Đồng sàng dị mộng: Quan hệ NATO - Mỹ và bài toán an ninh cho Châu Âu
Những rạn nứt giữa NATO và Mỹ cùng sự trỗi dậy của Nga và Trung Quốc khiến tương lai của liên minh ngày thêm bấp bênh. Các kịch bản về cấu trúc an ninh châu Âu, như NATO tan rã hoặc điều chỉnh vai trò, cần được xem xét nghiêm túc.


Hai tháng trôi qua từ ngày Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, chính sách đối ngoại của quốc gia này vẫn “mơ hồ” và thiếu nhất quán. Trong bối cảnh đó, cách chính quyền Trump định hình quan hệ giữa Mỹ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) – liên minh quân sự hùng mạnh nhất thế giới với hơn 70 năm lịch sử – trở thành tâm điểm chú ý.
Bài viết này phân tích những thách thức mà NATO đang đối mặt, khả năng liên minh này bước vào giai đoạn thoái trào sau hơn 7 thập kỷ tồn tại, tác động từ chính sách của Mỹ đối với liên minh, và dự đoán về tương lai của NATO trong bối cảnh đầy biến động.
NATO bước vào thế kỷ 21
Trước hết, cần hiểu lý do NATO ra đời. Được thành lập năm 1949, NATO lãnh sứ mệnh lịch sử đối phó với mối đe dọa từ Liên Xô, với Điều 5 là trụ cột: nếu một thành viên bị tấn công, toàn bộ liên minh sẽ cùng bảo vệ theo nguyên tắc phòng thủ tập thể (collective defense). Khi Bắc Triều Tiên – với sự hậu thuẫn của Liên Xô – vượt qua vĩ tuyến 38 và xâm lược Hàn Quốc, phương Tây nhận ra việc quân sự hóa NATO là rất cấp bách để đối phó với các mối đe dọa Cộng sản. Cuộc chiến ủy nhiệm này đánh dấu sự leo thang của Chiến tranh Lạnh và khẳng định rằng NATO không thể chỉ là một liên minh chính trị lỏng lẻo. Tháng 4/1951, NATO thành lập Tư lệnh Tối cao Lực lượng Đồng minh Châu Âu (Supreme Headquarters Allied Powers Europe - SHAPE) và thúc đẩy việc mở rộng lực lượng chiến đấu. Những động thái này thể hiện sự chuyển hướng rõ rệt theo đúng viễn cảnh mà Mỹ và một số quốc gia châu Âu đã hình dung từ đầu: biến NATO từ một liên minh chính trị sang một khối quân sự phòng thủ tập thể chặt chẽ.
Năm 1955, Liên Xô thành lập Khối Hiệp ước Warsaw nhằm đối trọng với NATO. Từ đây thế giới chứng kiến hai khối quân sự đối đầu nhau. Tuy nhiên, khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Khối Warsaw cũng tan rã, khiến NATO mất đi một đối thủ chính. Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, khối Warsaw không còn tồn tại, vậy NATO – một liên minh được lập ra để đối phó với khối này – giữ vai trò gì?
Thế giới hiện đại không còn là một cuộc đối đầu Đông - Tây đơn thuần. Năm 1995, NATO can thiệp vào cuộc chiến Bosnia-Herzegovina, đánh dấu việc NATO thay đổi từ một liên minh chống Liên Xô thành một tổ chức phòng thủ toàn cầu. Tuy nhiên, chính sự tồn tại và mở rộng của NATO là một vấn đề nhạy cảm đối với Nga – quốc gia kế tục Liên Xô. Bởi lẽ, theo thỏa thuận không chính thức giữa Liên Xô và Mỹ, sẽ không có sự mở rộng NATO vào Đông Âu sau Chiến tranh Lạnh. Tháng 2/1990, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là James Baker đã cam kết với nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev là NATO sẽ không mở rộng về phía Đông (nguyên văn tiếng Anh: “not one inch eastward”), tức là NATO sẽ không kết nạp các nước từng thuộc Liên Xô cũ, để đổi lấy sự thống nhất của nước Đức.
Đồng thời, để tránh gây thêm mâu thuẫn với nước kế tục của Liên Xô, Mỹ khẳng định rằng NATO chỉ là một liên minh phòng thủ và chính trị, không nhằm đối đầu với Nga, và Nga còn được mời hợp tác với phương Tây trong cấu trúc an ninh châu Âu. Nhưng ngay sau sự kiện này, một bước ngoặt làm xói mòn quan hệ NATO - Nga đã xuất hiện, đó là cuộc can thiệp quân sự của NATO vào Kosovo năm 1999. NATO tiến hành không kích Nam Tư để ngăn chặn hành vi thanh trừng sắc tộc mà không có sự chấp thuận của Liên Hợp Quốc, điều này đi ngược lại với những đảm bảo trước đó và trực tiếp làm gia tăng sự bất mãn của Nga. Moscow phản đối kịch liệt. Với Tổng thống Yeltsin, việc NATO triển khai quân sự tại Nam Tư – một quốc gia có chủ quyền – không khác gì “một hành động xâm lược công khai”, và điều này không chỉ “vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc mà còn vi phạm cả Đạo luật nền tảng về quan hệ đối tác, hợp tác và an ninh giữa Nga và NATO”. Sau đó, tại cuộc họp thứ 4011 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc là Sergey Viktorovich Lavrov đã cho rằng NATO đã vượt quá phạm vi hoạt động của mình và phớt lờ tiếng nói của Nga lẫn Hội đồng Bảo an. Theo ông Lavrov, hậu quả là “cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Kosovo đã bị biến thành một thảm họa nhân đạo nghiêm trọng nhất do các cuộc ném bom của NATO, ảnh hưởng không chỉ đến Kosovo mà còn đến toàn bộ Nam Tư và khu vực Balkan nói chung”.
Căng thẳng giữa NATO và Nga tiếp tục leo thang khi liên minh tiếp tục mở rộng về phía Đông, bất chấp những cam kết trước đây. Moscow coi hành động của NATO là một mối đe dọa trực tiếp đến an ninh của nước này, vì mỗi lần khối quân sự này kết nạp thêm thành viên mới, biên giới của liên minh lại tiến sát hơn đến lãnh thổ của Nga. Từ năm 1999 đến nay, NATO đã kết nạp nhiều nước Đông Âu, bao gồm Ba Lan, Hungary, Romania, Bulgaria, các nước Baltic (Estonia, Latvia, Lithuania).
Bên cạnh đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga đã buộc phải đáp trả việc NATO mở rộng về phía Đông bằng việc sáp nhập bán đảo Crimea. Việc sáp nhập này là một động thái chiến lược, bởi Crimea không chỉ có vị trí địa lý quan trọng mà còn là nơi Nga đặt căn cứ hải quân Sevastopol, được coi là tuyến phòng thủ then chốt tại biển Đen. Tổng thống Putin lo ngại rằng nếu Ukraine gia nhập NATO, Nga sẽ mất đi quyền kiểm soát quân sự tại Crimea. Để đối phó với mối đe dọa này, Nga đã thực hiện cuộc trưng cầu dân ý, dẫn đến việc sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ Nga.
Căng thẳng leo thang vào năm 2014 khi Nga chính thức sáp nhập Crimea, buộc NATO phải tăng cường phòng thủ tại Đông Âu. Năm 2022, xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, NATO đẩy mạnh viện trợ vũ khí cho Kiev nhưng vẫn tránh can dự trực tiếp. Sự đối đầu giữa hai bên tiếp tục gia tăng khi Phần Lan chính thức gia nhập NATO vào năm 2023. Tháng 3/2024, Thụy Điển trở thành thành viên thứ 32 của liên minh, hoàn tất sự mở rộng đáng kể của NATO về phía Bắc, và điều này càng khiến Nga lo ngại.
Mối quan hệ NATO – Trung Quốc ngày càng căng thẳng cũng là thách thức cho liên minh. Sự kiện châm ngòi cho căng thẳng giữa Trung Quốc và NATO là chiến dịch không kích Kosovo, khi NATO đã “vô tình” đánh bom Đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade vào ngày 7/5/1999, khiến ba nhà báo Trung Quốc thiệt mạng. Mỹ và NATO tuyên bố đây là một “sai lầm tình báo”, nhưng Bắc Kinh không chấp nhận lời giải thích này, cho rằng đó là hành động có chủ đích. Vụ việc đã làm bùng nổ biểu tình chống Mỹ và NATO tại Trung Quốc, gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng. Sự kiện này cũng đánh dấu bước ngoặt trong cách Bắc Kinh nhìn nhận NATO – từ một liên minh quân sự khu vực trở thành một mối đe dọa tiềm tàng đối với lợi ích của Trung Quốc, đồng thời là công cụ của Mỹ để duy trì trật tự bá quyền.
Không giống Nga, Trung Quốc không được các đồng minh NATO xem là một mối đe dọa quân sự thường trực. Tuy nhiên, một phản ứng chung của NATO đối với Trung Quốc đang trở nên rõ ràng hơn. Tại cuộc họp vào tháng 6/2021 tại Brussels, các nhà lãnh đạo NATO đã nhất trí rằng “mục tiêu công khai và hành vi quyết đoán của Trung Quốc đặt ra những thách thức mang tính hệ thống đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và đối với các lĩnh vực liên quan đến an ninh của liên minh”, và cảnh báo Trung Quốc vì “thiếu minh bạch”, “sử dụng thông tin sai lệch” và “chính sách cưỡng ép”. Khái niệm Chiến lược (NATO Strategic Concept) của NATO được công bố vào tháng 6/2022 một lần nữa xác nhận Trung Quốc là một “thách thức mang tính hệ thống đối với an ninh châu Âu - Đại Tây Dương” (systemic challenge to Euro-Atlantic security).
Sự hoài nghi của Bắc Kinh đối với NATO dần gia tăng khi tổ chức này mở rộng phạm vi hoạt động vượt khỏi khu vực Bắc Đại Tây Dương, đặc biệt trong các lĩnh vực như an ninh mạng, không gian vũ trụ và can thiệp nhân đạo. Bắc Kinh lo ngại rằng NATO không chỉ tập trung vào an ninh châu Âu mà đang toàn cầu hóa chiến lược của mình, đặc biệt là khi NATO chính thức mở rộng quan hệ đối tác sang khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thông qua Khái niệm Chiến lược vào năm 2022, tăng cường hợp tác với các đồng minh chủ chốt của Mỹ tại châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Việc NATO mở rộng về mặt chức năng, đồng thời bắt đầu chú trọng đến những thách thức phi truyền thống khiến Bắc Kinh khó tiếp cận nền kinh tế phương Tây. Cụ thể, NATO và các nước thành viên siết chặt kiểm soát đối với đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao và hạ tầng chiến lược như cảng biển và sân bay. Đây là những lĩnh vực chiến lược mà Trung Quốc chú trọng đầu tư vào các quốc gia châu Âu, vì thế mà việc bị NATO ngăn trở khiến Bắc Kinh không hài lòng.
Bản thân NATO không phải là mối quan ngại an ninh đối với Trung Quốc. Đúng hơn, việc Mỹ, Liên hiệp châu Âu (EU), NATO và đồng minh của Mỹ tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày càng gắn kết chặt chẽ về quân sự và kinh tế mới khiến Trung Quốc quan ngại. Cụ thể, ngay sau khi NATO công bố Khái niệm Chiến lược, ông Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã phản đối việc NATO xem Trung Quốc là “thách thức mang tính hệ thống” và khẳng định “NATO là thách thức mang tính hệ thống đối với hòa bình và ổn định của thế giới”. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng bày tỏ lo ngại về mối quan hệ khắng khít giữa NATO và các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Lâm Kiếm (Lin Jian) đã yêu cầu NATO “không gây ra hỗn loạn ở châu Á - Thái Bình Dương sau khi đã gây ra tình trạng hỗn loạn ở châu Âu”.
Hội nghị Thượng đỉnh NATO năm 2022 (Madrid) và 2023 (Vilnius) đều nhấn mạnh mối đe dọa từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng đã đi xa hơn khi chú ý nhiều đến quan hệ đối tác ngày càng sâu sắc giữa Bắc Kinh và Moscow. Cụ thể, NATO lo ngại rằng Trung Quốc không chỉ gia tăng ảnh hưởng ở châu Á mà còn hỗ trợ Nga trong cuộc chiến Ukraine, gián tiếp thách thức trật tự quốc tế do phương Tây dẫn dắt.
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022, Trung Quốc đã tăng cường quan hệ kinh tế với Nga, giúp Moscow duy trì nền kinh tế trong bối cảnh nước này bị phương Tây cô lập và trừng phạt. Sau khi cuộc chiến tại Ukraine nổ ra, Mỹ và các đồng minh phương Tây nhất trí áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga, cắt quyền truy cập của Nga vào hệ thống thanh toán toàn cầu bằng USD của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) nhằm cô lập kinh tế và làm tê liệt hệ thống tài chính của Nga. Bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, Trung Quốc ngày càng tăng cường quan hệ kinh tế với Nga thông qua việc sử dụng đồng nhân dân tệ (CNY) trong giao dịch quốc tế giữa hai nước nhằm giúp kinh tế Nga thoát khỏi sự cô lập của phương Tây. Trước đó, thị phần nhập khẩu của Trung Quốc chỉ chiếm một phần tư tổng lượng hàng nhập khẩu vào Nga, nhưng chín tháng sau khi chiến tranh Nga - Ukraine diễn ra, thị phần nhập khẩu của Trung Quốc vào Nga đã tăng lên 40%. Cụ thể, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt mức kỷ lục hơn 240 tỷ USD. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là quốc gia nhập khẩu lớn nhất năng lượng của Nga (khoảng 107 tấn dầu thô). Bắc Kinh cũng xuất khẩu các mặt hàng có tính ứng dụng cao về thương mại và quân sự như vi điện tử, thiết bị viễn thông, radar, và các sản phẩm khác sang Nga với giá trị hơn 300 triệu USD.
Trong bối cảnh đó, lý tưởng nhất là NATO có một chiến lược chung để đối phó với một nước Nga vẫn xem NATO là mối đe dọa, đồng thời ứng phó với một Trung Quốc đang từng bước tiến gần hơn đến vị thế siêu cường. Tuy nhiên, liệu thực tế có tương xứng với kỳ vọng?
Thách thức bên trong
Dưới thời Trump 2.0, việc Mỹ và Nga xích lại gần nhau hơn đã đẩy quan hệ Mỹ - châu Âu vào cuộc khủng hoảng chưa từng có. Thay vì duy trì liên minh truyền thống, Washington chọn cách bắt tay với Moscow. Việc Trump công khai thúc đẩy thỏa thuận hòa bình Nga - Ukraine, thậm chí ép Kiev nhượng bộ lãnh thổ, đã giáng một đòn mạnh vào niềm tin của châu Âu. Trong cuộc gặp căng thẳng với người đồng cấp Zelensky ngày 28/2, Trump thẳng thừng khiển trách Ukraine vì “thiếu lòng biết ơn” với Mỹ. Sau đó người đứng đầu Nhà Trắng đã quyết định tạm dừng viện trợ quân sự cũng như chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine. Bên cạnh đó, Trump thúc đẩy đối thoại với Nga. Theo cuộc gọi ngày 18/3 giữa Trump và Putin, Nga đã đồng ý với đề xuất tạm ngưng bắn vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong vòng 30 ngày, đồng thời đặt tiền đề cho việc đàm phán ngừng bắn tại Biển Đen.
Một nước Mỹ khó đoán dưới thời Trump đặt châu Âu vào tình thế phải tự đảm bảo an ninh. Nếu Washington thực sự từ bỏ cam kết bảo vệ Ukraine, EU sẽ phải lựa chọn giữa việc tăng cường đầu tư quân sự để bù đắp khoảng trống do Mỹ để lại, hoặc chấp nhận một giải pháp hòa bình theo hướng có lợi cho Nga. Sự hỗ trợ này đã được khôi phục vào ngày 11/3, khi Washington và Kiev đồng ý các điều khoản hòa bình và Mỹ ngay lập tức dỡ bỏ lệnh tạm dừng chia sẻ thông tin tình báo và nối lại hỗ trợ an ninh cho Ukraine. Tuy nhiên, khoảng thời gian tạm ngừng viện trợ trước đó đã bộc lộ những hạn chế nghiêm trọng của châu Âu trong việc hỗ trợ Ukraine một cách độc lập.
Các cuộc họp thảo luận về việc củng cố an ninh châu Âu giữa các lãnh đạo châu Âu ngay sau khi Mỹ và Nga có các cuộc điện đàm trực tuyến cho thấy châu Âu ngày càng lo ngại về tương lai an ninh của mình. Việc Washington trực tiếp đối thoại với Moscow về vấn đề Ukraine mà không có sự tham gia của các đồng minh châu Âu khiến các quốc gia trong khu vực nghi ngờ về sự hiện diện của châu Âu trong các chính sách của Trump và đặt câu hỏi về việc liệu rằng Mỹ có thể điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng giảm cam kết với NATO hay không.
Tháng 11/2019, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố NATO rơi vào tình trạng “chết não” (brain death) và cảnh báo rằng nếu châu Âu không tự định hình mình như một cường quốc toàn cầu, họ sẽ đối mặt với nguy cơ suy tàn trong trật tự thế giới mới. Hiện tại, Tổng thống Macron vẫn giữ vững lập trường này và tiếp tục bày tỏ sự hoài nghi đối với khả năng Mỹ thực hiện điều 5 khi nhấn mạnh sự suy yếu của NATO và kêu gọi một cuộc tái vũ trang quy mô lớn. Paris cho rằng châu Âu cần chủ động chuẩn bị cho một viễn cảnh an ninh trong đó Mỹ có thể không còn đóng vai trò bảo trợ chính, đồng thời khẳng định rằng châu Âu không thể để tương lai của mình bị chi phối bởi Washington hay Moscow.
Căng thẳng giữa Washington và các đồng minh châu Âu cũng gia tăng, đặc biệt xoay quanh vấn đề ngân sách quốc phòng và gánh nặng chia sẻ trách nhiệm. Vốn dĩ khả năng Mỹ rút khỏi NATO đã hiện hữu từ thời Trump 1.0, khi ông tuyên bố NATO “lỗi thời” và đã nhiều lần thể hiện ý định rời khỏi NATO, cáo buộc châu Âu “ăn bám” Mỹ. Cụ thể, Trump cho rằng vẫn còn một số nước thành viên NATO không đáp ứng mục tiêu chi tiêu quốc phòng ở mức 2% GDP, khiến các quốc gia đóng góp lớn như Mỹ phải gánh áp lực nặng nề. Theo đó, Trump tìm cách gây áp lực lên các đồng minh khi đề xuất NATO nâng mức chi tiêu quốc phòng từ 2% lên 5% GDP, cao hơn cả mức mà Ba Lan hiện đang đầu tư cho quốc phòng (4.12% trong năm 2024, cao nhất trong số các thành viên của NATO).
Khả năng Mỹ thực thi Điều 5 của NATO đang bị đặt dấu chấm hỏi khi Trump tuyên bố vào ngày 6/3 rằng Mỹ sẽ “không bảo vệ” các đồng minh NATO nếu họ không tăng chi tiêu quốc phòng trong nước lên ít nhất 5% GDP. Bên cạnh đó, việc Trump có các cuộc đối thoại với Putin đã dấy lên nghi ngờ rằng Trump có thể sẽ rút quân khỏi vùng Baltic nếu Nga tấn công như một phần để đạt được thỏa thuận hòa bình về vấn đề Ukraine. Điều này đồng nghĩa với việc nếu Nga tấn công các nước Baltic (Estonia, Latvia, Lithuania), Mỹ sẽ không can thiệp, bởi vì chi tiêu quốc phòng của các quốc gia này hiện lần lượt ở mức 3,43% (cao hơn cả mức chi của Mỹ), 3,13% và 2,85% GDP. Sự khác biệt trong lợi ích an ninh giữa Mỹ và châu Âu, cùng với những động thái thỏa hiệp gần đây của Washington với Moscow, càng khiến các lãnh đạo châu Âu lo ngại về cam kết thực sự của Mỹ trong việc bảo vệ đồng minh nếu xung đột nổ ra. Nhìn chung, niềm tin của NATO vào Mỹ đang suy giảm nghiêm trọng.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Mỹ rút khỏi NATO?
Việc Mỹ rời khỏi NATO không chỉ ảnh hưởng đến liên minh mà còn đe dọa chính lợi ích chiến lược của Washington. Có hai điều mà Mỹ nên quan tâm nếu muốn “bỏ rơi” NATO: (1) hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Âu, châu Phi và Trung Đông, và (2) thị trường vũ khí của Mỹ.
Trước tiên, việc Mỹ rút khỏi NATO sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khả năng triển khai sức mạnh toàn cầu của Washington, đặc biệt khi siêu cường mất đi hệ thống căn cứ quân sự then chốt tại châu Âu. Dù vẫn duy trì ưu thế tàu sân bay hạt nhân, Hải quân Mỹ sẽ đối mặt thách thức lớn do thiếu cảng tiếp liệu, thu hẹp phạm vi hoạt động từ “lực lượng viễn dương” (blue water navy) xuống “lực lượng ven bờ” (green water navy). Đồng thời, sự vắng mặt của Mỹ sẽ tạo điều kiện cho Nga gia tăng áp lực quân sự lên Đông Âu – nơi 11.000 quân Mỹ đang đồn trú tại Ba Lan, Romania và các nước Baltic để răn đe Moscow.
Bên cạnh đó, khi Mỹ rút khỏi NATO, khả năng cao là thị trường vũ khí của nước này cũng sẽ cạn kiệt. Châu Âu hiện đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, vì vậy có thể các đơn đặt hàng F-35 sẽ bị hủy bỏ. Điều tương tự cũng áp dụng cho nhiều hệ thống vũ khí trên mặt đất khi Đức phát triển xe tăng KF-51 Panther, Pháp và Đức hợp tác trong dự án Main Ground Combat System (MGCS) để thay thế Leopard 2 và Leclerc. Bên cạnh các lựa chọn từ Đức, Pháp, Anh và Israel, các quốc gia khác như Ba Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang đẩy mạnh ngành công nghiệp vũ khí của riêng họ. Kỷ nguyên Mỹ là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu có thể chấm dứt nếu Mỹ thực sự chọn con đường đơn độc.
Để đối phó với viễn cảnh Mỹ rời khỏi NATO, NATO sẽ phải thực hiện một cuộc cải tổ quân sự quy mô lớn. Các quốc gia thành viên sẽ cần tăng chi tiêu quốc phòng lên ít nhất 5% GDP, mở rộng lực lượng vũ trang trở lại quy mô thời Chiến tranh Lạnh, và tăng cường triển khai quân đội dọc biên giới phía Đông. Mô hình có thể tham khảo là Lực lượng Anh tại sông Rhine (British Army of the Rhine - BAOR) trong những năm 1980, khi Anh duy trì một tuyến phòng thủ quan trọng để ngăn chặn Liên Xô. Điều này không chỉ đòi hỏi thêm phòng không, tên lửa, máy bay không người lái, mà còn yêu cầu châu Âu đầu tư mạnh vào các hệ thống vệ tinh quân sự và phát triển một cơ quan không gian đủ năng lực để giám sát và bảo vệ an ninh khu vực.
Tuy nhiên, vấn đề không chỉ ở chiến lược mà còn là nguồn lực. Hiện tại, chi tiêu quốc phòng của các nước châu Âu ở mức trung bình khoảng 2% GDP vào năm 2024 và có thể đạt được 2,05% vào năm 2025, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với yêu cầu để duy trì một hệ thống phòng thủ độc lập nếu không có Mỹ. Theo ước tính của Fitch Ratings, EU có thể xoay xở để chi 500 tỷ euro trong 5 năm tới, nhưng con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu ban đầu là 800 tỷ euro theo kế hoạch “ReArm Europe”. Một số quốc gia như Pháp và Đức đã cam kết tăng chi tiêu lên 3% GDP trong dài hạn, nhưng các nước như Ý và Tây Ban Nha vẫn còn dè dặt và khó có khả năng vượt quá 2% GDP (Ý hiện đang ở mức 1,49% và Tây Ban Nha hiện đang ở mức 1,28% - thấp nhất trong các quốc gia thành viên của NATO). Điều này tạo ra một lỗ hổng lớn trong khả năng phòng thủ chung, đặc biệt khi các nước có vị trí địa lý ở xa Nga như Slovenia (1,29%), Luxembourg (1,29%), hay Bồ Đào Nha (1,55%), mặc dù có gia tăng chi tiêu quốc phòng nhưng mức chi này vẫn còn hạn chế khi so với mức chi của các nước gần Nga.
Hướng đến tương lai
Trong bối cảnh NATO đối mặt với những thách thức địa chính trị và các khó khăn nội bộ, tương lai của cấu trúc an ninh 76 năm tuổi có thể diễn biến theo các kịch bản: (1) NATO có thể tan rã và được thay thế bởi một liên minh phòng thủ mới, như Tổ chức Hiệp ước Đại Tây Dương Châu Âu (EATO), và (2) Mỹ không hoàn toàn rút khỏi NATO mà chỉ giảm sự hiện diện và ảnh hưởng trong tổ chức.
Kịch bản 1: EATO thay thế NATO
Giả thuyết về việc thay thế NATO bằng Tổ chức Hiệp ước Đại Tây Dương Châu Âu (Euro-Atlantic Treaty Organisation - EATO) đã được đưa ra vào năm 2008 dưới thời Tổng thống Nga Dmitry Medvedev như một nỗ lực nhằm tái cấu trúc an ninh khu vực theo hướng giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ. Theo đề xuất này, EATO sẽ bao gồm cả châu Âu và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, tạo ra một cơ chế phòng thủ chung thay thế NATO – tổ chức mà Moscow coi là mối đe dọa khi liên tục mở rộng về phía biên giới Nga. Tuy nhiên, đề xuất này khi đó chủ yếu phản ánh lợi ích chiến lược của Nga trước việc NATO mở rộng, hơn là một kế hoạch khả thi để thiết lập một trật tự an ninh mới cho châu Âu.
Giờ đây, ý tưởng này lại được cân nhắc khi một số lãnh đạo châu Âu đang xem xét khả năng thành lập một liên minh phòng thủ độc lập để giảm sự phụ thuộc vào Mỹ và củng cố năng lực quốc phòng nội khối. Ý tưởng này không chỉ nhắm đến việc bảo vệ các quốc gia tuyến đầu như Ba Lan, Ukraine, và Phần Lan, mà còn tạo ra một cơ chế phòng thủ chung với sự tham gia của các cường quốc quân sự như Anh, Pháp và Đức. Theo đề xuất, EATO sẽ có một “ô hạt nhân” do Anh và Pháp đảm nhiệm, đồng thời tập trung vào hợp tác sản xuất vũ khí trong nội khối nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào công nghệ quân sự của Mỹ. Ngoài ra, tổ chức này cũng có thể cung cấp một giải pháp an ninh khả thi cho Ukraine, tương tự như cách NATO từng bảo vệ Tây Đức trong Chiến tranh Lạnh. Cụ thể hơn, EATO có thể triển khai lực lượng quân sự tiền phương, thiết lập “vành đai phòng thủ” kéo dài từ Kharkiv đến Odessa, tương tự cách NATO triển khai quân sự ở Fulda Gap - một vị trí chiến lược nằm giữa Thüringen (Đông Đức) và Hessen (Tây Đức). Đồng thời, cũng theo cơ chế chia sẻ hạt nhân (nuclear sharing), EATO có thể dựa vào kho vũ khí của Pháp (290 đầu đạn) và Anh (225 đầu đạn), tương tự cách Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân như ở Büchel, Đức.
Dù ý tưởng này hấp dẫn trên lý thuyết, việc hiện thực hóa EATO gặp nhiều trở ngại lớn. Quan trọng nhất, ngân sách quốc phòng của châu Âu hiện tại không đủ để duy trì một liên minh quân sự ngang tầm NATO. Việc tăng chi tiêu quốc phòng trên mức cần thiết sẽ là một thách thức lớn, đặc biệt khi nhiều quốc gia châu Âu còn gặp khó khăn trong việc thống nhất lập trường chiến lược. Ngoài ra, sự thiếu đoàn kết nội bộ giữa các nước châu Âu về chính sách đối ngoại và quốc phòng cũng là một rào cản rõ ràng cho việc thành lập EATO.
Vậy một giải pháp khả thi hơn có thể là gì? Thay vì tìm cách thay thế NATO, châu Âu có thể hướng đến việc tăng cường năng lực quốc phòng độc lập trong khuôn khổ NATO, giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ nhưng vẫn duy trì liên minh này như một trụ cột an ninh. Việc hợp tác sản xuất vũ khí, chia sẻ gánh nặng quốc phòng và nâng cao khả năng phản ứng nhanh có thể là một hướng đi thực tế hơn so với việc xây dựng một tổ chức quân sự hoàn toàn mới từ con số không.
Kịch bản 2: Mỹ không thực sự rút ra khỏi NATO mà giảm dần vai trò, NATO cũng sẽ thay đổi
Thực tế, quyết định rút khỏi NATO không phải là một điều dễ dàng, cả về khía cạnh pháp lý lẫn chính trị. Về pháp lý, Quốc hội Mỹ đã ban hành một điều khoản theo luật định - nằm tại Mục 1250A của Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia (NDAA) mới nhất - quy định rằng “Tổng thống không được đình chỉ, chấm dứt, lên án hoặc rút Mỹ khỏi Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, được ký kết tại Washington, DC, ngày 4/4/1949, trừ khi có sự cố vấn và chấp thuận của Thượng viện, với điều kiện là hai phần ba số Thượng nghị sĩ có mặt đồng ý hoặc theo Đạo luật của Quốc hội.”
Về chính trị, Mỹ vẫn có lợi ích chiến lược trong việc duy trì NATO để kiềm chế Nga và Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh hợp tác Nga - Trung ngày càng gắn kết, thể hiện qua việc hai nước đẩy mạnh các cuộc tập trận quân sự chung như Vostok 2022, thỏa thuận hợp tác năng lượng, và tăng cường quan hệ thương mại. Song song đó, Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng tại châu Âu bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng chiến lược như cảng Piraeus (Hy Lạp), mạng lưới 5G, đồng thời thiết lập quan hệ chặt chẽ với những quốc gia hoài nghi NATO như Hungary và Serbia. Trước thách thức kép từ liên minh Nga - Trung và sự xâm nhập về kinh tế - công nghệ của Bắc Kinh, Washington nhận thức rõ rằng NATO không chỉ là rào chắn an ninh truyền thống mà còn là đối trọng then chốt để ngăn Bắc Kinh và Moscow chia rẽ phương Tây, đồng thời bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ do Mỹ dẫn dắt.
Bên cạnh đó, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump cho rằng các đồng minh phương Tây không đáp ứng được chi tiêu quốc phòng cho NATO và đe dọa sẽ rút khỏi liên minh. Tuy nhiên, điều này vẫn khó xảy ra. Vào ngày 3/4, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã thể hiện cam kết với NATO rằng “Mỹ đang hoạt động tích cực hơn bao giờ hết” và động thái của chính quyền Trump chỉ là “chống lại một NATO không có khả năng thực hiện nghĩa vụ chung”. Đồng thời, Rubio nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ tiếp tục cam kết với NATO với điều kiện các thành viên tăng chi tiêu quốc phòng đồng thời xây dựng một chiến lược rõ ràng và thực tế - cụ thể là hướng tới mức chi tiêu 5% GDP, dù ông thừa nhận rằng mục tiêu này không thể đạt được trong một sớm một chiều.
Hiện tại, Mỹ không nhất thiết phải rút khỏi NATO mà vẫn có thể tiếp tục giữ tư cách thành viên để duy trì hiện diện trong liên minh nhưng hạn chế vai trò thực tế. Chính quyền Trump cũng có thể lựa chọn các phương án khác, chẳng hạn như phát triển quan hệ an ninh với các thành viên NATO theo cơ chế song phương để thực hiện các mục tiêu an ninh quốc gia, thay vì dựa vào tổ chức như một khối thống nhất.
***
Việc Mỹ hoàn toàn “chia tay” NATO là một viễn cảnh khó xảy ra, bởi lẽ các lợi ích chiến lược của Mỹ vẫn gắn với liên minh này - khi mà NATO đóng vai trò quan trọng giúp Mỹ tăng sự hiện diện tại châu Âu và củng cố vị thế toàn cầu trước thách thức từ Nga hay Trung Quốc.
Ngay cả khi điều này có thể thành hiện thực, nó sẽ chỉ diễn ra dưới nhiệm kỳ của Donald Trump, người theo đuổi chủ nghĩa biệt lập và thực dụng kinh tế, xem nhẹ giá trị của các liên minh quân sự và cho rằng chúng không mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho Mỹ.
Trên thực tế, với những tuyên bố cứng rắn của Trump với NATO, nhưng lại kèm theo các chính sách mơ hồ, có lẽ trong tương lai gần, Mỹ chưa thể rút khỏi NATO vì cơ bản tổ chức an ninh này vẫn mang lại những lợi ích an ninh và chiến lược cho Mỹ (như đã nêu ở trên).
Tuy nhiên, những vấn đề mà NATO đã và đang đối mặt vẫn còn đó, chứng minh rằng cấu trúc an ninh gần 80 năm tuổi này đã lung lay. Đối mặt với những thách thức nội tại và ngoại tại, liên minh cần đưa ra những chiến lược khả thi để tồn tại nếu Mỹ giảm dần vai trò trong tổ chức. Trong bối cảnh Mỹ “lơ là” và không có một chính sách nhất quán với NATO, các nước châu Âu cần tăng cường năng lực quốc phòng độc lập, củng cố sự phối hợp nội khối và giảm sự phụ thuộc vào Mỹ. Một vai trò độc lập và tự chủ hơn không chỉ giúp châu Âu chủ động hơn trong các tình huống khủng hoảng mà còn đảm bảo sự tồn tại lâu dài của NATO. Nếu không có những cải tổ cần thiết, liên minh này có thể đối mặt với nguy cơ suy yếu, khi niềm tin của châu Âu vào NATO bị xói mòn và những bất đồng trong tổ chức ngày càng gia tăng.
Lê Nguyễn Anh Thy
Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Mối quan tâm của Thy là lịch sử và chính trị quốc tế.
Trịnh Lệ Nga
Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Nga quan tâm đến chính trị quốc tế, đặc biệt là an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hai tháng trôi qua từ ngày Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, chính sách đối ngoại của quốc gia này vẫn “mơ hồ” và thiếu nhất quán. Trong bối cảnh đó, cách chính quyền Trump định hình quan hệ giữa Mỹ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) – liên minh quân sự hùng mạnh nhất thế giới với hơn 70 năm lịch sử – trở thành tâm điểm chú ý.
Bài viết này phân tích những thách thức mà NATO đang đối mặt, khả năng liên minh này bước vào giai đoạn thoái trào sau hơn 7 thập kỷ tồn tại, tác động từ chính sách của Mỹ đối với liên minh, và dự đoán về tương lai của NATO trong bối cảnh đầy biến động.
NATO bước vào thế kỷ 21
Trước hết, cần hiểu lý do NATO ra đời. Được thành lập năm 1949, NATO lãnh sứ mệnh lịch sử đối phó với mối đe dọa từ Liên Xô, với Điều 5 là trụ cột: nếu một thành viên bị tấn công, toàn bộ liên minh sẽ cùng bảo vệ theo nguyên tắc phòng thủ tập thể (collective defense). Khi Bắc Triều Tiên – với sự hậu thuẫn của Liên Xô – vượt qua vĩ tuyến 38 và xâm lược Hàn Quốc, phương Tây nhận ra việc quân sự hóa NATO là rất cấp bách để đối phó với các mối đe dọa Cộng sản. Cuộc chiến ủy nhiệm này đánh dấu sự leo thang của Chiến tranh Lạnh và khẳng định rằng NATO không thể chỉ là một liên minh chính trị lỏng lẻo. Tháng 4/1951, NATO thành lập Tư lệnh Tối cao Lực lượng Đồng minh Châu Âu (Supreme Headquarters Allied Powers Europe - SHAPE) và thúc đẩy việc mở rộng lực lượng chiến đấu. Những động thái này thể hiện sự chuyển hướng rõ rệt theo đúng viễn cảnh mà Mỹ và một số quốc gia châu Âu đã hình dung từ đầu: biến NATO từ một liên minh chính trị sang một khối quân sự phòng thủ tập thể chặt chẽ.
Năm 1955, Liên Xô thành lập Khối Hiệp ước Warsaw nhằm đối trọng với NATO. Từ đây thế giới chứng kiến hai khối quân sự đối đầu nhau. Tuy nhiên, khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Khối Warsaw cũng tan rã, khiến NATO mất đi một đối thủ chính. Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, khối Warsaw không còn tồn tại, vậy NATO – một liên minh được lập ra để đối phó với khối này – giữ vai trò gì?
Thế giới hiện đại không còn là một cuộc đối đầu Đông - Tây đơn thuần. Năm 1995, NATO can thiệp vào cuộc chiến Bosnia-Herzegovina, đánh dấu việc NATO thay đổi từ một liên minh chống Liên Xô thành một tổ chức phòng thủ toàn cầu. Tuy nhiên, chính sự tồn tại và mở rộng của NATO là một vấn đề nhạy cảm đối với Nga – quốc gia kế tục Liên Xô. Bởi lẽ, theo thỏa thuận không chính thức giữa Liên Xô và Mỹ, sẽ không có sự mở rộng NATO vào Đông Âu sau Chiến tranh Lạnh. Tháng 2/1990, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là James Baker đã cam kết với nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev là NATO sẽ không mở rộng về phía Đông (nguyên văn tiếng Anh: “not one inch eastward”), tức là NATO sẽ không kết nạp các nước từng thuộc Liên Xô cũ, để đổi lấy sự thống nhất của nước Đức.
Đồng thời, để tránh gây thêm mâu thuẫn với nước kế tục của Liên Xô, Mỹ khẳng định rằng NATO chỉ là một liên minh phòng thủ và chính trị, không nhằm đối đầu với Nga, và Nga còn được mời hợp tác với phương Tây trong cấu trúc an ninh châu Âu. Nhưng ngay sau sự kiện này, một bước ngoặt làm xói mòn quan hệ NATO - Nga đã xuất hiện, đó là cuộc can thiệp quân sự của NATO vào Kosovo năm 1999. NATO tiến hành không kích Nam Tư để ngăn chặn hành vi thanh trừng sắc tộc mà không có sự chấp thuận của Liên Hợp Quốc, điều này đi ngược lại với những đảm bảo trước đó và trực tiếp làm gia tăng sự bất mãn của Nga. Moscow phản đối kịch liệt. Với Tổng thống Yeltsin, việc NATO triển khai quân sự tại Nam Tư – một quốc gia có chủ quyền – không khác gì “một hành động xâm lược công khai”, và điều này không chỉ “vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc mà còn vi phạm cả Đạo luật nền tảng về quan hệ đối tác, hợp tác và an ninh giữa Nga và NATO”. Sau đó, tại cuộc họp thứ 4011 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc là Sergey Viktorovich Lavrov đã cho rằng NATO đã vượt quá phạm vi hoạt động của mình và phớt lờ tiếng nói của Nga lẫn Hội đồng Bảo an. Theo ông Lavrov, hậu quả là “cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Kosovo đã bị biến thành một thảm họa nhân đạo nghiêm trọng nhất do các cuộc ném bom của NATO, ảnh hưởng không chỉ đến Kosovo mà còn đến toàn bộ Nam Tư và khu vực Balkan nói chung”.
Căng thẳng giữa NATO và Nga tiếp tục leo thang khi liên minh tiếp tục mở rộng về phía Đông, bất chấp những cam kết trước đây. Moscow coi hành động của NATO là một mối đe dọa trực tiếp đến an ninh của nước này, vì mỗi lần khối quân sự này kết nạp thêm thành viên mới, biên giới của liên minh lại tiến sát hơn đến lãnh thổ của Nga. Từ năm 1999 đến nay, NATO đã kết nạp nhiều nước Đông Âu, bao gồm Ba Lan, Hungary, Romania, Bulgaria, các nước Baltic (Estonia, Latvia, Lithuania).
Bên cạnh đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga đã buộc phải đáp trả việc NATO mở rộng về phía Đông bằng việc sáp nhập bán đảo Crimea. Việc sáp nhập này là một động thái chiến lược, bởi Crimea không chỉ có vị trí địa lý quan trọng mà còn là nơi Nga đặt căn cứ hải quân Sevastopol, được coi là tuyến phòng thủ then chốt tại biển Đen. Tổng thống Putin lo ngại rằng nếu Ukraine gia nhập NATO, Nga sẽ mất đi quyền kiểm soát quân sự tại Crimea. Để đối phó với mối đe dọa này, Nga đã thực hiện cuộc trưng cầu dân ý, dẫn đến việc sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ Nga.
Căng thẳng leo thang vào năm 2014 khi Nga chính thức sáp nhập Crimea, buộc NATO phải tăng cường phòng thủ tại Đông Âu. Năm 2022, xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, NATO đẩy mạnh viện trợ vũ khí cho Kiev nhưng vẫn tránh can dự trực tiếp. Sự đối đầu giữa hai bên tiếp tục gia tăng khi Phần Lan chính thức gia nhập NATO vào năm 2023. Tháng 3/2024, Thụy Điển trở thành thành viên thứ 32 của liên minh, hoàn tất sự mở rộng đáng kể của NATO về phía Bắc, và điều này càng khiến Nga lo ngại.
Mối quan hệ NATO – Trung Quốc ngày càng căng thẳng cũng là thách thức cho liên minh. Sự kiện châm ngòi cho căng thẳng giữa Trung Quốc và NATO là chiến dịch không kích Kosovo, khi NATO đã “vô tình” đánh bom Đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade vào ngày 7/5/1999, khiến ba nhà báo Trung Quốc thiệt mạng. Mỹ và NATO tuyên bố đây là một “sai lầm tình báo”, nhưng Bắc Kinh không chấp nhận lời giải thích này, cho rằng đó là hành động có chủ đích. Vụ việc đã làm bùng nổ biểu tình chống Mỹ và NATO tại Trung Quốc, gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng. Sự kiện này cũng đánh dấu bước ngoặt trong cách Bắc Kinh nhìn nhận NATO – từ một liên minh quân sự khu vực trở thành một mối đe dọa tiềm tàng đối với lợi ích của Trung Quốc, đồng thời là công cụ của Mỹ để duy trì trật tự bá quyền.
Không giống Nga, Trung Quốc không được các đồng minh NATO xem là một mối đe dọa quân sự thường trực. Tuy nhiên, một phản ứng chung của NATO đối với Trung Quốc đang trở nên rõ ràng hơn. Tại cuộc họp vào tháng 6/2021 tại Brussels, các nhà lãnh đạo NATO đã nhất trí rằng “mục tiêu công khai và hành vi quyết đoán của Trung Quốc đặt ra những thách thức mang tính hệ thống đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và đối với các lĩnh vực liên quan đến an ninh của liên minh”, và cảnh báo Trung Quốc vì “thiếu minh bạch”, “sử dụng thông tin sai lệch” và “chính sách cưỡng ép”. Khái niệm Chiến lược (NATO Strategic Concept) của NATO được công bố vào tháng 6/2022 một lần nữa xác nhận Trung Quốc là một “thách thức mang tính hệ thống đối với an ninh châu Âu - Đại Tây Dương” (systemic challenge to Euro-Atlantic security).
Sự hoài nghi của Bắc Kinh đối với NATO dần gia tăng khi tổ chức này mở rộng phạm vi hoạt động vượt khỏi khu vực Bắc Đại Tây Dương, đặc biệt trong các lĩnh vực như an ninh mạng, không gian vũ trụ và can thiệp nhân đạo. Bắc Kinh lo ngại rằng NATO không chỉ tập trung vào an ninh châu Âu mà đang toàn cầu hóa chiến lược của mình, đặc biệt là khi NATO chính thức mở rộng quan hệ đối tác sang khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thông qua Khái niệm Chiến lược vào năm 2022, tăng cường hợp tác với các đồng minh chủ chốt của Mỹ tại châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Việc NATO mở rộng về mặt chức năng, đồng thời bắt đầu chú trọng đến những thách thức phi truyền thống khiến Bắc Kinh khó tiếp cận nền kinh tế phương Tây. Cụ thể, NATO và các nước thành viên siết chặt kiểm soát đối với đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao và hạ tầng chiến lược như cảng biển và sân bay. Đây là những lĩnh vực chiến lược mà Trung Quốc chú trọng đầu tư vào các quốc gia châu Âu, vì thế mà việc bị NATO ngăn trở khiến Bắc Kinh không hài lòng.
Bản thân NATO không phải là mối quan ngại an ninh đối với Trung Quốc. Đúng hơn, việc Mỹ, Liên hiệp châu Âu (EU), NATO và đồng minh của Mỹ tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày càng gắn kết chặt chẽ về quân sự và kinh tế mới khiến Trung Quốc quan ngại. Cụ thể, ngay sau khi NATO công bố Khái niệm Chiến lược, ông Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã phản đối việc NATO xem Trung Quốc là “thách thức mang tính hệ thống” và khẳng định “NATO là thách thức mang tính hệ thống đối với hòa bình và ổn định của thế giới”. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng bày tỏ lo ngại về mối quan hệ khắng khít giữa NATO và các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Lâm Kiếm (Lin Jian) đã yêu cầu NATO “không gây ra hỗn loạn ở châu Á - Thái Bình Dương sau khi đã gây ra tình trạng hỗn loạn ở châu Âu”.
Hội nghị Thượng đỉnh NATO năm 2022 (Madrid) và 2023 (Vilnius) đều nhấn mạnh mối đe dọa từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng đã đi xa hơn khi chú ý nhiều đến quan hệ đối tác ngày càng sâu sắc giữa Bắc Kinh và Moscow. Cụ thể, NATO lo ngại rằng Trung Quốc không chỉ gia tăng ảnh hưởng ở châu Á mà còn hỗ trợ Nga trong cuộc chiến Ukraine, gián tiếp thách thức trật tự quốc tế do phương Tây dẫn dắt.
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022, Trung Quốc đã tăng cường quan hệ kinh tế với Nga, giúp Moscow duy trì nền kinh tế trong bối cảnh nước này bị phương Tây cô lập và trừng phạt. Sau khi cuộc chiến tại Ukraine nổ ra, Mỹ và các đồng minh phương Tây nhất trí áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga, cắt quyền truy cập của Nga vào hệ thống thanh toán toàn cầu bằng USD của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) nhằm cô lập kinh tế và làm tê liệt hệ thống tài chính của Nga. Bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, Trung Quốc ngày càng tăng cường quan hệ kinh tế với Nga thông qua việc sử dụng đồng nhân dân tệ (CNY) trong giao dịch quốc tế giữa hai nước nhằm giúp kinh tế Nga thoát khỏi sự cô lập của phương Tây. Trước đó, thị phần nhập khẩu của Trung Quốc chỉ chiếm một phần tư tổng lượng hàng nhập khẩu vào Nga, nhưng chín tháng sau khi chiến tranh Nga - Ukraine diễn ra, thị phần nhập khẩu của Trung Quốc vào Nga đã tăng lên 40%. Cụ thể, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt mức kỷ lục hơn 240 tỷ USD. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là quốc gia nhập khẩu lớn nhất năng lượng của Nga (khoảng 107 tấn dầu thô). Bắc Kinh cũng xuất khẩu các mặt hàng có tính ứng dụng cao về thương mại và quân sự như vi điện tử, thiết bị viễn thông, radar, và các sản phẩm khác sang Nga với giá trị hơn 300 triệu USD.
Trong bối cảnh đó, lý tưởng nhất là NATO có một chiến lược chung để đối phó với một nước Nga vẫn xem NATO là mối đe dọa, đồng thời ứng phó với một Trung Quốc đang từng bước tiến gần hơn đến vị thế siêu cường. Tuy nhiên, liệu thực tế có tương xứng với kỳ vọng?
Thách thức bên trong
Dưới thời Trump 2.0, việc Mỹ và Nga xích lại gần nhau hơn đã đẩy quan hệ Mỹ - châu Âu vào cuộc khủng hoảng chưa từng có. Thay vì duy trì liên minh truyền thống, Washington chọn cách bắt tay với Moscow. Việc Trump công khai thúc đẩy thỏa thuận hòa bình Nga - Ukraine, thậm chí ép Kiev nhượng bộ lãnh thổ, đã giáng một đòn mạnh vào niềm tin của châu Âu. Trong cuộc gặp căng thẳng với người đồng cấp Zelensky ngày 28/2, Trump thẳng thừng khiển trách Ukraine vì “thiếu lòng biết ơn” với Mỹ. Sau đó người đứng đầu Nhà Trắng đã quyết định tạm dừng viện trợ quân sự cũng như chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine. Bên cạnh đó, Trump thúc đẩy đối thoại với Nga. Theo cuộc gọi ngày 18/3 giữa Trump và Putin, Nga đã đồng ý với đề xuất tạm ngưng bắn vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong vòng 30 ngày, đồng thời đặt tiền đề cho việc đàm phán ngừng bắn tại Biển Đen.
Một nước Mỹ khó đoán dưới thời Trump đặt châu Âu vào tình thế phải tự đảm bảo an ninh. Nếu Washington thực sự từ bỏ cam kết bảo vệ Ukraine, EU sẽ phải lựa chọn giữa việc tăng cường đầu tư quân sự để bù đắp khoảng trống do Mỹ để lại, hoặc chấp nhận một giải pháp hòa bình theo hướng có lợi cho Nga. Sự hỗ trợ này đã được khôi phục vào ngày 11/3, khi Washington và Kiev đồng ý các điều khoản hòa bình và Mỹ ngay lập tức dỡ bỏ lệnh tạm dừng chia sẻ thông tin tình báo và nối lại hỗ trợ an ninh cho Ukraine. Tuy nhiên, khoảng thời gian tạm ngừng viện trợ trước đó đã bộc lộ những hạn chế nghiêm trọng của châu Âu trong việc hỗ trợ Ukraine một cách độc lập.
Các cuộc họp thảo luận về việc củng cố an ninh châu Âu giữa các lãnh đạo châu Âu ngay sau khi Mỹ và Nga có các cuộc điện đàm trực tuyến cho thấy châu Âu ngày càng lo ngại về tương lai an ninh của mình. Việc Washington trực tiếp đối thoại với Moscow về vấn đề Ukraine mà không có sự tham gia của các đồng minh châu Âu khiến các quốc gia trong khu vực nghi ngờ về sự hiện diện của châu Âu trong các chính sách của Trump và đặt câu hỏi về việc liệu rằng Mỹ có thể điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng giảm cam kết với NATO hay không.
Tháng 11/2019, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố NATO rơi vào tình trạng “chết não” (brain death) và cảnh báo rằng nếu châu Âu không tự định hình mình như một cường quốc toàn cầu, họ sẽ đối mặt với nguy cơ suy tàn trong trật tự thế giới mới. Hiện tại, Tổng thống Macron vẫn giữ vững lập trường này và tiếp tục bày tỏ sự hoài nghi đối với khả năng Mỹ thực hiện điều 5 khi nhấn mạnh sự suy yếu của NATO và kêu gọi một cuộc tái vũ trang quy mô lớn. Paris cho rằng châu Âu cần chủ động chuẩn bị cho một viễn cảnh an ninh trong đó Mỹ có thể không còn đóng vai trò bảo trợ chính, đồng thời khẳng định rằng châu Âu không thể để tương lai của mình bị chi phối bởi Washington hay Moscow.
Căng thẳng giữa Washington và các đồng minh châu Âu cũng gia tăng, đặc biệt xoay quanh vấn đề ngân sách quốc phòng và gánh nặng chia sẻ trách nhiệm. Vốn dĩ khả năng Mỹ rút khỏi NATO đã hiện hữu từ thời Trump 1.0, khi ông tuyên bố NATO “lỗi thời” và đã nhiều lần thể hiện ý định rời khỏi NATO, cáo buộc châu Âu “ăn bám” Mỹ. Cụ thể, Trump cho rằng vẫn còn một số nước thành viên NATO không đáp ứng mục tiêu chi tiêu quốc phòng ở mức 2% GDP, khiến các quốc gia đóng góp lớn như Mỹ phải gánh áp lực nặng nề. Theo đó, Trump tìm cách gây áp lực lên các đồng minh khi đề xuất NATO nâng mức chi tiêu quốc phòng từ 2% lên 5% GDP, cao hơn cả mức mà Ba Lan hiện đang đầu tư cho quốc phòng (4.12% trong năm 2024, cao nhất trong số các thành viên của NATO).
Khả năng Mỹ thực thi Điều 5 của NATO đang bị đặt dấu chấm hỏi khi Trump tuyên bố vào ngày 6/3 rằng Mỹ sẽ “không bảo vệ” các đồng minh NATO nếu họ không tăng chi tiêu quốc phòng trong nước lên ít nhất 5% GDP. Bên cạnh đó, việc Trump có các cuộc đối thoại với Putin đã dấy lên nghi ngờ rằng Trump có thể sẽ rút quân khỏi vùng Baltic nếu Nga tấn công như một phần để đạt được thỏa thuận hòa bình về vấn đề Ukraine. Điều này đồng nghĩa với việc nếu Nga tấn công các nước Baltic (Estonia, Latvia, Lithuania), Mỹ sẽ không can thiệp, bởi vì chi tiêu quốc phòng của các quốc gia này hiện lần lượt ở mức 3,43% (cao hơn cả mức chi của Mỹ), 3,13% và 2,85% GDP. Sự khác biệt trong lợi ích an ninh giữa Mỹ và châu Âu, cùng với những động thái thỏa hiệp gần đây của Washington với Moscow, càng khiến các lãnh đạo châu Âu lo ngại về cam kết thực sự của Mỹ trong việc bảo vệ đồng minh nếu xung đột nổ ra. Nhìn chung, niềm tin của NATO vào Mỹ đang suy giảm nghiêm trọng.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Mỹ rút khỏi NATO?
Việc Mỹ rời khỏi NATO không chỉ ảnh hưởng đến liên minh mà còn đe dọa chính lợi ích chiến lược của Washington. Có hai điều mà Mỹ nên quan tâm nếu muốn “bỏ rơi” NATO: (1) hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Âu, châu Phi và Trung Đông, và (2) thị trường vũ khí của Mỹ.
Trước tiên, việc Mỹ rút khỏi NATO sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khả năng triển khai sức mạnh toàn cầu của Washington, đặc biệt khi siêu cường mất đi hệ thống căn cứ quân sự then chốt tại châu Âu. Dù vẫn duy trì ưu thế tàu sân bay hạt nhân, Hải quân Mỹ sẽ đối mặt thách thức lớn do thiếu cảng tiếp liệu, thu hẹp phạm vi hoạt động từ “lực lượng viễn dương” (blue water navy) xuống “lực lượng ven bờ” (green water navy). Đồng thời, sự vắng mặt của Mỹ sẽ tạo điều kiện cho Nga gia tăng áp lực quân sự lên Đông Âu – nơi 11.000 quân Mỹ đang đồn trú tại Ba Lan, Romania và các nước Baltic để răn đe Moscow.
Bên cạnh đó, khi Mỹ rút khỏi NATO, khả năng cao là thị trường vũ khí của nước này cũng sẽ cạn kiệt. Châu Âu hiện đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, vì vậy có thể các đơn đặt hàng F-35 sẽ bị hủy bỏ. Điều tương tự cũng áp dụng cho nhiều hệ thống vũ khí trên mặt đất khi Đức phát triển xe tăng KF-51 Panther, Pháp và Đức hợp tác trong dự án Main Ground Combat System (MGCS) để thay thế Leopard 2 và Leclerc. Bên cạnh các lựa chọn từ Đức, Pháp, Anh và Israel, các quốc gia khác như Ba Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang đẩy mạnh ngành công nghiệp vũ khí của riêng họ. Kỷ nguyên Mỹ là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu có thể chấm dứt nếu Mỹ thực sự chọn con đường đơn độc.
Để đối phó với viễn cảnh Mỹ rời khỏi NATO, NATO sẽ phải thực hiện một cuộc cải tổ quân sự quy mô lớn. Các quốc gia thành viên sẽ cần tăng chi tiêu quốc phòng lên ít nhất 5% GDP, mở rộng lực lượng vũ trang trở lại quy mô thời Chiến tranh Lạnh, và tăng cường triển khai quân đội dọc biên giới phía Đông. Mô hình có thể tham khảo là Lực lượng Anh tại sông Rhine (British Army of the Rhine - BAOR) trong những năm 1980, khi Anh duy trì một tuyến phòng thủ quan trọng để ngăn chặn Liên Xô. Điều này không chỉ đòi hỏi thêm phòng không, tên lửa, máy bay không người lái, mà còn yêu cầu châu Âu đầu tư mạnh vào các hệ thống vệ tinh quân sự và phát triển một cơ quan không gian đủ năng lực để giám sát và bảo vệ an ninh khu vực.
Tuy nhiên, vấn đề không chỉ ở chiến lược mà còn là nguồn lực. Hiện tại, chi tiêu quốc phòng của các nước châu Âu ở mức trung bình khoảng 2% GDP vào năm 2024 và có thể đạt được 2,05% vào năm 2025, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với yêu cầu để duy trì một hệ thống phòng thủ độc lập nếu không có Mỹ. Theo ước tính của Fitch Ratings, EU có thể xoay xở để chi 500 tỷ euro trong 5 năm tới, nhưng con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu ban đầu là 800 tỷ euro theo kế hoạch “ReArm Europe”. Một số quốc gia như Pháp và Đức đã cam kết tăng chi tiêu lên 3% GDP trong dài hạn, nhưng các nước như Ý và Tây Ban Nha vẫn còn dè dặt và khó có khả năng vượt quá 2% GDP (Ý hiện đang ở mức 1,49% và Tây Ban Nha hiện đang ở mức 1,28% - thấp nhất trong các quốc gia thành viên của NATO). Điều này tạo ra một lỗ hổng lớn trong khả năng phòng thủ chung, đặc biệt khi các nước có vị trí địa lý ở xa Nga như Slovenia (1,29%), Luxembourg (1,29%), hay Bồ Đào Nha (1,55%), mặc dù có gia tăng chi tiêu quốc phòng nhưng mức chi này vẫn còn hạn chế khi so với mức chi của các nước gần Nga.
Hướng đến tương lai
Trong bối cảnh NATO đối mặt với những thách thức địa chính trị và các khó khăn nội bộ, tương lai của cấu trúc an ninh 76 năm tuổi có thể diễn biến theo các kịch bản: (1) NATO có thể tan rã và được thay thế bởi một liên minh phòng thủ mới, như Tổ chức Hiệp ước Đại Tây Dương Châu Âu (EATO), và (2) Mỹ không hoàn toàn rút khỏi NATO mà chỉ giảm sự hiện diện và ảnh hưởng trong tổ chức.
Kịch bản 1: EATO thay thế NATO
Giả thuyết về việc thay thế NATO bằng Tổ chức Hiệp ước Đại Tây Dương Châu Âu (Euro-Atlantic Treaty Organisation - EATO) đã được đưa ra vào năm 2008 dưới thời Tổng thống Nga Dmitry Medvedev như một nỗ lực nhằm tái cấu trúc an ninh khu vực theo hướng giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ. Theo đề xuất này, EATO sẽ bao gồm cả châu Âu và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, tạo ra một cơ chế phòng thủ chung thay thế NATO – tổ chức mà Moscow coi là mối đe dọa khi liên tục mở rộng về phía biên giới Nga. Tuy nhiên, đề xuất này khi đó chủ yếu phản ánh lợi ích chiến lược của Nga trước việc NATO mở rộng, hơn là một kế hoạch khả thi để thiết lập một trật tự an ninh mới cho châu Âu.
Giờ đây, ý tưởng này lại được cân nhắc khi một số lãnh đạo châu Âu đang xem xét khả năng thành lập một liên minh phòng thủ độc lập để giảm sự phụ thuộc vào Mỹ và củng cố năng lực quốc phòng nội khối. Ý tưởng này không chỉ nhắm đến việc bảo vệ các quốc gia tuyến đầu như Ba Lan, Ukraine, và Phần Lan, mà còn tạo ra một cơ chế phòng thủ chung với sự tham gia của các cường quốc quân sự như Anh, Pháp và Đức. Theo đề xuất, EATO sẽ có một “ô hạt nhân” do Anh và Pháp đảm nhiệm, đồng thời tập trung vào hợp tác sản xuất vũ khí trong nội khối nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào công nghệ quân sự của Mỹ. Ngoài ra, tổ chức này cũng có thể cung cấp một giải pháp an ninh khả thi cho Ukraine, tương tự như cách NATO từng bảo vệ Tây Đức trong Chiến tranh Lạnh. Cụ thể hơn, EATO có thể triển khai lực lượng quân sự tiền phương, thiết lập “vành đai phòng thủ” kéo dài từ Kharkiv đến Odessa, tương tự cách NATO triển khai quân sự ở Fulda Gap - một vị trí chiến lược nằm giữa Thüringen (Đông Đức) và Hessen (Tây Đức). Đồng thời, cũng theo cơ chế chia sẻ hạt nhân (nuclear sharing), EATO có thể dựa vào kho vũ khí của Pháp (290 đầu đạn) và Anh (225 đầu đạn), tương tự cách Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân như ở Büchel, Đức.
Dù ý tưởng này hấp dẫn trên lý thuyết, việc hiện thực hóa EATO gặp nhiều trở ngại lớn. Quan trọng nhất, ngân sách quốc phòng của châu Âu hiện tại không đủ để duy trì một liên minh quân sự ngang tầm NATO. Việc tăng chi tiêu quốc phòng trên mức cần thiết sẽ là một thách thức lớn, đặc biệt khi nhiều quốc gia châu Âu còn gặp khó khăn trong việc thống nhất lập trường chiến lược. Ngoài ra, sự thiếu đoàn kết nội bộ giữa các nước châu Âu về chính sách đối ngoại và quốc phòng cũng là một rào cản rõ ràng cho việc thành lập EATO.
Vậy một giải pháp khả thi hơn có thể là gì? Thay vì tìm cách thay thế NATO, châu Âu có thể hướng đến việc tăng cường năng lực quốc phòng độc lập trong khuôn khổ NATO, giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ nhưng vẫn duy trì liên minh này như một trụ cột an ninh. Việc hợp tác sản xuất vũ khí, chia sẻ gánh nặng quốc phòng và nâng cao khả năng phản ứng nhanh có thể là một hướng đi thực tế hơn so với việc xây dựng một tổ chức quân sự hoàn toàn mới từ con số không.
Kịch bản 2: Mỹ không thực sự rút ra khỏi NATO mà giảm dần vai trò, NATO cũng sẽ thay đổi
Thực tế, quyết định rút khỏi NATO không phải là một điều dễ dàng, cả về khía cạnh pháp lý lẫn chính trị. Về pháp lý, Quốc hội Mỹ đã ban hành một điều khoản theo luật định - nằm tại Mục 1250A của Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia (NDAA) mới nhất - quy định rằng “Tổng thống không được đình chỉ, chấm dứt, lên án hoặc rút Mỹ khỏi Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, được ký kết tại Washington, DC, ngày 4/4/1949, trừ khi có sự cố vấn và chấp thuận của Thượng viện, với điều kiện là hai phần ba số Thượng nghị sĩ có mặt đồng ý hoặc theo Đạo luật của Quốc hội.”
Về chính trị, Mỹ vẫn có lợi ích chiến lược trong việc duy trì NATO để kiềm chế Nga và Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh hợp tác Nga - Trung ngày càng gắn kết, thể hiện qua việc hai nước đẩy mạnh các cuộc tập trận quân sự chung như Vostok 2022, thỏa thuận hợp tác năng lượng, và tăng cường quan hệ thương mại. Song song đó, Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng tại châu Âu bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng chiến lược như cảng Piraeus (Hy Lạp), mạng lưới 5G, đồng thời thiết lập quan hệ chặt chẽ với những quốc gia hoài nghi NATO như Hungary và Serbia. Trước thách thức kép từ liên minh Nga - Trung và sự xâm nhập về kinh tế - công nghệ của Bắc Kinh, Washington nhận thức rõ rằng NATO không chỉ là rào chắn an ninh truyền thống mà còn là đối trọng then chốt để ngăn Bắc Kinh và Moscow chia rẽ phương Tây, đồng thời bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ do Mỹ dẫn dắt.
Bên cạnh đó, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump cho rằng các đồng minh phương Tây không đáp ứng được chi tiêu quốc phòng cho NATO và đe dọa sẽ rút khỏi liên minh. Tuy nhiên, điều này vẫn khó xảy ra. Vào ngày 3/4, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã thể hiện cam kết với NATO rằng “Mỹ đang hoạt động tích cực hơn bao giờ hết” và động thái của chính quyền Trump chỉ là “chống lại một NATO không có khả năng thực hiện nghĩa vụ chung”. Đồng thời, Rubio nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ tiếp tục cam kết với NATO với điều kiện các thành viên tăng chi tiêu quốc phòng đồng thời xây dựng một chiến lược rõ ràng và thực tế - cụ thể là hướng tới mức chi tiêu 5% GDP, dù ông thừa nhận rằng mục tiêu này không thể đạt được trong một sớm một chiều.
Hiện tại, Mỹ không nhất thiết phải rút khỏi NATO mà vẫn có thể tiếp tục giữ tư cách thành viên để duy trì hiện diện trong liên minh nhưng hạn chế vai trò thực tế. Chính quyền Trump cũng có thể lựa chọn các phương án khác, chẳng hạn như phát triển quan hệ an ninh với các thành viên NATO theo cơ chế song phương để thực hiện các mục tiêu an ninh quốc gia, thay vì dựa vào tổ chức như một khối thống nhất.
***
Việc Mỹ hoàn toàn “chia tay” NATO là một viễn cảnh khó xảy ra, bởi lẽ các lợi ích chiến lược của Mỹ vẫn gắn với liên minh này - khi mà NATO đóng vai trò quan trọng giúp Mỹ tăng sự hiện diện tại châu Âu và củng cố vị thế toàn cầu trước thách thức từ Nga hay Trung Quốc.
Ngay cả khi điều này có thể thành hiện thực, nó sẽ chỉ diễn ra dưới nhiệm kỳ của Donald Trump, người theo đuổi chủ nghĩa biệt lập và thực dụng kinh tế, xem nhẹ giá trị của các liên minh quân sự và cho rằng chúng không mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho Mỹ.
Trên thực tế, với những tuyên bố cứng rắn của Trump với NATO, nhưng lại kèm theo các chính sách mơ hồ, có lẽ trong tương lai gần, Mỹ chưa thể rút khỏi NATO vì cơ bản tổ chức an ninh này vẫn mang lại những lợi ích an ninh và chiến lược cho Mỹ (như đã nêu ở trên).
Tuy nhiên, những vấn đề mà NATO đã và đang đối mặt vẫn còn đó, chứng minh rằng cấu trúc an ninh gần 80 năm tuổi này đã lung lay. Đối mặt với những thách thức nội tại và ngoại tại, liên minh cần đưa ra những chiến lược khả thi để tồn tại nếu Mỹ giảm dần vai trò trong tổ chức. Trong bối cảnh Mỹ “lơ là” và không có một chính sách nhất quán với NATO, các nước châu Âu cần tăng cường năng lực quốc phòng độc lập, củng cố sự phối hợp nội khối và giảm sự phụ thuộc vào Mỹ. Một vai trò độc lập và tự chủ hơn không chỉ giúp châu Âu chủ động hơn trong các tình huống khủng hoảng mà còn đảm bảo sự tồn tại lâu dài của NATO. Nếu không có những cải tổ cần thiết, liên minh này có thể đối mặt với nguy cơ suy yếu, khi niềm tin của châu Âu vào NATO bị xói mòn và những bất đồng trong tổ chức ngày càng gia tăng.
Lê Nguyễn Anh Thy
Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Mối quan tâm của Thy là lịch sử và chính trị quốc tế.
Trịnh Lệ Nga
Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Nga quan tâm đến chính trị quốc tế, đặc biệt là an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Từ khoá: NATO an ninh châu Âu Mỹ Nga Trung Quốc