Kinh tế
13 PHÚT ĐỌC

Cạnh tranh bán dẫn, Mỹ - Trung không ngại “ăn miếng trả miếng”

Sự trở lại của Donald Trump và các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chặt chẽ sẽ khiến cạnh tranh Mỹ - Trung trong lĩnh vực chất bán dẫn trở nên quyết liệt hơn.

Trương Tuấn Kiệt 10/02/2025
Image
Mỹ - Trung liên tục “ăn miếng trả miếng” trong cuộc chạy đua bán dẫn - (C): Institute for Political and International Studies

“Cấm xuất khẩu”: Trung Quốc gây áp lực mạnh mẽ lên Mỹ 

Vào đầu tháng 12/2024, Trung Quốc đã công bố lệnh cấm xuất khẩu sang Mỹ đối với các khoáng sản quan trọng là gallium, germanium và antimon. Quyết định này được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Joe Biden ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ cho 140 công ty sản xuất thiết bị bán dẫn của Bắc Kinh. 

Gallium là thành phần quan trọng trong sản xuất radar do khả năng xử lý điện áp cao ở nhiệt độ cao. Các radar quân sự tiên tiến của Mỹ, bao gồm AN/SPY-6AN/TPS 80, dựa vào gallium để hỗ trợ ăng-ten và các thành phần thiết yếu khác. Điều này khiến gallium trở nên thiết yếu về mặt an ninh, vì chúng cần thiết trong các hệ thống quan trọng và không dễ dàng bị thay thế. Ngoài ra, gallium, chủ yếu dưới dạng gallium nitride và gallium arsenide, được sử dụng để chế tạo các vi mạch tích hợp và các thiết bị quang điện tử như diode laser, đèn LED, và pin mặt trời. 

Trong khi đó, germanium chủ yếu được sử dụng trong các quang điện đa mối nối, quang học hồng ngoại, và cáp quang. Công dụng của khoáng sản này là giảm thiểu nguy cơ mất tín hiệu trong cáp quang, điều rất quan trọng trong đời sống hiện đại do nhu cầu ngày càng tăng đối với mạng dữ liệu hiệu suất cao. Còn với antimon, đây là đầu vào quan trọng cho ngành công nghiệp quốc phòng, đặc biệt là đối với đạn xuyên giáp, kính nhìn ban đêm, cảm biến hồng ngoại, cũng như ngành công nghiệp điện tử, bao gồm chất bán dẫn, dây cáp và pin. 

Động thái cấm xuất khẩu của Bắc Kinh thực tế là bước leo thang của lệnh hạn chế xuất khẩu được đưa ra từ tháng 7/2023. Ở thời điểm đó, Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành Thông báo số 23 năm 2023 về việc thực hiện kiểm soát xuất khẩu đối với các mặt hàng liên quan đến gallium và germanium – hai nguồn tài nguyên khai thác chiến lược quan trọng, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp bán dẫn và tái tạo. Bắc Kinh yêu cầu mỗi lô hàng gallium và germanium riêng lẻ đều cần phải xin giấy phép, tức thông qua quá trình xét duyệt, kéo dài từ 30 - 80 ngày, và các đơn đăng ký phải nêu rõ người mua cũng như mục đích sử dụng. Vào tháng 8/2024, antimon cũng được bổ sung vào danh sách hạn chế xuất khẩu. 

Đối với Bắc Kinh, việc hạn chế rồi tiến đến cấm xuất khẩu gallium, germanium và antimon sang Mỹ có thể nhằm tạo áp lực lên ngành công nghiệp bán dẫn của Washington. Lý do là vì Mỹ phụ thuộc 100% vào nhập khẩu gallium, với Trung Quốc và Nhật Bản là nguồn cung chính. Bên cạnh đó, Washington nhập đến 63% lượng antimon và 26% lượng germanium từ Bắc Kinh. 

Bên cạnh đó, các lệnh cấm của Trung Quốc có thể được sử dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa trong nỗ lực bắt kịp Mỹ và các nước dẫn đầu khác trong ngành công nghệ bán dẫn. Nhờ lượng khoáng chất được tiết kiệm (không mang đi xuất khẩu), Trung Quốc có thể đảm bảo nguồn cung cấp vật liệu của riêng mình phục vụ cho việc phát triển và sản xuất các mặt hàng công nghệ năng lượng sạch. 

Hơn nữa, rất có thể các hành động leo thang của Bắc Kinh còn nhằm trả đũa việc Mỹ và đồng minh gây sức ép lên quốc gia này trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn. Chẳng hạn, trước khi ban hành Thông báo số 23, hồi tháng 8/2022, chính phủ Mỹ đã yêu cầu hai tập đoàn công nghệ Nvidia và AMD ngừng cung cấp chip A100, H100, vi mạch tích hợp MI250 và hệ thống DGX cho khách hàng Trung Quốc. Tháng 1/2023, Washington đạt được thỏa thuận với Amsterdam và Tokyo về việc hạn chế xuất khẩu một số máy móc sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc.   

Mỹ đáp trả 

Ngay từ nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump (2017 - 2021), Mỹ đã tìm cách giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu đất hiếm của Trung Quốc. Theo đó, một trong những động thái quan trọng là chính phủ quyết định mở lại mỏ Mountain Pass (mỏ đất hiếm lớn nhất của Mỹ) ở sa mạc Mojave (bang California) vào cuối năm 2017, với sự vận hành của công ty cung cấp vật liệu đất hiếm MP Materials. Sau đó, vào tháng 4/2022, MP đã bắt đầu xây dựng cơ sở sản xuất nam châm ở bang Texas và dự kiến sản xuất thương mại nam châm vào cuối năm 2025. 

Quy trình dự kiến là lấy nguồn nguyên liệu đầu vào NdPr oxide tại Mountain Pass, sau đó sản xuất ra kim loại NdPr, rồi chuyển thành hợp kim NdFeB và nam châm thành phẩm. Với các đặc tính như lực từ mạnh (là hợp kim nam châm mạnh nhất hiện nay), kích thước nhỏ gọn, và độ bền cao, hợp kim NdFeB là lựa chọn hàng đầu trong ngành công nghiệp công nghệ cao, bao gồm cả sản xuất bán dẫn.   

Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Biden, kể từ năm 2022, Bộ Quốc phòng và Bộ Năng lượng đã hỗ trợ hơn 440 triệu USD cho các công ty đất hiếm, thông qua hình thức tín dụng thuế. Đồng thời, Mỹ cũng tìm cách gây sức ép lên Trung Quốc bằng các động thái kiểm soát xuất khẩu. Vào ngày 15/1, Washington đã công bố thêm những quy tắc mới, trong đó các công ty sản xuất và đóng gói chip muốn xuất khẩu một số loại chip tiên tiến (từ 16 hoặc 14nm trở xuống) sẽ phải chịu những yêu cầu cấp phép nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn cơ sở sản xuất phải chứng minh chip của họ không được xuất khẩu đến các thực thể bị trừng phạt. Theo Bộ Thương mại Mỹ, bước đi trên nhằm ngăn Trung Quốc có được chất bán dẫn điện toán cao cấp, vốn cần thiết để phát triển năng lực trí tuệ nhân tạo tiên tiến.   

Bên cạnh đó, Mỹ không ngừng gia tăng áp lực nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các nguồn tài nguyên chiến lược tại Greenland (nơi có mỏ Kvanefjeld, được đánh giá là một trong những mỏ đất hiếm phong phú nhất thế giới). 

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, Mỹ đã trực tiếp can thiệp để ngăn chặn các kế hoạch đầu tư vào Greenland của Trung Quốc, trong đó có tham vọng xây dựng ba sân bay chiến lược tại đây. Dưới áp lực từ Mỹ, Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (China Communications Construction Company) đã phải rút khỏi các dự án này vào tháng 6/2019.

Sau đó, ông Greg Barnes, Tổng Giám đốc Điều hành của công ty khai thác mỏ Tanbreez, cho biết các quan chức Mỹ đã đến thăm dự án Tanbreez hai lần trong năm 2024 và yêu cầu không bán mỏ trên cho nhà thầu có liên hệ với Trung Quốc. Mỏ Tanbreez chứa khoáng chất eudialyte (bên trong có đất hiếm, cùng một lượng lớn neodymium, kim loại cực kỳ hiếm được sử dụng để sản xuất nam châm quý giá cho ngành công nghệ), đồng thời có nguyên tố gali – kim loại đất hiếm mà Trung Quốc cấm xuất khẩu sang Mỹ.

Cuối cùng, Washington đã thành công khi ông Barnes quyết định bán dự án Tanbreez cho công ty Critical Metals (có trụ sở tại thành phố New York, Mỹ). Đáng chú ý, cổ đông lớn thứ hai của Critical Metals là công ty môi giới Cantor Fitzgerald, được lãnh đạo bởi doanh nhân Howard Lutnick, người được Trump đề cử vào chức vụ Bộ trưởng Thương mại. 

Chưa dừng lại ở đó, trong cuộc họp báo ngày 7/1, Trump bày tỏ tham vọng biến Greenland trở thành một phần của Mỹ, và không loại trừ khả năng sử dụng quân đội hoặc gây sức ép kinh tế lên Đan Mạch (quốc gia quản lý vùng lãnh thổ trên) để giành quyền kiểm soát thực thể này. Đây không phải là ý tưởng mới, bởi Trump từng tuyên bố muốn mua lại Greenland hồi năm 2019, nhưng đề nghị khi đó đã nhanh chóng bị Đan Mạch và Greenland từ chối. Theo ông Michael Waltz, Cố vấn An ninh Quốc gia của chính quyền mới, Trump muốn Mỹ mua lại Greenland để có thể tiếp cận nhiều khoáng sản quý hiếm hơn.  

Trong cuộc điện đàm với Trump vào ngày 15/1, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã nhắc lại tuyên bố của Thủ tướng Greenland Mute B. Egede rằng vùng đất này không phải để bán. Tuy nhiên, phía Đan Mạch cũng không khước từ dứt khoát mà vẫn “sẵn sàng đối thoại với Mỹ” (open to a dialogue with the Americans) về các vấn đề liên quan đến hòn đảo này. 

Nếu Trump không thể mua Greenland, ông có thể đàm phán với Đan Mạch về việc chấp thuận để Mỹ bổ sung thêm nhiều căn cứ quân sự hơn tại đây nhằm tăng khả năng giám sát và ngăn chặn Trung Quốc tìm cách mở rộng ảnh hưởng về kinh tế, trong đó có các mỏ đất hiếm. 

Còn trong trường hợp Greenland ly khai thành công khỏi Đan Mạch, nhưng vẫn không muốn trở thành một bang chính thức của Mỹ, Trump có thể đưa ra đề nghị biến hòn đảo này thành một “lãnh thổ chưa hợp nhất” (unincorporated territory) như Puerto Rico. Puerto Rico hiện có chính quyền riêng (bao gồm thống đốc và quốc hội địa phương) để quản lý hầu hết các vấn đề nội bộ, nhưng Mỹ kiểm soát các vấn đề lớn như quốc phòng, chính sách đối ngoại, và một số lĩnh vực kinh tế. Một giải pháp khác là việc đề nghị Greenland tham gia vào “Hiệp ước Liên kết Tự do” (Compact of Free Association) giống như Washington đang triển khai với Micronesia, Palau và Quần đảo Marshall. Khác với Puerto Rico, các quốc gia này có chủ quyền, vì thế có thể độc lập trong việc điều hành hầu hết các vấn đề nội bộ của mình. Theo đó, Mỹ chủ yếu chịu trách nhiệm bảo vệ các quốc gia này khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài.

Tuy nhiên, bất kỳ thỏa thuận nào với Greenland (nếu có) đều sẽ mất một khoảng thời gian tương đối dài để đạt được. Vì vậy trong ngắn hạn, chính quyền Trump có thể cạnh tranh khoáng sản bán dẫn với Trung Quốc bằng cách rút lại các quy định về môi trường nhằm giảm bớt rào cản đối với việc mở mới hoặc vận hành các mỏ khai thác. Cùng với đó, Trump có thể viện dẫn Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (International Emergency Economic Powers Act, trao quyền cho Tổng thống Mỹ đối phó với các tình huống khẩn cấp quốc gia liên quan đến các mối đe dọa từ nước ngoài) để áp thuế đối với khoáng sản nhập khẩu như đất hiếm. 

Tân Tổng thống Mỹ cũng có thể chỉ đạo Bộ Thương mại mở một cuộc điều tra về Mục 232 thuộc Đạo luật Mở rộng Thương mại (Trade Expansion Act). Nếu các sản phẩm nhập khẩu được xác định là mối đe dọa hoặc làm suy yếu an ninh quốc gia, tổng thống có quyền áp đặt các biện pháp hạn chế nhập khẩu. Điều này đã từng được Trump áp dụng vào năm 2018, khi Bộ Thương mại xác định rằng nhập khẩu thép của Mỹ cao hơn gần bốn lần so với lượng xuất khẩu, trong khi nhôm nhập khẩu cũng dư thừa 90% so với tổng nhu cầu, vì thế mà bộ này kết luận các mặt hàng này có nguy cơ làm suy yếu an ninh quốc gia. Dựa trên khuyến nghị đó, Trump cuối cùng đã áp thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu.  

Sẽ cạnh tranh quyết liệt hơn!

Tuy vẫn chưa chắc chắn về những biện pháp cụ thể mà Trump sẽ áp dụng trong cuộc chạy đua chất bán dẫn với Trung Quốc, song nhiệm kỳ bốn năm sắp tới của tân Tổng thống Mỹ rất có thể tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt giữa hai siêu cường trong phân khúc này nói riêng, và toàn bộ nền kinh nói chung. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục bổ sung thêm các vật liệu bán dẫn khác vào danh sách hạn chế xuất khẩu. Những vật liệu bán dẫn tiềm năng (Mỹ nhập khẩu nhiều) có thể được Bắc Kinh xem xét hạn chế xuất khẩu trong thời gian tới là yttrium, bismuth, arsenic, barite, graphite, tungsten… 

Những đòn đáp trả theo kiểu “ăn miếng trả miếng” có thể khiến giá cả tăng vọt do thiếu hụt nguồn cung và khơi mào cho một cuộc Chiến tranh Lạnh kiểu mới với hai cuộc chiến nhỏ là về kim loại và trợ cấp. Các giải pháp mà Mỹ theo đuổi ở trên cho thấy Washington ý thức rằng Bắc Kinh đang dẫn trước trong cuộc đua làm chủ nguồn kim loại để cung cấp cho các sản phẩm công nghệ cao. Trong bối cảnh đó, Mỹ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tìm cách bảo vệ nền kinh tế của mình bằng các hoạt động mang tính bảo hộ và mở rộng nguồn cung. Với cả Mỹ và Trung Quốc, kiểm soát chuỗi cung ứng là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo quyền tiếp cận các công nghệ có thể làm thay đổi cán cân quyền lực và bản đồ địa chính trị thế giới. 

Bài viết này thuộc ấn bản đặc biệt với chủ đề “Cạnh tranh Mỹ - Trung dưới thời Trump 2.0”.

“Cấm xuất khẩu”: Trung Quốc gây áp lực mạnh mẽ lên Mỹ 

Vào đầu tháng 12/2024, Trung Quốc đã công bố lệnh cấm xuất khẩu sang Mỹ đối với các khoáng sản quan trọng là gallium, germanium và antimon. Quyết định này được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Joe Biden ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ cho 140 công ty sản xuất thiết bị bán dẫn của Bắc Kinh. 

Gallium là thành phần quan trọng trong sản xuất radar do khả năng xử lý điện áp cao ở nhiệt độ cao. Các radar quân sự tiên tiến của Mỹ, bao gồm AN/SPY-6AN/TPS 80, dựa vào gallium để hỗ trợ ăng-ten và các thành phần thiết yếu khác. Điều này khiến gallium trở nên thiết yếu về mặt an ninh, vì chúng cần thiết trong các hệ thống quan trọng và không dễ dàng bị thay thế. Ngoài ra, gallium, chủ yếu dưới dạng gallium nitride và gallium arsenide, được sử dụng để chế tạo các vi mạch tích hợp và các thiết bị quang điện tử như diode laser, đèn LED, và pin mặt trời. 

Trong khi đó, germanium chủ yếu được sử dụng trong các quang điện đa mối nối, quang học hồng ngoại, và cáp quang. Công dụng của khoáng sản này là giảm thiểu nguy cơ mất tín hiệu trong cáp quang, điều rất quan trọng trong đời sống hiện đại do nhu cầu ngày càng tăng đối với mạng dữ liệu hiệu suất cao. Còn với antimon, đây là đầu vào quan trọng cho ngành công nghiệp quốc phòng, đặc biệt là đối với đạn xuyên giáp, kính nhìn ban đêm, cảm biến hồng ngoại, cũng như ngành công nghiệp điện tử, bao gồm chất bán dẫn, dây cáp và pin. 

Động thái cấm xuất khẩu của Bắc Kinh thực tế là bước leo thang của lệnh hạn chế xuất khẩu được đưa ra từ tháng 7/2023. Ở thời điểm đó, Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành Thông báo số 23 năm 2023 về việc thực hiện kiểm soát xuất khẩu đối với các mặt hàng liên quan đến gallium và germanium – hai nguồn tài nguyên khai thác chiến lược quan trọng, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp bán dẫn và tái tạo. Bắc Kinh yêu cầu mỗi lô hàng gallium và germanium riêng lẻ đều cần phải xin giấy phép, tức thông qua quá trình xét duyệt, kéo dài từ 30 - 80 ngày, và các đơn đăng ký phải nêu rõ người mua cũng như mục đích sử dụng. Vào tháng 8/2024, antimon cũng được bổ sung vào danh sách hạn chế xuất khẩu. 

Đối với Bắc Kinh, việc hạn chế rồi tiến đến cấm xuất khẩu gallium, germanium và antimon sang Mỹ có thể nhằm tạo áp lực lên ngành công nghiệp bán dẫn của Washington. Lý do là vì Mỹ phụ thuộc 100% vào nhập khẩu gallium, với Trung Quốc và Nhật Bản là nguồn cung chính. Bên cạnh đó, Washington nhập đến 63% lượng antimon và 26% lượng germanium từ Bắc Kinh. 

Bên cạnh đó, các lệnh cấm của Trung Quốc có thể được sử dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa trong nỗ lực bắt kịp Mỹ và các nước dẫn đầu khác trong ngành công nghệ bán dẫn. Nhờ lượng khoáng chất được tiết kiệm (không mang đi xuất khẩu), Trung Quốc có thể đảm bảo nguồn cung cấp vật liệu của riêng mình phục vụ cho việc phát triển và sản xuất các mặt hàng công nghệ năng lượng sạch. 

Hơn nữa, rất có thể các hành động leo thang của Bắc Kinh còn nhằm trả đũa việc Mỹ và đồng minh gây sức ép lên quốc gia này trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn. Chẳng hạn, trước khi ban hành Thông báo số 23, hồi tháng 8/2022, chính phủ Mỹ đã yêu cầu hai tập đoàn công nghệ Nvidia và AMD ngừng cung cấp chip A100, H100, vi mạch tích hợp MI250 và hệ thống DGX cho khách hàng Trung Quốc. Tháng 1/2023, Washington đạt được thỏa thuận với Amsterdam và Tokyo về việc hạn chế xuất khẩu một số máy móc sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc.   

Mỹ đáp trả 

Ngay từ nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump (2017 - 2021), Mỹ đã tìm cách giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu đất hiếm của Trung Quốc. Theo đó, một trong những động thái quan trọng là chính phủ quyết định mở lại mỏ Mountain Pass (mỏ đất hiếm lớn nhất của Mỹ) ở sa mạc Mojave (bang California) vào cuối năm 2017, với sự vận hành của công ty cung cấp vật liệu đất hiếm MP Materials. Sau đó, vào tháng 4/2022, MP đã bắt đầu xây dựng cơ sở sản xuất nam châm ở bang Texas và dự kiến sản xuất thương mại nam châm vào cuối năm 2025. 

Quy trình dự kiến là lấy nguồn nguyên liệu đầu vào NdPr oxide tại Mountain Pass, sau đó sản xuất ra kim loại NdPr, rồi chuyển thành hợp kim NdFeB và nam châm thành phẩm. Với các đặc tính như lực từ mạnh (là hợp kim nam châm mạnh nhất hiện nay), kích thước nhỏ gọn, và độ bền cao, hợp kim NdFeB là lựa chọn hàng đầu trong ngành công nghiệp công nghệ cao, bao gồm cả sản xuất bán dẫn.   

Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Biden, kể từ năm 2022, Bộ Quốc phòng và Bộ Năng lượng đã hỗ trợ hơn 440 triệu USD cho các công ty đất hiếm, thông qua hình thức tín dụng thuế. Đồng thời, Mỹ cũng tìm cách gây sức ép lên Trung Quốc bằng các động thái kiểm soát xuất khẩu. Vào ngày 15/1, Washington đã công bố thêm những quy tắc mới, trong đó các công ty sản xuất và đóng gói chip muốn xuất khẩu một số loại chip tiên tiến (từ 16 hoặc 14nm trở xuống) sẽ phải chịu những yêu cầu cấp phép nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn cơ sở sản xuất phải chứng minh chip của họ không được xuất khẩu đến các thực thể bị trừng phạt. Theo Bộ Thương mại Mỹ, bước đi trên nhằm ngăn Trung Quốc có được chất bán dẫn điện toán cao cấp, vốn cần thiết để phát triển năng lực trí tuệ nhân tạo tiên tiến.   

Bên cạnh đó, Mỹ không ngừng gia tăng áp lực nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các nguồn tài nguyên chiến lược tại Greenland (nơi có mỏ Kvanefjeld, được đánh giá là một trong những mỏ đất hiếm phong phú nhất thế giới). 

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, Mỹ đã trực tiếp can thiệp để ngăn chặn các kế hoạch đầu tư vào Greenland của Trung Quốc, trong đó có tham vọng xây dựng ba sân bay chiến lược tại đây. Dưới áp lực từ Mỹ, Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (China Communications Construction Company) đã phải rút khỏi các dự án này vào tháng 6/2019.

Sau đó, ông Greg Barnes, Tổng Giám đốc Điều hành của công ty khai thác mỏ Tanbreez, cho biết các quan chức Mỹ đã đến thăm dự án Tanbreez hai lần trong năm 2024 và yêu cầu không bán mỏ trên cho nhà thầu có liên hệ với Trung Quốc. Mỏ Tanbreez chứa khoáng chất eudialyte (bên trong có đất hiếm, cùng một lượng lớn neodymium, kim loại cực kỳ hiếm được sử dụng để sản xuất nam châm quý giá cho ngành công nghệ), đồng thời có nguyên tố gali – kim loại đất hiếm mà Trung Quốc cấm xuất khẩu sang Mỹ.

Cuối cùng, Washington đã thành công khi ông Barnes quyết định bán dự án Tanbreez cho công ty Critical Metals (có trụ sở tại thành phố New York, Mỹ). Đáng chú ý, cổ đông lớn thứ hai của Critical Metals là công ty môi giới Cantor Fitzgerald, được lãnh đạo bởi doanh nhân Howard Lutnick, người được Trump đề cử vào chức vụ Bộ trưởng Thương mại. 

Chưa dừng lại ở đó, trong cuộc họp báo ngày 7/1, Trump bày tỏ tham vọng biến Greenland trở thành một phần của Mỹ, và không loại trừ khả năng sử dụng quân đội hoặc gây sức ép kinh tế lên Đan Mạch (quốc gia quản lý vùng lãnh thổ trên) để giành quyền kiểm soát thực thể này. Đây không phải là ý tưởng mới, bởi Trump từng tuyên bố muốn mua lại Greenland hồi năm 2019, nhưng đề nghị khi đó đã nhanh chóng bị Đan Mạch và Greenland từ chối. Theo ông Michael Waltz, Cố vấn An ninh Quốc gia của chính quyền mới, Trump muốn Mỹ mua lại Greenland để có thể tiếp cận nhiều khoáng sản quý hiếm hơn.  

Trong cuộc điện đàm với Trump vào ngày 15/1, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã nhắc lại tuyên bố của Thủ tướng Greenland Mute B. Egede rằng vùng đất này không phải để bán. Tuy nhiên, phía Đan Mạch cũng không khước từ dứt khoát mà vẫn “sẵn sàng đối thoại với Mỹ” (open to a dialogue with the Americans) về các vấn đề liên quan đến hòn đảo này. 

Nếu Trump không thể mua Greenland, ông có thể đàm phán với Đan Mạch về việc chấp thuận để Mỹ bổ sung thêm nhiều căn cứ quân sự hơn tại đây nhằm tăng khả năng giám sát và ngăn chặn Trung Quốc tìm cách mở rộng ảnh hưởng về kinh tế, trong đó có các mỏ đất hiếm. 

Còn trong trường hợp Greenland ly khai thành công khỏi Đan Mạch, nhưng vẫn không muốn trở thành một bang chính thức của Mỹ, Trump có thể đưa ra đề nghị biến hòn đảo này thành một “lãnh thổ chưa hợp nhất” (unincorporated territory) như Puerto Rico. Puerto Rico hiện có chính quyền riêng (bao gồm thống đốc và quốc hội địa phương) để quản lý hầu hết các vấn đề nội bộ, nhưng Mỹ kiểm soát các vấn đề lớn như quốc phòng, chính sách đối ngoại, và một số lĩnh vực kinh tế. Một giải pháp khác là việc đề nghị Greenland tham gia vào “Hiệp ước Liên kết Tự do” (Compact of Free Association) giống như Washington đang triển khai với Micronesia, Palau và Quần đảo Marshall. Khác với Puerto Rico, các quốc gia này có chủ quyền, vì thế có thể độc lập trong việc điều hành hầu hết các vấn đề nội bộ của mình. Theo đó, Mỹ chủ yếu chịu trách nhiệm bảo vệ các quốc gia này khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài.

Tuy nhiên, bất kỳ thỏa thuận nào với Greenland (nếu có) đều sẽ mất một khoảng thời gian tương đối dài để đạt được. Vì vậy trong ngắn hạn, chính quyền Trump có thể cạnh tranh khoáng sản bán dẫn với Trung Quốc bằng cách rút lại các quy định về môi trường nhằm giảm bớt rào cản đối với việc mở mới hoặc vận hành các mỏ khai thác. Cùng với đó, Trump có thể viện dẫn Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (International Emergency Economic Powers Act, trao quyền cho Tổng thống Mỹ đối phó với các tình huống khẩn cấp quốc gia liên quan đến các mối đe dọa từ nước ngoài) để áp thuế đối với khoáng sản nhập khẩu như đất hiếm. 

Tân Tổng thống Mỹ cũng có thể chỉ đạo Bộ Thương mại mở một cuộc điều tra về Mục 232 thuộc Đạo luật Mở rộng Thương mại (Trade Expansion Act). Nếu các sản phẩm nhập khẩu được xác định là mối đe dọa hoặc làm suy yếu an ninh quốc gia, tổng thống có quyền áp đặt các biện pháp hạn chế nhập khẩu. Điều này đã từng được Trump áp dụng vào năm 2018, khi Bộ Thương mại xác định rằng nhập khẩu thép của Mỹ cao hơn gần bốn lần so với lượng xuất khẩu, trong khi nhôm nhập khẩu cũng dư thừa 90% so với tổng nhu cầu, vì thế mà bộ này kết luận các mặt hàng này có nguy cơ làm suy yếu an ninh quốc gia. Dựa trên khuyến nghị đó, Trump cuối cùng đã áp thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu.  

Sẽ cạnh tranh quyết liệt hơn!

Tuy vẫn chưa chắc chắn về những biện pháp cụ thể mà Trump sẽ áp dụng trong cuộc chạy đua chất bán dẫn với Trung Quốc, song nhiệm kỳ bốn năm sắp tới của tân Tổng thống Mỹ rất có thể tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt giữa hai siêu cường trong phân khúc này nói riêng, và toàn bộ nền kinh nói chung. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục bổ sung thêm các vật liệu bán dẫn khác vào danh sách hạn chế xuất khẩu. Những vật liệu bán dẫn tiềm năng (Mỹ nhập khẩu nhiều) có thể được Bắc Kinh xem xét hạn chế xuất khẩu trong thời gian tới là yttrium, bismuth, arsenic, barite, graphite, tungsten… 

Những đòn đáp trả theo kiểu “ăn miếng trả miếng” có thể khiến giá cả tăng vọt do thiếu hụt nguồn cung và khơi mào cho một cuộc Chiến tranh Lạnh kiểu mới với hai cuộc chiến nhỏ là về kim loại và trợ cấp. Các giải pháp mà Mỹ theo đuổi ở trên cho thấy Washington ý thức rằng Bắc Kinh đang dẫn trước trong cuộc đua làm chủ nguồn kim loại để cung cấp cho các sản phẩm công nghệ cao. Trong bối cảnh đó, Mỹ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tìm cách bảo vệ nền kinh tế của mình bằng các hoạt động mang tính bảo hộ và mở rộng nguồn cung. Với cả Mỹ và Trung Quốc, kiểm soát chuỗi cung ứng là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo quyền tiếp cận các công nghệ có thể làm thay đổi cán cân quyền lực và bản đồ địa chính trị thế giới. 

Bài viết này thuộc ấn bản đặc biệt với chủ đề “Cạnh tranh Mỹ - Trung dưới thời Trump 2.0”.

Từ khoá: bán dẫn cạnh tranh Mỹ - Trung

BÀI LIÊN QUAN