Kinh tế
13 PHÚT ĐỌC

Trump 2.0 và những tác động lên nền kinh tế Việt Nam

Các biện pháp bảo hộ thương mại của Mỹ có thể gia tăng áp lực lên hàng xuất khẩu Việt Nam, nhưng Hà Nội có thể hưởng lợi khi Mỹ tái phân bổ thương mại do cạnh tranh Mỹ - Trung.

Trương Tuấn Kiệt 11/12/2024
Image
Ông Eric Trump, phó chủ tịch điều hành The Trump Organization và ông Đặng Thành Tâm, chủ tịch tập đoàn Kinh Bắc ký thỏa thuận hợp tác với sự chứng kiến của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 25-9, tại Florida (Mỹ) - (C): KBC

Thương mại Việt - Mỹ thời Trump 1.0: Mạnh mẽ nhưng rủi ro

Trong nhiệm kỳ 1.0 của ông Trump (2017 - 2021), quan hệ thương mại Việt - Mỹ đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và liên tục. Ngay trong năm nắm quyền đầu tiên của ông Trump, kim ngạch thương mại song phương đã vượt mốc 50 tỷ USD, sau đó tăng lên hơn 60 tỷ USD (năm 2018), tiến đến gần 76 tỷ USD (năm 2019) và đạt 90,8 tỷ USD (năm 2020). 

Tuy nhiên, mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Mỹ trong giai đoạn trên không phải là không có khó khăn. Chính quyền Trump đã điều tra chống bán phá giá và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với Hà Nội, như với mặt hàng tôn mạ và thép cán nguội xuất khẩu sang Mỹ. Ông Trump từng gọi Việt Nam là quốc gia lạm dụng thương mại tồi tệ hơn cả Trung Quốc. 

Khi gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào năm 2017, vị Tổng thống Mỹ này đã nhấn mạnh vấn đề trên phải được nhanh chóng giải quyết. Ở những ngày cuối nhiệm kỳ đầu, ông Trump cũng đã dội thêm gáo nước lạnh khác khi quyết định dán nhãn thao túng tiền tệ lên Việt Nam. Việc này khiến Hà Nội có nguy cơ bị Mỹ hạn chế quyền tiếp cận các hợp đồng mua sắm chính phủ và nguồn tài chính cho phát triển, cũng như bị đánh thuế lên một số hàng hóa xuất khẩu do cố tình hạ giá tiền. 

Từ những kết quả của nhiệm kỳ đầu, có thể thấy vấn đề thương mại, cũng như nhiệm vụ làm sao mang lại lợi ích kinh tế cho nước Mỹ là mối quan tâm hàng đầu của ông Trump, và điều đó tiếp tục được thể hiện trong những tuyên bố xoay quanh giai đoạn tranh cử vừa qua.  

Cam kết của Trump và tác động đến Việt Nam 

Với Tổng thống đắc cử Donald Trump, “thuế quan là từ đẹp nhất trong từ điển” (the most beautiful word in the dictionary is tariff), được xem là kim chỉ nam chiến lược để đối đầu với những bất công thương mại và vực dậy một số ngành sản xuất nội địa. Trước hết, ông Trump là người thích cắt giảm thuế trong nước, và do đó đã bày tỏ mong muốn kéo dài vĩnh viễn các khoản cắt giảm thuế theo Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm (Tax Cuts and Jobs Act) mà ông đã thông qua hồi năm 2017 (sẽ hết hạn vào năm sau). Ông cũng tuyên bố sẽ xóa bỏ toàn bộ các khoản thuế thu nhập đánh vào lương làm thêm giờ của người lao động. Ngoài ra, thuế dành cho các doanh nghiệp sản xuất tại Mỹ dự kiến có thể được cắt giảm từ 21% xuống còn 15%

Mặc dù những tham vọng của ông Trump có thể khiến nợ công của Mỹ tăng thêm 7,75 nghìn tỷ USD trong những năm tới (hiện giờ đang ở mức kỷ lục là 35,46 nghìn tỷ USD), nhưng tân Tổng thống đã hứa hẹn sẽ tìm cách để huy động đủ tiền cho các chương trình cắt giảm thuế. Một trong những giải pháp mà ông Trump dự định áp dụng là đánh thuế phổ quát 10% đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ.

Trong tình cảnh này, hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn, có khả năng làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ, từ đó ảnh hưởng lên sản lượng và giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam vào siêu cường này. Giới chuyên gia nhận định tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam có thể giảm gần 1% nếu những khả năng trên xảy ra. Đồng thời, khi nhu cầu tại Mỹ giảm, hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc có thể đổ xô vào các thị trường khác, bao gồm Việt Nam, khiến các ngành công nghiệp nội địa bị tổn hại. 

Bên cạnh đó, Washington có thể sẽ điều tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa gắt gao hơn để đảm bảo không bỏ sót các mặt hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác (nhưng thực chất lại có xuất xứ từ Trung Quốc). Chẳng hạn, đầu vào thượng nguồn được sản xuất tại Trung Quốc, sau đó được chuyển đến các công ty con của Việt Nam để chế biến nhỏ thành các sản phẩm hạ nguồn, rồi đem đi xuất khẩu nhằm giúp các doanh nghiệp ở quốc gia tỷ dân tránh thuế của Mỹ. Cho đến nay, Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (U.S. Customs and Border Protection) đã phát hiện ra 17 sự việc như thế.   

Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng có khả năng bị áp thuế nhập khẩu và thuế chống bán phá giá, đặc biệt là theo phán quyết mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ (Department of Commerce - DOC) hồi tháng 8, Hà Nội vẫn là nền kinh tế phi thị trường. Điều đó có nghĩa là các nhà xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, trợ cấp. Chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam vì thế cũng không được dùng để tính toán biên độ phá giá mà phải sử dụng giá trị thay thế của một nước thứ ba.  

Hơn nữa, sau bốn năm nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, Việt Nam vẫn có thặng dư thương mại vượt trội so với Mỹ. Chẳng hạn, thặng dư thương mại của Việt Nam so với Mỹ trong năm 2023 là khoảng 100 tỷ USD; Việt Nam trở thành quốc gia có cán cân thương mại lớn thứ ba với Mỹ, sau Trung Quốc và Mexico (cả hai đều trong tầm ngắm của ông Trump). Tân Tổng thống tuyên bố rằng sau khi nhậm chức vào đầu năm sau, ông sẽ áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, và áp thêm 10% thuế nhập khẩu đối với hàng Trung Quốc.    

Với thực trạng đó, Việt Nam có nguy cơ trở thành mục tiêu của các biện pháp bảo hộ do ông Trump đề ra, đặc biệt ở các ngành thế mạnh và đang chịu thuế rất thấp của quốc gia Đông Nam Á này như dệt may, gỗ, thủy sản… Nguy cơ đó càng tăng lên khi con trai của ông Trump là Eric Trump đã nêu tên Việt Nam trong danh sách các quốc gia gian lận với nước Mỹ ở một video được trình chiếu vào cuối tháng 11, tại một hội nghị kinh doanh ở Hà Nội do Phòng Thương mại Mỹ tổ chức. Với tình hình này, trong bốn năm tới, gần như không có cơ hội nào để DOC thay đổi quyết định và công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. 

Tuy nhiên, không phải mọi dự báo về chính quyền Trump 2.0 đều gây bất lợi cho Việt Nam. Quốc gia này vẫn có thể hưởng lợi từ sự thay thế thương mại nếu Mỹ tăng cường ngăn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Các nhà kinh tế dự báo rằng việc tái phân bổ thương mại này có thể thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng khoảng 0,5%, bù lại cho phần 1% có thể bị giảm ở trên. Các ngành có thể được hưởng lợi là bất động sản khu công nghiệp, xuất khẩu (gỗ, thủy sản)... 

Chính ông Trump cũng thể hiện thiện chí trong việc tìm kiếm lợi ích tại thị trường Việt Nam. Hồi tháng 10, tập đoàn Trump Organization đã công bố kế hoạch liên doanh với Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc để phát triển dự án khách sạn, sân golf và khu dân cư tại Hưng Yên, tổng mức đầu tư rơi vào khoảng 1,5 tỷ USD. Bản thân ông Trump, cùng với con trai kiêm Phó chủ tịch Điều hành của Trump Organization, Eric Trump, đã tham dự lễ ký kết. Cùng với đó, công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk (đồng minh thân cận của ông Trump) cũng dự định đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam để phát triển Internet vệ tinh.

Một điểm tích cực khác là tuy đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa có nhiều quan điểm khác biệt về đối nội và đối ngoại, nhưng trong quan hệ với Việt Nam, lưỡng đảng thường có quan điểm khá thống nhất, đó là tăng cường phát triển quan hệ song phương. Ngay cả ông Trump trong nhiệm kỳ đầu cũng thể hiện điều đó. Ông là Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam ngay trong năm đầu nhiệm kỳ (vào tháng 11/2017). Tiếp đó, vào tháng 2/2019, ông Trump đã quay lại Việt Nam trong một chuyến thăm không chính thức để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai. Mới đây nhất, trong cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm vào tháng 11, ông Trump đã vui vẻ nhận lời mời thăm lại Việt Nam vào một thời điểm thích hợp. 

Như vậy, khi ông Trump lên nắm quyền nhiệm kỳ thứ hai, những quan điểm về kinh tế của nhà lãnh đạo này gây nguy cơ tăng cường áp thuế nhập khẩu và thuế chống bán phá giá, điều tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa gắt gao hơn, dẫn đến giảm giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ, đặc biệt là khi thặng dư thương mại của Hà Nội với Washington đang ở mức rất cao. 

Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiệm kỳ mới cũng mang lại những triển vọng cho Hà Nội về khả năng hưởng lợi từ xu hướng rời khỏi Trung Quốc do sức ép của ông Trump, sự quan tâm hơn của tân Tổng thống vào việc đầu tư vào thị trường Việt Nam, cũng như sự ủng hộ của lưỡng đảng trong quan hệ với quốc gia Đông Nam Á này.  

Việt Nam nên làm gì?

Để tăng thiện cảm với Tổng thống Trump, và giảm nguy cơ bị Mỹ trừng phạt về thuế quan, Việt Nam nên tăng kim ngạch nhập khẩu từ Washington, chẳng hạn với khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Mặt hàng này phù hợp với kế hoạch “Khoan, khoan, khoan” (Drill, baby, drill) của ông Trump nhằm thúc đẩy sản xuất dầu và khí đốt, gỡ bỏ mọi hạn chế đối với sản xuất nhiên liệu hóa thạch do ông Biden áp đặt. Thêm vào đó, các mỏ khí hiện tại của Việt Nam chủ yếu nằm ở khu vực Đông Nam Bộ và đang bước vào giai đoạn cạn kiệt, dẫn đến nguồn cung khí đốt nội địa giảm 25% trong năm năm qua. 

Vì thế, việc xem xét mua thêm LNG từ Mỹ là lựa chọn phù hợp cho Hà Nội trong những năm tới. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chỉ đang giao dịch khí LNG qua hình thức mua và giao ngay, chưa ký bất kỳ hợp đồng mua bán dài hạn nào. Mua và giao ngay có nhược điểm là giá cả không ổn định, không đảm bảo nguồn cung, và thường có giá cao hơn so với hợp đồng dài hạn. Do đó, nếu xác định mua LNG từ Mỹ, Việt Nam nên lựa chọn hình thức ký hợp đồng dài hạn. 

Bên cạnh đó, để tận dụng khả năng các doanh nghiệp Mỹ và đồng minh chuyển dịch khỏi Trung Quốc dưới sức ép của ông Trump, Việt Nam nên tăng năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Bằng cách này, Hà Nội có thể hy vọng tăng cường sức hấp dẫn và thu hút sự chú ý nhiều hơn từ các công ty nước ngoài. Mặc dù vậy, Việt Nam không dễ thực hiện điều này, vì gặp khó khăn trong việc tạo thêm việc làm cho người lao động trong ngành sản xuất, cũng như thiếu các trung tâm dữ liệu quy mô lớn. 

Cụ thể, Hà Nội cần tìm cách mở rộng việc làm trong các ngành sản xuất, từ năm 2018 đến năm 2019, việc làm tăng 1,3 triệu, nhưng trong giai đoạn 2022-2023, chúng chỉ tăng 200.000, góp phần khiến tăng trưởng GDP giảm từ 7,4% (năm 2019) xuống còn 5% (năm 2023). 

Đồng thời, Việt Nam cần thúc đẩy xây dựng các trung tâm dữ liệu với quy mô lớn, có khả năng xử lý các yêu cầu, cũng như dạy các mô hình ngôn ngữ lớn cho trí tuệ nhân tạo (AI). Thực trạng hiện nay là các trung tâm của Việt Nam chỉ có quy mô tương đương 5-10% các đối thủ cạnh tranh (như Singapore hay Malaysia), kém an toàn hơn nhiều, và thiếu các dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cho cho các công ty địa phương. 

Để sớm tăng tốc theo kịp với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam nên cho phép các nhà đầu tư bên ngoài, đặc biệt là từ Mỹ, tham gia xây dựng trung tâm dữ liệu. Trong đó, động thái Việt Nam hợp tác với tập đoàn NVIDIA (Mỹ) để ký kết lập hai Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển AI vào đầu tháng 12 vừa qua là một bước đi nên được nhân rộng, mặc dù chưa rõ quy mô có lớn bằng các đối thủ cạnh tranh hay không.  

Ở một khía cạnh khác, mặc dù triển vọng để được chính quyền Trump công nhận là nền kinh tế thị trường là tương đối khó, nhưng Việt Nam không nên vì thế mà nản lòng. Lãnh đạo Việt Nam vẫn nên tiếp tục kiên trì, tìm cách đáp ứng rõ ràng hơn năm tiêu chí mà Mỹ đặt ra để tăng tính thuyết phục trên bàn đàm phán. Năm tiêu chí đó là mức độ chuyển đổi của đồng tiền; quá trình đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động; mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế; vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân; mức độ kiểm soát của chính phủ với một số nguồn lực và giá cả.

Đồng thời, một trong những nguyên nhân DOC không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường là vì sự phản đối của một bộ phận thượng nghị sĩ đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa, và các nhà sản xuất thép, ngư dân đánh bắt tôm, người nuôi ong… do lo ngại làm trầm trọng thêm tình trạng bóp méo thương mại đang diễn ra, xói mòn cơ sở sản xuất, đe dọa đến người lao động và các ngành công nghiệp của Mỹ, cũng như củng cố vai trò của Việt Nam như một kênh trung gian cho hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc. Do đó, bên cạnh tìm cách chứng minh nỗ lực chuyển đổi để phù hợp với các mong đợi của Mỹ, Hà Nội cũng nên tích cực vận động hành lang đối với những lực lượng phản đối, với mục tiêu giảm sức ép càng nhiều càng tốt.

Thương mại Việt - Mỹ thời Trump 1.0: Mạnh mẽ nhưng rủi ro

Trong nhiệm kỳ 1.0 của ông Trump (2017 - 2021), quan hệ thương mại Việt - Mỹ đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và liên tục. Ngay trong năm nắm quyền đầu tiên của ông Trump, kim ngạch thương mại song phương đã vượt mốc 50 tỷ USD, sau đó tăng lên hơn 60 tỷ USD (năm 2018), tiến đến gần 76 tỷ USD (năm 2019) và đạt 90,8 tỷ USD (năm 2020). 

Tuy nhiên, mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Mỹ trong giai đoạn trên không phải là không có khó khăn. Chính quyền Trump đã điều tra chống bán phá giá và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với Hà Nội, như với mặt hàng tôn mạ và thép cán nguội xuất khẩu sang Mỹ. Ông Trump từng gọi Việt Nam là quốc gia lạm dụng thương mại tồi tệ hơn cả Trung Quốc. 

Khi gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào năm 2017, vị Tổng thống Mỹ này đã nhấn mạnh vấn đề trên phải được nhanh chóng giải quyết. Ở những ngày cuối nhiệm kỳ đầu, ông Trump cũng đã dội thêm gáo nước lạnh khác khi quyết định dán nhãn thao túng tiền tệ lên Việt Nam. Việc này khiến Hà Nội có nguy cơ bị Mỹ hạn chế quyền tiếp cận các hợp đồng mua sắm chính phủ và nguồn tài chính cho phát triển, cũng như bị đánh thuế lên một số hàng hóa xuất khẩu do cố tình hạ giá tiền. 

Từ những kết quả của nhiệm kỳ đầu, có thể thấy vấn đề thương mại, cũng như nhiệm vụ làm sao mang lại lợi ích kinh tế cho nước Mỹ là mối quan tâm hàng đầu của ông Trump, và điều đó tiếp tục được thể hiện trong những tuyên bố xoay quanh giai đoạn tranh cử vừa qua.  

Cam kết của Trump và tác động đến Việt Nam 

Với Tổng thống đắc cử Donald Trump, “thuế quan là từ đẹp nhất trong từ điển” (the most beautiful word in the dictionary is tariff), được xem là kim chỉ nam chiến lược để đối đầu với những bất công thương mại và vực dậy một số ngành sản xuất nội địa. Trước hết, ông Trump là người thích cắt giảm thuế trong nước, và do đó đã bày tỏ mong muốn kéo dài vĩnh viễn các khoản cắt giảm thuế theo Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm (Tax Cuts and Jobs Act) mà ông đã thông qua hồi năm 2017 (sẽ hết hạn vào năm sau). Ông cũng tuyên bố sẽ xóa bỏ toàn bộ các khoản thuế thu nhập đánh vào lương làm thêm giờ của người lao động. Ngoài ra, thuế dành cho các doanh nghiệp sản xuất tại Mỹ dự kiến có thể được cắt giảm từ 21% xuống còn 15%

Mặc dù những tham vọng của ông Trump có thể khiến nợ công của Mỹ tăng thêm 7,75 nghìn tỷ USD trong những năm tới (hiện giờ đang ở mức kỷ lục là 35,46 nghìn tỷ USD), nhưng tân Tổng thống đã hứa hẹn sẽ tìm cách để huy động đủ tiền cho các chương trình cắt giảm thuế. Một trong những giải pháp mà ông Trump dự định áp dụng là đánh thuế phổ quát 10% đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ.

Trong tình cảnh này, hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn, có khả năng làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ, từ đó ảnh hưởng lên sản lượng và giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam vào siêu cường này. Giới chuyên gia nhận định tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam có thể giảm gần 1% nếu những khả năng trên xảy ra. Đồng thời, khi nhu cầu tại Mỹ giảm, hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc có thể đổ xô vào các thị trường khác, bao gồm Việt Nam, khiến các ngành công nghiệp nội địa bị tổn hại. 

Bên cạnh đó, Washington có thể sẽ điều tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa gắt gao hơn để đảm bảo không bỏ sót các mặt hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác (nhưng thực chất lại có xuất xứ từ Trung Quốc). Chẳng hạn, đầu vào thượng nguồn được sản xuất tại Trung Quốc, sau đó được chuyển đến các công ty con của Việt Nam để chế biến nhỏ thành các sản phẩm hạ nguồn, rồi đem đi xuất khẩu nhằm giúp các doanh nghiệp ở quốc gia tỷ dân tránh thuế của Mỹ. Cho đến nay, Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (U.S. Customs and Border Protection) đã phát hiện ra 17 sự việc như thế.   

Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng có khả năng bị áp thuế nhập khẩu và thuế chống bán phá giá, đặc biệt là theo phán quyết mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ (Department of Commerce - DOC) hồi tháng 8, Hà Nội vẫn là nền kinh tế phi thị trường. Điều đó có nghĩa là các nhà xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, trợ cấp. Chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam vì thế cũng không được dùng để tính toán biên độ phá giá mà phải sử dụng giá trị thay thế của một nước thứ ba.  

Hơn nữa, sau bốn năm nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, Việt Nam vẫn có thặng dư thương mại vượt trội so với Mỹ. Chẳng hạn, thặng dư thương mại của Việt Nam so với Mỹ trong năm 2023 là khoảng 100 tỷ USD; Việt Nam trở thành quốc gia có cán cân thương mại lớn thứ ba với Mỹ, sau Trung Quốc và Mexico (cả hai đều trong tầm ngắm của ông Trump). Tân Tổng thống tuyên bố rằng sau khi nhậm chức vào đầu năm sau, ông sẽ áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, và áp thêm 10% thuế nhập khẩu đối với hàng Trung Quốc.    

Với thực trạng đó, Việt Nam có nguy cơ trở thành mục tiêu của các biện pháp bảo hộ do ông Trump đề ra, đặc biệt ở các ngành thế mạnh và đang chịu thuế rất thấp của quốc gia Đông Nam Á này như dệt may, gỗ, thủy sản… Nguy cơ đó càng tăng lên khi con trai của ông Trump là Eric Trump đã nêu tên Việt Nam trong danh sách các quốc gia gian lận với nước Mỹ ở một video được trình chiếu vào cuối tháng 11, tại một hội nghị kinh doanh ở Hà Nội do Phòng Thương mại Mỹ tổ chức. Với tình hình này, trong bốn năm tới, gần như không có cơ hội nào để DOC thay đổi quyết định và công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. 

Tuy nhiên, không phải mọi dự báo về chính quyền Trump 2.0 đều gây bất lợi cho Việt Nam. Quốc gia này vẫn có thể hưởng lợi từ sự thay thế thương mại nếu Mỹ tăng cường ngăn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Các nhà kinh tế dự báo rằng việc tái phân bổ thương mại này có thể thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng khoảng 0,5%, bù lại cho phần 1% có thể bị giảm ở trên. Các ngành có thể được hưởng lợi là bất động sản khu công nghiệp, xuất khẩu (gỗ, thủy sản)... 

Chính ông Trump cũng thể hiện thiện chí trong việc tìm kiếm lợi ích tại thị trường Việt Nam. Hồi tháng 10, tập đoàn Trump Organization đã công bố kế hoạch liên doanh với Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc để phát triển dự án khách sạn, sân golf và khu dân cư tại Hưng Yên, tổng mức đầu tư rơi vào khoảng 1,5 tỷ USD. Bản thân ông Trump, cùng với con trai kiêm Phó chủ tịch Điều hành của Trump Organization, Eric Trump, đã tham dự lễ ký kết. Cùng với đó, công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk (đồng minh thân cận của ông Trump) cũng dự định đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam để phát triển Internet vệ tinh.

Một điểm tích cực khác là tuy đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa có nhiều quan điểm khác biệt về đối nội và đối ngoại, nhưng trong quan hệ với Việt Nam, lưỡng đảng thường có quan điểm khá thống nhất, đó là tăng cường phát triển quan hệ song phương. Ngay cả ông Trump trong nhiệm kỳ đầu cũng thể hiện điều đó. Ông là Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam ngay trong năm đầu nhiệm kỳ (vào tháng 11/2017). Tiếp đó, vào tháng 2/2019, ông Trump đã quay lại Việt Nam trong một chuyến thăm không chính thức để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai. Mới đây nhất, trong cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm vào tháng 11, ông Trump đã vui vẻ nhận lời mời thăm lại Việt Nam vào một thời điểm thích hợp. 

Như vậy, khi ông Trump lên nắm quyền nhiệm kỳ thứ hai, những quan điểm về kinh tế của nhà lãnh đạo này gây nguy cơ tăng cường áp thuế nhập khẩu và thuế chống bán phá giá, điều tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa gắt gao hơn, dẫn đến giảm giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ, đặc biệt là khi thặng dư thương mại của Hà Nội với Washington đang ở mức rất cao. 

Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiệm kỳ mới cũng mang lại những triển vọng cho Hà Nội về khả năng hưởng lợi từ xu hướng rời khỏi Trung Quốc do sức ép của ông Trump, sự quan tâm hơn của tân Tổng thống vào việc đầu tư vào thị trường Việt Nam, cũng như sự ủng hộ của lưỡng đảng trong quan hệ với quốc gia Đông Nam Á này.  

Việt Nam nên làm gì?

Để tăng thiện cảm với Tổng thống Trump, và giảm nguy cơ bị Mỹ trừng phạt về thuế quan, Việt Nam nên tăng kim ngạch nhập khẩu từ Washington, chẳng hạn với khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Mặt hàng này phù hợp với kế hoạch “Khoan, khoan, khoan” (Drill, baby, drill) của ông Trump nhằm thúc đẩy sản xuất dầu và khí đốt, gỡ bỏ mọi hạn chế đối với sản xuất nhiên liệu hóa thạch do ông Biden áp đặt. Thêm vào đó, các mỏ khí hiện tại của Việt Nam chủ yếu nằm ở khu vực Đông Nam Bộ và đang bước vào giai đoạn cạn kiệt, dẫn đến nguồn cung khí đốt nội địa giảm 25% trong năm năm qua. 

Vì thế, việc xem xét mua thêm LNG từ Mỹ là lựa chọn phù hợp cho Hà Nội trong những năm tới. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chỉ đang giao dịch khí LNG qua hình thức mua và giao ngay, chưa ký bất kỳ hợp đồng mua bán dài hạn nào. Mua và giao ngay có nhược điểm là giá cả không ổn định, không đảm bảo nguồn cung, và thường có giá cao hơn so với hợp đồng dài hạn. Do đó, nếu xác định mua LNG từ Mỹ, Việt Nam nên lựa chọn hình thức ký hợp đồng dài hạn. 

Bên cạnh đó, để tận dụng khả năng các doanh nghiệp Mỹ và đồng minh chuyển dịch khỏi Trung Quốc dưới sức ép của ông Trump, Việt Nam nên tăng năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Bằng cách này, Hà Nội có thể hy vọng tăng cường sức hấp dẫn và thu hút sự chú ý nhiều hơn từ các công ty nước ngoài. Mặc dù vậy, Việt Nam không dễ thực hiện điều này, vì gặp khó khăn trong việc tạo thêm việc làm cho người lao động trong ngành sản xuất, cũng như thiếu các trung tâm dữ liệu quy mô lớn. 

Cụ thể, Hà Nội cần tìm cách mở rộng việc làm trong các ngành sản xuất, từ năm 2018 đến năm 2019, việc làm tăng 1,3 triệu, nhưng trong giai đoạn 2022-2023, chúng chỉ tăng 200.000, góp phần khiến tăng trưởng GDP giảm từ 7,4% (năm 2019) xuống còn 5% (năm 2023). 

Đồng thời, Việt Nam cần thúc đẩy xây dựng các trung tâm dữ liệu với quy mô lớn, có khả năng xử lý các yêu cầu, cũng như dạy các mô hình ngôn ngữ lớn cho trí tuệ nhân tạo (AI). Thực trạng hiện nay là các trung tâm của Việt Nam chỉ có quy mô tương đương 5-10% các đối thủ cạnh tranh (như Singapore hay Malaysia), kém an toàn hơn nhiều, và thiếu các dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cho cho các công ty địa phương. 

Để sớm tăng tốc theo kịp với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam nên cho phép các nhà đầu tư bên ngoài, đặc biệt là từ Mỹ, tham gia xây dựng trung tâm dữ liệu. Trong đó, động thái Việt Nam hợp tác với tập đoàn NVIDIA (Mỹ) để ký kết lập hai Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển AI vào đầu tháng 12 vừa qua là một bước đi nên được nhân rộng, mặc dù chưa rõ quy mô có lớn bằng các đối thủ cạnh tranh hay không.  

Ở một khía cạnh khác, mặc dù triển vọng để được chính quyền Trump công nhận là nền kinh tế thị trường là tương đối khó, nhưng Việt Nam không nên vì thế mà nản lòng. Lãnh đạo Việt Nam vẫn nên tiếp tục kiên trì, tìm cách đáp ứng rõ ràng hơn năm tiêu chí mà Mỹ đặt ra để tăng tính thuyết phục trên bàn đàm phán. Năm tiêu chí đó là mức độ chuyển đổi của đồng tiền; quá trình đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động; mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế; vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân; mức độ kiểm soát của chính phủ với một số nguồn lực và giá cả.

Đồng thời, một trong những nguyên nhân DOC không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường là vì sự phản đối của một bộ phận thượng nghị sĩ đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa, và các nhà sản xuất thép, ngư dân đánh bắt tôm, người nuôi ong… do lo ngại làm trầm trọng thêm tình trạng bóp méo thương mại đang diễn ra, xói mòn cơ sở sản xuất, đe dọa đến người lao động và các ngành công nghiệp của Mỹ, cũng như củng cố vai trò của Việt Nam như một kênh trung gian cho hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc. Do đó, bên cạnh tìm cách chứng minh nỗ lực chuyển đổi để phù hợp với các mong đợi của Mỹ, Hà Nội cũng nên tích cực vận động hành lang đối với những lực lượng phản đối, với mục tiêu giảm sức ép càng nhiều càng tốt.

Từ khoá: Việt Nam Mỹ cạnh tranh Mỹ - Trung kinh tế Việt Nam

BÀI LIÊN QUAN