Kinh tế   03/05/2023

Việt Nam và Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế trong bối cảnh chiến tranh Ukraine leo thang

Nhằm giảm thiểu tác động của chiến tranh Ukraine, Việt Nam và Nga đang xích lại gần nhau. Tuy hợp tác quốc phòng khá mờ nhạt, hợp tác kinh tế lại có nhiều triển vọng.

Đào Gia Chi

03/05/2023
Image
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko ngày 6/4/2023 tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ - (C): Nhat Bac/VGP News

Từ ngày 5 đến 7/4/2023, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đã có chuyến thăm Việt Nam nhân Khóa họp lần thứ 24 Ủy ban liên Chính phủ Việt - Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật. Chuyến thăm cũng nhằm thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và mở ra cơ hội thúc đẩy hợp tác.

“Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine và các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây lên Nga đang làm chậm lại tốc độ phát triển của quan hệ Việt - Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng. Từ năm 2022, Việt Nam hầu như “đóng băng” hoạt động mua sắm vũ khí với Nga vì lo ngại bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp trong khuôn khổ “Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt” (CAATSA). Bên cạnh đó, hợp tác dầu khí có khả năng tiếp tục bế tắc. Từ cuối năm 2021, hầu như không có thoả thuận đầu tư mới giữa doanh nghiệp hai nước kể từ khi Tập đoàn dầu khí Nga Rosneft thoái vốn khỏi các dự án đầu tư ở Việt Nam.

Chiến tranh Ukraine còn tác động đến hợp tác Việt - Nga trong lĩnh vực kinh tế. Dù hai nước đã trải qua hơn 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950 - 2023), hợp tác kinh tế còn hạn chế và thậm chí đang suy giảm khi kim ngạch thương mại song phương trong năm 2022 chỉ đạt 3,55 tỷ USD, giảm 35,4% so với năm 2021. Con số này đưa Nga nằm ngoài nhóm 20 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Đáng chú ý, ba đối tác chiến lược toàn diện còn lại của Việt Nam (Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc) đều nằm trong nhóm 10. Bên cạnh đó, đến hết quý I/2023, Nga chỉ xếp thứ 28 trong tổng số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Như vậy, hợp tác Việt - Nga trong các lĩnh vực chủ chốt là khá mờ nhạt. Tuy nhiên, kết quả hợp tác song phương trong vòng một năm trở lại đây và những nội dung hai nước nhất trí sau chuyến thăm của Phó Thủ tướng Nga cho thấy quan hệ này đang có xu hướng điều chỉnh để thích nghi với tình hình mới.

Những nền tảng hợp tác kinh tế sẵn có

Việt Nam và Nga đã có một số nền tảng cơ bản để tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư. Là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á tham gia Hiệp định thương mại tự do (FTA) với với Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), Việt Nam có lợi thế hơn các quốc gia khác trong khu vực về hợp tác thương mại với Nga. Trong khuôn khổ FTA giữa Việt Nam với EAEU, kim ngạch thương mại Việt - Nga chiếm đến hơn 90%. Về đầu tư, Việt Nam không chỉ nhận đầu tư một chiều từ Nga mà còn triển khai các dự án đầu tư vào quốc gia đối tác qua 17 dự án, với vốn đăng ký khoảng 1,63 tỷ USD (tính đến hết quý I/2023).

Tuy khiến quan hệ Việt - Nga phát triển chậm lại, chiến tranh Ukraine vô hình trung tạo xung lực cho hợp tác kinh tế giữa hai nước. Trong bối cảnh bị cô lập kinh tế, Nga đẩy mạnh chính sách “hướng Đông” và nỗ lực kiến tạo không gian “hội nhập kinh tế Á - Âu” để tăng cường hiện diện kinh tế ở châu Á. Trên cơ sở đó, Nga theo đuổi hai hướng đi chính. Thứ nhất, quốc gia này tăng cường kêu gọi các quốc gia châu Á giàu tiềm năng kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... đầu tư vào vùng Viễn Đông (Nga). Thứ hai, Nga cũng thúc đẩy hoạt động đầu tư và trao đổi thương mại với các quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam - đối tác hàng đầu của Nga tại Đông Nam Á.

Xu hướng mở rộng thương mại và đầu tư song phương

Tại Khoá họp 24, ông Chernyshenko đã đề xuất nâng kim ngạch thương mại Việt - Nga lên 10 tỷ USD vào năm 2025. Con số này vẫn chưa bằng 1/10 so với mức 175,57 tỷ USD của kim ngạch thương mại Việt - Trung và mức 123,86 tỷ USD của kim ngạch thương mại Việt - Mỹ trong năm 2022. Tuy nhiên, mục tiêu tăng kim ngạch song phương lên gấp ba lần (từ 3,55 lên 10 tỷ USD trong giai đoạn 2023 - 2025) cho thấy quyết tâm của Nga nhằm đạt được những tiến bộ mới trong hợp tác thương mại với Việt Nam.

Nhằm tạo thuận lợi cho các giao dịch thương mại song phương, ông Chernyshenko cũng đề xuất thiết lập cơ chế thanh toán chung bằng đồng rubble hoặc đồng nhân dân tệ (thay vì đồng dollar Mỹ hoặc euro) trong tình thế Nga đã bị phương Tây loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Ý định này còn hỗ trợ cho chiến lược “phi dollar hoá” của Nga - một hướng đi mới trong chính sách tài chính của nước này kể từ chiến tranh Ukraine.

Nhằm thu hút Việt Nam đầu tư vào Nga, Phó Thủ tướng Nga cho biết nước này sẵn sàng thiết lập “hành lang xanh” (giảm chi phí giao dịch, cải thiện môi trường đầu tư, giảm rào cản hành chính) cho các doanh nghiệp Việt Nam. Với đầu tư vào Việt Nam, Nga vẫn ưu tiên các dự án năng lượng, song có sự dịch chuyển từ đầu tư năng lượng truyền thống (dầu khí) sang đầu tư vào các dự án năng lượng có mức phát thải carbon thấp. Nỗ lực này nhằm hỗ trợ mục tiêu “phát thải carbon ròng bằng 0” (carbon net zero) vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị COP26.

Thúc đẩy hợp tác năng lượng hạt nhân với Việt Nam đang là ưu tiên của Nga. Tại Khoá họp 24, ông Chernyshenko khẳng định năng lượng hạt nhân có thể “đảm bảo chủ quyền năng lượng của Việt Nam” và giúp Việt Nam “tiến gần đến mục tiêu trung hoà về khí hậu”. Ông cũng đề nghị xây dựng hai cơ sở giáo dục và nghiên cứu về năng lượng hạt nhân tại Việt Nam, gồm một trường đại học ở Hà Nội để đào tạo chuyên gia về năng lượng hạt nhân, và một Trung tâm Khoa học và Công nghệ Hạt nhân tại tỉnh Đồng Nai.

Đồng thời, Nga cũng đẩy mạnh đầu tư vào các dự án phát triển khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) và điện gió ở Việt Nam. Sau khi Rosneft thoái vốn khỏi các lô dầu khí ở Việt Nam, Novatek - nhà sản xuất LNG lớn thứ hai của Nga, đã ký thoả thuận hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để phát triển các dự án điện và LNG tại quốc gia Đông Nam Á này. Vào tháng 7/2022, NovaWind - công ty trực thuộc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga Rosatom và Công ty Cổ phần Năng lượng An Xuân đã ký thoả thuận xây dựng trang trại điện gió 128MW tại tỉnh Sơn La. Phía NovaWind cho biết Việt Nam là một trong những thị trường đầu tư điện gió mà Rosatom ưu tiên.

Triển vọng thúc đẩy hợp tác Việt - Nga

Nhìn chung, Việt Nam đang là “cửa ngõ” để Nga tăng cường hiện diện kinh tế ở Đông Nam Á, khi hai nước xích lại gần nhau với tham vọng tăng cường các hoạt động thương mại và hợp tác năng lượng. Đáng chú ý, sự chuyển hướng trong chính sách đầu tư năng lượng của Nga hỗ trợ tích cực cho mục tiêu giảm phát thải khí hậu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam có tiềm năng trở thành đối tác hỗ trợ cho chiến lược “phi dollar hoá” của Nga trong trường hợp hai nước tiến đến thiết lập cơ chế thanh toán chung không sử dụng đồng dollar. Tuy nhiên, triển vọng này vẫn chưa chắc chắn, bởi Việt Nam có thể phải cân nhắc về tính bất ổn và khả năng thanh khoản thấp của đồng rubble, cũng như rủi ro khi tham gia vào chiến lược “phi dollar hoá” của Nga trong bối cảnh quan hệ kinh tế Việt - Mỹ đang “nồng ấm” và hứa hẹn tiếp tục phát triển kể từ chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vào giữa tháng 4.

Trong khi triển vọng kinh tế là có khả năng, thì hợp tác quốc phòng Việt - Nga đang “chững lại”. Tuy nhiên, thực tế này không hẳn gây bất lợi cho Việt Nam, khi quốc gia Đông Nam Á đang đẩy mạnh chiến lược đa dạng hoá đối tác quốc phòng với một số cường quốc tầm trung như Israel, Hàn Quốc, Cộng hoà Czech... “Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam” do Bộ Quốc phòng tổ chức lần đầu tiên vào tháng 12 năm ngoái cũng phản ánh nỗ lực tự chủ về năng lực quốc phòng của Việt Nam.

Tóm lại, dù chịu tác động đáng kể từ cuộc chiến Ukraine, Việt Nam và Nga có thể biến thách thức thành cơ hội khi tăng cường hợp tác kinh tế. Song, để có được những đánh giá toàn diện thì việc quan sát quyết tâm của các bên cùng các xu hướng phát triển của quan hệ là rất cần thiết.

Từ ngày 5 đến 7/4/2023, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đã có chuyến thăm Việt Nam nhân Khóa họp lần thứ 24 Ủy ban liên Chính phủ Việt - Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật. Chuyến thăm cũng nhằm thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và mở ra cơ hội thúc đẩy hợp tác.

“Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine và các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây lên Nga đang làm chậm lại tốc độ phát triển của quan hệ Việt - Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng. Từ năm 2022, Việt Nam hầu như “đóng băng” hoạt động mua sắm vũ khí với Nga vì lo ngại bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp trong khuôn khổ “Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt” (CAATSA). Bên cạnh đó, hợp tác dầu khí có khả năng tiếp tục bế tắc. Từ cuối năm 2021, hầu như không có thoả thuận đầu tư mới giữa doanh nghiệp hai nước kể từ khi Tập đoàn dầu khí Nga Rosneft thoái vốn khỏi các dự án đầu tư ở Việt Nam.

Chiến tranh Ukraine còn tác động đến hợp tác Việt - Nga trong lĩnh vực kinh tế. Dù hai nước đã trải qua hơn 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950 - 2023), hợp tác kinh tế còn hạn chế và thậm chí đang suy giảm khi kim ngạch thương mại song phương trong năm 2022 chỉ đạt 3,55 tỷ USD, giảm 35,4% so với năm 2021. Con số này đưa Nga nằm ngoài nhóm 20 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Đáng chú ý, ba đối tác chiến lược toàn diện còn lại của Việt Nam (Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc) đều nằm trong nhóm 10. Bên cạnh đó, đến hết quý I/2023, Nga chỉ xếp thứ 28 trong tổng số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Như vậy, hợp tác Việt - Nga trong các lĩnh vực chủ chốt là khá mờ nhạt. Tuy nhiên, kết quả hợp tác song phương trong vòng một năm trở lại đây và những nội dung hai nước nhất trí sau chuyến thăm của Phó Thủ tướng Nga cho thấy quan hệ này đang có xu hướng điều chỉnh để thích nghi với tình hình mới.

Những nền tảng hợp tác kinh tế sẵn có

Việt Nam và Nga đã có một số nền tảng cơ bản để tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư. Là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á tham gia Hiệp định thương mại tự do (FTA) với với Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), Việt Nam có lợi thế hơn các quốc gia khác trong khu vực về hợp tác thương mại với Nga. Trong khuôn khổ FTA giữa Việt Nam với EAEU, kim ngạch thương mại Việt - Nga chiếm đến hơn 90%. Về đầu tư, Việt Nam không chỉ nhận đầu tư một chiều từ Nga mà còn triển khai các dự án đầu tư vào quốc gia đối tác qua 17 dự án, với vốn đăng ký khoảng 1,63 tỷ USD (tính đến hết quý I/2023).

Tuy khiến quan hệ Việt - Nga phát triển chậm lại, chiến tranh Ukraine vô hình trung tạo xung lực cho hợp tác kinh tế giữa hai nước. Trong bối cảnh bị cô lập kinh tế, Nga đẩy mạnh chính sách “hướng Đông” và nỗ lực kiến tạo không gian “hội nhập kinh tế Á - Âu” để tăng cường hiện diện kinh tế ở châu Á. Trên cơ sở đó, Nga theo đuổi hai hướng đi chính. Thứ nhất, quốc gia này tăng cường kêu gọi các quốc gia châu Á giàu tiềm năng kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... đầu tư vào vùng Viễn Đông (Nga). Thứ hai, Nga cũng thúc đẩy hoạt động đầu tư và trao đổi thương mại với các quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam - đối tác hàng đầu của Nga tại Đông Nam Á.

Xu hướng mở rộng thương mại và đầu tư song phương

Tại Khoá họp 24, ông Chernyshenko đã đề xuất nâng kim ngạch thương mại Việt - Nga lên 10 tỷ USD vào năm 2025. Con số này vẫn chưa bằng 1/10 so với mức 175,57 tỷ USD của kim ngạch thương mại Việt - Trung và mức 123,86 tỷ USD của kim ngạch thương mại Việt - Mỹ trong năm 2022. Tuy nhiên, mục tiêu tăng kim ngạch song phương lên gấp ba lần (từ 3,55 lên 10 tỷ USD trong giai đoạn 2023 - 2025) cho thấy quyết tâm của Nga nhằm đạt được những tiến bộ mới trong hợp tác thương mại với Việt Nam.

Nhằm tạo thuận lợi cho các giao dịch thương mại song phương, ông Chernyshenko cũng đề xuất thiết lập cơ chế thanh toán chung bằng đồng rubble hoặc đồng nhân dân tệ (thay vì đồng dollar Mỹ hoặc euro) trong tình thế Nga đã bị phương Tây loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Ý định này còn hỗ trợ cho chiến lược “phi dollar hoá” của Nga - một hướng đi mới trong chính sách tài chính của nước này kể từ chiến tranh Ukraine.

Nhằm thu hút Việt Nam đầu tư vào Nga, Phó Thủ tướng Nga cho biết nước này sẵn sàng thiết lập “hành lang xanh” (giảm chi phí giao dịch, cải thiện môi trường đầu tư, giảm rào cản hành chính) cho các doanh nghiệp Việt Nam. Với đầu tư vào Việt Nam, Nga vẫn ưu tiên các dự án năng lượng, song có sự dịch chuyển từ đầu tư năng lượng truyền thống (dầu khí) sang đầu tư vào các dự án năng lượng có mức phát thải carbon thấp. Nỗ lực này nhằm hỗ trợ mục tiêu “phát thải carbon ròng bằng 0” (carbon net zero) vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị COP26.

Thúc đẩy hợp tác năng lượng hạt nhân với Việt Nam đang là ưu tiên của Nga. Tại Khoá họp 24, ông Chernyshenko khẳng định năng lượng hạt nhân có thể “đảm bảo chủ quyền năng lượng của Việt Nam” và giúp Việt Nam “tiến gần đến mục tiêu trung hoà về khí hậu”. Ông cũng đề nghị xây dựng hai cơ sở giáo dục và nghiên cứu về năng lượng hạt nhân tại Việt Nam, gồm một trường đại học ở Hà Nội để đào tạo chuyên gia về năng lượng hạt nhân, và một Trung tâm Khoa học và Công nghệ Hạt nhân tại tỉnh Đồng Nai.

Đồng thời, Nga cũng đẩy mạnh đầu tư vào các dự án phát triển khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) và điện gió ở Việt Nam. Sau khi Rosneft thoái vốn khỏi các lô dầu khí ở Việt Nam, Novatek - nhà sản xuất LNG lớn thứ hai của Nga, đã ký thoả thuận hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để phát triển các dự án điện và LNG tại quốc gia Đông Nam Á này. Vào tháng 7/2022, NovaWind - công ty trực thuộc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga Rosatom và Công ty Cổ phần Năng lượng An Xuân đã ký thoả thuận xây dựng trang trại điện gió 128MW tại tỉnh Sơn La. Phía NovaWind cho biết Việt Nam là một trong những thị trường đầu tư điện gió mà Rosatom ưu tiên.

Triển vọng thúc đẩy hợp tác Việt - Nga

Nhìn chung, Việt Nam đang là “cửa ngõ” để Nga tăng cường hiện diện kinh tế ở Đông Nam Á, khi hai nước xích lại gần nhau với tham vọng tăng cường các hoạt động thương mại và hợp tác năng lượng. Đáng chú ý, sự chuyển hướng trong chính sách đầu tư năng lượng của Nga hỗ trợ tích cực cho mục tiêu giảm phát thải khí hậu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam có tiềm năng trở thành đối tác hỗ trợ cho chiến lược “phi dollar hoá” của Nga trong trường hợp hai nước tiến đến thiết lập cơ chế thanh toán chung không sử dụng đồng dollar. Tuy nhiên, triển vọng này vẫn chưa chắc chắn, bởi Việt Nam có thể phải cân nhắc về tính bất ổn và khả năng thanh khoản thấp của đồng rubble, cũng như rủi ro khi tham gia vào chiến lược “phi dollar hoá” của Nga trong bối cảnh quan hệ kinh tế Việt - Mỹ đang “nồng ấm” và hứa hẹn tiếp tục phát triển kể từ chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vào giữa tháng 4.

Trong khi triển vọng kinh tế là có khả năng, thì hợp tác quốc phòng Việt - Nga đang “chững lại”. Tuy nhiên, thực tế này không hẳn gây bất lợi cho Việt Nam, khi quốc gia Đông Nam Á đang đẩy mạnh chiến lược đa dạng hoá đối tác quốc phòng với một số cường quốc tầm trung như Israel, Hàn Quốc, Cộng hoà Czech... “Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam” do Bộ Quốc phòng tổ chức lần đầu tiên vào tháng 12 năm ngoái cũng phản ánh nỗ lực tự chủ về năng lực quốc phòng của Việt Nam.

Tóm lại, dù chịu tác động đáng kể từ cuộc chiến Ukraine, Việt Nam và Nga có thể biến thách thức thành cơ hội khi tăng cường hợp tác kinh tế. Song, để có được những đánh giá toàn diện thì việc quan sát quyết tâm của các bên cùng các xu hướng phát triển của quan hệ là rất cần thiết.

BÀI LIÊN QUAN