Biển Đông   18/10/2024

Thấy gì từ vụ việc tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa?

Trước vụ tàu Trung Quốc hành hung ngư dân Việt Nam gần đá Chim Én, Việt Nam đã có phản ứng ngoại giao mạnh mẽ khi chỉ đích danh và lên án hành vi của Bắc Kinh. Tuy nhiên, lãnh đạo hai nước nhiều khả năng sẽ ưu tiên giải quyết hòa bình các bất đồng.

Image
Ngư dân Việt Nam bị thương sau khi bị tàu Trung Quốc tấn công ở quần đảo Trường Sa vào sáng ngày 29/9/2024 - (C): Báo Người Lao Động

Sáng ngày 29/9, khi đang di chuyển gần đá Chim Én (Vuladdore Reef) thuộc quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands), tàu cá của ngư dân Việt Nam đã bị ít nhất hai tàu của Trung Quốc đuổi theo, tấn công, lục soát và tịch thu nhiều tài sản. Vụ việc đã khiến bốn thuyền viên bị thương, trong đó có một người lâm vào tình trạng rất nặng. 

Đến ngày 1/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã xác nhận vụ việc, cho rằng các tàu thuyền của Việt Nam đã đánh bắt cá bất hợp pháp ở vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa mà không có sự cho phép của Trung Quốc, và chính quyền Bắc Kinh đã có biện pháp ngăn chặn một cách “chuyên nghiệp và kiềm chế, không gây ra thương tích nào” (professional and restrained, and no injuries were found). 

Sau đó một ngày, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố đáp trả gay gắt rằng Hà Nội “hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, gây thương tích, đe dọa đến tính mạng và gây thiệt hại về tài sản của ngư dân Việt Nam”.    

Việt Nam phản ứng mạnh mẽ 

Việc các tàu Trung Quốc tấn công và cướp bóc tàu của Việt Nam là không lạ, vì chúng diễn ra hầu như hàng năm, và hai bên thường giải quyết vấn đề một cách lặng lẽ, giữ căng thẳng ở mức gần như tối thiểu. Chẳng hạn, một sự cố tương tự đã diễn ra vào năm ngoái, trong đó các thành viên thủy thủ đoàn của một tàu đánh cá mang biển kiểm soát Quảng Ngãi được cho là đã bị thương do bị Trung Quốc phun vòi rồng. Gần đây hơn, hồi cuối tháng 8, một tàu cá khác cũng thuộc tỉnh Quảng Ngãi khi đang hoạt động gần đảo Phú Lâm (Woody Island) đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công gây hư hại nặng, có người trên tàu bị thương. 

Trong thời gian qua, Bắc Kinh cũng gây hấn với các quốc gia khác có tranh chấp trên Biển Đông. Gần đây, siêu cường khu vực này đã triển khai các tàu hải cảnh trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Malaysia. Trong khi đó, dù các vụ va chạm với Philippines có phần lắng dịu sau khi nước này rút tàu khỏi bãi cạn Sa Bin (Sabina Shoal), nhưng Bắc Kinh vẫn đang duy trì sự hiện diện lớn quanh khu vực này, cũng như ở khu vực đá Khúc Giác (Iroquois Reef), đá Ba Đầu (Whitsun Reef)...

Tuy nhiên, điều đáng chú ý trong vụ va chạm vừa qua giữa tàu Trung Quốc và tàu cá Việt Nam là những phản ứng của Hà Nội có phần mạnh mẽ và thẳng thắn hơn so với các lần trước. Cụ thể, Việt Nam đã chỉ đích danh thủ phạm là Trung Quốc, đồng thời cho rằng hành vi của Bắc Kinh là “thô bạo”, khiến Hà Nội “bất bình”. Các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam cũng đăng một số bài viết về những hành động nguy hiểm của hải cảnh Trung Quốc, mạnh dạn lên án và gọi đây là hành động phi pháp. Để dễ so sánh sự khác biệt, sau khi vụ va chạm xảy ra gần đảo Phú Lâm hồi tháng 8, Hà Nội chỉ tuyên bố chung chung rằng “Việt Nam phản đối việc sử dụng vũ lực đối với các tàu cá Việt Nam đang hoạt động bình thường trên biển”. 

Sự chuyển biến chỉ trong thời gian ngắn cho thấy dường như Việt Nam đang muốn đạt được “một điều gì đó” lớn hơn là lên án hành động của Bắc Kinh. Liên kết với sự kiện gần đây là Việt Nam đang xúc tiến hợp tác với Trung Quốc để xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong thời gian tới (vốn vấp phải sự hoài nghi do tâm lý “bài Trung” vẫn dai dẳng), việc Hà Nội tỏ ra “gay gắt” hơn trước các động thái của Bắc Kinh ở Biển Đông có thể là cách để khơi gợi lòng yêu nước trong người dân, đồng thời chuyển sự quan tâm của dư luận khỏi dự án trọng điểm trên.  

Còn đối với Trung Quốc, quốc gia này thường phớt lờ việc ngư dân Việt Nam hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, đôi lúc Bắc Kinh thấy rằng cần phải làm điều gì đó để giữ thể diện, và việc tấn công một tàu cá là cách đơn giản, ít tốn kém, nhưng lại “hiệu quả” để nhắc nhở Hà Nội rằng Trung Quốc vẫn có khả năng gây sức ép bất cứ khi nào họ muốn. 

Thời điểm nhạy cảm

Bên cạnh cách lý giải đó, vụ việc vừa qua diễn ra vào thời điểm nhạy cảm, cụ thể là chỉ ít ngày sau chuyến công du đầu tiên của tân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm đến Mỹ từ ngày 21/9. 

Với một quốc gia theo đường lối ngoại giao cây tre như Việt Nam, việc nhà lãnh đạo của đất nước sang thăm Mỹ là chuyện không có gì quá bất ngờ. Hơn nữa, chuyến đi của nhà lãnh đạo Việt Nam đến New York diễn ra sau hơn một tháng so với chuyến thăm Bắc Kinh, nơi ông Tô Lâm tái khẳng định Việt Nam “luôn coi trọng và ưu tiên hàng đầu quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược với Trung Quốc”.   

Từ góc nhìn này, có thể thấy rằng Bắc Kinh dường như lợi dụng sự kiện trên để “nắn gân” và đo lường xem mức độ thực dụng của chính quyền mới của Việt Nam đến đâu, đặc biệt là khi dư luận phương Tây cho rằng ông Tô Lâm là một chính trị gia ít hữu hảo hơn với Trung Quốc. Hơn nữa, quân đội Trung Quốc cũng đã phóng tên lửa xuyên lục địa có khả năng vươn tới Mỹ vào Thái Bình Dương, ngay trước thời điểm ông Tô Lâm gặp Tổng thống Joe Biden hôm 25/9. 

Ngoài ra, để đổ thêm dầu vào lửa, vào ngày 11/9, tài khoản Facebook của Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng đã đăng lại đoạn video mà Truyền hình Quốc phòng Việt Nam thực hiện (hiện đã xóa) về nguy cơ “cách mạng màu” lan sang giáo dục, trong đó có mối đe dọa liên quan đến Trường Đại học Fulbright (do Mỹ tài trợ).  

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, chuyến thăm Mỹ có thể là lý do bổ sung để Trung Quốc tìm cách gây sức ép với Việt Nam. Song đó không phải là yếu tố mang tính quyết định. Bởi suy cho cùng, ở bất kỳ nhiệm kỳ của lãnh đạo Việt Nam nào, Trung Quốc vẫn thực hiện các vụ tấn công gây hấn trên Biển Đông với tần suất gần như hàng năm (như đã đề cập ở trên). 

Điều đó cũng có nghĩa rằng vụ việc vào tháng 9 không phải là lần cuối cùng Trung Quốc tấn công Việt Nam ở các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, mà các hành động khiêu khích và hung hăng của Bắc Kinh sẽ tiếp tục diễn ra, thậm chí là ngay trong những tháng cuối năm.    

Liệu có gia tăng căng thẳng?

Để ứng phó với các hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam có thể tăng cường số lượng tàu cảnh sát biển hoặc hải quân để bảo vệ ngư dân. Song, về cơ bản thì Hà Nội rất có thể sẽ duy trì cách tiếp cận lâu nay là tìm cách dàn xếp tranh chấp với Trung Quốc thông qua các cuộc đàm phán song phương. 

Điều này phù hợp với định hướng tiếp tục tập trung thúc đẩy hợp tác “6 hơn” trong chuyến thăm của ông Tô Lâm đến Trung Quốc vừa qua. Một trong các phương diện thuộc “6 hơn” là hai nước cam kết “tiếp tục thực hiện tốt nhận thức chung cấp cao, kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển… nhất trí xử lý tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”.  

Một quan chức Việt Nam cũng đã từng bày tỏ quan điểm rằng các tranh chấp ở Biển Đông chỉ chiếm 1% trong mối quan hệ Việt - Trung, trong khi 99% còn lại là tốt, vì thế không nên để 1% đó ảnh hưởng đến 99% còn lại. Về cơ bản phát biểu đó không có gì là phóng đại, vì nhiều năm qua, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Trung Quốc chiếm đến 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của quốc gia Đông Nam Á này với thế giới. Trong tám tháng đầu năm nay, Trung Quốc là quốc gia có số lượng dự án đăng ký đầu tư mới vào Việt Nam lớn nhất, chiếm đến 29,5% trong tổng số. 

Về phương diện an ninh, Việt Nam tiếp giáp biên giới trên đất liền với Trung Quốc, với hơn 1.449km, lại không có bất kỳ đồng minh hiệp ước nào (như giữa Philippines với Mỹ), do đó Hà Nội thừa hiểu rằng duy trì sự hữu hảo với Bắc Kinh vẫn tốt hơn là tiếp tục leo thang căng thẳng. Nếu để rơi vào tình huống “không lối ra” ở Biển Đông, Việt Nam vừa bị tổn thất nặng nề về kinh tế, vừa dễ dàng bị Trung Quốc bao vây cả ở trên biển lẫn trên đất liền.       

Tóm lại, vụ va chạm vừa qua giữa Trung Quốc và Việt Nam gần đá Chim Én là một sự kiện không lấy gì làm lạ, vì những sự việc tương tự thường diễn ra nhiều năm qua như một cách để Bắc Kinh răn đe Hà Nội “không được đi quá xa” trong các quan hệ có thể dẫn tới liên minh (alliance), nhất là quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ. 

Tuy nhiên, có những yếu tố giúp châm ngòi cho căng thẳng là vụ việc “thị uy” của Trung Quốc diễn ra ngay sau chuyến thăm Mỹ của ông Tô Lâm cũng như hợp tác an ninh hàng hải giữa Việt Nam và Philippines diễn biến ngày càng tích cực (với một thỏa thuận an ninh toàn diện hơn dự kiến ​​sẽ được ký kết vào cuối năm nay). 

Dù chịu sức ép rất lớn từ Trung Quốc, Việt Nam đã đáp trả gay gắt và trực tiếp hơn so với thường lệ. Tuy nhiên, sẽ là quá lạc quan nếu mong chờ một cách tiếp cận đột phá của Hà Nội trong vấn đề Biển Đông (chẳng hạn như liên minh với Mỹ hay ký các hiệp ước quân sự có liên quan đến Biển Đông với các cường quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương). 

Nhìn chung, tình hình tranh chấp ở Biển Đông sắp tới giữa hai quốc gia nhiều khả năng sẽ không có những bước thay đổi mang tính “đột biến” khi Việt Nam vẫn có quan hệ kinh tế sâu sắt với Trung Quốc và duy trì đường lối ngoại giao cây tre. Khi đó, ưu tiên hàng đầu của Hà Nội là giải quyết căng thẳng ở Biển Đông trên bàn đàm phán.

Sáng ngày 29/9, khi đang di chuyển gần đá Chim Én (Vuladdore Reef) thuộc quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands), tàu cá của ngư dân Việt Nam đã bị ít nhất hai tàu của Trung Quốc đuổi theo, tấn công, lục soát và tịch thu nhiều tài sản. Vụ việc đã khiến bốn thuyền viên bị thương, trong đó có một người lâm vào tình trạng rất nặng. 

Đến ngày 1/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã xác nhận vụ việc, cho rằng các tàu thuyền của Việt Nam đã đánh bắt cá bất hợp pháp ở vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa mà không có sự cho phép của Trung Quốc, và chính quyền Bắc Kinh đã có biện pháp ngăn chặn một cách “chuyên nghiệp và kiềm chế, không gây ra thương tích nào” (professional and restrained, and no injuries were found). 

Sau đó một ngày, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố đáp trả gay gắt rằng Hà Nội “hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, gây thương tích, đe dọa đến tính mạng và gây thiệt hại về tài sản của ngư dân Việt Nam”.    

Việt Nam phản ứng mạnh mẽ 

Việc các tàu Trung Quốc tấn công và cướp bóc tàu của Việt Nam là không lạ, vì chúng diễn ra hầu như hàng năm, và hai bên thường giải quyết vấn đề một cách lặng lẽ, giữ căng thẳng ở mức gần như tối thiểu. Chẳng hạn, một sự cố tương tự đã diễn ra vào năm ngoái, trong đó các thành viên thủy thủ đoàn của một tàu đánh cá mang biển kiểm soát Quảng Ngãi được cho là đã bị thương do bị Trung Quốc phun vòi rồng. Gần đây hơn, hồi cuối tháng 8, một tàu cá khác cũng thuộc tỉnh Quảng Ngãi khi đang hoạt động gần đảo Phú Lâm (Woody Island) đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công gây hư hại nặng, có người trên tàu bị thương. 

Trong thời gian qua, Bắc Kinh cũng gây hấn với các quốc gia khác có tranh chấp trên Biển Đông. Gần đây, siêu cường khu vực này đã triển khai các tàu hải cảnh trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Malaysia. Trong khi đó, dù các vụ va chạm với Philippines có phần lắng dịu sau khi nước này rút tàu khỏi bãi cạn Sa Bin (Sabina Shoal), nhưng Bắc Kinh vẫn đang duy trì sự hiện diện lớn quanh khu vực này, cũng như ở khu vực đá Khúc Giác (Iroquois Reef), đá Ba Đầu (Whitsun Reef)...

Tuy nhiên, điều đáng chú ý trong vụ va chạm vừa qua giữa tàu Trung Quốc và tàu cá Việt Nam là những phản ứng của Hà Nội có phần mạnh mẽ và thẳng thắn hơn so với các lần trước. Cụ thể, Việt Nam đã chỉ đích danh thủ phạm là Trung Quốc, đồng thời cho rằng hành vi của Bắc Kinh là “thô bạo”, khiến Hà Nội “bất bình”. Các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam cũng đăng một số bài viết về những hành động nguy hiểm của hải cảnh Trung Quốc, mạnh dạn lên án và gọi đây là hành động phi pháp. Để dễ so sánh sự khác biệt, sau khi vụ va chạm xảy ra gần đảo Phú Lâm hồi tháng 8, Hà Nội chỉ tuyên bố chung chung rằng “Việt Nam phản đối việc sử dụng vũ lực đối với các tàu cá Việt Nam đang hoạt động bình thường trên biển”. 

Sự chuyển biến chỉ trong thời gian ngắn cho thấy dường như Việt Nam đang muốn đạt được “một điều gì đó” lớn hơn là lên án hành động của Bắc Kinh. Liên kết với sự kiện gần đây là Việt Nam đang xúc tiến hợp tác với Trung Quốc để xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong thời gian tới (vốn vấp phải sự hoài nghi do tâm lý “bài Trung” vẫn dai dẳng), việc Hà Nội tỏ ra “gay gắt” hơn trước các động thái của Bắc Kinh ở Biển Đông có thể là cách để khơi gợi lòng yêu nước trong người dân, đồng thời chuyển sự quan tâm của dư luận khỏi dự án trọng điểm trên.  

Còn đối với Trung Quốc, quốc gia này thường phớt lờ việc ngư dân Việt Nam hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, đôi lúc Bắc Kinh thấy rằng cần phải làm điều gì đó để giữ thể diện, và việc tấn công một tàu cá là cách đơn giản, ít tốn kém, nhưng lại “hiệu quả” để nhắc nhở Hà Nội rằng Trung Quốc vẫn có khả năng gây sức ép bất cứ khi nào họ muốn. 

Thời điểm nhạy cảm

Bên cạnh cách lý giải đó, vụ việc vừa qua diễn ra vào thời điểm nhạy cảm, cụ thể là chỉ ít ngày sau chuyến công du đầu tiên của tân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm đến Mỹ từ ngày 21/9. 

Với một quốc gia theo đường lối ngoại giao cây tre như Việt Nam, việc nhà lãnh đạo của đất nước sang thăm Mỹ là chuyện không có gì quá bất ngờ. Hơn nữa, chuyến đi của nhà lãnh đạo Việt Nam đến New York diễn ra sau hơn một tháng so với chuyến thăm Bắc Kinh, nơi ông Tô Lâm tái khẳng định Việt Nam “luôn coi trọng và ưu tiên hàng đầu quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược với Trung Quốc”.   

Từ góc nhìn này, có thể thấy rằng Bắc Kinh dường như lợi dụng sự kiện trên để “nắn gân” và đo lường xem mức độ thực dụng của chính quyền mới của Việt Nam đến đâu, đặc biệt là khi dư luận phương Tây cho rằng ông Tô Lâm là một chính trị gia ít hữu hảo hơn với Trung Quốc. Hơn nữa, quân đội Trung Quốc cũng đã phóng tên lửa xuyên lục địa có khả năng vươn tới Mỹ vào Thái Bình Dương, ngay trước thời điểm ông Tô Lâm gặp Tổng thống Joe Biden hôm 25/9. 

Ngoài ra, để đổ thêm dầu vào lửa, vào ngày 11/9, tài khoản Facebook của Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng đã đăng lại đoạn video mà Truyền hình Quốc phòng Việt Nam thực hiện (hiện đã xóa) về nguy cơ “cách mạng màu” lan sang giáo dục, trong đó có mối đe dọa liên quan đến Trường Đại học Fulbright (do Mỹ tài trợ).  

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, chuyến thăm Mỹ có thể là lý do bổ sung để Trung Quốc tìm cách gây sức ép với Việt Nam. Song đó không phải là yếu tố mang tính quyết định. Bởi suy cho cùng, ở bất kỳ nhiệm kỳ của lãnh đạo Việt Nam nào, Trung Quốc vẫn thực hiện các vụ tấn công gây hấn trên Biển Đông với tần suất gần như hàng năm (như đã đề cập ở trên). 

Điều đó cũng có nghĩa rằng vụ việc vào tháng 9 không phải là lần cuối cùng Trung Quốc tấn công Việt Nam ở các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, mà các hành động khiêu khích và hung hăng của Bắc Kinh sẽ tiếp tục diễn ra, thậm chí là ngay trong những tháng cuối năm.    

Liệu có gia tăng căng thẳng?

Để ứng phó với các hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam có thể tăng cường số lượng tàu cảnh sát biển hoặc hải quân để bảo vệ ngư dân. Song, về cơ bản thì Hà Nội rất có thể sẽ duy trì cách tiếp cận lâu nay là tìm cách dàn xếp tranh chấp với Trung Quốc thông qua các cuộc đàm phán song phương. 

Điều này phù hợp với định hướng tiếp tục tập trung thúc đẩy hợp tác “6 hơn” trong chuyến thăm của ông Tô Lâm đến Trung Quốc vừa qua. Một trong các phương diện thuộc “6 hơn” là hai nước cam kết “tiếp tục thực hiện tốt nhận thức chung cấp cao, kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển… nhất trí xử lý tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”.  

Một quan chức Việt Nam cũng đã từng bày tỏ quan điểm rằng các tranh chấp ở Biển Đông chỉ chiếm 1% trong mối quan hệ Việt - Trung, trong khi 99% còn lại là tốt, vì thế không nên để 1% đó ảnh hưởng đến 99% còn lại. Về cơ bản phát biểu đó không có gì là phóng đại, vì nhiều năm qua, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Trung Quốc chiếm đến 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của quốc gia Đông Nam Á này với thế giới. Trong tám tháng đầu năm nay, Trung Quốc là quốc gia có số lượng dự án đăng ký đầu tư mới vào Việt Nam lớn nhất, chiếm đến 29,5% trong tổng số. 

Về phương diện an ninh, Việt Nam tiếp giáp biên giới trên đất liền với Trung Quốc, với hơn 1.449km, lại không có bất kỳ đồng minh hiệp ước nào (như giữa Philippines với Mỹ), do đó Hà Nội thừa hiểu rằng duy trì sự hữu hảo với Bắc Kinh vẫn tốt hơn là tiếp tục leo thang căng thẳng. Nếu để rơi vào tình huống “không lối ra” ở Biển Đông, Việt Nam vừa bị tổn thất nặng nề về kinh tế, vừa dễ dàng bị Trung Quốc bao vây cả ở trên biển lẫn trên đất liền.       

Tóm lại, vụ va chạm vừa qua giữa Trung Quốc và Việt Nam gần đá Chim Én là một sự kiện không lấy gì làm lạ, vì những sự việc tương tự thường diễn ra nhiều năm qua như một cách để Bắc Kinh răn đe Hà Nội “không được đi quá xa” trong các quan hệ có thể dẫn tới liên minh (alliance), nhất là quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ. 

Tuy nhiên, có những yếu tố giúp châm ngòi cho căng thẳng là vụ việc “thị uy” của Trung Quốc diễn ra ngay sau chuyến thăm Mỹ của ông Tô Lâm cũng như hợp tác an ninh hàng hải giữa Việt Nam và Philippines diễn biến ngày càng tích cực (với một thỏa thuận an ninh toàn diện hơn dự kiến ​​sẽ được ký kết vào cuối năm nay). 

Dù chịu sức ép rất lớn từ Trung Quốc, Việt Nam đã đáp trả gay gắt và trực tiếp hơn so với thường lệ. Tuy nhiên, sẽ là quá lạc quan nếu mong chờ một cách tiếp cận đột phá của Hà Nội trong vấn đề Biển Đông (chẳng hạn như liên minh với Mỹ hay ký các hiệp ước quân sự có liên quan đến Biển Đông với các cường quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương). 

Nhìn chung, tình hình tranh chấp ở Biển Đông sắp tới giữa hai quốc gia nhiều khả năng sẽ không có những bước thay đổi mang tính “đột biến” khi Việt Nam vẫn có quan hệ kinh tế sâu sắt với Trung Quốc và duy trì đường lối ngoại giao cây tre. Khi đó, ưu tiên hàng đầu của Hà Nội là giải quyết căng thẳng ở Biển Đông trên bàn đàm phán.

Từ khoá: đâm tàu cá Biển Đông Trung Quốc Việt Nam Hoàng Sa căng thẳng hàng hải tranh chấp chủ quyền

BÀI LIÊN QUAN