Điểm sách
8 PHÚT ĐỌC

“Bản chất của Người”: Nhân tính có tồn tại?

Sau chiến tranh, chỉ nỗi buồn còn lại.

Nguyễn Lê Đăng Khoa 10/03/2025
Image
“Bản chất của Người”: Nhân tính có tồn tại? - (C): Vietnam Strategic Forum

(Phiên bản rút gọn tiếng Anh tiếp theo đoạn tiếng Việt)

---

Cuốn “Human Acts” (tạm dịch: Bản chất của Người) của Han Kang, nhà văn nữ Hàn Quốc đạt giải Nobel Văn học năm 2024, kể về cuộc nổi dậy đẫm máu và các di tích của sự kiện đó ở thành phố Gwangju, Hàn Quốc vào những năm 80 của thế kỷ 20. Câu chuyện được xâu chuỗi bởi nhiều góc nhìn từ nhiều nhân vật khác nhau, nhưng tất cả - bằng một cách nào đó - đều có mối liên hệ với nhau. Họ đều là nạn nhân, dù trực tiếp hay gián tiếp, của các cuộc đàn áp đầy bạo lực mà chính quyền Chun Doo-hwan đã thi hành đối với các sinh viên biểu tình.

Deborah Smith, dịch giả cuốn sách từ tiếng Hàn sang bản tiếng Anh đã bình luận, các nhân vật được viết theo một chiều không gian và thời gian rất khó hiểu, thời gian hiện tại và quá khứ được xâu chuỗi một cách mơ hồ. Có lẽ đây cũng là dụng ý của tác giả: một quá khứ đầy ám ảnh, xóa bỏ đi mọi logic của thời gian rỗng và đồng nhất, làm lu mờ đi ranh giới của hiện thực và quá khứ, để lại những người sống sót (lẫn đã chết) một hiện thực đẫm máu bởi những vết thương thể chất và tinh thần, phô bày cảm giác dày vò, tội lỗi của sự sống sót (survivor’s guilt) một cách trần trụi nhất. Và qua ngòi bút của Han Kang, cái sự tàn bạo, đồi trụy, phi con người được chỉ điểm một cách trực diện, không hề giấu diếm hay e dè. Trong cuộc trấn áp phi nhân tính của quân đội, sinh mạng con người trở nên vô nghĩa, và điều đó được thể hiện qua cách mà các nạn nhân được nhắc đến.

Từ con người đến những cái xác, tác giả biến sự chết chóc từ một điều rất cá nhân đến một hiện tượng không có đến một cái tên cụ thể. Một cái chết đáng nhẽ phải mang theo một sự nặng nề, một nỗi đau không nên lời thì bị biến thành một cột mốc đơn thuần, phi cá nhân, phi cảm xúc. Cái tính người từ đó bị tha hóa, không còn xem cái chết là một cái kết với đầy ý nghĩa, dày vò và ám ảnh, mà chỉ là cái kết. Và đó cũng là cách những người cầm quyền và quân đội trong câu chuyện xem mạng sống con người: những mất mát này được thể hiện qua những con số thay vì là những cá nhân có cuộc sống, gia đình, và ước mơ riêng.

Hãy xem cách mà cậu bé Dong Ho được miêu tả bởi những người xung quanh: hồn nhiên, dũng cảm, trẻ con, cứng đầu – lần lượt từ góc nhìn của người bạn, người mẹ, người lính trẻ, người chị. Tất cả những nỗi đau này đều biến mất đi qua cách chính phủ Hàn Quốc chôn vùi nó, như những cái xác mà quân đội của họ để lại, thối rữa, hòa tan vào nhau đến mất nhận diện, để rồi bị vùi lấp một cách không thương tiếc.

Mỗi chương kết thúc là mỗi ngày mình thẫn thờ, không thể tiếp tục cầm lên và lật tiếp những trang sau đó. Dù không dài, nhưng từng câu từ một được khắc sâu trong tâm trí, với những ánh mắt của các nhân vật đầy sự sống biến mất vào hư vô, trống rỗng và vô hồn. Và mình không thể tiếp tục đọc được một chữ nào nữa khi cái chấm và khoảng trống của trang báo hiệu sự kết thúc của một chương, một mạng sống, và mảnh đời bất hạnh.

Đã một tháng ròng từ ngày mình bắt đầu sách, và giờ đã hoàn thành. Những câu từ của Han Kang sẽ “cháy” trong tâm trí của mình lâu hơn nữa; và khi mình dừng lại để nhìn thế giới, có lẽ ngọn lửa ngôn từ trong cuốn sách sẽ không thể tắt. Là một người học về chiến tranh và hòa bình, đôi khi, cái tính người nhất lại không được nhắc đến. Và cái kết? Những con số và những lý thuyết bỏ đi cái sự đau đớn, cam chịu, và ám ảnh của những người phải sống trong thế giới tàn khốc mà đáng nhẽ chỉ nên tồn tại trong viễn tưởng và các hồi ký.

Có lẽ những người thờ ơ nhất với cái khổ đau của chiến tranh, nỗi da diết về quê hương, và cái ám ảnh của người thân bị mất và gộp lại thành một bảng số liệu, đều bị thuyết phục bởi cái logic “duy lý” rất phi cá nhân, phi nhân tính, rằng sự đau khổ không thể tránh khỏi. Có thể là vậy thật; song, việc đó cũng không có nghĩa rằng chúng ta nên xem sự khổ đau là một điều gì đó hiển nhiên. Vì mình tin rằng, khi một người xem thấu hiểu và không chấp nhận các thứ phi nhân văn, khi họ quan tâm đến câu chuyện, nỗi khổ và đau của từng người, thì họ sẽ không đáp trả bằng những ngôn từ, lý luận phi cá nhân và trọng giá trị ảo (artificial, commercial value) như thế được.

Cuối cùng thì, sách dành cho ai? Cho bất kỳ ai. Để cho mọi sự khổ đau không chỉ tồn tại trên trang giấy, để nó không thờ ơ. Để con người có thể vị tha hơn, đồng cảm hơn, và chủ động hơn. Và đó là “Human Acts, sau hơn một tháng mình đã cố gắng đi qua từng trang sách với những ám ảnh về chiến tranh, cái chết và tính người.

Nguyễn Lê Đăng Khoa hiện là sinh viên Ngoại giao và Quan hệ Quốc tế (QHQT) tại Đại học Tamkang, Đài Loan. Chủ đề nghiên cứu của Đăng Khoa xoay quanh lý thuyết và siêu lý thuyết trong QHQT, kinh tế chính trị, an ninh khu vực và quốc tế, và phương pháp nghiên cứu và giảng dạy trong QHQT. Bạn đọc có thể liên hệ Đăng Khoa tại địa chỉ: dangkhoa1105@gmail.com.

---

As a student of war and conflict, sometimes, what is often lacking in the academic discussion of casualties are the personal, subjective aspects of casualty itself. It is painful, the loss of life, the deprivation of humanity, and the agency to yourself; and yet, oftentimes, when we talk about it, we talk about numbers, of figures which all mean nothing and say nothing of the tragedy that transpired. This book flipped this notion on its head: that it must be personal and gruesome, these deaths, that no matter how much one tries to document something, its torment dwells deep within the subjects' minds that may not ever be able to put into words. The pain here is felt and not hypothesized; it is absolutely personal and humanizing to the point that the act of taking life away became dehumanized for it to be justifiable.

I am sure that, in the current global state, suffering ensues and may not end soon. And yet, our discussion of those who are suffering is often framed in a way that is impersonal, that tries to be objective, through the use of cost-benefit analysis, rational choice theory, and marginal utility. But human life cannot, and must not, be measured this way. Those who proclaim these sufferings are justified are those who do not bear witness to atrocities, who do not hold the shrine of death in their living, and who do not experience the pains unimaginable just to exist. Homes are destroyed, but people are left wanting to go back because it is simply where they were born; they cannot just so easily uproot. The myth of a better life is one driven by material purpose, devoid of the very core of humanities: interaction, community, and empathy. And so, those who argue in a rationalist, objectivist way are those who have not experienced something so dear, so daring as Han Kang's book. It only becomes personal for them, when it happens to them. When the privileged feel threatened, then no one else is safe in a society that is meant to protect its people.

"After you died I couldn't hold a funeral,

So these eyes that once beheld you became a shrine.

These ears that once heard your voice became a shrine.

These lungs that once inhaled your breath became a shrine."

While there are many other critical aspects of the book, such as the gradual dehumanization of death, or the aftermaths, it is not in my ability to write them, with my limited vocabulary and experience to know the experience of losing a loved one in such a brutal way. Simply reading this book was a challenge, and I do not regret that it was. It is meant to be challenging, hard to read, and hard to be compelling like a page-turner, simply because it is a kind of devastation, not a thriller.

(Phiên bản rút gọn tiếng Anh tiếp theo đoạn tiếng Việt)

---

Cuốn “Human Acts” (tạm dịch: Bản chất của Người) của Han Kang, nhà văn nữ Hàn Quốc đạt giải Nobel Văn học năm 2024, kể về cuộc nổi dậy đẫm máu và các di tích của sự kiện đó ở thành phố Gwangju, Hàn Quốc vào những năm 80 của thế kỷ 20. Câu chuyện được xâu chuỗi bởi nhiều góc nhìn từ nhiều nhân vật khác nhau, nhưng tất cả - bằng một cách nào đó - đều có mối liên hệ với nhau. Họ đều là nạn nhân, dù trực tiếp hay gián tiếp, của các cuộc đàn áp đầy bạo lực mà chính quyền Chun Doo-hwan đã thi hành đối với các sinh viên biểu tình.

Deborah Smith, dịch giả cuốn sách từ tiếng Hàn sang bản tiếng Anh đã bình luận, các nhân vật được viết theo một chiều không gian và thời gian rất khó hiểu, thời gian hiện tại và quá khứ được xâu chuỗi một cách mơ hồ. Có lẽ đây cũng là dụng ý của tác giả: một quá khứ đầy ám ảnh, xóa bỏ đi mọi logic của thời gian rỗng và đồng nhất, làm lu mờ đi ranh giới của hiện thực và quá khứ, để lại những người sống sót (lẫn đã chết) một hiện thực đẫm máu bởi những vết thương thể chất và tinh thần, phô bày cảm giác dày vò, tội lỗi của sự sống sót (survivor’s guilt) một cách trần trụi nhất. Và qua ngòi bút của Han Kang, cái sự tàn bạo, đồi trụy, phi con người được chỉ điểm một cách trực diện, không hề giấu diếm hay e dè. Trong cuộc trấn áp phi nhân tính của quân đội, sinh mạng con người trở nên vô nghĩa, và điều đó được thể hiện qua cách mà các nạn nhân được nhắc đến.

Từ con người đến những cái xác, tác giả biến sự chết chóc từ một điều rất cá nhân đến một hiện tượng không có đến một cái tên cụ thể. Một cái chết đáng nhẽ phải mang theo một sự nặng nề, một nỗi đau không nên lời thì bị biến thành một cột mốc đơn thuần, phi cá nhân, phi cảm xúc. Cái tính người từ đó bị tha hóa, không còn xem cái chết là một cái kết với đầy ý nghĩa, dày vò và ám ảnh, mà chỉ là cái kết. Và đó cũng là cách những người cầm quyền và quân đội trong câu chuyện xem mạng sống con người: những mất mát này được thể hiện qua những con số thay vì là những cá nhân có cuộc sống, gia đình, và ước mơ riêng.

Hãy xem cách mà cậu bé Dong Ho được miêu tả bởi những người xung quanh: hồn nhiên, dũng cảm, trẻ con, cứng đầu – lần lượt từ góc nhìn của người bạn, người mẹ, người lính trẻ, người chị. Tất cả những nỗi đau này đều biến mất đi qua cách chính phủ Hàn Quốc chôn vùi nó, như những cái xác mà quân đội của họ để lại, thối rữa, hòa tan vào nhau đến mất nhận diện, để rồi bị vùi lấp một cách không thương tiếc.

Mỗi chương kết thúc là mỗi ngày mình thẫn thờ, không thể tiếp tục cầm lên và lật tiếp những trang sau đó. Dù không dài, nhưng từng câu từ một được khắc sâu trong tâm trí, với những ánh mắt của các nhân vật đầy sự sống biến mất vào hư vô, trống rỗng và vô hồn. Và mình không thể tiếp tục đọc được một chữ nào nữa khi cái chấm và khoảng trống của trang báo hiệu sự kết thúc của một chương, một mạng sống, và mảnh đời bất hạnh.

Đã một tháng ròng từ ngày mình bắt đầu sách, và giờ đã hoàn thành. Những câu từ của Han Kang sẽ “cháy” trong tâm trí của mình lâu hơn nữa; và khi mình dừng lại để nhìn thế giới, có lẽ ngọn lửa ngôn từ trong cuốn sách sẽ không thể tắt. Là một người học về chiến tranh và hòa bình, đôi khi, cái tính người nhất lại không được nhắc đến. Và cái kết? Những con số và những lý thuyết bỏ đi cái sự đau đớn, cam chịu, và ám ảnh của những người phải sống trong thế giới tàn khốc mà đáng nhẽ chỉ nên tồn tại trong viễn tưởng và các hồi ký.

Có lẽ những người thờ ơ nhất với cái khổ đau của chiến tranh, nỗi da diết về quê hương, và cái ám ảnh của người thân bị mất và gộp lại thành một bảng số liệu, đều bị thuyết phục bởi cái logic “duy lý” rất phi cá nhân, phi nhân tính, rằng sự đau khổ không thể tránh khỏi. Có thể là vậy thật; song, việc đó cũng không có nghĩa rằng chúng ta nên xem sự khổ đau là một điều gì đó hiển nhiên. Vì mình tin rằng, khi một người xem thấu hiểu và không chấp nhận các thứ phi nhân văn, khi họ quan tâm đến câu chuyện, nỗi khổ và đau của từng người, thì họ sẽ không đáp trả bằng những ngôn từ, lý luận phi cá nhân và trọng giá trị ảo (artificial, commercial value) như thế được.

Cuối cùng thì, sách dành cho ai? Cho bất kỳ ai. Để cho mọi sự khổ đau không chỉ tồn tại trên trang giấy, để nó không thờ ơ. Để con người có thể vị tha hơn, đồng cảm hơn, và chủ động hơn. Và đó là “Human Acts, sau hơn một tháng mình đã cố gắng đi qua từng trang sách với những ám ảnh về chiến tranh, cái chết và tính người.

Nguyễn Lê Đăng Khoa hiện là sinh viên Ngoại giao và Quan hệ Quốc tế (QHQT) tại Đại học Tamkang, Đài Loan. Chủ đề nghiên cứu của Đăng Khoa xoay quanh lý thuyết và siêu lý thuyết trong QHQT, kinh tế chính trị, an ninh khu vực và quốc tế, và phương pháp nghiên cứu và giảng dạy trong QHQT. Bạn đọc có thể liên hệ Đăng Khoa tại địa chỉ: dangkhoa1105@gmail.com.

---

As a student of war and conflict, sometimes, what is often lacking in the academic discussion of casualties are the personal, subjective aspects of casualty itself. It is painful, the loss of life, the deprivation of humanity, and the agency to yourself; and yet, oftentimes, when we talk about it, we talk about numbers, of figures which all mean nothing and say nothing of the tragedy that transpired. This book flipped this notion on its head: that it must be personal and gruesome, these deaths, that no matter how much one tries to document something, its torment dwells deep within the subjects' minds that may not ever be able to put into words. The pain here is felt and not hypothesized; it is absolutely personal and humanizing to the point that the act of taking life away became dehumanized for it to be justifiable.

I am sure that, in the current global state, suffering ensues and may not end soon. And yet, our discussion of those who are suffering is often framed in a way that is impersonal, that tries to be objective, through the use of cost-benefit analysis, rational choice theory, and marginal utility. But human life cannot, and must not, be measured this way. Those who proclaim these sufferings are justified are those who do not bear witness to atrocities, who do not hold the shrine of death in their living, and who do not experience the pains unimaginable just to exist. Homes are destroyed, but people are left wanting to go back because it is simply where they were born; they cannot just so easily uproot. The myth of a better life is one driven by material purpose, devoid of the very core of humanities: interaction, community, and empathy. And so, those who argue in a rationalist, objectivist way are those who have not experienced something so dear, so daring as Han Kang's book. It only becomes personal for them, when it happens to them. When the privileged feel threatened, then no one else is safe in a society that is meant to protect its people.

"After you died I couldn't hold a funeral,

So these eyes that once beheld you became a shrine.

These ears that once heard your voice became a shrine.

These lungs that once inhaled your breath became a shrine."

While there are many other critical aspects of the book, such as the gradual dehumanization of death, or the aftermaths, it is not in my ability to write them, with my limited vocabulary and experience to know the experience of losing a loved one in such a brutal way. Simply reading this book was a challenge, and I do not regret that it was. It is meant to be challenging, hard to read, and hard to be compelling like a page-turner, simply because it is a kind of devastation, not a thriller.

Từ khoá: nhân tính bản chất của người điểm sách Nobel Văn học

BÀI LIÊN QUAN