Triển vọng thắt chặt liên kết Mỹ - Ấn dưới thời Trump 2.0
Hợp tác giữa New Delhi và Washington dưới thời Trump 2.0 hứa hẹn nhiều thuận lợi dù còn tồn tại một số thách thức xung quanh vấn đề người nhập cư.
Quan hệ cá nhân nồng ấm giữa Trump và Modi
Ấn Độ có lẽ là một trong những đất nước hiếm hoi mà cả lãnh đạo lẫn người dân đều hài lòng với chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử hồi đầu tháng 11 ở Washington. Thủ tướng Narendra Modi thân mật gọi Trump là “người bạn của tôi” và gửi đến ông “lời chúc mừng chân thành nhất”. Trong khi đó, người dân Ấn Độ xem Trump như một người có khả năng kiến tạo hoà bình và gọi ông là “người phù hợp” (right man), vì Trump có thể “kiểm soát tất cả mọi người” (control everybody). Phản ứng tích cực này phần nào báo hiệu tương lai hứa hẹn cho quan hệ Mỹ - Ấn dưới nhiệm kỳ tổng thống lần thứ hai của ông Trump.
Sự lạc quan về triển vọng của quan hệ Mỹ - Ấn dưới thời Trump 2.0 không hẳn là thái độ cảm tính. Trái lại, đây là một phán đoán có cơ sở, trước tiên là dựa trên cách tiếp cận ngoại giao “độc nhất vô nhị” của ông Trump: thái độ thân thiện mà ông Trump dành cho Thủ tướng Modi.
Mối quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa Trump và Modi đã được chứng minh qua nhiều sự kiện đáng chú ý kể từ nhiệm kỳ Trump 1.0. Trong chuyến thăm Ấn Độ vào năm 2020, vị Tổng thống Mỹ đã được Thủ tướng Modi chào đón hết sức nồng hậu bằng một cuộc diễu hành quy mô lớn với sự tham gia của 125.000 người tại sân vận động mang tên mình.
Sau khi có kết quả bầu cử ở Mỹ hôm 6/11, Thủ tướng Ấn Độ đã gọi điện để chúc mừng chiến thắng của ông Trump, sau đó đăng trên nền tảng X rằng ông “mong muốn được hợp tác chặt chẽ với nhau [Trump] một lần nữa để củng cố hơn nữa mối quan hệ Ấn - Mỹ trên các lĩnh vực công nghệ, quốc phòng, năng lượng, không gian và một số lĩnh vực khác”.
Mặc dù vẫn duy trì quan điểm cứng rắn về thương mại khi gọi Ấn Độ là “kẻ lạm dụng rất lớn”, ông Trump đã khen ngợi Thủ tướng Modi và gọi ông là một người “tuyệt vời”.
Thái độ thiện cảm mà hai nhà lãnh đạo dành cho nhau hứa hẹn tạo cơ sở cho những bước tiến trong quan hệ song phương sau khi ông Trump chính thức nhậm chức vào đầu năm sau.
Michael Kugelman, Giám đốc Viện Nam Á thuộc Trung tâm Wilson nhận định dù có thể tồn tại “những rạn nứt về các mục tiêu thương mại, nhập cư và biến đổi khí hậu”, nhưng nhìn chung “sự trở lại của Trump đồng nghĩa với việc mối quan hệ giữa Ấn Độ với phương Tây - và đặc biệt là quốc gia hùng mạnh nhất [Mỹ] - sẽ được thúc đẩy”. Điều này được giải thích bởi điểm chung giữa hai nhà lãnh đạo: “Cả hai đều là những người theo chủ nghĩa dân tộc hăng hái cam kết làm cho quốc gia của họ mạnh hơn ở trong và ngoài nước”.
“Nhân tố Nga” trong quan hệ Mỹ - Ấn
Đáng chú ý, khi bàn về triển vọng của liên kết Mỹ - Ấn, Nga là biến số rất quan trọng. Liệu việc New Delhi xích lại gần hơn với Washington có khả năng gây tổn hại cho Moscow? Câu trả lời là: khả năng này dường như không thể xảy ra.
Bởi lẽ, Nga - Ấn là một cặp đối tác rất đặc biệt trong quan hệ quốc tế khi có một lịch sử lâu dài về mối quan hệ chiến lược, quân sự, kinh tế và ngoại giao mạnh mẽ, được giới quan sát cho là “không thể tách rời” và được chính hai quốc gia công nhận là “Quan hệ Đối tác Chiến lược Đặc biệt và Đặc quyền” (Special and Privileged Strategic Partnership) với mức độ thể chế hóa cao nhất, thể hiện qua hội nghị thượng đỉnh thường niên giữa lãnh đạo hai nước từ năm 2000 đến nay (chỉ bị gián đoạn một lần duy nhất vào năm 2020 vì đại dịch Covid-19).
Trong bối cảnh đó, việc cả Trump và Putin đều thể hiện thiện chí với nhau - ông Trump công khai gọi người đồng cấp Nga là “bạn của tôi” (friend of mine) trong khi ông Putin gọi Trump là người “thông minh và kinh nghiệm” (clever and experienced) - có thể giúp Ấn Độ dễ dàng hơn trong việc duy trì và phát triển quan hệ với cả Washington và Moscow. Phong cách lãnh đạo thực dụng (xem lợi ích kinh tế cho nước Mỹ quan trọng hơn việc chống lại các quốc gia phi dân chủ) và thái độ cởi mở với Nga của Trump có thể tạo không gian cho Ấn Độ linh hoạt hơn trong việc cân bằng quan hệ chiến lược với hai cường quốc. Đây là cơ hội mà New Delhi không có được khi phải đối mặt với những áp lực từ căng thẳng Nga - Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden – thời kỳ được giới quan sát đánh giá là “tồi tệ nhất” trong quan hệ Mỹ - Ấn.
Một điểm đáng chú ý khác là sự tương đồng trong quan điểm đối ngoại giữa các nhà lãnh đạo Ấn Độ và ông Trump, với bên thứ nhất xem “bất bạo động” là triết lý cốt lõi của chính sách đối ngoại quốc gia, trong khi bên còn lại chủ trương hạn chế can thiệp vào các xung đột quốc tế. Dưới thời Trump 1.0, hầu như không có bất kỳ cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn nào nổ ra trên thế giới. Trong nhiệm kỳ sắp tới đây, Trump tiếp tục thể hiện quyết tâm chấm dứt chiến tranh Ukraine “trong vòng 24 giờ” và gây sức ép để Israel kết thúc cuộc chiến đã kéo dài hơn một năm với lực lượng Hamas.
Với điểm chung này, Ấn Độ và Mỹ dưới thời Trump 2.0 có nhiều triển vọng hợp tác để đóng vai trò trung gian hoà giải cho các xung đột đang diễn ra ở Đông Âu và Trung Đông. Bên cạnh đó, hai nước có thể tiếp tục củng cố nhóm “Bộ tứ” (QUAD) gồm Mỹ, Nhật, Ấn, và Australia theo hướng ưu tiên hợp tác kinh tế và công nghệ hơn là “quân sự hóa” hay “khơi mào” căng thẳng quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Dĩ nhiên, sự thân thiện giữa Trump – Modi, Trump – Putin cùng những tương đồng trong quan điểm về chính sách đối ngoại của lãnh đạo Mỹ và Ấn Độ không phải là những yếu tố duy nhất định hình tương lai quan hệ song phương. Do đó, việc xem xét tiềm năng hợp tác trong một số lĩnh vực cụ thể là cần thiết để hình dung rõ hơn về triển vọng của quan hệ Mỹ - Ấn.
Quốc phòng, kinh tế, và nhập cư
Trong ba nhiệm kỳ tổng thống Mỹ gần nhất, dù là dưới thời đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa, quan hệ quốc phòng Mỹ - Ấn đã có những bước thể chế hóa vượt bậc, thông qua các thỏa thuận then chốt như Biên bản ghi nhớ trao đổi hậu cần - LEMOA (2016 - thời Obama), Thỏa thuận về Tương thích và An ninh Truyền thông - COMCASA (2018 - thời Obama), Thỏa thuận Hợp tác và Trao đổi Cơ bản - BECA (2020 - thời Trump 1.0) về hợp tác không gian địa lý, và gần đây nhất là sáng kiến iCET về hợp tác phát triển công nghệ quan trọng và mới nổi (bắt đầu triển khai vào tháng 1 năm ngoái) cùng với Thỏa thuận Cung ứng An ninh - SOSA (ký kết vào tháng 9 năm nay - thời Biden).
Trong nhiệm kỳ 1.0 của Trump, sự leo thang căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đặc biệt sau các cuộc đụng độ đẫm máu tại thung lũng Galwan năm 2020, đã củng cố đáng kể quan hệ Mỹ - Ấn. Với nền tảng từ các thoả thuận quốc phòng đã ký kết, chính quyền Trump trước đây đã cung cấp cho New Delhi các biện pháp hỗ trợ cần thiết về thiết bị quân sự, về tình báo, chia sẻ thông tin để xử lý cuộc khủng hoảng với Bắc Kinh.
Có thể nói, sự xuống dốc trong quan hệ giữa New Delhi với Bắc Kinh vì vấn đề biên giới là yếu tố thúc đẩy quốc gia Nam Á này ngày càng xích lại gần hơn với Washington; và xu hướng đó đã được thể hiện rõ nét dưới nhiệm kỳ Tổng thống trước đây của Trump.
Khi so sánh hợp tác quốc phòng trong nhiệm kỳ Trump 1.0 và nhiệm kỳ sau đó của đảng Dân chủ, có thể thấy một xu hướng tích cực hơn dưới thời Trump. Thống kê các giao dịch thương mại quốc phòng trực tiếp (DCS) giữa Mỹ và Ấn Độ qua hai giai đoạn này cho thấy ở thời Trump 1.0 có sự vượt trội hơn hẳn về cả số lượng giao dịch (tổng cộng 8 giao dịch, với mỗi năm trong giai đoạn 2017 – 2020 đều có các thoả thuận mới được ký kết) và tổng giá trị (hơn 7,1 tỷ USD). Trong khi đó, tổng giá trị mua sắm quốc phòng của Ấn Độ với Mỹ dưới thời Biden thấp hơn (6,7 tỷ USD) và số lượng giao dịch ít hơn so với thời Trump 1.0 (5 giao dịch, tập trung vào năm 2021 và 2022) (xem chi tiết ở bảng bên dưới).
Thống kê các hợp đồng mua sắm quốc phòng Mỹ - Ấn dưới thời Trump 1.0 (2017 – 2020) và Biden (2021 – 2024)
Nguồn: https://www.forumarmstrade.org/usindia.html
Không những thế, dưới thời Biden, các đơn đặt hàng quốc phòng từ Mỹ đến Ấn Độ đã bị trì hoãn và New Delhi đã phải chịu áp lực chọn phe giữa Nga và Ukraine trong cuộc chiến ở Đông Âu. Do đó, không khó để lý giải sự phấn khởi của Thủ tướng Modi khi Trump đánh bại đại diện đảng Dân chủ Kamala Harris để trở lại Nhà Trắng. Bởi, điều này đồng nghĩa với việc mối quan hệ Mỹ - Ấn sẽ có triển vọng được cải thiện trở lại.
Về kinh tế và thương mại, mặc dù chính sách “Nước Mỹ trên hết” (America First) của Trump có thể gây ra những trở ngại nhất định cho thương mại Mỹ - Ấn, New Delhi vẫn có cơ hội hưởng lợi đáng kể từ sự mở rộng của Chiến lược “Trung Quốc + 1” (China Plus One) trong bối cảnh chính quyền Trump 2.0 có kế hoạch tăng thuế thêm 10% đối với tất cả hàng hóa từ Trung Quốc.
Theo đó, Ấn Độ - với thị trường nội địa rộng lớn, nguồn nhân công dồi dào và nhiều biện pháp ưu đãi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của chính phủ, có thể trở thành một điểm đến thay thế hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế, góp phần thúc đẩy chiến lược “Make in India” (ra đời vào tháng 9/2014) của Modi nhằm biến Ấn Độ thành trung tâm sản xuất toàn cầu. Hơn nữa, việc các công ty Mỹ dịch chuyển hoạt động sản xuất sang Ấn Độ không chỉ mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp mà còn tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh tế, góp phần củng cố quan hệ song phương trong dài hạn.
Tuy nhiên, chính sách nhập cư được dự báo sẽ là thách thức lớn nhất trong quan hệ Ấn - Mỹ khi Trump trở lại Nhà Trắng. Thống kê của Bộ An ninh Nội địa Mỹ (công bố vào tháng 6/2024) cho thấy người Ấn Độ chiếm tới 72% số lượng đơn xin thị thực H1-B trong năm 2023 - loại visa dành cho lao động có tay nghề cao được tuyển dụng chính thức bởi các công ty Mỹ.
Việc Trump từng công khai chỉ trích chương trình này là “rất tệ” và “không công bằng” với người lao động Mỹ và tuyên bố sẽ loại bỏ tất cả những người nhập cư không có giấy tờ của Mỹ bằng cách khởi động một chương trình trục xuất lớn báo hiệu những khó khăn sắp tới cho lực lượng lao động trình độ cao của Ấn Độ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cộng đồng người Ấn tại Mỹ mà còn tác động sâu sắc đến các công ty công nghệ vốn phụ thuộc nhiều vào nhân tài từ quốc gia Nam Á này.
Mặc dù vậy, những thách thức trong chính sách nhập cư có thể sẽ không làm suy yếu đáng kể quan hệ song phương khi xét đến bức tranh tổng thể. Quan điểm cứng rắn của Trump về vấn đề nhập cư không phải là vấn đề thách thức chủ quyền của Ấn Độ, cũng không đi ngược lại lợi ích chiến lược của nước này ở khu vực Ấn Độ Dương như cách mà chính quyền Biden đã làm nhiều hơn một lần trong nhiệm kỳ vừa qua: nêu cao diễn ngôn dân chủ để can thiệp vào vấn đề nội bộ của Bangladesh và Myanamar – hai quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng trong các sáng kiến cơ sở hạ tầng kết nối của Ấn Độ ở khu vực, khiến các nhà đầu tư từ New Delhi phải rút hoạt động kinh doanh của mình khỏi các quốc gia này.
Trái lại, tiềm năng về hợp tác gìn giữ hoà bình, hợp tác an ninh quốc phòng nhằm hỗ trợ Ấn Độ phòng thủ trước Trung Quốc, và các cơ hội thuận lợi cho chiến lược “Make in India” của Ấn Độ dưới thời Trump 2.0 sẽ là những động lực quan trọng giúp thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới.
Nhìn chung, trái ngược với nỗi thất vọng của nhiều quốc gia về sự trở lại của Trump, Ấn Độ có cơ sở để cùng “ăn mừng” chiến thắng với vị Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Khi Trump quay lại Nhà Trắng, tương lai quan hệ Mỹ - Ấn được kỳ vọng sẽ có những bước cải thiện đáng kể. Mối quan hệ cá nhân tích cực và việc chia sẻ quan điểm đối ngoại giữa lãnh đạo hai nước, cùng những cơ hội trong hợp tác quốc phòng, công nghệ và kinh tế có thể mang đến những động lực mạnh mẽ để củng cố quan hệ song phương trong thời gian tới. Tuy nhiên, chính sách nhập cư và các mâu thuẫn thương mại sẽ vẫn là những yếu tố cần được quản lý khéo léo để đảm bảo liên kết Mỹ - Ấn không bị suy yếu trước những thách thức này.
Quan hệ cá nhân nồng ấm giữa Trump và Modi
Ấn Độ có lẽ là một trong những đất nước hiếm hoi mà cả lãnh đạo lẫn người dân đều hài lòng với chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử hồi đầu tháng 11 ở Washington. Thủ tướng Narendra Modi thân mật gọi Trump là “người bạn của tôi” và gửi đến ông “lời chúc mừng chân thành nhất”. Trong khi đó, người dân Ấn Độ xem Trump như một người có khả năng kiến tạo hoà bình và gọi ông là “người phù hợp” (right man), vì Trump có thể “kiểm soát tất cả mọi người” (control everybody). Phản ứng tích cực này phần nào báo hiệu tương lai hứa hẹn cho quan hệ Mỹ - Ấn dưới nhiệm kỳ tổng thống lần thứ hai của ông Trump.
Sự lạc quan về triển vọng của quan hệ Mỹ - Ấn dưới thời Trump 2.0 không hẳn là thái độ cảm tính. Trái lại, đây là một phán đoán có cơ sở, trước tiên là dựa trên cách tiếp cận ngoại giao “độc nhất vô nhị” của ông Trump: thái độ thân thiện mà ông Trump dành cho Thủ tướng Modi.
Mối quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa Trump và Modi đã được chứng minh qua nhiều sự kiện đáng chú ý kể từ nhiệm kỳ Trump 1.0. Trong chuyến thăm Ấn Độ vào năm 2020, vị Tổng thống Mỹ đã được Thủ tướng Modi chào đón hết sức nồng hậu bằng một cuộc diễu hành quy mô lớn với sự tham gia của 125.000 người tại sân vận động mang tên mình.
Sau khi có kết quả bầu cử ở Mỹ hôm 6/11, Thủ tướng Ấn Độ đã gọi điện để chúc mừng chiến thắng của ông Trump, sau đó đăng trên nền tảng X rằng ông “mong muốn được hợp tác chặt chẽ với nhau [Trump] một lần nữa để củng cố hơn nữa mối quan hệ Ấn - Mỹ trên các lĩnh vực công nghệ, quốc phòng, năng lượng, không gian và một số lĩnh vực khác”.
Mặc dù vẫn duy trì quan điểm cứng rắn về thương mại khi gọi Ấn Độ là “kẻ lạm dụng rất lớn”, ông Trump đã khen ngợi Thủ tướng Modi và gọi ông là một người “tuyệt vời”.
Thái độ thiện cảm mà hai nhà lãnh đạo dành cho nhau hứa hẹn tạo cơ sở cho những bước tiến trong quan hệ song phương sau khi ông Trump chính thức nhậm chức vào đầu năm sau.
Michael Kugelman, Giám đốc Viện Nam Á thuộc Trung tâm Wilson nhận định dù có thể tồn tại “những rạn nứt về các mục tiêu thương mại, nhập cư và biến đổi khí hậu”, nhưng nhìn chung “sự trở lại của Trump đồng nghĩa với việc mối quan hệ giữa Ấn Độ với phương Tây - và đặc biệt là quốc gia hùng mạnh nhất [Mỹ] - sẽ được thúc đẩy”. Điều này được giải thích bởi điểm chung giữa hai nhà lãnh đạo: “Cả hai đều là những người theo chủ nghĩa dân tộc hăng hái cam kết làm cho quốc gia của họ mạnh hơn ở trong và ngoài nước”.
“Nhân tố Nga” trong quan hệ Mỹ - Ấn
Đáng chú ý, khi bàn về triển vọng của liên kết Mỹ - Ấn, Nga là biến số rất quan trọng. Liệu việc New Delhi xích lại gần hơn với Washington có khả năng gây tổn hại cho Moscow? Câu trả lời là: khả năng này dường như không thể xảy ra.
Bởi lẽ, Nga - Ấn là một cặp đối tác rất đặc biệt trong quan hệ quốc tế khi có một lịch sử lâu dài về mối quan hệ chiến lược, quân sự, kinh tế và ngoại giao mạnh mẽ, được giới quan sát cho là “không thể tách rời” và được chính hai quốc gia công nhận là “Quan hệ Đối tác Chiến lược Đặc biệt và Đặc quyền” (Special and Privileged Strategic Partnership) với mức độ thể chế hóa cao nhất, thể hiện qua hội nghị thượng đỉnh thường niên giữa lãnh đạo hai nước từ năm 2000 đến nay (chỉ bị gián đoạn một lần duy nhất vào năm 2020 vì đại dịch Covid-19).
Trong bối cảnh đó, việc cả Trump và Putin đều thể hiện thiện chí với nhau - ông Trump công khai gọi người đồng cấp Nga là “bạn của tôi” (friend of mine) trong khi ông Putin gọi Trump là người “thông minh và kinh nghiệm” (clever and experienced) - có thể giúp Ấn Độ dễ dàng hơn trong việc duy trì và phát triển quan hệ với cả Washington và Moscow. Phong cách lãnh đạo thực dụng (xem lợi ích kinh tế cho nước Mỹ quan trọng hơn việc chống lại các quốc gia phi dân chủ) và thái độ cởi mở với Nga của Trump có thể tạo không gian cho Ấn Độ linh hoạt hơn trong việc cân bằng quan hệ chiến lược với hai cường quốc. Đây là cơ hội mà New Delhi không có được khi phải đối mặt với những áp lực từ căng thẳng Nga - Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden – thời kỳ được giới quan sát đánh giá là “tồi tệ nhất” trong quan hệ Mỹ - Ấn.
Một điểm đáng chú ý khác là sự tương đồng trong quan điểm đối ngoại giữa các nhà lãnh đạo Ấn Độ và ông Trump, với bên thứ nhất xem “bất bạo động” là triết lý cốt lõi của chính sách đối ngoại quốc gia, trong khi bên còn lại chủ trương hạn chế can thiệp vào các xung đột quốc tế. Dưới thời Trump 1.0, hầu như không có bất kỳ cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn nào nổ ra trên thế giới. Trong nhiệm kỳ sắp tới đây, Trump tiếp tục thể hiện quyết tâm chấm dứt chiến tranh Ukraine “trong vòng 24 giờ” và gây sức ép để Israel kết thúc cuộc chiến đã kéo dài hơn một năm với lực lượng Hamas.
Với điểm chung này, Ấn Độ và Mỹ dưới thời Trump 2.0 có nhiều triển vọng hợp tác để đóng vai trò trung gian hoà giải cho các xung đột đang diễn ra ở Đông Âu và Trung Đông. Bên cạnh đó, hai nước có thể tiếp tục củng cố nhóm “Bộ tứ” (QUAD) gồm Mỹ, Nhật, Ấn, và Australia theo hướng ưu tiên hợp tác kinh tế và công nghệ hơn là “quân sự hóa” hay “khơi mào” căng thẳng quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Dĩ nhiên, sự thân thiện giữa Trump – Modi, Trump – Putin cùng những tương đồng trong quan điểm về chính sách đối ngoại của lãnh đạo Mỹ và Ấn Độ không phải là những yếu tố duy nhất định hình tương lai quan hệ song phương. Do đó, việc xem xét tiềm năng hợp tác trong một số lĩnh vực cụ thể là cần thiết để hình dung rõ hơn về triển vọng của quan hệ Mỹ - Ấn.
Quốc phòng, kinh tế, và nhập cư
Trong ba nhiệm kỳ tổng thống Mỹ gần nhất, dù là dưới thời đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa, quan hệ quốc phòng Mỹ - Ấn đã có những bước thể chế hóa vượt bậc, thông qua các thỏa thuận then chốt như Biên bản ghi nhớ trao đổi hậu cần - LEMOA (2016 - thời Obama), Thỏa thuận về Tương thích và An ninh Truyền thông - COMCASA (2018 - thời Obama), Thỏa thuận Hợp tác và Trao đổi Cơ bản - BECA (2020 - thời Trump 1.0) về hợp tác không gian địa lý, và gần đây nhất là sáng kiến iCET về hợp tác phát triển công nghệ quan trọng và mới nổi (bắt đầu triển khai vào tháng 1 năm ngoái) cùng với Thỏa thuận Cung ứng An ninh - SOSA (ký kết vào tháng 9 năm nay - thời Biden).
Trong nhiệm kỳ 1.0 của Trump, sự leo thang căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đặc biệt sau các cuộc đụng độ đẫm máu tại thung lũng Galwan năm 2020, đã củng cố đáng kể quan hệ Mỹ - Ấn. Với nền tảng từ các thoả thuận quốc phòng đã ký kết, chính quyền Trump trước đây đã cung cấp cho New Delhi các biện pháp hỗ trợ cần thiết về thiết bị quân sự, về tình báo, chia sẻ thông tin để xử lý cuộc khủng hoảng với Bắc Kinh.
Có thể nói, sự xuống dốc trong quan hệ giữa New Delhi với Bắc Kinh vì vấn đề biên giới là yếu tố thúc đẩy quốc gia Nam Á này ngày càng xích lại gần hơn với Washington; và xu hướng đó đã được thể hiện rõ nét dưới nhiệm kỳ Tổng thống trước đây của Trump.
Khi so sánh hợp tác quốc phòng trong nhiệm kỳ Trump 1.0 và nhiệm kỳ sau đó của đảng Dân chủ, có thể thấy một xu hướng tích cực hơn dưới thời Trump. Thống kê các giao dịch thương mại quốc phòng trực tiếp (DCS) giữa Mỹ và Ấn Độ qua hai giai đoạn này cho thấy ở thời Trump 1.0 có sự vượt trội hơn hẳn về cả số lượng giao dịch (tổng cộng 8 giao dịch, với mỗi năm trong giai đoạn 2017 – 2020 đều có các thoả thuận mới được ký kết) và tổng giá trị (hơn 7,1 tỷ USD). Trong khi đó, tổng giá trị mua sắm quốc phòng của Ấn Độ với Mỹ dưới thời Biden thấp hơn (6,7 tỷ USD) và số lượng giao dịch ít hơn so với thời Trump 1.0 (5 giao dịch, tập trung vào năm 2021 và 2022) (xem chi tiết ở bảng bên dưới).
Thống kê các hợp đồng mua sắm quốc phòng Mỹ - Ấn dưới thời Trump 1.0 (2017 – 2020) và Biden (2021 – 2024)
Nguồn: https://www.forumarmstrade.org/usindia.html
Không những thế, dưới thời Biden, các đơn đặt hàng quốc phòng từ Mỹ đến Ấn Độ đã bị trì hoãn và New Delhi đã phải chịu áp lực chọn phe giữa Nga và Ukraine trong cuộc chiến ở Đông Âu. Do đó, không khó để lý giải sự phấn khởi của Thủ tướng Modi khi Trump đánh bại đại diện đảng Dân chủ Kamala Harris để trở lại Nhà Trắng. Bởi, điều này đồng nghĩa với việc mối quan hệ Mỹ - Ấn sẽ có triển vọng được cải thiện trở lại.
Về kinh tế và thương mại, mặc dù chính sách “Nước Mỹ trên hết” (America First) của Trump có thể gây ra những trở ngại nhất định cho thương mại Mỹ - Ấn, New Delhi vẫn có cơ hội hưởng lợi đáng kể từ sự mở rộng của Chiến lược “Trung Quốc + 1” (China Plus One) trong bối cảnh chính quyền Trump 2.0 có kế hoạch tăng thuế thêm 10% đối với tất cả hàng hóa từ Trung Quốc.
Theo đó, Ấn Độ - với thị trường nội địa rộng lớn, nguồn nhân công dồi dào và nhiều biện pháp ưu đãi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của chính phủ, có thể trở thành một điểm đến thay thế hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế, góp phần thúc đẩy chiến lược “Make in India” (ra đời vào tháng 9/2014) của Modi nhằm biến Ấn Độ thành trung tâm sản xuất toàn cầu. Hơn nữa, việc các công ty Mỹ dịch chuyển hoạt động sản xuất sang Ấn Độ không chỉ mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp mà còn tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh tế, góp phần củng cố quan hệ song phương trong dài hạn.
Tuy nhiên, chính sách nhập cư được dự báo sẽ là thách thức lớn nhất trong quan hệ Ấn - Mỹ khi Trump trở lại Nhà Trắng. Thống kê của Bộ An ninh Nội địa Mỹ (công bố vào tháng 6/2024) cho thấy người Ấn Độ chiếm tới 72% số lượng đơn xin thị thực H1-B trong năm 2023 - loại visa dành cho lao động có tay nghề cao được tuyển dụng chính thức bởi các công ty Mỹ.
Việc Trump từng công khai chỉ trích chương trình này là “rất tệ” và “không công bằng” với người lao động Mỹ và tuyên bố sẽ loại bỏ tất cả những người nhập cư không có giấy tờ của Mỹ bằng cách khởi động một chương trình trục xuất lớn báo hiệu những khó khăn sắp tới cho lực lượng lao động trình độ cao của Ấn Độ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cộng đồng người Ấn tại Mỹ mà còn tác động sâu sắc đến các công ty công nghệ vốn phụ thuộc nhiều vào nhân tài từ quốc gia Nam Á này.
Mặc dù vậy, những thách thức trong chính sách nhập cư có thể sẽ không làm suy yếu đáng kể quan hệ song phương khi xét đến bức tranh tổng thể. Quan điểm cứng rắn của Trump về vấn đề nhập cư không phải là vấn đề thách thức chủ quyền của Ấn Độ, cũng không đi ngược lại lợi ích chiến lược của nước này ở khu vực Ấn Độ Dương như cách mà chính quyền Biden đã làm nhiều hơn một lần trong nhiệm kỳ vừa qua: nêu cao diễn ngôn dân chủ để can thiệp vào vấn đề nội bộ của Bangladesh và Myanamar – hai quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng trong các sáng kiến cơ sở hạ tầng kết nối của Ấn Độ ở khu vực, khiến các nhà đầu tư từ New Delhi phải rút hoạt động kinh doanh của mình khỏi các quốc gia này.
Trái lại, tiềm năng về hợp tác gìn giữ hoà bình, hợp tác an ninh quốc phòng nhằm hỗ trợ Ấn Độ phòng thủ trước Trung Quốc, và các cơ hội thuận lợi cho chiến lược “Make in India” của Ấn Độ dưới thời Trump 2.0 sẽ là những động lực quan trọng giúp thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới.
Nhìn chung, trái ngược với nỗi thất vọng của nhiều quốc gia về sự trở lại của Trump, Ấn Độ có cơ sở để cùng “ăn mừng” chiến thắng với vị Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Khi Trump quay lại Nhà Trắng, tương lai quan hệ Mỹ - Ấn được kỳ vọng sẽ có những bước cải thiện đáng kể. Mối quan hệ cá nhân tích cực và việc chia sẻ quan điểm đối ngoại giữa lãnh đạo hai nước, cùng những cơ hội trong hợp tác quốc phòng, công nghệ và kinh tế có thể mang đến những động lực mạnh mẽ để củng cố quan hệ song phương trong thời gian tới. Tuy nhiên, chính sách nhập cư và các mâu thuẫn thương mại sẽ vẫn là những yếu tố cần được quản lý khéo léo để đảm bảo liên kết Mỹ - Ấn không bị suy yếu trước những thách thức này.
Từ khoá: Mỹ Ấn Độ Donal Trump Trump 2.0 Châu Á - Thái Bình Dương chính sách đối ngoại Mỹ chính sách đối ngoại Ấn Độ