Tận dụng Hội nghị G7 2023, Nhật Bản thúc đẩy Chiến lược An ninh Quốc gia

Tăng cường tính gắn kết của G7 và thắt chặt quan hệ giữa Nhật Bản với các nền kinh tế lớn giúp Tokyo từng bước giảm phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc và nguồn cung năng lượng từ Nga.

Phan Nhật Bình 25/05/2023
Image
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đến thành phố Hiroshima để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7, ngày 18/5/2023 - (C): Androniki Christodoulou/Reuters

Từ ngày 19 đến ngày 21/5, Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G7) đã diễn ra tại thành phố Hiroshima dưới sự chủ trì của Nhật Bản. Qua 3 ngày hội nghị với 9 phiên thảo luận, các nhà lãnh đạo G7 đã thảo luận nhiều vấn đề, trải dài từ cuộc chiến Ukraine, thế giới phi hạt nhân, trật tự quốc tế tự do và dựa trên luật lệ, an ninh kinh tế, chuỗi cung ứng, cho đến các thách thức toàn cầu khác như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, y tế, chuyển đổi số…

Là quốc gia “chủ nhà”, Nhật Bản đảm nhiệm vai trò tổ chức và chủ trì chương trình thảo luận tại Hội nghị năm nay. Mặc dù các nội dung thảo luận đều xoay quanh các thách thức an ninh hàng đầu của thế giới, 9 phiên thảo luận của Hội nghị G7 chứa đựng dụng ý của Tokyo nhằm hỗ trợ cho quá trình triển khai Chiến lược An ninh Quốc gia.

Được công bố vào tháng 12 năm ngoái, Chiến lược An ninh Quốc gia của Nhật Bản nhấn mạnh ba quốc gia láng giềng, gồm Trung Quốc, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Nga, lần lượt là ba mối đe dọa an ninh hàng đầu của nước này. Trong đó, Trung Quốc là “thách thức chiến lược chưa từng có và lớn nhất trong việc đảm bảo hòa bình và an ninh của Nhật Bản”, Triều Tiên là “mối đe dọa nghiêm trọng và sắp xảy ra”, và Nga là “mối quan tâm an ninh mạnh mẽ”. Các phiên thảo luận của Hội nghị Thượng đỉnh G7 cũng liên quan đến các nỗ lực kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc, Triều Tiên, và Nga.

Trọng tâm Hội nghị: “một thế giới không có vũ khí hạt nhân”

Lựa chọn thành phố Hiroshima - một trong hai thành phố bị Mỹ ném bom nguyên tử vào năm 1945 làm địa điểm tổ chức, Nhật Bản muốn thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc lên án các “hành động gây hấn quân sự”, “mối đe dọa về vũ khí hạt nhân”, cũng như “nỗ lực lật đổ trật tự quốc tế có ý nghĩa lịch sử”.

Một ngày trước thềm Hội nghị, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tuyên bố tại Hiroshima rằng ông sẽ tích cực thúc đẩy chủ đề thảo luận về một thế giới phi hạt nhân, khẳng định cam kết “đối với hòa bình ở Hiroshima”, và hy vọng hội nghị năm nay sẽ được “khắc sâu vào lịch sử”. Vào ngày cuối cùng của Hội nghị, thông điệp hướng đến “một thế giới không có vũ khí hạt nhân” một lần nữa được Thủ tướng Kishida nêu bật trong phiên thảo luận thứ 9 - “Hướng tới một Thế giới Hòa bình, Ổn định và Thịnh vượng” (Toward a Peaceful, Stable and Prosperous World).

Tồn tại bên cạnh ba quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đang theo đuổi chính sách đối ngoại mang tính gây hấn, Nhật Bản luôn trong tâm thế quan ngại về tính dễ tổn thương của quốc gia này trước mối đe dọa hạt nhân từ các nước láng giềng. Trong Chiến lược An ninh Quốc gia, Chính quyền Kishida nhấn mạnh: “Nhìn xung quanh khu vực láng giềng, môi trường an ninh của Nhật Bản vẫn khắc nghiệt và phức tạp hơn bao giờ hết kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc”. Trên thực tế, trong vòng một năm trở lại đây, mối đe dọa hạt nhân từ Nga, Trung Quốc và Triều Tiên càng trở nên rõ rệt.

Sau một năm sa lầy tại chiến trường Ukraine, tháng 2 năm nay, Nga tiếp tục khiến thế giới hoang mang khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố đình chỉ tham gia vào Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) - hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng giữa Nga và Mỹ, như một lời cảnh báo về khả năng sử dụng loại vũ khí này tại Ukraine trong trường hợp Mỹ và phương Tây “đi quá giới hạn”. Trung Quốc, tuy được đánh giá là có mức độ sở hữu vũ khí hạt nhân ở “mức báo động thấp”, cũng nâng cấp kho vũ khí từ con số 410 đầu đạn hạt nhân hiện tại lên mức dự kiến là 1000 vào cuối thập kỷ này, và tiếp tục tăng lên 1500 vào năm 2035. Cùng với đó, quan hệ Nga - Trung ngày thêm gắn kết càng khiến Nhật Bản quan ngại. Cuối cùng, Bình Nhưỡng không đứng ngoài cuộc chạy đua phát triển vũ khí huỷ diệt hàng loạt khi trong năm 2022, nước này có số lần phóng tên lửa kỷ lục (hơn 70 lần).

Qua chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh G7, Nhật Bản còn có dụng ý khác, đó là thúc đẩy tinh thần đoàn kết với các thành viên G7 nhằm giảm dần phụ thuộc trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc và nguồn cung năng lượng từ Nga. Bởi lẽ, tuy Nhật Bản xác định Bắc Kinh và Moscow là hai trong ba mối đe dọa an ninh hàng đầu nhưng lợi ích chiến lược của Tokyo vẫn đang gắn chặt với hai cường quốc láng giềng.

Giảm phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế

Không chỉ là láng giềng, Trung Quốc còn là đối tác thương mại hàng đầu và là thị trường tiêu thụ mà một nền kinh tế dựa trên xuất khẩu như Nhật Bản phụ thuộc phần lớn. Một khi xác định Bắc Kinh là mối đe dọa an ninh, chính quyền Kishida sẽ phải điều chỉnh chính sách nhằm phòng ngừa rủi ro với Trung Quốc, đặc biệt là nỗ lực giảm thiểu phụ thuộc vào nền kinh tế của cường quốc này.

Trong bối cảnh nhu cầu của thị trường Trung Quốc giảm sút trong vòng 2 năm qua, Nhật Bản đã chú trọng đa dạng hoá thị trường xuất khẩu sang Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Đầu năm nay, Nhật Bản lần đầu tiên phối hợp với Mỹ và Hà Lan áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu vật liệu sản xuất chất bán dẫn sang Trung Quốc.

Tiếp nối những nỗ lực gần đây của Tokyo, trong phiên thảo luận thứ 5 của Hội nghị, các nhà lãnh đạo G7 đã xác định “an ninh kinh tế là thách thức chiến lược”, đồng thời nhấn mạnh sẽ phối hợp ứng phó với các “chính sách kinh tế phi thị trường” và mang tính “cưỡng chế” - vốn là những cụm từ nhằm vào chính sách kinh tế của Trung Quốc trong thời gian qua.

Theo phát biểu của Thủ tướng Kishida, năm 2023 là năm đầu tiên mà chủ đề an ninh kinh tế được đưa vào chương trình thảo luận của G7, vào thời điểm các thách thức an ninh kinh tế ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Như vậy, đương kim Chủ tịch G7 rất chú ý đến việc kiềm chế trật tự kinh tế phi tự do của Trung Quốc và tích cực thúc đẩy thảo luận về nội dung này trong Hội nghị.

Giảm phụ thuộc Nga về năng lượng

Từ khi chiến tranh Ukraine nổ ra (tháng 2/2022), mặc dù tích cực hưởng ứng các lệnh trừng phạt lên Moscow của Mỹ và phương Tây, Nhật Bản đã tránh mở rộng phạm vi trừng phạt sang lĩnh vực năng lượng. Tokyo cho biết vẫn tiếp tục giữ cổ phần trong các dự án dầu khí Sakhalin 1 và Sakhalin 2 của Nga để duy trì ổn định nguồn cung dầu và khí đốt. Vào năm 2014, Nhật Bản cũng có thái độ thận trọng với quyết định trừng phạt Nga sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea. Lúc bấy giờ, tuy có ban hành các biện pháp trừng phạt, chính quyền của cố Thủ tướng Abe Shinzo hầu như chỉ giới hạn phạm vi trừng phạt ở các mục tiêu mang tính biểu tượng và vẫn duy trì cánh cửa ngoại giao với Nga, nhằm hạn chế sự tác động lên nguồn cung năng lượng từ Nga vào Nhật Bản.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế và chi phí nhiên liệu trong nước tăng vọt, Thủ tướng Kishida đã có kế hoạch khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân ở Nhật Bản vào tháng 7 năm ngoái và xem năng lượng hạt nhân như một trong những giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng cho nước này. Tuy nhiên, đến nay, các kế hoạch vẫn chưa được triển khai do lo ngại của Tokyo về làn sóng phản đối năng lượng hạt nhân trong dân chúng kể từ sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vào năm 2011.

Nhật Bản không đơn độc trên hành trình tìm kiếm an ninh năng lượng, bởi mục tiêu này cũng được chia sẻ bởi Anh và ba quốc gia EU trong G7 là Pháp, Đức, và Italia, đồng thời nhận được sự quan tâm của MỹCanada. Do vậy, đoàn kết với G7 là một trong những biện pháp mà chính quyền Kishida ưu tiên nhằm đa dạng hoá nguồn cung và tiến đến giảm dần sự phụ thuộc năng lượng vào Nga.

Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo G7 có đoạn: “Cần đẩy nhanh giai đoạn thoát khỏi sự phụ thuộc của chúng ta vào năng lượng của Nga, bao gồm thúc đẩy tiết kiệm năng lượng và giảm nhu cầu khí đốt theo cách phù hợp với Thỏa thuận Paris, và giải quyết tác động toàn cầu từ cuộc chiến của Nga đối với nguồn cung năng lượng”, đồng thời “tăng cường quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch”. Các mục tiêu khí hậu và năng lượng sạch cũng được dành riêng không gian thảo luận trong phiên họp thứ 7 của Hội nghị.

Thông thường, không dễ dàng để các mục tiêu an ninh được triển khai nhanh chóng và hiệu quả thông qua cơ chế hợp tác đa phương, nhất là với một cơ chế đa phương được xây dựng trên nền tảng kinh tế như G7. Vì vậy, việc “mượn” G7 làm diễn đàn để thúc đẩy Chiến lược An ninh Quốc gia của Tokyo, mặc dù được thực hiện một cách khéo léo và tích cực với nhiều tham vọng, sẽ cần được quan sát thêm trong thời gian tới.

Từ ngày 19 đến ngày 21/5, Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G7) đã diễn ra tại thành phố Hiroshima dưới sự chủ trì của Nhật Bản. Qua 3 ngày hội nghị với 9 phiên thảo luận, các nhà lãnh đạo G7 đã thảo luận nhiều vấn đề, trải dài từ cuộc chiến Ukraine, thế giới phi hạt nhân, trật tự quốc tế tự do và dựa trên luật lệ, an ninh kinh tế, chuỗi cung ứng, cho đến các thách thức toàn cầu khác như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, y tế, chuyển đổi số…

Là quốc gia “chủ nhà”, Nhật Bản đảm nhiệm vai trò tổ chức và chủ trì chương trình thảo luận tại Hội nghị năm nay. Mặc dù các nội dung thảo luận đều xoay quanh các thách thức an ninh hàng đầu của thế giới, 9 phiên thảo luận của Hội nghị G7 chứa đựng dụng ý của Tokyo nhằm hỗ trợ cho quá trình triển khai Chiến lược An ninh Quốc gia.

Được công bố vào tháng 12 năm ngoái, Chiến lược An ninh Quốc gia của Nhật Bản nhấn mạnh ba quốc gia láng giềng, gồm Trung Quốc, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Nga, lần lượt là ba mối đe dọa an ninh hàng đầu của nước này. Trong đó, Trung Quốc là “thách thức chiến lược chưa từng có và lớn nhất trong việc đảm bảo hòa bình và an ninh của Nhật Bản”, Triều Tiên là “mối đe dọa nghiêm trọng và sắp xảy ra”, và Nga là “mối quan tâm an ninh mạnh mẽ”. Các phiên thảo luận của Hội nghị Thượng đỉnh G7 cũng liên quan đến các nỗ lực kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc, Triều Tiên, và Nga.

Trọng tâm Hội nghị: “một thế giới không có vũ khí hạt nhân”

Lựa chọn thành phố Hiroshima - một trong hai thành phố bị Mỹ ném bom nguyên tử vào năm 1945 làm địa điểm tổ chức, Nhật Bản muốn thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc lên án các “hành động gây hấn quân sự”, “mối đe dọa về vũ khí hạt nhân”, cũng như “nỗ lực lật đổ trật tự quốc tế có ý nghĩa lịch sử”.

Một ngày trước thềm Hội nghị, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tuyên bố tại Hiroshima rằng ông sẽ tích cực thúc đẩy chủ đề thảo luận về một thế giới phi hạt nhân, khẳng định cam kết “đối với hòa bình ở Hiroshima”, và hy vọng hội nghị năm nay sẽ được “khắc sâu vào lịch sử”. Vào ngày cuối cùng của Hội nghị, thông điệp hướng đến “một thế giới không có vũ khí hạt nhân” một lần nữa được Thủ tướng Kishida nêu bật trong phiên thảo luận thứ 9 - “Hướng tới một Thế giới Hòa bình, Ổn định và Thịnh vượng” (Toward a Peaceful, Stable and Prosperous World).

Tồn tại bên cạnh ba quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đang theo đuổi chính sách đối ngoại mang tính gây hấn, Nhật Bản luôn trong tâm thế quan ngại về tính dễ tổn thương của quốc gia này trước mối đe dọa hạt nhân từ các nước láng giềng. Trong Chiến lược An ninh Quốc gia, Chính quyền Kishida nhấn mạnh: “Nhìn xung quanh khu vực láng giềng, môi trường an ninh của Nhật Bản vẫn khắc nghiệt và phức tạp hơn bao giờ hết kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc”. Trên thực tế, trong vòng một năm trở lại đây, mối đe dọa hạt nhân từ Nga, Trung Quốc và Triều Tiên càng trở nên rõ rệt.

Sau một năm sa lầy tại chiến trường Ukraine, tháng 2 năm nay, Nga tiếp tục khiến thế giới hoang mang khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố đình chỉ tham gia vào Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) - hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng giữa Nga và Mỹ, như một lời cảnh báo về khả năng sử dụng loại vũ khí này tại Ukraine trong trường hợp Mỹ và phương Tây “đi quá giới hạn”. Trung Quốc, tuy được đánh giá là có mức độ sở hữu vũ khí hạt nhân ở “mức báo động thấp”, cũng nâng cấp kho vũ khí từ con số 410 đầu đạn hạt nhân hiện tại lên mức dự kiến là 1000 vào cuối thập kỷ này, và tiếp tục tăng lên 1500 vào năm 2035. Cùng với đó, quan hệ Nga - Trung ngày thêm gắn kết càng khiến Nhật Bản quan ngại. Cuối cùng, Bình Nhưỡng không đứng ngoài cuộc chạy đua phát triển vũ khí huỷ diệt hàng loạt khi trong năm 2022, nước này có số lần phóng tên lửa kỷ lục (hơn 70 lần).

Qua chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh G7, Nhật Bản còn có dụng ý khác, đó là thúc đẩy tinh thần đoàn kết với các thành viên G7 nhằm giảm dần phụ thuộc trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc và nguồn cung năng lượng từ Nga. Bởi lẽ, tuy Nhật Bản xác định Bắc Kinh và Moscow là hai trong ba mối đe dọa an ninh hàng đầu nhưng lợi ích chiến lược của Tokyo vẫn đang gắn chặt với hai cường quốc láng giềng.

Giảm phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế

Không chỉ là láng giềng, Trung Quốc còn là đối tác thương mại hàng đầu và là thị trường tiêu thụ mà một nền kinh tế dựa trên xuất khẩu như Nhật Bản phụ thuộc phần lớn. Một khi xác định Bắc Kinh là mối đe dọa an ninh, chính quyền Kishida sẽ phải điều chỉnh chính sách nhằm phòng ngừa rủi ro với Trung Quốc, đặc biệt là nỗ lực giảm thiểu phụ thuộc vào nền kinh tế của cường quốc này.

Trong bối cảnh nhu cầu của thị trường Trung Quốc giảm sút trong vòng 2 năm qua, Nhật Bản đã chú trọng đa dạng hoá thị trường xuất khẩu sang Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Đầu năm nay, Nhật Bản lần đầu tiên phối hợp với Mỹ và Hà Lan áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu vật liệu sản xuất chất bán dẫn sang Trung Quốc.

Tiếp nối những nỗ lực gần đây của Tokyo, trong phiên thảo luận thứ 5 của Hội nghị, các nhà lãnh đạo G7 đã xác định “an ninh kinh tế là thách thức chiến lược”, đồng thời nhấn mạnh sẽ phối hợp ứng phó với các “chính sách kinh tế phi thị trường” và mang tính “cưỡng chế” - vốn là những cụm từ nhằm vào chính sách kinh tế của Trung Quốc trong thời gian qua.

Theo phát biểu của Thủ tướng Kishida, năm 2023 là năm đầu tiên mà chủ đề an ninh kinh tế được đưa vào chương trình thảo luận của G7, vào thời điểm các thách thức an ninh kinh tế ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Như vậy, đương kim Chủ tịch G7 rất chú ý đến việc kiềm chế trật tự kinh tế phi tự do của Trung Quốc và tích cực thúc đẩy thảo luận về nội dung này trong Hội nghị.

Giảm phụ thuộc Nga về năng lượng

Từ khi chiến tranh Ukraine nổ ra (tháng 2/2022), mặc dù tích cực hưởng ứng các lệnh trừng phạt lên Moscow của Mỹ và phương Tây, Nhật Bản đã tránh mở rộng phạm vi trừng phạt sang lĩnh vực năng lượng. Tokyo cho biết vẫn tiếp tục giữ cổ phần trong các dự án dầu khí Sakhalin 1 và Sakhalin 2 của Nga để duy trì ổn định nguồn cung dầu và khí đốt. Vào năm 2014, Nhật Bản cũng có thái độ thận trọng với quyết định trừng phạt Nga sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea. Lúc bấy giờ, tuy có ban hành các biện pháp trừng phạt, chính quyền của cố Thủ tướng Abe Shinzo hầu như chỉ giới hạn phạm vi trừng phạt ở các mục tiêu mang tính biểu tượng và vẫn duy trì cánh cửa ngoại giao với Nga, nhằm hạn chế sự tác động lên nguồn cung năng lượng từ Nga vào Nhật Bản.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế và chi phí nhiên liệu trong nước tăng vọt, Thủ tướng Kishida đã có kế hoạch khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân ở Nhật Bản vào tháng 7 năm ngoái và xem năng lượng hạt nhân như một trong những giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng cho nước này. Tuy nhiên, đến nay, các kế hoạch vẫn chưa được triển khai do lo ngại của Tokyo về làn sóng phản đối năng lượng hạt nhân trong dân chúng kể từ sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vào năm 2011.

Nhật Bản không đơn độc trên hành trình tìm kiếm an ninh năng lượng, bởi mục tiêu này cũng được chia sẻ bởi Anh và ba quốc gia EU trong G7 là Pháp, Đức, và Italia, đồng thời nhận được sự quan tâm của MỹCanada. Do vậy, đoàn kết với G7 là một trong những biện pháp mà chính quyền Kishida ưu tiên nhằm đa dạng hoá nguồn cung và tiến đến giảm dần sự phụ thuộc năng lượng vào Nga.

Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo G7 có đoạn: “Cần đẩy nhanh giai đoạn thoát khỏi sự phụ thuộc của chúng ta vào năng lượng của Nga, bao gồm thúc đẩy tiết kiệm năng lượng và giảm nhu cầu khí đốt theo cách phù hợp với Thỏa thuận Paris, và giải quyết tác động toàn cầu từ cuộc chiến của Nga đối với nguồn cung năng lượng”, đồng thời “tăng cường quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch”. Các mục tiêu khí hậu và năng lượng sạch cũng được dành riêng không gian thảo luận trong phiên họp thứ 7 của Hội nghị.

Thông thường, không dễ dàng để các mục tiêu an ninh được triển khai nhanh chóng và hiệu quả thông qua cơ chế hợp tác đa phương, nhất là với một cơ chế đa phương được xây dựng trên nền tảng kinh tế như G7. Vì vậy, việc “mượn” G7 làm diễn đàn để thúc đẩy Chiến lược An ninh Quốc gia của Tokyo, mặc dù được thực hiện một cách khéo léo và tích cực với nhiều tham vọng, sẽ cần được quan sát thêm trong thời gian tới.

Từ khoá: Hội nghị thượng đỉnh G7 Nhật Bản Chủ tịch G7 Chiến lược An ninh Quốc gia

BÀI LIÊN QUAN