Giới thiệu tuyển tập   09/08/2024

Giới thiệu số tháng 7/2024: “Việt Nam: Thách thức trong chuyển đổi”

Cùng theo dõi số tháng 7/2024 của Vietnam Strategic Forum với chủ đề "Việt Nam: Thách thức trong chuyển đổi" để có cái nhìn toàn diện về hành trình chuyển đổi xanh và chuyển đổi số của đất nước.

Image
“Việt Nam: Thách thức trong chuyển đổi” - (C): Vietnam Strategic Forum

Những năm gần đây, “kinh tế xanh” và “kinh tế số” là hai từ khóa được nhắc đến thường xuyên trong diễn ngôn chính sách phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh phát triển “kinh tế xanh” và “kinh tế số” là những mục tiêu quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2021 - 2030.

Với định hướng trên, Hà Nội đang tăng tốc các chương trình nghị sự bàn về việc chuyển đổi từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và dựa trên dữ liệu.

Trên chặng đường phát triển kinh tế xanh, Việt Nam cần phát triển hệ thống năng lượng tái tạo đồng thời chú trọng đầu tư cho các ngành công nghiệp chiến lược, bởi chúng đóng vai trò không thể thiếu trong hợp phần của hình thái kinh tế mới. Ngành công nghiệp đất hiếm là một trong số đó.

Tuy Việt Nam là quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới (sau Trung Quốc), năng lực khai thác còn nhiều hạn chế là rào cản khiến Hà Nội vẫn đang “loay hoay” với việc tận dụng thế mạnh sẵn có để đạt được tiến bộ trong nền kinh tế xanh. Đất hiếm là loại tài nguyên thiết yếu cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm của nền kinh tế xanh như tấm pin mặt trời, xe ô tô điện,... nên việc khai thác hiệu quả đất hiếm đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế, qua đó giúp Việt Nam hội nhập tốt hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh đó, trong nỗ lực chuyển đổi sang nền kinh tế số, nâng cấp cơ sở hạ tầng số là nhiệm vụ căn bản. Tuy nhiên, Việt Nam có nguy cơ “dậm chân tại chỗ” nếu không sớm có biện pháp khắc phục những hạn chế về hệ thống cáp viễn thông - cơ sở hạ tầng quan trọng đảm bảo sự ổn định của đường truyền dữ liệu cho nền kinh tế kỹ thuật số.

Trong số tháng 7/2024 của Vietnam Strategic Forum (VSF) với tựa đề “Việt Nam: Thách thức trong chuyển đổi”, những chủ đề nêu trên được các tác giả thảo luận kỹ lưỡng nhằm cung cấp cho quý độc giả tình hình cập nhật, các phân tích, cùng đề xuất để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và chuyển đổi số của đất nước.

Những năm gần đây, “kinh tế xanh” và “kinh tế số” là hai từ khóa được nhắc đến thường xuyên trong diễn ngôn chính sách phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh phát triển “kinh tế xanh” và “kinh tế số” là những mục tiêu quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2021 - 2030.

Với định hướng trên, Hà Nội đang tăng tốc các chương trình nghị sự bàn về việc chuyển đổi từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và dựa trên dữ liệu.

Trên chặng đường phát triển kinh tế xanh, Việt Nam cần phát triển hệ thống năng lượng tái tạo đồng thời chú trọng đầu tư cho các ngành công nghiệp chiến lược, bởi chúng đóng vai trò không thể thiếu trong hợp phần của hình thái kinh tế mới. Ngành công nghiệp đất hiếm là một trong số đó.

Tuy Việt Nam là quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới (sau Trung Quốc), năng lực khai thác còn nhiều hạn chế là rào cản khiến Hà Nội vẫn đang “loay hoay” với việc tận dụng thế mạnh sẵn có để đạt được tiến bộ trong nền kinh tế xanh. Đất hiếm là loại tài nguyên thiết yếu cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm của nền kinh tế xanh như tấm pin mặt trời, xe ô tô điện,... nên việc khai thác hiệu quả đất hiếm đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế, qua đó giúp Việt Nam hội nhập tốt hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh đó, trong nỗ lực chuyển đổi sang nền kinh tế số, nâng cấp cơ sở hạ tầng số là nhiệm vụ căn bản. Tuy nhiên, Việt Nam có nguy cơ “dậm chân tại chỗ” nếu không sớm có biện pháp khắc phục những hạn chế về hệ thống cáp viễn thông - cơ sở hạ tầng quan trọng đảm bảo sự ổn định của đường truyền dữ liệu cho nền kinh tế kỹ thuật số.

Trong số tháng 7/2024 của Vietnam Strategic Forum (VSF) với tựa đề “Việt Nam: Thách thức trong chuyển đổi”, những chủ đề nêu trên được các tác giả thảo luận kỹ lưỡng nhằm cung cấp cho quý độc giả tình hình cập nhật, các phân tích, cùng đề xuất để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và chuyển đổi số của đất nước.

Từ khoá: Việt Nam chuyển đổi xanh chuyển đổi số giới thiệu tuyển tập

BÀI LIÊN QUAN