Biển Đông
14 PHÚT ĐỌC

Mỹ, Philippines và Biển Đông, sẽ ra sao dưới thời Trump 2.0?

Sự “mềm yếu” của chính quyền Biden khiến Manila phải tự lực cánh sinh trước sức ép của Trung Quốc ở Biển Đông. Với sự “trở lại” của Trump, Mỹ có thể làm gì để bảo vệ đồng minh?

Huỳnh Tâm Sáng 25/11/2024
Image
Sự thất thường của ông Trump có thể khiến lãnh đạo Trung Quốc ở Trung Nam Hải phải cân nhắc trước khi có các hành động làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông. (C): USA Today

Biển Đông – điểm nóng chiến lược tại Đông Nam Á – rất có thể chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt là khi Tổng thống Donald Trump đã “trở lại” Nhà Trắng. Dù Mỹ không có tuyên bố chủ quyền tại khu vực này, nhưng những lợi ích chiến lược của siêu cường như tự do hàng hải, bảo vệ các đồng minh, và ngăn chặn Trung Quốc trở thành “bá quyền khu vực” đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Chính quyền Biden “yếu thế” trước Trung Quốc

Dưới thời Tổng thống Joe Biden, tình hình Biển Đông trở nên nóng bỏng với việc Trung Quốc tăng cường sức ép với các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực, nhất là với Philippines, một đồng minh thân cận của Mỹ tại Đông Nam Á.

Cụ thể, các tàu thuyền Philippines thường xuyên đối mặt với các cuộc phong tỏa, đâm va, tấn công bằng vòi rồng, và thậm chí là các cuộc tấn công bằng vũ khí của các tàu Trung Quốc. Những cuộc đối đầu bạo lực mà Trung Quốc là bên gây hấn không chỉ làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông mà còn làm suy yếu sự ổn định hàng hải tại khu vực đóng vai trò là một hành lang quan trọng nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Việc Bắc Kinh leo thang căng thẳng với Manila qua các hành động cưỡng ép làm gia tăng rủi ro điểm nóng này bùng phát thành xung đột. Chính sách “bên miệng hố chiến tranh” (brinkmanship) của Trung Quốc có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng lớn ở Biển Đông, đe doạ tự do hàng hải trong khu vực và khiến sự tín nhiệm của Mỹ bị thử thách.

Trước sức ép từ Trung Quốc, Washington thiếu các công cụ hoặc quyết tâm chống lại hành động của Bắc Kinh. Để ứng phó với các hành động gây hấn của Trung Quốc, chính quyền Biden vẫn ưu tiên cho ngoại giao (diplomacy) hơn là răn đe (deterrence). Thật vậy, Biden đã nhiều lần nỗ lực xoa dịu căng thẳng với Bắc Kinh và ưu tiên cho ổn định mối quan hệ song phương. Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Tổng thống Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể gặp mặt trực tiếp trước khi kết thúc năm.

Thế nhưng, Mỹ đang yếu thế hơn Trung Quốc khi chiến dịch bắt nạt và cưỡng ép của Bắc Kinh đối với Manila vẫn tiếp diễn. Chính quyền Biden dường như không quá quan tâm đến những tác động chiến lược dài hạn của việc Bắc Kinh từng bước nỗ lực thống trị khu vực. Thay vào đó, Mỹ quan tâm hơn đến khả năng quan hệ với Trung Quốc có thể chuyển sang trạng thái đối đầu do các sự cố trên Biển Đông. Trong Thông điệp Liên bang vào tháng 3, Tổng thống Biden tuyên bố rằng ông muốn “cạnh tranh nhưng không xung đột với Trung Quốc”. Bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Lima (Peru) vào tháng 11, ông Biden tiếp tục nhắc lại thông điệp này. Tuy nhiên, chiến lược bành trướng của Trung Quốc về bản chất là xung đột.

Tâm thế phòng thủ và chú trọng răn đe lý giải cho việc Washington hiện vẫn duy trì tâm lý cảnh giác trước các hành vi gây hấn của Bắc Kinh. Điều quan ngại là chính quyền Biden chưa có hành động hỗ trợ rõ rệt, ngoại trừ việc tiếp tục những tuyên bố nhấn mạnh quan hệ gắn kết giữa nước này với Manila và mong muốn quản lý xung đột với Trung Quốc.

Cho đến nay, có lẽ không quá đáng khi khẳng định rằng chính quyền Biden đã thất bại trong nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc cưỡng ép đồng minh thân cận, với việc Bắc Kinh không phải chịu bất kỳ hậu quả nào khi gây sức ép lên Philippines. Rốt cuộc, cách tiếp cận ngoại giao là chủ đạo và các tuyên bố rằng quan hệ Mỹ - Philippines được dựa trên “cam kết sắt đá” (ironclad commitment) của Hiệp ước an ninh chung năm 1951 là không đủ để bảo vệ Philippines trước hàng loạt hành động cưỡng ép của Trung Quốc.

Sự chậm chạp của chính quyền Biden đã khiến Manlia gần như phải “tự lực cánh sinh” thông qua “Sáng kiến Minh bạch” (Transparency Initiative) bằng cách phơi bày các hành vi cưỡng chế và trái pháp luật của Trung Quốc tại Biển Đông, lên án hành vi bá quyền trên biển của cường quốc này, đồng thời thắt chặt hơn các quan hệ an ninh hàng hải với Nhật Bản, Australia, và Việt Nam. Tuy vậy, cách tiếp cận chừng mực của Manila là không đủ để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của nước này ở Biển Đông. Sức ép của Trung Quốc vẫn không giảm và Mỹ chưa có thêm bất kỳ động thái nào đáng chú ý để bảo vệ Manila.

Nhìn chung, việc duy trì sáng kiến ​​minh bạch phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như mức độ cam kết và hành động thực chất của Mỹ trong việc hỗ trợ Philippines và thời gian kiên nhẫn của Trung Quốc sẽ kéo dài bao lâu. Năng lực chống chọi của Manila cũng phụ thuộc vào khả năng của chính phủ nước này trong nỗ lực vượt qua những xáo trộn chính trị nội bộ, nhất là mối rạn nứt nghiêm trọng trong liên minh Marcos - Duterte.

Vấn đề nghiêm trọng là chính quyền Marcos vẫn đang chật vật ứng phó với các hành động gây hấn của Trung Quốc. Vào ngày 14/11, lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng với Philippines khi tiến hành các cuộc tuần tra để xác quyết chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough mà nước này đã chiếm từ Philippines vào năm 2012. Những hành động này là tín hiệu “trả đũa“ sau khi Tổng thống Ferdinand Marcos, vào ngày 8/11, đã ban hành hai đạo luật, gồm Luật Các Khu vực biển (Maritime Zones Act) và Luật Các tuyến đường biển của quần đảo (Archipelagic Sea Lanes Act), để củng cố chủ quyền của Philippines ở Biển Đông và bác bỏ các yêu sách phi lý của Trung Quốc.

Có thể nhận thấy, vấn đề cấp bách ở Biển Đông trong những năm gần đây là tần suất đối đầu ngày càng tăng ở các “vùng xám” (gray zones) - những tình huống mà việc sử dụng vũ lực là mơ hồ hoặc tinh vi, thường khôngdẫn đến xung đột vũ trang trên diện rộng nhưng vẫn đe dọa sự ổn định của khu vực. Việc Trung Quốc “khôn khéo” khi chỉ gây tổn thương về người, tài sản và tăng cường sức ép tâm lý nhằm đảm bảo căng thẳng dưới ngưỡng xung đột khiến Mỹ và Philippines khó phối hợp thực chất và đặt Manila trước rủi ro tiếp tục phải đơn phương chống chọi với Bắc Kinh ở Biển Đông.

Chính quyền Trump có thể làm gì để bảo vệ Philippines?

Trong nhiệm kỳ đầu tiên (2017-2021), chính quyền Trump đã có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, bác bỏ các yêu sách lãnh thổ phi pháp của nước này, và tăng cường tuần tra và tập trận trong khu vực. Trong Chiến lược An ninh Quốc gia (National Security Strategy) năm 2017, chính quyền Trump đã trực tiếp chỉ trích các hành động cưỡng ép của Trung Quốc ở Biển Đông: “Những nỗ lực xây dựng và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông [của Trung Quốc] gây nguy hiểm cho dòng chảy thương mại tự do, đe dọa chủ quyền của các quốc gia khác và làm suy yếu sự ổn định trong khu vực”.

Bên cạnh đó, Tổng thống Trump đã tăng cường các cam kết quốc phòng với đồng minh. Vào tháng 2/2019, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Mike Pompeo đã đảm bảo với Philippines rằng bất kỳ cuộc tấn công nào vào máy bay hoặc tàu của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ - Philippines được ký vào năm 1951.

Tuy nhiên, việc Mỹ dưới thời Trump sẽ ủng hộ đồng minh đến mức nào vẫn còn là một câu hỏi lớn. Thứ nhất là Tổng thống Trump không dành sự ưu tiên hay quan tâm đến các liên minh. Ông định hướng chính sách đối ngoại của Mỹ với các đồng minh dựa trên quan hệ “có qua có lại” – nghĩa là các đồng minh phải đóng góp nhiều hơn để đổi lấy sự bảo vệ từ Mỹ. Do đó, Philippines sẽ phải tăng cường quan hệ kinh tế với Mỹ, song song với đó là phải khéo léo trong ứng xử để “tránh làm phật lòng” đồng minh lớn hơn.

Thứ hai là về góc độ cá tính thì Trump rất khó đoán định; điều này hoàn toàn khác biệt so với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden. Chính sự thay đổi thất thường của Trump khiến các đồng minh như Philippines quan ngại. Tuy vậy, có một khả năng diễn ra song song. Đó là sự thất thường của ông Trump cũng khiến lãnh đạo Trung Quốc ở Trung Nam Hải phải cân nhắc trước khi có các hành động làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông.

Mặc dù chính quyền Trump chưa vạch ra/ công bố kế hoạch cụ thể về Biển Đông, Mỹ có thể theo đuổi khẩu hiệu chính sách đối ngoại với tầm nhìn rộng lớn là: “hòa bình dựa trên sức mạnh” (peace through strength). Chính quyền Trump rất có thể gửi tín hiệu đến Trung Quốc rằng bất kỳ hành động “quá giới hạn” nào ở Biển Đông – như gây sức ép và cưỡng ép quân sự các đồng minh và đối tác của Mỹ ở vùng biển này – sẽ đổi lấy sự cô lập lớn hơn, nhất là việc Mỹ tăng cường đánh thuế các mặt hàng của Trung Quốc.

Nhiều khả năng Mỹ dưới thời Trump sẽ cứng rắn hơn đối với các hoạt động bành trướng của Trung Quốc. Mỹ có thể gửi tín hiệu đến Trung Quốc rằng an ninh Biển Đông là một bức khảm quan trọng trong tổng thể mối quan tâm của Washington đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Vì vậy, sẽ là sai lầm nếu Trung Quốc có ý định thử thách hay đánh giá thấp quyết tâm của chính quyền mới.

Trong nhiệm kỳ 2, chính quyền Trump sẽ triển khai tập trận hàng hải với các đồng minh tại khu vực và mở rộng các cơ sở quân sự mà Mỹ được phép tiếp cận theo Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) được ký kết vào năm 2014 trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Philippines khi đó là Benigno Aquino III. Các hoạt động này giúp tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông – không gian chiến lược trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Đồng thời, Mỹ có thể đẩy mạnh việc hỗ trợ thiết bị quân sự cho Philippines để giúp đồng minh tăng cường năng lực răn đe, qua đó gián tiếp bảo vệ các lợi ích kinh tế của nước này tại khu vực. Mỹ cũng có khả năng tận dụng 9 căn cứ hải quân và không quân của Philippines mà siêu cường đã tiếp cận được trong thập kỷ qua, hai trong số đó đối diện Đài Loan và phía Nam Trung Quốc, để gây sức ép lớn hơn với Bắc Kinh, từ đó đảm bảo nước này sẽ phải trả cái giá lớn hơn nhiều so với lợi ích từ việc gây hấn với Philippines.

Điểm tích cực là hiện nay cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đều ưu tiên chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, bao gồm cả ở khu vực Biển Đông. Nội các của Trump cũng gồm các quan chức trẻ, nhiệt huyết và có quan điểm chống Trung Quốc gay gắt, góp phần cho thấy mối quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc sẽ là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của chính quyền mới. Điều này có thể giúp thúc đẩy hợp tác quân sự và tăng cường cam kết an ninh của Mỹ đối với Philippines khi Trump trở lại Nhà Trắng vào đầu năm sau.

Về phía Philippines, Tổng thống Ferdinand Marcos đã nhanh chóng bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống đắc cử. Trong thông điệp vào ngày 6/11 để chúc mừng chiến thắng của Trump, ông Marcos tuyên bố: “Tôi hy vọng rằng liên minh vững chắc này, đã được thử thách trong chiến tranh và hòa bình, sẽ là một sức mạnh thiện chí mở đường cho sự thịnh vượng và hữu nghị trong khu vực và cả hai bên bờ Thái Bình Dương”.

Không dừng ở tuyên bố, Manila đã có hành động thực chất nhằm gây thiện cảm với chính quyền mới ở Washington. Sau khi Trump đắc cử, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro tuyên bố nước này muốn mua hệ thống phóng tên lửa tầm trung (MRC), hay còn gọi là “Typhon”, của Mỹ để tăng cường khả năng phòng thủ trước Trung Quốc. Động thái của Manila trước mắt có thể “làm hài lòng” Trump và giúp tạo thiện cảm giữa các nhà lãnh đạo - yếu tố rất quan trọng vì giúp duy trì quan hệ nồng ấm để tạo đà cho hợp tác an ninh chặt chẽ hơn giữa hai đồng minh.

Trong nhiệm kỳ đầu của Trump, Philippines dưới thời Rodrigo Duterte có xu hướng “xa Mỹ, gần Trung”. Do đó nước này không có nhiều động thái xích lại gần Mỹ. Dưới thời Marcos, Manila đang cố gắng chấp nhận Mỹ hơn (thực chất là buộc phải thích ứng với quan điểm “giao dịch” trong chính sách đối ngoại của tân tổng thống Mỹ), đồng thời mong đợi đồng minh sẽ hỗ trợ mình nhiều hơn để ứng phó với Trung Quốc.

Để nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Mỹ thì Philippines sẽ phải làm nhiều hơn để đưa quan hệ đi vào quỹ đạo gắn bó thực chất. Với Trump, tuyên bố thắt chặt quan hệ phải kèm theo hành động cụ thể. Có thể dự đoán là chính quyền Trump sẽ yêu cầu Philippines tăng cường trách nhiệm phòng thủ chung (có nghĩa là đảm bảo quyền tiếp cận của Mỹ đối với các căn cứ của Manila). Bên cạnh đó, quốc gia Đông Nam Á rất có thể sẽ phải tăng ngân sách quốc phòng hằng năm như sự “san sẻ” trong quan hệ với Mỹ.

Hiện chưa có nhiều tín hiệu cho thấy Trump sẽ ủng hộ Manila đến mức nào để giúp đồng minh ứng phó với một Trung Quốc ngày thêm quyết đoán. Trước mắt, quan điểm chống Trung Quốc trong nội các của chính quyền Trump và động thái xích lại gần với Mỹ từ chính quyền Marcos là cơ sở cho sự “lạc quan thận trọng”: mở ra khả năng tăng cường quan hệ song phương để răn đe và kiềm chế hành vi bá quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Biển Đông – điểm nóng chiến lược tại Đông Nam Á – rất có thể chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt là khi Tổng thống Donald Trump đã “trở lại” Nhà Trắng. Dù Mỹ không có tuyên bố chủ quyền tại khu vực này, nhưng những lợi ích chiến lược của siêu cường như tự do hàng hải, bảo vệ các đồng minh, và ngăn chặn Trung Quốc trở thành “bá quyền khu vực” đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Chính quyền Biden “yếu thế” trước Trung Quốc

Dưới thời Tổng thống Joe Biden, tình hình Biển Đông trở nên nóng bỏng với việc Trung Quốc tăng cường sức ép với các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực, nhất là với Philippines, một đồng minh thân cận của Mỹ tại Đông Nam Á.

Cụ thể, các tàu thuyền Philippines thường xuyên đối mặt với các cuộc phong tỏa, đâm va, tấn công bằng vòi rồng, và thậm chí là các cuộc tấn công bằng vũ khí của các tàu Trung Quốc. Những cuộc đối đầu bạo lực mà Trung Quốc là bên gây hấn không chỉ làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông mà còn làm suy yếu sự ổn định hàng hải tại khu vực đóng vai trò là một hành lang quan trọng nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Việc Bắc Kinh leo thang căng thẳng với Manila qua các hành động cưỡng ép làm gia tăng rủi ro điểm nóng này bùng phát thành xung đột. Chính sách “bên miệng hố chiến tranh” (brinkmanship) của Trung Quốc có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng lớn ở Biển Đông, đe doạ tự do hàng hải trong khu vực và khiến sự tín nhiệm của Mỹ bị thử thách.

Trước sức ép từ Trung Quốc, Washington thiếu các công cụ hoặc quyết tâm chống lại hành động của Bắc Kinh. Để ứng phó với các hành động gây hấn của Trung Quốc, chính quyền Biden vẫn ưu tiên cho ngoại giao (diplomacy) hơn là răn đe (deterrence). Thật vậy, Biden đã nhiều lần nỗ lực xoa dịu căng thẳng với Bắc Kinh và ưu tiên cho ổn định mối quan hệ song phương. Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Tổng thống Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể gặp mặt trực tiếp trước khi kết thúc năm.

Thế nhưng, Mỹ đang yếu thế hơn Trung Quốc khi chiến dịch bắt nạt và cưỡng ép của Bắc Kinh đối với Manila vẫn tiếp diễn. Chính quyền Biden dường như không quá quan tâm đến những tác động chiến lược dài hạn của việc Bắc Kinh từng bước nỗ lực thống trị khu vực. Thay vào đó, Mỹ quan tâm hơn đến khả năng quan hệ với Trung Quốc có thể chuyển sang trạng thái đối đầu do các sự cố trên Biển Đông. Trong Thông điệp Liên bang vào tháng 3, Tổng thống Biden tuyên bố rằng ông muốn “cạnh tranh nhưng không xung đột với Trung Quốc”. Bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Lima (Peru) vào tháng 11, ông Biden tiếp tục nhắc lại thông điệp này. Tuy nhiên, chiến lược bành trướng của Trung Quốc về bản chất là xung đột.

Tâm thế phòng thủ và chú trọng răn đe lý giải cho việc Washington hiện vẫn duy trì tâm lý cảnh giác trước các hành vi gây hấn của Bắc Kinh. Điều quan ngại là chính quyền Biden chưa có hành động hỗ trợ rõ rệt, ngoại trừ việc tiếp tục những tuyên bố nhấn mạnh quan hệ gắn kết giữa nước này với Manila và mong muốn quản lý xung đột với Trung Quốc.

Cho đến nay, có lẽ không quá đáng khi khẳng định rằng chính quyền Biden đã thất bại trong nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc cưỡng ép đồng minh thân cận, với việc Bắc Kinh không phải chịu bất kỳ hậu quả nào khi gây sức ép lên Philippines. Rốt cuộc, cách tiếp cận ngoại giao là chủ đạo và các tuyên bố rằng quan hệ Mỹ - Philippines được dựa trên “cam kết sắt đá” (ironclad commitment) của Hiệp ước an ninh chung năm 1951 là không đủ để bảo vệ Philippines trước hàng loạt hành động cưỡng ép của Trung Quốc.

Sự chậm chạp của chính quyền Biden đã khiến Manlia gần như phải “tự lực cánh sinh” thông qua “Sáng kiến Minh bạch” (Transparency Initiative) bằng cách phơi bày các hành vi cưỡng chế và trái pháp luật của Trung Quốc tại Biển Đông, lên án hành vi bá quyền trên biển của cường quốc này, đồng thời thắt chặt hơn các quan hệ an ninh hàng hải với Nhật Bản, Australia, và Việt Nam. Tuy vậy, cách tiếp cận chừng mực của Manila là không đủ để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của nước này ở Biển Đông. Sức ép của Trung Quốc vẫn không giảm và Mỹ chưa có thêm bất kỳ động thái nào đáng chú ý để bảo vệ Manila.

Nhìn chung, việc duy trì sáng kiến ​​minh bạch phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như mức độ cam kết và hành động thực chất của Mỹ trong việc hỗ trợ Philippines và thời gian kiên nhẫn của Trung Quốc sẽ kéo dài bao lâu. Năng lực chống chọi của Manila cũng phụ thuộc vào khả năng của chính phủ nước này trong nỗ lực vượt qua những xáo trộn chính trị nội bộ, nhất là mối rạn nứt nghiêm trọng trong liên minh Marcos - Duterte.

Vấn đề nghiêm trọng là chính quyền Marcos vẫn đang chật vật ứng phó với các hành động gây hấn của Trung Quốc. Vào ngày 14/11, lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng với Philippines khi tiến hành các cuộc tuần tra để xác quyết chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough mà nước này đã chiếm từ Philippines vào năm 2012. Những hành động này là tín hiệu “trả đũa“ sau khi Tổng thống Ferdinand Marcos, vào ngày 8/11, đã ban hành hai đạo luật, gồm Luật Các Khu vực biển (Maritime Zones Act) và Luật Các tuyến đường biển của quần đảo (Archipelagic Sea Lanes Act), để củng cố chủ quyền của Philippines ở Biển Đông và bác bỏ các yêu sách phi lý của Trung Quốc.

Có thể nhận thấy, vấn đề cấp bách ở Biển Đông trong những năm gần đây là tần suất đối đầu ngày càng tăng ở các “vùng xám” (gray zones) - những tình huống mà việc sử dụng vũ lực là mơ hồ hoặc tinh vi, thường khôngdẫn đến xung đột vũ trang trên diện rộng nhưng vẫn đe dọa sự ổn định của khu vực. Việc Trung Quốc “khôn khéo” khi chỉ gây tổn thương về người, tài sản và tăng cường sức ép tâm lý nhằm đảm bảo căng thẳng dưới ngưỡng xung đột khiến Mỹ và Philippines khó phối hợp thực chất và đặt Manila trước rủi ro tiếp tục phải đơn phương chống chọi với Bắc Kinh ở Biển Đông.

Chính quyền Trump có thể làm gì để bảo vệ Philippines?

Trong nhiệm kỳ đầu tiên (2017-2021), chính quyền Trump đã có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, bác bỏ các yêu sách lãnh thổ phi pháp của nước này, và tăng cường tuần tra và tập trận trong khu vực. Trong Chiến lược An ninh Quốc gia (National Security Strategy) năm 2017, chính quyền Trump đã trực tiếp chỉ trích các hành động cưỡng ép của Trung Quốc ở Biển Đông: “Những nỗ lực xây dựng và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông [của Trung Quốc] gây nguy hiểm cho dòng chảy thương mại tự do, đe dọa chủ quyền của các quốc gia khác và làm suy yếu sự ổn định trong khu vực”.

Bên cạnh đó, Tổng thống Trump đã tăng cường các cam kết quốc phòng với đồng minh. Vào tháng 2/2019, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Mike Pompeo đã đảm bảo với Philippines rằng bất kỳ cuộc tấn công nào vào máy bay hoặc tàu của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ - Philippines được ký vào năm 1951.

Tuy nhiên, việc Mỹ dưới thời Trump sẽ ủng hộ đồng minh đến mức nào vẫn còn là một câu hỏi lớn. Thứ nhất là Tổng thống Trump không dành sự ưu tiên hay quan tâm đến các liên minh. Ông định hướng chính sách đối ngoại của Mỹ với các đồng minh dựa trên quan hệ “có qua có lại” – nghĩa là các đồng minh phải đóng góp nhiều hơn để đổi lấy sự bảo vệ từ Mỹ. Do đó, Philippines sẽ phải tăng cường quan hệ kinh tế với Mỹ, song song với đó là phải khéo léo trong ứng xử để “tránh làm phật lòng” đồng minh lớn hơn.

Thứ hai là về góc độ cá tính thì Trump rất khó đoán định; điều này hoàn toàn khác biệt so với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden. Chính sự thay đổi thất thường của Trump khiến các đồng minh như Philippines quan ngại. Tuy vậy, có một khả năng diễn ra song song. Đó là sự thất thường của ông Trump cũng khiến lãnh đạo Trung Quốc ở Trung Nam Hải phải cân nhắc trước khi có các hành động làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông.

Mặc dù chính quyền Trump chưa vạch ra/ công bố kế hoạch cụ thể về Biển Đông, Mỹ có thể theo đuổi khẩu hiệu chính sách đối ngoại với tầm nhìn rộng lớn là: “hòa bình dựa trên sức mạnh” (peace through strength). Chính quyền Trump rất có thể gửi tín hiệu đến Trung Quốc rằng bất kỳ hành động “quá giới hạn” nào ở Biển Đông – như gây sức ép và cưỡng ép quân sự các đồng minh và đối tác của Mỹ ở vùng biển này – sẽ đổi lấy sự cô lập lớn hơn, nhất là việc Mỹ tăng cường đánh thuế các mặt hàng của Trung Quốc.

Nhiều khả năng Mỹ dưới thời Trump sẽ cứng rắn hơn đối với các hoạt động bành trướng của Trung Quốc. Mỹ có thể gửi tín hiệu đến Trung Quốc rằng an ninh Biển Đông là một bức khảm quan trọng trong tổng thể mối quan tâm của Washington đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Vì vậy, sẽ là sai lầm nếu Trung Quốc có ý định thử thách hay đánh giá thấp quyết tâm của chính quyền mới.

Trong nhiệm kỳ 2, chính quyền Trump sẽ triển khai tập trận hàng hải với các đồng minh tại khu vực và mở rộng các cơ sở quân sự mà Mỹ được phép tiếp cận theo Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) được ký kết vào năm 2014 trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Philippines khi đó là Benigno Aquino III. Các hoạt động này giúp tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông – không gian chiến lược trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Đồng thời, Mỹ có thể đẩy mạnh việc hỗ trợ thiết bị quân sự cho Philippines để giúp đồng minh tăng cường năng lực răn đe, qua đó gián tiếp bảo vệ các lợi ích kinh tế của nước này tại khu vực. Mỹ cũng có khả năng tận dụng 9 căn cứ hải quân và không quân của Philippines mà siêu cường đã tiếp cận được trong thập kỷ qua, hai trong số đó đối diện Đài Loan và phía Nam Trung Quốc, để gây sức ép lớn hơn với Bắc Kinh, từ đó đảm bảo nước này sẽ phải trả cái giá lớn hơn nhiều so với lợi ích từ việc gây hấn với Philippines.

Điểm tích cực là hiện nay cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đều ưu tiên chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, bao gồm cả ở khu vực Biển Đông. Nội các của Trump cũng gồm các quan chức trẻ, nhiệt huyết và có quan điểm chống Trung Quốc gay gắt, góp phần cho thấy mối quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc sẽ là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của chính quyền mới. Điều này có thể giúp thúc đẩy hợp tác quân sự và tăng cường cam kết an ninh của Mỹ đối với Philippines khi Trump trở lại Nhà Trắng vào đầu năm sau.

Về phía Philippines, Tổng thống Ferdinand Marcos đã nhanh chóng bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống đắc cử. Trong thông điệp vào ngày 6/11 để chúc mừng chiến thắng của Trump, ông Marcos tuyên bố: “Tôi hy vọng rằng liên minh vững chắc này, đã được thử thách trong chiến tranh và hòa bình, sẽ là một sức mạnh thiện chí mở đường cho sự thịnh vượng và hữu nghị trong khu vực và cả hai bên bờ Thái Bình Dương”.

Không dừng ở tuyên bố, Manila đã có hành động thực chất nhằm gây thiện cảm với chính quyền mới ở Washington. Sau khi Trump đắc cử, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro tuyên bố nước này muốn mua hệ thống phóng tên lửa tầm trung (MRC), hay còn gọi là “Typhon”, của Mỹ để tăng cường khả năng phòng thủ trước Trung Quốc. Động thái của Manila trước mắt có thể “làm hài lòng” Trump và giúp tạo thiện cảm giữa các nhà lãnh đạo - yếu tố rất quan trọng vì giúp duy trì quan hệ nồng ấm để tạo đà cho hợp tác an ninh chặt chẽ hơn giữa hai đồng minh.

Trong nhiệm kỳ đầu của Trump, Philippines dưới thời Rodrigo Duterte có xu hướng “xa Mỹ, gần Trung”. Do đó nước này không có nhiều động thái xích lại gần Mỹ. Dưới thời Marcos, Manila đang cố gắng chấp nhận Mỹ hơn (thực chất là buộc phải thích ứng với quan điểm “giao dịch” trong chính sách đối ngoại của tân tổng thống Mỹ), đồng thời mong đợi đồng minh sẽ hỗ trợ mình nhiều hơn để ứng phó với Trung Quốc.

Để nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Mỹ thì Philippines sẽ phải làm nhiều hơn để đưa quan hệ đi vào quỹ đạo gắn bó thực chất. Với Trump, tuyên bố thắt chặt quan hệ phải kèm theo hành động cụ thể. Có thể dự đoán là chính quyền Trump sẽ yêu cầu Philippines tăng cường trách nhiệm phòng thủ chung (có nghĩa là đảm bảo quyền tiếp cận của Mỹ đối với các căn cứ của Manila). Bên cạnh đó, quốc gia Đông Nam Á rất có thể sẽ phải tăng ngân sách quốc phòng hằng năm như sự “san sẻ” trong quan hệ với Mỹ.

Hiện chưa có nhiều tín hiệu cho thấy Trump sẽ ủng hộ Manila đến mức nào để giúp đồng minh ứng phó với một Trung Quốc ngày thêm quyết đoán. Trước mắt, quan điểm chống Trung Quốc trong nội các của chính quyền Trump và động thái xích lại gần với Mỹ từ chính quyền Marcos là cơ sở cho sự “lạc quan thận trọng”: mở ra khả năng tăng cường quan hệ song phương để răn đe và kiềm chế hành vi bá quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Từ khoá: Donald Trump Trump 2.0 Biển Đông Trung Quốc Philippines

BÀI LIÊN QUAN