Kịch bản “chiếm hữu thực sự” của Trung Quốc ở Biển Đông
Với các động thái làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc rất có thể đang chuẩn bị cho kịch bản “chiếm hữu thực sự” tại vùng biển này.
Trong vài tháng gần đây, căng thẳng tiếp tục leo thang với các cuộc đối đầu giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu hải cảnh Philippines tại Bãi Cỏ Mây. Chưa đầy ba tuần (từ 22/10 đến 10/11), Bắc Kinh đã hai lần “thực hiện các hành động nguy hiểm”—từ phun vòi rồng đến trực tiếp va chạm—để ngăn chặn tàu của Manila tiếp tế lương thực cho lực lượng đồn trú của nước này đang đóng tại đây. Trước đó, tàu hải cảnh của hai nước đã chạm trán trên biển vào các ngày 23/4 và 5/8.
Không những vậy, Trung Quốc đã bắn pháo sáng để phô diễn bá quyền và đe dọa máy bay của các quốc gia khác trên không phận quốc tế tại Biển Đông. Các hành động này không đơn thuần là bảo vệ cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông mà còn cho thấy tham vọng của Bắc Kinh trong việc chiếm hữu các thực thể ở vùng biển này.
Từ “quyền lịch sử” vô căn cứ sang “chiếm hữu thực sự”
Trong công hàm đệ trình lên Liên Hợp Quốc (năm 2009) phản đối hồ sơ chung ranh giới ngoài thềm lục địa của Malaysia và Việt Nam, Trung Quốc đã đính kèm bản đồ “đường chín đoạn” (nine-dash line) công khai quan điểm về yêu sách chủ quyền bao trùm hơn 80% diện tích Biển Đông. Theo nội dung công hàm, Trung Quốc khẳng định chủ quyền “không thể chối cãi” của nước này đối với “các đảo trong Biển Đông và các vùng nước kế cận”, “các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy của chúng”.
Trung Quốc tuyên bố rằng “quần đảo ở Biển Đông là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc” và “được xác lập mang tính lịch sử”. Để chứng minh và bảo vệ yêu sách “vùng nước lịch sử”, Trung Quốc viện dẫn các tài liệu và chứng cứ cho rằng “người Trung Quốc đã sinh sống và hoạt động sản xuất trên các đảo ở Biển Đông và các vùng biển liên quan từ xa xưa. Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên, phát triển và sử dụng các đảo ở Biển Đông và các vùng nước liên quan”. Theo các ghi chép lịch sử của quốc gia này, yêu sách trên biển có thể đã có từ thế kỷ thứ hai vào thời nhà Hán. Cụ thể, các nhà thám hiểm và quan chức chính phủ nước này đã thực hiện các chuyến hải trình qua Biển Đông để khảo sát các khu vực khác của châu Á.
Tuy nhiên, các bằng chứng Bắc Kinh đưa ra để củng cố cho “chủ quyền lịch sử” là mơ hồ và không đáng tin cậy. Vào năm 2016, trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền Biển Đông, phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tuyên bố yêu sách chủ quyền của Trung Quốc là bất hợp pháp, không có căn cứ pháp lý và lịch sử. Theo đó, nước này không có quyền yêu sách vùng đặc quyền kinh tế cũng như “quyền lịch sử” tại Biển Đông để khai thác tài nguyên trong khu vực, căn cứ theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Nhiều quốc gia khác cũng bày tỏ lập trường về vấn đề Biển Đông và bác bỏ yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc. Việc viện dẫn yếu tố lịch sử không căn cứ và mơ hồ khiến cho lập luận của Bắc Kinh càng trở nên yếu kém và khiến quốc gia này dần mất đi tính chính danh trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông.
Đáng chú ý, “quyền lịch sử” thường xuyên bị phớt lờ và các luật gia “không mấy mặn mà” với khía cạnh này khi xử lý các tranh chấp chủ quyền; “quyền lịch sử” cũng ngày càng ít giá trị trong luật pháp quốc tế hiện đại. Trong Phán quyết năm 2016, Tòa trọng tài cũng khẳng định trong UNCLOS không có quy định nào trao quy chế các quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, biển cả và vùng đáy biển quốc tế.
Ngược lại, chiếm hữu hiệu quả là bằng chứng thuyết phục nhất được viện dẫn khi nêu lên các yêu sách chủ quyền. Theo nguyên tắc chiếm hữu thật sự (à titre de souverain)—một trong các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế, và được quy định trong Định ước Berlin 1885—quốc gia được công nhận chiếm hữu phải thực thi và duy trì quyền lực lâu dài trên lãnh thổ đó, bên cạnh việc thông báo chiếm hữu (ngày nay điều này được coi là không quan trọng). Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) coi chiếm hữu thực sự (effectivités) là nguyên tắc và được hiểu là hành động thực thi quyền lực của một quốc gia trên lãnh thổ đó.
Mặc dù Định ước Berlin đã bị hủy bỏ vì thế giới hiện nay không còn lãnh thổ vô chủ, nhưng nguyên tắc chiếm hữu thật sự vẫn giữ nguyên giá trị và được các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Do đó, các hành động quyết đoán của Trung Quốc là chỉ dấu báo hiệu nước này có thể sẽ “chiếm hữu thực sự” tại Biển Đông.
Các động thái chuẩn bị cho kịch bản “chiếm hữu thực sự”
Mặc dù yêu sách chủ quyền không có cơ sở pháp lý và bị Tòa trọng tài bác bỏ, Trung Quốc vẫn không có ý định từ bỏ nó. Bắc Kinh phớt lờ các phán quyết của tòa án quốc tế và tiếp tục đơn phương tuyên bố chủ quyền, thậm chí mưu tính lâu dài cho âm mưu kiểm soát Biển Đông. Thông qua chứng minh năng lực thực thi chấp pháp trên thực tế và khả năng đảm bảo các yêu cầu và điều kiện an toàn cho quá trình lưu thông vận tải tại vùng tranh chấp vượt trội hơn các nước khác theo nguyên tắc chiếm hữu thật sự, Trung Quốc có thể giành được lợi thế đối với xu hướng phân định biển trong tương lai. Theo đó, các tòa án quốc tế có xu hướng ưu tiên cho quốc gia thể hiện năng lực thực tế vượt trội tại vùng biển tranh chấp, bao gồm năng lực thực thi chấp pháp và khả năng đảm bảo an toàn hàng hải trên mặt biển, dưới nước và đáy biển.
Một số động thái đáng chú ý của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian qua:
Thứ nhất, Trung Quốc tăng cường xây dựng và cải tạo trái phép các bãi đá ngầm thành các đảo nhân tạo tại Biển Đông, mở đầu bằng sự kiện năm 2014 khi Bắc Kinh đã biến một rạn san hô thành hòn đảo lớn nhất ở Trường Sa. Hoạt động này nằm trong kế hoạch mở rộng Đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là Đá Yongshu - Vĩnh Thử) đang tranh chấp thành một hòn đảo nhân tạo hoàn chỉnh, có đường băng và cảng biển để phục vụ cho việc triển khai các hoạt động quân sự. Việc cải tạo này cung cấp cho Trung Quốc một tiền đồn quan trọng để triển khai các hoạt động dân sự và quân sự tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Kể từ đó, Trung Quốc liên tục cải tạo, bồi đắp và quân sự hóa các đảo mà quốc gia này đang chiếm đóng trái phép. Cụ thể, Trung Quốc cải tạo Đá Su Bi, Đá Vành Khăn, Đá Gạc Ma, Đá Châu Viên, Đá Tư Nghĩa, Đá Ga Ven và Én Đất. Hiện nay, tổng diện tích bồi đắp của Trung Quốc tại Biển Đông là khoảng 13 km2.
Để biện hộ cho các hành động cải tạo đơn phương và trái phép của mình, bà Hoa Xuân Doanh (Hua Chunying) - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, lập luận rằng các kế hoạch cải tạo và sử dụng các đảo nhân tạo trên Biển Đông là “cần thiết do rủi ro từ những cơn bão gây ra với nhiều tuyến hàng hải xa đất liền” và “đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự” của nước này. Ngoài ra, theo lập luận của bà Hoa, các hoạt động của Bắc Kinh còn giúp cung cấp dịch vụ dân sự có ích cho các nước láng giềng như xây dựng nơi trú ẩn, hỗ trợ điều hướng, tìm kiếm và cứu hộ, dịch vụ dự báo khí tượng hàng hải, dịch vụ nghề cá và các thủ tục hành chính cần thiết.
Thứ hai, Trung Quốc sử dụng công nghệ tiên tiến để củng cố yêu sách hàng hải và về lâu dài là phục vụ cho mục đích kiểm soát Biển Đông. Vào tháng ba, một nhóm nghiên cứu từ Trường Cao đẳng Khoa học và Kỹ thuật Vận tải, Đại học Hàng không Dân dụng Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để mô phỏng các hoạt động xây dựng và vận hành mạng lưới cơ sở hạ tầng hậu cần trên biển. Theo đó, việc chạy mô phỏng AI sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế, phục vụ công tác hậu cần và tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông, mặc cho tổng chi phí có thể dao động từ 6-20 tỷ nhân dân tệ (khoảng 870 triệu đến 2,9 tỷ USD) và kéo dài trong một thập kỷ.
Năm 2022, Trung Quốc phát triển và thử nghiệm công nghệ liên lạc đường dài dưới nước cho phép tàu ngầm và thiết bị không người lái duy trì liên lạc trên phạm vi hơn 30.000 km2. Theo báo cáo, thiết bị nghe đã thu được tín hiệu âm thanh từ khoảng cách 105 km ở độ sâu 200 mét trong một cuộc thử nghiệm thực địa tại một lối đi thiết yếu cho tàu ngầm. Theo Liu Songzuo - nhà khoa học đứng đầu dự án nghiên cứu trên, kết quả này đã chứng minh “tính hữu ích và hiệu suất tốt của công nghệ mới trong việc mở rộng phạm vi và hiệu quả của liên lạc dưới nước”.
Trung Quốc cũng dùng vệ tinh để tăng cường giám sát các khu vực nhạy cảm tại Biển Đông. Tờ South China Morning Post của Hồng Kông đưa tin Trung Quốc đã xây dựng hai trạm mặt đất cho hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu (BeiDou) tại các ngọn hải đăng trên Đá Bắc và Đá Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa mà nước này đang chiếm đóng trái phép. Chính quyền Bắc Kinh lập luận rằng mục đích của việc triển khai hai trạm này là nhằm “giải quyết vấn đề điểm mù” trong phạm vi phủ sóng của hệ thống nhận dạng tàu tự động. Nó được cho là “cung cấp sự hỗ trợ mạnh mẽ” cho việc giám sát tàu thuyền và “bảo vệ sinh thái các đảo và rạn san hô” ở “thành phố Tam Sa” (Trung Quốc đơn phương đặt tên, bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam), đồng thời “cung cấp các dịch vụ hàng hải an toàn hơn và đáng tin cậy hơn” cho các tàu thuyền ở Biển Đông.
Ngoài ra, Trung Quốc còn tăng cường năng lực tác chiến và thông tin liên lạc tại Biển Đông. Cụ thể, chính phủ nước này cho lắp đặt mạng lưới các thiết bị cảm biến và thông tin liên lạc nổi và cố định giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa. Hệ thống này do Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC) phát triển nhằm “hỗ trợ việc thăm dò và kiểm soát môi trường hàng hải bằng công nghệ thông tin”. Bắc Kinh cũng triển khai hệ thống thông tin liên lạc và tình báo tín hiệu (SIGINT) quan trọng trong các khu vực tranh chấp gay gắt ở Biển Đông.
Báo cáo năm 2023 của Bộ Quốc phòng Mỹ về sự phát triển quân sự và an ninh của Trung Quốc cho biết Quân đội Trung Quốc (PLA) sở hữu và vận hành khoảng một nửa số hệ thống tình báo, giám sát và do thám (ISR) của thế giới. Tính đến tháng 3/2022, số lượng đội vệ tinh ISR của Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ, với hơn 290 hệ thống và gần gấp đôi số hệ thống trên quỹ đạo của Trung Quốc kể từ năm 2018. Điều này cho phép Trung Quốc sở hữu năng lực giám sát, theo dõi và nhắm mục tiêu vào các lực lượng của Mỹ và đồng minh gần như trên toàn thế giới, nhất là ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cản trở các quốc gia ngoài khu vực can dự vào Biển Đông.
Thứ ba, Trung Quốc duy trì sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia công tác “quản lý”, duy trì ảnh hưởng và thực hiện các hành động phi pháp tại Biển Đông. Các lực lượng đó bao gồm dân binh, hải cảnh, hải quân, nhóm tàu khảo sát hàng hải và tàu hải tuần. Năm lực lượng này chủ yếu triển khai các hoạt động tuần tra, quấy rối và cản trở tàu thuyền các quốc gia khác tại vùng biển tranh chấp nhưng không để xung đột leo thang thành chiến tranh nóng.
Thay vì dấn thân vào một cuộc chiến công khai với quy mô tốn kém và đầy nguy hiểm, Trung Quốc duy trì tình trạng dưới ngưỡng xung đột vũ trang với các bên tranh chấp thông qua các hoạt động “vùng xám” (grey zone). Các hoạt động dưới ngưỡng chiến tranh này giúp Trung Quốc tránh vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ của luật quốc tế và cho phép cường quốc này duy trì liên tục việc thực thi chấp pháp trên thực tế, dù hoạt động này là bất hợp pháp.
Hiện vẫn chưa có một cơ chế hữu hiệu để ngăn chặn các hành động đơn phương và “bá quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông, trong khi nước này tiếp tục các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế có chủ đích. Thông qua duy trì các lập luận mơ hồ, kết hợp sức mạnh cơ bắp với công cụ kinh tế, Trung Quốc liên tục gia tăng sức ép lên các bên tranh chấp và cản trở sự can dự của các cường quốc bên ngoài. Các hành động này tạo điều kiện cho Bắc Kinh thiết lập “bá quyền trên biển” và từng bước tích lũy đầy đủ các điều kiện cần thiết để tiến đến độc chiếm toàn bộ vùng tranh chấp, nhất là khi Biển Đông là “nguồn gốc của xung đột lâu dài và phần thưởng là quyền kiểm soát hệ thống hàng hải quốc tế”.
Trong vài tháng gần đây, căng thẳng tiếp tục leo thang với các cuộc đối đầu giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu hải cảnh Philippines tại Bãi Cỏ Mây. Chưa đầy ba tuần (từ 22/10 đến 10/11), Bắc Kinh đã hai lần “thực hiện các hành động nguy hiểm”—từ phun vòi rồng đến trực tiếp va chạm—để ngăn chặn tàu của Manila tiếp tế lương thực cho lực lượng đồn trú của nước này đang đóng tại đây. Trước đó, tàu hải cảnh của hai nước đã chạm trán trên biển vào các ngày 23/4 và 5/8.
Không những vậy, Trung Quốc đã bắn pháo sáng để phô diễn bá quyền và đe dọa máy bay của các quốc gia khác trên không phận quốc tế tại Biển Đông. Các hành động này không đơn thuần là bảo vệ cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông mà còn cho thấy tham vọng của Bắc Kinh trong việc chiếm hữu các thực thể ở vùng biển này.
Từ “quyền lịch sử” vô căn cứ sang “chiếm hữu thực sự”
Trong công hàm đệ trình lên Liên Hợp Quốc (năm 2009) phản đối hồ sơ chung ranh giới ngoài thềm lục địa của Malaysia và Việt Nam, Trung Quốc đã đính kèm bản đồ “đường chín đoạn” (nine-dash line) công khai quan điểm về yêu sách chủ quyền bao trùm hơn 80% diện tích Biển Đông. Theo nội dung công hàm, Trung Quốc khẳng định chủ quyền “không thể chối cãi” của nước này đối với “các đảo trong Biển Đông và các vùng nước kế cận”, “các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy của chúng”.
Trung Quốc tuyên bố rằng “quần đảo ở Biển Đông là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc” và “được xác lập mang tính lịch sử”. Để chứng minh và bảo vệ yêu sách “vùng nước lịch sử”, Trung Quốc viện dẫn các tài liệu và chứng cứ cho rằng “người Trung Quốc đã sinh sống và hoạt động sản xuất trên các đảo ở Biển Đông và các vùng biển liên quan từ xa xưa. Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên, phát triển và sử dụng các đảo ở Biển Đông và các vùng nước liên quan”. Theo các ghi chép lịch sử của quốc gia này, yêu sách trên biển có thể đã có từ thế kỷ thứ hai vào thời nhà Hán. Cụ thể, các nhà thám hiểm và quan chức chính phủ nước này đã thực hiện các chuyến hải trình qua Biển Đông để khảo sát các khu vực khác của châu Á.
Tuy nhiên, các bằng chứng Bắc Kinh đưa ra để củng cố cho “chủ quyền lịch sử” là mơ hồ và không đáng tin cậy. Vào năm 2016, trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền Biển Đông, phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tuyên bố yêu sách chủ quyền của Trung Quốc là bất hợp pháp, không có căn cứ pháp lý và lịch sử. Theo đó, nước này không có quyền yêu sách vùng đặc quyền kinh tế cũng như “quyền lịch sử” tại Biển Đông để khai thác tài nguyên trong khu vực, căn cứ theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Nhiều quốc gia khác cũng bày tỏ lập trường về vấn đề Biển Đông và bác bỏ yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc. Việc viện dẫn yếu tố lịch sử không căn cứ và mơ hồ khiến cho lập luận của Bắc Kinh càng trở nên yếu kém và khiến quốc gia này dần mất đi tính chính danh trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông.
Đáng chú ý, “quyền lịch sử” thường xuyên bị phớt lờ và các luật gia “không mấy mặn mà” với khía cạnh này khi xử lý các tranh chấp chủ quyền; “quyền lịch sử” cũng ngày càng ít giá trị trong luật pháp quốc tế hiện đại. Trong Phán quyết năm 2016, Tòa trọng tài cũng khẳng định trong UNCLOS không có quy định nào trao quy chế các quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, biển cả và vùng đáy biển quốc tế.
Ngược lại, chiếm hữu hiệu quả là bằng chứng thuyết phục nhất được viện dẫn khi nêu lên các yêu sách chủ quyền. Theo nguyên tắc chiếm hữu thật sự (à titre de souverain)—một trong các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế, và được quy định trong Định ước Berlin 1885—quốc gia được công nhận chiếm hữu phải thực thi và duy trì quyền lực lâu dài trên lãnh thổ đó, bên cạnh việc thông báo chiếm hữu (ngày nay điều này được coi là không quan trọng). Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) coi chiếm hữu thực sự (effectivités) là nguyên tắc và được hiểu là hành động thực thi quyền lực của một quốc gia trên lãnh thổ đó.
Mặc dù Định ước Berlin đã bị hủy bỏ vì thế giới hiện nay không còn lãnh thổ vô chủ, nhưng nguyên tắc chiếm hữu thật sự vẫn giữ nguyên giá trị và được các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Do đó, các hành động quyết đoán của Trung Quốc là chỉ dấu báo hiệu nước này có thể sẽ “chiếm hữu thực sự” tại Biển Đông.
Các động thái chuẩn bị cho kịch bản “chiếm hữu thực sự”
Mặc dù yêu sách chủ quyền không có cơ sở pháp lý và bị Tòa trọng tài bác bỏ, Trung Quốc vẫn không có ý định từ bỏ nó. Bắc Kinh phớt lờ các phán quyết của tòa án quốc tế và tiếp tục đơn phương tuyên bố chủ quyền, thậm chí mưu tính lâu dài cho âm mưu kiểm soát Biển Đông. Thông qua chứng minh năng lực thực thi chấp pháp trên thực tế và khả năng đảm bảo các yêu cầu và điều kiện an toàn cho quá trình lưu thông vận tải tại vùng tranh chấp vượt trội hơn các nước khác theo nguyên tắc chiếm hữu thật sự, Trung Quốc có thể giành được lợi thế đối với xu hướng phân định biển trong tương lai. Theo đó, các tòa án quốc tế có xu hướng ưu tiên cho quốc gia thể hiện năng lực thực tế vượt trội tại vùng biển tranh chấp, bao gồm năng lực thực thi chấp pháp và khả năng đảm bảo an toàn hàng hải trên mặt biển, dưới nước và đáy biển.
Một số động thái đáng chú ý của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian qua:
Thứ nhất, Trung Quốc tăng cường xây dựng và cải tạo trái phép các bãi đá ngầm thành các đảo nhân tạo tại Biển Đông, mở đầu bằng sự kiện năm 2014 khi Bắc Kinh đã biến một rạn san hô thành hòn đảo lớn nhất ở Trường Sa. Hoạt động này nằm trong kế hoạch mở rộng Đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là Đá Yongshu - Vĩnh Thử) đang tranh chấp thành một hòn đảo nhân tạo hoàn chỉnh, có đường băng và cảng biển để phục vụ cho việc triển khai các hoạt động quân sự. Việc cải tạo này cung cấp cho Trung Quốc một tiền đồn quan trọng để triển khai các hoạt động dân sự và quân sự tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Kể từ đó, Trung Quốc liên tục cải tạo, bồi đắp và quân sự hóa các đảo mà quốc gia này đang chiếm đóng trái phép. Cụ thể, Trung Quốc cải tạo Đá Su Bi, Đá Vành Khăn, Đá Gạc Ma, Đá Châu Viên, Đá Tư Nghĩa, Đá Ga Ven và Én Đất. Hiện nay, tổng diện tích bồi đắp của Trung Quốc tại Biển Đông là khoảng 13 km2.
Để biện hộ cho các hành động cải tạo đơn phương và trái phép của mình, bà Hoa Xuân Doanh (Hua Chunying) - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, lập luận rằng các kế hoạch cải tạo và sử dụng các đảo nhân tạo trên Biển Đông là “cần thiết do rủi ro từ những cơn bão gây ra với nhiều tuyến hàng hải xa đất liền” và “đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự” của nước này. Ngoài ra, theo lập luận của bà Hoa, các hoạt động của Bắc Kinh còn giúp cung cấp dịch vụ dân sự có ích cho các nước láng giềng như xây dựng nơi trú ẩn, hỗ trợ điều hướng, tìm kiếm và cứu hộ, dịch vụ dự báo khí tượng hàng hải, dịch vụ nghề cá và các thủ tục hành chính cần thiết.
Thứ hai, Trung Quốc sử dụng công nghệ tiên tiến để củng cố yêu sách hàng hải và về lâu dài là phục vụ cho mục đích kiểm soát Biển Đông. Vào tháng ba, một nhóm nghiên cứu từ Trường Cao đẳng Khoa học và Kỹ thuật Vận tải, Đại học Hàng không Dân dụng Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để mô phỏng các hoạt động xây dựng và vận hành mạng lưới cơ sở hạ tầng hậu cần trên biển. Theo đó, việc chạy mô phỏng AI sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế, phục vụ công tác hậu cần và tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông, mặc cho tổng chi phí có thể dao động từ 6-20 tỷ nhân dân tệ (khoảng 870 triệu đến 2,9 tỷ USD) và kéo dài trong một thập kỷ.
Năm 2022, Trung Quốc phát triển và thử nghiệm công nghệ liên lạc đường dài dưới nước cho phép tàu ngầm và thiết bị không người lái duy trì liên lạc trên phạm vi hơn 30.000 km2. Theo báo cáo, thiết bị nghe đã thu được tín hiệu âm thanh từ khoảng cách 105 km ở độ sâu 200 mét trong một cuộc thử nghiệm thực địa tại một lối đi thiết yếu cho tàu ngầm. Theo Liu Songzuo - nhà khoa học đứng đầu dự án nghiên cứu trên, kết quả này đã chứng minh “tính hữu ích và hiệu suất tốt của công nghệ mới trong việc mở rộng phạm vi và hiệu quả của liên lạc dưới nước”.
Trung Quốc cũng dùng vệ tinh để tăng cường giám sát các khu vực nhạy cảm tại Biển Đông. Tờ South China Morning Post của Hồng Kông đưa tin Trung Quốc đã xây dựng hai trạm mặt đất cho hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu (BeiDou) tại các ngọn hải đăng trên Đá Bắc và Đá Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa mà nước này đang chiếm đóng trái phép. Chính quyền Bắc Kinh lập luận rằng mục đích của việc triển khai hai trạm này là nhằm “giải quyết vấn đề điểm mù” trong phạm vi phủ sóng của hệ thống nhận dạng tàu tự động. Nó được cho là “cung cấp sự hỗ trợ mạnh mẽ” cho việc giám sát tàu thuyền và “bảo vệ sinh thái các đảo và rạn san hô” ở “thành phố Tam Sa” (Trung Quốc đơn phương đặt tên, bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam), đồng thời “cung cấp các dịch vụ hàng hải an toàn hơn và đáng tin cậy hơn” cho các tàu thuyền ở Biển Đông.
Ngoài ra, Trung Quốc còn tăng cường năng lực tác chiến và thông tin liên lạc tại Biển Đông. Cụ thể, chính phủ nước này cho lắp đặt mạng lưới các thiết bị cảm biến và thông tin liên lạc nổi và cố định giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa. Hệ thống này do Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC) phát triển nhằm “hỗ trợ việc thăm dò và kiểm soát môi trường hàng hải bằng công nghệ thông tin”. Bắc Kinh cũng triển khai hệ thống thông tin liên lạc và tình báo tín hiệu (SIGINT) quan trọng trong các khu vực tranh chấp gay gắt ở Biển Đông.
Báo cáo năm 2023 của Bộ Quốc phòng Mỹ về sự phát triển quân sự và an ninh của Trung Quốc cho biết Quân đội Trung Quốc (PLA) sở hữu và vận hành khoảng một nửa số hệ thống tình báo, giám sát và do thám (ISR) của thế giới. Tính đến tháng 3/2022, số lượng đội vệ tinh ISR của Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ, với hơn 290 hệ thống và gần gấp đôi số hệ thống trên quỹ đạo của Trung Quốc kể từ năm 2018. Điều này cho phép Trung Quốc sở hữu năng lực giám sát, theo dõi và nhắm mục tiêu vào các lực lượng của Mỹ và đồng minh gần như trên toàn thế giới, nhất là ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cản trở các quốc gia ngoài khu vực can dự vào Biển Đông.
Thứ ba, Trung Quốc duy trì sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia công tác “quản lý”, duy trì ảnh hưởng và thực hiện các hành động phi pháp tại Biển Đông. Các lực lượng đó bao gồm dân binh, hải cảnh, hải quân, nhóm tàu khảo sát hàng hải và tàu hải tuần. Năm lực lượng này chủ yếu triển khai các hoạt động tuần tra, quấy rối và cản trở tàu thuyền các quốc gia khác tại vùng biển tranh chấp nhưng không để xung đột leo thang thành chiến tranh nóng.
Thay vì dấn thân vào một cuộc chiến công khai với quy mô tốn kém và đầy nguy hiểm, Trung Quốc duy trì tình trạng dưới ngưỡng xung đột vũ trang với các bên tranh chấp thông qua các hoạt động “vùng xám” (grey zone). Các hoạt động dưới ngưỡng chiến tranh này giúp Trung Quốc tránh vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ của luật quốc tế và cho phép cường quốc này duy trì liên tục việc thực thi chấp pháp trên thực tế, dù hoạt động này là bất hợp pháp.
Hiện vẫn chưa có một cơ chế hữu hiệu để ngăn chặn các hành động đơn phương và “bá quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông, trong khi nước này tiếp tục các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế có chủ đích. Thông qua duy trì các lập luận mơ hồ, kết hợp sức mạnh cơ bắp với công cụ kinh tế, Trung Quốc liên tục gia tăng sức ép lên các bên tranh chấp và cản trở sự can dự của các cường quốc bên ngoài. Các hành động này tạo điều kiện cho Bắc Kinh thiết lập “bá quyền trên biển” và từng bước tích lũy đầy đủ các điều kiện cần thiết để tiến đến độc chiếm toàn bộ vùng tranh chấp, nhất là khi Biển Đông là “nguồn gốc của xung đột lâu dài và phần thưởng là quyền kiểm soát hệ thống hàng hải quốc tế”.
Từ khoá: Trung Quốc Philippines Bãi Cỏ Mây chiến thuật vùng xám UNCLOS 1982