Quan hệ Nhật - Đài sẽ ra sao dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba?

Chiến thắng của ông Shigeru Ishiba trong cuộc bầu cử lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LDP) đặt câu hỏi về chính sách đối ngoại của Nhật Bản, đặc biệt là đối với Đài Loan.

Huỳnh Tâm Sáng - Trương Tuấn Kiệt 02/10/2024
Image
Tân Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba tổ chức họp báo sau cuộc bầu cử lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) tại Tokyo (Nhật Bản) ngày 27/9. - (C): Kim Kyung-Hoon/Reuters

Vào ngày 27/9, ông Shigeru Ishiba, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đã được bầu làm chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (Liberal Democratic Party - LDP) – cũng là đảng cầm quyền. Theo đó ông Ishiba cũng chính là tân Thủ tướng của Nhật Bản.

Tân Thủ tướng Nhật Bản không phải là gương mặt xa lạ với Đài Loan, vì ông đã từng thăm vùng lãnh thổ này nhiều lần và có ấn tượng tốt về nơi đây. Sự nổi tiếng của ông trong giới nghị sĩ Đài Loan thuộc Đảng Dân Tiến (Democratic Progressive Party - DPP), Quốc dân đảng (Kuomintang) và Đảng Nhân dân Đài Loan (Taiwan People's Party - TPP) đã tăng lên nhờ nhiều cuộc gặp gỡ với các nhân vật nổi tiếng trong chính giới Đài Bắc. Đặc biệt, DPP và LDP đã có mối quan hệ chặt chẽ và duy trì tình hữu nghị thân thiết từ lâu.

Hồi tháng 8/2020, ông Ishiba đã khen ngợi thành công của Đài Loan trong việc kiềm chế đại dịch COVID-19 và đề xuất rằng các nước khác nên học hỏi kinh nghiệm của vùng lãnh thổ này. Ông cũng ủng hộ việc thành lập một cơ quan quản lý thảm họa ở Đài Loan, nơi thường xuyên xảy ra động đất và bị tàn phá bởi những trận bão lớn.

Sau đó, vào tháng 7/2022, ông Ishiba đã gặp Tổng thống Đài Loan khi đó là Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), và kêu gọi tăng cường đối thoại chính sách để củng cố quan hệ an ninh song phương. Đáng chú ý, ông tuyên bố rằng sự ổn định của khu vực chỉ có thể được bảo vệ bằng cách đưa ra các biện pháp cụ thể để đối phó lại với các cường quốc có hành vi cưỡng ép.

Trên cơ sở đó, có thể dự đoán rằng quan hệ ngoại giao giữa Đài Loan và Nhật Bản sẽ trở nên gần gũi hơn trong nhiệm kỳ của ông Ishiba. Đồng thời, tân Thủ tướng được kỳ vọng sẽ ủng hộ các biện pháp thiết thực để tăng cường quan hệ với Đài Loan, đặc biệt là liên quan đến các vấn đề an ninh phi truyền thống. Khả năng này là khá cao, bởi ông Ishiba đã từng đưa ra đề xuất hỗ trợ Đài Loan giải quyết các thách thức về môi trường.

An ninh khu vực có thể phát triển như thế nào dưới thời Ishiba?

Về cơ bản, ông Ishiba rất coi trọng quốc phòng và ủng hộ chính sách răn đe khi đề cập đến cạnh tranh giữa các cường quốc. Khi dẫn đầu một phái đoàn đến thăm Đài Loan vào tháng 8, ông đã trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh khu vực với Tổng thống Lại Thanh Đức (Lai Ching-te), nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì an ninh ở Đông Á, đồng thời nêu cao ý nghĩa của việc tránh xung đột trong quan hệ quốc tế.

Trong cuộc gặp với ông Lại, ông Ishiba đã viện dẫn cuộc chiến Nga - Ukraine để tuyên bố một cách khôn khéo rằng ưu tiên hàng đầu là “ngăn chặn Ukraine ngày nay trở thành Đông Á ngày mai” (to prevent today’s Ukraine from becoming tomorrow’s East Asia). Tân Thủ tướng cũng nhấn mạnh rằng “phe dân chủ phải cùng nhau tạo ra lực lượng răn đe để duy trì hòa bình và ổn định khu vực” (the democratic camp must jointly exert a deterrent force to maintain regional peace and stability), cho thấy tầm quan trọng của nỗ lực tập thể nhằm tăng cường răn đe và ngăn chặn khủng hoảng.

Là một chuyên gia chính sách quốc phòng, ông Ishiba có thể biến kinh nghiệm dày dặn của mình thành các chính sách cụ thể nhằm củng cố sức mạnh của Nhật Bản, đặc biệt là trong bối cảnh có sự hiện diện của một Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân và một Trung Quốc ngày càng quyết đoán.

Đề xuất của ông Ishiba về một Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) châu Á (Asian version of NATO) để đối phó với các mối đe dọa an ninh từ Bắc Kinh và Bình Nhưỡng vẫn còn gây tranh cãi, vì các nước trong khu vực còn lâu mới đạt được sự thống nhất về cách đối phó với Trung Quốc. Để ý tưởng về một “NATO châu Á” trở thành sự thật, Nhật Bản phải hàn gắn hiệu quả quan hệ với Hàn Quốc, một quốc gia có hiềm khích lịch sử với Tokyo. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ vẫn khẳng định rằng một “NATO châu Á” “không phải là điều chúng tôi đang tìm kiếm” (not what we’re looking for).

Dù gây tranh cãi và không thực tế, ý tưởng của ông Ishiba về một cấu trúc an ninh được phát triển giữa các quốc gia cùng chí hướng trong khu vực để cùng nhau giải quyết những mối quan tâm chung, và tránh viễn cảnh một bá quyền khu vực trở nên “mạnh đến mức không thể khống chế được” vẫn rất đáng chú ý. Nếu thành công, các sáng kiến dựa trên tham vọng này có thể biến thành các hiệp ước an ninh tiểu đa phương để tăng cường năng lực răn đe, khiến Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc phải suy nghĩ kỹ trước khi có bất kỳ hành động đối đầu nào với Đài Loan và Nhật Bản.

Trong khi sự ủng hộ của Mỹ là cần thiết để các thỏa thuận tiểu đa phương này hình thành, thì yêu cầu của ông Ishiba về một liên minh “bình đẳng” (equal) với Washington có thể là trở ngại cho việc hiện thực hóa các sáng kiến an ninh như vậy. Hiện tại, quyết tâm của ông Ishiba chỉ mới thể hiện qua lời nói; tuy nhiên, với khả năng ông Donald Trump trở lại nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng, quan hệ Mỹ - Nhật khi đó chắc chắn sẽ kém ổn định, vì cả hai nhà lãnh đạo đều cho rằng liên minh này không công bằng xuất phát từ những lý do riêng mà ai cũng tin rằng mình có lý.

Bàn về việc đối phó với sức ép từ Trung Quốc, tân Thủ tướng Nhật Bản có thể thận trọng trong việc phát triển quan hệ với Đài Bắc, đồng thời theo đuổi quan hệ ổn định với Bắc Kinh, đặc biệt là coi trọng và nỗ lực giải quyết bất đồng thông qua đối thoại. Nhìn chung, ông Ishiba ủng hộ tăng cường tiếp xúc với Bắc Kinh, thay vì tìm cách “bêu xấu” cường quốc này. Tuy nhiên, khả năng ông Ishiba tìm kiếm một cách tiếp cận cân bằng đối với Trung Quốc có thể gặp thách thức do tâm lý “không thiện cảm” (unfriendly) đối với Bắc Kinh ngày càng tăng trong dư luận Nhật Bản.

Về quan hệ quốc phòng, những đột phá đáng kể khó có thể xảy ra nếu Đài Loan kỳ vọng chính phủ mới của Nhật Bản sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự cho hòn đảo trong trường hợp Trung Quốc tấn công. Để ra được quyết định can thiệp quân sự vào Đài Loan, ông Ishiba phải thuyết phục Quốc hội Nhật Bản rằng tình hình khi đó sẽ gây ra mối đe dọa đối với sự sống còn của đất nước. Tuy nhiên, cơ quan lập pháp của Nhật Bản có thể sẽ không muốn chấp thuận vấn đề này, do nguy cơ trả đũa tiềm tàng từ Trung Quốc.

Ngoài ra, ông Ishiba có thể sẽ không mấy nhiệt tình để tham gia vào các hoạt động quân sự với Đài Loan, vì phải tập trung vào việc tái lập sự ổn định chính trị và kinh tế trong nước nhằm giành được sự ủng hộ của công chúng, bởi đây là lý do chính khiến ông Fumio Kishida quyết định không tái tranh cử. Do đó, nhìn chung thì chính quyền mới ở Nhật Bản nhiều khả năng sẽ ưu tiên một cách tiếp cận chính sách đối ngoại cân bằng giữa Đài Loan và Trung Quốc.

Chúng ta sẽ phải chờ xem các tuyên bố chính sách sắp tới của ông Ishiba để nắm bắt rõ hơn về triển vọng của quan hệ Đài - Nhật trong tương lai, nhất là cần theo dõi liệu tân Thủ tướng Nhật Bản có đưa vấn đề an ninh eo biển Đài Loan, mối quan hệ giữa Tokyo và Đài Bắc, hay an ninh Đông Á vào trong chương trình nghị sự hay không. Nếu kết quả là có, đây sẽ là chỉ báo tốt cho quan hệ giữa hai đối tác. 

Trước mắt, để tạo sự thiện cảm, Bộ Ngoại giao Đài Loan đã gửi lời chúc mừng đến ông Ishiba nhân sự kiện ông trở thành Chủ tịch LDP, cũng như tân Thủ tướng Nhật Bản. Đây là một hành động kịp thời, nhưng trong thời gian tới, nhóm an ninh quốc gia của Đài Loan nên tìm cách tiếp cận với phía Nhật Bản để cùng vạch ra các kế hoạch hợp tác tiềm năng.

Chẳng hạn, ngành công nghiệp bán dẫn là nền tảng của quan hệ Đài Loan - Nhật Bản. Trong năm 2023, ngành này chiếm đến 40% trong tổng kim ngạch thương mại lên đến 75,7 tỷ USD giữa đôi bên. Điểm tích cực là vào ngày 27/9, ông Ishiba cho biết ý định sẽ tiếp tục thúc đẩy đầu tư vào bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI). Bên cạnh đó, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này, đặc biệt từ Đài Loan chính là chính sách mà ông Kishida theo đuổi trong nhiệm kỳ của mình.

Trên cơ sở đó, cả hai bên nên tiếp tục hợp tác để tăng cường độ dẻo dai và khả năng phục hồi về khoa học và công nghệ trước những diễn biến bất ngờ ở khu vực và thế giới. Điểm cần lưu ý là lực lượng lao động trong các công ty liên quan đến chip ở Nhật Bản đã giảm khoảng 20% trong hai thập kỷ qua. Hiệp hội Công nghiệp Điện tử và Công nghệ Thông tin Nhật Bản (Japan Electronics and Information Technology Industries Association - JEITA) ước tính rằng các công ty chip hàng đầu nước này sẽ cần tuyển dụng 40.000 nhân viên trong thập kỷ tới.

Vì thế, Đài Loan có thể hỗ trợ ở khía cạnh này. Vào ngày 17/9, ông Lưu Cảnh Thanh (Paul Liu), người đứng đầu Hội đồng Phát triển Quốc gia Đài Loan, cũng đưa ra đề xuất rằng hai nước nên hợp tác hỗ trợ đào tạo nhân tài và tài trợ cho các dự án. Đây có thể là một đề nghị mà chính phủ mới của Nhật Bản khó có thể từ chối.

Tóm lại, rất có khả năng ông Ishiba sẽ xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Nhật Bản và Đài Loan. Tuy nhiên, không rõ hai đối tác này có thể đẩy mạnh răn đe đối với Trung Quốc đến mức nào. Trong bối cảnh các nước láng giềng độc tài như Trung Quốc, Nga và Triều Tiên có các động thái ngày càng hiếu chiến, ông Ishiba sẽ phải đối diện với nhiều thử thách trong việc lèo lái đất nước. Để tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ song phương vững mạnh, điều quan trọng là Đài Bắc và Tokyo phải hợp tác về các vấn đề kinh tế lẫn an ninh phi truyền thống ngay từ bây giờ.

*Ghi chú của VSF: Phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên The Taipei Times với tiêu đề “Japan-Taiwan ties under PM Ishiba”. Bài viết này do đội ngũ VSF dịch với sự chấp thuận của các tác giả.

Vào ngày 27/9, ông Shigeru Ishiba, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đã được bầu làm chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (Liberal Democratic Party - LDP) – cũng là đảng cầm quyền. Theo đó ông Ishiba cũng chính là tân Thủ tướng của Nhật Bản.

Tân Thủ tướng Nhật Bản không phải là gương mặt xa lạ với Đài Loan, vì ông đã từng thăm vùng lãnh thổ này nhiều lần và có ấn tượng tốt về nơi đây. Sự nổi tiếng của ông trong giới nghị sĩ Đài Loan thuộc Đảng Dân Tiến (Democratic Progressive Party - DPP), Quốc dân đảng (Kuomintang) và Đảng Nhân dân Đài Loan (Taiwan People's Party - TPP) đã tăng lên nhờ nhiều cuộc gặp gỡ với các nhân vật nổi tiếng trong chính giới Đài Bắc. Đặc biệt, DPP và LDP đã có mối quan hệ chặt chẽ và duy trì tình hữu nghị thân thiết từ lâu.

Hồi tháng 8/2020, ông Ishiba đã khen ngợi thành công của Đài Loan trong việc kiềm chế đại dịch COVID-19 và đề xuất rằng các nước khác nên học hỏi kinh nghiệm của vùng lãnh thổ này. Ông cũng ủng hộ việc thành lập một cơ quan quản lý thảm họa ở Đài Loan, nơi thường xuyên xảy ra động đất và bị tàn phá bởi những trận bão lớn.

Sau đó, vào tháng 7/2022, ông Ishiba đã gặp Tổng thống Đài Loan khi đó là Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), và kêu gọi tăng cường đối thoại chính sách để củng cố quan hệ an ninh song phương. Đáng chú ý, ông tuyên bố rằng sự ổn định của khu vực chỉ có thể được bảo vệ bằng cách đưa ra các biện pháp cụ thể để đối phó lại với các cường quốc có hành vi cưỡng ép.

Trên cơ sở đó, có thể dự đoán rằng quan hệ ngoại giao giữa Đài Loan và Nhật Bản sẽ trở nên gần gũi hơn trong nhiệm kỳ của ông Ishiba. Đồng thời, tân Thủ tướng được kỳ vọng sẽ ủng hộ các biện pháp thiết thực để tăng cường quan hệ với Đài Loan, đặc biệt là liên quan đến các vấn đề an ninh phi truyền thống. Khả năng này là khá cao, bởi ông Ishiba đã từng đưa ra đề xuất hỗ trợ Đài Loan giải quyết các thách thức về môi trường.

An ninh khu vực có thể phát triển như thế nào dưới thời Ishiba?

Về cơ bản, ông Ishiba rất coi trọng quốc phòng và ủng hộ chính sách răn đe khi đề cập đến cạnh tranh giữa các cường quốc. Khi dẫn đầu một phái đoàn đến thăm Đài Loan vào tháng 8, ông đã trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh khu vực với Tổng thống Lại Thanh Đức (Lai Ching-te), nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì an ninh ở Đông Á, đồng thời nêu cao ý nghĩa của việc tránh xung đột trong quan hệ quốc tế.

Trong cuộc gặp với ông Lại, ông Ishiba đã viện dẫn cuộc chiến Nga - Ukraine để tuyên bố một cách khôn khéo rằng ưu tiên hàng đầu là “ngăn chặn Ukraine ngày nay trở thành Đông Á ngày mai” (to prevent today’s Ukraine from becoming tomorrow’s East Asia). Tân Thủ tướng cũng nhấn mạnh rằng “phe dân chủ phải cùng nhau tạo ra lực lượng răn đe để duy trì hòa bình và ổn định khu vực” (the democratic camp must jointly exert a deterrent force to maintain regional peace and stability), cho thấy tầm quan trọng của nỗ lực tập thể nhằm tăng cường răn đe và ngăn chặn khủng hoảng.

Là một chuyên gia chính sách quốc phòng, ông Ishiba có thể biến kinh nghiệm dày dặn của mình thành các chính sách cụ thể nhằm củng cố sức mạnh của Nhật Bản, đặc biệt là trong bối cảnh có sự hiện diện của một Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân và một Trung Quốc ngày càng quyết đoán.

Đề xuất của ông Ishiba về một Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) châu Á (Asian version of NATO) để đối phó với các mối đe dọa an ninh từ Bắc Kinh và Bình Nhưỡng vẫn còn gây tranh cãi, vì các nước trong khu vực còn lâu mới đạt được sự thống nhất về cách đối phó với Trung Quốc. Để ý tưởng về một “NATO châu Á” trở thành sự thật, Nhật Bản phải hàn gắn hiệu quả quan hệ với Hàn Quốc, một quốc gia có hiềm khích lịch sử với Tokyo. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ vẫn khẳng định rằng một “NATO châu Á” “không phải là điều chúng tôi đang tìm kiếm” (not what we’re looking for).

Dù gây tranh cãi và không thực tế, ý tưởng của ông Ishiba về một cấu trúc an ninh được phát triển giữa các quốc gia cùng chí hướng trong khu vực để cùng nhau giải quyết những mối quan tâm chung, và tránh viễn cảnh một bá quyền khu vực trở nên “mạnh đến mức không thể khống chế được” vẫn rất đáng chú ý. Nếu thành công, các sáng kiến dựa trên tham vọng này có thể biến thành các hiệp ước an ninh tiểu đa phương để tăng cường năng lực răn đe, khiến Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc phải suy nghĩ kỹ trước khi có bất kỳ hành động đối đầu nào với Đài Loan và Nhật Bản.

Trong khi sự ủng hộ của Mỹ là cần thiết để các thỏa thuận tiểu đa phương này hình thành, thì yêu cầu của ông Ishiba về một liên minh “bình đẳng” (equal) với Washington có thể là trở ngại cho việc hiện thực hóa các sáng kiến an ninh như vậy. Hiện tại, quyết tâm của ông Ishiba chỉ mới thể hiện qua lời nói; tuy nhiên, với khả năng ông Donald Trump trở lại nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng, quan hệ Mỹ - Nhật khi đó chắc chắn sẽ kém ổn định, vì cả hai nhà lãnh đạo đều cho rằng liên minh này không công bằng xuất phát từ những lý do riêng mà ai cũng tin rằng mình có lý.

Bàn về việc đối phó với sức ép từ Trung Quốc, tân Thủ tướng Nhật Bản có thể thận trọng trong việc phát triển quan hệ với Đài Bắc, đồng thời theo đuổi quan hệ ổn định với Bắc Kinh, đặc biệt là coi trọng và nỗ lực giải quyết bất đồng thông qua đối thoại. Nhìn chung, ông Ishiba ủng hộ tăng cường tiếp xúc với Bắc Kinh, thay vì tìm cách “bêu xấu” cường quốc này. Tuy nhiên, khả năng ông Ishiba tìm kiếm một cách tiếp cận cân bằng đối với Trung Quốc có thể gặp thách thức do tâm lý “không thiện cảm” (unfriendly) đối với Bắc Kinh ngày càng tăng trong dư luận Nhật Bản.

Về quan hệ quốc phòng, những đột phá đáng kể khó có thể xảy ra nếu Đài Loan kỳ vọng chính phủ mới của Nhật Bản sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự cho hòn đảo trong trường hợp Trung Quốc tấn công. Để ra được quyết định can thiệp quân sự vào Đài Loan, ông Ishiba phải thuyết phục Quốc hội Nhật Bản rằng tình hình khi đó sẽ gây ra mối đe dọa đối với sự sống còn của đất nước. Tuy nhiên, cơ quan lập pháp của Nhật Bản có thể sẽ không muốn chấp thuận vấn đề này, do nguy cơ trả đũa tiềm tàng từ Trung Quốc.

Ngoài ra, ông Ishiba có thể sẽ không mấy nhiệt tình để tham gia vào các hoạt động quân sự với Đài Loan, vì phải tập trung vào việc tái lập sự ổn định chính trị và kinh tế trong nước nhằm giành được sự ủng hộ của công chúng, bởi đây là lý do chính khiến ông Fumio Kishida quyết định không tái tranh cử. Do đó, nhìn chung thì chính quyền mới ở Nhật Bản nhiều khả năng sẽ ưu tiên một cách tiếp cận chính sách đối ngoại cân bằng giữa Đài Loan và Trung Quốc.

Chúng ta sẽ phải chờ xem các tuyên bố chính sách sắp tới của ông Ishiba để nắm bắt rõ hơn về triển vọng của quan hệ Đài - Nhật trong tương lai, nhất là cần theo dõi liệu tân Thủ tướng Nhật Bản có đưa vấn đề an ninh eo biển Đài Loan, mối quan hệ giữa Tokyo và Đài Bắc, hay an ninh Đông Á vào trong chương trình nghị sự hay không. Nếu kết quả là có, đây sẽ là chỉ báo tốt cho quan hệ giữa hai đối tác. 

Trước mắt, để tạo sự thiện cảm, Bộ Ngoại giao Đài Loan đã gửi lời chúc mừng đến ông Ishiba nhân sự kiện ông trở thành Chủ tịch LDP, cũng như tân Thủ tướng Nhật Bản. Đây là một hành động kịp thời, nhưng trong thời gian tới, nhóm an ninh quốc gia của Đài Loan nên tìm cách tiếp cận với phía Nhật Bản để cùng vạch ra các kế hoạch hợp tác tiềm năng.

Chẳng hạn, ngành công nghiệp bán dẫn là nền tảng của quan hệ Đài Loan - Nhật Bản. Trong năm 2023, ngành này chiếm đến 40% trong tổng kim ngạch thương mại lên đến 75,7 tỷ USD giữa đôi bên. Điểm tích cực là vào ngày 27/9, ông Ishiba cho biết ý định sẽ tiếp tục thúc đẩy đầu tư vào bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI). Bên cạnh đó, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này, đặc biệt từ Đài Loan chính là chính sách mà ông Kishida theo đuổi trong nhiệm kỳ của mình.

Trên cơ sở đó, cả hai bên nên tiếp tục hợp tác để tăng cường độ dẻo dai và khả năng phục hồi về khoa học và công nghệ trước những diễn biến bất ngờ ở khu vực và thế giới. Điểm cần lưu ý là lực lượng lao động trong các công ty liên quan đến chip ở Nhật Bản đã giảm khoảng 20% trong hai thập kỷ qua. Hiệp hội Công nghiệp Điện tử và Công nghệ Thông tin Nhật Bản (Japan Electronics and Information Technology Industries Association - JEITA) ước tính rằng các công ty chip hàng đầu nước này sẽ cần tuyển dụng 40.000 nhân viên trong thập kỷ tới.

Vì thế, Đài Loan có thể hỗ trợ ở khía cạnh này. Vào ngày 17/9, ông Lưu Cảnh Thanh (Paul Liu), người đứng đầu Hội đồng Phát triển Quốc gia Đài Loan, cũng đưa ra đề xuất rằng hai nước nên hợp tác hỗ trợ đào tạo nhân tài và tài trợ cho các dự án. Đây có thể là một đề nghị mà chính phủ mới của Nhật Bản khó có thể từ chối.

Tóm lại, rất có khả năng ông Ishiba sẽ xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Nhật Bản và Đài Loan. Tuy nhiên, không rõ hai đối tác này có thể đẩy mạnh răn đe đối với Trung Quốc đến mức nào. Trong bối cảnh các nước láng giềng độc tài như Trung Quốc, Nga và Triều Tiên có các động thái ngày càng hiếu chiến, ông Ishiba sẽ phải đối diện với nhiều thử thách trong việc lèo lái đất nước. Để tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ song phương vững mạnh, điều quan trọng là Đài Bắc và Tokyo phải hợp tác về các vấn đề kinh tế lẫn an ninh phi truyền thống ngay từ bây giờ.

*Ghi chú của VSF: Phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên The Taipei Times với tiêu đề “Japan-Taiwan ties under PM Ishiba”. Bài viết này do đội ngũ VSF dịch với sự chấp thuận của các tác giả.

Từ khoá: Nhật Bản Thủ tướng Nhật Bản Đài Loan Đông Bắc Á an ninh châu Á - Thái Bình Dương

BÀI LIÊN QUAN