Thấy gì từ chuyến thăm Trung Quốc của Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai?
Chuyến thăm Trung Quốc của bà Trương Thị Mai vào tháng 4 không chỉ là hoạt động đối ngoại đảng mà còn gợi mở tính toán chiến lược của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.
Ngày 26/4/2023, bà Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cuộc gặp diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc của đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 25 đến 28/4/2023.
Theo báo Nhân Dân, chuyến đi nhằm “quán triệt thực hiện những nhận thức chung quan trọng giữa lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai nước”, đồng thời “làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” (từ ngày 30/10 đến 1/11/2022). Chuyến thăm của bà Mai là hoạt động đối ngoại đảng quan trọng, diễn ra gần hai tháng kể từ khi bà được Bộ Chính trị phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư và Trưởng Ban Tổ chức Trung ương hôm 6/3/2023.
Vai trò và thời điểm bà Mai đến Trung Quốc được giới quan sát chính trường Việt Nam chú ý. Với cương vị hiện tại, bà Mai là chính trị gia quan trọng thứ hai của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời xếp thứ 5 trong phân cấp quyền lực tại Hà Nội, lần lượt sau bốn vị trí chủ chốt của Đảng và Nhà nước (thường gọi là “Tứ trụ”) là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, trong vòng chưa đầy một năm, hai lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thăm và làm việc tại Trung Quốc.
Chuyến thăm của bà Mai diễn ra khoảng hai tuần sau chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (từ ngày 14 đến 16/4/2023), và gần một tháng kể từ cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden (ngày 29/3/2023). Giữa thời điểm quan hệ Việt - Mỹ được củng cố, Việt Nam vẫn khẳng định “coi trọng và ưu tiên hàng đầu” phát triển quan hệ với Trung Quốc, cam kết cùng Trung Quốc vun đắp quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (thiết lập vào năm 2008) với phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt”. Nội hàm của phương châm “16 chữ” bao gồm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, trong khi “4 tốt” thể hiện tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Về mặt biểu tượng, chuyến thăm lần này có thể nhằm giúp Việt Nam trấn an quốc gia láng giềng, rằng Việt Nam và Mỹ “xích lại gần nhau” không nhằm mục đích chống Trung Quốc. Sự phát triển của quan hệ Việt - Mỹ, tương tự quan hệ Việt - Trung, là bước tiến tự nhiên của quan hệ song phương, phản ánh đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển” mà Việt Nam nhất quán theo đuổi. Nỗ lực này giúp Việt Nam cùng lúc tăng cường quan hệ với hai nước lớn, đồng thời tránh rơi vào “thế khó” khi một trong hai siêu cường cảm thấy lập trường “không chọn phe” của Việt Nam lung lay.
Hiện tại nhìn từ lịch sử: Việt Nam cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Mỹ
Trong thập kỷ qua, không khó để nhận ra nét tương đồng trong cách Việt Nam linh hoạt sắp xếp hoạt động tiếp xúc cấp cao với Trung Quốc mỗi khi quan hệ Việt - Mỹ ghi nhận chuyển biến lớn.
Trước khi cùng Tổng thống Obama thiết lập Quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ tại Nhà Trắng hôm 25/7/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 19 đến 21/6/2013. Khi đó, ông Sang là “lãnh đạo cấp cao đầu tiên của Việt Nam tới Trung Quốc sau khi nước này chuyển giao thế hệ lãnh đạo”. Chuyến thăm phản ánh “chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Đảng, Nhà nước Trung Quốc”, chỉ hơn ba tháng sau khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình được bầu làm Chủ tịch nước và Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc (tháng 3/2013).
Tháng 7/2015, Nguyễn Phú Trọng trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên đến Mỹ nhân kỷ niệm 20 năm hai nước bình thường hoá quan hệ ngoại giao (1995-2015). Cuộc gặp lịch sử giữa ông Trọng và Tổng thống Obama tại phòng Bầu dục khi đó là thắng lợi bước ngoặt cho ngoại giao Việt Nam, đánh dấu sự thừa nhận của Mỹ đối với thể chế chính trị của quốc gia Đông Nam Á. Chuyến thăm cũng góp phần thúc đẩy Mỹ dỡ bỏ một phần, rồi tiến tới dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nhân chuyến thăm chính thức của ông Obama tới Hà Nội vào tháng 5/2016.
Trước khi đến Mỹ, ông Trọng đã có chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 4/2015, đúng dịp hai nước kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Lãnh đạo hai bên khẳng định duy trì và thúc đẩy “quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Trung”, đặc biệt là “nỗ lực kiểm soát tốt bất đồng trên biển”. Cuộc gặp là lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Trung Quốc kể từ sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc (2012), góp phần hàn gắn quan hệ hai nước sau những căng thẳng sâu sắc trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông trước đó.
Cũng trong năm 2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến Trung Quốc dự Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng fascist của nhân dân thế giới vào ngày 3/9, trước khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Trung Quốc từ ngày 23 đến 27/12. Việc ba thành viên “Tứ trụ” đến Trung Quốc trong vòng một năm biểu thị cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc ưu tiên hợp tác với quốc gia láng giềng phương Bắc, ngay cả khi quan hệ Việt - Mỹ có bước đột phá.
Đến năm 2017, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên tới thăm Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Sự kiện này cũng diễn ra trong thời điểm quan hệ Việt - Trung ghi dấu ấn đậm nét, khi lần đầu tiên “Tổng Bí thư hai Đảng và Chủ tịch nước hai nước và thăm lẫn nhau trong cùng một năm.” Cụ thể, tháng 1/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức Trung Quốc lần đầu tiên sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII. Khoảng bốn tháng sau, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp tục đến Trung Quốc thăm cấp nhà nước và dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” (Belt and Road Initiative - BRI). Ở chiều ngược lại, tháng 11/2017, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Đà Nẵng dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (Asia - Pacific Economic Cooperation - APEC) và thăm chính thức Việt Nam tại Hà Nội. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Tập sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX.
Nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ nhưng không làm “mất lòng” Trung Quốc?
Thông qua các cuộc tiếp xúc cấp cao, Việt Nam muốn đồng thời thắt chặt quan hệ với hai đối tác quan trọng hàng đầu là Trung Quốc và Mỹ. Với Trung Quốc, Việt Nam đã và đang “cùng đi một con đường, cùng chung một chí hướng” trong việc xác định nền tảng tư tưởng Marx - Lenin và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, lấy phát triển kinh tế là trọng tâm. Tháng 10/2022, trước chuyến thăm gần nhất của ông Trọng đến Bắc Kinh, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Khi quan hệ Việt - Trung phát triển trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, hợp tác thương mại cũng được hưởng lợi, nhất là trong bối cảnh hai nước nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Trong khi đó, Mỹ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch năm 2022 đạt 109,3 tỷ USD, đồng thời là thị trường đầu tiên mà giá trị hàng Việt Nam xuất khẩu vượt mốc 100 tỷ USD/năm. Quan trọng hơn, quan hệ Việt - Mỹ gặt hái nhiều thành tựu, một phần là nhờ vào những thành quả hợp tác an ninh. Việt Nam cần sự ủng hộ của Mỹ trong vấn đề Biển Đông, và việc tăng cường hợp tác an ninh hàng hải với Mỹ cho phép Việt Nam đảm bảo lợi ích quốc gia trước tham vọng bá quyền của Trung Quốc tại vùng biển này. Dù Hà Nội muốn “thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị” với Mỹ, triển vọng cho việc nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên Đối tác chiến lược vẫn phụ thuộc chủ yếu vào cân nhắc của Việt Nam trong quan hệ giữa quốc gia này với Trung Quốc.
Với chuyến thăm Trung Quốc, bà Mai có thể “trấn an” Trung Quốc về những tiến bộ gần đây trong quan hệ Việt - Mỹ, đồng thời thăm dò nước này về khả năng ông Trọng thăm Mỹ, dự kiến vào tháng 7 năm nay. Dù chưa chính thức, các đồn đoán về chuyến đi là có cơ sở, nhất là khi khả năng nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ trong năm nay vẫn còn bỏ ngỏ.
Năm 2023 được xem là thời điểm thích hợp để Việt Nam và Mỹ nâng tầm quan hệ, đúng dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện (2013 - 2023), và ngay trước thềm Bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024. Sau khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Mỹ vào tháng 5/2017, mới chỉ có Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Mỹ vào tháng 5/2022.
Khi cạnh tranh Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng và tiềm ẩn xung đột, Việt Nam vẫn kiên trì theo đuổi chính sách “đi dây” giữa hai siêu cường, nhằm tối đa hoá lợi ích và giảm thiểu rủi ro. Với các hoạt động can dự chính trị năng động, cơ hội cho Việt Nam trong việc duy trì vị thế cân bằng chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn, chừng nào Hà Nội có thể linh hoạt trong chính sách đối ngoại để tránh làm tổn thương quan hệ giữa quốc gia này với hai đối tác hàng đầu.
Ngày 26/4/2023, bà Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cuộc gặp diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc của đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 25 đến 28/4/2023.
Theo báo Nhân Dân, chuyến đi nhằm “quán triệt thực hiện những nhận thức chung quan trọng giữa lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai nước”, đồng thời “làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” (từ ngày 30/10 đến 1/11/2022). Chuyến thăm của bà Mai là hoạt động đối ngoại đảng quan trọng, diễn ra gần hai tháng kể từ khi bà được Bộ Chính trị phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư và Trưởng Ban Tổ chức Trung ương hôm 6/3/2023.
Vai trò và thời điểm bà Mai đến Trung Quốc được giới quan sát chính trường Việt Nam chú ý. Với cương vị hiện tại, bà Mai là chính trị gia quan trọng thứ hai của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời xếp thứ 5 trong phân cấp quyền lực tại Hà Nội, lần lượt sau bốn vị trí chủ chốt của Đảng và Nhà nước (thường gọi là “Tứ trụ”) là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, trong vòng chưa đầy một năm, hai lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thăm và làm việc tại Trung Quốc.
Chuyến thăm của bà Mai diễn ra khoảng hai tuần sau chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (từ ngày 14 đến 16/4/2023), và gần một tháng kể từ cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden (ngày 29/3/2023). Giữa thời điểm quan hệ Việt - Mỹ được củng cố, Việt Nam vẫn khẳng định “coi trọng và ưu tiên hàng đầu” phát triển quan hệ với Trung Quốc, cam kết cùng Trung Quốc vun đắp quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (thiết lập vào năm 2008) với phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt”. Nội hàm của phương châm “16 chữ” bao gồm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, trong khi “4 tốt” thể hiện tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Về mặt biểu tượng, chuyến thăm lần này có thể nhằm giúp Việt Nam trấn an quốc gia láng giềng, rằng Việt Nam và Mỹ “xích lại gần nhau” không nhằm mục đích chống Trung Quốc. Sự phát triển của quan hệ Việt - Mỹ, tương tự quan hệ Việt - Trung, là bước tiến tự nhiên của quan hệ song phương, phản ánh đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển” mà Việt Nam nhất quán theo đuổi. Nỗ lực này giúp Việt Nam cùng lúc tăng cường quan hệ với hai nước lớn, đồng thời tránh rơi vào “thế khó” khi một trong hai siêu cường cảm thấy lập trường “không chọn phe” của Việt Nam lung lay.
Hiện tại nhìn từ lịch sử: Việt Nam cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Mỹ
Trong thập kỷ qua, không khó để nhận ra nét tương đồng trong cách Việt Nam linh hoạt sắp xếp hoạt động tiếp xúc cấp cao với Trung Quốc mỗi khi quan hệ Việt - Mỹ ghi nhận chuyển biến lớn.
Trước khi cùng Tổng thống Obama thiết lập Quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ tại Nhà Trắng hôm 25/7/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 19 đến 21/6/2013. Khi đó, ông Sang là “lãnh đạo cấp cao đầu tiên của Việt Nam tới Trung Quốc sau khi nước này chuyển giao thế hệ lãnh đạo”. Chuyến thăm phản ánh “chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Đảng, Nhà nước Trung Quốc”, chỉ hơn ba tháng sau khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình được bầu làm Chủ tịch nước và Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc (tháng 3/2013).
Tháng 7/2015, Nguyễn Phú Trọng trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên đến Mỹ nhân kỷ niệm 20 năm hai nước bình thường hoá quan hệ ngoại giao (1995-2015). Cuộc gặp lịch sử giữa ông Trọng và Tổng thống Obama tại phòng Bầu dục khi đó là thắng lợi bước ngoặt cho ngoại giao Việt Nam, đánh dấu sự thừa nhận của Mỹ đối với thể chế chính trị của quốc gia Đông Nam Á. Chuyến thăm cũng góp phần thúc đẩy Mỹ dỡ bỏ một phần, rồi tiến tới dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nhân chuyến thăm chính thức của ông Obama tới Hà Nội vào tháng 5/2016.
Trước khi đến Mỹ, ông Trọng đã có chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 4/2015, đúng dịp hai nước kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Lãnh đạo hai bên khẳng định duy trì và thúc đẩy “quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Trung”, đặc biệt là “nỗ lực kiểm soát tốt bất đồng trên biển”. Cuộc gặp là lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Trung Quốc kể từ sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc (2012), góp phần hàn gắn quan hệ hai nước sau những căng thẳng sâu sắc trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông trước đó.
Cũng trong năm 2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến Trung Quốc dự Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng fascist của nhân dân thế giới vào ngày 3/9, trước khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Trung Quốc từ ngày 23 đến 27/12. Việc ba thành viên “Tứ trụ” đến Trung Quốc trong vòng một năm biểu thị cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc ưu tiên hợp tác với quốc gia láng giềng phương Bắc, ngay cả khi quan hệ Việt - Mỹ có bước đột phá.
Đến năm 2017, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên tới thăm Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Sự kiện này cũng diễn ra trong thời điểm quan hệ Việt - Trung ghi dấu ấn đậm nét, khi lần đầu tiên “Tổng Bí thư hai Đảng và Chủ tịch nước hai nước và thăm lẫn nhau trong cùng một năm.” Cụ thể, tháng 1/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức Trung Quốc lần đầu tiên sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII. Khoảng bốn tháng sau, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp tục đến Trung Quốc thăm cấp nhà nước và dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” (Belt and Road Initiative - BRI). Ở chiều ngược lại, tháng 11/2017, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Đà Nẵng dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (Asia - Pacific Economic Cooperation - APEC) và thăm chính thức Việt Nam tại Hà Nội. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Tập sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX.
Nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ nhưng không làm “mất lòng” Trung Quốc?
Thông qua các cuộc tiếp xúc cấp cao, Việt Nam muốn đồng thời thắt chặt quan hệ với hai đối tác quan trọng hàng đầu là Trung Quốc và Mỹ. Với Trung Quốc, Việt Nam đã và đang “cùng đi một con đường, cùng chung một chí hướng” trong việc xác định nền tảng tư tưởng Marx - Lenin và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, lấy phát triển kinh tế là trọng tâm. Tháng 10/2022, trước chuyến thăm gần nhất của ông Trọng đến Bắc Kinh, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Khi quan hệ Việt - Trung phát triển trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, hợp tác thương mại cũng được hưởng lợi, nhất là trong bối cảnh hai nước nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Trong khi đó, Mỹ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch năm 2022 đạt 109,3 tỷ USD, đồng thời là thị trường đầu tiên mà giá trị hàng Việt Nam xuất khẩu vượt mốc 100 tỷ USD/năm. Quan trọng hơn, quan hệ Việt - Mỹ gặt hái nhiều thành tựu, một phần là nhờ vào những thành quả hợp tác an ninh. Việt Nam cần sự ủng hộ của Mỹ trong vấn đề Biển Đông, và việc tăng cường hợp tác an ninh hàng hải với Mỹ cho phép Việt Nam đảm bảo lợi ích quốc gia trước tham vọng bá quyền của Trung Quốc tại vùng biển này. Dù Hà Nội muốn “thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị” với Mỹ, triển vọng cho việc nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên Đối tác chiến lược vẫn phụ thuộc chủ yếu vào cân nhắc của Việt Nam trong quan hệ giữa quốc gia này với Trung Quốc.
Với chuyến thăm Trung Quốc, bà Mai có thể “trấn an” Trung Quốc về những tiến bộ gần đây trong quan hệ Việt - Mỹ, đồng thời thăm dò nước này về khả năng ông Trọng thăm Mỹ, dự kiến vào tháng 7 năm nay. Dù chưa chính thức, các đồn đoán về chuyến đi là có cơ sở, nhất là khi khả năng nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ trong năm nay vẫn còn bỏ ngỏ.
Năm 2023 được xem là thời điểm thích hợp để Việt Nam và Mỹ nâng tầm quan hệ, đúng dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện (2013 - 2023), và ngay trước thềm Bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024. Sau khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Mỹ vào tháng 5/2017, mới chỉ có Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Mỹ vào tháng 5/2022.
Khi cạnh tranh Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng và tiềm ẩn xung đột, Việt Nam vẫn kiên trì theo đuổi chính sách “đi dây” giữa hai siêu cường, nhằm tối đa hoá lợi ích và giảm thiểu rủi ro. Với các hoạt động can dự chính trị năng động, cơ hội cho Việt Nam trong việc duy trì vị thế cân bằng chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn, chừng nào Hà Nội có thể linh hoạt trong chính sách đối ngoại để tránh làm tổn thương quan hệ giữa quốc gia này với hai đối tác hàng đầu.