Vấn nạn buôn người: Tâm lý “nhẹ dạ, cả tin” và cái bẫy “việc nhẹ, lương cao”
Từ bài học của các nạn nhân Việt Nam ở Campuchia, các cơ quan chức năng cần quyết liệt hơn trong việc giải quyết vấn nạn buôn người.


“Việc nhẹ, lương cao”
Vào ngày 9/3, có hơn 100 công dân người Việt đã bị cơ quan chức năng Campuchia bắt giữ và trục xuất vì làm việc trái phép tại một cơ sở lừa đảo đánh bạc trực tuyến ở Sihanoukville. Các công dân này sau đó đã được tiếp nhận qua cửa khẩu quốc tế Prek Chak – Hà Tiên. Không chỉ tại Campuchia, ở Thái Lan, 18 công dân Việt Nam đã tham gia tổ chức trò chơi hoặc trò lừa đảo, và thậm chí còn lôi kéo người khác đánh bạc trực tuyến bất hợp pháp từ tháng 11 năm ngoái. Những sự việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về những hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại và thậm chí là vi phạm nhân quyền.
Việc công dân Việt Nam bị dụ dỗ với chiêu trò “việc nhẹ, lương cao” là vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Các công dân này thường tham gia vào các sòng bài tại Campuchia - vốn là ngành kinh tế quan trọng của xứ sở chùa tháp, nhưng cũng là nơi thường xuyên xảy ra tiêu cực, mà nổi bật là bóc lột và lừa đảo. Một số công dân Việt Nam khác lại tham gia vào các hoạt động phi pháp bằng cách tiếp tay cho các hoạt động lừa đảo qua đánh bạc trực tuyến.
Vào tháng 7/2023, cảnh sát Campuchia đã giải cứu hàng chục công dân Việt Nam ra khỏi sòng bạc ở thành phố Bavet sau khi có một video trên Facebook cho thấy họ đang kêu cứu khi liên tục vẫy tay và la hét. Sau khi thẩm vấn, các công dân Việt Nam nêu lý do là “họ tức giận vì chủ chưa trả lương” và người giám sát “đã hạn chế công việc của họ và dọa cắt lương”. Nhiều sòng bạc ở Campuchia không có giấy phép và thường là nơi tổ chức các hoạt động lừa đảo, buôn người và tội phạm.
Thực tế, các vụ việc lừa đảo không hề mới mẻ. Nhiều người bị lừa sang Campuchia sau đó đã bị đánh đập và giam giữ, thậm chí buộc phải liên hệ người thân ở Việt Nam để gửi mức tiền chuộc rất cao (có khi lên đến gần 500 triệu đồng). Vào năm 2022, có nhiều vụ việc đã xảy ra và gây chú ý. Vào tháng 7, một nhóm hơn 50 người Việt Nam đã bỏ trốn khỏi sòng bạc ở thị trấn Bavet, tỉnh Svay Rieng của Campuchia gần cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) do “bất đồng trong công việc”, và nhóm người này sau đó đã bị chính quyền Campuchia bắt giữ. Vào tháng 8, hơn 40 người Việt đã tháo chạy khỏi sòng bạc Golden Phoenix Entertainment do người Trung Quốc quản lý ở tỉnh Kandal của Campuchia và bơi qua sông Bình Di (tỉnh An Giang) để về Việt Nam (trong đó có một người đã bị chết đuối), nhiều người bị giữ lại Campuchia để sau đó bị trục xuất vì không có hộ chiếu.
Vào tháng 9 cùng năm, một nhóm 60 người Việt Nam đã trốn khỏi một sòng bạc ở tỉnh Svay Rieng. Sau đó một tháng, hàng trăm lao động Việt Nam làm việc trái phép trong các sòng bạc Campuchia đã tập trung tại cửa khẩu Mộc Bài để tìm cách trở về nước, phần lớn những người này không có giấy tờ tùy thân và bị lừa sang Campuchia để làm việc trái phép cho các sòng bạc và tổ chức đánh bạc trái phép ở đó. Giới chức Campuchia cho biết nếu muốn quay trở lại Việt Nam, những người này phải bồi thường cho các sòng bạc với số tiền lên tới 30.000 USD.
Tại Campuchia, nhiều sòng bạc do người Trung Quốc điều hành đã vướng các cáo buộc lừa đảo kinh doanh, mại dâm và lạm dụng lao động, bao gồm cả việc bắt giữ nhân viên trái với ý muốn của họ. Và đa số các nạn nhân đều bị bóc lột và làm việc trái phép. Sau khi “vượt ngục” khỏi sòng bạc do Trung Quốc quản lý [trong số 150 sòng bạc ở Campuchia, hầu hết đều do người Trung Quốc sở hữu và có trụ sở tại Sihanoukville, một số sòng bạc khác nằm ở khu vực biên giới giáp Việt Nam và Thái Lan, cùng và một khu phức hợp lớn khác ở Phnom Penh], những người trốn thoát cho biết các bảo vệ cơ bắp đã dùng dùi cui để đập vào đầu họ và mô tả “trải nghiệm” khi làm việc trong các sòng bạc là “địa ngục”.
Campuchia hiện đang bị cộng đồng quốc tế giám sát chặt chẽ về các vấn đề liên quan đến buôn người và vi phạm nhân quyền. Báo cáo đánh giá phòng chống nạn buôn người trên toàn cầu của Mỹ vào năm 2023 (2023 Trafficking in Persons Report) xếp Campuchia vào danh sách đen ở bậc 3 (Tier 3) - cấp độ thấp nhất trong thang đo về vấn nạn buôn người, cho biết các nhóm xã hội dân sự trên toàn thế giới đã ghi nhận hàng nghìn trường hợp buôn người và lừa đảo qua mạng (cyber scam operations) trong những năm gần đây, với hơn 10.000 nạn nhân ước tính vẫn còn bị bóc lột ở Campuchia.
Cũng theo báo cáo này, các tập đoàn tội phạm có tổ chức có trụ sở tại Trung Quốc đã đóng giả làm môi giới lao động và sử dụng mạng xã hội để tuyển dụng lao động cho các công việc sinh lợi đầy hứa hẹn ở Campuchia. Các tập đoàn tội phạm cũng sử dụng tin nhắn để dụ dỗ người lao động bằng lời hứa hẹn về những công việc béo bở, qua đó buộc họ làm việc như những kẻ lừa đảo trực tuyến. Sau khi bị đưa đến các “nhà máy lừa đảo”, họ bị tịch thu hộ chiếu và phải chịu bạo lực về thể xác và tình dục. Các hoạt động gây lo ngại nhất là các vụ lừa đảo tiền điện tử, hẹn hò trực tuyến và các hoạt động cờ bạc bất hợp pháp.
Bên cạnh đó, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) cũng cảnh báo rằng các nạn nhân bị bán và tham gia vào các hoạt động lừa đảo trực tuyến thậm chí có trình độ học vấn cao, đôi khi làm các công việc chuyên môn hoặc có bằng đại học hoặc thậm chí sau đại học, biết dùng máy tính và có khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ. OHCHR cũng liệt kê quốc tịch các nạn nhân, trong đó có Việt Nam.
“Bẫy không mới” nhưng vẫn “câu được cá”
Các vụ việc nêu trên chỉ là những mảng nhỏ trong một bức tranh lớn, nhưng chúng có nhiều nét tương đồng. Tại Campuchia, buôn người (human trafficking) dưới hình thức lừa đảo việc làm không phải là mới mẻ khi đã có rất nhiều trường hợp người nước ngoài, bao gồm công dân là người Việt, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, bị lừa sang làm việc tại các tập đoàn bất hợp pháp, mà chủ yếu là trong các sòng bạc ở Kandal và Sihanoukville.
Phương thức hoạt động mà những kẻ lừa đảo thực hiện là đưa ra những lời dụ dỗ về mức lương cao cho các nạn nhân cũng như hứa hẹn việc làm thuận lợi với các khoản sinh lời khác để lừa nạn nhân sa lưới bởi tâm lý ham làm giàu mà bỏ công ít bên cạnh sự “nhẹ dạ, cả tin”. Những người sang Campuchia làm việc đều được hứa hẹn về “việc nhẹ, lương cao” với “mức lương không tưởng” lên đến vào ngàn USD/ tháng, nhưng sau đó đã bị đánh đập, giảm lương, và phải làm việc trong thời gian dài (thậm chí đến 16 giờ/ngày).
Hơn nữa, bọn tội phạm thậm chí còn hướng tới “người lạ, bạn bè hoặc người quen, thậm chí cả người thân” trong khi các thủ đoạn thì được che đậy kỹ càng, như giới thiệu việc làm, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của nạn nhân để hứa hẹn thu nhập cao, lợi dụng quan hệ thân thiết để tăng sự tin cậy, sử dụng các ứng dụng (app) hẹn hò…
Dù vấn đề buôn người, bắt cóc và lừa đảo trực tuyến không phải là mới mẻ nhưng rất khó để xử lý vì chúng rất phức tạp, các kẻ phạm tội thường cố gắng che giấu bằng nhiều biện pháp tinh vi (như có các trụ sở tại nơi cách xa dân cư, được “nguỵ trang” dưới vỏ bọc là nơi làm việc, công ty hay nhà máy), hay nhân viên bảo vệ sẽ canh gác kỹ càng với sự hỗ trợ của camera giám sát, trong khi chính quyền thường bác bỏ các tố cáo vì cho rằng chúng là tranh chấp lao động thay vì hành vi phạm tội.
Thực tế là chính quyền Campuchia đã tiến hành kiểm tra nhập cư trên toàn quốc nhằm trấn áp các mạng lưới buôn người sau khi có nhiều báo cáo về việc người dân từ các nước Đông Nam Á khác bị lừa sang Campuchia làm việc với mức lương cao. Tuy nhiên, với số lượng quá lớn và các biện pháp che giấu kỹ càng, các vụ việc được phát hiện vẫn chỉ là bề nổi, và số người bị lừa sang Campuchia vẫn chưa có xu hướng giảm. Cũng có những nguồn tin cho biết, các doanh nhân Trung Quốc ở Sihanoukville có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương và có quyền lực cực lớn ở địa phương. Một số địa điểm thậm chí được bảo vệ bởi lực lượng an ninh có trang bị vũ khí và nhìn chung an ninh tại các khu vực này rất chặt chẽ.
Hồi chuông báo động
Theo Liên Hợp Quốc, buôn người là “việc tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận người bằng vũ lực, lừa đảo hoặc lừa dối, nhằm mục đích bóc lột họ để thu lợi. Đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở mọi lứa tuổi và mọi hoàn cảnh đều có thể trở thành nạn nhân của tội ác này (…) Những kẻ buôn người thường sử dụng bạo lực hoặc các cơ quan tuyển dụng lừa đảo và những lời hứa hẹn giả tạo về các cơ hội học tập và việc làm để lừa và ép buộc nạn nhân”. Có thể nói, vấn nạn buôn người chính là vấn đề nhân quyền vì liên quan trực tiếp đến quyền lợi, sự tổn thương và trách nhiệm của con người, và đây có thể được xem là vấn đề “nô lệ mới” của thế kỷ này.
Có lẽ không cần phải nói quá nhiều về mức độ nguy hiểm và hậu quả mà nạn buôn người gây ra, trực tiếp là cho nạn nhân và nguy hiểm hơn là biến nạn nhân thành tội phạm để câu dẫn những người đồng hương của mình (kể cả người thân, bạn bè) thành các con mồi tiếp theo. Theo đó, “vòng xoay” rất đơn giản, đó là “nạn nhân” lại trở thành “tội phạm”, vì bất đắc dĩ hoặc vì ma lực của đồng tiền.
Các tổn thương về thể chất (bị nhốt, bỏ đói, đánh đập, chích điện…), những cái chết tức tưởi (như nhảy sông, nhảy lầu hay bị đánh đến chết…), gánh nặng tâm lý và tệ nạn xã hội của nạn nhân cũng đi kèm với thách thức cho an ninh biên giới, là lực cản cho sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế của địa phương. Đối với các địa phương, nhất là khu vực biên giới, phân bổ nguồn lực để giải quyết vấn đề buôn người cũng là vấn đề mà chính quyền phải rất đắn đo.
Bên cạnh đó, các thách thức từ các vụ việc kể trên không chỉ gây ảnh hưởng đến công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài mà còn khiến hình ảnh của Việt Nam xấu đi trong mắt người nước ngoài. Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao vào chiều ngày 14/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định “Thời gian qua cũng đã có nhiều vụ việc tương tự”, cho thấy đây không phải là vấn đề mới nổi lên gần đây. Thách thức với các cơ quan chức năng là, việc kêu gọi, tuyên truyền hay khuyến cáo dường như không mang lại các tác dụng thật sự, bằng chứng là các vụ việc vẫn xảy ra và thậm chí còn gây chú ý trên các phương tiện truyền thông nước ngoài.
Cần xử lý vấn đề tốt hơn
Bên cạnh đó, các cơ quan địa phương ở Việt nam đã nỗ lực triệt phá các đường dây buôn người tiềm ẩn liên quan đến các vụ án người Việt bị lừa sang Campuchia. Đơn cử, công an An Giang đã phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Kandal, Campuchia truy lùng toàn bộ lao động trái phép đang bị giữ tại các sòng bạc địa phương để đưa họ về Việt Nam. Đồn Biên phòng ở các cửa khẩu của tỉnh Long An cũng tổ chức điều tra và khởi tố các vụ án liên quan đến việc đưa người vượt biên trái phép. Theo Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), trong 6 tháng đầu năm 2023, phát hiện 88 vụ mua bán người với 229 tội phạm, 224 nạn nhân; còn số này tương đương cả năm 2022 (90 vụ, 247 tội phạm, 222 nạn nhân).
Năm 2021, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg với tên gọi “Phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030”, trong đó bao gồm việc phối hợp với các nước và tổ chức quốc tế. Đã đến lúc việc hợp tác quốc tế cần được chú trọng hơn, như xây dựng các cơ sở dữ liệu, các sáng kiến được chia sẻ chung và có các nhóm làm việc thường xuyên và luân phiên giữa các quốc gia. Chính phủ cũng cần cởi mở với các nhóm hoạt động nhân quyền trong lĩnh vực phòng, chống buôn người và lắng nghe các góp ý, đề xuất của họ để cân nhắc triển khai theo điều kiện thực tiễn.
Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) để củng cố môi trường di cư minh bạch, và ngăn chặn nguy cơ mua bán người trong các hoạt động di cư quốc tế. Các hoạt động tạo nên nhiều tín hiệu tích cực như giúp phát hiện và phá vỡ nhiều hoạt động buôn người ở nhiều địa phương, với sự phối hợp tích cực giữa bộ đội biên phòng và cảnh sát hình sự.
Song, vẫn còn nhiều việc phải làm!
Vào tháng 6/2023, bà Park Mihyung, Trưởng phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam đã đề xuất Việt Nam nên tăng cường hợp tác với các quốc gia để bảo vệ quyền của người lao động, tăng cường cam kết từ chính phủ (không chỉ tập trung vào các chính sách phòng ngừa mà còn cần chú ý đến các chính sách truy tố và bảo vệ), và cung cấp thêm các nguồn lực cho các địa phương và các cơ quan liên quan để đấu tranh phòng, chống nạn buôn người. Đây là những nội dung rất thiết thực, nhất là việc cần trao quyền và nguồn lực nhiều hơn cho các địa phương, nhất là các địa phương ở vùng biên giới, để giải quyết tốt hơn các thách thức này.
Nhìn chung, việc thiếu thốn thông tin, những khó khăn về đời sống kinh tế, và tâm lý “lánh nặng, tìm nhẹ” có lẽ là những nhân tố chủ yếu gây trở ngại cho các nỗ lực của chính quyền; trong khi đó, nạn nhân vì thiếu hiểu biết hay mơ ước đổi đời nhanh chóng mà chấp nhận “nhắm mắt đưa chân”. Những vấn đề này, tuy cũ, nhưng vẫn là cốt lõi.
Các biện pháp của các cơ quan chức năng (như tuyên truyền) là cần thiết và thực tế đã được triển khai từ lâu, tuy nhiên, các hành vi vi phạm nhân quyền diễn ra ở nước ngoài (như Campuchia) nên việc can thiệp của các cơ quan Việt Nam để bảo hộ công dân và rất khó khăn. Hơn nữa, Campuchia không có cơ chế pháp lý cho người nước ngoài là nạn nhân của việc buôn người được ở lại quốc gia này để tiến hành tố tụng dân sự hoặc hình sự.
Trước những thách thức nêu trên, việc cải thiện đời sống vật chất, tạo công ăn việc làm bền vững với thu nhập ổn định, có các kênh giáo dục hiệu quả để mang lại sự tin tưởng cho người dân, tăng cường các biện pháp răn đe và trừng phạt là những vấn đề căn bản và cần được đầu tư nhiều hơn. Sau rốt, buôn người liên quan đến tính mạng, nhân quyền và pháp trị; và đã đến lúc các cơ quan chức năng xem đây là thách thức an ninh phi truyền thống cực kỳ quan trọng mà đầu tư nhiều nguồn lực hơn để giải quyết.

“Việc nhẹ, lương cao”
Vào ngày 9/3, có hơn 100 công dân người Việt đã bị cơ quan chức năng Campuchia bắt giữ và trục xuất vì làm việc trái phép tại một cơ sở lừa đảo đánh bạc trực tuyến ở Sihanoukville. Các công dân này sau đó đã được tiếp nhận qua cửa khẩu quốc tế Prek Chak – Hà Tiên. Không chỉ tại Campuchia, ở Thái Lan, 18 công dân Việt Nam đã tham gia tổ chức trò chơi hoặc trò lừa đảo, và thậm chí còn lôi kéo người khác đánh bạc trực tuyến bất hợp pháp từ tháng 11 năm ngoái. Những sự việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về những hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại và thậm chí là vi phạm nhân quyền.
Việc công dân Việt Nam bị dụ dỗ với chiêu trò “việc nhẹ, lương cao” là vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Các công dân này thường tham gia vào các sòng bài tại Campuchia - vốn là ngành kinh tế quan trọng của xứ sở chùa tháp, nhưng cũng là nơi thường xuyên xảy ra tiêu cực, mà nổi bật là bóc lột và lừa đảo. Một số công dân Việt Nam khác lại tham gia vào các hoạt động phi pháp bằng cách tiếp tay cho các hoạt động lừa đảo qua đánh bạc trực tuyến.
Vào tháng 7/2023, cảnh sát Campuchia đã giải cứu hàng chục công dân Việt Nam ra khỏi sòng bạc ở thành phố Bavet sau khi có một video trên Facebook cho thấy họ đang kêu cứu khi liên tục vẫy tay và la hét. Sau khi thẩm vấn, các công dân Việt Nam nêu lý do là “họ tức giận vì chủ chưa trả lương” và người giám sát “đã hạn chế công việc của họ và dọa cắt lương”. Nhiều sòng bạc ở Campuchia không có giấy phép và thường là nơi tổ chức các hoạt động lừa đảo, buôn người và tội phạm.
Thực tế, các vụ việc lừa đảo không hề mới mẻ. Nhiều người bị lừa sang Campuchia sau đó đã bị đánh đập và giam giữ, thậm chí buộc phải liên hệ người thân ở Việt Nam để gửi mức tiền chuộc rất cao (có khi lên đến gần 500 triệu đồng). Vào năm 2022, có nhiều vụ việc đã xảy ra và gây chú ý. Vào tháng 7, một nhóm hơn 50 người Việt Nam đã bỏ trốn khỏi sòng bạc ở thị trấn Bavet, tỉnh Svay Rieng của Campuchia gần cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) do “bất đồng trong công việc”, và nhóm người này sau đó đã bị chính quyền Campuchia bắt giữ. Vào tháng 8, hơn 40 người Việt đã tháo chạy khỏi sòng bạc Golden Phoenix Entertainment do người Trung Quốc quản lý ở tỉnh Kandal của Campuchia và bơi qua sông Bình Di (tỉnh An Giang) để về Việt Nam (trong đó có một người đã bị chết đuối), nhiều người bị giữ lại Campuchia để sau đó bị trục xuất vì không có hộ chiếu.
Vào tháng 9 cùng năm, một nhóm 60 người Việt Nam đã trốn khỏi một sòng bạc ở tỉnh Svay Rieng. Sau đó một tháng, hàng trăm lao động Việt Nam làm việc trái phép trong các sòng bạc Campuchia đã tập trung tại cửa khẩu Mộc Bài để tìm cách trở về nước, phần lớn những người này không có giấy tờ tùy thân và bị lừa sang Campuchia để làm việc trái phép cho các sòng bạc và tổ chức đánh bạc trái phép ở đó. Giới chức Campuchia cho biết nếu muốn quay trở lại Việt Nam, những người này phải bồi thường cho các sòng bạc với số tiền lên tới 30.000 USD.
Tại Campuchia, nhiều sòng bạc do người Trung Quốc điều hành đã vướng các cáo buộc lừa đảo kinh doanh, mại dâm và lạm dụng lao động, bao gồm cả việc bắt giữ nhân viên trái với ý muốn của họ. Và đa số các nạn nhân đều bị bóc lột và làm việc trái phép. Sau khi “vượt ngục” khỏi sòng bạc do Trung Quốc quản lý [trong số 150 sòng bạc ở Campuchia, hầu hết đều do người Trung Quốc sở hữu và có trụ sở tại Sihanoukville, một số sòng bạc khác nằm ở khu vực biên giới giáp Việt Nam và Thái Lan, cùng và một khu phức hợp lớn khác ở Phnom Penh], những người trốn thoát cho biết các bảo vệ cơ bắp đã dùng dùi cui để đập vào đầu họ và mô tả “trải nghiệm” khi làm việc trong các sòng bạc là “địa ngục”.
Campuchia hiện đang bị cộng đồng quốc tế giám sát chặt chẽ về các vấn đề liên quan đến buôn người và vi phạm nhân quyền. Báo cáo đánh giá phòng chống nạn buôn người trên toàn cầu của Mỹ vào năm 2023 (2023 Trafficking in Persons Report) xếp Campuchia vào danh sách đen ở bậc 3 (Tier 3) - cấp độ thấp nhất trong thang đo về vấn nạn buôn người, cho biết các nhóm xã hội dân sự trên toàn thế giới đã ghi nhận hàng nghìn trường hợp buôn người và lừa đảo qua mạng (cyber scam operations) trong những năm gần đây, với hơn 10.000 nạn nhân ước tính vẫn còn bị bóc lột ở Campuchia.
Cũng theo báo cáo này, các tập đoàn tội phạm có tổ chức có trụ sở tại Trung Quốc đã đóng giả làm môi giới lao động và sử dụng mạng xã hội để tuyển dụng lao động cho các công việc sinh lợi đầy hứa hẹn ở Campuchia. Các tập đoàn tội phạm cũng sử dụng tin nhắn để dụ dỗ người lao động bằng lời hứa hẹn về những công việc béo bở, qua đó buộc họ làm việc như những kẻ lừa đảo trực tuyến. Sau khi bị đưa đến các “nhà máy lừa đảo”, họ bị tịch thu hộ chiếu và phải chịu bạo lực về thể xác và tình dục. Các hoạt động gây lo ngại nhất là các vụ lừa đảo tiền điện tử, hẹn hò trực tuyến và các hoạt động cờ bạc bất hợp pháp.
Bên cạnh đó, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) cũng cảnh báo rằng các nạn nhân bị bán và tham gia vào các hoạt động lừa đảo trực tuyến thậm chí có trình độ học vấn cao, đôi khi làm các công việc chuyên môn hoặc có bằng đại học hoặc thậm chí sau đại học, biết dùng máy tính và có khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ. OHCHR cũng liệt kê quốc tịch các nạn nhân, trong đó có Việt Nam.
“Bẫy không mới” nhưng vẫn “câu được cá”
Các vụ việc nêu trên chỉ là những mảng nhỏ trong một bức tranh lớn, nhưng chúng có nhiều nét tương đồng. Tại Campuchia, buôn người (human trafficking) dưới hình thức lừa đảo việc làm không phải là mới mẻ khi đã có rất nhiều trường hợp người nước ngoài, bao gồm công dân là người Việt, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, bị lừa sang làm việc tại các tập đoàn bất hợp pháp, mà chủ yếu là trong các sòng bạc ở Kandal và Sihanoukville.
Phương thức hoạt động mà những kẻ lừa đảo thực hiện là đưa ra những lời dụ dỗ về mức lương cao cho các nạn nhân cũng như hứa hẹn việc làm thuận lợi với các khoản sinh lời khác để lừa nạn nhân sa lưới bởi tâm lý ham làm giàu mà bỏ công ít bên cạnh sự “nhẹ dạ, cả tin”. Những người sang Campuchia làm việc đều được hứa hẹn về “việc nhẹ, lương cao” với “mức lương không tưởng” lên đến vào ngàn USD/ tháng, nhưng sau đó đã bị đánh đập, giảm lương, và phải làm việc trong thời gian dài (thậm chí đến 16 giờ/ngày).
Hơn nữa, bọn tội phạm thậm chí còn hướng tới “người lạ, bạn bè hoặc người quen, thậm chí cả người thân” trong khi các thủ đoạn thì được che đậy kỹ càng, như giới thiệu việc làm, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của nạn nhân để hứa hẹn thu nhập cao, lợi dụng quan hệ thân thiết để tăng sự tin cậy, sử dụng các ứng dụng (app) hẹn hò…
Dù vấn đề buôn người, bắt cóc và lừa đảo trực tuyến không phải là mới mẻ nhưng rất khó để xử lý vì chúng rất phức tạp, các kẻ phạm tội thường cố gắng che giấu bằng nhiều biện pháp tinh vi (như có các trụ sở tại nơi cách xa dân cư, được “nguỵ trang” dưới vỏ bọc là nơi làm việc, công ty hay nhà máy), hay nhân viên bảo vệ sẽ canh gác kỹ càng với sự hỗ trợ của camera giám sát, trong khi chính quyền thường bác bỏ các tố cáo vì cho rằng chúng là tranh chấp lao động thay vì hành vi phạm tội.
Thực tế là chính quyền Campuchia đã tiến hành kiểm tra nhập cư trên toàn quốc nhằm trấn áp các mạng lưới buôn người sau khi có nhiều báo cáo về việc người dân từ các nước Đông Nam Á khác bị lừa sang Campuchia làm việc với mức lương cao. Tuy nhiên, với số lượng quá lớn và các biện pháp che giấu kỹ càng, các vụ việc được phát hiện vẫn chỉ là bề nổi, và số người bị lừa sang Campuchia vẫn chưa có xu hướng giảm. Cũng có những nguồn tin cho biết, các doanh nhân Trung Quốc ở Sihanoukville có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương và có quyền lực cực lớn ở địa phương. Một số địa điểm thậm chí được bảo vệ bởi lực lượng an ninh có trang bị vũ khí và nhìn chung an ninh tại các khu vực này rất chặt chẽ.
Hồi chuông báo động
Theo Liên Hợp Quốc, buôn người là “việc tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận người bằng vũ lực, lừa đảo hoặc lừa dối, nhằm mục đích bóc lột họ để thu lợi. Đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở mọi lứa tuổi và mọi hoàn cảnh đều có thể trở thành nạn nhân của tội ác này (…) Những kẻ buôn người thường sử dụng bạo lực hoặc các cơ quan tuyển dụng lừa đảo và những lời hứa hẹn giả tạo về các cơ hội học tập và việc làm để lừa và ép buộc nạn nhân”. Có thể nói, vấn nạn buôn người chính là vấn đề nhân quyền vì liên quan trực tiếp đến quyền lợi, sự tổn thương và trách nhiệm của con người, và đây có thể được xem là vấn đề “nô lệ mới” của thế kỷ này.
Có lẽ không cần phải nói quá nhiều về mức độ nguy hiểm và hậu quả mà nạn buôn người gây ra, trực tiếp là cho nạn nhân và nguy hiểm hơn là biến nạn nhân thành tội phạm để câu dẫn những người đồng hương của mình (kể cả người thân, bạn bè) thành các con mồi tiếp theo. Theo đó, “vòng xoay” rất đơn giản, đó là “nạn nhân” lại trở thành “tội phạm”, vì bất đắc dĩ hoặc vì ma lực của đồng tiền.
Các tổn thương về thể chất (bị nhốt, bỏ đói, đánh đập, chích điện…), những cái chết tức tưởi (như nhảy sông, nhảy lầu hay bị đánh đến chết…), gánh nặng tâm lý và tệ nạn xã hội của nạn nhân cũng đi kèm với thách thức cho an ninh biên giới, là lực cản cho sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế của địa phương. Đối với các địa phương, nhất là khu vực biên giới, phân bổ nguồn lực để giải quyết vấn đề buôn người cũng là vấn đề mà chính quyền phải rất đắn đo.
Bên cạnh đó, các thách thức từ các vụ việc kể trên không chỉ gây ảnh hưởng đến công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài mà còn khiến hình ảnh của Việt Nam xấu đi trong mắt người nước ngoài. Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao vào chiều ngày 14/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định “Thời gian qua cũng đã có nhiều vụ việc tương tự”, cho thấy đây không phải là vấn đề mới nổi lên gần đây. Thách thức với các cơ quan chức năng là, việc kêu gọi, tuyên truyền hay khuyến cáo dường như không mang lại các tác dụng thật sự, bằng chứng là các vụ việc vẫn xảy ra và thậm chí còn gây chú ý trên các phương tiện truyền thông nước ngoài.
Cần xử lý vấn đề tốt hơn
Bên cạnh đó, các cơ quan địa phương ở Việt nam đã nỗ lực triệt phá các đường dây buôn người tiềm ẩn liên quan đến các vụ án người Việt bị lừa sang Campuchia. Đơn cử, công an An Giang đã phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Kandal, Campuchia truy lùng toàn bộ lao động trái phép đang bị giữ tại các sòng bạc địa phương để đưa họ về Việt Nam. Đồn Biên phòng ở các cửa khẩu của tỉnh Long An cũng tổ chức điều tra và khởi tố các vụ án liên quan đến việc đưa người vượt biên trái phép. Theo Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), trong 6 tháng đầu năm 2023, phát hiện 88 vụ mua bán người với 229 tội phạm, 224 nạn nhân; còn số này tương đương cả năm 2022 (90 vụ, 247 tội phạm, 222 nạn nhân).
Năm 2021, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg với tên gọi “Phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030”, trong đó bao gồm việc phối hợp với các nước và tổ chức quốc tế. Đã đến lúc việc hợp tác quốc tế cần được chú trọng hơn, như xây dựng các cơ sở dữ liệu, các sáng kiến được chia sẻ chung và có các nhóm làm việc thường xuyên và luân phiên giữa các quốc gia. Chính phủ cũng cần cởi mở với các nhóm hoạt động nhân quyền trong lĩnh vực phòng, chống buôn người và lắng nghe các góp ý, đề xuất của họ để cân nhắc triển khai theo điều kiện thực tiễn.
Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) để củng cố môi trường di cư minh bạch, và ngăn chặn nguy cơ mua bán người trong các hoạt động di cư quốc tế. Các hoạt động tạo nên nhiều tín hiệu tích cực như giúp phát hiện và phá vỡ nhiều hoạt động buôn người ở nhiều địa phương, với sự phối hợp tích cực giữa bộ đội biên phòng và cảnh sát hình sự.
Song, vẫn còn nhiều việc phải làm!
Vào tháng 6/2023, bà Park Mihyung, Trưởng phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam đã đề xuất Việt Nam nên tăng cường hợp tác với các quốc gia để bảo vệ quyền của người lao động, tăng cường cam kết từ chính phủ (không chỉ tập trung vào các chính sách phòng ngừa mà còn cần chú ý đến các chính sách truy tố và bảo vệ), và cung cấp thêm các nguồn lực cho các địa phương và các cơ quan liên quan để đấu tranh phòng, chống nạn buôn người. Đây là những nội dung rất thiết thực, nhất là việc cần trao quyền và nguồn lực nhiều hơn cho các địa phương, nhất là các địa phương ở vùng biên giới, để giải quyết tốt hơn các thách thức này.
Nhìn chung, việc thiếu thốn thông tin, những khó khăn về đời sống kinh tế, và tâm lý “lánh nặng, tìm nhẹ” có lẽ là những nhân tố chủ yếu gây trở ngại cho các nỗ lực của chính quyền; trong khi đó, nạn nhân vì thiếu hiểu biết hay mơ ước đổi đời nhanh chóng mà chấp nhận “nhắm mắt đưa chân”. Những vấn đề này, tuy cũ, nhưng vẫn là cốt lõi.
Các biện pháp của các cơ quan chức năng (như tuyên truyền) là cần thiết và thực tế đã được triển khai từ lâu, tuy nhiên, các hành vi vi phạm nhân quyền diễn ra ở nước ngoài (như Campuchia) nên việc can thiệp của các cơ quan Việt Nam để bảo hộ công dân và rất khó khăn. Hơn nữa, Campuchia không có cơ chế pháp lý cho người nước ngoài là nạn nhân của việc buôn người được ở lại quốc gia này để tiến hành tố tụng dân sự hoặc hình sự.
Trước những thách thức nêu trên, việc cải thiện đời sống vật chất, tạo công ăn việc làm bền vững với thu nhập ổn định, có các kênh giáo dục hiệu quả để mang lại sự tin tưởng cho người dân, tăng cường các biện pháp răn đe và trừng phạt là những vấn đề căn bản và cần được đầu tư nhiều hơn. Sau rốt, buôn người liên quan đến tính mạng, nhân quyền và pháp trị; và đã đến lúc các cơ quan chức năng xem đây là thách thức an ninh phi truyền thống cực kỳ quan trọng mà đầu tư nhiều nguồn lực hơn để giải quyết.
Từ khoá: buôn người lừa đảo việc nhẹ lương cao Campuchia Việt Nam