Kinh tế
16 PHÚT ĐỌC

Rủi ro thuế quan thời Trump 2.0: Việt Nam đã nỗ lực đủ chưa?

Hà Nội cần tăng cường hợp tác, thúc đẩy liên doanh, nâng cao hiểu biết về mong đợi của chính quyền Trump, triển khai ngoại giao chính thức và phi chính thức, và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Trương Tuấn Kiệt 21/03/2025
Image
Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên sang làm việc tại Mỹ vào giữa tháng 3/2025 để trao đổi về các vấn đề thương mại giữa hai nước - (C): Ministry of Industry and Trade

Cuộc tấn công thuế quan từ Nhà Trắng

Kể từ khi nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Donald Trump nhiều lần nhấn mạnh mối quan tâm của ông đối với thuế quan, nhất là giữa Mỹ và các quốc gia khác. Mục tiêu của Trump là đảm bảo sự cân bằng thương mại cho Mỹ. Ngay ngày đầu nhậm chức, ông đã chỉ đạo Howard Lutnick, Bộ trưởng Thương mại, xem xét các chính sách và quy định liên quan đến thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.

Giữa tháng 2, Trump công bố kế hoạch áp dụng “thuế quan đối ứng” (reciprocal tariff), theo đó Mỹ sẽ áp đặt mức thuế tương đương với mức thuế mà các quốc gia khác áp dụng đối với hàng hóa của Washington. Chính quyền Trump lập luận rằng các mức thuế mới sẽ tạo ra sự cạnh tranh công bằng hơn cho các nhà sản xuất Mỹ so với các đối tác nước ngoài.

Vài ngày sau, chính phủ Mỹ đã giao Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (Office of the United States Trade Representative - USTR) khởi động một quá trình tham vấn công khai liên quan đến những lo ngại về các hoạt động thương mại không công bằng hoặc không có đi có lại từ các đối tác toàn cầu. Đồng thời, USTR hiện đang xem xét và biên soạn các báo cáo về những biện pháp thương mại phi thị trường hoặc không công bằng theo từng quốc gia. Báo cáo này sẽ được sử dụng như cơ sở để điều chỉnh chính sách thương mại nhằm giảm thiểu bất lợi cho các doanh nghiệp và nền kinh tế Mỹ trong thời gian tới. Trọng tâm xem xét là các quốc gia khiến Washington chịu thâm hụt thương mại lớn nhất. 

Cùng thời gian này, Tổng thống Trump đã ban hành một sắc lệnh hành pháp nhằm bảo vệ các doanh nghiệp Mỹ khỏi những bất lợi về thương mại, làm tiền đề để mở lại các cuộc điều tra thương mại về tác động của thuế dịch vụ kỹ thuật số (digital services taxes) do Pháp, Áo, Ý, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh áp đặt. Lệnh hành pháp này cũng sẽ mở đường cho các cuộc điều tra sâu hơn về các loại thuế và chính sách kinh tế khác. 

Không chỉ đưa ra loạt kế hoạch kể trên, chính quyền Trump đã biến Mexico, Canada, và Trung Quốc thành những quốc gia đầu tiên bị áp thuế. Ngày 20/1, Trump tuyên bố sẽ áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico và Canada. Đến ngày 1/2, ông quyết định tăng thêm 10% thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, và tiếp tục tăng thêm 10% một lần nữa vào ngày 3/3. Những quyết định dồn dập này nhằm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ, phục hồi nền sản xuất trong nước, và ngăn chặn dòng người nhập cư trái phép cùng chất cấm fentanyl xâm nhập vào Mỹ qua biên giới phía Bắc và phía Nam.  

Kế hoạch áp thuế quan lên hàng hóa Mexico và Canada lẽ ra có hiệu lực từ ngày 3/2, nhưng được hoãn một tháng, do hai nước nhất trí ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ để thảo luận về vấn đề tăng cường bảo vệ biên giới. Sau khi mức thuế lên hai láng giềng có hiệu lực từ ngày 3/3, ông Trump quyết định hoãn áp thuế thêm gần một tháng với khoảng 50% sản phẩm từ Mexico, và 40% sản phẩm từ Canada, kéo dài đến ngày 2/4. Trong khi đó, quá trình áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc diễn ra theo đúng kế hoạch và không có bất kỳ lệnh tạm hoãn nào. 

Cho đến nay, dù đã có nhiều động thái quyết liệt về thuế quan, chính quyền Trump chưa đưa ra bất kỳ quyết định bất lợi nào cho Hà Nội.

Việt Nam nỗ lực xoa dịu Mỹ

Việc ông Trump vẫn “tha” cho Việt Nam có thể là vì kể từ đầu năm nay, quốc gia Đông Nam Á này đã có nhiều hành động thiện chí với Mỹ. Việc Hà Nội thể hiện thiện chí là điều không quá bất ngờ, bởi tính riêng trong năm 2024, có đến 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (tính theo tỷ lệ GDP) sang thị trường Mỹ.

Về hành động cụ thể, trong kỳ họp bất thường lần thứ 9 diễn ra từ ngày 12 - 19/2, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết cho phép thí điểm đầu tư có kiểm soát đối với mạng viễn thông vệ tinh sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp. Quyết định này giúp mở đường cho công ty Starlink (sở hữu bởi tỷ phú Elon Musk, người được xem là đồng minh thân cận số một của Trump) được phép cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh và an ninh tại Việt Nam. Đồng thời, Quốc hội cũng cho phép công ty mẹ của Starlink là SpaceX được giữ toàn quyền sở hữu đối với bất kỳ công ty con nào được thành lập tại Việt Nam. 

Động thái của Quốc hội cho thấy một sự thay đổi quan trọng. Những cuộc đàm phán giữa các cơ quan quản lý của Việt Nam với công ty Starlink đã từng diễn ra trong nhiều năm qua, nhưng cuối cùng đổ vỡ vào năm 2023, sau khi các nhà lập pháp Việt Nam báo hiệu sẽ không đưa ra ngoại lệ đối với Starlink. Vì thế, sự thay đổi có phần đột ngột này cho thấy Hà Nội đang “chìa nhành ô liu” để lấy lòng Trump, với hy vọng Washington sẽ nhẹ tay về thuế quan.

Cùng thời gian này, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên đã gặp Đại sứ Mỹ ở Việt Nam là Marc Knapper tại Hà Nội. Trong cuộc gặp ngày 12/2, Hà Nội cam kết sẽ xem xét gia tăng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Washington. Động thái này có thể góp phần xoa dịu chính quyền Trump, bởi nông nghiệp là một trong những bộ phận quan trọng nhất của thương mại Việt - Mỹ. Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong năm 2023, nước này đã xuất khẩu 3,1 tỷ USD nông sản sang Việt Nam, chủ yếu là thịt bò, đậu nành, bông, táo... Hà Nội là thị trường lớn thứ chín cho các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.

Ngày 1/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã mời các giám đốc điều hành từ 38 công ty lớn của Mỹ đến tham dự một cuộc họp tại Hà Nội. Người đứng đầu chính phủ nhấn mạnh rằng Việt Nam đang nỗ lực tăng cường đầu tư, và cải thiện sự mất cân bằng trong thương mại với Mỹ. Các mặt hàng nhập khẩu tiềm năng mà Thủ tướng đề cập là máy bay, vũ khí, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), nông sản, và dược phẩm. Bên cạnh đó, ông Chính khẳng định chính phủ đang nỗ lực đẩy nhanh quá trình cấp phép cho dịch vụ vệ tinh Starlink.   

Không chỉ cam kết bằng lời nói, Thủ tướng đã cử Bộ trưởng Công thương làm Đặc phái viên sang làm việc tại Mỹ vào giữa tháng 3 vừa qua. Kết quả là, Tổng Công ty Khí Việt Nam đã ký kết các hợp đồng LNG dài hạn với Conoco Phillips và Excelerate Energy. Đồng thời, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) với công ty dịch vụ và sản xuất thiết bị năng lượng GE Vernova về thiết bị nhà máy nhiệt điện khí đốt. Tập đoàn Masan cũng đã ký MoU với Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ để hỗ trợ tài chính cho các dự án chế biến khoáng sản. Thông qua hợp tác nhiên liệu hóa thạch (một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ Mỹ hiện tại), Việt Nam đang nỗ lực làm hài lòng chính quyền Mỹ.     

Ngày 18/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) và khoảng 60 doanh nghiệp lớn của Washington. Đây là phái đoàn có quy mô lớn nhất từ trước đến nay sang Việt Nam trong khuôn khổ chương trình do USABC tổ chức. Nhân sự kiện này, ông Chính đã tái khẳng định quan điểm mà ông từng đề cập vào đầu tháng 3 với đoàn 38 doanh nghiệp Mỹ: thúc đẩy quan hệ song phương phát triển theo hướng cân bằng, hài hòa. Đồng thời, người đứng đầu chính phủ kêu gọi các nhà đầu tư từ Mỹ tiếp tục tăng cường đầu tư mới, mở rộng đầu tư tại Việt Nam.    

Ngoài ra, theo nguồn tin từ các quan chức Việt Nam, quá trình thương thảo để nước này mua máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules (chưa rõ phiên bản) của hãng Lockheed Martin đang được xúc tiến. Mặc dù dòng máy bay này đã có lịch sử lâu đời (phiên bản mới nhất C-130J Super Hercules cũng đã có tuổi đời khoảng 30 tuổi), nhưng điều đó dường như không quá quan trọng với Việt Nam. Bởi lẽ, ưu tiên của Hà Nội là cho Trump thấy Việt Nam mong muốn mua vũ khí từ Mỹ, qua đó góp phần kéo giảm thâm hụt thương mại song phương.  

Trong một động thái khác, Việt Nam đã áp thuế chống bán phá giá tạm thời lên một số sản phẩm thép xuất xứ Trung Quốc với mức thuế khoảng 19,38 - 27,83%, áp dụng từ ngày 8/3. Mặc dù động thái này không có tác động trực tiếp đến Mỹ, nhưng cũng có thể tạo thiện cảm cho Trump. Hơn hết, Hà Nội muốn Mỹ thấy rằng quốc gia Đông Nam Á có các nỗ lực cụ thể để bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước, thay vì chỉ là nơi trung chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sang Mỹ (điều mà Trump nghi ngờ). 

Như vậy, trong vòng vài tháng qua, Việt Nam đã ráo riết thể hiện thiện chí giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại với Mỹ, cũng như lấy lòng Trump. Các động thái như mở đường cho Starlink, xem xét tăng nhập khẩu nông sản, ký kết các thỏa thuận về nhiên liệu hóa thạch (nhất là LNG), thương thảo mua vũ khí, và áp thuế thép Trung Quốc, là minh chứng rõ rệt. 

Việt Nam chưa an toàn

Nguy cơ Trump áp thuế để gây sức ép lên Việt Nam vẫn còn đó. Nỗi lo càng lớn hơn khi Trump đe dọa sẽ áp thuế quan đối ứng kể từ ngày 2/4 lên bất kỳ đối tác thương mại nào áp thuế quan hoặc các hàng rào thương mại khác đối với hàng hóa Mỹ.

Cùng góc nhìn, ông Ted Osius, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam giai đoạn 2014 - 2017, đồng thời là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của USABC nhận định rằng “nguy cơ bị áp thêm thuế là có thật. Việt Nam là một trong những quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ lớn nhất trên toàn cầu”.

Tại sao Washington có thể vẫn chưa hài lòng về nỗ lực của Hà Nội? Trước hết, như ông Osius đã đề cập, mức độ thâm hụt thương mại giữa hai nước hiện đang rất lớn. Trong năm 2024, tổng kim ngạch thương mại song phương Mỹ - Việt đạt 149,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam đạt 13,1 tỷ USD, còn nhập khẩu từ Việt Nam sang Mỹ lên đến 136,6 tỷ USD. Số liệu này cho thấy thâm hụt thương mại giữa hai bên là 123,463 tỷ USD, chỉ xếp sau Trung Quốc và Mexico (hai quốc gia nằm trong diện bị Mỹ áp thuế). Sang tháng 1, tình hình vẫn không có nhiều cải thiện: tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt xấp xỉ 10 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam chỉ đạt khoảng 1,5 tỷ USD, thậm chí giảm 6,6%. 

Trong khi tạo ra mức thâm hụt thương mại quá lớn, Việt Nam vẫn chưa được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường. Điều này dễ khiến Hà Nội gặp khó khăn khi đàm phán về các thỏa thuận thương mại hoặc yêu cầu Mỹ gỡ bỏ các rào cản thương mại.

Bên cạnh đó, các nỗ lực vừa qua của chính phủ Việt Nam có thể chưa tạo ra tác động đủ lớn để Mỹ “bỏ qua” Hà Nội trong các động thái áp thuế quan sắp tới. Chẳng hạn, mức thuế mà Việt Nam đang áp dụng đối với hàng hóa Mỹ vẫn cao hơn so với mức thuế ở chiều ngược lại. Đồng thời, Hà Nội cũng đánh thuế giá trị gia tăng (VAT) lên hàng hóa lưu thông trong nước, điều mà Washington không áp dụng. Thay vào đó, Mỹ - nằm trong danh sách 19 quốc gia hiếm hoi - sử dụng hệ thống “thuế bán hàng một giai đoạn” (single-stage sales tax), là loại thuế được áp dụng một lần tại một giai đoạn cụ thể trong chuỗi cung ứng, thường là khi hàng hóa được bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Khác với VAT, mô hình thuế một giai đoạn không có cơ chế khấu trừ thuế đã trả ở các giai đoạn trước, vì thế tránh gây ra hiện tượng thuế chồng thuế do hàng hóa bị đánh thuế nhiều lần trước khi đến tay người tiêu dùng. Chính sự khác biệt này khiến Trump không hài lòng, vì cho rằng VAT chính là tác nhân gây ra mức thâm hụt thương mại lớn mà Mỹ phải chịu so với phần còn lại của thế giới (hơn 170 quốc gia tính thuế VAT).

Mặc dù Việt Nam đã chấp nhận ký thỏa thuận liên quan đến LNG, nhưng quốc gia này khó có thể sớm nhập khẩu ồ ạt nguồn nhiên liệu này, bởi vẫn còn nhiều hạn chế trong việc hoàn thiện các cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc nhập khẩu và phân phối LNG, như cảng biển, kho chứa và hệ thống vận chuyển. Cùng với đó, Việt Nam chỉ đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình xem xét điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với LNG từ Mỹ; do đó Hà Nội cần thêm nhiều thời gian để hiện thực hóa nỗ lực này. Ngoài ra, lượng tiêu thụ LNG của Việt Nam còn thấp. Trong năm 2023, tổng sản lượng nhập khẩu của nước này chỉ đạt xấp xỉ 0,1 MT (đây là đơn vị đo lường cho khối lượng hàng hóa LNG, và số liệu trên của Việt Nam chỉ chiếm 0,2% tổng lượng LNG nhập khẩu toàn cầu). Tất cả những hạn chế trên cho thấy trong những năm tới Hà Nội có thể chỉ nhập khẩu nhỏ giọt LNG từ Mỹ và khó góp phần đáng kể vào việc giảm thâm hụt mà Washington đang phải gánh chịu.   

Việt Nam nên làm gì?

Khi vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi “án phạt tiềm tàng” về thuế quan từ Trump, Việt Nam nên tiếp tục tìm hiểu và nắm bắt những gì mà Washington mong đợi Hà Nội phải đáp ứng.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nên xúc tiến các hoạt động liên doanh với phía Mỹ, để dần thay đổi vị thế của Hà Nội từ một bên khiến Washington thâm hụt thương mại nghiêm trọng, trở thành một nút quan trọng trong chiến lược phục hồi chuỗi cung ứng của siêu cường này.

Đồng thời, các hoạt động tăng cường hợp tác giáo dục, đào tạo nghề và nghiên cứu phát triển với Mỹ cũng có thể giúp Việt Nam trở thành một đối tác kinh tế chiến lược, thay vì là một đối thủ cạnh tranh chỉ chú ý tận dụng các lỗ hổng thuế quan.

Ngoài ra, sự khéo léo về ngoại giao của Việt Nam cũng cần được phát huy tối đa nhằm giúp Mỹ nhận thức rằng cơ cấu thương mại giữa hai nước là bổ sung cho nhau chứ không phải cạnh tranh trực tiếp, và Hà Nội hoàn toàn sẵn sàng để cải thiện kim ngạch nhập khẩu từ Washington.

Để ngoại giao hiệu quả, Hà Nội nên triển khai các hoạt động đàm phán cả qua các kênh ngoại giao chính thức lẫn thông qua vận động hành lang với các ngành công nghiệp của Mỹ. Những hoạt động ngoại giao phi chính thức cần được chú trọng, bởi một số hiệp hội ngành nghề ở Mỹ như thép, nhôm đùn, gỗ dán, mật ong, cá da trơn… đã từng gây áp lực mạnh mẽ khiến Bộ Thương mại quyết định tiếp tục dán nhãn Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường.    

Tuy nhiên, Việt Nam không thể phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ, và cũng không thể mãi “hạ mình” để làm hài lòng chính quyền Trump. Chính vì thế, Hà Nội cần nhanh chóng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để giảm nguy cơ dễ bị tổn thương trước đòn thuế quan của Mỹ. Mở rộng quan hệ đối tác thương mại với Liên minh châu Âu (EU), Trung Đông và các nước láng giềng Đông Nam Á là những hoạt động mà doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện.

Tóm lại, các đòn thuế quan hiện tại của Trump chưa nhắm trực tiếp đến Việt Nam, có thể do quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt các hành động mang tính thiện chí nhằm xoa dịu Mỹ. Tuy nhiên, nguy cơ Việt Nam bị Mỹ áp thuế quan vẫn còn đó, do thâm hụt thương mại còn lớn, trong khi các nỗ lực vừa qua, dù tích cực, vẫn chưa mang lại nhiều đột phá.

Trong bối cảnh đó, tăng cường hợp tác, thúc đẩy liên doanh, nâng cao hiểu biết về mong đợi của chính quyền Trump, cũng như triển khai các hoạt động ngoại giao từ chính thức đến phi chính thức có thể giúp ích cho Việt Nam. Đồng thời, nhanh chóng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cũng là một hướng đi mà Hà Nội cần ưu tiên để giảm thiểu rủi ro và sự phụ thuộc vào các động thái thuế quan từ chính phủ Mỹ. 

Cuộc tấn công thuế quan từ Nhà Trắng

Kể từ khi nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Donald Trump nhiều lần nhấn mạnh mối quan tâm của ông đối với thuế quan, nhất là giữa Mỹ và các quốc gia khác. Mục tiêu của Trump là đảm bảo sự cân bằng thương mại cho Mỹ. Ngay ngày đầu nhậm chức, ông đã chỉ đạo Howard Lutnick, Bộ trưởng Thương mại, xem xét các chính sách và quy định liên quan đến thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.

Giữa tháng 2, Trump công bố kế hoạch áp dụng “thuế quan đối ứng” (reciprocal tariff), theo đó Mỹ sẽ áp đặt mức thuế tương đương với mức thuế mà các quốc gia khác áp dụng đối với hàng hóa của Washington. Chính quyền Trump lập luận rằng các mức thuế mới sẽ tạo ra sự cạnh tranh công bằng hơn cho các nhà sản xuất Mỹ so với các đối tác nước ngoài.

Vài ngày sau, chính phủ Mỹ đã giao Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (Office of the United States Trade Representative - USTR) khởi động một quá trình tham vấn công khai liên quan đến những lo ngại về các hoạt động thương mại không công bằng hoặc không có đi có lại từ các đối tác toàn cầu. Đồng thời, USTR hiện đang xem xét và biên soạn các báo cáo về những biện pháp thương mại phi thị trường hoặc không công bằng theo từng quốc gia. Báo cáo này sẽ được sử dụng như cơ sở để điều chỉnh chính sách thương mại nhằm giảm thiểu bất lợi cho các doanh nghiệp và nền kinh tế Mỹ trong thời gian tới. Trọng tâm xem xét là các quốc gia khiến Washington chịu thâm hụt thương mại lớn nhất. 

Cùng thời gian này, Tổng thống Trump đã ban hành một sắc lệnh hành pháp nhằm bảo vệ các doanh nghiệp Mỹ khỏi những bất lợi về thương mại, làm tiền đề để mở lại các cuộc điều tra thương mại về tác động của thuế dịch vụ kỹ thuật số (digital services taxes) do Pháp, Áo, Ý, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh áp đặt. Lệnh hành pháp này cũng sẽ mở đường cho các cuộc điều tra sâu hơn về các loại thuế và chính sách kinh tế khác. 

Không chỉ đưa ra loạt kế hoạch kể trên, chính quyền Trump đã biến Mexico, Canada, và Trung Quốc thành những quốc gia đầu tiên bị áp thuế. Ngày 20/1, Trump tuyên bố sẽ áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico và Canada. Đến ngày 1/2, ông quyết định tăng thêm 10% thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, và tiếp tục tăng thêm 10% một lần nữa vào ngày 3/3. Những quyết định dồn dập này nhằm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ, phục hồi nền sản xuất trong nước, và ngăn chặn dòng người nhập cư trái phép cùng chất cấm fentanyl xâm nhập vào Mỹ qua biên giới phía Bắc và phía Nam.  

Kế hoạch áp thuế quan lên hàng hóa Mexico và Canada lẽ ra có hiệu lực từ ngày 3/2, nhưng được hoãn một tháng, do hai nước nhất trí ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ để thảo luận về vấn đề tăng cường bảo vệ biên giới. Sau khi mức thuế lên hai láng giềng có hiệu lực từ ngày 3/3, ông Trump quyết định hoãn áp thuế thêm gần một tháng với khoảng 50% sản phẩm từ Mexico, và 40% sản phẩm từ Canada, kéo dài đến ngày 2/4. Trong khi đó, quá trình áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc diễn ra theo đúng kế hoạch và không có bất kỳ lệnh tạm hoãn nào. 

Cho đến nay, dù đã có nhiều động thái quyết liệt về thuế quan, chính quyền Trump chưa đưa ra bất kỳ quyết định bất lợi nào cho Hà Nội.

Việt Nam nỗ lực xoa dịu Mỹ

Việc ông Trump vẫn “tha” cho Việt Nam có thể là vì kể từ đầu năm nay, quốc gia Đông Nam Á này đã có nhiều hành động thiện chí với Mỹ. Việc Hà Nội thể hiện thiện chí là điều không quá bất ngờ, bởi tính riêng trong năm 2024, có đến 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (tính theo tỷ lệ GDP) sang thị trường Mỹ.

Về hành động cụ thể, trong kỳ họp bất thường lần thứ 9 diễn ra từ ngày 12 - 19/2, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết cho phép thí điểm đầu tư có kiểm soát đối với mạng viễn thông vệ tinh sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp. Quyết định này giúp mở đường cho công ty Starlink (sở hữu bởi tỷ phú Elon Musk, người được xem là đồng minh thân cận số một của Trump) được phép cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh và an ninh tại Việt Nam. Đồng thời, Quốc hội cũng cho phép công ty mẹ của Starlink là SpaceX được giữ toàn quyền sở hữu đối với bất kỳ công ty con nào được thành lập tại Việt Nam. 

Động thái của Quốc hội cho thấy một sự thay đổi quan trọng. Những cuộc đàm phán giữa các cơ quan quản lý của Việt Nam với công ty Starlink đã từng diễn ra trong nhiều năm qua, nhưng cuối cùng đổ vỡ vào năm 2023, sau khi các nhà lập pháp Việt Nam báo hiệu sẽ không đưa ra ngoại lệ đối với Starlink. Vì thế, sự thay đổi có phần đột ngột này cho thấy Hà Nội đang “chìa nhành ô liu” để lấy lòng Trump, với hy vọng Washington sẽ nhẹ tay về thuế quan.

Cùng thời gian này, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên đã gặp Đại sứ Mỹ ở Việt Nam là Marc Knapper tại Hà Nội. Trong cuộc gặp ngày 12/2, Hà Nội cam kết sẽ xem xét gia tăng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Washington. Động thái này có thể góp phần xoa dịu chính quyền Trump, bởi nông nghiệp là một trong những bộ phận quan trọng nhất của thương mại Việt - Mỹ. Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong năm 2023, nước này đã xuất khẩu 3,1 tỷ USD nông sản sang Việt Nam, chủ yếu là thịt bò, đậu nành, bông, táo... Hà Nội là thị trường lớn thứ chín cho các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.

Ngày 1/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã mời các giám đốc điều hành từ 38 công ty lớn của Mỹ đến tham dự một cuộc họp tại Hà Nội. Người đứng đầu chính phủ nhấn mạnh rằng Việt Nam đang nỗ lực tăng cường đầu tư, và cải thiện sự mất cân bằng trong thương mại với Mỹ. Các mặt hàng nhập khẩu tiềm năng mà Thủ tướng đề cập là máy bay, vũ khí, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), nông sản, và dược phẩm. Bên cạnh đó, ông Chính khẳng định chính phủ đang nỗ lực đẩy nhanh quá trình cấp phép cho dịch vụ vệ tinh Starlink.   

Không chỉ cam kết bằng lời nói, Thủ tướng đã cử Bộ trưởng Công thương làm Đặc phái viên sang làm việc tại Mỹ vào giữa tháng 3 vừa qua. Kết quả là, Tổng Công ty Khí Việt Nam đã ký kết các hợp đồng LNG dài hạn với Conoco Phillips và Excelerate Energy. Đồng thời, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) với công ty dịch vụ và sản xuất thiết bị năng lượng GE Vernova về thiết bị nhà máy nhiệt điện khí đốt. Tập đoàn Masan cũng đã ký MoU với Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ để hỗ trợ tài chính cho các dự án chế biến khoáng sản. Thông qua hợp tác nhiên liệu hóa thạch (một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ Mỹ hiện tại), Việt Nam đang nỗ lực làm hài lòng chính quyền Mỹ.     

Ngày 18/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) và khoảng 60 doanh nghiệp lớn của Washington. Đây là phái đoàn có quy mô lớn nhất từ trước đến nay sang Việt Nam trong khuôn khổ chương trình do USABC tổ chức. Nhân sự kiện này, ông Chính đã tái khẳng định quan điểm mà ông từng đề cập vào đầu tháng 3 với đoàn 38 doanh nghiệp Mỹ: thúc đẩy quan hệ song phương phát triển theo hướng cân bằng, hài hòa. Đồng thời, người đứng đầu chính phủ kêu gọi các nhà đầu tư từ Mỹ tiếp tục tăng cường đầu tư mới, mở rộng đầu tư tại Việt Nam.    

Ngoài ra, theo nguồn tin từ các quan chức Việt Nam, quá trình thương thảo để nước này mua máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules (chưa rõ phiên bản) của hãng Lockheed Martin đang được xúc tiến. Mặc dù dòng máy bay này đã có lịch sử lâu đời (phiên bản mới nhất C-130J Super Hercules cũng đã có tuổi đời khoảng 30 tuổi), nhưng điều đó dường như không quá quan trọng với Việt Nam. Bởi lẽ, ưu tiên của Hà Nội là cho Trump thấy Việt Nam mong muốn mua vũ khí từ Mỹ, qua đó góp phần kéo giảm thâm hụt thương mại song phương.  

Trong một động thái khác, Việt Nam đã áp thuế chống bán phá giá tạm thời lên một số sản phẩm thép xuất xứ Trung Quốc với mức thuế khoảng 19,38 - 27,83%, áp dụng từ ngày 8/3. Mặc dù động thái này không có tác động trực tiếp đến Mỹ, nhưng cũng có thể tạo thiện cảm cho Trump. Hơn hết, Hà Nội muốn Mỹ thấy rằng quốc gia Đông Nam Á có các nỗ lực cụ thể để bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước, thay vì chỉ là nơi trung chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sang Mỹ (điều mà Trump nghi ngờ). 

Như vậy, trong vòng vài tháng qua, Việt Nam đã ráo riết thể hiện thiện chí giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại với Mỹ, cũng như lấy lòng Trump. Các động thái như mở đường cho Starlink, xem xét tăng nhập khẩu nông sản, ký kết các thỏa thuận về nhiên liệu hóa thạch (nhất là LNG), thương thảo mua vũ khí, và áp thuế thép Trung Quốc, là minh chứng rõ rệt. 

Việt Nam chưa an toàn

Nguy cơ Trump áp thuế để gây sức ép lên Việt Nam vẫn còn đó. Nỗi lo càng lớn hơn khi Trump đe dọa sẽ áp thuế quan đối ứng kể từ ngày 2/4 lên bất kỳ đối tác thương mại nào áp thuế quan hoặc các hàng rào thương mại khác đối với hàng hóa Mỹ.

Cùng góc nhìn, ông Ted Osius, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam giai đoạn 2014 - 2017, đồng thời là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của USABC nhận định rằng “nguy cơ bị áp thêm thuế là có thật. Việt Nam là một trong những quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ lớn nhất trên toàn cầu”.

Tại sao Washington có thể vẫn chưa hài lòng về nỗ lực của Hà Nội? Trước hết, như ông Osius đã đề cập, mức độ thâm hụt thương mại giữa hai nước hiện đang rất lớn. Trong năm 2024, tổng kim ngạch thương mại song phương Mỹ - Việt đạt 149,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam đạt 13,1 tỷ USD, còn nhập khẩu từ Việt Nam sang Mỹ lên đến 136,6 tỷ USD. Số liệu này cho thấy thâm hụt thương mại giữa hai bên là 123,463 tỷ USD, chỉ xếp sau Trung Quốc và Mexico (hai quốc gia nằm trong diện bị Mỹ áp thuế). Sang tháng 1, tình hình vẫn không có nhiều cải thiện: tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt xấp xỉ 10 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam chỉ đạt khoảng 1,5 tỷ USD, thậm chí giảm 6,6%. 

Trong khi tạo ra mức thâm hụt thương mại quá lớn, Việt Nam vẫn chưa được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường. Điều này dễ khiến Hà Nội gặp khó khăn khi đàm phán về các thỏa thuận thương mại hoặc yêu cầu Mỹ gỡ bỏ các rào cản thương mại.

Bên cạnh đó, các nỗ lực vừa qua của chính phủ Việt Nam có thể chưa tạo ra tác động đủ lớn để Mỹ “bỏ qua” Hà Nội trong các động thái áp thuế quan sắp tới. Chẳng hạn, mức thuế mà Việt Nam đang áp dụng đối với hàng hóa Mỹ vẫn cao hơn so với mức thuế ở chiều ngược lại. Đồng thời, Hà Nội cũng đánh thuế giá trị gia tăng (VAT) lên hàng hóa lưu thông trong nước, điều mà Washington không áp dụng. Thay vào đó, Mỹ - nằm trong danh sách 19 quốc gia hiếm hoi - sử dụng hệ thống “thuế bán hàng một giai đoạn” (single-stage sales tax), là loại thuế được áp dụng một lần tại một giai đoạn cụ thể trong chuỗi cung ứng, thường là khi hàng hóa được bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Khác với VAT, mô hình thuế một giai đoạn không có cơ chế khấu trừ thuế đã trả ở các giai đoạn trước, vì thế tránh gây ra hiện tượng thuế chồng thuế do hàng hóa bị đánh thuế nhiều lần trước khi đến tay người tiêu dùng. Chính sự khác biệt này khiến Trump không hài lòng, vì cho rằng VAT chính là tác nhân gây ra mức thâm hụt thương mại lớn mà Mỹ phải chịu so với phần còn lại của thế giới (hơn 170 quốc gia tính thuế VAT).

Mặc dù Việt Nam đã chấp nhận ký thỏa thuận liên quan đến LNG, nhưng quốc gia này khó có thể sớm nhập khẩu ồ ạt nguồn nhiên liệu này, bởi vẫn còn nhiều hạn chế trong việc hoàn thiện các cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc nhập khẩu và phân phối LNG, như cảng biển, kho chứa và hệ thống vận chuyển. Cùng với đó, Việt Nam chỉ đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình xem xét điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với LNG từ Mỹ; do đó Hà Nội cần thêm nhiều thời gian để hiện thực hóa nỗ lực này. Ngoài ra, lượng tiêu thụ LNG của Việt Nam còn thấp. Trong năm 2023, tổng sản lượng nhập khẩu của nước này chỉ đạt xấp xỉ 0,1 MT (đây là đơn vị đo lường cho khối lượng hàng hóa LNG, và số liệu trên của Việt Nam chỉ chiếm 0,2% tổng lượng LNG nhập khẩu toàn cầu). Tất cả những hạn chế trên cho thấy trong những năm tới Hà Nội có thể chỉ nhập khẩu nhỏ giọt LNG từ Mỹ và khó góp phần đáng kể vào việc giảm thâm hụt mà Washington đang phải gánh chịu.   

Việt Nam nên làm gì?

Khi vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi “án phạt tiềm tàng” về thuế quan từ Trump, Việt Nam nên tiếp tục tìm hiểu và nắm bắt những gì mà Washington mong đợi Hà Nội phải đáp ứng.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nên xúc tiến các hoạt động liên doanh với phía Mỹ, để dần thay đổi vị thế của Hà Nội từ một bên khiến Washington thâm hụt thương mại nghiêm trọng, trở thành một nút quan trọng trong chiến lược phục hồi chuỗi cung ứng của siêu cường này.

Đồng thời, các hoạt động tăng cường hợp tác giáo dục, đào tạo nghề và nghiên cứu phát triển với Mỹ cũng có thể giúp Việt Nam trở thành một đối tác kinh tế chiến lược, thay vì là một đối thủ cạnh tranh chỉ chú ý tận dụng các lỗ hổng thuế quan.

Ngoài ra, sự khéo léo về ngoại giao của Việt Nam cũng cần được phát huy tối đa nhằm giúp Mỹ nhận thức rằng cơ cấu thương mại giữa hai nước là bổ sung cho nhau chứ không phải cạnh tranh trực tiếp, và Hà Nội hoàn toàn sẵn sàng để cải thiện kim ngạch nhập khẩu từ Washington.

Để ngoại giao hiệu quả, Hà Nội nên triển khai các hoạt động đàm phán cả qua các kênh ngoại giao chính thức lẫn thông qua vận động hành lang với các ngành công nghiệp của Mỹ. Những hoạt động ngoại giao phi chính thức cần được chú trọng, bởi một số hiệp hội ngành nghề ở Mỹ như thép, nhôm đùn, gỗ dán, mật ong, cá da trơn… đã từng gây áp lực mạnh mẽ khiến Bộ Thương mại quyết định tiếp tục dán nhãn Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường.    

Tuy nhiên, Việt Nam không thể phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ, và cũng không thể mãi “hạ mình” để làm hài lòng chính quyền Trump. Chính vì thế, Hà Nội cần nhanh chóng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để giảm nguy cơ dễ bị tổn thương trước đòn thuế quan của Mỹ. Mở rộng quan hệ đối tác thương mại với Liên minh châu Âu (EU), Trung Đông và các nước láng giềng Đông Nam Á là những hoạt động mà doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện.

Tóm lại, các đòn thuế quan hiện tại của Trump chưa nhắm trực tiếp đến Việt Nam, có thể do quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt các hành động mang tính thiện chí nhằm xoa dịu Mỹ. Tuy nhiên, nguy cơ Việt Nam bị Mỹ áp thuế quan vẫn còn đó, do thâm hụt thương mại còn lớn, trong khi các nỗ lực vừa qua, dù tích cực, vẫn chưa mang lại nhiều đột phá.

Trong bối cảnh đó, tăng cường hợp tác, thúc đẩy liên doanh, nâng cao hiểu biết về mong đợi của chính quyền Trump, cũng như triển khai các hoạt động ngoại giao từ chính thức đến phi chính thức có thể giúp ích cho Việt Nam. Đồng thời, nhanh chóng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cũng là một hướng đi mà Hà Nội cần ưu tiên để giảm thiểu rủi ro và sự phụ thuộc vào các động thái thuế quan từ chính phủ Mỹ. 

Từ khoá: thuế quan Donald Trump Việt Nam quan hệ Việt - Mỹ

BÀI LIÊN QUAN