Văn hoá - Xã hội
15 PHÚT ĐỌC

Liệu hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở Việt Nam có triển vọng?

Với một cộng đồng LGBT sôi nổi, một xã hội cởi mở và một chính phủ có tư tưởng tiến bộ, khả năng Việt Nam hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới là khá triển vọng. Tuy nhiên, cộng đồng LGBT và những người hoạt động trong lĩnh vực này vẫn cần nỗ lực nhiều hơn.

Phan Phúc Vĩnh Khang 28/06/2023
Image
Sự kiện VietPride tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP. HCM) vào năm 2019 - (C): TransWorldView

Trải qua gần hai thập kỷ bền bỉ vận động, kêu gọi và đấu tranh, cộng đồng người đồng tính, song tính, và hoán tính (gọi tắt là LGBT) ở Việt Nam đã đạt được được những kết quả nhất định trong việc đòi quyền bình đẳng, qua đó đẩy lùi những định kiến, phân biệt trong xã hội. 

So với nhiều quốc gia châu Á vốn còn bảo thủ về cộng đồng LGBT, thậm chí coi quan hệ đồng giới là loại hình tội phạm, thì Việt Nam được ca ngợi là quốc gia thân thiện với cộng đồng LGBT và đi đầu trong cải cách pháp luật để bảo đảm quyền cho người LGBT. Những động lực này thắp lên hy vọng rằng Việt Nam sẽ sớm nối bước Đài Loan trong việc công nhận hôn nhân đồng giới (same-sex marriage).

Một cộng đồng khát khao

Cho đến nay, chưa có bất kỳ cuộc điều tra chính thức nào thống kê chính xác số lượng thành viên thuộc cộng đồng LGBT ở Việt Nam. Vào năm 2013, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) thống kê Việt Nam có khoảng 1,6 triệu người LGBT ở độ tuổi từ 15 đến 59. Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) và iSEE vào năm 2021, số lượng người LGBT ở Việt Nam vào khoảng 9-10% tổng dân số. Theo khảo sát do Công ty nghiên cứu thị trường IPSOS công bố năm 2021, khoảng 9% số người được hỏi tự nhận là thuộc cộng đồng LGBT, và 11% không biết hoặc không trả lời. 

Các con số nêu trên phần nào khẳng định cộng đồng LGBT tại Việt Nam khá lớn mạnh và đa dạng. Tuy vậy, cộng đồng này vẫn chưa nhận được sự bảo vệ đầy đủ từ pháp luật cũng như sự chấp nhận rộng rãi từ xã hội. Do đó, những người LGBT cùng lực lượng ủng hộ phải luôn vận động và đấu tranh đòi quyền bình đẳng cũng như sự công nhận công khai.

Về bản chất, cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng của cộng đồng LGBT có nguồn gốc từ nhu cầu được công nhận bản sắc cá nhân bởi các thành viên trong cùng xã hội. Theo nhà kinh tế chính trị học Francis Fukuyama, hai yếu tố thôi thúc con người đòi hỏi sự công nhận và bình đẳng là thymos - nơi một phần của linh hồn khao khát có được sự công nhận về phẩm giá, bản sắc; và isothymia - nhu cầu được xã hội tôn trọng trên cơ sở bình đẳng với những thành viên khác trong cùng xã hội. Do đó, khi một cá nhân cảm thấy phẩm giá của mình không được người khác thừa nhận, thậm chí bị coi thường hay thách thức thì isothymia sẽ thôi thúc họ yêu cầu sự công nhận bình đẳng. Liên quan đến phong trào đấu tranh cho hôn nhân đồng giới, Fukuyama cho rằng kết hôn giữa những người đồng giới (không phải hình thức kết hợp dân sự - civil union) là dấu hiệu cho thấy hệ thống chính trị công nhận phẩm giá bình đẳng của những người LGBT (giống với những cặp đôi nam - nữ). Quyền được công khai công nhận và tôn trọng một cách bình đẳng là nhu cầu cơ bản và quan trọng nhất của cộng đồng LGBT. Và để đạt được điều đó, phong trào LGBT đặt mục tiêu là thay đổi luật pháp và quan điểm của xã hội. 

Khi xã hội càng tiến bộ thì nhiều người, đặc biệt là những người trẻ và cư dân thành thị, càng có cái nhìn cởi mở hơn đối với những người LGBT dựa trên “tôn trọng sự khác biệt”. Theo đó, cộng đồng LGBT trở nên lớn mạnh và sự hiện diện của họ trước công chúng cũng phổ biến hơn. So với một thập kỷ trước, số lượng người tự tin công khai xu hướng tính dục của mình đang gia tăng. Bên cạnh đó, những nội dung tích cực về cộng đồng LGBT xuất hiện thường xuyên hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng, góp phần thay đổi và nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề giới tính, qua đó đưa cộng đồng LGBT đến gần hơn với xã hội. 

Phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người LGBT cũng ngày càng sôi nổi. Phong trào bắt đầu gây được tiếng vang từ năm 2008, với sự ra đời của các tổ chức phi chính phủ ủng hộ và vận đồng quyền cho người LGBT, mà tiêu biểu là Viện iSEE và Trung tâm Truyền thông Sáng tạo, Dịch vụ và Nghiên cứu về Tính dục (ICS). Vào năm 2013, chiến dịch ủng hộ hôn nhân đồng giới có tên gọi “Tôi đồng ý” do Viện iSEE và Trung tâm ICS khởi động đã thu hút sự quan tâm và ủng hộ rộng khắp. Mặc dù thất bại trong việc vận động Quốc hội công nhận hôn nhân đồng giới, nhưng chiến dịch, ở một mức độ nào đó, đã thành công khi Việt Nam xóa bỏ quy định “cấm hôn nhân đồng giới”. 

Sau gần một thập kỷ, chiến dịch này đã quay trở lại vào năm 2022 với chủ đề “Hôn nhân không khuôn mẫu” nhằm tiếp tục thúc đẩy các thảo luận về hôn nhân và gia đình giữa những người cùng giới trong xã hội, mở đường cho những thay đổi về pháp luật, tiến tới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trong lần sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình tiếp theo.

Bên cạnh đó, cuộc diễu hành VietPride, được tổ chức thường niên nhằm tăng tính kết nối giữa cộng đồng LGBT và người ủng hộ, tạo cơ hội để các cá nhân thể hiện sự tự hào khi được là chính mình và chia sẻ với những người LGBT đã tích cực vận động vì quyền bình đẳng cho cộng đồng. Tổ chức công khai lần đầu tiên tại Hà Nội vào năm 2012 và tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2013,  VietPride đã lan tỏa ở nhiều tỉnh thành, khẳng định bước tiến quan trọng của phong trào LGBT, gửi đi thông điệp mạnh mẽ về sự hiện diện đầy sôi động và không thể chối bỏ của cộng đồng này.

Những nỗ lực trên đã giúp người dân cởi mở hơn đối với cộng đồng LGBT. Theo một khảo sát do báo điện tử VNExpress thực hiện vào năm 2022, 61% trong số hơn 2.700 cha mẹ được hỏi cho biết sẵn sàng chấp nhận giới tính của con miễn là con hạnh phúc, 25% nghĩ rằng sẽ sốc và đau khổ vào thời gian đầu khi biết con mình thuộc cộng đồng LGBT nhưng sau đó vẫn chấp nhận. Trong khi đó, chỉ 14% được khảo sát từ chối chấp nhận con mình là LGBT. 

Dù vậy, những người LGBT vẫn gánh chịu sự đối xử bất công, bạo lực tinh thần (định kiến, kỳ thị và xa lánh) hoặc/và bạo lực thể xác (đánh đập, giam cầm), đặc biệt là tại nơi làm việc, trường học, cơ sở khám chữa bệnh và thậm chí trong chính gia đình họ. Nhiều bậc phụ huynh vẫn còn giữ quan niệm cổ hủ rằng đồng tính là “bệnh”, “trái với tự nhiên”, do đó đã tìm cách “chữa trị bệnh đồng tính” cho con mình, ép buộc con kết hôn với người khác giới và nghiêm trọng hơn là cắt đứt quan hệ và/ hay liên lạc với con mình vì cảm thấy “xấu hổ” trước họ hàng và láng giềng. 

Trước những áp lực trên, nhiều người LGBT đã che dấu xu hướng tính dục, bản dạng giới của mình. Tuy nhiên, việc này lại khiến họ không được tự do thể hiện mình, thậm chí suy nghĩ tiêu cực rằng họ bị gạt ra bên lề của xã hội, từ đó rơi vào con đường nghiện ngập, phạm tội. 

Một chính phủ cởi mở

Các nhà lập pháp Việt Nam đã từng bước có quan điểm tích cực hơn đối với cộng đồng LGBT, thể hiện qua cung cấp các không gian dân sự, từ đó tích cực tham gia cùng các tổ chức ủng hộ quyền LGBT để đối thoại và tạo ra những thay đổi trong luật pháp theo hướng ủng hộ quyền của những người LGBT. Chính sách nhất quán của Việt Nam đối với cộng đồng LGBT là “bảo vệ và thúc đẩy quyền con người vì mục tiêu tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người”.

Về vấn đề kết hôn giữa những người đồng tính, chính phủ cũng đã có những thay đổi trong tư duy và tiến bộ trong hành động. Biểu hiện ở chỗ, pháp luật Việt Nam từ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đến “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Tuy nhiên, sự thay đổi này lại đẩy những người thuộc cộng đồng LGBT vào tình cảnh “mơ hồ về mặt pháp lý” khi người đồng tính có thể tổ chức đám cưới, sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không được đăng ký kết hôn. Hệ quả là, họ không nhận được sự bảo vệ của pháp luật cũng như các quyền và nghĩa vụ khác như những người có quan hệ hôn nhân khác giới. Mặc dù vậy, nhiều người nhận định bước tiến bộ này là một chiến thắng quan trọng đối với cộng đồng LGBT và những người ủng hộ. 

Ngoài ra, Việt Nam cũng thảo luận, sửa đổi các luật, dự luật, và quy định để bảo vệ cộng đồng LGBT tốt hơn. Vào năm 2015, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự (sửa đổi), trong đó công nhận việc thay đổi giới tính và cho phép người chuyển giới thay đổi hộ tịch sau khi đã chuyển giới (bằng sự can thiệp của y học để xác định rõ ràng về giới tính). Mới đây, vào tháng 8/2022, Bộ Y tế đã công bố Công văn số 4132/BYT-PC khẳng định đồng tính “không phải là bệnh”, và do đó, không thể “chữa”, không cần “chữa” và cũng không có cách nào thay đổi được. Công văn cũng đưa ra hướng dẫn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước về việc đối xử một cách tôn trọng và bình đẳng với những người LGBT. Công văn trên cho thấy ba ý nghĩa quan trọng: (1) khẳng định sự quan tâm đặc biệt của chính phủ đối với cộng đồng LGBT, đưa chính sách về quyền LGBT tại Việt Nam tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế (2) khẳng định kết quả của một quá trình nỗ lực của các tổ chức xã hội và cộng đồng LGBT; (3) góp phần nâng cao nhận thức của người dân về người LGBT. 

Những bước tiến tích cực của chính phủ về vấn đề LGBT nhận được sự đánh giá cao từ cộng đồng quốc tế. Tiêu biểu, Jessica Stern, Đặc phái viên của Mỹ về thúc đẩy quyền người LGBTQ+ nhận định “Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực đang tích cực thúc đẩy các vấn đề về LGBT, dù những người LGBT vẫn gặp khó khăn, nhưng các sáng kiến chính sách cụ thể đang được thảo luận, bao gồm dự án Luật Chuyển đổi giới tính”. 

Triển vọng hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Triển vọng Việt Nam ban hành, sửa đổi luật cho phép người đồng giới kết hôn với nhau là khá tươi sáng, đặc biệt là khi xã hội ngày càng hiểu biết và cởi mở hơn đối với cộng đồng LGBT. Trong khi đó, chính phủ cũng đang soạn thảo các khuôn khổ pháp lý, chính sách nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của người LGBT cũng như các biện pháp chống phân biệt đối xử và bạo lực trên cơ sở xu hướng tính dục và bản dạng giới.

Trong thời gian tới, cộng đồng LGBT ở Việt Nam sẽ tiếp tục vận động xã hội và đối thoại với các cấp chính quyền có liên quan để kêu gọi hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Theo nhà triết học Friedrich Hegel, giải pháp hợp lý nhất cho mong muốn được công nhận là sự công nhận phổ quát. Khi người LGBT cảm thấy họ xứng đáng nhận được sự công nhận một cách bình đẳng như những thành viên khác trong xã hội, bao gồm quyền được kết hôn và những nghĩa vụ đi kèm, thì họ sẽ liên tục đấu tranh để đạt được mục đích đó. Do đó, khả năng cao là cộng đồng LGBT sẽ tiếp tục vận động cho tới chừng nào quyền kết hôn của họ được công nhận tương tự như những cặp đôi dị tính. 

Dù đây không phải là mục tiêu cuối cùng của phong trào nhưng việc luật pháp cho phép kết hôn đồng giới là tiền đề cho những bước phát triển lớn hơn trong chính sách về quyền của người LGBT, qua đó góp phần tạo ra những thay đổi tích cực về mặt nhận thức trong xã hội. Bên cạnh gia tăng quyền cho người LGBT, thúc đẩy bình đẳng giới…, hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới còn giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo tính toán của VESS và iSEE, hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới sẽ góp phần gia tăng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam từ 0,17% đến 0,44%/năm (trong ngắn hạn) và 1,65% đến 4,36%/năm (trong khoảng 10 năm hợp thức hóa hôn nhân cùng giới), đồng thời giúp Việt Nam tiết kiệm được mỗi năm từ 13 triệu USD đến 71 triệu USD cho chi phí điều trị tâm lý của những người LGBT.

Tính đến tháng 6/2023, có 35 quốc gia và vùng lãnh thổ chính thức công nhận kết hôn giữa những người đồng giới, và con số này có xu hướng gia tăng khi nhiều quốc gia đang nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và quan tâm tới các cộng đồng yếu thế. Với một cộng đồng LGBT sôi nổi, xã hội cởi mở và chính phủ tiến bộ, Việt Nam cần nhanh chóng hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới. Bước tiến này có thể giúp hình ảnh của Việt Nam về khía cạnh nhân quyền trở nên tích cực hơn, nhất là khi quốc gia này đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025. 

Dù vậy, chặng đường để nhận được sự thừa nhận của pháp luật về quyền kết hôn đồng giới còn nhiều thách thức, đòi hỏi nỗ lực liên tục từ cộng đồng LGBT, và các hội, nhóm, tổ chức đòi quyền bình đẳng cho người LGBT. Quá trình tác động từ dưới lên trên cũng sẽ đem lại hiệu quả cho cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng hôn nhân cho người LGBT. Đó là, tiếp tục tăng cường những đóng góp tích cực của cộng đồng LGBT trong xã hội, khai thác các khía cạnh tích cực của việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới và vận động để thay đổi thái độ của xã hội đối với người LGBT, kết quả là làm gia tăng sự ủng hộ của xã hội đối với quyền của người LGBT. Các cuộc thảo luận ngày càng sôi nổi về việc nên hay không nên chấp nhận hôn nhân đồng giới sẽ thu hút sự chú ý từ chính quyền và những nhà lập pháp.

Mặc dù các vấn đề liên quan đến quyền của người LGBT không quá nhạy cảm về chính trị và cũng không tác động đến sự “sống còn” hay tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam, những nhà hoạt động về quyền LGBT cần có những chiến lược vận động khéo léo để không vấp phải những phản ứng trái chiều từ giới lãnh đạo và xã hội. Điều này đòi hỏi những người ủng hộ quyền LGBT phải tham gia tích cực vào quá trình vận động hàng lang từ các cấp địa phương cho đến trung ương, thúc đẩy đối thoại chính sách với các cơ quan nhà nước và các nhà lập pháp để tiếng nói của người LGBT được lắng nghe. Cuộc vận động đòi quyền kết hôn đồng giới vào giai đoạn 2013-2014 để lại những bài học về cách thức tuyên truyền và lan toả phương châm hoạt động mà cộng đồng LGBT cần lưu ý cho các cuộc vận động sau này. Đơn cử là xây dựng các mối liên hệ vững chắc và liên tục với các quan chức liên quan (đặc biệt là những nhà lập pháp trong Quốc hội, vốn đóng vai trò quan trọng để luật hôn nhân đồng giới được thông qua).

Trải qua gần hai thập kỷ bền bỉ vận động, kêu gọi và đấu tranh, cộng đồng người đồng tính, song tính, và hoán tính (gọi tắt là LGBT) ở Việt Nam đã đạt được được những kết quả nhất định trong việc đòi quyền bình đẳng, qua đó đẩy lùi những định kiến, phân biệt trong xã hội. 

So với nhiều quốc gia châu Á vốn còn bảo thủ về cộng đồng LGBT, thậm chí coi quan hệ đồng giới là loại hình tội phạm, thì Việt Nam được ca ngợi là quốc gia thân thiện với cộng đồng LGBT và đi đầu trong cải cách pháp luật để bảo đảm quyền cho người LGBT. Những động lực này thắp lên hy vọng rằng Việt Nam sẽ sớm nối bước Đài Loan trong việc công nhận hôn nhân đồng giới (same-sex marriage).

Một cộng đồng khát khao

Cho đến nay, chưa có bất kỳ cuộc điều tra chính thức nào thống kê chính xác số lượng thành viên thuộc cộng đồng LGBT ở Việt Nam. Vào năm 2013, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) thống kê Việt Nam có khoảng 1,6 triệu người LGBT ở độ tuổi từ 15 đến 59. Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) và iSEE vào năm 2021, số lượng người LGBT ở Việt Nam vào khoảng 9-10% tổng dân số. Theo khảo sát do Công ty nghiên cứu thị trường IPSOS công bố năm 2021, khoảng 9% số người được hỏi tự nhận là thuộc cộng đồng LGBT, và 11% không biết hoặc không trả lời. 

Các con số nêu trên phần nào khẳng định cộng đồng LGBT tại Việt Nam khá lớn mạnh và đa dạng. Tuy vậy, cộng đồng này vẫn chưa nhận được sự bảo vệ đầy đủ từ pháp luật cũng như sự chấp nhận rộng rãi từ xã hội. Do đó, những người LGBT cùng lực lượng ủng hộ phải luôn vận động và đấu tranh đòi quyền bình đẳng cũng như sự công nhận công khai.

Về bản chất, cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng của cộng đồng LGBT có nguồn gốc từ nhu cầu được công nhận bản sắc cá nhân bởi các thành viên trong cùng xã hội. Theo nhà kinh tế chính trị học Francis Fukuyama, hai yếu tố thôi thúc con người đòi hỏi sự công nhận và bình đẳng là thymos - nơi một phần của linh hồn khao khát có được sự công nhận về phẩm giá, bản sắc; và isothymia - nhu cầu được xã hội tôn trọng trên cơ sở bình đẳng với những thành viên khác trong cùng xã hội. Do đó, khi một cá nhân cảm thấy phẩm giá của mình không được người khác thừa nhận, thậm chí bị coi thường hay thách thức thì isothymia sẽ thôi thúc họ yêu cầu sự công nhận bình đẳng. Liên quan đến phong trào đấu tranh cho hôn nhân đồng giới, Fukuyama cho rằng kết hôn giữa những người đồng giới (không phải hình thức kết hợp dân sự - civil union) là dấu hiệu cho thấy hệ thống chính trị công nhận phẩm giá bình đẳng của những người LGBT (giống với những cặp đôi nam - nữ). Quyền được công khai công nhận và tôn trọng một cách bình đẳng là nhu cầu cơ bản và quan trọng nhất của cộng đồng LGBT. Và để đạt được điều đó, phong trào LGBT đặt mục tiêu là thay đổi luật pháp và quan điểm của xã hội. 

Khi xã hội càng tiến bộ thì nhiều người, đặc biệt là những người trẻ và cư dân thành thị, càng có cái nhìn cởi mở hơn đối với những người LGBT dựa trên “tôn trọng sự khác biệt”. Theo đó, cộng đồng LGBT trở nên lớn mạnh và sự hiện diện của họ trước công chúng cũng phổ biến hơn. So với một thập kỷ trước, số lượng người tự tin công khai xu hướng tính dục của mình đang gia tăng. Bên cạnh đó, những nội dung tích cực về cộng đồng LGBT xuất hiện thường xuyên hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng, góp phần thay đổi và nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề giới tính, qua đó đưa cộng đồng LGBT đến gần hơn với xã hội. 

Phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người LGBT cũng ngày càng sôi nổi. Phong trào bắt đầu gây được tiếng vang từ năm 2008, với sự ra đời của các tổ chức phi chính phủ ủng hộ và vận đồng quyền cho người LGBT, mà tiêu biểu là Viện iSEE và Trung tâm Truyền thông Sáng tạo, Dịch vụ và Nghiên cứu về Tính dục (ICS). Vào năm 2013, chiến dịch ủng hộ hôn nhân đồng giới có tên gọi “Tôi đồng ý” do Viện iSEE và Trung tâm ICS khởi động đã thu hút sự quan tâm và ủng hộ rộng khắp. Mặc dù thất bại trong việc vận động Quốc hội công nhận hôn nhân đồng giới, nhưng chiến dịch, ở một mức độ nào đó, đã thành công khi Việt Nam xóa bỏ quy định “cấm hôn nhân đồng giới”. 

Sau gần một thập kỷ, chiến dịch này đã quay trở lại vào năm 2022 với chủ đề “Hôn nhân không khuôn mẫu” nhằm tiếp tục thúc đẩy các thảo luận về hôn nhân và gia đình giữa những người cùng giới trong xã hội, mở đường cho những thay đổi về pháp luật, tiến tới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trong lần sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình tiếp theo.

Bên cạnh đó, cuộc diễu hành VietPride, được tổ chức thường niên nhằm tăng tính kết nối giữa cộng đồng LGBT và người ủng hộ, tạo cơ hội để các cá nhân thể hiện sự tự hào khi được là chính mình và chia sẻ với những người LGBT đã tích cực vận động vì quyền bình đẳng cho cộng đồng. Tổ chức công khai lần đầu tiên tại Hà Nội vào năm 2012 và tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2013,  VietPride đã lan tỏa ở nhiều tỉnh thành, khẳng định bước tiến quan trọng của phong trào LGBT, gửi đi thông điệp mạnh mẽ về sự hiện diện đầy sôi động và không thể chối bỏ của cộng đồng này.

Những nỗ lực trên đã giúp người dân cởi mở hơn đối với cộng đồng LGBT. Theo một khảo sát do báo điện tử VNExpress thực hiện vào năm 2022, 61% trong số hơn 2.700 cha mẹ được hỏi cho biết sẵn sàng chấp nhận giới tính của con miễn là con hạnh phúc, 25% nghĩ rằng sẽ sốc và đau khổ vào thời gian đầu khi biết con mình thuộc cộng đồng LGBT nhưng sau đó vẫn chấp nhận. Trong khi đó, chỉ 14% được khảo sát từ chối chấp nhận con mình là LGBT. 

Dù vậy, những người LGBT vẫn gánh chịu sự đối xử bất công, bạo lực tinh thần (định kiến, kỳ thị và xa lánh) hoặc/và bạo lực thể xác (đánh đập, giam cầm), đặc biệt là tại nơi làm việc, trường học, cơ sở khám chữa bệnh và thậm chí trong chính gia đình họ. Nhiều bậc phụ huynh vẫn còn giữ quan niệm cổ hủ rằng đồng tính là “bệnh”, “trái với tự nhiên”, do đó đã tìm cách “chữa trị bệnh đồng tính” cho con mình, ép buộc con kết hôn với người khác giới và nghiêm trọng hơn là cắt đứt quan hệ và/ hay liên lạc với con mình vì cảm thấy “xấu hổ” trước họ hàng và láng giềng. 

Trước những áp lực trên, nhiều người LGBT đã che dấu xu hướng tính dục, bản dạng giới của mình. Tuy nhiên, việc này lại khiến họ không được tự do thể hiện mình, thậm chí suy nghĩ tiêu cực rằng họ bị gạt ra bên lề của xã hội, từ đó rơi vào con đường nghiện ngập, phạm tội. 

Một chính phủ cởi mở

Các nhà lập pháp Việt Nam đã từng bước có quan điểm tích cực hơn đối với cộng đồng LGBT, thể hiện qua cung cấp các không gian dân sự, từ đó tích cực tham gia cùng các tổ chức ủng hộ quyền LGBT để đối thoại và tạo ra những thay đổi trong luật pháp theo hướng ủng hộ quyền của những người LGBT. Chính sách nhất quán của Việt Nam đối với cộng đồng LGBT là “bảo vệ và thúc đẩy quyền con người vì mục tiêu tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người”.

Về vấn đề kết hôn giữa những người đồng tính, chính phủ cũng đã có những thay đổi trong tư duy và tiến bộ trong hành động. Biểu hiện ở chỗ, pháp luật Việt Nam từ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đến “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Tuy nhiên, sự thay đổi này lại đẩy những người thuộc cộng đồng LGBT vào tình cảnh “mơ hồ về mặt pháp lý” khi người đồng tính có thể tổ chức đám cưới, sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không được đăng ký kết hôn. Hệ quả là, họ không nhận được sự bảo vệ của pháp luật cũng như các quyền và nghĩa vụ khác như những người có quan hệ hôn nhân khác giới. Mặc dù vậy, nhiều người nhận định bước tiến bộ này là một chiến thắng quan trọng đối với cộng đồng LGBT và những người ủng hộ. 

Ngoài ra, Việt Nam cũng thảo luận, sửa đổi các luật, dự luật, và quy định để bảo vệ cộng đồng LGBT tốt hơn. Vào năm 2015, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự (sửa đổi), trong đó công nhận việc thay đổi giới tính và cho phép người chuyển giới thay đổi hộ tịch sau khi đã chuyển giới (bằng sự can thiệp của y học để xác định rõ ràng về giới tính). Mới đây, vào tháng 8/2022, Bộ Y tế đã công bố Công văn số 4132/BYT-PC khẳng định đồng tính “không phải là bệnh”, và do đó, không thể “chữa”, không cần “chữa” và cũng không có cách nào thay đổi được. Công văn cũng đưa ra hướng dẫn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước về việc đối xử một cách tôn trọng và bình đẳng với những người LGBT. Công văn trên cho thấy ba ý nghĩa quan trọng: (1) khẳng định sự quan tâm đặc biệt của chính phủ đối với cộng đồng LGBT, đưa chính sách về quyền LGBT tại Việt Nam tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế (2) khẳng định kết quả của một quá trình nỗ lực của các tổ chức xã hội và cộng đồng LGBT; (3) góp phần nâng cao nhận thức của người dân về người LGBT. 

Những bước tiến tích cực của chính phủ về vấn đề LGBT nhận được sự đánh giá cao từ cộng đồng quốc tế. Tiêu biểu, Jessica Stern, Đặc phái viên của Mỹ về thúc đẩy quyền người LGBTQ+ nhận định “Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực đang tích cực thúc đẩy các vấn đề về LGBT, dù những người LGBT vẫn gặp khó khăn, nhưng các sáng kiến chính sách cụ thể đang được thảo luận, bao gồm dự án Luật Chuyển đổi giới tính”. 

Triển vọng hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Triển vọng Việt Nam ban hành, sửa đổi luật cho phép người đồng giới kết hôn với nhau là khá tươi sáng, đặc biệt là khi xã hội ngày càng hiểu biết và cởi mở hơn đối với cộng đồng LGBT. Trong khi đó, chính phủ cũng đang soạn thảo các khuôn khổ pháp lý, chính sách nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của người LGBT cũng như các biện pháp chống phân biệt đối xử và bạo lực trên cơ sở xu hướng tính dục và bản dạng giới.

Trong thời gian tới, cộng đồng LGBT ở Việt Nam sẽ tiếp tục vận động xã hội và đối thoại với các cấp chính quyền có liên quan để kêu gọi hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Theo nhà triết học Friedrich Hegel, giải pháp hợp lý nhất cho mong muốn được công nhận là sự công nhận phổ quát. Khi người LGBT cảm thấy họ xứng đáng nhận được sự công nhận một cách bình đẳng như những thành viên khác trong xã hội, bao gồm quyền được kết hôn và những nghĩa vụ đi kèm, thì họ sẽ liên tục đấu tranh để đạt được mục đích đó. Do đó, khả năng cao là cộng đồng LGBT sẽ tiếp tục vận động cho tới chừng nào quyền kết hôn của họ được công nhận tương tự như những cặp đôi dị tính. 

Dù đây không phải là mục tiêu cuối cùng của phong trào nhưng việc luật pháp cho phép kết hôn đồng giới là tiền đề cho những bước phát triển lớn hơn trong chính sách về quyền của người LGBT, qua đó góp phần tạo ra những thay đổi tích cực về mặt nhận thức trong xã hội. Bên cạnh gia tăng quyền cho người LGBT, thúc đẩy bình đẳng giới…, hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới còn giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo tính toán của VESS và iSEE, hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới sẽ góp phần gia tăng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam từ 0,17% đến 0,44%/năm (trong ngắn hạn) và 1,65% đến 4,36%/năm (trong khoảng 10 năm hợp thức hóa hôn nhân cùng giới), đồng thời giúp Việt Nam tiết kiệm được mỗi năm từ 13 triệu USD đến 71 triệu USD cho chi phí điều trị tâm lý của những người LGBT.

Tính đến tháng 6/2023, có 35 quốc gia và vùng lãnh thổ chính thức công nhận kết hôn giữa những người đồng giới, và con số này có xu hướng gia tăng khi nhiều quốc gia đang nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và quan tâm tới các cộng đồng yếu thế. Với một cộng đồng LGBT sôi nổi, xã hội cởi mở và chính phủ tiến bộ, Việt Nam cần nhanh chóng hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới. Bước tiến này có thể giúp hình ảnh của Việt Nam về khía cạnh nhân quyền trở nên tích cực hơn, nhất là khi quốc gia này đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025. 

Dù vậy, chặng đường để nhận được sự thừa nhận của pháp luật về quyền kết hôn đồng giới còn nhiều thách thức, đòi hỏi nỗ lực liên tục từ cộng đồng LGBT, và các hội, nhóm, tổ chức đòi quyền bình đẳng cho người LGBT. Quá trình tác động từ dưới lên trên cũng sẽ đem lại hiệu quả cho cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng hôn nhân cho người LGBT. Đó là, tiếp tục tăng cường những đóng góp tích cực của cộng đồng LGBT trong xã hội, khai thác các khía cạnh tích cực của việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới và vận động để thay đổi thái độ của xã hội đối với người LGBT, kết quả là làm gia tăng sự ủng hộ của xã hội đối với quyền của người LGBT. Các cuộc thảo luận ngày càng sôi nổi về việc nên hay không nên chấp nhận hôn nhân đồng giới sẽ thu hút sự chú ý từ chính quyền và những nhà lập pháp.

Mặc dù các vấn đề liên quan đến quyền của người LGBT không quá nhạy cảm về chính trị và cũng không tác động đến sự “sống còn” hay tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam, những nhà hoạt động về quyền LGBT cần có những chiến lược vận động khéo léo để không vấp phải những phản ứng trái chiều từ giới lãnh đạo và xã hội. Điều này đòi hỏi những người ủng hộ quyền LGBT phải tham gia tích cực vào quá trình vận động hàng lang từ các cấp địa phương cho đến trung ương, thúc đẩy đối thoại chính sách với các cơ quan nhà nước và các nhà lập pháp để tiếng nói của người LGBT được lắng nghe. Cuộc vận động đòi quyền kết hôn đồng giới vào giai đoạn 2013-2014 để lại những bài học về cách thức tuyên truyền và lan toả phương châm hoạt động mà cộng đồng LGBT cần lưu ý cho các cuộc vận động sau này. Đơn cử là xây dựng các mối liên hệ vững chắc và liên tục với các quan chức liên quan (đặc biệt là những nhà lập pháp trong Quốc hội, vốn đóng vai trò quan trọng để luật hôn nhân đồng giới được thông qua).

Từ khoá: hôn nhân đồng giới hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới LGBT LGBT Việt Nam hôn nhân đồng giới Việt Nam nhân quyền quyền LGBT

BÀI LIÊN QUAN