Trung Quốc và chính quyền quân sự Myanmar: “đồng minh phi dân chủ” hay “đối tác thực dụng”?

Bỏ qua một nhà nước chính danh ở Myanmar, hợp tác với bên thực quyền kiểm soát chính phủ và tìm kiếm ổn định cho quốc gia này là những ưu tiên của Bắc Kinh.

Phan Nhật Bình 10/05/2023
Image
Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương hội kiến lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar Min Aung Hlaing tại Naypyidaw (Myanmar) ngày 3/5/2023 - (C): Tân Hoa Xã

Từ ngày 2 đến ngày 3/5/2023, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đã có chuyến thăm Myanmar và gặp gỡ lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing. Chuyến thăm cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường quan hệ với phe quân sự. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên đại diện Chính phủ Trung Quốc gặp mặt trực tiếp lãnh đạo phe đảo chính kể từ tháng 2/2021.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết mục đích của chuyến thăm là nhằm nối tiếp thành tựu từ “chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Myanmar vào tháng 1/2020” và hướng đến “tăng cường hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực như kinh tế và sinh kế”.

Chuyến thăm của phía Trung Quốc nhằm “công nhận” chính quyền đảo chính, hay đơn giản, Bắc Kinh chỉ muốn thúc đẩy hợp tác với bên thực quyền kiểm soát Myanmar?

Đặc trưng trong cách tiếp cận Myanmar của Trung Quốc

Hợp tác với quốc gia có truyền thống chính trị bất ổn như Myanmar là “thế khó” đối với hầu hết các quốc gia, bao gồm Trung Quốc - cường quốc có nhiều lợi ích chiến lược ở Myanmar. Với mâu thuẫn kéo dài giữa ba phe quân sự, dân sự, và các nhóm vũ trang sắc tộc (EAOs) ở Myanmar, nếu chỉ duy trì tương tác thân thiện với một phe duy nhất, các dự án đầu tư của Bắc Kinh tại quốc gia này sẽ khó tránh khỏi nguy cơ bị tấn công hoặc phá hoại bởi hai phe còn lại. Do vậy, bất kể phe nào đang kiểm soát chính quyền ở Myanmar, Trung Quốc cũng hướng đến duy trì quan hệ hữu hảo với tất cả các bên, nhằm “phòng ngừa rủi ro” trong tương tác với quốc gia vẫn còn nhiều bất ổn này.

Từ đặc trưng chính sách trên, phản ứng của Trung Quốc đối với chính biến ở Myanmar, từ khi quân đội nước này bắt giam những người đứng đầu chính phủ dân sự và tuyên bố lên nắm chính quyền vào ngày 1/2/2021 đến nay, đã có sự biến chuyển qua ba giai đoạn: từ trung lập quan sát tình hình, cho đến nỗ lực tiếp cận tất cả các bên, và tiến tới tăng cường hợp tác với chính quyền quân sự.

Những ngày đầu đảo chính tại Myanmar gần như đặt Trung Quốc vào tình thế bối rối, bởi sự kiện đã phá vỡ nỗ lực vất vả mà Bắc Kinh vun đắp nhằm thiết lập quan hệ thân thiện với chính quyền của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) vừa bị lật đổ ở Naypyidaw. Những nỗ lực ấy chủ yếu xoay quanh việc thúc đẩy dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Myanmar (CMEC) - một dự án có ý nghĩa chiến lược trong Sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Vào đêm cùng ngày xảy ra đảo chính, Trung Quốc đã nhanh chóng có phản ứng chính thức. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố nước này “ghi nhận những gì đã xảy ra ở Myanmar” và “đang tìm hiểu thêm thông tin về tình hình”. Trong tình thế “khó xử”, Bắc Kinh chỉ mới “ghi nhận”, im lặng quan sát tình hình, và sau đó là từ chối lên án cuộc đảo chính. Bởi lẽ, khi chưa xác định được bên thực quyền kiểm soát Myanmar trong thời gian tới, phản ứng nóng vội có thể phá huỷ triển vọng của các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của Trung Quốc tại Myanmar.

Sang năm 2022, khi cán cân quyền lực ở Myanmar đã nghiêng về phe quân đội, Bắc Kinh thúc đẩy nhiều tương tác công khai với chính quyền quân sự. Điển hình là hai cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng quân sự Myanmar U Wunna Maung Lwin tại An Huy (Trung Quốc) vào tháng 4 và tại Bagan (Myanmar) vào tháng 7 năm ngoái. Mặt khác, từ cuối năm 2021 đến năm 2022, Trung Quốc vẫn nỗ lực kêu gọi chính quyền quân sự đàm phán với các nhóm EAOs, duy trì tương tác ít chú ý với Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (NUG), và đề nghị chính quyền quân sự không giải tán đảng của phe đối lập ở Myanmar.

Từ cuối năm 2022 đến đầu năm nay, triển vọng trở lại dân chủ của Myanmar hầu như mong manh sau khi chính quyền quân sự tuyên án tổng cộng 33 năm tù cho lãnh đạo phe đối lập là bà Aung San Suu Kyi vào cuối năm ngoái, và tuyên bố giải tán đảng NLD vào tháng 3 năm nay. Đến thời điểm này, Trung Quốc đã mạnh dạn hơn khi thúc đẩy tiếp xúc cấp cao hơn với chính quyền quân sự, khởi đầu bằng cuộc gặp chính thức giữa Ngoại trưởng Tần Cương và Thống tướng Min Aung Hlaing vào đầu tháng 5.

Trung Quốc vẫn tiếp tục nỗ lực cân bằng quan hệ giữa các bên ở Myanmar. Một ngày trước chuyến thăm, ông Tần đã gặp bà Noeleen Heyzer, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Myanmar và kêu gọi cộng đồng quốc tế “tôn trọng chủ quyền của Myanmar”, đồng thời “ủng hộ tất cả các bên và phe phái” ở quốc gia này. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn không chính thức công nhận tính chính danh của chính quyền quân sự trong những tương tác mới nhất.

Ba động cơ đằng sau cách tiếp cận của Trung Quốc

Sau rốt, Myanmar có ý nghĩa chiến lược với Trung Quốc ra sao để cường quốc này phải duy trì các tương tác khéo léo như vậy? Động cơ đằng sau mong muốn tìm kiếm quan hệ hữu hảo với tất cả các bên ở Myanmar của Trung Quốc là gì?

Lợi ích của Trung Quốc tại Myanmar có thể được gói gọn trong ba từ khoá: địa chính trị, kinh tế, và an ninh biên giới.

Địa chính trị

Myanmar toạ lạc ở sườn phía Tây của Đông Nam Á, là giao điểm giữa tỉnh biên giới Vân Nam của Trung Quốc với các quốc gia Nam Á và Ấn Độ Dương. Với vị trí địa chiến lược này, Myanmar là một mắt xích quan trọng trong sáng kiến BRI và là “cửa ngõ” để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương.

Đi dọc hành lang CMEC từ Côn Minh đến “cửa ngõ hàng hải” Kyaukphyu - nơi có dự án cảng nước sâu được hai bên thoả thuận phát triển từ năm 2018, Trung Quốc có thể tiếp cận Đại Tây Dương từ sườn phía Tây Nam của Myanmar, từ đó kết nối tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với Vịnh Bengal. Một khi mở được đường ra Ấn Độ Dương, các chuyến vận tải biển Trung Quốc có thể giảm phụ thuộc vào eo biển Malacca. Về mặt quân sự, một con đường ra Ấn Độ Dương qua Myanmar có thể giúp hải quân Trung Quốc tăng cường hiện diện ở Vịnh Bengal nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với Ấn Độ.

Kinh tế

Bên cạnh lợi ích địa chính trị, Naypyidaw còn là đối tác kinh tế quan trọng của Bắc Kinh. Trong chuyến thăm Myanmar vào đầu năm 2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cùng Cố vấn Nhà nước Myanmar khi đó là bà Aung San Suu Kyi chứng kiến lễ ký kết 33 Bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm dọc theo hành lang CMEC, trong đó có đặc khu kinh tế Kyaukphyu (KPSEZ), cảng nước sâu Kyaukphyu, tuyến đường sắt Muse - Mandalay, đường cao tốc Muse - Mandalay, đường cao tốc Kyaukphyu... Ngoài ra, Naypyidaw còn là nhà cung cấp tài nguyên và khoáng sản hàng đầu của Bắc Kinh, như gỗ, ngọc bích, thiếc, đồng, đất hiếmkhí đốt tự nhiên.

Yun Sun, phụ trách Chương trình Đông Á và Chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson (Washington) đã đặt câu hỏi trên tờ The Diplomat rằng: “Nếu Myanmar một lần nữa trở thành kẻ bị cộng đồng quốc tế ruồng bỏ, thì số phận của các dự án kết nối quốc tế [do Trung Quốc đầu tư vào nước này] sẽ đi về đâu?”. Câu hỏi này hoàn toàn có cơ sở khi sau hai năm chính biến, bạo loạn ở Myanmar vẫn kéo dài, trong khi các dự án đầu tư quan trọng của Trung Quốc vẫn đang mắc kẹt tại đây. Vì lẽ đó, Trung Quốc dường như chỉ có thể thúc đẩy hợp tác với phe quân đội đang nắm giữ thực quyền.

An ninh biên giới

An ninh biên giới Trung Quốc - Myanmar, đặc biệt là ở khu vực tỉnh Vân Nam, đã và đang “làm đau đầu” các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong nhiều năm qua. Trong quá khứ, bất ổn ở Myanmar không chỉ khiến dòng người tị nạn tràn sang Trung Quốc, mà còn làm gia tăng vấn nạn buôn người và buôn ma tuý ở khu vực biên giới hai nước. Nỗ lực tìm kiếm sự ổn định cho Myanmar không chỉ nhằm bảo vệ người dân Trung Quốc ở khu vực biên giới, mà còn nhằm bảo vệ các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng mà Trung Quốc đang phát triển ở khu vực này, tiêu biểu như tuyến đường sắt Muse-Kyaukphyuđường ống dẫn khí đốt tự nhiên Kyaukpyu - Côn Minh.

Trước khi đến Naypyidaw để gặp các quan chức quân đội, ông Tần đã có chuyến thị sát khu vực biên giới Trung Quốc - Myanmar ở Vân Nam và nhấn mạnh việc “duy trì ổn định ở biên giới” hai nước. Trong cuộc gặp với đại diện chính quyền quân sự, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng nêu quan ngại về tội phạm lừa đảo qua Internet ở vùng biên giới, và yêu cầu phía chính quyền quân sự sớm phối hợp để khắc phục vấn nạn này. Song song đó, Bắc Kinh vẫn nỗ lực tìm kiếm đối thoại với các nhóm EAOs ở khu vực biên giới.

Như vậy, điều Bắc Kinh mong muốn ở Myanmar là tình trạng ổn định cho quốc gia này dẫu phe nào đang kiểm soát đất nước, hơn là một sự chuyển đổi phi dân chủ. Thứ nhất, một Myanmar ổn định sẽ giúp bảo vệ lợi ích chiến lược của Trung Quốc tại đây. Thứ hai, việc Trung Quốc kêu gọi khôi phục dân chủ cho Myanmar có thể càng kích động hành vi leo thang bạo lực từ phía chính quyền quân sự.

Tuy nhiên, sự hậu thuẫn lớn về ngoại giao, kinh tế, và quân sự từ Trung Quốc đang “tiếp thêm sinh lực” cho chính quyền đảo chính. Quan hệ giữa Trung Quốc và chính quyền quân sự ngày càng thân thiết cũng báo hiệu con đường trở về dân chủ của Myanmar càng thêm xa vời.

Từ ngày 2 đến ngày 3/5/2023, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đã có chuyến thăm Myanmar và gặp gỡ lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing. Chuyến thăm cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường quan hệ với phe quân sự. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên đại diện Chính phủ Trung Quốc gặp mặt trực tiếp lãnh đạo phe đảo chính kể từ tháng 2/2021.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết mục đích của chuyến thăm là nhằm nối tiếp thành tựu từ “chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Myanmar vào tháng 1/2020” và hướng đến “tăng cường hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực như kinh tế và sinh kế”.

Chuyến thăm của phía Trung Quốc nhằm “công nhận” chính quyền đảo chính, hay đơn giản, Bắc Kinh chỉ muốn thúc đẩy hợp tác với bên thực quyền kiểm soát Myanmar?

Đặc trưng trong cách tiếp cận Myanmar của Trung Quốc

Hợp tác với quốc gia có truyền thống chính trị bất ổn như Myanmar là “thế khó” đối với hầu hết các quốc gia, bao gồm Trung Quốc - cường quốc có nhiều lợi ích chiến lược ở Myanmar. Với mâu thuẫn kéo dài giữa ba phe quân sự, dân sự, và các nhóm vũ trang sắc tộc (EAOs) ở Myanmar, nếu chỉ duy trì tương tác thân thiện với một phe duy nhất, các dự án đầu tư của Bắc Kinh tại quốc gia này sẽ khó tránh khỏi nguy cơ bị tấn công hoặc phá hoại bởi hai phe còn lại. Do vậy, bất kể phe nào đang kiểm soát chính quyền ở Myanmar, Trung Quốc cũng hướng đến duy trì quan hệ hữu hảo với tất cả các bên, nhằm “phòng ngừa rủi ro” trong tương tác với quốc gia vẫn còn nhiều bất ổn này.

Từ đặc trưng chính sách trên, phản ứng của Trung Quốc đối với chính biến ở Myanmar, từ khi quân đội nước này bắt giam những người đứng đầu chính phủ dân sự và tuyên bố lên nắm chính quyền vào ngày 1/2/2021 đến nay, đã có sự biến chuyển qua ba giai đoạn: từ trung lập quan sát tình hình, cho đến nỗ lực tiếp cận tất cả các bên, và tiến tới tăng cường hợp tác với chính quyền quân sự.

Những ngày đầu đảo chính tại Myanmar gần như đặt Trung Quốc vào tình thế bối rối, bởi sự kiện đã phá vỡ nỗ lực vất vả mà Bắc Kinh vun đắp nhằm thiết lập quan hệ thân thiện với chính quyền của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) vừa bị lật đổ ở Naypyidaw. Những nỗ lực ấy chủ yếu xoay quanh việc thúc đẩy dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Myanmar (CMEC) - một dự án có ý nghĩa chiến lược trong Sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Vào đêm cùng ngày xảy ra đảo chính, Trung Quốc đã nhanh chóng có phản ứng chính thức. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố nước này “ghi nhận những gì đã xảy ra ở Myanmar” và “đang tìm hiểu thêm thông tin về tình hình”. Trong tình thế “khó xử”, Bắc Kinh chỉ mới “ghi nhận”, im lặng quan sát tình hình, và sau đó là từ chối lên án cuộc đảo chính. Bởi lẽ, khi chưa xác định được bên thực quyền kiểm soát Myanmar trong thời gian tới, phản ứng nóng vội có thể phá huỷ triển vọng của các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của Trung Quốc tại Myanmar.

Sang năm 2022, khi cán cân quyền lực ở Myanmar đã nghiêng về phe quân đội, Bắc Kinh thúc đẩy nhiều tương tác công khai với chính quyền quân sự. Điển hình là hai cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng quân sự Myanmar U Wunna Maung Lwin tại An Huy (Trung Quốc) vào tháng 4 và tại Bagan (Myanmar) vào tháng 7 năm ngoái. Mặt khác, từ cuối năm 2021 đến năm 2022, Trung Quốc vẫn nỗ lực kêu gọi chính quyền quân sự đàm phán với các nhóm EAOs, duy trì tương tác ít chú ý với Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (NUG), và đề nghị chính quyền quân sự không giải tán đảng của phe đối lập ở Myanmar.

Từ cuối năm 2022 đến đầu năm nay, triển vọng trở lại dân chủ của Myanmar hầu như mong manh sau khi chính quyền quân sự tuyên án tổng cộng 33 năm tù cho lãnh đạo phe đối lập là bà Aung San Suu Kyi vào cuối năm ngoái, và tuyên bố giải tán đảng NLD vào tháng 3 năm nay. Đến thời điểm này, Trung Quốc đã mạnh dạn hơn khi thúc đẩy tiếp xúc cấp cao hơn với chính quyền quân sự, khởi đầu bằng cuộc gặp chính thức giữa Ngoại trưởng Tần Cương và Thống tướng Min Aung Hlaing vào đầu tháng 5.

Trung Quốc vẫn tiếp tục nỗ lực cân bằng quan hệ giữa các bên ở Myanmar. Một ngày trước chuyến thăm, ông Tần đã gặp bà Noeleen Heyzer, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Myanmar và kêu gọi cộng đồng quốc tế “tôn trọng chủ quyền của Myanmar”, đồng thời “ủng hộ tất cả các bên và phe phái” ở quốc gia này. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn không chính thức công nhận tính chính danh của chính quyền quân sự trong những tương tác mới nhất.

Ba động cơ đằng sau cách tiếp cận của Trung Quốc

Sau rốt, Myanmar có ý nghĩa chiến lược với Trung Quốc ra sao để cường quốc này phải duy trì các tương tác khéo léo như vậy? Động cơ đằng sau mong muốn tìm kiếm quan hệ hữu hảo với tất cả các bên ở Myanmar của Trung Quốc là gì?

Lợi ích của Trung Quốc tại Myanmar có thể được gói gọn trong ba từ khoá: địa chính trị, kinh tế, và an ninh biên giới.

Địa chính trị

Myanmar toạ lạc ở sườn phía Tây của Đông Nam Á, là giao điểm giữa tỉnh biên giới Vân Nam của Trung Quốc với các quốc gia Nam Á và Ấn Độ Dương. Với vị trí địa chiến lược này, Myanmar là một mắt xích quan trọng trong sáng kiến BRI và là “cửa ngõ” để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương.

Đi dọc hành lang CMEC từ Côn Minh đến “cửa ngõ hàng hải” Kyaukphyu - nơi có dự án cảng nước sâu được hai bên thoả thuận phát triển từ năm 2018, Trung Quốc có thể tiếp cận Đại Tây Dương từ sườn phía Tây Nam của Myanmar, từ đó kết nối tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với Vịnh Bengal. Một khi mở được đường ra Ấn Độ Dương, các chuyến vận tải biển Trung Quốc có thể giảm phụ thuộc vào eo biển Malacca. Về mặt quân sự, một con đường ra Ấn Độ Dương qua Myanmar có thể giúp hải quân Trung Quốc tăng cường hiện diện ở Vịnh Bengal nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với Ấn Độ.

Kinh tế

Bên cạnh lợi ích địa chính trị, Naypyidaw còn là đối tác kinh tế quan trọng của Bắc Kinh. Trong chuyến thăm Myanmar vào đầu năm 2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cùng Cố vấn Nhà nước Myanmar khi đó là bà Aung San Suu Kyi chứng kiến lễ ký kết 33 Bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm dọc theo hành lang CMEC, trong đó có đặc khu kinh tế Kyaukphyu (KPSEZ), cảng nước sâu Kyaukphyu, tuyến đường sắt Muse - Mandalay, đường cao tốc Muse - Mandalay, đường cao tốc Kyaukphyu... Ngoài ra, Naypyidaw còn là nhà cung cấp tài nguyên và khoáng sản hàng đầu của Bắc Kinh, như gỗ, ngọc bích, thiếc, đồng, đất hiếmkhí đốt tự nhiên.

Yun Sun, phụ trách Chương trình Đông Á và Chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson (Washington) đã đặt câu hỏi trên tờ The Diplomat rằng: “Nếu Myanmar một lần nữa trở thành kẻ bị cộng đồng quốc tế ruồng bỏ, thì số phận của các dự án kết nối quốc tế [do Trung Quốc đầu tư vào nước này] sẽ đi về đâu?”. Câu hỏi này hoàn toàn có cơ sở khi sau hai năm chính biến, bạo loạn ở Myanmar vẫn kéo dài, trong khi các dự án đầu tư quan trọng của Trung Quốc vẫn đang mắc kẹt tại đây. Vì lẽ đó, Trung Quốc dường như chỉ có thể thúc đẩy hợp tác với phe quân đội đang nắm giữ thực quyền.

An ninh biên giới

An ninh biên giới Trung Quốc - Myanmar, đặc biệt là ở khu vực tỉnh Vân Nam, đã và đang “làm đau đầu” các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong nhiều năm qua. Trong quá khứ, bất ổn ở Myanmar không chỉ khiến dòng người tị nạn tràn sang Trung Quốc, mà còn làm gia tăng vấn nạn buôn người và buôn ma tuý ở khu vực biên giới hai nước. Nỗ lực tìm kiếm sự ổn định cho Myanmar không chỉ nhằm bảo vệ người dân Trung Quốc ở khu vực biên giới, mà còn nhằm bảo vệ các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng mà Trung Quốc đang phát triển ở khu vực này, tiêu biểu như tuyến đường sắt Muse-Kyaukphyuđường ống dẫn khí đốt tự nhiên Kyaukpyu - Côn Minh.

Trước khi đến Naypyidaw để gặp các quan chức quân đội, ông Tần đã có chuyến thị sát khu vực biên giới Trung Quốc - Myanmar ở Vân Nam và nhấn mạnh việc “duy trì ổn định ở biên giới” hai nước. Trong cuộc gặp với đại diện chính quyền quân sự, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng nêu quan ngại về tội phạm lừa đảo qua Internet ở vùng biên giới, và yêu cầu phía chính quyền quân sự sớm phối hợp để khắc phục vấn nạn này. Song song đó, Bắc Kinh vẫn nỗ lực tìm kiếm đối thoại với các nhóm EAOs ở khu vực biên giới.

Như vậy, điều Bắc Kinh mong muốn ở Myanmar là tình trạng ổn định cho quốc gia này dẫu phe nào đang kiểm soát đất nước, hơn là một sự chuyển đổi phi dân chủ. Thứ nhất, một Myanmar ổn định sẽ giúp bảo vệ lợi ích chiến lược của Trung Quốc tại đây. Thứ hai, việc Trung Quốc kêu gọi khôi phục dân chủ cho Myanmar có thể càng kích động hành vi leo thang bạo lực từ phía chính quyền quân sự.

Tuy nhiên, sự hậu thuẫn lớn về ngoại giao, kinh tế, và quân sự từ Trung Quốc đang “tiếp thêm sinh lực” cho chính quyền đảo chính. Quan hệ giữa Trung Quốc và chính quyền quân sự ngày càng thân thiết cũng báo hiệu con đường trở về dân chủ của Myanmar càng thêm xa vời.

BÀI LIÊN QUAN