“Chảo lửa Biển Đông”: Liệu vai trò Chủ tịch ASEAN của Indonesia có bị thách thức?

Đầu năm 2023, Indonesia đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN. Trên cương vị mới, liệu quốc gia này có thể giúp “hạ nhiệt” Biển Đông, đồng thời củng cố vị thế của Hiệp hội?

Ân Du 05/05/2023

Ân Du

05/05/2023
Image
Tổng thống Indonesia Joko Widodo ra mắt vai trò Chủ tịch ASEAN 2023 ngày 29/1/2023 tại Đài tưởng niệm Selamat Datang, thủ đô Jarkata, Indonesia - (C): Prediden Republik Indonesia

Tháng 11/2022, tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia), đã diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị cấp cao liên quan. Sau lễ bế mạc, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã trao chiếc búa Chủ tịch ASEAN cho Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Với chủ đề “ASEAN Matters: The Epicentrum of Growth” (ASEAN Tầm vóc: Tâm điểm của Tăng trưởng), Indonesia nỗ lực đạt được mục tiêu kép. Thứ nhất, phục hồi và phát triển kinh tế ASEAN hậu đại dịch COVID-19, đưa ASEAN tiếp tục trở thành tâm điểm của tăng trưởng. Thứ hai, lèo lái và giúp Hiệp hội tránh rơi vào “bẫy” cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc.

Tại lễ khởi động Năm Chủ tịch ASEAN 2023, Tổng thống Joko Widodo cho rằng nước này bắt đầu nhiệm kỳ trong bối cảnh các thách thức toàn cầu và khu vực trở nên phức tạp. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi nhận định, Indonesia đối mặt với các thử thách ở ba cấp độ: toàn cầu, khu vực, và nội bộ ASEAN. Ở cấp độ toàn cầu, ASEAN phải đối phó với khủng hoảng địa chính trị, năng lực hoạt động, tài chính và sinh thái. Ở cấp độ khu vực, đối đầu địa chính trị giữa các cường quốc và các tranh chấp chủ quyền ngày càng gay gắt, nổi bật là cạnh tranh Mỹ - Trung và căng thẳng ở Biển Đông. Về nội bộ ASEAN, việc tìm kiếm các giải pháp giúp ổn thỏa tình hình chính trị bất ổn tại Myanmar đang thử thách uy tín, năng lực và tính hiệu quả của khối.

Nhìn chung, Indonesia cần quản lý tốt các thách thức an ninh và đảm bảo ASEAN có thể điều hướng các động lực địa chính trị khu vực. Trong đó, những nỗ lực “hạ nhiệt” Biển Đông trước thái độ không ngại va chạm và hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc sẽ là thước đo cho sự thành công của “đất nước vạn đảo” ở cương vị Chủ tịch ASEAN.

Căng thẳng Biển Đông thách thức vai trò Chủ tịch ASEAN của Indonesia

Tầm quan trọng của Biển Đông về mặt kinh tế, chính trị, và an ninh - quân sự được đề cập trong nhiều nghiên cứuphương tiện thông tin đại chúng. Về địa chiến lược, Biển Đông án ngữ trên tuyến đường hàng hải quan trọng nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Trong đó, vùng biển này chốt giữ eo biển quan trọng Malacca - eo biển quốc tế nhộn nhịp thứ hai trên thế giới, chỉ sau eo biển Hormuz. Biển Đông là nơi chứng kiến cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung và sự can dự của các quốc gia khác ngoài Đông Nam Á như Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, và Australia.

Biển Đông được coi như một cấu phần quan trọng trong “Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở” (A Free and Open Indo-Pacific) dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính quyền Biden, và “Chiến lược An ninh Quốc gia” (National Security Strategy) gần đây nhất của Mỹ (10/2022). Với Trung Quốc, Biển Đông là mắt xích quan trọng trong khát vọng trở thành “cường quốc biển” của quốc gia này, nhằm hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa” (Chinese Dream) sau “Một thế kỷ ô nhục” (Century of Humiliation).    

An ninh vùng biển này ngày càng phức tạp, đặc biệt là với các hành động của Trung Quốc. Hoạt động tuần tra biển hung hăng của Trung Quốc ngày 6/2 là một điển hình. Tàu tuần duyên Trung Quốc đã khiêu khích bằng cách “chiếu đèn laser cấp độ quân sự” (military-grade laser light) vào một trong những tàu tuần duyên của Philippines ở Biển Đông, khiến các thủy thủ nước này bị mù tạm thời. Vào tháng 3 năm nay, tàu Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc đã thực hiện các hoạt động thăm dò kéo dài nửa tháng trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc cũng thường xuyên tập trận, hiện đại hóa hải quân và quân sự, bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo, quấy rối và can thiệp vào các hoạt động khai thác dầu khí của các quốc gia khác ở Biển Đông.

Vào tháng 4/2022, Trung Quốc điều động chiến cơ thế hệ thứ 5 tàng hình J-20 tới Biển Đông và Biển Hoa Đông nhằm tăng cường kiểm soát tại các vùng biển tranh chấp. Gregory Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), đánh giá các hành động của Trung Quốc “có lẽ tạo ra một thách thức lớn cho Việt Nam cũng như các nước có vị trí gần với các căn cứ mà Trung Quốc sẽ đồn trú J-20”. Các hành động quá khích của Trung Quốc tác động nghiêm trọng đến an ninh khu vực và lợi ích trực tiếp của bốn quốc gia ASEAN có yêu sách ở Biển Đông (Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei).

Tuy không là một bên yêu sách tại Biển Đông, Indonesia cũng phải đối mặt với các hành vi gây hấn của Trung Quốc. Từ ngày 31/8 đến hết ngày 29/9/2021, tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 10 của Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở Biển Đông và tiến gần mỏ dầu khí Tuna Block ở biển Natuna. Đầu năm nay, Trung Quốc tiếp tục đưa tàu tuần duyên CCG 5901 hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, đặc biệt là gần mỏ khí Tuna Block của Indonesia và mỏ dầu khí Chim Sáo của Việt Nam.

“Hạ nhiệt” Biển Đông: Kỳ vọng nào đối với Indonesia?

Trong các nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN trước đây, Indonesia đã đạt được những thành công đầy khích lệ. Năm 2003, Indonesia đã thông qua Thỏa thuận hòa hợp Bali II tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9, tạo nền tảng cho các kế hoạch xây dựng “Cộng đồng ASEAN”. Năm 2011, Indonesia đặt nền móng cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) khi loại bỏ các thuế quan áp đặt trên hơn 90% các loại hàng hóa giữa các nước ký kết trong vòng 20 năm. Hiệp định này giúp giải quyết các rào cản phi thuế quan đối với thương mại hàng hóa, giảm thời gian thông quan và tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu đưa sản phẩm và dịch vụ của họ vào chuỗi giá trị khu vực. Nhìn chung, những đóng góp nổi bật của Indonesia tập trung vào hội nhập và phát triển kinh tế khu vực.

Tuy nhiên, những diễn biến phức tạp tại Biển Đông đặt Indonesia vào bối cảnh mới đầy thử thách. Thứ nhất, Biển Đông là “điểm nóng” ở Đông Nam Á và đang thu hút sự quan tâm từ cộng đồng quốc tế. Thứ hai, vùng biển này là nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng và tăng cường nỗ lực can dự. Thứ ba, an ninh tại Biển Đông liên quan trực tiếp đến lợi ích của bốn quốc gia thành viên ASEAN. Thứ tư, những bất ổn tại Biển Đông có thể ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí làm tắt nghẽn tuyến hàng hải quốc tế huyết mạch.   

Do đó, Indonesia - trên cương vị Chủ tịch ASEAN - cần phát huy vai trò của mình, cụ thể:

Thứ nhất, Indonesia nên thúc đẩy Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC). Trải qua 25 năm, kể từ ngày hình thành ý tưởng xây dựng COC và thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Hà Nội (7/1998) đến nay, tiến trình này bị trì hoãn nhiều lần và chưa đạt được những tiến bộ rõ rệt. Khi đàm phán về COC, Bắc Kinh đã nhấn mạnh “bất kỳ thỏa thuận nào cũng chứa đựng các điều khoản thúc đẩy sự mất cân bằng quyền lực của nước này”. Do đó, Trung Quốc muốn “có quyền phủ quyết bất kỳ cuộc tập trận hải quân hoặc dự án dầu khí nào mà các thành viên ASEAN tiến hành với các nước khác”. Ngoài ra, có chỉ trích cho rằng tiến độ đàm phán chậm là do “một số quốc gia thành viên ưu tiên quan hệ song phương với Trung Quốc hơn là sự đồng thuận trong khu vực”. Kết quả, chưa có bộ quy tắc nào được ký kết. Trong nhiệm kỳ này, Ngoại trưởng Marsudi lưu ý sự cần thiết phải có một COC thực chất, hiệu quả và khả thi. Do đó, việc kết thúc đàm phán COC với các điều khoản và cam kết rõ ràng, thực chất là rất cần thiết.

Tuy nhiên, các hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông có thể khiến các cuộc đàm phán gặp nhiều khó khăn, thậm chí kéo dài trong suốt nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023 của Indonesia. Trung Quốc cho rằng cách tốt nhất để giải quyết những tranh chấp là thông qua đàm phán song phương thay vì đa phương. Bởi lẽ, Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế hơn các quốc gia còn lại trong các cuộc đàm phán song phương, và Bắc Kinh có thể sử dụng công cụ kinh tế để “xoa dịu” đối thủ và “phủ sương” các tranh chấp.

Tại Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN và Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vào tháng 2, Sidharto R. Suryodipuro, Giám đốc Hợp tác ASEAN tại Bộ Ngoại giao Indonesia, cho biết các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc sẽ áp dụng “các cách tiếp cận mới” để đạt được tiến bộ về COC. Tuy nhiên, ông không đề cập chi tiết về “các cách tiếp cận mới” mà ASEAN có thể áp dụng, ngoại trừ việc ASEAN vẫn đang ở “trạng thái thăm dò”.

Tuy nhiên, Indonesia có thể bắt đầu với một số nguyên tắc cơ bản chi phối hành vi trên biển, qua đó góp phần kiềm chế các hành động hung hăng và cưỡng ép của Trung Quốc trong khi các cuộc đàm phán đang diễn ra. Bên cạnh đó, Indonesia cần tận dụng và phát huy tối đa các cơ chế đối thoại và tham vấn các cấp ASEAN để tìm kiếm giải pháp cho các tranh chấp. Cụ thể, Indonesia có thể tạo điều kiện và không gian để các bên cùng thảo luận, thông qua Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Hàng hải ASEAN (AMF), và Diễn đàn Hàng hải ASEAN mở rộng (EAMF). Đối thoại có thể giúp xây dựng lòng tin giữa các bên tranh chấp.

Thứ hai, Indonesia nên đưa vấn đề Biển Đông vào các chương trình nghị sự và hội nghị cấp cao của ASEAN. Thông qua các phiên họp, Indonesia và các quốc gia có liên quan có thể làm nổi bật tính cấp thiết về việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, và an ninh tại Biển Đông. Các bên cần thúc đẩy việc đạt được các cơ chế, giải pháp hiệu quả, mang tính ràng buộc, đảm bảo trật tự khu vực được duy trì thông qua các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Hoặc ít nhất, các nước cần có hành động kiềm chế, tránh làm leo thang các tranh chấp trên Biển Đông.

Theo kế hoạch, Indonesia sẽ tổ chức hai Hội nghị Cấp cao ASEAN vào tháng 5 và tháng 9. Từ ngày 9 đến 11/5, Hội nghị Cấp cao ASEAN 2023 sẽ được tổ chức tại tỉnh Đông Nusa Tenggara (Indonesia) với 8 chương trình nghị sự. Tại các phiên họp, Indonesia cần làm nổi bật tầm quan trọng của việc duy trì an ninh Biển Đông, đưa ra được Tuyên bố chung giữa các quốc gia ASEAN về vấn đề này, và góp phần tìm kiếm các giải pháp thay thế trong trường hợp COC khó đạt được. Bên cạnh đó, thúc đẩy hợp tác khu vực và mở rộng các cam kết có thể giúp kiềm chế các tranh chấp.

Thứ ba, Indonesia cần nêu cao vai trò trung tâm và nâng cao vị thế của ASEAN qua việc quản lý tốt điểm nóng Biển Đông. Hiện nay, tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, “Bộ tứ Kim cương” (QUAD – gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, và Ấn Độ) do Mỹ dẫn dắt, hay Sáng kiến an ninh toàn cầu (GSI) của Trung Quốc có thể đe doạ vai trò trung tâm của ASEAN (ASEAN’s central role), và thậm chí tác động đến an ninh Biển Đông. Các thành viên trong Bộ tứ có thể tăng cường sự hiện diện tại Biển Đông. Dù điều này có mặt tích cực nhưng có thể làm giảm vai trò của ASEAN, và làm suy yếu ngoại giao phòng ngừa của khối trong việc đối phó với ảnh hưởng của các cường quốc. Về GSI, Trung Quốc cho rằng đây là một khuôn khổ các nguyên tắc giúp giải quyết những vấn đề toàn cầu. Sáng kiến này phụ thuộc rất nhiều vào mạng lưới các thể chế đa phương lấy Trung Quốc làm trung tâm mà nước này đã xây dựng trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, GSI có thể làm “mờ nhạt”, thậm chí thay thế vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết các vấn đề an ninh tại Đông Nam Á.

Ổn định an ninh Biển Đông là “phép thử” cho Indonesia trong nỗ lực duy trì tính trung tâm và phát huy ảnh hưởng của ASEAN. Đặc biệt khi vai trò lãnh đạo của ASEAN đang giảm dần qua việc giải quyết cuộc khủng hoảng Myanmar. Do đó, Indonesia cần dẫn dắt ASEAN xây dựng các chính sách và chiến lược khác nhau để đạt được các mục tiêu của Hiệp hội, nhất là điều phối các bên liên quan “hạ nhiệt” và tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy an ninh ở Biển Đông. Indonesia có thể tiến hành “ngoại giao con thoi” (shuttle diplomacy) để tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy an ninh Biển Đông mà các bên có thể chấp nhận được.

Tổng thống Joko Widodo nêu rõ ASEAN phải là “một khu vực ổn định, hòa bình, trở thành mỏ neo cho ổn định toàn cầu, thực thi nhất quán luật pháp quốc tế và giữ thái độ trung lập”. Muốn vậy, Indonesia phải thật sự năng động, sáng tạo, và bản lĩnh. Vấn đề Biển Đông sẽ tiếp tục là phép thử cho năng lực của Indonesia trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2023.

Tháng 11/2022, tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia), đã diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị cấp cao liên quan. Sau lễ bế mạc, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã trao chiếc búa Chủ tịch ASEAN cho Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Với chủ đề “ASEAN Matters: The Epicentrum of Growth” (ASEAN Tầm vóc: Tâm điểm của Tăng trưởng), Indonesia nỗ lực đạt được mục tiêu kép. Thứ nhất, phục hồi và phát triển kinh tế ASEAN hậu đại dịch COVID-19, đưa ASEAN tiếp tục trở thành tâm điểm của tăng trưởng. Thứ hai, lèo lái và giúp Hiệp hội tránh rơi vào “bẫy” cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc.

Tại lễ khởi động Năm Chủ tịch ASEAN 2023, Tổng thống Joko Widodo cho rằng nước này bắt đầu nhiệm kỳ trong bối cảnh các thách thức toàn cầu và khu vực trở nên phức tạp. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi nhận định, Indonesia đối mặt với các thử thách ở ba cấp độ: toàn cầu, khu vực, và nội bộ ASEAN. Ở cấp độ toàn cầu, ASEAN phải đối phó với khủng hoảng địa chính trị, năng lực hoạt động, tài chính và sinh thái. Ở cấp độ khu vực, đối đầu địa chính trị giữa các cường quốc và các tranh chấp chủ quyền ngày càng gay gắt, nổi bật là cạnh tranh Mỹ - Trung và căng thẳng ở Biển Đông. Về nội bộ ASEAN, việc tìm kiếm các giải pháp giúp ổn thỏa tình hình chính trị bất ổn tại Myanmar đang thử thách uy tín, năng lực và tính hiệu quả của khối.

Nhìn chung, Indonesia cần quản lý tốt các thách thức an ninh và đảm bảo ASEAN có thể điều hướng các động lực địa chính trị khu vực. Trong đó, những nỗ lực “hạ nhiệt” Biển Đông trước thái độ không ngại va chạm và hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc sẽ là thước đo cho sự thành công của “đất nước vạn đảo” ở cương vị Chủ tịch ASEAN.

Căng thẳng Biển Đông thách thức vai trò Chủ tịch ASEAN của Indonesia

Tầm quan trọng của Biển Đông về mặt kinh tế, chính trị, và an ninh - quân sự được đề cập trong nhiều nghiên cứuphương tiện thông tin đại chúng. Về địa chiến lược, Biển Đông án ngữ trên tuyến đường hàng hải quan trọng nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Trong đó, vùng biển này chốt giữ eo biển quan trọng Malacca - eo biển quốc tế nhộn nhịp thứ hai trên thế giới, chỉ sau eo biển Hormuz. Biển Đông là nơi chứng kiến cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung và sự can dự của các quốc gia khác ngoài Đông Nam Á như Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, và Australia.

Biển Đông được coi như một cấu phần quan trọng trong “Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở” (A Free and Open Indo-Pacific) dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính quyền Biden, và “Chiến lược An ninh Quốc gia” (National Security Strategy) gần đây nhất của Mỹ (10/2022). Với Trung Quốc, Biển Đông là mắt xích quan trọng trong khát vọng trở thành “cường quốc biển” của quốc gia này, nhằm hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa” (Chinese Dream) sau “Một thế kỷ ô nhục” (Century of Humiliation).    

An ninh vùng biển này ngày càng phức tạp, đặc biệt là với các hành động của Trung Quốc. Hoạt động tuần tra biển hung hăng của Trung Quốc ngày 6/2 là một điển hình. Tàu tuần duyên Trung Quốc đã khiêu khích bằng cách “chiếu đèn laser cấp độ quân sự” (military-grade laser light) vào một trong những tàu tuần duyên của Philippines ở Biển Đông, khiến các thủy thủ nước này bị mù tạm thời. Vào tháng 3 năm nay, tàu Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc đã thực hiện các hoạt động thăm dò kéo dài nửa tháng trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc cũng thường xuyên tập trận, hiện đại hóa hải quân và quân sự, bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo, quấy rối và can thiệp vào các hoạt động khai thác dầu khí của các quốc gia khác ở Biển Đông.

Vào tháng 4/2022, Trung Quốc điều động chiến cơ thế hệ thứ 5 tàng hình J-20 tới Biển Đông và Biển Hoa Đông nhằm tăng cường kiểm soát tại các vùng biển tranh chấp. Gregory Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), đánh giá các hành động của Trung Quốc “có lẽ tạo ra một thách thức lớn cho Việt Nam cũng như các nước có vị trí gần với các căn cứ mà Trung Quốc sẽ đồn trú J-20”. Các hành động quá khích của Trung Quốc tác động nghiêm trọng đến an ninh khu vực và lợi ích trực tiếp của bốn quốc gia ASEAN có yêu sách ở Biển Đông (Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei).

Tuy không là một bên yêu sách tại Biển Đông, Indonesia cũng phải đối mặt với các hành vi gây hấn của Trung Quốc. Từ ngày 31/8 đến hết ngày 29/9/2021, tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 10 của Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở Biển Đông và tiến gần mỏ dầu khí Tuna Block ở biển Natuna. Đầu năm nay, Trung Quốc tiếp tục đưa tàu tuần duyên CCG 5901 hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, đặc biệt là gần mỏ khí Tuna Block của Indonesia và mỏ dầu khí Chim Sáo của Việt Nam.

“Hạ nhiệt” Biển Đông: Kỳ vọng nào đối với Indonesia?

Trong các nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN trước đây, Indonesia đã đạt được những thành công đầy khích lệ. Năm 2003, Indonesia đã thông qua Thỏa thuận hòa hợp Bali II tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9, tạo nền tảng cho các kế hoạch xây dựng “Cộng đồng ASEAN”. Năm 2011, Indonesia đặt nền móng cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) khi loại bỏ các thuế quan áp đặt trên hơn 90% các loại hàng hóa giữa các nước ký kết trong vòng 20 năm. Hiệp định này giúp giải quyết các rào cản phi thuế quan đối với thương mại hàng hóa, giảm thời gian thông quan và tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu đưa sản phẩm và dịch vụ của họ vào chuỗi giá trị khu vực. Nhìn chung, những đóng góp nổi bật của Indonesia tập trung vào hội nhập và phát triển kinh tế khu vực.

Tuy nhiên, những diễn biến phức tạp tại Biển Đông đặt Indonesia vào bối cảnh mới đầy thử thách. Thứ nhất, Biển Đông là “điểm nóng” ở Đông Nam Á và đang thu hút sự quan tâm từ cộng đồng quốc tế. Thứ hai, vùng biển này là nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng và tăng cường nỗ lực can dự. Thứ ba, an ninh tại Biển Đông liên quan trực tiếp đến lợi ích của bốn quốc gia thành viên ASEAN. Thứ tư, những bất ổn tại Biển Đông có thể ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí làm tắt nghẽn tuyến hàng hải quốc tế huyết mạch.   

Do đó, Indonesia - trên cương vị Chủ tịch ASEAN - cần phát huy vai trò của mình, cụ thể:

Thứ nhất, Indonesia nên thúc đẩy Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC). Trải qua 25 năm, kể từ ngày hình thành ý tưởng xây dựng COC và thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Hà Nội (7/1998) đến nay, tiến trình này bị trì hoãn nhiều lần và chưa đạt được những tiến bộ rõ rệt. Khi đàm phán về COC, Bắc Kinh đã nhấn mạnh “bất kỳ thỏa thuận nào cũng chứa đựng các điều khoản thúc đẩy sự mất cân bằng quyền lực của nước này”. Do đó, Trung Quốc muốn “có quyền phủ quyết bất kỳ cuộc tập trận hải quân hoặc dự án dầu khí nào mà các thành viên ASEAN tiến hành với các nước khác”. Ngoài ra, có chỉ trích cho rằng tiến độ đàm phán chậm là do “một số quốc gia thành viên ưu tiên quan hệ song phương với Trung Quốc hơn là sự đồng thuận trong khu vực”. Kết quả, chưa có bộ quy tắc nào được ký kết. Trong nhiệm kỳ này, Ngoại trưởng Marsudi lưu ý sự cần thiết phải có một COC thực chất, hiệu quả và khả thi. Do đó, việc kết thúc đàm phán COC với các điều khoản và cam kết rõ ràng, thực chất là rất cần thiết.

Tuy nhiên, các hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông có thể khiến các cuộc đàm phán gặp nhiều khó khăn, thậm chí kéo dài trong suốt nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023 của Indonesia. Trung Quốc cho rằng cách tốt nhất để giải quyết những tranh chấp là thông qua đàm phán song phương thay vì đa phương. Bởi lẽ, Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế hơn các quốc gia còn lại trong các cuộc đàm phán song phương, và Bắc Kinh có thể sử dụng công cụ kinh tế để “xoa dịu” đối thủ và “phủ sương” các tranh chấp.

Tại Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN và Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vào tháng 2, Sidharto R. Suryodipuro, Giám đốc Hợp tác ASEAN tại Bộ Ngoại giao Indonesia, cho biết các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc sẽ áp dụng “các cách tiếp cận mới” để đạt được tiến bộ về COC. Tuy nhiên, ông không đề cập chi tiết về “các cách tiếp cận mới” mà ASEAN có thể áp dụng, ngoại trừ việc ASEAN vẫn đang ở “trạng thái thăm dò”.

Tuy nhiên, Indonesia có thể bắt đầu với một số nguyên tắc cơ bản chi phối hành vi trên biển, qua đó góp phần kiềm chế các hành động hung hăng và cưỡng ép của Trung Quốc trong khi các cuộc đàm phán đang diễn ra. Bên cạnh đó, Indonesia cần tận dụng và phát huy tối đa các cơ chế đối thoại và tham vấn các cấp ASEAN để tìm kiếm giải pháp cho các tranh chấp. Cụ thể, Indonesia có thể tạo điều kiện và không gian để các bên cùng thảo luận, thông qua Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Hàng hải ASEAN (AMF), và Diễn đàn Hàng hải ASEAN mở rộng (EAMF). Đối thoại có thể giúp xây dựng lòng tin giữa các bên tranh chấp.

Thứ hai, Indonesia nên đưa vấn đề Biển Đông vào các chương trình nghị sự và hội nghị cấp cao của ASEAN. Thông qua các phiên họp, Indonesia và các quốc gia có liên quan có thể làm nổi bật tính cấp thiết về việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, và an ninh tại Biển Đông. Các bên cần thúc đẩy việc đạt được các cơ chế, giải pháp hiệu quả, mang tính ràng buộc, đảm bảo trật tự khu vực được duy trì thông qua các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Hoặc ít nhất, các nước cần có hành động kiềm chế, tránh làm leo thang các tranh chấp trên Biển Đông.

Theo kế hoạch, Indonesia sẽ tổ chức hai Hội nghị Cấp cao ASEAN vào tháng 5 và tháng 9. Từ ngày 9 đến 11/5, Hội nghị Cấp cao ASEAN 2023 sẽ được tổ chức tại tỉnh Đông Nusa Tenggara (Indonesia) với 8 chương trình nghị sự. Tại các phiên họp, Indonesia cần làm nổi bật tầm quan trọng của việc duy trì an ninh Biển Đông, đưa ra được Tuyên bố chung giữa các quốc gia ASEAN về vấn đề này, và góp phần tìm kiếm các giải pháp thay thế trong trường hợp COC khó đạt được. Bên cạnh đó, thúc đẩy hợp tác khu vực và mở rộng các cam kết có thể giúp kiềm chế các tranh chấp.

Thứ ba, Indonesia cần nêu cao vai trò trung tâm và nâng cao vị thế của ASEAN qua việc quản lý tốt điểm nóng Biển Đông. Hiện nay, tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, “Bộ tứ Kim cương” (QUAD – gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, và Ấn Độ) do Mỹ dẫn dắt, hay Sáng kiến an ninh toàn cầu (GSI) của Trung Quốc có thể đe doạ vai trò trung tâm của ASEAN (ASEAN’s central role), và thậm chí tác động đến an ninh Biển Đông. Các thành viên trong Bộ tứ có thể tăng cường sự hiện diện tại Biển Đông. Dù điều này có mặt tích cực nhưng có thể làm giảm vai trò của ASEAN, và làm suy yếu ngoại giao phòng ngừa của khối trong việc đối phó với ảnh hưởng của các cường quốc. Về GSI, Trung Quốc cho rằng đây là một khuôn khổ các nguyên tắc giúp giải quyết những vấn đề toàn cầu. Sáng kiến này phụ thuộc rất nhiều vào mạng lưới các thể chế đa phương lấy Trung Quốc làm trung tâm mà nước này đã xây dựng trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, GSI có thể làm “mờ nhạt”, thậm chí thay thế vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết các vấn đề an ninh tại Đông Nam Á.

Ổn định an ninh Biển Đông là “phép thử” cho Indonesia trong nỗ lực duy trì tính trung tâm và phát huy ảnh hưởng của ASEAN. Đặc biệt khi vai trò lãnh đạo của ASEAN đang giảm dần qua việc giải quyết cuộc khủng hoảng Myanmar. Do đó, Indonesia cần dẫn dắt ASEAN xây dựng các chính sách và chiến lược khác nhau để đạt được các mục tiêu của Hiệp hội, nhất là điều phối các bên liên quan “hạ nhiệt” và tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy an ninh ở Biển Đông. Indonesia có thể tiến hành “ngoại giao con thoi” (shuttle diplomacy) để tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy an ninh Biển Đông mà các bên có thể chấp nhận được.

Tổng thống Joko Widodo nêu rõ ASEAN phải là “một khu vực ổn định, hòa bình, trở thành mỏ neo cho ổn định toàn cầu, thực thi nhất quán luật pháp quốc tế và giữ thái độ trung lập”. Muốn vậy, Indonesia phải thật sự năng động, sáng tạo, và bản lĩnh. Vấn đề Biển Đông sẽ tiếp tục là phép thử cho năng lực của Indonesia trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2023.

BÀI LIÊN QUAN