Dân chủ ở Đài Loan nhìn từ phong trào Hoa Hướng Dương
Phong trào Hoa Hướng Dương, sự kiện có tác động sâu sắc đến nền chính trị và xã hội của Đài Loan, đã đánh dấu một thời điểm then chốt trong quá trình phát triển dân chủ của hòn đảo và định hình lại mối quan hệ giữa Đài Loan với thế giới, đặc biệt là với Trung Quốc.


Hai mươi bốn ngày chiếm đóng…
Ngày 10/4/2024 đánh dấu kỷ niệm 10 năm chiến thắng vẻ vang của một phong trào biểu tình do sinh viên Đài Loan lãnh đạo nhằm phản đối quyết định của chính phủ. Sự kiện thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng, tác động sâu sắc lên chính trường Đài Loan và làm thay đổi cách nhìn nhận về vị trí của hòn đảo trong cộng đồng quốc tế. Phong trào thường được gọi là “Phong trào Hoa Hướng Dương” hay “Phong trào 18/3”.
Phong trào Hoa Hướng Dương bắt đầu vào ngày 18/3/2014, khi hàng trăm sinh viên và nhà hoạt động xông vào chiếm giữ Viện Lập pháp và sau đó lan sang Viện Hành pháp, trong vòng 24 ngày (từ ngày 18/3 đến 10/4/2014). Những người bất bình phản đối nỗ lực của Quốc Dân Đảng (KMT) nắm quyền lúc bấy giờ nhằm đẩy nhanh Hiệp định Thương mại Dịch vụ xuyên eo biển (CSSTA) - một thỏa thuận thương mại gây tranh cãi với Trung Quốc - mà không xem xét cẩn thận từng điều khoản.
CSSTA được ký kết vào tháng 6/2013 giữa các đại diện của Tổ chức Trao đổi Eo biển (SEF) trực thuộc Đài Loan với đối tác Trung Quốc của họ – Hiệp hội Quan hệ xuyên eo biển Đài Loan (ARATS). Hiệp định này sẽ cho phép hai bên đầu tư tự do hơn vào thị trường dịch vụ của nhau. Theo thỏa thuận, 80 lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc sẽ được mở cửa cho Đài Loan trong khi Đài Loan mở cửa 64 lĩnh vực dịch vụ cho đầu tư của Trung Quốc. Đây là thỏa thuận mới nhất trong số các hiệp định thương mại giữa hai nước lúc bấy giờ. Đồng thời, CSSTA được xem như sự tiếp nối Hiệp định khung hợp tác kinh tế (ECFA) từ năm 2010 – một hiệp định thương mại song phương quan trọng nhất kể từ năm 1949, nhằm giảm thuế quan và các rào cản thương mại giữa Đài Loan và Trung Quốc cũng như cải thiện quan hệ xuyên eo biển. Nếu CSSTA được thông qua, đây sẽ là bước tiếp theo trong một loạt các động thái của Tổng thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh kể từ khi ông lên nắm chính quyền vào năm 2008.
Ba tháng sau khi CSSTA được ký kết, một thỏa thuận giữa KMT và đảng đối lập – Đảng Dân chủ Tiến Bộ (DPP) được thiết lập, hai bên đồng ý tổ chức 13 phiên điều trần công khai để đánh giá chi tiết từng điều khoản của CSSTA. Cần lưu ý rằng, nếu bất kỳ điều khoản nào bị từ chối, toàn bộ hiệp định sẽ bị hủy bỏ. Tuy nhiên, đến ngày 17/3/2014, KMT đã cố gắng thực hiện một động thái đơn phương tại Viện Lập pháp nhằm nhanh chóng thông qua CSSTA, bất chấp “nỗ lực trì hoãn” của DPP. Hành động bỏ qua bước xem xét như đã hứa của KMT đã vấp phải các cáo buộc cho rằng đảng nắm quyền đã đàm phán và cố gắng phê chuẩn hiệp định theo cách phi dân chủ và theo đó “hủy hoại tương lai của Đài Loan”. Quyết định đơn phương của KMT làm dấy lên mối lo ngại về việc Đài Loan đang trở nên quá phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc và việc tăng cường hội nhập kinh tế với đại lục sẽ cho phép Bắc Kinh có nhiều ảnh hưởng hơn đối với hòn đảo.
Ban đầu, những người biểu tình yêu cầu chính phủ khôi phục lại việc xem xét từng điều khoản. Sau đó, họ kêu gọi các nhà lập pháp ủng hộ việc thiết lập một luật cho phép giám sát chặt chẽ các hiệp định mậu dịch xuyên eo biển trước khi CSSTA được thông qua. Động thái này nhằm đảm bảo không có bất kỳ trường hợp tương tự tái diễn khi chính phủ đưa ra một quyết định theo cách phi dân chủ. Các nhà lập pháp phía DPP cũng đã ký tên vào văn bản cam kết do sinh viên soạn thảo như một nỗ lực đứng về nhóm người biểu tình.
Phong trào Hoa Hướng Dương nhận được sự ủng hộ đáng kể từ đông đảo bộ phận người dân Đài Loan, từ các bậc phụ huynh, giáo sư các trường đại học, giới nghệ sĩ trong nước và kể cả những người Đài Loan ở nước ngoài. Hàng trăm nghìn người đã xuống đường để bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc biểu tình chống CSSTA. Họ giơ các biểu ngữ chỉ trích Tổng thống Mã và các thành viên trong bộ máy của đảng cầm quyền, yêu cầu ông Mã từ chức với lý do là Tổng thống Đài Loan có chính sách thân Bắc Kinh, đồng thời thể hiện ý kiến phản đối hiệp định. Một cuộc thăm dò cho thấy 44,5% số người được hỏi phản đối thỏa thuận thương mại, trong khi 32,8% ủng hộ và 22,9% không phản hồi. Sau hơn ba tuần chiếm đóng, vào ngày 10/4 các sinh viên và nhà hoạt động đã rời khỏi cơ quan lập pháp sau khi Viện trưởng Viện Hành Pháp Vương Kim Bình cam kết sẽ đình chỉ việc xem xét hiệp định cho đến khi luật giám sát tất cả các hiệp định xuyên eo biển được thông qua.
…cho một “khởi đầu”
Sinh viên và người dân Đài Loan – sau hơn 3 tuần đấu tranh – đã thành công chấm dứt hiệp định CSSTA tranh cãi. Quan trọng là, phong trào Hoa Hướng Dương đã đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Đài Loan khi góp phần tạo ra những biến đổi chính trị và xã hội đáng kể.
Thứ nhất, phong trào đã nêu bật mối lo ngại ngày càng tăng của bộ phận thanh niên và phần đông người dân về sự hội nhập kinh tế với Trung Quốc cũng như việc giữ gìn bản sắc và nền độc lập của Đài Loan. Về bề nổi, Đài Loan dường như tìm kiếm được nhiều lợi ích hơn so với Trung Quốc từ hiệp định này. CSSTA sẽ mở rộng cơ hội đầu tư cho hòn đảo vào thị trường đại lục rộng lớn và giàu tiềm năng khi so sánh số lượng các ngành dịch vụ mà hai bên cho phép mở cửa. Ngoài ra, Bắc Kinh đã thể hiện thiện chí và mong muốn làm “nồng ấm” hơn mối quan hệ với Đài Bắc thông qua “sự hào phóng” về mặt đầu tư. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến Đài Loan phải “chịu ơn” các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Đồng thời, những người phản đối hiệp định lo ngại có nhiều rủi ro tiềm ẩn theo sau các khoản lợi trước mắt và cuối cùng sẽ dẫn tới việc sáp nhập Đài Loan vào Trung Quốc. Một số điều khoản trong thỏa thuận có thể tác động sâu rộng lên kinh tế và xã hội Đài Loan. Cụ thể, tương ứng với mức đầu tư 300.000 USD, Trung Quốc được phép chuyển ba công nhân của nước này vào sinh sống và làm việc tại Đài Loan trong vài năm. Vì vậy, không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ “thực hiện các khoản đầu tư giả để có thể đưa nhiều người của họ đến đây hơn”. Từ đó, đại lục có thể tận dụng nguồn lực kinh tế lớn mạnh để đưa ồ ạt nguồn tiền và nhiều người Trung Quốc xâm nhập sâu rộng và lâu dài vào đời sống kinh tế và xã hội Đài Loan, cuối cùng có thể đe dọa đến nền độc lập của hòn đảo.
Bên cạnh đó, hiệp định sẽ gây ra những tổn hại cho các doanh nghiệp nhỏ và người lao động Đài Loan. Nếu thỏa thuận được thông qua, các sản phẩm và dịch vụ của Trung Quốc sẽ được nhập khẩu và bán trực tiếp cho người tiêu dùng Đài Loan. Điều này khiến các doanh nghiệp nhỏ và người lao động Đài Loan phải cạnh tranh gay gắt với các công ty lớn và lực lượng nhân công từ Trung Quốc về cung ứng sản phẩm cũng như nhu cầu việc làm trên chính hòn đảo của họ. Đồng thời, các cơ sở kinh doanh buôn bán lẻ các mặt hàng nhập khẩu từ đại lục trước đây (ví dụ như thuốc cổ truyền Trung Quốc) có thể đứng trước nguy cơ bị phá sản.
Các khoản đầu tư sẽ cho phép Bắc Kinh tăng cường đáng kể ảnh hưởng kinh tế lên Đài Bắc và việc ký kết một hiệp định mậu dịch xuyên eo biển có cái giá [chính trị] rất cao đối với Đài Loan. Bởi lẽ, Trung Quốc vẫn xem Đài Loan là một tỉnh ly khai và “thống nhất Đài Loan” là “sứ mệnh bất khả xâm phạm”, thậm chí có thể sử dụng vũ lực nếu cần thiết.
Thứ hai, phong trào Hoa Hướng Dương cho thấy nỗ lực gìn giữ các giá trị dân chủ và thúc đẩy sự thức tỉnh chính trị trong thế hệ hậu thiết quân luật (từ năm 1987) ở Đài Loan. Trước đây, các thỏa thuận xuyên eo biển được ký kết và quyết định trong các cuộc họp riêng tư giữa các đảng nắm quyền của hai nước mà không có một chương trình nghị sự rõ ràng, dẫn đến sự bất mãn tích lũy lâu dài trong công chúng. Việc tham gia và ủng hộ phong trào đã nâng cao nhận thức của người dân Đài Loan rằng việc xác định chiều hướng quan hệ với Trung Quốc không phải vấn đề của riêng đảng cầm quyền. Từ sự kiện này, công chúng Đài Loan có tiếng nói và ý kiến trong việc định hình mối quan hệ xuyên eo biển cũng như quyết định tương lai của hòn đảo. Nhận thức về quyền công dân và quyền tự quyết của người dân Đài Loan cũng được tăng cường mạnh mẽ, qua đó giúp họ tham gia tích cực hơn vào các vấn đề chính trị và xã hội thay vì đứng ngoài lề trong chính câu chuyện của mình. Người dân Đài Loan đã đấu tranh bền bỉ vì dân chủ nhằm chấm dứt thời kỳ thiết quân luật tồn tại 38 năm (1949 – 1987) tại hòn đảo. Đây là chế độ độc tài lâu dài thứ hai trên thế giới (sau Syria). Sự xuất hiện của phong trào đã chứng minh cho nỗ lực của hậu thế nhằm gìn giữ những giá trị dân chủ mà thế hệ trước đấu tranh lâu dài mới có được.
Từng bị gắn mác là “thế hệ dâu tây” (strawberry generation) – thế hệ của những người mềm mỏng và không hứng thú với chính trị, hành động và kết quả mà giới trẻ Đài Loan đạt được từ phong trào đã chứng minh điều ngược lại. Thanh niên Đài Loan quan tâm và sẵn lòng tham gia vào các vấn đề chính trị và xã hội trong nước. Đặc biệt, họ có quan điểm mạnh mẽ hơn về chủ quyền Đài Loan cũng như “độ nhạy” trong phản ứng. Bởi lẽ, phần lớn sinh viên tham gia phong trào Hoa Hướng Dương sinh vào khoảng cuối những năm 80, đây là thời kỳ độc tài được dỡ bỏ. Họ sống trong một xã hội đề cao dân chủ, do đó việc nêu ý kiến và hành động để chống lại “mối nguy tiềm ẩn” cũng là một phần trong nỗ lực bảo vệ xã hội tiến bộ mà họ đang sống.
Thứ ba, phong trào chứng tỏ sức mạnh của các cuộc biểu tình ôn hòa trong việc tác động đến các quyết định của chính phủ. Trong những ngày phong trào nổ ra, hàng trăm nghìn người đã tập trung trên khắp đường phố Đài Bắc như đường Zhongxiao, từ đại lộ Ketagalan đến văn phòng Tổng thống,… để phản đối hiệp định và gây áp lực buộc chính phủ đáp ứng yêu cầu của người biểu tình. Thay vì sử dụng bạo lực với những vật dụng có thể gây sát thương, những người tham gia phong trào cầm trên tay những bông hoa hướng dương tượng trưng cho sự minh bạch cũng như biểu tượng của hy vọng và sự phản kháng trong ôn hòa. Điều này được truyền cảm hứng và là sự tiếp nối thành tựu của Phong trào Hoa Huệ hoang dã (Wild Lily Movement) năm 1990 của sinh viên Đại học Quốc gia Đài Loan tại Quảng trường Tưởng niệm Đài Bắc, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ đa nguyên tại Đài Loan.
Thứ tư, phong trào đã định hình lại nền chính trị nội bộ Đài Loan và mối quan hệ của nước này với thế giới. Sau khi cuộc biểu tình chấm dứt, sự suy giảm niềm tin chính trị của người dân Đài Loan vào năng lực lãnh đạo của KMT đã dẫn đến thất bại liên tiếp của đảng này trong cuộc bầu cử địa phương cuối năm đó và từ cuộc tổng tuyển cử năm 2016 đến nay. Phong trào Hoa Hướng Dương đã mở đường cho chiến thắng của bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) thuộc Đảng DPP với số phiếu áp đảo chưa từng có, giúp bà trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan. Với các chiến thắng liên tiếp, Đảng DPP đã lãnh đạo Đài Loan trong vòng tám năm qua và ít nhất là thêm bốn năm nữa. Vào tháng 1/2024, ông Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống trước ứng cử viên Hầu Hữu Nghi (Hou Yu-ih) của KMT và cựu thị trưởng Đài Bắc Kha Văn Triết (Ko Wen-je) thuộc Đảng Dân chúng Đài Loan (TPP). Chiến thắng này đánh dấu sự thắng lợi lần thứ ba liên tiếp của Đảng DPP trong cuộc bầu cử tổng thống kể từ năm 2016.
Ngoài tác động trong nước, phong trào Hoa Hướng Dương còn có những hàm ý đáng kể cho quan hệ quốc tế của Đài Loan. Nó gửi một thông điệp rõ ràng tới thế giới rằng người dân Đài Loan coi trọng chủ quyền của mình và cảnh giác trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Thông điệp trọng tâm của phong trào đã gây được tiếng vang với nhiều người dân trên toàn thế giới, dẫn đến sự ủng hộ quốc tế ngày càng tăng đối với sự nghiệp dân chủ của nước này. Nhiều quốc gia bắt đầu đánh giá lại mối quan hệ của họ với Đài Loan, xem Đài Loan như đối tác cùng chung chí hướng về các giá trị dân chủ và nhân quyền, đồng thời lên tiếng ủng hộ hòn đảo đóng vai trò tích cực hơn trong các tổ chức quốc tế.
“Di sản” vẫn còn đó
Đã mười năm trôi qua, những di sản từ phong trào Hoa Hướng Dương vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến tình hình chính trị và xã hội của Đài Loan.
Ngày càng nhiều người dân Đài Loan quan tâm hơn đến các vấn đề chính trị - xã hội trong nước, đặc biệt là việc chọn ra người lãnh đạo của hòn đảo. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tăng đáng kể qua từng thời kỳ. Gần đây nhất, hơn 71% cử tri đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng một vừa qua. Trong đó, thanh niên Đài Loan là một lực lượng đóng vai trò đáng kể, qua đó có thể quyết định đến kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử. Bởi lẽ số lượng người dân trong độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi tại Đài Loan chiếm khoảng 1/5 trong tổng số hơn 23 triệu dân tại Đài Loan (số liệu thống kê đến tháng 1/2024). Do đó, các đảng phái tranh nhau giành được phiếu bầu từ nhóm người này. Theo dữ liệu khảo sát trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, tỷ lệ bỏ phiếu của các cử tri trẻ trong nhóm tuổi từ 20 đến 30 chiếm hơn 70%, tương đối cao hơn so với các nước khác.
Hiện nay, một số thanh niên trong “thế hệ hoa Hướng Dương” tiếp tục dấn thân vào con đường chính trị trong nước theo nhiều cách khác nhau. Lâm Phi Phàm (Lin Fei-fan) – một trong những thủ lĩnh sinh viên của phong trào, đã gia nhập DPP với tư cách là phó tổng thư ký của đảng vào năm 2019. Năm 2023, anh được DPP tán thành ứng cử vào cơ quan lập pháp trong cuộc bầu cử 2024 (tuy nhiên đã rút lui sau đó). Trường hợp khác, Miêu Bá Nha (Miao Po-ya) – một nhà hoạt động của phong trào, hiện đang là Ủy viên Hội đồng Thành phố Đài Bắc. Trước đó, vào các năm 2018 và 2022, cô đã đại diện cho Đảng Dân chủ Xã hội (đảng chính trị được thành lập sau phong trào Hoa Hướng Dương) trong cuộc bầu cử địa phương và được bầu làm Ủy viên Hội đồng Thành phố Đài Bắc hai lần.
Các giá trị dân chủ và nhân quyền tại Đài Loan tiếp tục được tăng cường và phát huy sâu rộng trong xã hội, khác biệt hoàn toàn với đối tác bên kia eo biển. Đài Loan được xem là “ngọn hải đăng” về dân chủ trong khu vực khi liên tiếp xếp thứ hạng cao trong bảng xếp hạng các quốc gia dân chủ nhất trên thế giới. Trong bảng xếp hạng Chỉ số Dân chủ 2023 do Economist Intelligence Unit công bố vào tháng 2/2024, Đài Loan tiếp tục đứng đầu châu Á và đứng thứ 10 trong tổng số 167 quốc gia trên toàn cầu được nêu trong báo cáo. Trong khi đó, Trung Quốc xếp thứ 148 và được coi là một trong những quốc gia kém dân chủ nhất trên thế giới.
Ngoài ra, Đài Loan là quốc gia đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới kể từ năm 2019, qua đó cho thấy tư duy cởi mở, tính nhân văn, tôn trọng dân chủ và nhân quyền của Đài Loan. Ngược lại, hôn nhân đồng giới vẫn là vấn đề “nhạy cảm” và chưa được chấp nhận tại Trung Quốc. Những người trong cộng đồng LGBT phải chịu những định kiến và phân biệt trong chính xã hội mà họ đang sinh sống, nhất là từ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cụ thể, chính phủ tăng cường giám sát và kiểm duyệt các nội dung liên quan đến LGBT trên phương tiện truyền thông, như trường hợp một nhà văn Trung Quốc bị kết án 10 năm tù vì viết tiểu thuyết đồng tính. Thậm chí, họ còn chịu sự đàn áp ngày càng tăng từ chính quyền Bắc Kinh.
Ngoài ra, thành công của phong trào Hoa Hướng Dương trong việc ngăn chặn CSSTA và khả năng huy động sự ủng hộ của công chúng đã truyền cảm hứng cho các phong trào xã hội khác ở Đài Loan và trong khu vực. Cụ thể, phong trào Hoa Hướng Dương đóng vai trò là hình mẫu cho Phong trào Dù vàng ở Hồng Kông, nhằm tìm kiếm tự do chính trị lớn hơn từ Trung Quốc. Các chiến dịch biểu tình ôn hòa, chiếm đóng các tòa nhà chính phủ và sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để vận động của phong trào cũng đã được các phong trào khác áp dụng. Sự lan tỏa này cho thấy việc biểu tình ôn hòa cũng tác động đáng kể lên các quyết định và chính sách của chính phủ. Nó thể hiện tiếng nói của những người biểu tình ở một hình thức khác – mềm mỏng và muốn được lắng nghe hơn. Đồng thời, ý chí của người dân cũng là một trong các yếu tố tạo nên làn sóng có thể thay đổi cục diện chính trị nội bộ, nhất là trong chế độ đa nguyên, đa đảng như Đài Loan.
Ý thức về bản sắc của người dân Đài Loan ngày càng được khẳng định mạnh mẽ. Phần lớn người dân hòn đảo coi Đài Loan là một quốc gia độc lập (hơn 70%), với tên gọi Trung Hoa Dân Quốc (Republic of China – ROC). Trong một cuộc khảo sát của Tổ chức Ý kiến Công chúng Đài Loan vào năm 2023, 48,9% người Đài Loan ủng hộ nước này tuyên bố độc lập, trong khi 26,9% ủng hộ việc duy trì “hiện trạng” và 11,8% ủng hộ thống nhất với Trung Quốc. Trong một thăm dò khác, có tới 78% người được khảo sát xem họ là người Đài Loan, trong khi chỉ có 7,7% cho rằng họ là người Trung Quốc. Đông đảo dân chúng Đài Loan ủng hộ mạnh mẽ cho bản sắc Đài Loan, và họ sẵn sàng phản đối các quyết định đơn phương từ bên ngoài khi đồng nhất họ với Trung Quốc đại lục.
Nhìn chung, phong trào Hoa Hướng Dương khẳng định quyết tâm của Đài Loan trong việc giữ gìn dân chủ và chủ quyền quốc gia, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của thanh niên và người dân Đài loan trong việc tham gia vào các vấn đề chính trị - xã hội trong nước, cảnh giác trước những “cái bẫy” từ Trung Quốc. Trong đó, ý chí của người dân trở thành một phần trong các yếu tố chi phối các nhà hoạch định chính sách.

Hai mươi bốn ngày chiếm đóng…
Ngày 10/4/2024 đánh dấu kỷ niệm 10 năm chiến thắng vẻ vang của một phong trào biểu tình do sinh viên Đài Loan lãnh đạo nhằm phản đối quyết định của chính phủ. Sự kiện thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng, tác động sâu sắc lên chính trường Đài Loan và làm thay đổi cách nhìn nhận về vị trí của hòn đảo trong cộng đồng quốc tế. Phong trào thường được gọi là “Phong trào Hoa Hướng Dương” hay “Phong trào 18/3”.
Phong trào Hoa Hướng Dương bắt đầu vào ngày 18/3/2014, khi hàng trăm sinh viên và nhà hoạt động xông vào chiếm giữ Viện Lập pháp và sau đó lan sang Viện Hành pháp, trong vòng 24 ngày (từ ngày 18/3 đến 10/4/2014). Những người bất bình phản đối nỗ lực của Quốc Dân Đảng (KMT) nắm quyền lúc bấy giờ nhằm đẩy nhanh Hiệp định Thương mại Dịch vụ xuyên eo biển (CSSTA) - một thỏa thuận thương mại gây tranh cãi với Trung Quốc - mà không xem xét cẩn thận từng điều khoản.
CSSTA được ký kết vào tháng 6/2013 giữa các đại diện của Tổ chức Trao đổi Eo biển (SEF) trực thuộc Đài Loan với đối tác Trung Quốc của họ – Hiệp hội Quan hệ xuyên eo biển Đài Loan (ARATS). Hiệp định này sẽ cho phép hai bên đầu tư tự do hơn vào thị trường dịch vụ của nhau. Theo thỏa thuận, 80 lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc sẽ được mở cửa cho Đài Loan trong khi Đài Loan mở cửa 64 lĩnh vực dịch vụ cho đầu tư của Trung Quốc. Đây là thỏa thuận mới nhất trong số các hiệp định thương mại giữa hai nước lúc bấy giờ. Đồng thời, CSSTA được xem như sự tiếp nối Hiệp định khung hợp tác kinh tế (ECFA) từ năm 2010 – một hiệp định thương mại song phương quan trọng nhất kể từ năm 1949, nhằm giảm thuế quan và các rào cản thương mại giữa Đài Loan và Trung Quốc cũng như cải thiện quan hệ xuyên eo biển. Nếu CSSTA được thông qua, đây sẽ là bước tiếp theo trong một loạt các động thái của Tổng thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh kể từ khi ông lên nắm chính quyền vào năm 2008.
Ba tháng sau khi CSSTA được ký kết, một thỏa thuận giữa KMT và đảng đối lập – Đảng Dân chủ Tiến Bộ (DPP) được thiết lập, hai bên đồng ý tổ chức 13 phiên điều trần công khai để đánh giá chi tiết từng điều khoản của CSSTA. Cần lưu ý rằng, nếu bất kỳ điều khoản nào bị từ chối, toàn bộ hiệp định sẽ bị hủy bỏ. Tuy nhiên, đến ngày 17/3/2014, KMT đã cố gắng thực hiện một động thái đơn phương tại Viện Lập pháp nhằm nhanh chóng thông qua CSSTA, bất chấp “nỗ lực trì hoãn” của DPP. Hành động bỏ qua bước xem xét như đã hứa của KMT đã vấp phải các cáo buộc cho rằng đảng nắm quyền đã đàm phán và cố gắng phê chuẩn hiệp định theo cách phi dân chủ và theo đó “hủy hoại tương lai của Đài Loan”. Quyết định đơn phương của KMT làm dấy lên mối lo ngại về việc Đài Loan đang trở nên quá phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc và việc tăng cường hội nhập kinh tế với đại lục sẽ cho phép Bắc Kinh có nhiều ảnh hưởng hơn đối với hòn đảo.
Ban đầu, những người biểu tình yêu cầu chính phủ khôi phục lại việc xem xét từng điều khoản. Sau đó, họ kêu gọi các nhà lập pháp ủng hộ việc thiết lập một luật cho phép giám sát chặt chẽ các hiệp định mậu dịch xuyên eo biển trước khi CSSTA được thông qua. Động thái này nhằm đảm bảo không có bất kỳ trường hợp tương tự tái diễn khi chính phủ đưa ra một quyết định theo cách phi dân chủ. Các nhà lập pháp phía DPP cũng đã ký tên vào văn bản cam kết do sinh viên soạn thảo như một nỗ lực đứng về nhóm người biểu tình.
Phong trào Hoa Hướng Dương nhận được sự ủng hộ đáng kể từ đông đảo bộ phận người dân Đài Loan, từ các bậc phụ huynh, giáo sư các trường đại học, giới nghệ sĩ trong nước và kể cả những người Đài Loan ở nước ngoài. Hàng trăm nghìn người đã xuống đường để bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc biểu tình chống CSSTA. Họ giơ các biểu ngữ chỉ trích Tổng thống Mã và các thành viên trong bộ máy của đảng cầm quyền, yêu cầu ông Mã từ chức với lý do là Tổng thống Đài Loan có chính sách thân Bắc Kinh, đồng thời thể hiện ý kiến phản đối hiệp định. Một cuộc thăm dò cho thấy 44,5% số người được hỏi phản đối thỏa thuận thương mại, trong khi 32,8% ủng hộ và 22,9% không phản hồi. Sau hơn ba tuần chiếm đóng, vào ngày 10/4 các sinh viên và nhà hoạt động đã rời khỏi cơ quan lập pháp sau khi Viện trưởng Viện Hành Pháp Vương Kim Bình cam kết sẽ đình chỉ việc xem xét hiệp định cho đến khi luật giám sát tất cả các hiệp định xuyên eo biển được thông qua.
…cho một “khởi đầu”
Sinh viên và người dân Đài Loan – sau hơn 3 tuần đấu tranh – đã thành công chấm dứt hiệp định CSSTA tranh cãi. Quan trọng là, phong trào Hoa Hướng Dương đã đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Đài Loan khi góp phần tạo ra những biến đổi chính trị và xã hội đáng kể.
Thứ nhất, phong trào đã nêu bật mối lo ngại ngày càng tăng của bộ phận thanh niên và phần đông người dân về sự hội nhập kinh tế với Trung Quốc cũng như việc giữ gìn bản sắc và nền độc lập của Đài Loan. Về bề nổi, Đài Loan dường như tìm kiếm được nhiều lợi ích hơn so với Trung Quốc từ hiệp định này. CSSTA sẽ mở rộng cơ hội đầu tư cho hòn đảo vào thị trường đại lục rộng lớn và giàu tiềm năng khi so sánh số lượng các ngành dịch vụ mà hai bên cho phép mở cửa. Ngoài ra, Bắc Kinh đã thể hiện thiện chí và mong muốn làm “nồng ấm” hơn mối quan hệ với Đài Bắc thông qua “sự hào phóng” về mặt đầu tư. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến Đài Loan phải “chịu ơn” các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Đồng thời, những người phản đối hiệp định lo ngại có nhiều rủi ro tiềm ẩn theo sau các khoản lợi trước mắt và cuối cùng sẽ dẫn tới việc sáp nhập Đài Loan vào Trung Quốc. Một số điều khoản trong thỏa thuận có thể tác động sâu rộng lên kinh tế và xã hội Đài Loan. Cụ thể, tương ứng với mức đầu tư 300.000 USD, Trung Quốc được phép chuyển ba công nhân của nước này vào sinh sống và làm việc tại Đài Loan trong vài năm. Vì vậy, không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ “thực hiện các khoản đầu tư giả để có thể đưa nhiều người của họ đến đây hơn”. Từ đó, đại lục có thể tận dụng nguồn lực kinh tế lớn mạnh để đưa ồ ạt nguồn tiền và nhiều người Trung Quốc xâm nhập sâu rộng và lâu dài vào đời sống kinh tế và xã hội Đài Loan, cuối cùng có thể đe dọa đến nền độc lập của hòn đảo.
Bên cạnh đó, hiệp định sẽ gây ra những tổn hại cho các doanh nghiệp nhỏ và người lao động Đài Loan. Nếu thỏa thuận được thông qua, các sản phẩm và dịch vụ của Trung Quốc sẽ được nhập khẩu và bán trực tiếp cho người tiêu dùng Đài Loan. Điều này khiến các doanh nghiệp nhỏ và người lao động Đài Loan phải cạnh tranh gay gắt với các công ty lớn và lực lượng nhân công từ Trung Quốc về cung ứng sản phẩm cũng như nhu cầu việc làm trên chính hòn đảo của họ. Đồng thời, các cơ sở kinh doanh buôn bán lẻ các mặt hàng nhập khẩu từ đại lục trước đây (ví dụ như thuốc cổ truyền Trung Quốc) có thể đứng trước nguy cơ bị phá sản.
Các khoản đầu tư sẽ cho phép Bắc Kinh tăng cường đáng kể ảnh hưởng kinh tế lên Đài Bắc và việc ký kết một hiệp định mậu dịch xuyên eo biển có cái giá [chính trị] rất cao đối với Đài Loan. Bởi lẽ, Trung Quốc vẫn xem Đài Loan là một tỉnh ly khai và “thống nhất Đài Loan” là “sứ mệnh bất khả xâm phạm”, thậm chí có thể sử dụng vũ lực nếu cần thiết.
Thứ hai, phong trào Hoa Hướng Dương cho thấy nỗ lực gìn giữ các giá trị dân chủ và thúc đẩy sự thức tỉnh chính trị trong thế hệ hậu thiết quân luật (từ năm 1987) ở Đài Loan. Trước đây, các thỏa thuận xuyên eo biển được ký kết và quyết định trong các cuộc họp riêng tư giữa các đảng nắm quyền của hai nước mà không có một chương trình nghị sự rõ ràng, dẫn đến sự bất mãn tích lũy lâu dài trong công chúng. Việc tham gia và ủng hộ phong trào đã nâng cao nhận thức của người dân Đài Loan rằng việc xác định chiều hướng quan hệ với Trung Quốc không phải vấn đề của riêng đảng cầm quyền. Từ sự kiện này, công chúng Đài Loan có tiếng nói và ý kiến trong việc định hình mối quan hệ xuyên eo biển cũng như quyết định tương lai của hòn đảo. Nhận thức về quyền công dân và quyền tự quyết của người dân Đài Loan cũng được tăng cường mạnh mẽ, qua đó giúp họ tham gia tích cực hơn vào các vấn đề chính trị và xã hội thay vì đứng ngoài lề trong chính câu chuyện của mình. Người dân Đài Loan đã đấu tranh bền bỉ vì dân chủ nhằm chấm dứt thời kỳ thiết quân luật tồn tại 38 năm (1949 – 1987) tại hòn đảo. Đây là chế độ độc tài lâu dài thứ hai trên thế giới (sau Syria). Sự xuất hiện của phong trào đã chứng minh cho nỗ lực của hậu thế nhằm gìn giữ những giá trị dân chủ mà thế hệ trước đấu tranh lâu dài mới có được.
Từng bị gắn mác là “thế hệ dâu tây” (strawberry generation) – thế hệ của những người mềm mỏng và không hứng thú với chính trị, hành động và kết quả mà giới trẻ Đài Loan đạt được từ phong trào đã chứng minh điều ngược lại. Thanh niên Đài Loan quan tâm và sẵn lòng tham gia vào các vấn đề chính trị và xã hội trong nước. Đặc biệt, họ có quan điểm mạnh mẽ hơn về chủ quyền Đài Loan cũng như “độ nhạy” trong phản ứng. Bởi lẽ, phần lớn sinh viên tham gia phong trào Hoa Hướng Dương sinh vào khoảng cuối những năm 80, đây là thời kỳ độc tài được dỡ bỏ. Họ sống trong một xã hội đề cao dân chủ, do đó việc nêu ý kiến và hành động để chống lại “mối nguy tiềm ẩn” cũng là một phần trong nỗ lực bảo vệ xã hội tiến bộ mà họ đang sống.
Thứ ba, phong trào chứng tỏ sức mạnh của các cuộc biểu tình ôn hòa trong việc tác động đến các quyết định của chính phủ. Trong những ngày phong trào nổ ra, hàng trăm nghìn người đã tập trung trên khắp đường phố Đài Bắc như đường Zhongxiao, từ đại lộ Ketagalan đến văn phòng Tổng thống,… để phản đối hiệp định và gây áp lực buộc chính phủ đáp ứng yêu cầu của người biểu tình. Thay vì sử dụng bạo lực với những vật dụng có thể gây sát thương, những người tham gia phong trào cầm trên tay những bông hoa hướng dương tượng trưng cho sự minh bạch cũng như biểu tượng của hy vọng và sự phản kháng trong ôn hòa. Điều này được truyền cảm hứng và là sự tiếp nối thành tựu của Phong trào Hoa Huệ hoang dã (Wild Lily Movement) năm 1990 của sinh viên Đại học Quốc gia Đài Loan tại Quảng trường Tưởng niệm Đài Bắc, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ đa nguyên tại Đài Loan.
Thứ tư, phong trào đã định hình lại nền chính trị nội bộ Đài Loan và mối quan hệ của nước này với thế giới. Sau khi cuộc biểu tình chấm dứt, sự suy giảm niềm tin chính trị của người dân Đài Loan vào năng lực lãnh đạo của KMT đã dẫn đến thất bại liên tiếp của đảng này trong cuộc bầu cử địa phương cuối năm đó và từ cuộc tổng tuyển cử năm 2016 đến nay. Phong trào Hoa Hướng Dương đã mở đường cho chiến thắng của bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) thuộc Đảng DPP với số phiếu áp đảo chưa từng có, giúp bà trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan. Với các chiến thắng liên tiếp, Đảng DPP đã lãnh đạo Đài Loan trong vòng tám năm qua và ít nhất là thêm bốn năm nữa. Vào tháng 1/2024, ông Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống trước ứng cử viên Hầu Hữu Nghi (Hou Yu-ih) của KMT và cựu thị trưởng Đài Bắc Kha Văn Triết (Ko Wen-je) thuộc Đảng Dân chúng Đài Loan (TPP). Chiến thắng này đánh dấu sự thắng lợi lần thứ ba liên tiếp của Đảng DPP trong cuộc bầu cử tổng thống kể từ năm 2016.
Ngoài tác động trong nước, phong trào Hoa Hướng Dương còn có những hàm ý đáng kể cho quan hệ quốc tế của Đài Loan. Nó gửi một thông điệp rõ ràng tới thế giới rằng người dân Đài Loan coi trọng chủ quyền của mình và cảnh giác trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Thông điệp trọng tâm của phong trào đã gây được tiếng vang với nhiều người dân trên toàn thế giới, dẫn đến sự ủng hộ quốc tế ngày càng tăng đối với sự nghiệp dân chủ của nước này. Nhiều quốc gia bắt đầu đánh giá lại mối quan hệ của họ với Đài Loan, xem Đài Loan như đối tác cùng chung chí hướng về các giá trị dân chủ và nhân quyền, đồng thời lên tiếng ủng hộ hòn đảo đóng vai trò tích cực hơn trong các tổ chức quốc tế.
“Di sản” vẫn còn đó
Đã mười năm trôi qua, những di sản từ phong trào Hoa Hướng Dương vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến tình hình chính trị và xã hội của Đài Loan.
Ngày càng nhiều người dân Đài Loan quan tâm hơn đến các vấn đề chính trị - xã hội trong nước, đặc biệt là việc chọn ra người lãnh đạo của hòn đảo. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tăng đáng kể qua từng thời kỳ. Gần đây nhất, hơn 71% cử tri đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng một vừa qua. Trong đó, thanh niên Đài Loan là một lực lượng đóng vai trò đáng kể, qua đó có thể quyết định đến kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử. Bởi lẽ số lượng người dân trong độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi tại Đài Loan chiếm khoảng 1/5 trong tổng số hơn 23 triệu dân tại Đài Loan (số liệu thống kê đến tháng 1/2024). Do đó, các đảng phái tranh nhau giành được phiếu bầu từ nhóm người này. Theo dữ liệu khảo sát trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, tỷ lệ bỏ phiếu của các cử tri trẻ trong nhóm tuổi từ 20 đến 30 chiếm hơn 70%, tương đối cao hơn so với các nước khác.
Hiện nay, một số thanh niên trong “thế hệ hoa Hướng Dương” tiếp tục dấn thân vào con đường chính trị trong nước theo nhiều cách khác nhau. Lâm Phi Phàm (Lin Fei-fan) – một trong những thủ lĩnh sinh viên của phong trào, đã gia nhập DPP với tư cách là phó tổng thư ký của đảng vào năm 2019. Năm 2023, anh được DPP tán thành ứng cử vào cơ quan lập pháp trong cuộc bầu cử 2024 (tuy nhiên đã rút lui sau đó). Trường hợp khác, Miêu Bá Nha (Miao Po-ya) – một nhà hoạt động của phong trào, hiện đang là Ủy viên Hội đồng Thành phố Đài Bắc. Trước đó, vào các năm 2018 và 2022, cô đã đại diện cho Đảng Dân chủ Xã hội (đảng chính trị được thành lập sau phong trào Hoa Hướng Dương) trong cuộc bầu cử địa phương và được bầu làm Ủy viên Hội đồng Thành phố Đài Bắc hai lần.
Các giá trị dân chủ và nhân quyền tại Đài Loan tiếp tục được tăng cường và phát huy sâu rộng trong xã hội, khác biệt hoàn toàn với đối tác bên kia eo biển. Đài Loan được xem là “ngọn hải đăng” về dân chủ trong khu vực khi liên tiếp xếp thứ hạng cao trong bảng xếp hạng các quốc gia dân chủ nhất trên thế giới. Trong bảng xếp hạng Chỉ số Dân chủ 2023 do Economist Intelligence Unit công bố vào tháng 2/2024, Đài Loan tiếp tục đứng đầu châu Á và đứng thứ 10 trong tổng số 167 quốc gia trên toàn cầu được nêu trong báo cáo. Trong khi đó, Trung Quốc xếp thứ 148 và được coi là một trong những quốc gia kém dân chủ nhất trên thế giới.
Ngoài ra, Đài Loan là quốc gia đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới kể từ năm 2019, qua đó cho thấy tư duy cởi mở, tính nhân văn, tôn trọng dân chủ và nhân quyền của Đài Loan. Ngược lại, hôn nhân đồng giới vẫn là vấn đề “nhạy cảm” và chưa được chấp nhận tại Trung Quốc. Những người trong cộng đồng LGBT phải chịu những định kiến và phân biệt trong chính xã hội mà họ đang sinh sống, nhất là từ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cụ thể, chính phủ tăng cường giám sát và kiểm duyệt các nội dung liên quan đến LGBT trên phương tiện truyền thông, như trường hợp một nhà văn Trung Quốc bị kết án 10 năm tù vì viết tiểu thuyết đồng tính. Thậm chí, họ còn chịu sự đàn áp ngày càng tăng từ chính quyền Bắc Kinh.
Ngoài ra, thành công của phong trào Hoa Hướng Dương trong việc ngăn chặn CSSTA và khả năng huy động sự ủng hộ của công chúng đã truyền cảm hứng cho các phong trào xã hội khác ở Đài Loan và trong khu vực. Cụ thể, phong trào Hoa Hướng Dương đóng vai trò là hình mẫu cho Phong trào Dù vàng ở Hồng Kông, nhằm tìm kiếm tự do chính trị lớn hơn từ Trung Quốc. Các chiến dịch biểu tình ôn hòa, chiếm đóng các tòa nhà chính phủ và sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để vận động của phong trào cũng đã được các phong trào khác áp dụng. Sự lan tỏa này cho thấy việc biểu tình ôn hòa cũng tác động đáng kể lên các quyết định và chính sách của chính phủ. Nó thể hiện tiếng nói của những người biểu tình ở một hình thức khác – mềm mỏng và muốn được lắng nghe hơn. Đồng thời, ý chí của người dân cũng là một trong các yếu tố tạo nên làn sóng có thể thay đổi cục diện chính trị nội bộ, nhất là trong chế độ đa nguyên, đa đảng như Đài Loan.
Ý thức về bản sắc của người dân Đài Loan ngày càng được khẳng định mạnh mẽ. Phần lớn người dân hòn đảo coi Đài Loan là một quốc gia độc lập (hơn 70%), với tên gọi Trung Hoa Dân Quốc (Republic of China – ROC). Trong một cuộc khảo sát của Tổ chức Ý kiến Công chúng Đài Loan vào năm 2023, 48,9% người Đài Loan ủng hộ nước này tuyên bố độc lập, trong khi 26,9% ủng hộ việc duy trì “hiện trạng” và 11,8% ủng hộ thống nhất với Trung Quốc. Trong một thăm dò khác, có tới 78% người được khảo sát xem họ là người Đài Loan, trong khi chỉ có 7,7% cho rằng họ là người Trung Quốc. Đông đảo dân chúng Đài Loan ủng hộ mạnh mẽ cho bản sắc Đài Loan, và họ sẵn sàng phản đối các quyết định đơn phương từ bên ngoài khi đồng nhất họ với Trung Quốc đại lục.
Nhìn chung, phong trào Hoa Hướng Dương khẳng định quyết tâm của Đài Loan trong việc giữ gìn dân chủ và chủ quyền quốc gia, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của thanh niên và người dân Đài loan trong việc tham gia vào các vấn đề chính trị - xã hội trong nước, cảnh giác trước những “cái bẫy” từ Trung Quốc. Trong đó, ý chí của người dân trở thành một phần trong các yếu tố chi phối các nhà hoạch định chính sách.
Từ khoá: phong trào Hoa Hướng Dương Đài Loan dân chủ