Kinh tế
15 PHÚT ĐỌC

Cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung: Liệu vai trò của ASEAN có suy giảm?

Dù đối diện với nhiều áp lực hơn, ASEAN vẫn sẽ giữ vai trò quan trọng trong chiến lược kinh tế của Mỹ và Trung Quốc.

Nguyễn Phương Anh - Ngô Tuyết Nhi 20/02/2025
Image
ASEAN đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược thương mại của Mỹ và Trung Quốc tại châu Á - Thái Bình Dương. - (C): Asia Society

ASEAN trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm các quốc gia đang phát triển với nền kinh tế năng động, phát triển nhanh, cùng tài nguyên phong phú và nguồn lao động giá rẻ.

Năm 2024, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia trong khối ASEAN đã đạt đến 3.800 tỷ USD, thu hút 230 tỷ USD từ nguồn đầu tư nước ngoài (FDI), xếp thứ hai thế giới về thu hút FDI, sau Mỹ. Đáng chú ý, ASEAN đã vượt Liên minh châu Âu (EU) và trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Riêng tại khu vực châu Á, tăng trưởng của ASEAN chỉ sau Ấn Độ và Bangladesh.

Ngoài ra, ASEAN có vị trí địa chiến lược quan trọng và được nhiều cường quốc chú ý khi nằm ở nút giao giữa hai đại dương lớn là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Trung Đông và Đông Á.

Với những lợi thế và tiềm năng kinh tế kể trên, ASEAN đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược thương mại của Mỹ và Trung Quốc tại châu Á - Thái Bình Dương. Vì khi tăng cường quan hệ với ASEAN, ngoài việc có cơ hội tăng cường sự hiện diện, hai siêu cường còn tiếp cận được thị trường giá rẻ và nguồn lao động dồi dào tại đây.

ASEAN trong chính sách thương mại của chính quyền Trump 2.0

Về tổng thể, Mỹ hiện là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại ASEAN, nhưng nước Mỹ dưới thời Trump 2.0 có thể xem nhẹ vai trò của khối trong lĩnh vực thương mại.

Trước tiên, một trọng tâm lớn trong chiến lược kinh tế của Trump có thể là khuyến khích các công ty Mỹ đưa hoạt động sản xuất trở về nước, qua đó giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng nước ngoài. Sự dịch chuyển này có thể khiến nhu cầu đối với sản lượng sản xuất của ASEAN giảm sút, đặc biệt trong các ngành điện tử, dệt may và ô tô; từ đó gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các thành viên. Bên cạnh đó, chính quyền Trump 2.0 cũng có thể sẽ tiếp tục chính sách từ thời 1.0: chú trọng hơn đến quan hệ song phương thay vì tăng cường quan hệ với ASEAN như một khối thống nhất.

Tuy vị thế của ASEAN nhiều khả năng sẽ bị suy giảm, vai trò của tổ chức này với chính sách kinh tế của Mỹ sẽ không có biến chuyển quá lớn vì một số lý do sau:

Thứ nhất, với vai trò và tiềm năng kinh tế của ASEAN, chính quyền Trump 2.0 có thể vẫn sẽ ưu tiên hợp tác kinh tế với tổ chức này. Trước hết ASEAN giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ. ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ tư của Mỹ, sau Mexico, Canada và Trung Quốc. Các quốc gia thuộc tổ chức xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Mỹ, bao gồm linh kiện điện tử, quần áo, giày dép và lốp xe, đồng thời nhập khẩu các sản phẩm như máy móc điện, dầu mỏ, đậu nành và máy bay. Năm 2023, xuất khẩu của ASEAN sang Mỹ đạt 269,8 tỷ USD, chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng lắp ráp phục vụ sản xuất tại Mỹ. Năm 2023, xuất khẩu của ASEAN trị giá 11,7 tỷ USD được hưởng ưu đãi theo Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập của Mỹ (GSP), bao gồm 4.867 sản phẩm (dựa trên mã HS 6 chữ số), như hàng du lịch, linh kiện điện, hóa chất hữu cơ, nệm, ván ép và lốp xe.

Bên cạnh đó, các quốc gia ASEAN đang nỗ lực mở cửa và hội nhập sâu rộng thông qua các sáng kiến như Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) để tạo ra một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều đối tác. Và việc này tạo điều kiện thuận lợi để cả Mỹ và các thành viên trong ASEAN tăng cường hợp tác. Với lợi thế từ các thỏa thuận thương mại tự do với từng quốc gia ASEAN, Mỹ có lợi thế trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế với khu vực và tạo thế cân bằng với Trung Quốc. 

Thứ hai, Trump có thể thông qua ASEAN để tăng cường can dự vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo Viện Chiến lược công an, Mỹ từng muốn thông qua quan hệ với ASEAN để tăng cường can dự vào khu vực, áp sát, bao vây để kiềm chế Trung Quốc và ngăn chặn Bắc Kinh gây dựng ảnh hưởng vượt trội, nhất là tại Đông Nam Á. Cụ thể, Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific Strategy) của Mỹ xác định khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một phần quan trọng trong chiến lược an ninh quốc gia nhằm cạnh tranh và kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Thứ ba, dù sức mạnh kinh tế của Mỹ vẫn rất to lớn và nước này giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu nhưng những bất ổn nội tại và sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc có thể buộc chính quyền Trump phải hướng trọng tâm kinh tế sang châu Á - Thái Bình Dương. Hiện nay, nước Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng như nợ công tăng cao (35.46 nghìn tỷ USD vào năm 2024), chia rẽ chính trị sâu sắc (nhất là xung quanh vấn đề kiểm soát súng đạn, phá thai, kiểm soát biên giới, ma túy) và nguồn lực có hạn để duy trì các cam kết toàn cầu. Không chỉ vậy, đối thủ của Mỹ có tăng trưởng mạnh về kinh tế. Năm 2024, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5%, khoảng 18,08 nghìn tỷ USD so mức tăng 3.2% (khoảng 29 nghìn tỷ USD) vào quý 4 năm 2024 của Mỹ.

Thứ tư, vai trò của ASEAN đã được duy trì xuyên suốt trong chính sách của hai chính quyền tiền nhiệm. Do đó, dù ý nghĩa của tổ chức có thể không thật quan trọng như dưới thời Obama hay Biden nhưng địa vị của nó sẽ không có sự biến chuyển quá nhiều.

Dưới thời Trump 1.0, vai trò của ASEAN đã được đề cập trong một số phát biểu và văn bản của Mỹ. Tháng 8/2017, tại Diễn đàn Doanh nghiệp được tổ chức ở thủ đô Washington, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định: “ASEAN là tâm điểm của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và giữ vai trò trung tâm trong Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà Mỹ đang theo đuổi”. Bên cạnh đó, Điều 3 trong Đạo luật H.Res.311 về quan hệ Mỹ - ASEAN do Tổng thống Donald Trump ban hành nêu rõ: “Khuyến khích tăng cường cam kết kinh tế giữa Mỹ và ASEAN thông qua việc xóa bỏ các rào cản thương mại”, qua đó thể hiện tầm quan trọng của ASEAN trong nhận thức của chính quyền Trump 1.0. Tuy nhiên, do quan điểm đối ngoại thực dụng và ưu tiên cho nguyên tắc có qua có lại, Trump chú trọng vào quan hệ song phương hơn là quan hệ đa phương; chính điều này làm giảm tầm quan trọng của ASEAN.

Dưới thời Joe Biden, để khắc phục những hạn chế dưới thời Trump 1.0, Mỹ cố gắng cân bằng ảnh hưởng kinh tế với Trung Quốc, đồng thời tìm cách phục hồi chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc bằng cách tích cực đầu tư vào ASEAN. Theo Báo cáo đầu tư vào ASEAN năm 2024, Mỹ dẫn đầu về tổng dòng vốn FDI hằng năm vào ASEAN  (27 tỷ USD so với 16 tỷ USD từ Trung Quốc), còn Trung Quốc dẫn đầu về tổng lượng FDI tích lũy (155 tỷ USD so với 74 tỷ USD từ Mỹ). Cũng theo báo cáo này, FDI của các công ty Mỹ vào ASEAN tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025 (AEC 2025), trong đó tập trung vào các lĩnh vực tài chính; sản xuất; dịch vụ chuyên môn, khoa học và kỹ thuật; trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây.

ASEAN trong chính sách thương mại của Trung Quốc

Tại châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách kinh tế của Trung Quốc, và vị thế này sẽ không suy giảm trong thời gian tới. 

Thứ nhất, hợp tác kinh tế với ASEAN đem lại nhiều lợi ích kinh tế và chiến lược cho Trung Quốc. ASEAN sở hữu nhiều đặc điểm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài như nhân công giá rẻ, thị trường nhập khẩu lớn. Với Trung Quốc, vị trí địa lý gần gũi giúp việc trung chuyển công nghệ hoặc xuất khẩu sang các nước trong tổ chức trở nên thuận lợi. Tại Hội chợ Thương mại Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) được tổ chức vào tháng 11/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ mong muốn sẽ hợp tác với ASEAN xung quanh các dự án về thành phố thông minh, mạng 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), thương mại điện tử, dữ liệu lớn. Và việc hợp tác giữa Bắc Kinh và ASEAN sẽ được tiến hành thông qua Con đường tơ lụa kỹ thuật số (DSR).

Hơn nữa, Trung Quốc có ưu thế về vốn và sẵn sàng cho các quốc gia cần vốn vay để thực hiện các dự án công nghiệp nhằm khiến họ phụ thuộc vào cường quốc tỷ dân. Tuy nhiên, mức độ ưu tiên của Trung Quốc dành cho các quốc gia ASEAN không giống nhau. Cụ thể, sự hợp tác dựa trên mức độ phát triển và khả năng trả nợ của các quốc gia đó. Đối với các quốc gia chưa thể trả nợ (như Lào và Campuchia),), Trung Quốc áp dụng chính sách cho vay khép kín, tức là trong khoảng thời gian để trả nợ đó, nguồn nhân lực của Trung Quốc sẽ đến tiếp quản dự án của quốc gia còn nợ cho đến khi họ trả được nợ.

Bên cạnh đó, do sự thuận lợi về mặt vị trí địa lý, Trung Quốc có lợi thế trong cạnh tranh về sự hiện diện và theo đó theo đó đe dọa vị thế của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc kỳ vọng việc tăng cường hợp tác thương mại với ASEAN sẽ khiến ASEAN ngả về phía Bắc Kinh và làm suy yếu vai trò của Mỹ trong khu vực.

Thứ hai, tầm quan trọng của ASEAN được thể hiện qua các chính sách và sáng kiến của Trung Quốc. Chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN là một phần trong tổng thể chính sách ngoại giao láng giềng. Trong đó, Trung Quốc ưu tiên hợp tác với ASEAN nhằm tăng cường quan hệ giữa nước này với các nước láng giềng tại khu vực. Báo cáo tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu rõ rằng Trung Quốc sẽ kiên trì thân thiện với láng giềng, coi các nước láng giềng là đối tác, đi sâu vào hợp tác cùng có lợi, đồng thời coi trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại với các nước láng giềng để phục vụ cho mục tiêu cải cách mở cửa trong nước.

ASEAN còn là mục tiêu trong một số sáng kiến quan trọng của Trung Quốc. Cụ thể, Hiệp hội vừa là mục tiêu, vừa giữ vai trò quan trọng trong sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI) và trong việc hoạch định kế hoạch “Made in China 2025” được công bố vào năm 2013. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đề cao vai trò của ASEAN trong khu vực, liên quan đến các chiến lược kinh doanh quốc tế và mở rộng thị trường của siêu cường này.

ASEAN sẽ ở đâu trong thương chiến Mỹ - Trung?

Trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung đang ngày càng gay gắt, ASEAN nhiều khả năng sẽ giữ vị trí thiết yếu trong chiến lược tăng cường ảnh hưởng của hai siêu cường.

Việc hợp tác với ASEAN có thể giúp Mỹ và Trung Quốc tăng cường sự hiện diện tại Đông Nam Á. Đối với Trung Quốc, ASEAN giữ vị trí chủ chốt trong BRI, và việc thắt chặt quan hệ với ASEAN sẽ giúp Trung Quốc tăng cường sự hiện diện tại khu vực, từ đó dần đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ.

Đối với Mỹ, ASEAN giữ một vị trí nhất định trong chiến lược tăng cường can dự vào Châu Á - Thái Bình Dương và ngăn chặn Trung Quốc tạo lập ảnh hưởng vượt trội tại đây. Một trong những chiến lược nổi bật mà Mỹ sử dụng để làm giảm ảnh hưởng của BRI là Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Trong tương lai, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của ASEAN có thể mang lại nhiều triển vọng cho các doanh nghiệp của Mỹ và Trung Quốc. Đối với Mỹ, nơi có thị trường tiêu dùng rộng lớn cùng sự gia tăng của phân khúc trung lưu, ASEAN sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn để các doanh nghiệp Mỹ mở rộng thị trường tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, với chủ nghĩa bảo hộ và khuynh hướng xem nhẹ quan hệ đa phương của chính quyền Trump 2.0, vai trò thương mại của ASEAN trong chính sách của Mỹ có thể bị suy giảm.

Đối với Trung Quốc, hợp tác kinh tế với ASEAN đem lại các lợi ích thiết thực cho nước này. Về mặt chiến lược, với vị trí địa lý thuận lợi, tăng cường ảnh hưởng với ASEAN sẽ giúp Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của mình đồng thời làm giảm vai trò và ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực. Về mặt kinh tế, với thuận lợi trong trung chuyển hàng hóa và trao đổi kinh nghiệm, ASEAN trở thành thị trường không thể thiếu của Trung Quốc.

Cơ hội và thách thức đối với ASEAN

Về cơ hội, ASEAN có thể tận dụng các sáng kiến và cơ chế thương mại đa phương của Trung Quốc và Mỹ để phát triển kinh tế. Đối với Mỹ, ASEAN có thể tập trung tận dụng các chương trình và sáng kiến hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và phát triển bền vững mà Mỹ đang triển khai tại khu vực, để giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong quá khứ, tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ chín (tháng 10/2021), Mỹ đã công bố bốn sáng kiến với tổng giá trị lên đến 101 triệu USD để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên. Do đó, ASEAN cần tận dụng với những cơ hội tương tự.

Đối với Trung Quốc, trụ cột hợp tác với ASEAN là kinh tế. Năm 2023, các quốc gia Đông Á (trong đó có một số nước ASEAN) đã tăng cường thu hút đầu tư từ Trung Quốc thêm 94%, đạt 6,8 tỷ USD. ASEAN cần tiếp tục tranh thủ các nguồn lực từ các sáng kiến, cơ chế thương mại đa phương của Trung Quốc để phục vụ cho các mục tiêu phát triển.

Về thách thức, ASEAN đang gặp nhiều trở ngại trong vấn đề thương mại. Căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng, và bất kỳ gián đoạn nào trong thương mại toàn cầu cũng sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của tổ chức. Bên cạnh đó, ASEAN sẽ khó đưa ra một ý kiến thống nhất về hợp tác thương mại, vì mỗi quốc gia có những chính sách, mục tiêu cũng như trình độ kinh tế và hệ thống chính trị không đồng nhất. Một rủi ro lớn khác là ASEAN có thể ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc vì sự chênh lệch trong trình độ phát triển kinh tế cũng như nhu cầu về nguồn lực tài chính từ Trung Quốc để phục vụ cho các dự án trọng điểm

Do đó, một số chiến lược mà ASEAN có thể sử dụng để giảm thiểu rủi ro bao gồm: (1) tổ chức bám sát tình hình thương chiến Mỹ - Trung để có những chiến lược ứng phó phù hợp; (2) nội bộ ASEAN đạt sự thống nhất trong quá trình hoạch định chính sách; (3) các quốc gia ASEAN cần giữ một lập trường trung lập để không sa vào “bẫy nợ” của Trung Quốc.

Bài viết này thuộc ấn bản đặc biệt với chủ đề “Cạnh tranh Mỹ - Trung dưới thời Trump 2.0”.

Nguyễn Phương Anh hiện là sinh viên năm hai chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao. Hướng nghiên cứu của Phương Anh là Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine, khu vực Trung Đông và các tranh chấp lãnh thổ. Bạn đọc có thể liên hệ tác giả qua email: nguyenphuonganhdav@gmail.com

Ngô Tuyết Nhi hiện là sinh viên năm hai chuyên ngành Châu Á - Thái Bình Dương, Học viện Ngoại giao. Tuyết Nhi chú ý đến vấn đề thuế quan, công nghệ và thương chiến Mỹ - Trung. Bạn đọc có thể liên hệ tác giả qua email: tuyetnhi11022005a@gmail.com

ASEAN trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm các quốc gia đang phát triển với nền kinh tế năng động, phát triển nhanh, cùng tài nguyên phong phú và nguồn lao động giá rẻ.

Năm 2024, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia trong khối ASEAN đã đạt đến 3.800 tỷ USD, thu hút 230 tỷ USD từ nguồn đầu tư nước ngoài (FDI), xếp thứ hai thế giới về thu hút FDI, sau Mỹ. Đáng chú ý, ASEAN đã vượt Liên minh châu Âu (EU) và trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Riêng tại khu vực châu Á, tăng trưởng của ASEAN chỉ sau Ấn Độ và Bangladesh.

Ngoài ra, ASEAN có vị trí địa chiến lược quan trọng và được nhiều cường quốc chú ý khi nằm ở nút giao giữa hai đại dương lớn là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Trung Đông và Đông Á.

Với những lợi thế và tiềm năng kinh tế kể trên, ASEAN đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược thương mại của Mỹ và Trung Quốc tại châu Á - Thái Bình Dương. Vì khi tăng cường quan hệ với ASEAN, ngoài việc có cơ hội tăng cường sự hiện diện, hai siêu cường còn tiếp cận được thị trường giá rẻ và nguồn lao động dồi dào tại đây.

ASEAN trong chính sách thương mại của chính quyền Trump 2.0

Về tổng thể, Mỹ hiện là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại ASEAN, nhưng nước Mỹ dưới thời Trump 2.0 có thể xem nhẹ vai trò của khối trong lĩnh vực thương mại.

Trước tiên, một trọng tâm lớn trong chiến lược kinh tế của Trump có thể là khuyến khích các công ty Mỹ đưa hoạt động sản xuất trở về nước, qua đó giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng nước ngoài. Sự dịch chuyển này có thể khiến nhu cầu đối với sản lượng sản xuất của ASEAN giảm sút, đặc biệt trong các ngành điện tử, dệt may và ô tô; từ đó gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các thành viên. Bên cạnh đó, chính quyền Trump 2.0 cũng có thể sẽ tiếp tục chính sách từ thời 1.0: chú trọng hơn đến quan hệ song phương thay vì tăng cường quan hệ với ASEAN như một khối thống nhất.

Tuy vị thế của ASEAN nhiều khả năng sẽ bị suy giảm, vai trò của tổ chức này với chính sách kinh tế của Mỹ sẽ không có biến chuyển quá lớn vì một số lý do sau:

Thứ nhất, với vai trò và tiềm năng kinh tế của ASEAN, chính quyền Trump 2.0 có thể vẫn sẽ ưu tiên hợp tác kinh tế với tổ chức này. Trước hết ASEAN giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ. ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ tư của Mỹ, sau Mexico, Canada và Trung Quốc. Các quốc gia thuộc tổ chức xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Mỹ, bao gồm linh kiện điện tử, quần áo, giày dép và lốp xe, đồng thời nhập khẩu các sản phẩm như máy móc điện, dầu mỏ, đậu nành và máy bay. Năm 2023, xuất khẩu của ASEAN sang Mỹ đạt 269,8 tỷ USD, chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng lắp ráp phục vụ sản xuất tại Mỹ. Năm 2023, xuất khẩu của ASEAN trị giá 11,7 tỷ USD được hưởng ưu đãi theo Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập của Mỹ (GSP), bao gồm 4.867 sản phẩm (dựa trên mã HS 6 chữ số), như hàng du lịch, linh kiện điện, hóa chất hữu cơ, nệm, ván ép và lốp xe.

Bên cạnh đó, các quốc gia ASEAN đang nỗ lực mở cửa và hội nhập sâu rộng thông qua các sáng kiến như Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) để tạo ra một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều đối tác. Và việc này tạo điều kiện thuận lợi để cả Mỹ và các thành viên trong ASEAN tăng cường hợp tác. Với lợi thế từ các thỏa thuận thương mại tự do với từng quốc gia ASEAN, Mỹ có lợi thế trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế với khu vực và tạo thế cân bằng với Trung Quốc. 

Thứ hai, Trump có thể thông qua ASEAN để tăng cường can dự vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo Viện Chiến lược công an, Mỹ từng muốn thông qua quan hệ với ASEAN để tăng cường can dự vào khu vực, áp sát, bao vây để kiềm chế Trung Quốc và ngăn chặn Bắc Kinh gây dựng ảnh hưởng vượt trội, nhất là tại Đông Nam Á. Cụ thể, Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific Strategy) của Mỹ xác định khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một phần quan trọng trong chiến lược an ninh quốc gia nhằm cạnh tranh và kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Thứ ba, dù sức mạnh kinh tế của Mỹ vẫn rất to lớn và nước này giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu nhưng những bất ổn nội tại và sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc có thể buộc chính quyền Trump phải hướng trọng tâm kinh tế sang châu Á - Thái Bình Dương. Hiện nay, nước Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng như nợ công tăng cao (35.46 nghìn tỷ USD vào năm 2024), chia rẽ chính trị sâu sắc (nhất là xung quanh vấn đề kiểm soát súng đạn, phá thai, kiểm soát biên giới, ma túy) và nguồn lực có hạn để duy trì các cam kết toàn cầu. Không chỉ vậy, đối thủ của Mỹ có tăng trưởng mạnh về kinh tế. Năm 2024, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5%, khoảng 18,08 nghìn tỷ USD so mức tăng 3.2% (khoảng 29 nghìn tỷ USD) vào quý 4 năm 2024 của Mỹ.

Thứ tư, vai trò của ASEAN đã được duy trì xuyên suốt trong chính sách của hai chính quyền tiền nhiệm. Do đó, dù ý nghĩa của tổ chức có thể không thật quan trọng như dưới thời Obama hay Biden nhưng địa vị của nó sẽ không có sự biến chuyển quá nhiều.

Dưới thời Trump 1.0, vai trò của ASEAN đã được đề cập trong một số phát biểu và văn bản của Mỹ. Tháng 8/2017, tại Diễn đàn Doanh nghiệp được tổ chức ở thủ đô Washington, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định: “ASEAN là tâm điểm của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và giữ vai trò trung tâm trong Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà Mỹ đang theo đuổi”. Bên cạnh đó, Điều 3 trong Đạo luật H.Res.311 về quan hệ Mỹ - ASEAN do Tổng thống Donald Trump ban hành nêu rõ: “Khuyến khích tăng cường cam kết kinh tế giữa Mỹ và ASEAN thông qua việc xóa bỏ các rào cản thương mại”, qua đó thể hiện tầm quan trọng của ASEAN trong nhận thức của chính quyền Trump 1.0. Tuy nhiên, do quan điểm đối ngoại thực dụng và ưu tiên cho nguyên tắc có qua có lại, Trump chú trọng vào quan hệ song phương hơn là quan hệ đa phương; chính điều này làm giảm tầm quan trọng của ASEAN.

Dưới thời Joe Biden, để khắc phục những hạn chế dưới thời Trump 1.0, Mỹ cố gắng cân bằng ảnh hưởng kinh tế với Trung Quốc, đồng thời tìm cách phục hồi chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc bằng cách tích cực đầu tư vào ASEAN. Theo Báo cáo đầu tư vào ASEAN năm 2024, Mỹ dẫn đầu về tổng dòng vốn FDI hằng năm vào ASEAN  (27 tỷ USD so với 16 tỷ USD từ Trung Quốc), còn Trung Quốc dẫn đầu về tổng lượng FDI tích lũy (155 tỷ USD so với 74 tỷ USD từ Mỹ). Cũng theo báo cáo này, FDI của các công ty Mỹ vào ASEAN tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025 (AEC 2025), trong đó tập trung vào các lĩnh vực tài chính; sản xuất; dịch vụ chuyên môn, khoa học và kỹ thuật; trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây.

ASEAN trong chính sách thương mại của Trung Quốc

Tại châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách kinh tế của Trung Quốc, và vị thế này sẽ không suy giảm trong thời gian tới. 

Thứ nhất, hợp tác kinh tế với ASEAN đem lại nhiều lợi ích kinh tế và chiến lược cho Trung Quốc. ASEAN sở hữu nhiều đặc điểm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài như nhân công giá rẻ, thị trường nhập khẩu lớn. Với Trung Quốc, vị trí địa lý gần gũi giúp việc trung chuyển công nghệ hoặc xuất khẩu sang các nước trong tổ chức trở nên thuận lợi. Tại Hội chợ Thương mại Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) được tổ chức vào tháng 11/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ mong muốn sẽ hợp tác với ASEAN xung quanh các dự án về thành phố thông minh, mạng 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), thương mại điện tử, dữ liệu lớn. Và việc hợp tác giữa Bắc Kinh và ASEAN sẽ được tiến hành thông qua Con đường tơ lụa kỹ thuật số (DSR).

Hơn nữa, Trung Quốc có ưu thế về vốn và sẵn sàng cho các quốc gia cần vốn vay để thực hiện các dự án công nghiệp nhằm khiến họ phụ thuộc vào cường quốc tỷ dân. Tuy nhiên, mức độ ưu tiên của Trung Quốc dành cho các quốc gia ASEAN không giống nhau. Cụ thể, sự hợp tác dựa trên mức độ phát triển và khả năng trả nợ của các quốc gia đó. Đối với các quốc gia chưa thể trả nợ (như Lào và Campuchia),), Trung Quốc áp dụng chính sách cho vay khép kín, tức là trong khoảng thời gian để trả nợ đó, nguồn nhân lực của Trung Quốc sẽ đến tiếp quản dự án của quốc gia còn nợ cho đến khi họ trả được nợ.

Bên cạnh đó, do sự thuận lợi về mặt vị trí địa lý, Trung Quốc có lợi thế trong cạnh tranh về sự hiện diện và theo đó theo đó đe dọa vị thế của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc kỳ vọng việc tăng cường hợp tác thương mại với ASEAN sẽ khiến ASEAN ngả về phía Bắc Kinh và làm suy yếu vai trò của Mỹ trong khu vực.

Thứ hai, tầm quan trọng của ASEAN được thể hiện qua các chính sách và sáng kiến của Trung Quốc. Chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN là một phần trong tổng thể chính sách ngoại giao láng giềng. Trong đó, Trung Quốc ưu tiên hợp tác với ASEAN nhằm tăng cường quan hệ giữa nước này với các nước láng giềng tại khu vực. Báo cáo tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu rõ rằng Trung Quốc sẽ kiên trì thân thiện với láng giềng, coi các nước láng giềng là đối tác, đi sâu vào hợp tác cùng có lợi, đồng thời coi trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại với các nước láng giềng để phục vụ cho mục tiêu cải cách mở cửa trong nước.

ASEAN còn là mục tiêu trong một số sáng kiến quan trọng của Trung Quốc. Cụ thể, Hiệp hội vừa là mục tiêu, vừa giữ vai trò quan trọng trong sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI) và trong việc hoạch định kế hoạch “Made in China 2025” được công bố vào năm 2013. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đề cao vai trò của ASEAN trong khu vực, liên quan đến các chiến lược kinh doanh quốc tế và mở rộng thị trường của siêu cường này.

ASEAN sẽ ở đâu trong thương chiến Mỹ - Trung?

Trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung đang ngày càng gay gắt, ASEAN nhiều khả năng sẽ giữ vị trí thiết yếu trong chiến lược tăng cường ảnh hưởng của hai siêu cường.

Việc hợp tác với ASEAN có thể giúp Mỹ và Trung Quốc tăng cường sự hiện diện tại Đông Nam Á. Đối với Trung Quốc, ASEAN giữ vị trí chủ chốt trong BRI, và việc thắt chặt quan hệ với ASEAN sẽ giúp Trung Quốc tăng cường sự hiện diện tại khu vực, từ đó dần đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ.

Đối với Mỹ, ASEAN giữ một vị trí nhất định trong chiến lược tăng cường can dự vào Châu Á - Thái Bình Dương và ngăn chặn Trung Quốc tạo lập ảnh hưởng vượt trội tại đây. Một trong những chiến lược nổi bật mà Mỹ sử dụng để làm giảm ảnh hưởng của BRI là Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Trong tương lai, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của ASEAN có thể mang lại nhiều triển vọng cho các doanh nghiệp của Mỹ và Trung Quốc. Đối với Mỹ, nơi có thị trường tiêu dùng rộng lớn cùng sự gia tăng của phân khúc trung lưu, ASEAN sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn để các doanh nghiệp Mỹ mở rộng thị trường tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, với chủ nghĩa bảo hộ và khuynh hướng xem nhẹ quan hệ đa phương của chính quyền Trump 2.0, vai trò thương mại của ASEAN trong chính sách của Mỹ có thể bị suy giảm.

Đối với Trung Quốc, hợp tác kinh tế với ASEAN đem lại các lợi ích thiết thực cho nước này. Về mặt chiến lược, với vị trí địa lý thuận lợi, tăng cường ảnh hưởng với ASEAN sẽ giúp Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của mình đồng thời làm giảm vai trò và ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực. Về mặt kinh tế, với thuận lợi trong trung chuyển hàng hóa và trao đổi kinh nghiệm, ASEAN trở thành thị trường không thể thiếu của Trung Quốc.

Cơ hội và thách thức đối với ASEAN

Về cơ hội, ASEAN có thể tận dụng các sáng kiến và cơ chế thương mại đa phương của Trung Quốc và Mỹ để phát triển kinh tế. Đối với Mỹ, ASEAN có thể tập trung tận dụng các chương trình và sáng kiến hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và phát triển bền vững mà Mỹ đang triển khai tại khu vực, để giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong quá khứ, tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ chín (tháng 10/2021), Mỹ đã công bố bốn sáng kiến với tổng giá trị lên đến 101 triệu USD để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên. Do đó, ASEAN cần tận dụng với những cơ hội tương tự.

Đối với Trung Quốc, trụ cột hợp tác với ASEAN là kinh tế. Năm 2023, các quốc gia Đông Á (trong đó có một số nước ASEAN) đã tăng cường thu hút đầu tư từ Trung Quốc thêm 94%, đạt 6,8 tỷ USD. ASEAN cần tiếp tục tranh thủ các nguồn lực từ các sáng kiến, cơ chế thương mại đa phương của Trung Quốc để phục vụ cho các mục tiêu phát triển.

Về thách thức, ASEAN đang gặp nhiều trở ngại trong vấn đề thương mại. Căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng, và bất kỳ gián đoạn nào trong thương mại toàn cầu cũng sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của tổ chức. Bên cạnh đó, ASEAN sẽ khó đưa ra một ý kiến thống nhất về hợp tác thương mại, vì mỗi quốc gia có những chính sách, mục tiêu cũng như trình độ kinh tế và hệ thống chính trị không đồng nhất. Một rủi ro lớn khác là ASEAN có thể ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc vì sự chênh lệch trong trình độ phát triển kinh tế cũng như nhu cầu về nguồn lực tài chính từ Trung Quốc để phục vụ cho các dự án trọng điểm

Do đó, một số chiến lược mà ASEAN có thể sử dụng để giảm thiểu rủi ro bao gồm: (1) tổ chức bám sát tình hình thương chiến Mỹ - Trung để có những chiến lược ứng phó phù hợp; (2) nội bộ ASEAN đạt sự thống nhất trong quá trình hoạch định chính sách; (3) các quốc gia ASEAN cần giữ một lập trường trung lập để không sa vào “bẫy nợ” của Trung Quốc.

Bài viết này thuộc ấn bản đặc biệt với chủ đề “Cạnh tranh Mỹ - Trung dưới thời Trump 2.0”.

Nguyễn Phương Anh hiện là sinh viên năm hai chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao. Hướng nghiên cứu của Phương Anh là Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine, khu vực Trung Đông và các tranh chấp lãnh thổ. Bạn đọc có thể liên hệ tác giả qua email: nguyenphuonganhdav@gmail.com

Ngô Tuyết Nhi hiện là sinh viên năm hai chuyên ngành Châu Á - Thái Bình Dương, Học viện Ngoại giao. Tuyết Nhi chú ý đến vấn đề thuế quan, công nghệ và thương chiến Mỹ - Trung. Bạn đọc có thể liên hệ tác giả qua email: tuyetnhi11022005a@gmail.com

Từ khoá: ASEAN Mỹ - Trung cạnh tranh thương mại Donald Trump Trump 2.0

BÀI LIÊN QUAN