“Thiết quân luật”: Số phận của Tổng thống Yoon Suk-yeol và tương lai nền dân chủ Hàn Quốc

Nền dân chủ vững chắc của Hàn Quốc tưởng chừng đã bị lung lay trong đêm 3/12 sau khi Tổng thống Yoon Suk-yeol ban bố thiết quân luật khẩn cấp, làm tái hiện những ký ức đau thương của 44 năm trước và gây ra biến động to lớn tới chính trường nước này.

Tim Phan 07/12/2024

Tim Phan

07/12/2024
Image
Một người biểu tình đeo mặt nạ của Tổng thống Yoon Suk-yeol nhảy múa đối diện cổng chính của tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc vào ngày 4/12/2024. ©: CHANG W. LEE/THE NEW YORK TIMES

 Quá nhanh, quá nguy hiểm

Tối ngày 3/12/2024, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bất ngờ xuất hiện trên sóng truyền hình và tuyên bố thiết quân luật khẩn cấp (emergency martial law) trên toàn quốc. Ba lý do mà ông Yoon đưa ra khi ban bố thiết quân luật là: (1) “bảo vệ Cộng hòa Hàn Quốc (Republic of Korea) tự do khỏi những mối đe dọa của lực lượng cộng sản Triều Tiên”; (2) “tiêu diệt những thế lực chống nhà nước thân Triều Tiên vô liêm sỉ đang cướp bóc tự do và hạnh phúc của nhân dân”; và (3) bảo vệ trật tự hiến pháp tự do. Những lý do này, đặc biệt là lập trường chống Cộng, được Yoon đưa ra nhằm lấy được sự đồng cảm của công chúng đối với hành động của ông.

Sự kiện chấn động này là lần đầu tiên một tổng thống Hàn Quốc ban hành thiết quân luật sau 44 năm kể từ Phong trào Dân chủ Gwangju do sinh viên dẫn đầu, nổ ra vào mùa hè năm 1980 nhằm chống lại thiết quân luật của chính quyền độc tài Chun Doo-hwan. Phong trào kết thúc trong thất bại khi có đến hàng trăm người biểu tình ngã xuống, song sự kiện đã mở ra thời kỳ đấu tranh cho dân chủ và tự do ở Hàn Quốc.

Đối với Hàn Quốc ngày nay—một trong những nền dân chủ kiên cố ở châu Á—thì tình trạng thiết quân luật tưởng chừng là không thể xảy ra vì nó gợi lên ký ức đau thương về một trong những thời kỳ đen tối trong lịch sử đấu tranh cho ngọn cờ dân chủ. Vì vậy, động thái bất ngờ của Tổng thống Yoon vấp phải sự phẫn nộ từ công chúng.

Rất may, lệnh thiết quân luật không kéo dài như kỳ vọng khi Quốc hội do phe đối lập kiểm soát nhanh chóng bỏ phiếu bác bỏ biện pháp cực đoan của Tổng thống ngay trong đêm. Chỉ khoảng sáu giờ từ lúc thiết quân luật chính thức có hiệu lực, Yoon phải ngậm ngùi lên sóng truyền hình thông báo dỡ bỏ thiết quân luật vào sáng sớm ngày 4/12.

Tuyên bố của Yoon chấm dứt một đêm náo động chính trường Hàn Quốc nhưng mở ra một thời kỳ đầy bất ổn cho tương lai của ông và chính trị của quốc gia Đông Bắc Á. Lệnh thiết quân lập ngắn ngủi (short-lived), còn có thể gọi là cuộc tự đảo chính (self-coup), đã cho thấy sự chia rẽ và đối đầu nghiêm trọng của các thế lực chính trị ở Hàn Quốc. Bên cạnh đó, tác động của sự kiện này đối với nền dân chủ của Hàn Quốc là rất đáng kể; thậm chí, dư chấn của nó sẽ còn kéo dài.

“Canh bạc” của Tổng thống Yoon

Xem xét một cách cẩn thận đến tình hình chính trị nội tại của Hàn Quốc lúc này thì câu hỏi về động cơ Yoon ban bố thiết quân luật khẩn cấp không khó để thu được đáp án.

Nói ngắn gọn, thiết quân luật có thể là cách cứu vãn cuối cùng mà Yoon nghĩ sẽ bảo vệ vốn liếng chính trị của mình và phá vỡ thế bế tắc chính trị mà ông đang phải đương đầu.

Kể từ khi nhậm chức Tổng thống vào tháng 5/2022 sau khi giành chiến thắng trước ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ (Democratic Party - DP) Lee Jae-myung, với khoảng cách chưa tới một phần trăm phiếu bầu, Yoon đối mặt với sự phản kháng quyết liệt từ phe đối lập mà chưa một đời Tổng thống Hàn Quốc nào rơi vào tình cảnh như vậy.

Phe đối lập do DP đứng đầu đã nắm quyền kiểm soát đa số tại Quốc hội và không ngừng sử dụng quyền lực lập pháp để phá vỡ chương trình nghị sự của Yoon, bao gồm cải cách ngành y tế, cắt giảm thuế và cải cách cơ cấu thị trường lao động. Kể từ khi nhậm chức đến tháng 1 năm nay, Quốc hội do phe đối lập kiểm soát chỉ thông qua 29% dự luật do chính phủ của Yoon đề xuất, một con số rất ít ỏi so với các đời tổng thống trước đó.

Ở chiều ngược lại, Yoon đã sử dụng quá mức quyền phủ quyết của tổng thống đối với các luật do phe đối lập tại Quốc hội thông qua. Cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 4 đã nới rộng thế đa số của DP lên 175 ghế trong tổng số 300 ghế, trong khi Đảng Quyền lực Nhân dân (Power People Party - PPP) của Yoon chỉ giành được 108 ghế. Việc đảng cầm quyền không thể giành lại thế đa số trong Quốc hội đã đẩy Yoon vào tình thế tổng thống vịt què” (lame-duck) trong nhiệm kỳ còn lại, khi ông sẽ ngày càng gặp nhiều thách thức hơn trong việc triển khai các chính sách đối nội lẫn đối ngoại.

Sự đối đầu cá nhân dữ dội giữa Yoon và Lee thông qua việc chính quyền nhắm vào các cáo buộc chống lại nhà lãnh đạo DP, bao gồm cả tội hối lộ, tham nhũng và các tội danh khác liên quan đến vụ bê bối phát triển bất động sản, cũng là nguồn cơn làm sâu sắc thêm rạn nứt giữa nhánh hành pháp với lập pháp.

Bên cạnh đó, DP đã lợi dụng quyền đa số áp đảo của mình để luận tội hàng loạt quan chức trong chính quyền Yoon, cũng như các công tố viên liên quan đến các vụ bê bối của Đệ nhất Phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee liên quan đến việc bà nhận túi xách hàng hiệu Dior vào năm 2022 cùng cáo buộc Kim có hành vi lừa đảo và thao túng thị trường chứng khoán. Trong bài phát biểu tuyên bố thiết quân luật, Yoon cũng chỉ ra điều này, gọi đó “tình huống chưa từng xảy ra (unprecedented) ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng như kể từ khi lập quốc”.

Việc phải đương đầu với điều mà Yoon gọi là chế độ độc tài lập pháp của Đảng Dân chủ” (the Democratic Partys legislative dictatorship), cộng với tỷ lệ ủng hộ của công chúng đối với Yoon luôn ở mức thấp (khoảng 17%), đã đẩy tổng thống đương nhiệm đi đến quyết định kích hoạt thiết quân luật để giải quyết những rắc rối trên.

Số phận chính trị của Yoon và nền dân chủ Hàn Quốc

Việc Yoon bất ngờ—và dường như đã không có sự tính toán kỹ càng—ban bố thiết quân luật đã đẩy chính trường Hàn Quốc vào cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ.

Sự chết yểu của thiết quân luật khi chỉ tồn tại khoảng 6 giờ đã báo hiệu sự bất ổn đối với tương lai chính trị của Tổng thống Yoon. Đảng đối lập đang thúc đẩy tiến trình luận tội Yoon, lập luận rằng hành động của tổng thống không chỉ vi hiến mà còn xâm phạm quyền tự do ngôn luận. Để luận tội thành công Yoon, Quốc hội phải có ít nhất hai phần ba phiếu bầu, nghĩa là ít nhất 8 trong số 108 nhà lập pháp từ đảng cầm quyền PPP phản bội Yoon và quay sang ủng hộ việc luận tội, vì phe đối lập hiện tổng cộng có 192 ghế, ít hơn so với con số 200 ghế cần thiết để thông qua luận tội tổng thống.

Điều này có nghĩasố phận chính trị của Yoon sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chính đảng của ông. Lãnh đạo DPP Han Dong-hoon, người từng giữ chức Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên trong chính quyền Yoon, tuyên bố sẽ ngăn mọi nỗ lực luận tội Yoon tại Quốc hội. Tuy nhiên, ông kêu gọi “nhanh chóng đình chỉ Tổng thống khỏi việc thực hiện quyền lực của mình” và nhấn mạnh “nguy cơ đáng kể về các hành động cực đoan, như tái áp đặt thiết quân luật, có khả năng đặt Hàn Quốc và công dân nước này vào tình thế vô cùng nguy hiểm”. Yoon vừa công khai xin lỗi nhân dân Hàn Quốc và tuyên bố rằng ông sẽ không ban bố thiết quân luật một lần nữa, nhưng uy tín của ông đã bị sụt giảm nghiêm trọng, cả trong đảng của mình lẫn đảng đối lập và công chúng nước này.

Nếu Yoon không thành công trong việc thuyết phục các nhà lập pháp PPP để ngăn việc luận tội, ông sẽ trở thành Tổng thống thứ ba của Hàn Quốc bị Quốc hội luận tội kể từ khi quốc gia này chuyển sang nền dân chủ. Và khi đó, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sẽ quyết định liệu việc luận tội Yoon có hợp lệ hay không. Trong trường hợp Yoon được Tòa án Hiến pháp tha bổng, nhiệm kỳ tổng thống còn lại của ông sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tính chính danh nghiêm trọng, sẽ được cụ thể hoá bởi liên tiếp các cuộc biểu tình và sự chống đối mãnh liệt, thậm chí là không nhượng bộ từ phe đối lập. Nếu Yoon bị luận tội, chính trường Hàn Quốc sẽ sang trang khi ông bị phế truất, và một cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ diễn ra sau đó khoảng hai tháng.

Bên cạnh tác động đến tương lai chính trị của người đứng đầu Hàn Quốc, lệnh thiết quân luật còn gây chao đảo đối với nền tảng dân chủ tự do của quốc gia này. Quốc gia Đông Bắc Á này được coi là một trong những nền dân chủ thành công của Làn sóng Dân chủ Thứ ba (Democracys Third Wave), đánh dấu bằng các chuyển giao quyền lực trong hòa bình với các cuộc bầu cử cạnh tranh công bằng. Dù vậy, sự kiện thiết quân luật ngắn ngủi này là một lời thức tỉnh đối với người dân Hàn Quốc rằng nền dân chủ có thể bị xói mòn chỉ trong một đêm, làm dấy lên nỗi sợ hãi sâu sắc về sự trở lại của chế độ độc tài quân sự.

Trên bình diện quốc tế, việc Yoon ban bố thiết quân luật đã khiến uy tín của Hàn Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt trong nhận thức của các quốc gia dân chủ. Đơn cử, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell đã gọi lệnh thiết quân luật của Yoon “có vấn đề” (problematic) và “bất hợp pháp” (illegitimate). Dưới sự lãnh đạo của Yoon, Hàn Quốc đã chng kiến sự thoái trào nghiêm trọng của tiến trình dân chủ.

Theo ​​Báo cáo Dân chủ 2024 của Viện Các loại hình Dân chủ (V-Dem) công bố vào tháng 10/2024, Hàn Quốc hiện ở vị trí thứ 47 trên toàn cầu về nền dân chủ tự do, tụt mạnh từ vị trí thứ 28 vào năm ngoái và vị trí thứ 17 vào năm 2021.

Tuy nhiên, một số yếu tố tích cực đã giúp nền dân chủ Hàn Quốc trụ vững trước một tổng thống sẵn sàng dùng quân đội cho mục đích chính trị cá nhân. Ngay sau khi thiết quân luật được ban ra, sự phẫn nộ bao trùm trên chính trường và xã hội Hàn Quốc. Dù lên kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” khi ban bố thiết quân luật vào giữa đêm, nhưng Yoon vẫn không thể ngăn cản các nhà lập pháp tiến về Quốc hội để ngăn hành động của Tổng thống. Hàng nghìn người dân cũng tập trung biểu tình trước tòa nhà lập pháp kêu gọi Yoon từ chức. Thể chế dân chủ vững mạnh, quyết tâm bảo vệ nền dân chủ của công chúng, và hệ thống “kiểm soát và cân bằng” (check and balance) của quốc gia này đã phát huy tác dụng – thể hiện qua nỗ lực ngăn hành động đơn phương của Yoon.

Sự cộng hưởng từ sức ảnh hưởng của Quốc hội và quyết tâm bảo vệ nền dân chủ của người dân Hàn Quốc là nguồn cảm hứng đối với các quốc gia dân chủ đang đương đầu với các thế lực phi dân chủ ở trong nước. Sự kiện này cho thấy nền dân chủ đã chứng minh được sức chống chịu tốt hơn nỗ lực phá hoại của người đứng đầu chính phủ; và trên hết, “quyền lực của nhân dân một lần nữa là sức mạnh duy trì nền dân chủ”.

Ngoài ra, thái độ của trung lập, không tham gia vào chính trị của quân đội vào thời điểm đất nước khủng hoảng đã giúp củng cố sức dẻo dai của nền dân chủ. Quân đội Hàn Quốc đã tuân theo lệnh của Tổng thống dân sự khi thực thi thiết quân luật. Tuy nhiên, khi Quốc hội bỏ phiếu chống lại thiết quân luật, quân đội nhanh chóng rút lui trong trật tự và không để xảy ra đổ máu.

Như vậy, hành động ban bố thiết quân luật của Yoon chỉ mang tính tức thời với các toan tính chính trị cá nhân trước sức ép ngày càng tăng từ đảng đối lập và công chúng, nhưng tác động của nó thì sâu sắc và kéo dài. Sự kiện này không chỉ là “hồi kết” đối với sự nghiệp chính trị của Yoon, mà còn là lời cảnh tỉnh đối với công chúng Hàn Quốc về sự mỏng manh của nền dân chủ nếu chúng ta cứ mãi “ngủ quên” trên những luận điệu về sự vững mạnh của hệ thống này. 

 Quá nhanh, quá nguy hiểm

Tối ngày 3/12/2024, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bất ngờ xuất hiện trên sóng truyền hình và tuyên bố thiết quân luật khẩn cấp (emergency martial law) trên toàn quốc. Ba lý do mà ông Yoon đưa ra khi ban bố thiết quân luật là: (1) “bảo vệ Cộng hòa Hàn Quốc (Republic of Korea) tự do khỏi những mối đe dọa của lực lượng cộng sản Triều Tiên”; (2) “tiêu diệt những thế lực chống nhà nước thân Triều Tiên vô liêm sỉ đang cướp bóc tự do và hạnh phúc của nhân dân”; và (3) bảo vệ trật tự hiến pháp tự do. Những lý do này, đặc biệt là lập trường chống Cộng, được Yoon đưa ra nhằm lấy được sự đồng cảm của công chúng đối với hành động của ông.

Sự kiện chấn động này là lần đầu tiên một tổng thống Hàn Quốc ban hành thiết quân luật sau 44 năm kể từ Phong trào Dân chủ Gwangju do sinh viên dẫn đầu, nổ ra vào mùa hè năm 1980 nhằm chống lại thiết quân luật của chính quyền độc tài Chun Doo-hwan. Phong trào kết thúc trong thất bại khi có đến hàng trăm người biểu tình ngã xuống, song sự kiện đã mở ra thời kỳ đấu tranh cho dân chủ và tự do ở Hàn Quốc.

Đối với Hàn Quốc ngày nay—một trong những nền dân chủ kiên cố ở châu Á—thì tình trạng thiết quân luật tưởng chừng là không thể xảy ra vì nó gợi lên ký ức đau thương về một trong những thời kỳ đen tối trong lịch sử đấu tranh cho ngọn cờ dân chủ. Vì vậy, động thái bất ngờ của Tổng thống Yoon vấp phải sự phẫn nộ từ công chúng.

Rất may, lệnh thiết quân luật không kéo dài như kỳ vọng khi Quốc hội do phe đối lập kiểm soát nhanh chóng bỏ phiếu bác bỏ biện pháp cực đoan của Tổng thống ngay trong đêm. Chỉ khoảng sáu giờ từ lúc thiết quân luật chính thức có hiệu lực, Yoon phải ngậm ngùi lên sóng truyền hình thông báo dỡ bỏ thiết quân luật vào sáng sớm ngày 4/12.

Tuyên bố của Yoon chấm dứt một đêm náo động chính trường Hàn Quốc nhưng mở ra một thời kỳ đầy bất ổn cho tương lai của ông và chính trị của quốc gia Đông Bắc Á. Lệnh thiết quân lập ngắn ngủi (short-lived), còn có thể gọi là cuộc tự đảo chính (self-coup), đã cho thấy sự chia rẽ và đối đầu nghiêm trọng của các thế lực chính trị ở Hàn Quốc. Bên cạnh đó, tác động của sự kiện này đối với nền dân chủ của Hàn Quốc là rất đáng kể; thậm chí, dư chấn của nó sẽ còn kéo dài.

“Canh bạc” của Tổng thống Yoon

Xem xét một cách cẩn thận đến tình hình chính trị nội tại của Hàn Quốc lúc này thì câu hỏi về động cơ Yoon ban bố thiết quân luật khẩn cấp không khó để thu được đáp án.

Nói ngắn gọn, thiết quân luật có thể là cách cứu vãn cuối cùng mà Yoon nghĩ sẽ bảo vệ vốn liếng chính trị của mình và phá vỡ thế bế tắc chính trị mà ông đang phải đương đầu.

Kể từ khi nhậm chức Tổng thống vào tháng 5/2022 sau khi giành chiến thắng trước ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ (Democratic Party - DP) Lee Jae-myung, với khoảng cách chưa tới một phần trăm phiếu bầu, Yoon đối mặt với sự phản kháng quyết liệt từ phe đối lập mà chưa một đời Tổng thống Hàn Quốc nào rơi vào tình cảnh như vậy.

Phe đối lập do DP đứng đầu đã nắm quyền kiểm soát đa số tại Quốc hội và không ngừng sử dụng quyền lực lập pháp để phá vỡ chương trình nghị sự của Yoon, bao gồm cải cách ngành y tế, cắt giảm thuế và cải cách cơ cấu thị trường lao động. Kể từ khi nhậm chức đến tháng 1 năm nay, Quốc hội do phe đối lập kiểm soát chỉ thông qua 29% dự luật do chính phủ của Yoon đề xuất, một con số rất ít ỏi so với các đời tổng thống trước đó.

Ở chiều ngược lại, Yoon đã sử dụng quá mức quyền phủ quyết của tổng thống đối với các luật do phe đối lập tại Quốc hội thông qua. Cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 4 đã nới rộng thế đa số của DP lên 175 ghế trong tổng số 300 ghế, trong khi Đảng Quyền lực Nhân dân (Power People Party - PPP) của Yoon chỉ giành được 108 ghế. Việc đảng cầm quyền không thể giành lại thế đa số trong Quốc hội đã đẩy Yoon vào tình thế tổng thống vịt què” (lame-duck) trong nhiệm kỳ còn lại, khi ông sẽ ngày càng gặp nhiều thách thức hơn trong việc triển khai các chính sách đối nội lẫn đối ngoại.

Sự đối đầu cá nhân dữ dội giữa Yoon và Lee thông qua việc chính quyền nhắm vào các cáo buộc chống lại nhà lãnh đạo DP, bao gồm cả tội hối lộ, tham nhũng và các tội danh khác liên quan đến vụ bê bối phát triển bất động sản, cũng là nguồn cơn làm sâu sắc thêm rạn nứt giữa nhánh hành pháp với lập pháp.

Bên cạnh đó, DP đã lợi dụng quyền đa số áp đảo của mình để luận tội hàng loạt quan chức trong chính quyền Yoon, cũng như các công tố viên liên quan đến các vụ bê bối của Đệ nhất Phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee liên quan đến việc bà nhận túi xách hàng hiệu Dior vào năm 2022 cùng cáo buộc Kim có hành vi lừa đảo và thao túng thị trường chứng khoán. Trong bài phát biểu tuyên bố thiết quân luật, Yoon cũng chỉ ra điều này, gọi đó “tình huống chưa từng xảy ra (unprecedented) ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng như kể từ khi lập quốc”.

Việc phải đương đầu với điều mà Yoon gọi là chế độ độc tài lập pháp của Đảng Dân chủ” (the Democratic Partys legislative dictatorship), cộng với tỷ lệ ủng hộ của công chúng đối với Yoon luôn ở mức thấp (khoảng 17%), đã đẩy tổng thống đương nhiệm đi đến quyết định kích hoạt thiết quân luật để giải quyết những rắc rối trên.

Số phận chính trị của Yoon và nền dân chủ Hàn Quốc

Việc Yoon bất ngờ—và dường như đã không có sự tính toán kỹ càng—ban bố thiết quân luật đã đẩy chính trường Hàn Quốc vào cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ.

Sự chết yểu của thiết quân luật khi chỉ tồn tại khoảng 6 giờ đã báo hiệu sự bất ổn đối với tương lai chính trị của Tổng thống Yoon. Đảng đối lập đang thúc đẩy tiến trình luận tội Yoon, lập luận rằng hành động của tổng thống không chỉ vi hiến mà còn xâm phạm quyền tự do ngôn luận. Để luận tội thành công Yoon, Quốc hội phải có ít nhất hai phần ba phiếu bầu, nghĩa là ít nhất 8 trong số 108 nhà lập pháp từ đảng cầm quyền PPP phản bội Yoon và quay sang ủng hộ việc luận tội, vì phe đối lập hiện tổng cộng có 192 ghế, ít hơn so với con số 200 ghế cần thiết để thông qua luận tội tổng thống.

Điều này có nghĩasố phận chính trị của Yoon sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chính đảng của ông. Lãnh đạo DPP Han Dong-hoon, người từng giữ chức Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên trong chính quyền Yoon, tuyên bố sẽ ngăn mọi nỗ lực luận tội Yoon tại Quốc hội. Tuy nhiên, ông kêu gọi “nhanh chóng đình chỉ Tổng thống khỏi việc thực hiện quyền lực của mình” và nhấn mạnh “nguy cơ đáng kể về các hành động cực đoan, như tái áp đặt thiết quân luật, có khả năng đặt Hàn Quốc và công dân nước này vào tình thế vô cùng nguy hiểm”. Yoon vừa công khai xin lỗi nhân dân Hàn Quốc và tuyên bố rằng ông sẽ không ban bố thiết quân luật một lần nữa, nhưng uy tín của ông đã bị sụt giảm nghiêm trọng, cả trong đảng của mình lẫn đảng đối lập và công chúng nước này.

Nếu Yoon không thành công trong việc thuyết phục các nhà lập pháp PPP để ngăn việc luận tội, ông sẽ trở thành Tổng thống thứ ba của Hàn Quốc bị Quốc hội luận tội kể từ khi quốc gia này chuyển sang nền dân chủ. Và khi đó, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sẽ quyết định liệu việc luận tội Yoon có hợp lệ hay không. Trong trường hợp Yoon được Tòa án Hiến pháp tha bổng, nhiệm kỳ tổng thống còn lại của ông sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tính chính danh nghiêm trọng, sẽ được cụ thể hoá bởi liên tiếp các cuộc biểu tình và sự chống đối mãnh liệt, thậm chí là không nhượng bộ từ phe đối lập. Nếu Yoon bị luận tội, chính trường Hàn Quốc sẽ sang trang khi ông bị phế truất, và một cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ diễn ra sau đó khoảng hai tháng.

Bên cạnh tác động đến tương lai chính trị của người đứng đầu Hàn Quốc, lệnh thiết quân luật còn gây chao đảo đối với nền tảng dân chủ tự do của quốc gia này. Quốc gia Đông Bắc Á này được coi là một trong những nền dân chủ thành công của Làn sóng Dân chủ Thứ ba (Democracys Third Wave), đánh dấu bằng các chuyển giao quyền lực trong hòa bình với các cuộc bầu cử cạnh tranh công bằng. Dù vậy, sự kiện thiết quân luật ngắn ngủi này là một lời thức tỉnh đối với người dân Hàn Quốc rằng nền dân chủ có thể bị xói mòn chỉ trong một đêm, làm dấy lên nỗi sợ hãi sâu sắc về sự trở lại của chế độ độc tài quân sự.

Trên bình diện quốc tế, việc Yoon ban bố thiết quân luật đã khiến uy tín của Hàn Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt trong nhận thức của các quốc gia dân chủ. Đơn cử, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell đã gọi lệnh thiết quân luật của Yoon “có vấn đề” (problematic) và “bất hợp pháp” (illegitimate). Dưới sự lãnh đạo của Yoon, Hàn Quốc đã chng kiến sự thoái trào nghiêm trọng của tiến trình dân chủ.

Theo ​​Báo cáo Dân chủ 2024 của Viện Các loại hình Dân chủ (V-Dem) công bố vào tháng 10/2024, Hàn Quốc hiện ở vị trí thứ 47 trên toàn cầu về nền dân chủ tự do, tụt mạnh từ vị trí thứ 28 vào năm ngoái và vị trí thứ 17 vào năm 2021.

Tuy nhiên, một số yếu tố tích cực đã giúp nền dân chủ Hàn Quốc trụ vững trước một tổng thống sẵn sàng dùng quân đội cho mục đích chính trị cá nhân. Ngay sau khi thiết quân luật được ban ra, sự phẫn nộ bao trùm trên chính trường và xã hội Hàn Quốc. Dù lên kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” khi ban bố thiết quân luật vào giữa đêm, nhưng Yoon vẫn không thể ngăn cản các nhà lập pháp tiến về Quốc hội để ngăn hành động của Tổng thống. Hàng nghìn người dân cũng tập trung biểu tình trước tòa nhà lập pháp kêu gọi Yoon từ chức. Thể chế dân chủ vững mạnh, quyết tâm bảo vệ nền dân chủ của công chúng, và hệ thống “kiểm soát và cân bằng” (check and balance) của quốc gia này đã phát huy tác dụng – thể hiện qua nỗ lực ngăn hành động đơn phương của Yoon.

Sự cộng hưởng từ sức ảnh hưởng của Quốc hội và quyết tâm bảo vệ nền dân chủ của người dân Hàn Quốc là nguồn cảm hứng đối với các quốc gia dân chủ đang đương đầu với các thế lực phi dân chủ ở trong nước. Sự kiện này cho thấy nền dân chủ đã chứng minh được sức chống chịu tốt hơn nỗ lực phá hoại của người đứng đầu chính phủ; và trên hết, “quyền lực của nhân dân một lần nữa là sức mạnh duy trì nền dân chủ”.

Ngoài ra, thái độ của trung lập, không tham gia vào chính trị của quân đội vào thời điểm đất nước khủng hoảng đã giúp củng cố sức dẻo dai của nền dân chủ. Quân đội Hàn Quốc đã tuân theo lệnh của Tổng thống dân sự khi thực thi thiết quân luật. Tuy nhiên, khi Quốc hội bỏ phiếu chống lại thiết quân luật, quân đội nhanh chóng rút lui trong trật tự và không để xảy ra đổ máu.

Như vậy, hành động ban bố thiết quân luật của Yoon chỉ mang tính tức thời với các toan tính chính trị cá nhân trước sức ép ngày càng tăng từ đảng đối lập và công chúng, nhưng tác động của nó thì sâu sắc và kéo dài. Sự kiện này không chỉ là “hồi kết” đối với sự nghiệp chính trị của Yoon, mà còn là lời cảnh tỉnh đối với công chúng Hàn Quốc về sự mỏng manh của nền dân chủ nếu chúng ta cứ mãi “ngủ quên” trên những luận điệu về sự vững mạnh của hệ thống này. 

Từ khoá: thiết quân luật Hàn Quốc Tổng thống Yoon Suk-yeol dân chủ luận tội Quốc hội Hàn Quốc

BÀI LIÊN QUAN