trung tâm khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tại Biển Đông và các vùng biển xung quanh, việc có thêm một cơ sở đóng quân giúp Trung Quốc dễ dàng hơn trong việc thực thi yêu sách chủ quyền gây tranh cãi của nước này, đảm bảo khả năng tiếp tục cơ động lực lượng, kiểm soát và quân sự hóa các thực thể trên biển đang có tranh chấp với các quốc gia khác. 

Xem xét Ream một cách riêng rẽ, khoảng cách từ đây đến Eo biển Malacca ngắn hơn khoảng 500 hải lý so với khoảng cách từ đảo Hải Nam đến eo biển này. Ưu thế nói trên giúp tiết kiệm hơn một ngày di chuyển (25 giờ) với vận tốc trung bình là 20 hải lý/giờ, cho phép Trung Quốc cải thiện đáng kể hoạt động kho vận và hậu cần hàng hải, nâng cao sức ảnh hưởng ở khu vực. Thậm chí, khoảng cách đo được từ Ream đến tỉnh miền Nam Chumphon của Thái Lan chỉ gần 420 hải lý. Chumphon là một trong những địa phương được chính phủ Thái Lan xem xét xây dựng dự án “cầu lục địa” (land bridge) dài 100 km, nhằm rút ngắn khoảng cách di chuyển giữa Đông Á với Trung Đông và châu Âu và thay thế tuyến hàng hải huyết mạch qua Eo biển Malacca—vốn đóng góp khoảng 30% thương mại toàn cầu. Xem xét vai trò quan trọng của Eo biển Malacca hiện tại và có thể là dự án “cầu lục địa” tại Thái Lan trong tương lai, việc Campuchia cho phép hải quân Trung Quốc hiện diện ở Ream có thể “một mũi tên trúng hai đích”, giúp Bắc Kinh có thêm một “công cụ” để kiểm soát hoạt động kinh tế quốc tế và phục vụ lợi ích lâu dài của mình.  

Đặt căn cứ này trong tổng thể hạ tầng ở khu vực, tầm quan trọng chiến lược trên khía cạnh an ninh của Ream càng được nâng cao, đặc biệt là nhờ khả năng kết nối với mạng lưới đường cao tốc và sân bay xung quanh. Cần phải nói thêm rằng không đâu tại Campuchia chứng kiến sức ảnh hưởng của Trung Quốc rõ rệt như tại Sihanoukville. Ngoài quân cảng ở Ream, một số dự án quan trọng khác cũng có sự tham gia từ nguồn vốn của chính phủ hay các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc, trong đó đường cao tốc Phnom Penh - Sihanoukville. Ngoài ra, nằm ở bờ bên kia của Vịnh Kampong Som, đối diện Ream, sân bay Dara Sakor thuộc tỉnh Koh Kong cũng do một doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc xây dựng. Hai dự án này một phần trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, với mục tiêu đẩy mạnh phát triển tại Campuchia dựa trên hai trụ cột là giải quyết thiếu hụt về cơ sở hạ tầng cũng như giảm chi phí cho thương mại và vận tải. 

Tuy nhiên, dựa trên ảnh vệ tinh, các nhà quan sát đang hoài nghi về mục đích xây dựng của một đường băng dài bất thường (3.400 m) tại sân bay này, vốn “dài hơn cả đường băng tại sân bay quốc tế ở Thủ đô Phnom Penh và cho phép mọi máy bay của Không quân Trung Quốc hạ cánh”. Với cơ sở hạ tầng hiện có, việc Bắc Kinh gia tăng năng lực kiểm soát vùng biển và vùng trời ở khu vực Đông Nam Á và rộng hơn là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương dường như không phải là một vấn đề quá phức tạp, đặc biệt là khi kết hợp với 4 đường băng Trung Quốc đã xây dựng trái phép ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông. 

Tuy nhiên, diễn ngôn chính trị của Bắc Kinh và Phnom Penh đều một mực phủ nhận các đồn đoán. Đồng thời, ngoài sự xuất hiện của các tàu chiến Trung Quốc tại Campuchia vừa qua, chưa có bằng chứng về sự hiện diện lâu dài của quân đội nước ngoài tại quốc gia Đông Nam Á. Trả lời báo chí hôm 14/11/2022, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh (Mao Ning) nhấn mạnh rằng việc Trung Quốc hỗ trợ Campuchia nâng cấp căn cứ Ream là hoạt động giao lưu bình thường, giúp hải quân quốc gia Đông Nam Á tăng cường năng lực bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chống tội phạm trên biển. 

Dù không đề cập trực tiếp, việc hai tàu hộ vệ Type 056 của Trung Quốc cập cảng Ream vào tháng 12/2023 diễn ra trùng với thời điểm ông Hà Vệ Đông (He Weidong), Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc—cơ quan lãnh đạo quân đội nước này—có chuyến thăm và làm việc tại Campuchia. Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, lãnh đạo hai nước khẳng định việc hợp tác giữa hai quân đội luôn được duy trì thông qua trao đổi đoàn cấp cao, xây dựng cơ chế, tổ chức diễn tập và đào tạo nhân lực. Như để bổ sung cho thông điệp trên, ông Vương Văn Thiên (Wang Wentian), Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia, khi phát biểu nhân sự kiện hai tàu Trung Quốc đến Campuchia hôm 19/5 nói rằng hành trang mà lực lượng Bắc Kinh mang theo là “tình hữu nghị”, và “hợp tác” giữa quân đội hai nước không chỉ có lợi cho Trung Quốc hay Campuchia mà còn cho an ninh khu vực nói chung.

Bất chấp những nghi ngờ từ giới quan sát và quan ngại của các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ, Campuchia liên tục phủ nhận đặc quyền tiếp cận căn cứ Ream dành cho quân đội Trung Quốc, vốn đi ngược lại điều 53 quy định trong Hiến pháp nước này. Trong một nỗ lực tăng cường tính minh bạch, năm 2019, ngay sau khi WSJ công bố thoả thuận song phương bí mật với Trung Quốc, Campuchia đã mời khoảng 80 phóng viên trong nước và quốc tế tới tham quan và đưa tin tại căn cứ Ream. Đại diện Campuchia khẳng định cơ sở này chỉ có thể đón các tàu dưới 5.000 tấn. 

Dù vậy, có hai điều cần phải làm rõ. Thứ nhất, hoạt động của báo chí diễn ra khi căn cứ ở tỉnh Sihanoukville chưa được nâng cấp. Và thứ hai, Trung Quốc quốc gia đầu tiên và duy nhất đến nay xuất hiện tại cầu cảng mới ở quân cảng Ream khi nơi đây đủ khả năng tiếp nhận tàu lớn hơn. Theo lời các chuyên gia, sự ưu ái mà Campuchia dành cho Trung Quốc điều dễ hiểu khi xem xét sức ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với dự án cũng như đặt trong bối cảnh mối quan hệ gắn bó giữa Trung Quốc và Campuchia.

Trong quá trình hiện đại hóa quân đội với điều kiện còn hạn chế, Campuchia hiểu rằng cần phải kết hợp nguồn lực sẵn có trong nước với sự hỗ trợ từ các đối tác quốc tế, trong đó không thể không kể đến vai trò của siêu cường gần gũi về mặt địa lý như Trung Quốc. Dự án nâng cấp và mở rộng quân cảng Ream có lẽ cũng là một phần quan trọng trong tầm nhìn của Thủ tướng Hun Manet, trước hết nhằm “đáp ứng tốt hơn cho các yêu cầu nhiệm vụ tại Campuchia” và sau đó là “tham gia vào các hoạt động cứu trợ, chống khủng bố ở khu vực và trên thế giới”. Là một quốc gia nhỏ ở khu vực Đông Nam Á, nơi đang chứng kiến cạnh tranh địa chính trị gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ, Campuchia cảm nhận được sức ép thường trực từ cả hai siêu cường đồng thời ý thức rằng “chọn phe” giữa một trong hai không phải là giải pháp khôn ngoan, bất chấp thực tế Campuchia đang có mối quan hệ rất khăng khít với Trung Quốc. 

Do đó, đánh giá lợi ích từ những khoản đầu tư của Trung Quốc cũng như kỳ vọng đang lên của các lãnh đạo Bắc Kinh ở Trung Nam Hải, Campuchia hẳn có lý do để xem xét khả năng cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ Ream ở mức độ giới hạn nhất định, chủ yếu là để dừng nghỉ và làm công tác hậu cần. Tuy nhiên, cân nhắc triển vọng an ninh lâu dài, Phnom Penh cần đảm bảo rằng hoạt động của lực lượng Trung Quốc tại đây sẽ không biến Ream thành một căn cứ quân sự kiểu Mỹ, nơi chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Bắc Kinh tiếp tục bành trướng ở khu vực — mối lo thực sự của các quốc gia xung quanh. 

Ngay sau hoạt động tập trận thường niên với Trung Quốc, việc tổ chức cuộc gặp giữa Thủ tướng Hun Manet và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Phnom Penh hôm 4/6, cũng như vấn đề đưa các chương trình đào tạo và nối lại huấn luyện quân sự vào nội dung bàn thảo, dường như đang cho thấy thiện chí của quốc gia Đông Nam Á trong việc củng cố vị thế cân bằng với hai siêu cường. Động thái mang tính “xoa dịu” của Campuchia ít nhiều giúp giảm thiểu hoài nghi từ phía Washington, đồng thời cho phép Phnom Penh tiếp tục hưởng lợi thông qua hoạt động hợp tác nâng cao năng lực quốc phòng với Mỹ.

Nhìn chung, việc tàu chiến Trung Quốc đến Campuchia với số lượng lớn nhất từ trước đến nay chỉ phần nào phản ánh những chuyển biến gần đây trong tổng thể hoạt động hợp tác quân sự giữa hai nước, và do đó chưa thể làm cơ sở để đưa ra một kết luận mang tính bao trùm. Tuy nhiên, dù với mức độ ít hay nhiều, đây cũng là lời cảnh báo về rủi ro tiềm tàng đối với an ninh khu vực, buộc các nước liên quan phải cẩn trọng trước khi tiến hành bất kỳ bước đi nào có thể khiến hiện trạng địa chính trị ở Đông Nam Á nói riêng và Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung thay đổi. Bởi lẽ, nguy cơ xung đột luôn hiện hữu một khi các tính toán chiến lược của các quốc gia ở khu vực trở nên xa rời thực tiễn hay mối quan hệ giữa hai siêu cường vượt ra khỏi khuôn khổ của các dàn xếp ngoại giao.

Hôm 19/5, hai tàu chiến cỡ lớn của Trung Quốc, gồm tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn (Jinggangshan) và tàu huấn luyện hải quân Thích Kế Quang (Qijiguang)—loại lớn và tiên tiến nhất mà Bắc Kinh sở hữu—đã thả neo tại Cảng Tự trị Sihanoukville (Sihanoukville Autonomous Port), một cảng thương mại ở tỉnh cùng tên, miền Nam Campuchia. Truyền thông cho biết các tàu này đến Campuchia nhằm chuẩn bị cho hoạt động diễn tập quân sự từ ngày 24 đến 27/5, một phần của cuộc tập trận thường niên giữa quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc mang tên Rồng Vàng (Golden Dragon). 

Khai mạc hôm 16/5, cuộc tập trận hai giai đoạn chính, kéo dài 15 ngày. Phần trên bộ tiến hành tại tỉnh miền Trung Kampong Chhnang, phần trên biển và trên không diễn ra ngoài khơi tỉnh Sihanoukville, gần Ream—nơi đặt căn cứ hải quân quan trọng của Campuchia trên Vịnh Thái Lan. Căn cứ này do Bắc Kinh hỗ trợ nâng cấp và mở rộng theo một thỏa thuận được hai bên ký kết từ năm 2019, với các kế hoạch cụ thể được hoàn thiện vào năm 2020.

Đối với các nhà quan sát, bản thân cuộc tập trận Rồng Vàng đã một chủ đề thu hút sự quan tâm lớn, bởi hoạt động này được xem là một trong những biểu hiện cụ thể nhất phản ánh mối quan hệ “sắt son” (ironclad) giữa Bắc Kinh và Phnom Penh. Trong lần tổ chức thứ 6 và cũng là lần quy mô lớn nhất, cuộc tập trận tập trung đông đảo lực lượng hai bên, trong đó Bắc Kinh cử 760 trên tổng số hơn 2.000 binh sĩ, cùng hơn 500 tàu, xe bọc thép và vũ khí các loại.

Tuy nhiên, tại Ream, sự chú ý của dư luận quốc tế không chỉ dành riêng cho Rồng Vàng. Các chuyên gia đang đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh sự hiện diện kéo dài bất thường của hai tàu quân sự khác, cũng của Trung Quốc, ở căn cứ này trong gần nửa năm qua. Trong báo cáo do Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ công bố hôm 18/4, hình ảnh vệ tinh và dữ liệu từ các hãng tin cho thấy hai tàu hộ vệ có tên lửa dẫn đường Type 056 đã neo đậu tại một cầu cảng mới ở căn cứ Ream 85 trong tổng số 91 ngày từ khi được phát hiện lần đầu hôm 3/12/2023. 

Theo Tướng Chhum Sucheat, người phát Bộ Quốc phòng Campuchia, các tàu chiến Trung Quốc đến Ream với mục đích chuẩn bị tham gia tập trận chung giữa hai nước, đồng thời hỗ trợ đào tạo lực lượng hải quân của quốc gia Đông Nam Á sử dụng vũ khí và công nghệ mới trên tàu. Đại diện Campuchia cho hay nước này có ý định trang bị mẫu tàu tương tự cho lực lượng hải quân trong thời gian tới. Đồng thời, việc tàu Trung Quốc có mặt tại căn cứ của Campuchia còn nhằm kiểm tra cơ sở hạ tầng vừa được nâng cấp, bao gồm cầu cảng mới hoàn thành năm 2023 cho phép Ream tiếp nhận các tàu quân sự lớn hơn. Vị trí này nằm ở phía Nam khu vực Cảng Tự trị Sihanoukville, nơi tổ chức lễ đón hai tàu Tỉnh Cương Sơn và Thích Kế Quang vào hôm 19/5 vừa qua. 

Liên quan đến dự án này, năm 2020, Thủ tướng Campuchia khi đó là Hun Sen từng “nói thẳng là Campuchia cần tiền của Trung Quốc” để mở rộng cảng Ream. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng dự án sẽ không thể trở thành một công trình của Trung Quốc, bất chấp khoản đầu tư từ Bắc Kinh. Người đứng đầu Chính phủ Campuchia còn hoan nghênh hải quân của mọi quốc gia, bao gồm Mỹ, ghé thăm Ream và tiến hành tập trận chung với Campuchia. Tuy nhiên đến nay, những gì diễn ra ở Sihanoukville dường như đang cho thấy một thực tế hoàn toàn khác, trái ngược với tuyên bố của ông Hun Sen, người đã trở thành Chủ tịch Thượng viện Campuchia sau khi “nhường” chiếc ghế Thủ tướng cho con trai mình là Hun Manet. Việc tiếp cận cầu cảng mới và rộng hơn là với căn cứ Ream có vẻ như là một “đặc quyền” dành cho các lực lượng vũ trang Trung Quốc.

Trong báo cáo của AMTI, ảnh vệ tinh do MAXAR cung cấp cho thấy mới chỉ có các tàu hộ vệ của Bắc Kinh neo đậu tại khu vực này. Trước đó vào tháng 2/2024, hai tàu khu trục của Nhật Bản cũng chỉ thả neo tại Cảng Tự trị Sihanoukville, thay vì tại căn cứ Ream. Xa hơn nữa, báo Bưu điện Washington (Washington Post – WP) từng tiết lộ việc Campuchia cho di dời tòa nhà “Hữu nghị Việt Nam - Campuchia” do Hà Nội xây dựng, vốn nằm bên trong căn cứ cũ, ra khỏi nơi đây vào năm 2021. Bước đi này, theo truyền thông Mỹ, là để “tránh xung đột với lực lượng quân sự Trung Quốc”. Thậm chí, Campuchia từng phá huỷ hai cơ sở do Mỹ xây dựng tại căn cứ này vào năm 2020, trong một động thái được giải thích là nhằm “phục vụ việc chuyển địa điểm Ủy ban An ninh Hàng hải Quốc gia về phía Bắc”. Gần đây, các chuyên gia tại AMTI còn quan sát được rằng ngay cả các tàu của Campuchia cũng tiếp tục sử dụng cầu cảng cũ, nhỏ hơn, nằm ở phía Nam cảng hiện tại.

Với những diễn biến nêu trên, các chuyên gia có lý do để quan ngại về khả năng quân đội Trung Quốc duy trì hiện diện thường xuyên ở Campuchia, đặc biệt là tại một trong những căn cứ hải quân lớn trên Vịnh Thái Lan như Ream. Nhiều năm trước khi hai hộ vệ hạm Type 056 của Bắc Kinh xuất hiện, vai trò của Trung Quốc trong dự án nâng cấp và mở rộng căn cứ Ream cũng từng là tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế. Năm 2019, Nhật báo Phố Wall (Wall Street Journal – WSJ) hé lộ thông tin về một thoả thuận bí mật giữa Trung Quốc và Campuchia, với các điều khoản trao cho Bắc Kinh đặc quyền sử dụng một phần căn cứ Ream trong thời gian dự kiến là 30 năm. Điều khoản này có thể được gia hạn sau đó, mỗi lần kéo dài 10 năm. 

Dẫn lời các quan chức Mỹ, WSJ cho biết một bản dự thảo của thoả thuận đã đề cập việc Trung Quốc đảm trách hoạt động xây dựng hai cầu cảng mới, một cho Campuchia và một cho chính nước này, cũng như cho phép Trung Quốc mang vũ khí tới và kiểm soát hoạt động ra vào của lực lượng Campuchia tại đây. Các thông tin trên càng củng cố lập luận của các nhà quan sát rằng Bắc Kinh đang cố gắng thiết lập một địa điểm để nước này tổ chức lực lượng hải quân bên ngoài lãnh thổ. Sau căn cứ quân sự đầu tiên ở quốc gia Đông Phi Djibouti, nơi Trung Quốc từng gọi là “cơ sở hỗ trợ hậu cần”, Ream rất có thể sẽ trở thành căn cứ hải ngoại thứ hai của Bắc Kinh trên thế giới và là cơ sở đầu tiên tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, như nhận định của các quan chức phương Tây.

Đối với các cường quốc quân sự, sức mạnh quốc phòng không chỉ được tạo nên từ số lượng và chất lượng của các đơn vị chiến đấu, mà nhất thiết cần đảm bảo tốt yêu cầu và điều kiện để phát huy năng lực đó một cách tối ưu. Khả năng triển khai lực lượng nhanh chóng trên một phạm vi rộng lớn, ở cả trên bộ, trên biển và trên không, do đó có vai trò then chốt trong việc định hình chính sách của các nước lớn, mà Mỹ một ví dụ điển hình. Đối với Trung Quốc, việc hiện diện nhiều hơn tại Ream cho thấy phần nào quyết tâm khẳng định vai trò và sức ảnh hưởng ngày càng lớn của siêu cường này trong cấu trúc an ninh ở khu vực và thế giới. Động thái nói trên phản ánh nỗ lực của Trung Quốc trong việc xây dựng mạng lưới các cơ sở quân sự phục vụ tham vọng bá quyền mà nước này đang theo đuổi. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post – SCMP) của Hong Kong từng dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho rằng Trung Quốc “đang muốn thúc đẩy hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ngoài để đóng quân và phục vụ hậu cần”, chủ yếu nhằm hỗ trợ việc triển khai sức mạnh của các đơn vị chiến đấu. Trong đó, Bắc Kinh đã cân nhắc các quốc gia như Campuchia, Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Singapore và Sri Lanka.

Riêng tại Campuchia, các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất có thể đã xem xét khả năng đồn trú lâu dài ở Ream để duy trì sức ảnh hưởng thường trực lên một khu vực rộng lớn ở phía Nam Biển Đông, tiếp giáp với Eo biển Malacca và gần như ở trung tâm khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tại Biển Đông và các vùng biển xung quanh, việc có thêm một cơ sở đóng quân giúp Trung Quốc dễ dàng hơn trong việc thực thi yêu sách chủ quyền gây tranh cãi của nước này, đảm bảo khả năng tiếp tục cơ động lực lượng, kiểm soát và quân sự hóa các thực thể trên biển đang có tranh chấp với các quốc gia khác. 

Xem xét Ream một cách riêng rẽ, khoảng cách từ đây đến Eo biển Malacca ngắn hơn khoảng 500 hải lý so với khoảng cách từ đảo Hải Nam đến eo biển này. Ưu thế nói trên giúp tiết kiệm hơn một ngày di chuyển (25 giờ) với vận tốc trung bình là 20 hải lý/giờ, cho phép Trung Quốc cải thiện đáng kể hoạt động kho vận và hậu cần hàng hải, nâng cao sức ảnh hưởng ở khu vực. Thậm chí, khoảng cách đo được từ Ream đến tỉnh miền Nam Chumphon của Thái Lan chỉ gần 420 hải lý. Chumphon là một trong những địa phương được chính phủ Thái Lan xem xét xây dựng dự án “cầu lục địa” (land bridge) dài 100 km, nhằm rút ngắn khoảng cách di chuyển giữa Đông Á với Trung Đông và châu Âu và thay thế tuyến hàng hải huyết mạch qua Eo biển Malacca—vốn đóng góp khoảng 30% thương mại toàn cầu. Xem xét vai trò quan trọng của Eo biển Malacca hiện tại và có thể là dự án “cầu lục địa” tại Thái Lan trong tương lai, việc Campuchia cho phép hải quân Trung Quốc hiện diện ở Ream có thể “một mũi tên trúng hai đích”, giúp Bắc Kinh có thêm một “công cụ” để kiểm soát hoạt động kinh tế quốc tế và phục vụ lợi ích lâu dài của mình.  

Đặt căn cứ này trong tổng thể hạ tầng ở khu vực, tầm quan trọng chiến lược trên khía cạnh an ninh của Ream càng được nâng cao, đặc biệt là nhờ khả năng kết nối với mạng lưới đường cao tốc và sân bay xung quanh. Cần phải nói thêm rằng không đâu tại Campuchia chứng kiến sức ảnh hưởng của Trung Quốc rõ rệt như tại Sihanoukville. Ngoài quân cảng ở Ream, một số dự án quan trọng khác cũng có sự tham gia từ nguồn vốn của chính phủ hay các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc, trong đó đường cao tốc Phnom Penh - Sihanoukville. Ngoài ra, nằm ở bờ bên kia của Vịnh Kampong Som, đối diện Ream, sân bay Dara Sakor thuộc tỉnh Koh Kong cũng do một doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc xây dựng. Hai dự án này một phần trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, với mục tiêu đẩy mạnh phát triển tại Campuchia dựa trên hai trụ cột là giải quyết thiếu hụt về cơ sở hạ tầng cũng như giảm chi phí cho thương mại và vận tải. 

Tuy nhiên, dựa trên ảnh vệ tinh, các nhà quan sát đang hoài nghi về mục đích xây dựng của một đường băng dài bất thường (3.400 m) tại sân bay này, vốn “dài hơn cả đường băng tại sân bay quốc tế ở Thủ đô Phnom Penh và cho phép mọi máy bay của Không quân Trung Quốc hạ cánh”. Với cơ sở hạ tầng hiện có, việc Bắc Kinh gia tăng năng lực kiểm soát vùng biển và vùng trời ở khu vực Đông Nam Á và rộng hơn là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương dường như không phải là một vấn đề quá phức tạp, đặc biệt là khi kết hợp với 4 đường băng Trung Quốc đã xây dựng trái phép ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông. 

Tuy nhiên, diễn ngôn chính trị của Bắc Kinh và Phnom Penh đều một mực phủ nhận các đồn đoán. Đồng thời, ngoài sự xuất hiện của các tàu chiến Trung Quốc tại Campuchia vừa qua, chưa có bằng chứng về sự hiện diện lâu dài của quân đội nước ngoài tại quốc gia Đông Nam Á. Trả lời báo chí hôm 14/11/2022, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh (Mao Ning) nhấn mạnh rằng việc Trung Quốc hỗ trợ Campuchia nâng cấp căn cứ Ream là hoạt động giao lưu bình thường, giúp hải quân quốc gia Đông Nam Á tăng cường năng lực bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chống tội phạm trên biển. 

Dù không đề cập trực tiếp, việc hai tàu hộ vệ Type 056 của Trung Quốc cập cảng Ream vào tháng 12/2023 diễn ra trùng với thời điểm ông Hà Vệ Đông (He Weidong), Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc—cơ quan lãnh đạo quân đội nước này—có chuyến thăm và làm việc tại Campuchia. Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, lãnh đạo hai nước khẳng định việc hợp tác giữa hai quân đội luôn được duy trì thông qua trao đổi đoàn cấp cao, xây dựng cơ chế, tổ chức diễn tập và đào tạo nhân lực. Như để bổ sung cho thông điệp trên, ông Vương Văn Thiên (Wang Wentian), Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia, khi phát biểu nhân sự kiện hai tàu Trung Quốc đến Campuchia hôm 19/5 nói rằng hành trang mà lực lượng Bắc Kinh mang theo là “tình hữu nghị”, và “hợp tác” giữa quân đội hai nước không chỉ có lợi cho Trung Quốc hay Campuchia mà còn cho an ninh khu vực nói chung.

Bất chấp những nghi ngờ từ giới quan sát và quan ngại của các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ, Campuchia liên tục phủ nhận đặc quyền tiếp cận căn cứ Ream dành cho quân đội Trung Quốc, vốn đi ngược lại điều 53 quy định trong Hiến pháp nước này. Trong một nỗ lực tăng cường tính minh bạch, năm 2019, ngay sau khi WSJ công bố thoả thuận song phương bí mật với Trung Quốc, Campuchia đã mời khoảng 80 phóng viên trong nước và quốc tế tới tham quan và đưa tin tại căn cứ Ream. Đại diện Campuchia khẳng định cơ sở này chỉ có thể đón các tàu dưới 5.000 tấn. 

Dù vậy, có hai điều cần phải làm rõ. Thứ nhất, hoạt động của báo chí diễn ra khi căn cứ ở tỉnh Sihanoukville chưa được nâng cấp. Và thứ hai, Trung Quốc quốc gia đầu tiên và duy nhất đến nay xuất hiện tại cầu cảng mới ở quân cảng Ream khi nơi đây đủ khả năng tiếp nhận tàu lớn hơn. Theo lời các chuyên gia, sự ưu ái mà Campuchia dành cho Trung Quốc điều dễ hiểu khi xem xét sức ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với dự án cũng như đặt trong bối cảnh mối quan hệ gắn bó giữa Trung Quốc và Campuchia.

Trong quá trình hiện đại hóa quân đội với điều kiện còn hạn chế, Campuchia hiểu rằng cần phải kết hợp nguồn lực sẵn có trong nước với sự hỗ trợ từ các đối tác quốc tế, trong đó không thể không kể đến vai trò của siêu cường gần gũi về mặt địa lý như Trung Quốc. Dự án nâng cấp và mở rộng quân cảng Ream có lẽ cũng là một phần quan trọng trong tầm nhìn của Thủ tướng Hun Manet, trước hết nhằm “đáp ứng tốt hơn cho các yêu cầu nhiệm vụ tại Campuchia” và sau đó là “tham gia vào các hoạt động cứu trợ, chống khủng bố ở khu vực và trên thế giới”. Là một quốc gia nhỏ ở khu vực Đông Nam Á, nơi đang chứng kiến cạnh tranh địa chính trị gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ, Campuchia cảm nhận được sức ép thường trực từ cả hai siêu cường đồng thời ý thức rằng “chọn phe” giữa một trong hai không phải là giải pháp khôn ngoan, bất chấp thực tế Campuchia đang có mối quan hệ rất khăng khít với Trung Quốc. 

Do đó, đánh giá lợi ích từ những khoản đầu tư của Trung Quốc cũng như kỳ vọng đang lên của các lãnh đạo Bắc Kinh ở Trung Nam Hải, Campuchia hẳn có lý do để xem xét khả năng cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ Ream ở mức độ giới hạn nhất định, chủ yếu là để dừng nghỉ và làm công tác hậu cần. Tuy nhiên, cân nhắc triển vọng an ninh lâu dài, Phnom Penh cần đảm bảo rằng hoạt động của lực lượng Trung Quốc tại đây sẽ không biến Ream thành một căn cứ quân sự kiểu Mỹ, nơi chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Bắc Kinh tiếp tục bành trướng ở khu vực — mối lo thực sự của các quốc gia xung quanh. 

Ngay sau hoạt động tập trận thường niên với Trung Quốc, việc tổ chức cuộc gặp giữa Thủ tướng Hun Manet và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Phnom Penh hôm 4/6, cũng như vấn đề đưa các chương trình đào tạo và nối lại huấn luyện quân sự vào nội dung bàn thảo, dường như đang cho thấy thiện chí của quốc gia Đông Nam Á trong việc củng cố vị thế cân bằng với hai siêu cường. Động thái mang tính “xoa dịu” của Campuchia ít nhiều giúp giảm thiểu hoài nghi từ phía Washington, đồng thời cho phép Phnom Penh tiếp tục hưởng lợi thông qua hoạt động hợp tác nâng cao năng lực quốc phòng với Mỹ.

Nhìn chung, việc tàu chiến Trung Quốc đến Campuchia với số lượng lớn nhất từ trước đến nay chỉ phần nào phản ánh những chuyển biến gần đây trong tổng thể hoạt động hợp tác quân sự giữa hai nước, và do đó chưa thể làm cơ sở để đưa ra một kết luận mang tính bao trùm. Tuy nhiên, dù với mức độ ít hay nhiều, đây cũng là lời cảnh báo về rủi ro tiềm tàng đối với an ninh khu vực, buộc các nước liên quan phải cẩn trọng trước khi tiến hành bất kỳ bước đi nào có thể khiến hiện trạng địa chính trị ở Đông Nam Á nói riêng và Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung thay đổi. Bởi lẽ, nguy cơ xung đột luôn hiện hữu một khi các tính toán chiến lược của các quốc gia ở khu vực trở nên xa rời thực tiễn hay mối quan hệ giữa hai siêu cường vượt ra khỏi khuôn khổ của các dàn xếp ngoại giao.

Từ khoá: Campuchia Trung Quốc tập trận Rồng Vàng Đông Nam Á

BÀI LIÊN QUAN