Chiến thắng của Trump và hệ quả đối với quan hệ Mỹ - Đài
Sự trở lại của Donald Trump trên cương vị tổng thống Mỹ đẩy Đài Loan vào tình thế phải tăng chi tiêu quân sự và chia sẻ thị phần bán dẫn. Tuy nhiên, nỗ lực làm hài lòng Trump không chắc có thể đổi lấy sự bảo vệ của Mỹ trước mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào đầu tháng 11 đã kết thúc với chiến thắng áp đảo dành cho ứng viên Donald Trump, vượt xa đối thủ Kamala Harris cả về phiếu cử tri phổ thông lẫn phiếu đại cử tri. Trước kết quả này, vào ngày 6/11, Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (William Lai) đã chúc mừng chiến thắng của ông Trump trên mạng xã hội X, đồng thời bày tỏ “tin tưởng rằng quan hệ đối tác lâu dài Đài - Mỹ, vốn được xây dựng trên các giá trị và lợi ích chung, sẽ tiếp tục đóng vai trò là nền tảng cho sự ổn định trong khu vực và dẫn đến sự thịnh vượng hơn cho tất cả chúng ta”.
So với tám năm trước (thời điểm ông Trump thắng cử nhiệm kỳ đầu), lời chúc mừng của Đài Loan đã kém trọng thị hơn nhiều. Ở thời điểm đó, Tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) đã gọi điện cho ông Trump để chúc mừng, bày tỏ sự ấn tượng trước khả năng ông Trump có thể giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử khốc liệt như vậy, đồng thời tin tưởng ông sẽ là một nhà lãnh đạo xuất sắc. Ngoài ra, bà Thái hy vọng hai bên có thể tăng cường tương tác và liên lạc song phương để xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn.
So sánh với bài đăng chúc mừng của ông Lại, có thể nhận ra bà Thái hồ hởi hơn nhiều, thể hiện một niềm lạc quan rằng mối quan hệ Mỹ - Đài sẽ tốt đẹp dưới thời Trump. Bên cạnh đó, việc ông Trump chấp nhận cuộc điện thoại từ bà Thái là sự kiện rất đáng chú ý vì ông là Tổng thống Mỹ đầu tiên chấp nhận nói chuyện với một nhà lãnh đạo Đài Loan sau nhiều thập kỷ.
Tại sao Đài Loan kém nồng nhiệt với Mỹ sau khi Trump đắc cử lần hai?
Trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump ủng hộ Đài Loan mạnh mẽ. Hồi tháng 6/2017, chính phủ Mỹ khi đó đã phê duyệt thương vụ bán vũ khí trị giá 1,4 tỷ USD cho Đài Loan. Sau đó, một gói vũ khí lớn khác đã được phê duyệt vào tháng 10/2018, trị giá khoảng 330 triệu USD. Tổng cộng, Washington trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump (2017 - 2021) đã phê duyệt 11 gói bán vũ khí cho Đài Loan, trị giá 21 tỷ USD.
Với nhiệm kỳ hiện tại của Tổng thống Joe Biden, Mỹ chỉ bán vũ khí cho Đài Bắc với tổng giá trị là 7 tỷ USD. Ngoài ra, vào năm 2018, Washington đã khánh thành một văn phòng đại diện mới tại Đài Bắc, có thể được ngầm hiểu như là một đại sứ quán trên thực tế tại hòn đảo này.
Tuy nhiên, vốn nổi tiếng là một người có tính cách khó lường, ông Trump đã khiến Đài Loan hết sức lo lắng về sự ủng hộ của Mỹ trong bốn năm tới. Trong một cuộc phỏng vấn hồi cuối tháng 10, ông Trump cáo buộc Đài Loan đang “đánh cắp ngành công nghiệp chip của Mỹ” (stealing America's chip industry) và đe dọa sẽ áp thuế đối với hàng xuất khẩu chất bán dẫn của hòn đảo này. Đồng thời, tân Tổng thống còn yêu cầu Đài Bắc phải trả tiền để nhận sự bảo vệ của Washington, vì ông cho rằng Mỹ chẳng khác nào “một công ty bảo hiểm” (an insurance company) và hòn đảo này “không cho chúng tôi [Mỹ] bất cứ thứ gì” (doesn't give us anything). Không dừng lại ở đó, ông Trump cũng yêu cầu Đài Loan tăng chi tiêu quốc phòng lên ít nhất 10% GDP (hiện GDP cho quốc phòng của Đài Loan chỉ ở mức 2,45%, thấp hơn những đồng minh khác của Mỹ như Hàn Quốc là 2,7% và Singapore là 2,8%).
Những yêu cầu này của ông Trump không thể làm hài lòng giới chức Đài Loan. Bộ trưởng Ngoại giao Lâm Gia Long (Lin Chia-lung) đã phản bác rằng “Đài Loan đã trả tiền cho Mỹ để nhận sự bảo vệ trong nhiều thập kỷ” (Taiwan has been paying the U.S. for its defense for decades), và “Để làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, bạn [ám chỉ ông Trump] không thể làm điều đó mà không có Đài Loan” (To make America great again, you cannot do it without Taiwan). Trong khi đó, Thủ tướng Trác Vinh Thái (Cho Jung-tai) cũng không đồng ý với cáo buộc của ông Trump về ngành công nghiệp chip Đài Loan, đồng thời khẳng định “Đài Loan đã tự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của mình và trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới”.
Động thái gây sức ép cả về quốc phòng và kinh tế của ông Trump diễn ra trong bối cảnh Đài Loan phải chịu áp lực lớn từ Trung Quốc suốt nhiều tháng qua. Về kinh tế, vào tháng 5, Trung Quốc đã tái áp đặt thuế quan đối với 134 mặt hàng nhập khẩu từ Đài Loan, và đang nghiên cứu các biện pháp thương mại tiếp theo. Về quân sự, trong tám tháng đầu năm nay, số vụ Bắc Kinh đưa máy bay xâm nhập qua đường trung tuyến trên Eo biển Đài Loan (ranh giới trên biển không chính thức giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan) đã tăng hơn năm lần, từ 36 vụ (trong tháng một) lên đến 193 vụ (trong tháng tám). Số lượng tàu của Hải quân Trung Quốc hoạt động quanh Đài Loan cũng tăng gấp đôi trong cùng kỳ, từ 142 lên 282 chiếc. Nguy hiểm hơn, các lực lượng này ngày càng tiến gần hơn đến Đài Loan, tổ chức tuần tra nhiều hơn trong ngày, và dần dần tạo thành một vòng vây để sẵn sàng phong tỏa hòn đảo này bất cứ lúc nào.
Chính sách đối ngoại của Mỹ với Đài Loan dưới thời Trump sẽ khó có thể dựa trên “các giá trị và lợi ích chung” như ông Lại đã đề cập trong bài đăng chúc mừng. Thay vào đó, mối quan hệ sẽ phải trở nên bình đẳng và thực dụng hơn. Trước sức ép từ Trung Quốc, khi ông Trump yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng thì Đài Loan - dù muốn hay không - sẽ phải nỗ lực để chiều lòng Mỹ, và biểu hiện rõ ràng nhất là tiếp tục chi tiền để mua thêm vũ khí.
Ngay sau khi có kết quả bầu cử, một quan chức cấp cao Đài Loan tiết lộ rằng Đài Bắc đã có các cuộc thảo luận không chính thức với nhóm của ông Trump về loại vũ khí nào sẽ đủ để chứng minh quyết tâm của hòn đảo trong việc tăng đầu tư vào quốc phòng. Một quan chức khác thì cho biết tàu khu trục Aegis có thể sẽ là ưu tiên hàng đầu trong danh sách. Ngoài ra, không loại trừ khả năng Đài Loan còn quan tâm đến các khí tài khác của Mỹ như tiêm kích F-35, tên lửa Patriot, hệ thống radar E-2D Advanced Hawkeye…
Còn đối với lĩnh vực bán dẫn, các công ty sản xuất mặt hàng này của Đài Loan, đặc biệt là TSMC (doanh nghiệp sản xuất chip lớn nhất thế giới) sẽ phải đối mặt với áp lực từ chính quyền Trump trong việc xây nhiều nhà máy sản xuất hơn tại Mỹ. Cùng với đó, có nguy cơ ông Trump sẽ mặc cả việc bảo vệ Đài Loan trước Trung Quốc để ép hòn đảo này phải chấp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất chip tiên tiến cho Mỹ.
Giữa nhiều sức ép bủa vây, tin tích cực cho Đài Loan là ông Trump đã chọn ông Marco Rubio cho vị trí Ngoại trưởng, và Mike Waltz cho vị trí Cố vấn An ninh Quốc gia. Vào năm ngoái, ông Rubio - khi đó là Thượng Nghị sĩ - đã đề xuất “Đạo luật Hòa bình Đài Loan Thông qua Sức mạnh” (Taiwan Peace Through Strength Act), trong đó yêu cầu tìm cách tăng cường quan hệ quốc phòng, ưu tiên bán vũ khí, thường xuyên tổ chức tập trận, chuyển giao công nghệ, và hỗ trợ tài chính cho Đài Bắc.
Trong khi đó, ông Waltz - hai năm trước - cùng với phái đoàn Hạ viện Mỹ đã sang thăm Đài Loan và gặp Tổng thống Thái Anh Văn. Đến tháng 5/2023, ông đã đăng một bài lên mạng xã hội X để yêu cầu Washington phải rút kinh nghiệm từ cuộc chiến Nga - Ukraine, và từ đó cần đáp trả mối đe dọa của Trung Quốc bằng cách “trang bị vũ khí cho Đài Loan NGAY BÂY GIỜ trước khi quá muộn” (arming Taiwan NOW before it's too late). Cùng thời gian đó, ông Waltz đã đề nghị Ủy ban Đối ngoại Hạ viện cần cung cấp thời gian biểu và các nội dung chi tiết về cách Washington lên kế hoạch tăng cường khả năng phòng thủ của Đài Loan. Ngoài ra, ngay trước thềm bầu cử tổng thống, chính trị gia này đã xuất bản cuốn sách “Sự thật Phũ phàng: Suy nghĩ và lãnh đạo như một lính mũ nồi xanh” (Hard Truths: Think and Lead Like a Green Beret), đưa ra một chiến lược gồm năm phần để răn đe Trung Quốc, trong đó có đẩy nhanh việc trang bị vũ khí cho Đài Loan.
Chưa rõ tiếng nói trong chính phủ của hai ông Rubio và Waltz sẽ như thế nào, nhưng ít nhiều thì các quan điểm cứng rắn của các quan chức này sẽ giúp chính sách về Đài Loan của chính quyền Trump trong nhiệm kỳ tới trở nên cân bằng hơn.
Tuy nhiên, Đài Bắc cũng không thể vội mừng vì chính phủ mới của ông Trump còn bao gồm những nhân vật khác có khả năng gây trở ngại cho hòn đảo này. Chẳng hạn, đó là tân Giám đốc Tình báo Quốc gia Tulsi Gabbard, người từng nhiều lần chỉ trích Ukraine. Quan điểm của bà Gabbard có thể cũng sẽ không mấy tích cực với Đài Bắc trong nhiệm kỳ tới, nơi luôn ủng hộ Ukraine trong suốt hơn hai năm qua, vì hòn đảo này có một nỗi lo thường trực sẽ rơi vào số phận tương tự như Kiev (bị cường quốc láng giềng xâm lược).
Ngoài ra, tỷ phú Elon Musk, tân lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) và được xem là “cánh tay phải” của ông Trump, có mối quan hệ kinh doanh khá thân thiết với Trung Quốc. Hơn nữa, ông Musk từng chế giễu quyết tâm duy trì quyền tự chủ của Đài Loan, khi tuyên bố hòn đảo này cũng chỉ như Hawaii của Trung Quốc (ám chỉ Đài Loan nằm trong chủ quyền của Bắc Kinh). Đó cũng là lý do vì sao cho đến nay, hệ thống vệ tinh Starlink của ông Musk vẫn không xâm nhập được vào thị trường Đài Loan.
Do đó, không có gì bất ngờ khi Đài Loan chọn cách tiếp cận thận trọng sau khi ông Trump đắc cử, dù vẫn khẳng định mong muốn tiếp tục duy trì quan hệ truyền thống với Mỹ. Sự khó lường trong quan điểm của ông Trump, cũng như sự “hỗn độn” về quan điểm trong nội bộ nhân sự chính phủ mới khiến chính sách của Mỹ với Đài Loan sẽ đầy khó đoán, và hòn đảo này sẽ buộc phải vừa nỗ lực chiều lòng Washington, vừa dè chừng trước viễn cảnh không mấy tích cực.
Đài Loan trước tình thế khó khăn sắp tới
Trong bốn năm tới, nếu không có gì đột biến, ông Trump sẽ kiên định chính sách “Nước Mỹ trên hết” (America First), cũng như duy trì cách tiếp cận truyền thống của Mỹ là không thay đổi chính sách “một Trung Quốc” (one China). Cần lưu ý rằng, khác với góc nhìn của Trung Quốc rằng Đài Loan là một phần không thể tách rời quốc gia này, Washington nhận thức về chính sách “một Trung Quốc” theo cách không phản đối, nhưng cũng không đồng ý với tuyên bố của Bắc Kinh. Điều đó có nghĩa là ông Trump (cũng như các đời tổng thống Mỹ trước) vẫn sẽ duy trì những tương tác nhất định với Đài Loan như bán vũ khí, cân nhắc cho phép một số thành viên Quốc hội hoặc chính phủ có thể thực hiện chuyến thăm đến hòn đảo này.
Tuy nhiên, chính vì nước Mỹ dưới thời Trump 2.0 nhiều khả năng vẫn duy trì sự “mơ hồ chiến lược” (strategic ambiguity) – hiểu đơn giản là Mỹ cố tình tạo ra sự không chắc chắn về việc liệu có can thiệp trong trường hợp chiến tranh nổ ra giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Do đó, ngay cả khi Đài Loan chi tiền để mua thêm nhiều vũ khí nhằm chiều lòng Mỹ, chính phủ mới của ông Trump không chắc sẽ gửi quân đến để bảo vệ hòn đảo trước sự tấn công của Trung Quốc.
Hơn nữa, lịch sử quan hệ hai bên cũng chưa từng xuất hiện văn bản chính thức nào ràng buộc Mỹ phải bảo vệ Đài Loan. Đạo luật Quan hệ Đài Loan (Taiwan Relations Act - TRA) do Quốc hội Mỹ ban hành năm 1979, sau khi Washington chấm dứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc, có thể là một ví dụ cho sự “mơ hồ chiến lược” kể trên. TRA chỉ đề cập rằng Mỹ “sẽ cung cấp cho Đài Loan vũ khí phòng thủ, và duy trì khả năng chống lại bất kỳ lực lượng hoặc sự cưỡng ép nào đe dọa đến an ninh, hoặc hệ thống xã hội hoặc kinh tế, của người dân Đài Loan”. Tuy nhiên, TRA không cho biết Washington sẽ bảo vệ Đài Bắc trong trường hợp bị tấn công, thay vào đó chỉ nhấn mạnh rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm giải quyết tình trạng của Đài Loan bằng các biện pháp không hòa bình sẽ được Mỹ coi là mối quan ngại nghiêm trọng.
Chính vì sự mơ hồ đó, trong bốn năm tới, Đài Bắc nhiều khả năng vẫn chỉ đơn giản là một “con tốt” trên bàn cờ chính trị để Mỹ để mặc cả và gây sức ép lên Trung Quốc. Nguy hiểm hơn là, Đài Loan có thể trở thành quân cờ bị thí khi quan hệ Mỹ - Trung ấm dần hoặc Mỹ có những toan tính chính trị nào khác.
Đài Loan có lẽ thừa hiểu rủi ro đó, nhưng chính quyền Lại Thanh Đức dường như không có lựa chọn nào khác. Đối với Đài Loan, duy trì quan hệ tốt đẹp với Washington để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc là vấn đề sống còn về chính trị. Lý do là vì Đảng Dân chủ Tiến bộ (Democratic Progressive Party - DPP) của ông Lại đã nắm giữ quyền lực ở Đài Loan từ năm 2016 đến nay chủ yếu nhờ sự ủng hộ của công chúng về lập trường “chống Trung Quốc”.
Do đó, khi đội ngũ chính phủ mới của ông Trump bắt đầu hình thành vào giữa tháng 11, Thủ tướng Trác đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm để nghiên cứu các chiến lược hợp tác phù hợp với Mỹ trong giai đoạn tới. Theo ông Trác, mối quan tâm của Đài Loan sẽ là “tìm ra cách tăng cường hợp tác về công nghệ, thương mại và các lĩnh vực khác” (figure out how to strengthen cooperation in technology, trade, and other areas).
Ngoài ra, như đã đề cập, Đài Loan bước đầu nỗ lực làm hài lòng Mỹ bằng cách đàm phán để mua sắm thêm vũ khí. Tuy nhiên, vấn đề là Đài Loan có thể nỗ lực bao nhiêu, vì một số thành viên đảng Cộng hòa nhận định rằng hòn đảo này khó có thể đạt được mức chi tiêu quân sự 5% GDP trong ngắn hạn, chứ chưa bàn đến mức 10% như kỳ vọng của ông Trump.
Hơn nữa, sau cuộc bầu cử Lập pháp Viện (Quốc hội Đài Loan) hồi đầu năm, DPP dù giành chiến thắng nhưng không thể đạt được thế đa số (sở hữu 50% số ghế trở lên). Kết quả này cũng là một nguyên nhân có thể gây trở ngại cho DPP trong việc thông qua các chính sách cần phải cân nhắc kỹ lưỡng như tăng cường chi tiêu quân sự lên mức mà Washington yêu cầu.
Tóm lại, chiến thắng của ông Trump kèm theo nhiều hoài nghi cho tương lai của quan hệ Mỹ - Đài. Hòn đảo này dù nhiều khả năng vẫn sẽ được Mỹ chấp thuận bán vũ khí, nhưng phải chịu áp lực chia sẻ thị phần bán dẫn cho Washington, cũng như phải chứng tỏ quyết tâm tăng chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, dù khó khăn hay bị gây sức ép thế nào đi nữa, Đài Loan cũng không có lựa chọn nào khác ngoài việc nỗ lực làm hài lòng chính phủ mới của Mỹ, ngay cả khi cam kết của Washington về việc bảo vệ hòn đảo này nếu Trung Quốc tấn công gần như bằng không.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào đầu tháng 11 đã kết thúc với chiến thắng áp đảo dành cho ứng viên Donald Trump, vượt xa đối thủ Kamala Harris cả về phiếu cử tri phổ thông lẫn phiếu đại cử tri. Trước kết quả này, vào ngày 6/11, Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (William Lai) đã chúc mừng chiến thắng của ông Trump trên mạng xã hội X, đồng thời bày tỏ “tin tưởng rằng quan hệ đối tác lâu dài Đài - Mỹ, vốn được xây dựng trên các giá trị và lợi ích chung, sẽ tiếp tục đóng vai trò là nền tảng cho sự ổn định trong khu vực và dẫn đến sự thịnh vượng hơn cho tất cả chúng ta”.
So với tám năm trước (thời điểm ông Trump thắng cử nhiệm kỳ đầu), lời chúc mừng của Đài Loan đã kém trọng thị hơn nhiều. Ở thời điểm đó, Tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) đã gọi điện cho ông Trump để chúc mừng, bày tỏ sự ấn tượng trước khả năng ông Trump có thể giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử khốc liệt như vậy, đồng thời tin tưởng ông sẽ là một nhà lãnh đạo xuất sắc. Ngoài ra, bà Thái hy vọng hai bên có thể tăng cường tương tác và liên lạc song phương để xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn.
So sánh với bài đăng chúc mừng của ông Lại, có thể nhận ra bà Thái hồ hởi hơn nhiều, thể hiện một niềm lạc quan rằng mối quan hệ Mỹ - Đài sẽ tốt đẹp dưới thời Trump. Bên cạnh đó, việc ông Trump chấp nhận cuộc điện thoại từ bà Thái là sự kiện rất đáng chú ý vì ông là Tổng thống Mỹ đầu tiên chấp nhận nói chuyện với một nhà lãnh đạo Đài Loan sau nhiều thập kỷ.
Tại sao Đài Loan kém nồng nhiệt với Mỹ sau khi Trump đắc cử lần hai?
Trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump ủng hộ Đài Loan mạnh mẽ. Hồi tháng 6/2017, chính phủ Mỹ khi đó đã phê duyệt thương vụ bán vũ khí trị giá 1,4 tỷ USD cho Đài Loan. Sau đó, một gói vũ khí lớn khác đã được phê duyệt vào tháng 10/2018, trị giá khoảng 330 triệu USD. Tổng cộng, Washington trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump (2017 - 2021) đã phê duyệt 11 gói bán vũ khí cho Đài Loan, trị giá 21 tỷ USD.
Với nhiệm kỳ hiện tại của Tổng thống Joe Biden, Mỹ chỉ bán vũ khí cho Đài Bắc với tổng giá trị là 7 tỷ USD. Ngoài ra, vào năm 2018, Washington đã khánh thành một văn phòng đại diện mới tại Đài Bắc, có thể được ngầm hiểu như là một đại sứ quán trên thực tế tại hòn đảo này.
Tuy nhiên, vốn nổi tiếng là một người có tính cách khó lường, ông Trump đã khiến Đài Loan hết sức lo lắng về sự ủng hộ của Mỹ trong bốn năm tới. Trong một cuộc phỏng vấn hồi cuối tháng 10, ông Trump cáo buộc Đài Loan đang “đánh cắp ngành công nghiệp chip của Mỹ” (stealing America's chip industry) và đe dọa sẽ áp thuế đối với hàng xuất khẩu chất bán dẫn của hòn đảo này. Đồng thời, tân Tổng thống còn yêu cầu Đài Bắc phải trả tiền để nhận sự bảo vệ của Washington, vì ông cho rằng Mỹ chẳng khác nào “một công ty bảo hiểm” (an insurance company) và hòn đảo này “không cho chúng tôi [Mỹ] bất cứ thứ gì” (doesn't give us anything). Không dừng lại ở đó, ông Trump cũng yêu cầu Đài Loan tăng chi tiêu quốc phòng lên ít nhất 10% GDP (hiện GDP cho quốc phòng của Đài Loan chỉ ở mức 2,45%, thấp hơn những đồng minh khác của Mỹ như Hàn Quốc là 2,7% và Singapore là 2,8%).
Những yêu cầu này của ông Trump không thể làm hài lòng giới chức Đài Loan. Bộ trưởng Ngoại giao Lâm Gia Long (Lin Chia-lung) đã phản bác rằng “Đài Loan đã trả tiền cho Mỹ để nhận sự bảo vệ trong nhiều thập kỷ” (Taiwan has been paying the U.S. for its defense for decades), và “Để làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, bạn [ám chỉ ông Trump] không thể làm điều đó mà không có Đài Loan” (To make America great again, you cannot do it without Taiwan). Trong khi đó, Thủ tướng Trác Vinh Thái (Cho Jung-tai) cũng không đồng ý với cáo buộc của ông Trump về ngành công nghiệp chip Đài Loan, đồng thời khẳng định “Đài Loan đã tự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của mình và trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới”.
Động thái gây sức ép cả về quốc phòng và kinh tế của ông Trump diễn ra trong bối cảnh Đài Loan phải chịu áp lực lớn từ Trung Quốc suốt nhiều tháng qua. Về kinh tế, vào tháng 5, Trung Quốc đã tái áp đặt thuế quan đối với 134 mặt hàng nhập khẩu từ Đài Loan, và đang nghiên cứu các biện pháp thương mại tiếp theo. Về quân sự, trong tám tháng đầu năm nay, số vụ Bắc Kinh đưa máy bay xâm nhập qua đường trung tuyến trên Eo biển Đài Loan (ranh giới trên biển không chính thức giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan) đã tăng hơn năm lần, từ 36 vụ (trong tháng một) lên đến 193 vụ (trong tháng tám). Số lượng tàu của Hải quân Trung Quốc hoạt động quanh Đài Loan cũng tăng gấp đôi trong cùng kỳ, từ 142 lên 282 chiếc. Nguy hiểm hơn, các lực lượng này ngày càng tiến gần hơn đến Đài Loan, tổ chức tuần tra nhiều hơn trong ngày, và dần dần tạo thành một vòng vây để sẵn sàng phong tỏa hòn đảo này bất cứ lúc nào.
Chính sách đối ngoại của Mỹ với Đài Loan dưới thời Trump sẽ khó có thể dựa trên “các giá trị và lợi ích chung” như ông Lại đã đề cập trong bài đăng chúc mừng. Thay vào đó, mối quan hệ sẽ phải trở nên bình đẳng và thực dụng hơn. Trước sức ép từ Trung Quốc, khi ông Trump yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng thì Đài Loan - dù muốn hay không - sẽ phải nỗ lực để chiều lòng Mỹ, và biểu hiện rõ ràng nhất là tiếp tục chi tiền để mua thêm vũ khí.
Ngay sau khi có kết quả bầu cử, một quan chức cấp cao Đài Loan tiết lộ rằng Đài Bắc đã có các cuộc thảo luận không chính thức với nhóm của ông Trump về loại vũ khí nào sẽ đủ để chứng minh quyết tâm của hòn đảo trong việc tăng đầu tư vào quốc phòng. Một quan chức khác thì cho biết tàu khu trục Aegis có thể sẽ là ưu tiên hàng đầu trong danh sách. Ngoài ra, không loại trừ khả năng Đài Loan còn quan tâm đến các khí tài khác của Mỹ như tiêm kích F-35, tên lửa Patriot, hệ thống radar E-2D Advanced Hawkeye…
Còn đối với lĩnh vực bán dẫn, các công ty sản xuất mặt hàng này của Đài Loan, đặc biệt là TSMC (doanh nghiệp sản xuất chip lớn nhất thế giới) sẽ phải đối mặt với áp lực từ chính quyền Trump trong việc xây nhiều nhà máy sản xuất hơn tại Mỹ. Cùng với đó, có nguy cơ ông Trump sẽ mặc cả việc bảo vệ Đài Loan trước Trung Quốc để ép hòn đảo này phải chấp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất chip tiên tiến cho Mỹ.
Giữa nhiều sức ép bủa vây, tin tích cực cho Đài Loan là ông Trump đã chọn ông Marco Rubio cho vị trí Ngoại trưởng, và Mike Waltz cho vị trí Cố vấn An ninh Quốc gia. Vào năm ngoái, ông Rubio - khi đó là Thượng Nghị sĩ - đã đề xuất “Đạo luật Hòa bình Đài Loan Thông qua Sức mạnh” (Taiwan Peace Through Strength Act), trong đó yêu cầu tìm cách tăng cường quan hệ quốc phòng, ưu tiên bán vũ khí, thường xuyên tổ chức tập trận, chuyển giao công nghệ, và hỗ trợ tài chính cho Đài Bắc.
Trong khi đó, ông Waltz - hai năm trước - cùng với phái đoàn Hạ viện Mỹ đã sang thăm Đài Loan và gặp Tổng thống Thái Anh Văn. Đến tháng 5/2023, ông đã đăng một bài lên mạng xã hội X để yêu cầu Washington phải rút kinh nghiệm từ cuộc chiến Nga - Ukraine, và từ đó cần đáp trả mối đe dọa của Trung Quốc bằng cách “trang bị vũ khí cho Đài Loan NGAY BÂY GIỜ trước khi quá muộn” (arming Taiwan NOW before it's too late). Cùng thời gian đó, ông Waltz đã đề nghị Ủy ban Đối ngoại Hạ viện cần cung cấp thời gian biểu và các nội dung chi tiết về cách Washington lên kế hoạch tăng cường khả năng phòng thủ của Đài Loan. Ngoài ra, ngay trước thềm bầu cử tổng thống, chính trị gia này đã xuất bản cuốn sách “Sự thật Phũ phàng: Suy nghĩ và lãnh đạo như một lính mũ nồi xanh” (Hard Truths: Think and Lead Like a Green Beret), đưa ra một chiến lược gồm năm phần để răn đe Trung Quốc, trong đó có đẩy nhanh việc trang bị vũ khí cho Đài Loan.
Chưa rõ tiếng nói trong chính phủ của hai ông Rubio và Waltz sẽ như thế nào, nhưng ít nhiều thì các quan điểm cứng rắn của các quan chức này sẽ giúp chính sách về Đài Loan của chính quyền Trump trong nhiệm kỳ tới trở nên cân bằng hơn.
Tuy nhiên, Đài Bắc cũng không thể vội mừng vì chính phủ mới của ông Trump còn bao gồm những nhân vật khác có khả năng gây trở ngại cho hòn đảo này. Chẳng hạn, đó là tân Giám đốc Tình báo Quốc gia Tulsi Gabbard, người từng nhiều lần chỉ trích Ukraine. Quan điểm của bà Gabbard có thể cũng sẽ không mấy tích cực với Đài Bắc trong nhiệm kỳ tới, nơi luôn ủng hộ Ukraine trong suốt hơn hai năm qua, vì hòn đảo này có một nỗi lo thường trực sẽ rơi vào số phận tương tự như Kiev (bị cường quốc láng giềng xâm lược).
Ngoài ra, tỷ phú Elon Musk, tân lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) và được xem là “cánh tay phải” của ông Trump, có mối quan hệ kinh doanh khá thân thiết với Trung Quốc. Hơn nữa, ông Musk từng chế giễu quyết tâm duy trì quyền tự chủ của Đài Loan, khi tuyên bố hòn đảo này cũng chỉ như Hawaii của Trung Quốc (ám chỉ Đài Loan nằm trong chủ quyền của Bắc Kinh). Đó cũng là lý do vì sao cho đến nay, hệ thống vệ tinh Starlink của ông Musk vẫn không xâm nhập được vào thị trường Đài Loan.
Do đó, không có gì bất ngờ khi Đài Loan chọn cách tiếp cận thận trọng sau khi ông Trump đắc cử, dù vẫn khẳng định mong muốn tiếp tục duy trì quan hệ truyền thống với Mỹ. Sự khó lường trong quan điểm của ông Trump, cũng như sự “hỗn độn” về quan điểm trong nội bộ nhân sự chính phủ mới khiến chính sách của Mỹ với Đài Loan sẽ đầy khó đoán, và hòn đảo này sẽ buộc phải vừa nỗ lực chiều lòng Washington, vừa dè chừng trước viễn cảnh không mấy tích cực.
Đài Loan trước tình thế khó khăn sắp tới
Trong bốn năm tới, nếu không có gì đột biến, ông Trump sẽ kiên định chính sách “Nước Mỹ trên hết” (America First), cũng như duy trì cách tiếp cận truyền thống của Mỹ là không thay đổi chính sách “một Trung Quốc” (one China). Cần lưu ý rằng, khác với góc nhìn của Trung Quốc rằng Đài Loan là một phần không thể tách rời quốc gia này, Washington nhận thức về chính sách “một Trung Quốc” theo cách không phản đối, nhưng cũng không đồng ý với tuyên bố của Bắc Kinh. Điều đó có nghĩa là ông Trump (cũng như các đời tổng thống Mỹ trước) vẫn sẽ duy trì những tương tác nhất định với Đài Loan như bán vũ khí, cân nhắc cho phép một số thành viên Quốc hội hoặc chính phủ có thể thực hiện chuyến thăm đến hòn đảo này.
Tuy nhiên, chính vì nước Mỹ dưới thời Trump 2.0 nhiều khả năng vẫn duy trì sự “mơ hồ chiến lược” (strategic ambiguity) – hiểu đơn giản là Mỹ cố tình tạo ra sự không chắc chắn về việc liệu có can thiệp trong trường hợp chiến tranh nổ ra giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Do đó, ngay cả khi Đài Loan chi tiền để mua thêm nhiều vũ khí nhằm chiều lòng Mỹ, chính phủ mới của ông Trump không chắc sẽ gửi quân đến để bảo vệ hòn đảo trước sự tấn công của Trung Quốc.
Hơn nữa, lịch sử quan hệ hai bên cũng chưa từng xuất hiện văn bản chính thức nào ràng buộc Mỹ phải bảo vệ Đài Loan. Đạo luật Quan hệ Đài Loan (Taiwan Relations Act - TRA) do Quốc hội Mỹ ban hành năm 1979, sau khi Washington chấm dứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc, có thể là một ví dụ cho sự “mơ hồ chiến lược” kể trên. TRA chỉ đề cập rằng Mỹ “sẽ cung cấp cho Đài Loan vũ khí phòng thủ, và duy trì khả năng chống lại bất kỳ lực lượng hoặc sự cưỡng ép nào đe dọa đến an ninh, hoặc hệ thống xã hội hoặc kinh tế, của người dân Đài Loan”. Tuy nhiên, TRA không cho biết Washington sẽ bảo vệ Đài Bắc trong trường hợp bị tấn công, thay vào đó chỉ nhấn mạnh rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm giải quyết tình trạng của Đài Loan bằng các biện pháp không hòa bình sẽ được Mỹ coi là mối quan ngại nghiêm trọng.
Chính vì sự mơ hồ đó, trong bốn năm tới, Đài Bắc nhiều khả năng vẫn chỉ đơn giản là một “con tốt” trên bàn cờ chính trị để Mỹ để mặc cả và gây sức ép lên Trung Quốc. Nguy hiểm hơn là, Đài Loan có thể trở thành quân cờ bị thí khi quan hệ Mỹ - Trung ấm dần hoặc Mỹ có những toan tính chính trị nào khác.
Đài Loan có lẽ thừa hiểu rủi ro đó, nhưng chính quyền Lại Thanh Đức dường như không có lựa chọn nào khác. Đối với Đài Loan, duy trì quan hệ tốt đẹp với Washington để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc là vấn đề sống còn về chính trị. Lý do là vì Đảng Dân chủ Tiến bộ (Democratic Progressive Party - DPP) của ông Lại đã nắm giữ quyền lực ở Đài Loan từ năm 2016 đến nay chủ yếu nhờ sự ủng hộ của công chúng về lập trường “chống Trung Quốc”.
Do đó, khi đội ngũ chính phủ mới của ông Trump bắt đầu hình thành vào giữa tháng 11, Thủ tướng Trác đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm để nghiên cứu các chiến lược hợp tác phù hợp với Mỹ trong giai đoạn tới. Theo ông Trác, mối quan tâm của Đài Loan sẽ là “tìm ra cách tăng cường hợp tác về công nghệ, thương mại và các lĩnh vực khác” (figure out how to strengthen cooperation in technology, trade, and other areas).
Ngoài ra, như đã đề cập, Đài Loan bước đầu nỗ lực làm hài lòng Mỹ bằng cách đàm phán để mua sắm thêm vũ khí. Tuy nhiên, vấn đề là Đài Loan có thể nỗ lực bao nhiêu, vì một số thành viên đảng Cộng hòa nhận định rằng hòn đảo này khó có thể đạt được mức chi tiêu quân sự 5% GDP trong ngắn hạn, chứ chưa bàn đến mức 10% như kỳ vọng của ông Trump.
Hơn nữa, sau cuộc bầu cử Lập pháp Viện (Quốc hội Đài Loan) hồi đầu năm, DPP dù giành chiến thắng nhưng không thể đạt được thế đa số (sở hữu 50% số ghế trở lên). Kết quả này cũng là một nguyên nhân có thể gây trở ngại cho DPP trong việc thông qua các chính sách cần phải cân nhắc kỹ lưỡng như tăng cường chi tiêu quân sự lên mức mà Washington yêu cầu.
Tóm lại, chiến thắng của ông Trump kèm theo nhiều hoài nghi cho tương lai của quan hệ Mỹ - Đài. Hòn đảo này dù nhiều khả năng vẫn sẽ được Mỹ chấp thuận bán vũ khí, nhưng phải chịu áp lực chia sẻ thị phần bán dẫn cho Washington, cũng như phải chứng tỏ quyết tâm tăng chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, dù khó khăn hay bị gây sức ép thế nào đi nữa, Đài Loan cũng không có lựa chọn nào khác ngoài việc nỗ lực làm hài lòng chính phủ mới của Mỹ, ngay cả khi cam kết của Washington về việc bảo vệ hòn đảo này nếu Trung Quốc tấn công gần như bằng không.
Từ khoá: Đài Loan Mỹ Donald Trump liên minh Mỹ - Đài Đông Bắc Á