Chính trị - Ngoại giao   06/12/2023

Liệu Trung Quốc còn tin cậy Việt Nam?

Dù liên tiếp nâng tầm quan hệ lên “đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ và Nhật Bản – hai quốc gia có quan hệ không mấy tốt đẹp với Trung Quốc, Hà Nội vẫn duy trì được lòng tin trong quan hệ với Bắc Kinh. Đâu là lý do cho việc này?

Đào Gia Chi

06/12/2023
Image
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam năm 2015 - (C): Tân hoa xã (Xinhuanet)

Chỉ trong vòng hai tháng, Việt Nam đã thiết lập khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện với cả Mỹ (11/9) và Nhật Bản (27/11) - hai quốc gia có thể chế chính trị khác biệt với Hà Nội và có quan hệ khá căng thẳng với Bắc Kinh. Dẫu vậy, tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc đều đăng tin khẳng định rằng “Trung Quốc tin tưởng vào quan hệ với Việt Nam” dù Hà Nội đã nâng cấp quan hệ với Washington, và việc thiết lập quan hệ đối tác mới với Nhật Bản “không có nghĩa là Việt Nam đối đầu với Trung Quốc”. Hiện vẫn chưa có bình luận nào từ các quan chức Trung Quốc chỉ trích Việt Nam liên quan đến hai sự kiện này.

Vì sao Trung Quốc phải nhiều lần tái khẳng định thông điệp “tin tưởng” vào Việt Nam?

Xâu chuỗi những tương tác của Việt Nam xung quanh hai sự kiện nâng cấp quan hệ với Mỹ và Nhật Bản, ta có thể phần nào trả lời được câu hỏi này.

Việt Nam vốn dĩ thường dành cho người láng giềng phương Bắc phương châm “16 chữ vàng, 4 tốt” (“Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt”) – khẳng định tính chất gắn kết và tầm quan trọng đặc biệt của quan hệ Việt - Trung. Biểu hiện gần đây nhất là vào tháng 10/2022, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên hội kiến Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, sau khi ông Tập đắc cử vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp. Không dừng lại ở đó, kể cả khi quyết định nâng cấp quan hệ với những quốc gia có quan hệ không tốt với Trung Quốc là MỹNhật Bản, thì Hà Nội vẫn triển khai những bước đi ngoại giao khéo léo để tránh kích động mối hiềm khích với Bắc Kinh.

Vào tháng 9, chỉ 5 ngày sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã sang thăm Trung Quốc (từ ngày 16 - 17/9) và nhấn mạnh Việt Nam “coi trọng” quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Một tháng sau đó, vào hôm 20/10, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp tục có cuộc gặp trực tiếp với người đồng cấp Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, nhân dịp tham dự Diễn đàn Hợp tác Quốc tế Vành đai - Con đường (Belt and Road Forum for International Cooperation - BRF) lần thứ ba (18/10).

Bước đi tương tự tiếp tục được Việt Nam thực hiện trong sự kiện nâng cấp quan hệ với Nhật Bản gần đây. Chỉ 4 ngày sau khi nâng cấp quan hệ với Nhật Bản (27/11), Việt Nam đã tiếp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sang thăm theo lời mời của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang. Bên cạnh đó, còn có thông tin chưa chính thức cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ sang thăm Việt Nam vào giữa tháng 12 năm nay. Qua đó, có thể thấy, cho dù đã nâng cấp quan hệ với Mỹ và Nhật Bản, Việt Nam đều chú ý kết hợp các cuộc tiếp xúc cấp cao với Trung Quốc trong cùng thời điểm để tạo dựng thế cân bằng ngoại giao, nhằm tránh làm “mếch lòng” cường quốc này.

Đáng chú ý, việc nhấn mạnh lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là bán dẫn - ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, làm trụ cột trong khuôn khổ hợp tác mới với MỹNhật Bản, cũng là chiến thuật khéo léo của Hà Nội, cho thấy quốc gia này đang muốn làm mờ đi các khía cạnh hợp tác an ninh nhạy cảm và có xu hướng kiềm chế Bắc Kinh trong các tương tác với Washington và Tokyo. Thật vậy, các hoạt động hợp tác quốc phòng với hai đối tác chiến lược toàn diện mới ít được Việt Nam công khai hay đề cập trong các bản tin riêng, đặc biệt là cuộc đàm phán về việc mua tiêm kích F-16 từ Mỹ mà Bắc Kinh cho là “để phá hoại hòa bình, ổn định”, và việc Việt Nam nhất trí trao đổi để tham gia chương trình “Viện trợ an ninh chính thức” (OSA), vốn là một phần trong “Chiến lược an ninh quốc gia của Nhật Bản” (National Security Strategy of Japan), trong đó xác định Trung Quốc là “thách thức chiến lược chưa từng có và lớn nhất”.

Một biểu hiện khác trong chính sách đối ngoại cân bằng của Hà Nội là, quan hệ hợp tác Việt - Trung trên các lĩnh vực không có sự suy giảm và vẫn được duy trì khá ổn định sau khi quan hệ Việt - Mỹ và Việt - Nhật được nâng cấp. Năm 2023 đánh dấu 15 năm xác lập khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc (2008 - 2023). Đến nay, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất và nhà đầu tư lớn thứ hai (sau Singapore) của Việt Nam. Trong 10 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc là thị trường duy nhất mà Việt Nam đạt được tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu.

Những tính toán chiến lược của Việt Nam nhằm “xoa dịu” phản ứng của Bắc Kinh sau quyết định nâng tầm quan hệ với Mỹ và Nhật Bản là có hiệu quả. Tuy nhiên, không dễ để một “cường quốc xét lại thực dụng” (pragmatic, revisionist power) như Trung Quốc đặt niềm tin tuyệt đối vào bất kỳ đối tác nào, dù cho quốc gia đó có chia sẻ cùng ý thức hệ chính trị. Sau khi nâng cấp quan hệ với Nhật Bản, Hà Nội giờ đây đã chính thức trở thành đối tác chiến lược toàn diện của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc - tam giác đồng minh đang có xu hướng thắt chặt liên kết để kiềm chế Bắc Kinh, qua các thoả thuận quân sự phát triển từ tuyên bố chung giữa ba nước tại Trại David vào tháng 8 năm nay.

Tuy vậy, việc Trung Quốc khẳng định mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, hơn hết, có thể còn là một lời “nhắc khéo” đến giới lãnh đạo Việt Nam rằng cường quốc này vẫn đang đặt những tương tác ngoại giao mới của Hà Nội trong tầm quan sát. Do đó, các nhà lãnh đạo ở Hà Nội nên “lạc quan thận trọng” khi ứng xử với Trung Quốc.

Năm 2023 sắp khép lại, tuy còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng về mặt ngoại giao, Việt Nam đã trải qua một năm thực sự sống động trong việc phát triển các mối quan hệ song phương. Bức tranh sống động đó không chỉ được tạo nên từ sự kiện Việt Nam đưa quan hệ song phương với Mỹ và Nhật Bản lên cấp cao nhất, mà có sự đóng góp của những tương tác ngoại giao cấp cao dày đặc với Trung Quốc. Đến nay, Việt Nam đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện của 6 quốc gia, gồm Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ và Nhật Bản (2023) – với đầy đủ các đại diện cho của thế giới phương Đông, thế giới phương Tây, và phong trào “không liên kết”.

Ta hãy cùng chờ xem Việt Nam sẽ có những bước đi mới nào trong năm 2024 để tiếp tục phát huy chính sách đối ngoại “độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa” trong khi vẫn có thể cân bằng trong quan hệ với các cường quốc.

Chỉ trong vòng hai tháng, Việt Nam đã thiết lập khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện với cả Mỹ (11/9) và Nhật Bản (27/11) - hai quốc gia có thể chế chính trị khác biệt với Hà Nội và có quan hệ khá căng thẳng với Bắc Kinh. Dẫu vậy, tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc đều đăng tin khẳng định rằng “Trung Quốc tin tưởng vào quan hệ với Việt Nam” dù Hà Nội đã nâng cấp quan hệ với Washington, và việc thiết lập quan hệ đối tác mới với Nhật Bản “không có nghĩa là Việt Nam đối đầu với Trung Quốc”. Hiện vẫn chưa có bình luận nào từ các quan chức Trung Quốc chỉ trích Việt Nam liên quan đến hai sự kiện này.

Vì sao Trung Quốc phải nhiều lần tái khẳng định thông điệp “tin tưởng” vào Việt Nam?

Xâu chuỗi những tương tác của Việt Nam xung quanh hai sự kiện nâng cấp quan hệ với Mỹ và Nhật Bản, ta có thể phần nào trả lời được câu hỏi này.

Việt Nam vốn dĩ thường dành cho người láng giềng phương Bắc phương châm “16 chữ vàng, 4 tốt” (“Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt”) – khẳng định tính chất gắn kết và tầm quan trọng đặc biệt của quan hệ Việt - Trung. Biểu hiện gần đây nhất là vào tháng 10/2022, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên hội kiến Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, sau khi ông Tập đắc cử vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp. Không dừng lại ở đó, kể cả khi quyết định nâng cấp quan hệ với những quốc gia có quan hệ không tốt với Trung Quốc là MỹNhật Bản, thì Hà Nội vẫn triển khai những bước đi ngoại giao khéo léo để tránh kích động mối hiềm khích với Bắc Kinh.

Vào tháng 9, chỉ 5 ngày sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã sang thăm Trung Quốc (từ ngày 16 - 17/9) và nhấn mạnh Việt Nam “coi trọng” quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Một tháng sau đó, vào hôm 20/10, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp tục có cuộc gặp trực tiếp với người đồng cấp Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, nhân dịp tham dự Diễn đàn Hợp tác Quốc tế Vành đai - Con đường (Belt and Road Forum for International Cooperation - BRF) lần thứ ba (18/10).

Bước đi tương tự tiếp tục được Việt Nam thực hiện trong sự kiện nâng cấp quan hệ với Nhật Bản gần đây. Chỉ 4 ngày sau khi nâng cấp quan hệ với Nhật Bản (27/11), Việt Nam đã tiếp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sang thăm theo lời mời của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang. Bên cạnh đó, còn có thông tin chưa chính thức cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ sang thăm Việt Nam vào giữa tháng 12 năm nay. Qua đó, có thể thấy, cho dù đã nâng cấp quan hệ với Mỹ và Nhật Bản, Việt Nam đều chú ý kết hợp các cuộc tiếp xúc cấp cao với Trung Quốc trong cùng thời điểm để tạo dựng thế cân bằng ngoại giao, nhằm tránh làm “mếch lòng” cường quốc này.

Đáng chú ý, việc nhấn mạnh lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là bán dẫn - ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, làm trụ cột trong khuôn khổ hợp tác mới với MỹNhật Bản, cũng là chiến thuật khéo léo của Hà Nội, cho thấy quốc gia này đang muốn làm mờ đi các khía cạnh hợp tác an ninh nhạy cảm và có xu hướng kiềm chế Bắc Kinh trong các tương tác với Washington và Tokyo. Thật vậy, các hoạt động hợp tác quốc phòng với hai đối tác chiến lược toàn diện mới ít được Việt Nam công khai hay đề cập trong các bản tin riêng, đặc biệt là cuộc đàm phán về việc mua tiêm kích F-16 từ Mỹ mà Bắc Kinh cho là “để phá hoại hòa bình, ổn định”, và việc Việt Nam nhất trí trao đổi để tham gia chương trình “Viện trợ an ninh chính thức” (OSA), vốn là một phần trong “Chiến lược an ninh quốc gia của Nhật Bản” (National Security Strategy of Japan), trong đó xác định Trung Quốc là “thách thức chiến lược chưa từng có và lớn nhất”.

Một biểu hiện khác trong chính sách đối ngoại cân bằng của Hà Nội là, quan hệ hợp tác Việt - Trung trên các lĩnh vực không có sự suy giảm và vẫn được duy trì khá ổn định sau khi quan hệ Việt - Mỹ và Việt - Nhật được nâng cấp. Năm 2023 đánh dấu 15 năm xác lập khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc (2008 - 2023). Đến nay, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất và nhà đầu tư lớn thứ hai (sau Singapore) của Việt Nam. Trong 10 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc là thị trường duy nhất mà Việt Nam đạt được tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu.

Những tính toán chiến lược của Việt Nam nhằm “xoa dịu” phản ứng của Bắc Kinh sau quyết định nâng tầm quan hệ với Mỹ và Nhật Bản là có hiệu quả. Tuy nhiên, không dễ để một “cường quốc xét lại thực dụng” (pragmatic, revisionist power) như Trung Quốc đặt niềm tin tuyệt đối vào bất kỳ đối tác nào, dù cho quốc gia đó có chia sẻ cùng ý thức hệ chính trị. Sau khi nâng cấp quan hệ với Nhật Bản, Hà Nội giờ đây đã chính thức trở thành đối tác chiến lược toàn diện của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc - tam giác đồng minh đang có xu hướng thắt chặt liên kết để kiềm chế Bắc Kinh, qua các thoả thuận quân sự phát triển từ tuyên bố chung giữa ba nước tại Trại David vào tháng 8 năm nay.

Tuy vậy, việc Trung Quốc khẳng định mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, hơn hết, có thể còn là một lời “nhắc khéo” đến giới lãnh đạo Việt Nam rằng cường quốc này vẫn đang đặt những tương tác ngoại giao mới của Hà Nội trong tầm quan sát. Do đó, các nhà lãnh đạo ở Hà Nội nên “lạc quan thận trọng” khi ứng xử với Trung Quốc.

Năm 2023 sắp khép lại, tuy còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng về mặt ngoại giao, Việt Nam đã trải qua một năm thực sự sống động trong việc phát triển các mối quan hệ song phương. Bức tranh sống động đó không chỉ được tạo nên từ sự kiện Việt Nam đưa quan hệ song phương với Mỹ và Nhật Bản lên cấp cao nhất, mà có sự đóng góp của những tương tác ngoại giao cấp cao dày đặc với Trung Quốc. Đến nay, Việt Nam đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện của 6 quốc gia, gồm Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ và Nhật Bản (2023) – với đầy đủ các đại diện cho của thế giới phương Đông, thế giới phương Tây, và phong trào “không liên kết”.

Ta hãy cùng chờ xem Việt Nam sẽ có những bước đi mới nào trong năm 2024 để tiếp tục phát huy chính sách đối ngoại “độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa” trong khi vẫn có thể cân bằng trong quan hệ với các cường quốc.

Từ khoá: ngoại giao cây tre chính sách đối ngoại Việt Nam quan hệ Việt - Trung quan hệ Việt - Mỹ quan hệ Việt - Nhật

BÀI LIÊN QUAN