Chính sách thị thực mới của Mỹ: Khi sức hút bị tổn thương từ bên trong
Trong nhiều thập niên, Mỹ là hình mẫu tiêu biểu của quyền lực mềm nhờ vào sự lan tỏa toàn cầu của văn hóa, giáo dục và các giá trị tự do, dân chủ và sáng tạo cá nhân. Tuy nhiên, chính sách thị thực mới đang làm giảm tính hấp dẫn của xứ Cờ Hoa.

Quyền lực mềm và mối lo an ninh
Ngày 27/5, chính quyền Donald Trump đã ra lệnh cho các Đại sứ quán Mỹ tại nước ngoài tạm ngừng cấp lịch hẹn phỏng vấn xin thị thực (visa) loại F, M và J cho người du học và trao đổi (sau đây gọi tắt là sinh viên quốc tế). Động thái này nhằm chuẩn bị triển khai quy trình kiểm tra mạng xã hội bắt buộc và nghiêm ngặt hơn.
Sau hơn ba tuần quyết định đình chỉ được công bố, ngày 18/6 Bộ Ngoại giao Mỹ đã nối lại xét duyệt xin thị thực đối với tất cả sinh viên quốc tế, nhưng đính kèm với quy định mới. Cụ thể, các ứng viên phải thiết lập tài khoản mạng xã hội ở chế độ “công khai” (public), để các viên chức lãnh sự xem xét và phân tích các bài viết và tương tác nhằm đánh giá xem có dấu hiệu “thù địch” hoặc vi phạm an ninh quốc gia như ủng hộ khủng bố, bài Do Thái, phản đối nước Mỹ... Quy định mới cũng nhằm tìm kiếm “bất kỳ dấu hiệu thù địch nào đối với công dân, văn hóa, chính phủ, thể chế hoặc các nguyên tắc sáng lập của Mỹ”. Ứng viên không công khai sẽ bị nghi ngờ là cố che đậy thông tin, dẫn đến bị từ chối hoặc kéo dài thủ tục cấp thị thực.
Dù được lý giải dưới góc độ...
Quyền lực mềm và mối lo an ninh
Ngày 27/5, chính quyền Donald Trump đã ra lệnh cho các Đại sứ quán Mỹ tại nước ngoài tạm ngừng cấp lịch hẹn phỏng vấn xin thị thực (visa) loại F, M và J cho người du học và trao đổi (sau đây gọi tắt là sinh viên quốc tế). Động thái này nhằm chuẩn bị triển khai quy trình kiểm tra mạng xã hội bắt buộc và nghiêm ngặt hơn.
Sau hơn ba tuần quyết định đình chỉ được công bố, ngày 18/6 Bộ Ngoại giao Mỹ đã nối lại xét duyệt xin thị thực đối với tất cả sinh viên quốc tế, nhưng đính kèm với quy định mới. Cụ thể, các ứng viên phải thiết lập tài khoản mạng xã hội ở chế độ “công khai” (public), để các viên chức lãnh sự xem xét và phân tích các bài viết và tương tác nhằm đánh giá xem có dấu hiệu “thù địch” hoặc vi phạm an ninh quốc gia như ủng hộ khủng bố, bài Do Thái, phản đối nước Mỹ... Quy định mới cũng nhằm tìm kiếm “bất kỳ dấu hiệu thù địch nào đối với công dân, văn hóa, chính phủ, thể chế hoặc các nguyên tắc sáng lập của Mỹ”. Ứng viên không công khai sẽ bị nghi ngờ là cố che đậy thông tin, dẫn đến bị từ chối hoặc kéo dài thủ tục cấp thị thực.
Dù được lý giải dưới góc độ...
Từ khoá: chính sách thị thực Mỹ visa quyền lực mềm