Chính trị - Ngoại giao   19/05/2024

Đài Loan cần nâng cấp Chính sách hướng Nam mới

Sau 8 năm triển khai, “Chính sách hướng Nam mới” của chính quyền Thái Anh Văn đã gặt hái nhiều thành công, nhất là ở mảng kinh tế. Tuy vậy, tân Tổng thống Lại Thanh Đức cần đầu tư hơn cho các tương tác về văn hoá và con người, song song với đưa 3 đồng minh ngoại giao (Palau, Quần đảo Marshall và Tuvalu) của Đài Loan vào đại chiến lược này.

Image
Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức - (C): AP

Chính sách hướng Nam mới (New Southbound Policy - NSP) là sáng kiến ​​đối ngoại nổi bật nhất của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (蔡茱文), được công bố không lâu sau khi bà Thái nhậm chức vào năm 2016. Về cơ bản, NSP ra đời nhằm điều hướng hành động của Đài Loan trong bối cảnh địa chính trị khu vực ngày càng bất ổn.

Các hành động quân sự quyết đoán của Bắc Kinh và sự bế tắc trong quan hệ xuyên eo biển là mối quan ngại lớn nhất của chính quyền bà Thái. Do đó, NSP là một nỗ lực nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của Đài Loan vào Trung Quốc, bằng cách thúc đẩy sự hợp tác ổn định giữa hòn đảo tự trị với 18 đối tác mục tiêu ở phía Nam, bao gồm các thành viên ASEAN, các quốc gia ở Nam Á, Australia và New Zealand.

Trong 8 năm qua, Đài Loan đã tích cực xây dựng một cộng đồng hợp tác kinh tế trong NSP, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc về kinh tế và thương mại vào thị trường Trung Quốc. Trong thời gian gần đây, Đài Loan đã mở rộng đầu tư đáng kể vào các nước đối tác trong NSP. Các doanh nghiệp sản xuất của Đài Loan hiện diện ngày càng nhiều tại các quốc gia này, đáng chú ý như trong các cụm công nghiệp sản xuất điện tử ở Việt Nam, bảng mạch in ở Thái Lan và sản xuất dệt may và giày dép ở Indonesia.

Nhưng triển vọng của đại chiến lược này sẽ đi về đâu trong bối cảnh ông Lại Thanh Đức (賴清辷), Tổng thống đắc cử Đài Loan, sắp sửa tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/5? Trong bài phát biểu tranh cử tổng thống, ông Lại nhấn mạnh rằng trong quá trình thúc đẩy NSP, Đài Loan đóng vai trò là một lực lượng tích cực trong cộng đồng quốc tế, và sẽ kiên trì hợp tác với các đối tác cùng chí hướng để giải quyết các thách thức trong khu vực, nhằm thúc đẩy một châu Á mạnh mẽ và kiên cường. Năm ngoái, ông Lại – với tư cách là phó tổng thống Đài Loan – đã nhấn mạnh rằng con người là yếu tố trọng tâm trong NSP, qua đó cho thấy rằng chính sách này sẽ tiếp tục là “kim chỉ nam” cho những nỗ lực chung hướng tới sự thịnh vượng và phát triển chung của Đài Loan cũng như các đối tác mục tiêu.

Tuy nhiên, sự thành công của NSP không chỉ phụ thuộc vào cam kết của ông Lại. Bối cảnh địa chính trị đang thay đổi nhanh chóng đòi hỏi phải có lực đẩy mới cho chiến lược này để hiện thực hoá tầm nhìn của tân Tổng thống Đài Loan. Bên cạnh mối đe doạ thường trực từ quyền lực sắc bén (sharp power) của Trung Quốc, hòn đảo tự trị Đài Loan cũng nên cảnh giác với các yếu tố  khác. Một số vấn đề cần chú ý là sự mong manh của chuỗi cung ứng toàn cầu, căng thẳng kéo dài của cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung (mà hiện nay đang nhấn mạnh vào lĩnh vực công nghệ), tiềm lực ngày càng vượt trội về kinh tế của các nước Đông Nam Á, cũng như sự suy yếu của các giá trị tự do và dân chủ trên khắp châu lục.

Để chính quyền Lại Thanh Đức đưa ra được một chiến lược tốt, nhóm chính sách đối ngoại của ông trước tiên phải có hình dung rõ ràng về các mục tiêu và giá trị—nền tảng cơ bản của NSP hiện nay—và các vấn đề cụ thể mà NSP sắp tới phải giải quyết. Việc xem xét diễn ngôn về chính sách đối ngoại của bà Thái có thể cung cấp một số gợi ý cho chính quyền mới.

Vào tháng 10 năm ngoái, trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn Ngọc Sơn 2023 (Yushan Forum 2023) - một diễn đàn thường niên do Đài Loan khởi xướng nhằm mở ra kênh đối thoại và trao đổi chính sách giữa Đài Bắc và các đối tác, Tổng thống Thái Anh Văn đã nêu tầm quan trọng của việc “[thúc đẩy] tăng trưởng bao trùm và kiên cường hơn” ([fostering] more inclusive and resilient growth) với các đối tác và các quốc gia cùng chí hướng (like-minded partners). Ở đây có hai từ khóa đáng chú ý: “bao trùm” (inclusive) và “kiên cường” (resilient).

Trong khi tính bao trùm thể hiện việc phân bổ các cơ hội và nguồn lực một cách bình đẳng cho tất cả các thành phần trong xã hội, bao gồm cả những đối tượng là các nhóm người yếu thế và/ hoặc thường bị lãng quên trong dòng chảy chính của xã hội; thì sự kiên cường chỉ khả năng đứng vững khi đối mặt với thách thức, cũng như khả năng điều chỉnh chính sách để phục hồi sau khủng hoảng. Với những ý nghĩa này, chính quyền mới của ông Lại Thanh Đức nên điều chỉnh lại NSP theo quỹ đạo của một khuôn khổ chính sách hướng tới một tương lai toàn diện và kiên cường hơn.

Cho đến thời điểm này, thúc đẩy hợp tác về kinh tế là “xương sống” cho sự hội nhập của Đài Loan với các quốc gia được nêu trong NSP. Mặc dù các lợi ích kinh tế mà NSP mang lại là rất đáng được ghi nhận, nhưng quan hệ giao lưu nhân dân giữa Đài Loan và các quốc gia đối tác trong chính sách này chưa được quan tâm đúng mức.

Vì sự giao thoa văn hoá và các liên kết cá nhân có thể góp phần thúc đẩy hợp tác giữa Đài Bắc và các quốc gia NSP trong tương lai, nên quan hệ giao lưu nhân dân nên là trọng tâm trong định hướng triển khai sắp tới của NSP. Đài Loan và các đối tác không thể có được sự hiểu biết lẫn nhau nếu chỉ chú trọng vào các hoạt động giao lưu văn hóa và nghệ thuật thông qua mạng lưới các văn phòng đại diện của Đài Bắc ở nước ngoài, hay giới hạn vào những người hoạt động trong lĩnh vực này và các chương trình trực tuyến. Thay vào đó, các chương trình trao đổi ngôn ngữ, chiêu mộ thêm chuyên viên đối ngoại thông thạo ngôn ngữ địa phương và nắm bắt sâu sắc về phong tục, niềm tin, điểm mạnh, điểm yếu của các đối tác NSP nên là các biện pháp được đầu tư để giúp các hoạt động giao lưu văn hóa diễn ra hiệu quả. Điều quan trọng là chính quyền Lại Thanh Đức phải mời gọi những người tiên phong có năng lực, thông thạo ngôn ngữ từ các quốc gia trong NSP tham gia vào đại chiến lược này.

Đài Loan cũng đã tích cực hợp tác giáo dục với các quốc gia ở phía Nam thông qua trao đổi nhân tài và các chương trình học bổng trong thời gian dài. Tuy nhiên, lĩnh vực này cần được đổi mới, ví dụ như khoản trợ cấp 20.000 Đài tệ/tháng cho sinh viên sau đại học ở Đài Loan thông qua chương trình Học bổng của Bộ Giáo dục (MOE Taiwan Scholarship Program). Vào năm 2023, tổ chức Economist Intelligence Unit xếp hạng Đài Bắc là thành phố đắt đỏ thứ 12 ở châu Á, vì vậy khoản trợ cấp hàng tháng như trên là khá khiêm tốn đối với những sinh viên học tập tại một đô thị nhộn nhịp như vậy. Do đó, chính quyền Lại Thanh Đức nên điều chỉnh việc phân bổ kinh phí trong chương trình học bổng sao cho tương thích với chi phí sinh hoạt và điều kiện sống hiện tại ở Đài Loan.

Chính quyền của tân tổng thống Đài Loan cũng nên đưa Palau, Quần đảo Marshall và Tuvalu - các đồng minh ngoại giao (diplomatic allies) của Đài Loan, vào phiên bản NSP nâng cấp. Sự vắng mặt của Palau, Quần đảo Marshall và Tuvalu trong NSP đang tạo ấn tượng rằng Đài Loan chưa có đủ nỗ lực cần thiết để khôi phục các tương tác chiến lược với các quốc gia này, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm cách lôi kéo các đồng minh ngoại giao của Đài Loan thông qua các khoản đầu tư và hỗ trợ phát triển. Sau khi Nauru quay lưng với Đài Loan để chuyển sang thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào tháng 1, vòng tròn ngoại giao chính thức của Đài Loan hiện nay giảm xuống chỉ còn 12 nước, bao gồm Vatican và một số quốc gia nhỏ ở Châu Mỹ Latinh và Thái Bình Dương. Do đó, việc tăng cường quan hệ ngoại giao chính thức với các đồng minh còn lại là rất quan trọng, vì các quốc gia này có thể thay mặt hòn đảo gửi gắm quan điểm đến các cơ quan quốc tế như Liên Hợp Quốc - nơi Đài Loan hiện không là thành viên.

Trên thực tế, Đài Loan vướng phải hạn chế về nguồn lực để triển khai các sáng kiến tài chính và phát triển nhằm cạnh tranh với Trung Quốc trong cuộc chiến giữ chân các đồng minh của mình. Vì vậy, hòn đảo tự trị chỉ có thể làm điều đúng đắn bằng cách nhấn mạnh rằng họ ưu tiên các chính sách dân chủ và minh bạch, các mối quan hệ dựa trên giá trị và các cam kết dài hạn hơn là lợi ích ngắn hạn và đơn thuần ưu tiên cho sức hấp dẫn kinh tế. Mặc dù phải mất nhiều năm nỗ lực với các hoạt động ngoại giao bên bỉ và sâu rộng để gắn kết các mối quan hệ, nhưng lợi ích và cam kết chung cần có những “đầu vào mới” để củng cố động lực tích cực. Việc đưa Palau, Quần đảo Marshall và Tuvalu vào phiên bản nâng cấp sắp tới của NSP không chỉ giúp các quốc gia này tăng cường vị thế trong cộng đồng quốc tế, mà còn khẳng định sự ủng hộ không ngừng của Đài Loan cho các đồng minh ngoại giao này.

NSP có sức nặng chiến lược vì nó giúp Đài Loan đứng vững trước trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các cường quốc gia tăng, và cùng với đó là sự cưỡng ép về cả ngoại giao và kinh tế từ Trung Quốc. Nhiệm kỳ thủ tướng Đài Loan (từ tháng 9/2017 đến tháng 1/2019) giúp ông Lại Thanh Đức tích luỹ kiến ​​thức chuyên môn quý báu trong việc quản lý việc thực hiện NSP, từ đó hỗ trợ ông tiếp tục phát huy chính sách này trong nhiệm kỳ tổng thống sắp tới. Để NSP có thể đạt được những điều chỉnh hiệu quả, tân Tổng thống Đài Loan cần sử dụng tài lãnh đạo của mình để huy động một đội ngũ giàu năng lực và kinh nghiệm - những người có thể tạo ra những đóng góp hữu hình và có ý nghĩa chiến lược cho phiên bản nâng cấp của chính sách này.

Phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên The Taipei Times với tiêu đề “Upgrade New Southbound Policy”. Bài viết này do đội ngũ VSF dịch với sự chấp thuận của tác giả.

Chính sách hướng Nam mới (New Southbound Policy - NSP) là sáng kiến ​​đối ngoại nổi bật nhất của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (蔡茱文), được công bố không lâu sau khi bà Thái nhậm chức vào năm 2016. Về cơ bản, NSP ra đời nhằm điều hướng hành động của Đài Loan trong bối cảnh địa chính trị khu vực ngày càng bất ổn.

Các hành động quân sự quyết đoán của Bắc Kinh và sự bế tắc trong quan hệ xuyên eo biển là mối quan ngại lớn nhất của chính quyền bà Thái. Do đó, NSP là một nỗ lực nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của Đài Loan vào Trung Quốc, bằng cách thúc đẩy sự hợp tác ổn định giữa hòn đảo tự trị với 18 đối tác mục tiêu ở phía Nam, bao gồm các thành viên ASEAN, các quốc gia ở Nam Á, Australia và New Zealand.

Trong 8 năm qua, Đài Loan đã tích cực xây dựng một cộng đồng hợp tác kinh tế trong NSP, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc về kinh tế và thương mại vào thị trường Trung Quốc. Trong thời gian gần đây, Đài Loan đã mở rộng đầu tư đáng kể vào các nước đối tác trong NSP. Các doanh nghiệp sản xuất của Đài Loan hiện diện ngày càng nhiều tại các quốc gia này, đáng chú ý như trong các cụm công nghiệp sản xuất điện tử ở Việt Nam, bảng mạch in ở Thái Lan và sản xuất dệt may và giày dép ở Indonesia.

Nhưng triển vọng của đại chiến lược này sẽ đi về đâu trong bối cảnh ông Lại Thanh Đức (賴清辷), Tổng thống đắc cử Đài Loan, sắp sửa tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/5? Trong bài phát biểu tranh cử tổng thống, ông Lại nhấn mạnh rằng trong quá trình thúc đẩy NSP, Đài Loan đóng vai trò là một lực lượng tích cực trong cộng đồng quốc tế, và sẽ kiên trì hợp tác với các đối tác cùng chí hướng để giải quyết các thách thức trong khu vực, nhằm thúc đẩy một châu Á mạnh mẽ và kiên cường. Năm ngoái, ông Lại – với tư cách là phó tổng thống Đài Loan – đã nhấn mạnh rằng con người là yếu tố trọng tâm trong NSP, qua đó cho thấy rằng chính sách này sẽ tiếp tục là “kim chỉ nam” cho những nỗ lực chung hướng tới sự thịnh vượng và phát triển chung của Đài Loan cũng như các đối tác mục tiêu.

Tuy nhiên, sự thành công của NSP không chỉ phụ thuộc vào cam kết của ông Lại. Bối cảnh địa chính trị đang thay đổi nhanh chóng đòi hỏi phải có lực đẩy mới cho chiến lược này để hiện thực hoá tầm nhìn của tân Tổng thống Đài Loan. Bên cạnh mối đe doạ thường trực từ quyền lực sắc bén (sharp power) của Trung Quốc, hòn đảo tự trị Đài Loan cũng nên cảnh giác với các yếu tố  khác. Một số vấn đề cần chú ý là sự mong manh của chuỗi cung ứng toàn cầu, căng thẳng kéo dài của cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung (mà hiện nay đang nhấn mạnh vào lĩnh vực công nghệ), tiềm lực ngày càng vượt trội về kinh tế của các nước Đông Nam Á, cũng như sự suy yếu của các giá trị tự do và dân chủ trên khắp châu lục.

Để chính quyền Lại Thanh Đức đưa ra được một chiến lược tốt, nhóm chính sách đối ngoại của ông trước tiên phải có hình dung rõ ràng về các mục tiêu và giá trị—nền tảng cơ bản của NSP hiện nay—và các vấn đề cụ thể mà NSP sắp tới phải giải quyết. Việc xem xét diễn ngôn về chính sách đối ngoại của bà Thái có thể cung cấp một số gợi ý cho chính quyền mới.

Vào tháng 10 năm ngoái, trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn Ngọc Sơn 2023 (Yushan Forum 2023) - một diễn đàn thường niên do Đài Loan khởi xướng nhằm mở ra kênh đối thoại và trao đổi chính sách giữa Đài Bắc và các đối tác, Tổng thống Thái Anh Văn đã nêu tầm quan trọng của việc “[thúc đẩy] tăng trưởng bao trùm và kiên cường hơn” ([fostering] more inclusive and resilient growth) với các đối tác và các quốc gia cùng chí hướng (like-minded partners). Ở đây có hai từ khóa đáng chú ý: “bao trùm” (inclusive) và “kiên cường” (resilient).

Trong khi tính bao trùm thể hiện việc phân bổ các cơ hội và nguồn lực một cách bình đẳng cho tất cả các thành phần trong xã hội, bao gồm cả những đối tượng là các nhóm người yếu thế và/ hoặc thường bị lãng quên trong dòng chảy chính của xã hội; thì sự kiên cường chỉ khả năng đứng vững khi đối mặt với thách thức, cũng như khả năng điều chỉnh chính sách để phục hồi sau khủng hoảng. Với những ý nghĩa này, chính quyền mới của ông Lại Thanh Đức nên điều chỉnh lại NSP theo quỹ đạo của một khuôn khổ chính sách hướng tới một tương lai toàn diện và kiên cường hơn.

Cho đến thời điểm này, thúc đẩy hợp tác về kinh tế là “xương sống” cho sự hội nhập của Đài Loan với các quốc gia được nêu trong NSP. Mặc dù các lợi ích kinh tế mà NSP mang lại là rất đáng được ghi nhận, nhưng quan hệ giao lưu nhân dân giữa Đài Loan và các quốc gia đối tác trong chính sách này chưa được quan tâm đúng mức.

Vì sự giao thoa văn hoá và các liên kết cá nhân có thể góp phần thúc đẩy hợp tác giữa Đài Bắc và các quốc gia NSP trong tương lai, nên quan hệ giao lưu nhân dân nên là trọng tâm trong định hướng triển khai sắp tới của NSP. Đài Loan và các đối tác không thể có được sự hiểu biết lẫn nhau nếu chỉ chú trọng vào các hoạt động giao lưu văn hóa và nghệ thuật thông qua mạng lưới các văn phòng đại diện của Đài Bắc ở nước ngoài, hay giới hạn vào những người hoạt động trong lĩnh vực này và các chương trình trực tuyến. Thay vào đó, các chương trình trao đổi ngôn ngữ, chiêu mộ thêm chuyên viên đối ngoại thông thạo ngôn ngữ địa phương và nắm bắt sâu sắc về phong tục, niềm tin, điểm mạnh, điểm yếu của các đối tác NSP nên là các biện pháp được đầu tư để giúp các hoạt động giao lưu văn hóa diễn ra hiệu quả. Điều quan trọng là chính quyền Lại Thanh Đức phải mời gọi những người tiên phong có năng lực, thông thạo ngôn ngữ từ các quốc gia trong NSP tham gia vào đại chiến lược này.

Đài Loan cũng đã tích cực hợp tác giáo dục với các quốc gia ở phía Nam thông qua trao đổi nhân tài và các chương trình học bổng trong thời gian dài. Tuy nhiên, lĩnh vực này cần được đổi mới, ví dụ như khoản trợ cấp 20.000 Đài tệ/tháng cho sinh viên sau đại học ở Đài Loan thông qua chương trình Học bổng của Bộ Giáo dục (MOE Taiwan Scholarship Program). Vào năm 2023, tổ chức Economist Intelligence Unit xếp hạng Đài Bắc là thành phố đắt đỏ thứ 12 ở châu Á, vì vậy khoản trợ cấp hàng tháng như trên là khá khiêm tốn đối với những sinh viên học tập tại một đô thị nhộn nhịp như vậy. Do đó, chính quyền Lại Thanh Đức nên điều chỉnh việc phân bổ kinh phí trong chương trình học bổng sao cho tương thích với chi phí sinh hoạt và điều kiện sống hiện tại ở Đài Loan.

Chính quyền của tân tổng thống Đài Loan cũng nên đưa Palau, Quần đảo Marshall và Tuvalu - các đồng minh ngoại giao (diplomatic allies) của Đài Loan, vào phiên bản NSP nâng cấp. Sự vắng mặt của Palau, Quần đảo Marshall và Tuvalu trong NSP đang tạo ấn tượng rằng Đài Loan chưa có đủ nỗ lực cần thiết để khôi phục các tương tác chiến lược với các quốc gia này, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm cách lôi kéo các đồng minh ngoại giao của Đài Loan thông qua các khoản đầu tư và hỗ trợ phát triển. Sau khi Nauru quay lưng với Đài Loan để chuyển sang thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào tháng 1, vòng tròn ngoại giao chính thức của Đài Loan hiện nay giảm xuống chỉ còn 12 nước, bao gồm Vatican và một số quốc gia nhỏ ở Châu Mỹ Latinh và Thái Bình Dương. Do đó, việc tăng cường quan hệ ngoại giao chính thức với các đồng minh còn lại là rất quan trọng, vì các quốc gia này có thể thay mặt hòn đảo gửi gắm quan điểm đến các cơ quan quốc tế như Liên Hợp Quốc - nơi Đài Loan hiện không là thành viên.

Trên thực tế, Đài Loan vướng phải hạn chế về nguồn lực để triển khai các sáng kiến tài chính và phát triển nhằm cạnh tranh với Trung Quốc trong cuộc chiến giữ chân các đồng minh của mình. Vì vậy, hòn đảo tự trị chỉ có thể làm điều đúng đắn bằng cách nhấn mạnh rằng họ ưu tiên các chính sách dân chủ và minh bạch, các mối quan hệ dựa trên giá trị và các cam kết dài hạn hơn là lợi ích ngắn hạn và đơn thuần ưu tiên cho sức hấp dẫn kinh tế. Mặc dù phải mất nhiều năm nỗ lực với các hoạt động ngoại giao bên bỉ và sâu rộng để gắn kết các mối quan hệ, nhưng lợi ích và cam kết chung cần có những “đầu vào mới” để củng cố động lực tích cực. Việc đưa Palau, Quần đảo Marshall và Tuvalu vào phiên bản nâng cấp sắp tới của NSP không chỉ giúp các quốc gia này tăng cường vị thế trong cộng đồng quốc tế, mà còn khẳng định sự ủng hộ không ngừng của Đài Loan cho các đồng minh ngoại giao này.

NSP có sức nặng chiến lược vì nó giúp Đài Loan đứng vững trước trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các cường quốc gia tăng, và cùng với đó là sự cưỡng ép về cả ngoại giao và kinh tế từ Trung Quốc. Nhiệm kỳ thủ tướng Đài Loan (từ tháng 9/2017 đến tháng 1/2019) giúp ông Lại Thanh Đức tích luỹ kiến ​​thức chuyên môn quý báu trong việc quản lý việc thực hiện NSP, từ đó hỗ trợ ông tiếp tục phát huy chính sách này trong nhiệm kỳ tổng thống sắp tới. Để NSP có thể đạt được những điều chỉnh hiệu quả, tân Tổng thống Đài Loan cần sử dụng tài lãnh đạo của mình để huy động một đội ngũ giàu năng lực và kinh nghiệm - những người có thể tạo ra những đóng góp hữu hình và có ý nghĩa chiến lược cho phiên bản nâng cấp của chính sách này.

Phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên The Taipei Times với tiêu đề “Upgrade New Southbound Policy”. Bài viết này do đội ngũ VSF dịch với sự chấp thuận của tác giả.

Từ khoá: Đài Loan Chính sách hướng Nam mới Lại Thanh Đức Thái Anh Văn Đông Bắc Á

BÀI LIÊN QUAN