Liệu Việt Nam có còn “thân Nga”?
Xu hướng đa phương hoá, đa dạng hoá trong hợp tác quốc tế và những chuyển biến địa chính trị toàn cầu khiến Hà Nội dần rời xa người bạn truyền thống.
Vào ngày 25/10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chuyến thăm Moscow nhân dịp tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo BRICS mở rộng. Như mọi cuộc gặp gỡ trước nay giữa lãnh đạo hai nước, thông điệp ngoại giao từ phía Việt Nam luôn thắm đượm tình hữu nghị truyền thống, thể hiện qua lời khẳng định của Thủ tướng rằng “Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với Liên bang Nga. Việt Nam không bao giờ [sic] quên sự ủng hộ, giúp đỡ chí nghĩa, chí tình của Nga đối với Việt Nam”. Đây là cuộc tiếp xúc cấp cao thứ ba giữa lãnh đạo hai nước trong năm 2024, sau chuyến thăm Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hồi tháng 9 và chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Vladimir Putin hồi tháng 6.
Khác với các đối tác chiến lược toàn diện khác của Việt Nam, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Pháp, Nga (bên cạnh Ấn Độ) là một trong số ít quốc gia không có lịch sử xung đột hay “nợ máu” với Việt Nam. Chính vì vậy, mối quan hệ Việt - Nga được dựng xây trên nền tảng của lòng tin chính trị vững chắc. Điều này dẫn đến một số nhận định cho rằng Việt Nam có thiên hướng “thân Nga” dù vẫn duy trì chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa.
Tuy nhiên, trải qua thời gian, đặc biệt trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu có nhiều chuyển biến mang tính chiến lược, tính hiệu quả của hợp tác Việt - Nga ngày càng bộc lộ sự bất tương xứng với vị thế đối tác chiến lược toàn diện. Do đó, đã đến lúc cần đặt câu hỏi: Liệu nhận định Việt Nam có xu hướng “thân Nga” còn đủ cơ sở?
Tình “hữu nghị bền chặt”...
Liên Xô (tên gọi trước đây của Nga) đã chính thức thiết lập quan hệ với Việt Nam từ tháng 1/1950, chỉ chưa đầy năm năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập (vào ngày 2/9/1945). Đáng chú ý, Moscow cũng là đối tác thứ hai mà Hà Nội nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện (vào năm 2012), chỉ sau Trung Quốc (vào năm 2008).
Trong chuyến thăm Hà Nội của Putin hồi tháng 6/2024, sau khi ông tái đắc cử tổng thống ở Nga vào tháng 3, Việt Nam đã thể hiện động thái ngoại giao tinh tế khi quyết định hoãn một cuộc họp với các quan chức EU về việc thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với Nga và không cử phái đoàn tham dự Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine tại Thụy Sĩ. Điều này càng nhấn mạnh sự coi trọng của Hà Nội trong quan hệ với Nga. Trong chuyến thăm lần đó, Tổng thống Putin đã được Hà Nội đón tiếp trọng thị với 21 phát đại bác và có các cuộc gặp quan trọng với toàn bộ “tứ trụ” của Việt Nam lúc bấy giờ, gồm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Không dừng lại ở đó, Đại sứ Nga tại Việt Nam, ông Gennady Stepanovich Bezdetko, đã khẳng định rằng Moscow “luôn coi trọng và mong muốn củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị bền chặt với Việt Nam, một trong những đối tác then chốt của Nga tại khu vực Đông Nam Á”. Đồng thời, ông Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt - Nga, cũng nhận định rằng việc Tổng thống Putin chọn Việt Nam là điểm đến ngay trong những tháng đầu nhiệm kỳ mới thể hiện sự coi trọng và tin cậy chính trị dành cho quan hệ hai nước.
Ngay từ những ngày đầu thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc phòng đã trở thành một trụ cột trong quan hệ Việt - Xô (nay là Việt - Nga). Với sự hỗ trợ về khí tài từ Liên Xô, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga tiếp tục duy trì hợp tác chặt chẽ về mua bán vũ khí với Việt Nam. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), tính đến năm 2022, Moscow vẫn là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Hà Nội, chiếm khoảng 60% tổng lượng mua sắm. Phần lớn các khí tài quan trọng mà Việt Nam đang sở hữu đều có nguồn gốc từ Liên Xô/Nga, chẳng hạn như máy bay chiến đấu (Su-22, Su-27, Su-30MK2), xe tăng (T-54, T-62, T-90), tàu ngầm (Kilo), và tàu chiến mặt nước (Gepard, Tarantul, Molniya).
Không chỉ trong lĩnh vực quốc phòng, hợp tác dầu khí cũng là một phần quan trọng trong quan hệ song phương. Vào năm 1979, chính phủ Việt Nam đã chính thức gửi đề nghị tới Liên Xô để nhờ hỗ trợ xây dựng ngành công nghiệp dầu khí và khai thác tại thềm lục địa phía Nam. Đến năm 1980, hai bên ký Hiệp định hợp tác thăm dò địa chất và khai thác dầu khí, tiếp đó thành lập Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro vào năm 1981. Trải qua nhiều năm, Vietsovpetro đã tiến hành thăm dò và khai thác trên hàng chục lô hợp đồng ở thềm lục địa phía Nam, đặt nền móng cho sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. Đáng chú ý, ngày 15/5/2024 là một cột mốc quan trọng khi Vietsovpetro khai thác thành công tấn dầu thứ 250 triệu, sớm hơn dự kiến hai năm.
Ngoài Vietsovpetro, hợp tác dầu khí Việt - Nga còn được mở rộng với các liên doanh khác như Rusvietpetro, Vietgazprom và sự tham gia của các tập đoàn lớn như Rosneft (đã rút vốn năm 2021), Lukoil, và TNK-BP. Hơn nữa, để phù hợp với xu thế mới của thời đại, hai nước cũng đang nỗ lực phát triển hợp tác trong lĩnh vực năng lượng sạch. Tập đoàn Novatek đang tìm kiếm cơ hội hợp tác về khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), Zarubezhneft dự định xây dựng nhà máy điện gió 1.000 MW tại Bình Thuận, và RusHydro cũng quan tâm mở rộng công suất các nhà máy thủy điện. Không dừng lại ở đó, hai bên còn tính đến khả năng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, bao gồm dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ Hạt nhân tại Việt Nam.
... nhưng thành tựu nhạt nhòa
Mặc dù hai nước duy trì những tuyên bố hợp tác mạnh mẽ và tính gắn kết được củng cố bởi một lịch sử quan hệ lâu đời, thực trạng hợp tác hiện nay giữa Việt Nam và Nga bộc lộ một khoảng cách không nhỏ giữa cam kết chính trị và thực tiễn triển khai.
Trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, dù kim ngạch thương mại hai chiều trong ba quý đầu năm 2024 tăng trưởng 40,4% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng này vẫn không phản ánh hết tiềm năng hợp tác giữa hai nước, chưa kể tốc độ đã giảm so với mốc 52% trong 5 tháng đầu năm. Thương mại song phương Việt - Nga trong cả năm 2023 (3,6 tỷ USD) chỉ bằng một phần nhỏ thương mại của Việt Nam với Trung Quốc (171 tỷ USD), Mỹ (111 tỷ USD) và EU (72 tỷ USD). Năm 2023, khách du lịch Nga, từng nằm trong số 10 nguồn khách nước ngoài hàng đầu đến Việt Nam, đã giảm xuống chỉ còn 19% so với con số năm 2019 (trước đại dịch COVID-19).
Trong lĩnh vực đầu tư, vị thế của Nga tại Việt Nam còn khá khiêm tốn. Với việc đứng thứ 26 trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam, Nga chưa thể hiện được vai trò nổi bật so với các đối tác khác. Tổng vốn đầu tư gần 988,96 triệu USD (tính đến tháng 9), tập trung vào lĩnh vực năng lượng, là không đủ lớn để phản ánh sự gắn kết về kinh tế.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu năng lượng của Việt Nam cũng là một yếu tố có thể khiến Moscow - vốn phụ thuộc vào kinh doanh nhiên liệu hoá thạch trong khi “chậm chân“ trong chuyển đổi xanh, không còn là đối tác chiếm ưu thế của Hà Nội. Trong khi đó, Việt Nam đang mở rộng và tăng cường hợp tác với các quốc gia phương Tây trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, điển hình như việc ký kết Tuyên bố Chính trị thiết lập Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) với nhóm G7 và thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Xanh với Đan Mạch (cùng trong tháng 11 năm ngoái).
Chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Saudi Arabia và Qatar - ba nhà cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) chính cho Việt Nam, cũng là một minh chứng khác cho sự chủ động của Việt Nam trong việc đa dạng hóa đối tác cung ứng năng lượng sang khu vực Trung Đông. Trong chuyến thăm của Thủ tướng đến UAE hôm 29/10, Việt Nam và UAE đã chính thức nâng cấp quan hệ lên đối tác toàn diện, với từ khoá “năng lượng” (được nhắc đến 12 lần trong tuyên bố chung) trở thành một trong những trụ cột của khuôn khổ đối tác mới. Trong nội dung làm việc với Qatar hôm 31/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính xác định hợp tác năng lượng (gồm năng lượng truyền thống và năng lượng mới) là ưu tiên trong hợp tác song phương, đồng thời đề nghị Qatar hỗ trợ Việt Nam tăng cường và duy trì đều đặn cung ứng các sản phẩm năng lượng như dầu thô, khí đốt, hóa chất, nhất là LNG(*).
Trong lĩnh vực quốc phòng, mặc dù hợp tác với Nga vẫn giữ vai trò nhất định trong việc phát triển công nghệ và sản xuất vũ khí nội địa, song Việt Nam có xu hướng tăng cường tự chủ và đa dạng hóa nguồn cung. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc phát triển năng lực quốc phòng tự chủ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Với sự hỗ trợ kỹ thuật một phần từ Nga, Việt Nam đã từng bước làm chủ công nghệ sản xuất nhiều loại vũ khí chiến lược quan trọng. Điển hình là việc phát triển thành công tên lửa dẫn đường chống tăng SCT-29, tên lửa chống tăng CTVN-18, và các tàu tên lửa được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm “Uran”. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp quốc phòng trong nước cũng đã sản xuất được các loại vũ khí bộ binh như súng phóng lựu RPG-7 (B41) và các mẫu súng trường hiện đại như STV-215, STV-380, và M16A2VN.
Những thành tựu này nằm trong chiến lược tổng thể của Việt Nam nhằm hiện đại hóa quân đội vào năm 2030, trong đó ưu tiên phát triển năng lực sản xuất nội địa trên nhiều lĩnh vực then chốt như hệ thống phòng không, công nghệ hải quân và vũ khí bộ binh tiên tiến. Nỗ lực này không chỉ thể hiện quyết tâm tự chủ trong sản xuất quốc phòng mà còn nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài, đặc biệt là từ Nga - là đối tác cung cấp vũ khí truyền thống lớn nhất của Việt Nam.
Bên cạnh tăng cường năng lực tự chủ, Việt Nam cũng đang tích cực đa dạng hóa quan hệ với các đối tác quốc phòng. Điều này được minh chứng qua việc quốc gia này ký kết nhiều thỏa thuận quốc phòng quan trọng với các đối tác mới. Cụ thể, Hà Nội đã đặt mua máy bay không người lái Boeing ScanEagle trị giá 20 triệu USD thông qua chương trình bán hàng thương mại trực tiếp với Mỹ (đã nhận chuyển giao) và 12 máy bay huấn luyện Textron T-6 Texan II trị giá 200 triệu USD từ Mỹ (đã nhận chuyển giao hai chiếc trong nửa đầu năm 2024 và dự kiến sẽ nhận 10 chiếc còn lại cho đến năm 2027). Với Israel, Việt Nam đã ký thỏa thuận mua sắm hệ thống phòng không Rafael Spyder trị giá 250 triệu USD vào năm 2015, sau đó đã nhận bàn giao và ra mắt công khai tại Việt Nam vào năm 2019. Đáng chú ý là hợp đồng giữa Việt Nam với Cộng hòa Séc về việc mua một phi đội máy bay chiến đấu hạng nhẹ L-39NG từ nhà sản xuất Aero Vodochody, với lô hàng đầu tiên đã được bàn giao vào năm 2023. Xu hướng này cho thấy rõ chiến lược đa phương hóa trong hợp tác quốc phòng của Việt Nam từ năm 2015 trở lại đây.
Thách thức từ chiến tranh Nga - Ukraine và liên kết Nga - Trung
Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, bùng nổ từ tháng 2 năm 2022, đã thách thức đáng kể hợp tác Việt - Nga. Theo Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi, trong 6 tháng đầu năm 2022, “xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đã bị cắt giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái [năm 2021] do các doanh nghiệp không thanh toán và hủy bỏ chuỗi hậu cần và chuỗi cung ứng”. Việc các ngân hàng Nga bị ngắt kết nối khỏi hệ thống thanh toán SWIFT đã khiến toàn bộ hệ thống hợp đồng thương mại Việt - Nga, trong đó có việc mua máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động thăm dò, sản xuất và lọc dầu thô, rơi vào bế tắc.
Các biện pháp trừng phạt từ phương Tây nhằm vào Moscow không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai nước, mà còn gây ra những rủi ro đáng kể trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng. Đặc biệt, Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ vướng vào Đạo luật Chống Đối thủ của Mỹ Thông qua Trừng phạt (CAATSA) nếu tiếp tục mua sắm vũ khí từ Nga. Tiền lệ từ trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia đã bị loại khỏi chương trình F-35 vào năm 2020 sau khi quyết định mua hệ thống phòng không S-400 của Nga - là một cảnh báo cho Hà Nội.
Tờ The New York Times đã đưa tin về một kế hoạch của Việt Nam được cho là nhằm lách các lệnh trừng phạt, theo đó Hà Nội sẽ sử dụng lợi nhuận từ liên doanh Rusvietpetro để thanh toán cho một thỏa thuận vũ khí trị giá 8 tỷ USD kéo dài trong 20 năm với Nga. Tuy nhiên, tính xác thực của thông tin này vẫn còn là dấu chấm hỏi khi cả Washington, Moscow và Hà Nội đều chưa đưa ra bất kỳ phản hồi chính thức nào.
Việc tuyên bố “quan hệ đối tác không giới hạn” (no limits partnership) giữa Nga và Trung Quốc vào tháng 2/2022 làm phức tạp thêm định vị chiến lược của Việt Nam. Việt Nam trong lịch sử phụ thuộc vào Nga về nguồn cung khí tài quân sự, nhưng khi Nga liên kết chặt chẽ hơn với Trung Quốc, Hà Nội có lẽ phải tái định vị cách tiếp cận của mình trong hợp tác quân sự với Moscow để đảm bảo an ninh quốc gia không bị đánh đổi bởi sự phụ thuộc này.
Khi hợp tác Nga - Trung ngày càng khăng khít, nguy cơ Moscow quay lưng với một đối tác nhỏ hơn là Hà Nội để đổi lấy lợi ích chiến lược với Bắc Kinh rất có thể xảy ra, nhất là khi hai quốc gia láng giềng châu Á có mâu thuẫn và lợi ích chồng chéo ở Biển Đông. Các chuyên gia cảnh báo rằng nếu Nga ngày càng lệ thuộc vào hợp tác với Trung Quốc trong bối cảnh bị Mỹ và các đồng minh Á - Âu cô lập, Bắc Kinh có thể tận dụng mối quan hệ gần gũi với Nga để gây sức ép lên hợp tác quân sự giữa Moscow và Hà Nội, chẳng hạn như thuyết phục Nga hạn chế cung cấp các công nghệ quốc phòng quan trọng cho Việt Nam.
Hà Nội “thân Nga”: Chỉ còn là hoài niệm!
Trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu ngày thêm biến động, nhất là những thách thức từ chiến tranh Ukraine và quan hệ ngày càng gắn kết giữa Moscow và Bắc Kinh, hợp tác Việt - Nga về thực chất đã không còn bền chặt như đã từng diễn ra trong lịch sử.
Do đó, quan điểm cho rằng Việt Nam “thân Nga” có lẽ chỉ còn là hoài niệm, là kỷ niệm thỉnh thoảng được “ôn lại” trong các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa lãnh đạo hai nước.
Mặc dù hai quốc gia vẫn duy trì quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, nhưng khoảng cách giữa những tuyên bố ngoại giao hoa mỹ và thực tiễn hợp tác ngày càng rõ nét. Sự suy giảm trong hợp tác giữa hai bên (từ hợp tác năng lượng cho đến quốc phòng) và sự tăng tốc trong việc đa dạng hóa quan hệ quốc phòng của Việt Nam làm bật lên một thực tế: Nga đã không còn là đối tác ưu tiên hàng đầu của Hà Nội.
(*) LNG tuy không phải là năng lượng tái tạo nhưng nó được xem là “bước chuyển tiếp” từ than sang năng lượng tái tạo, vì phát thải từ LNG sạch hơn 50% so với phát thải điện than truyền thống.
Vào ngày 25/10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chuyến thăm Moscow nhân dịp tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo BRICS mở rộng. Như mọi cuộc gặp gỡ trước nay giữa lãnh đạo hai nước, thông điệp ngoại giao từ phía Việt Nam luôn thắm đượm tình hữu nghị truyền thống, thể hiện qua lời khẳng định của Thủ tướng rằng “Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với Liên bang Nga. Việt Nam không bao giờ [sic] quên sự ủng hộ, giúp đỡ chí nghĩa, chí tình của Nga đối với Việt Nam”. Đây là cuộc tiếp xúc cấp cao thứ ba giữa lãnh đạo hai nước trong năm 2024, sau chuyến thăm Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hồi tháng 9 và chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Vladimir Putin hồi tháng 6.
Khác với các đối tác chiến lược toàn diện khác của Việt Nam, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Pháp, Nga (bên cạnh Ấn Độ) là một trong số ít quốc gia không có lịch sử xung đột hay “nợ máu” với Việt Nam. Chính vì vậy, mối quan hệ Việt - Nga được dựng xây trên nền tảng của lòng tin chính trị vững chắc. Điều này dẫn đến một số nhận định cho rằng Việt Nam có thiên hướng “thân Nga” dù vẫn duy trì chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa.
Tuy nhiên, trải qua thời gian, đặc biệt trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu có nhiều chuyển biến mang tính chiến lược, tính hiệu quả của hợp tác Việt - Nga ngày càng bộc lộ sự bất tương xứng với vị thế đối tác chiến lược toàn diện. Do đó, đã đến lúc cần đặt câu hỏi: Liệu nhận định Việt Nam có xu hướng “thân Nga” còn đủ cơ sở?
Tình “hữu nghị bền chặt”...
Liên Xô (tên gọi trước đây của Nga) đã chính thức thiết lập quan hệ với Việt Nam từ tháng 1/1950, chỉ chưa đầy năm năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập (vào ngày 2/9/1945). Đáng chú ý, Moscow cũng là đối tác thứ hai mà Hà Nội nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện (vào năm 2012), chỉ sau Trung Quốc (vào năm 2008).
Trong chuyến thăm Hà Nội của Putin hồi tháng 6/2024, sau khi ông tái đắc cử tổng thống ở Nga vào tháng 3, Việt Nam đã thể hiện động thái ngoại giao tinh tế khi quyết định hoãn một cuộc họp với các quan chức EU về việc thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với Nga và không cử phái đoàn tham dự Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine tại Thụy Sĩ. Điều này càng nhấn mạnh sự coi trọng của Hà Nội trong quan hệ với Nga. Trong chuyến thăm lần đó, Tổng thống Putin đã được Hà Nội đón tiếp trọng thị với 21 phát đại bác và có các cuộc gặp quan trọng với toàn bộ “tứ trụ” của Việt Nam lúc bấy giờ, gồm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Không dừng lại ở đó, Đại sứ Nga tại Việt Nam, ông Gennady Stepanovich Bezdetko, đã khẳng định rằng Moscow “luôn coi trọng và mong muốn củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị bền chặt với Việt Nam, một trong những đối tác then chốt của Nga tại khu vực Đông Nam Á”. Đồng thời, ông Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt - Nga, cũng nhận định rằng việc Tổng thống Putin chọn Việt Nam là điểm đến ngay trong những tháng đầu nhiệm kỳ mới thể hiện sự coi trọng và tin cậy chính trị dành cho quan hệ hai nước.
Ngay từ những ngày đầu thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc phòng đã trở thành một trụ cột trong quan hệ Việt - Xô (nay là Việt - Nga). Với sự hỗ trợ về khí tài từ Liên Xô, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga tiếp tục duy trì hợp tác chặt chẽ về mua bán vũ khí với Việt Nam. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), tính đến năm 2022, Moscow vẫn là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Hà Nội, chiếm khoảng 60% tổng lượng mua sắm. Phần lớn các khí tài quan trọng mà Việt Nam đang sở hữu đều có nguồn gốc từ Liên Xô/Nga, chẳng hạn như máy bay chiến đấu (Su-22, Su-27, Su-30MK2), xe tăng (T-54, T-62, T-90), tàu ngầm (Kilo), và tàu chiến mặt nước (Gepard, Tarantul, Molniya).
Không chỉ trong lĩnh vực quốc phòng, hợp tác dầu khí cũng là một phần quan trọng trong quan hệ song phương. Vào năm 1979, chính phủ Việt Nam đã chính thức gửi đề nghị tới Liên Xô để nhờ hỗ trợ xây dựng ngành công nghiệp dầu khí và khai thác tại thềm lục địa phía Nam. Đến năm 1980, hai bên ký Hiệp định hợp tác thăm dò địa chất và khai thác dầu khí, tiếp đó thành lập Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro vào năm 1981. Trải qua nhiều năm, Vietsovpetro đã tiến hành thăm dò và khai thác trên hàng chục lô hợp đồng ở thềm lục địa phía Nam, đặt nền móng cho sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. Đáng chú ý, ngày 15/5/2024 là một cột mốc quan trọng khi Vietsovpetro khai thác thành công tấn dầu thứ 250 triệu, sớm hơn dự kiến hai năm.
Ngoài Vietsovpetro, hợp tác dầu khí Việt - Nga còn được mở rộng với các liên doanh khác như Rusvietpetro, Vietgazprom và sự tham gia của các tập đoàn lớn như Rosneft (đã rút vốn năm 2021), Lukoil, và TNK-BP. Hơn nữa, để phù hợp với xu thế mới của thời đại, hai nước cũng đang nỗ lực phát triển hợp tác trong lĩnh vực năng lượng sạch. Tập đoàn Novatek đang tìm kiếm cơ hội hợp tác về khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), Zarubezhneft dự định xây dựng nhà máy điện gió 1.000 MW tại Bình Thuận, và RusHydro cũng quan tâm mở rộng công suất các nhà máy thủy điện. Không dừng lại ở đó, hai bên còn tính đến khả năng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, bao gồm dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ Hạt nhân tại Việt Nam.
... nhưng thành tựu nhạt nhòa
Mặc dù hai nước duy trì những tuyên bố hợp tác mạnh mẽ và tính gắn kết được củng cố bởi một lịch sử quan hệ lâu đời, thực trạng hợp tác hiện nay giữa Việt Nam và Nga bộc lộ một khoảng cách không nhỏ giữa cam kết chính trị và thực tiễn triển khai.
Trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, dù kim ngạch thương mại hai chiều trong ba quý đầu năm 2024 tăng trưởng 40,4% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng này vẫn không phản ánh hết tiềm năng hợp tác giữa hai nước, chưa kể tốc độ đã giảm so với mốc 52% trong 5 tháng đầu năm. Thương mại song phương Việt - Nga trong cả năm 2023 (3,6 tỷ USD) chỉ bằng một phần nhỏ thương mại của Việt Nam với Trung Quốc (171 tỷ USD), Mỹ (111 tỷ USD) và EU (72 tỷ USD). Năm 2023, khách du lịch Nga, từng nằm trong số 10 nguồn khách nước ngoài hàng đầu đến Việt Nam, đã giảm xuống chỉ còn 19% so với con số năm 2019 (trước đại dịch COVID-19).
Trong lĩnh vực đầu tư, vị thế của Nga tại Việt Nam còn khá khiêm tốn. Với việc đứng thứ 26 trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam, Nga chưa thể hiện được vai trò nổi bật so với các đối tác khác. Tổng vốn đầu tư gần 988,96 triệu USD (tính đến tháng 9), tập trung vào lĩnh vực năng lượng, là không đủ lớn để phản ánh sự gắn kết về kinh tế.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu năng lượng của Việt Nam cũng là một yếu tố có thể khiến Moscow - vốn phụ thuộc vào kinh doanh nhiên liệu hoá thạch trong khi “chậm chân“ trong chuyển đổi xanh, không còn là đối tác chiếm ưu thế của Hà Nội. Trong khi đó, Việt Nam đang mở rộng và tăng cường hợp tác với các quốc gia phương Tây trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, điển hình như việc ký kết Tuyên bố Chính trị thiết lập Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) với nhóm G7 và thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Xanh với Đan Mạch (cùng trong tháng 11 năm ngoái).
Chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Saudi Arabia và Qatar - ba nhà cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) chính cho Việt Nam, cũng là một minh chứng khác cho sự chủ động của Việt Nam trong việc đa dạng hóa đối tác cung ứng năng lượng sang khu vực Trung Đông. Trong chuyến thăm của Thủ tướng đến UAE hôm 29/10, Việt Nam và UAE đã chính thức nâng cấp quan hệ lên đối tác toàn diện, với từ khoá “năng lượng” (được nhắc đến 12 lần trong tuyên bố chung) trở thành một trong những trụ cột của khuôn khổ đối tác mới. Trong nội dung làm việc với Qatar hôm 31/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính xác định hợp tác năng lượng (gồm năng lượng truyền thống và năng lượng mới) là ưu tiên trong hợp tác song phương, đồng thời đề nghị Qatar hỗ trợ Việt Nam tăng cường và duy trì đều đặn cung ứng các sản phẩm năng lượng như dầu thô, khí đốt, hóa chất, nhất là LNG(*).
Trong lĩnh vực quốc phòng, mặc dù hợp tác với Nga vẫn giữ vai trò nhất định trong việc phát triển công nghệ và sản xuất vũ khí nội địa, song Việt Nam có xu hướng tăng cường tự chủ và đa dạng hóa nguồn cung. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc phát triển năng lực quốc phòng tự chủ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Với sự hỗ trợ kỹ thuật một phần từ Nga, Việt Nam đã từng bước làm chủ công nghệ sản xuất nhiều loại vũ khí chiến lược quan trọng. Điển hình là việc phát triển thành công tên lửa dẫn đường chống tăng SCT-29, tên lửa chống tăng CTVN-18, và các tàu tên lửa được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm “Uran”. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp quốc phòng trong nước cũng đã sản xuất được các loại vũ khí bộ binh như súng phóng lựu RPG-7 (B41) và các mẫu súng trường hiện đại như STV-215, STV-380, và M16A2VN.
Những thành tựu này nằm trong chiến lược tổng thể của Việt Nam nhằm hiện đại hóa quân đội vào năm 2030, trong đó ưu tiên phát triển năng lực sản xuất nội địa trên nhiều lĩnh vực then chốt như hệ thống phòng không, công nghệ hải quân và vũ khí bộ binh tiên tiến. Nỗ lực này không chỉ thể hiện quyết tâm tự chủ trong sản xuất quốc phòng mà còn nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài, đặc biệt là từ Nga - là đối tác cung cấp vũ khí truyền thống lớn nhất của Việt Nam.
Bên cạnh tăng cường năng lực tự chủ, Việt Nam cũng đang tích cực đa dạng hóa quan hệ với các đối tác quốc phòng. Điều này được minh chứng qua việc quốc gia này ký kết nhiều thỏa thuận quốc phòng quan trọng với các đối tác mới. Cụ thể, Hà Nội đã đặt mua máy bay không người lái Boeing ScanEagle trị giá 20 triệu USD thông qua chương trình bán hàng thương mại trực tiếp với Mỹ (đã nhận chuyển giao) và 12 máy bay huấn luyện Textron T-6 Texan II trị giá 200 triệu USD từ Mỹ (đã nhận chuyển giao hai chiếc trong nửa đầu năm 2024 và dự kiến sẽ nhận 10 chiếc còn lại cho đến năm 2027). Với Israel, Việt Nam đã ký thỏa thuận mua sắm hệ thống phòng không Rafael Spyder trị giá 250 triệu USD vào năm 2015, sau đó đã nhận bàn giao và ra mắt công khai tại Việt Nam vào năm 2019. Đáng chú ý là hợp đồng giữa Việt Nam với Cộng hòa Séc về việc mua một phi đội máy bay chiến đấu hạng nhẹ L-39NG từ nhà sản xuất Aero Vodochody, với lô hàng đầu tiên đã được bàn giao vào năm 2023. Xu hướng này cho thấy rõ chiến lược đa phương hóa trong hợp tác quốc phòng của Việt Nam từ năm 2015 trở lại đây.
Thách thức từ chiến tranh Nga - Ukraine và liên kết Nga - Trung
Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, bùng nổ từ tháng 2 năm 2022, đã thách thức đáng kể hợp tác Việt - Nga. Theo Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi, trong 6 tháng đầu năm 2022, “xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đã bị cắt giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái [năm 2021] do các doanh nghiệp không thanh toán và hủy bỏ chuỗi hậu cần và chuỗi cung ứng”. Việc các ngân hàng Nga bị ngắt kết nối khỏi hệ thống thanh toán SWIFT đã khiến toàn bộ hệ thống hợp đồng thương mại Việt - Nga, trong đó có việc mua máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động thăm dò, sản xuất và lọc dầu thô, rơi vào bế tắc.
Các biện pháp trừng phạt từ phương Tây nhằm vào Moscow không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai nước, mà còn gây ra những rủi ro đáng kể trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng. Đặc biệt, Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ vướng vào Đạo luật Chống Đối thủ của Mỹ Thông qua Trừng phạt (CAATSA) nếu tiếp tục mua sắm vũ khí từ Nga. Tiền lệ từ trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia đã bị loại khỏi chương trình F-35 vào năm 2020 sau khi quyết định mua hệ thống phòng không S-400 của Nga - là một cảnh báo cho Hà Nội.
Tờ The New York Times đã đưa tin về một kế hoạch của Việt Nam được cho là nhằm lách các lệnh trừng phạt, theo đó Hà Nội sẽ sử dụng lợi nhuận từ liên doanh Rusvietpetro để thanh toán cho một thỏa thuận vũ khí trị giá 8 tỷ USD kéo dài trong 20 năm với Nga. Tuy nhiên, tính xác thực của thông tin này vẫn còn là dấu chấm hỏi khi cả Washington, Moscow và Hà Nội đều chưa đưa ra bất kỳ phản hồi chính thức nào.
Việc tuyên bố “quan hệ đối tác không giới hạn” (no limits partnership) giữa Nga và Trung Quốc vào tháng 2/2022 làm phức tạp thêm định vị chiến lược của Việt Nam. Việt Nam trong lịch sử phụ thuộc vào Nga về nguồn cung khí tài quân sự, nhưng khi Nga liên kết chặt chẽ hơn với Trung Quốc, Hà Nội có lẽ phải tái định vị cách tiếp cận của mình trong hợp tác quân sự với Moscow để đảm bảo an ninh quốc gia không bị đánh đổi bởi sự phụ thuộc này.
Khi hợp tác Nga - Trung ngày càng khăng khít, nguy cơ Moscow quay lưng với một đối tác nhỏ hơn là Hà Nội để đổi lấy lợi ích chiến lược với Bắc Kinh rất có thể xảy ra, nhất là khi hai quốc gia láng giềng châu Á có mâu thuẫn và lợi ích chồng chéo ở Biển Đông. Các chuyên gia cảnh báo rằng nếu Nga ngày càng lệ thuộc vào hợp tác với Trung Quốc trong bối cảnh bị Mỹ và các đồng minh Á - Âu cô lập, Bắc Kinh có thể tận dụng mối quan hệ gần gũi với Nga để gây sức ép lên hợp tác quân sự giữa Moscow và Hà Nội, chẳng hạn như thuyết phục Nga hạn chế cung cấp các công nghệ quốc phòng quan trọng cho Việt Nam.
Hà Nội “thân Nga”: Chỉ còn là hoài niệm!
Trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu ngày thêm biến động, nhất là những thách thức từ chiến tranh Ukraine và quan hệ ngày càng gắn kết giữa Moscow và Bắc Kinh, hợp tác Việt - Nga về thực chất đã không còn bền chặt như đã từng diễn ra trong lịch sử.
Do đó, quan điểm cho rằng Việt Nam “thân Nga” có lẽ chỉ còn là hoài niệm, là kỷ niệm thỉnh thoảng được “ôn lại” trong các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa lãnh đạo hai nước.
Mặc dù hai quốc gia vẫn duy trì quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, nhưng khoảng cách giữa những tuyên bố ngoại giao hoa mỹ và thực tiễn hợp tác ngày càng rõ nét. Sự suy giảm trong hợp tác giữa hai bên (từ hợp tác năng lượng cho đến quốc phòng) và sự tăng tốc trong việc đa dạng hóa quan hệ quốc phòng của Việt Nam làm bật lên một thực tế: Nga đã không còn là đối tác ưu tiên hàng đầu của Hà Nội.
(*) LNG tuy không phải là năng lượng tái tạo nhưng nó được xem là “bước chuyển tiếp” từ than sang năng lượng tái tạo, vì phát thải từ LNG sạch hơn 50% so với phát thải điện than truyền thống.
Từ khoá: Việt Nam Nga quan hệ Việt - Nga đa phương hoá đa dạng hoá chính sách đối ngoại Việt Nam đối tác chiến lược toàn diện