Năng lượng tái tạo: Mục tiêu mới của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung
Sau chất bán dẫn, năng lượng tái tạo trở thành đối tượng tiếp theo trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.


Vị thế dẫn đầu của Trung Quốc
Thời gian qua, chính phủ Trung Quốc đã đóng vai trò tích cực trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo (năng lượng sạch) cả trong và ngoài nước này; sự tích cực của Trung Quốc không chỉ nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện và ô nhiễm không khí mà còn tận dụng năng lượng tái tạo như một nền tảng cho tăng trưởng kinh tế. Mặc dù là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới với lượng khí thải CO2 cao kỷ lục trong năm 2023 (hơn 4 tỷ tấn), Trung Quốc đồng thời cũng là quốc gia dẫn đầu thế giới về năng lượng sạch. Hiện nay, số lượng dự án xây dựng năng lượng tái tạo của Bắc Kinh chiếm hơn một nửa tỷ lệ triển khai của thế giới. Sự dẫn đầu của riêng Trung Quốc về năng lực sản xuất năng lượng tái tạo lớn hơn cả sự dẫn đầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) về dầu mỏ.
Năng lượng mặt trời và năng lượng gió được ghi nhận tăng mạnh và đạt mức sản lượng kỷ lục ở Trung Quốc trong năm ngoái, góp phần giúp nước này giảm dần sự phụ thuộc và nguồn điện từ năng lượng hoá thạch. Kể từ khi triển khai chương trình lắp đặt năng lượng mặt trời trên mái nhà vào năm 2021, đến nay, có 676 quận ở 31 tỉnh của Trung Quốc đăng ký triển khai hệ thống này, hầu hết trong số đó nằm ở nửa phía đông với nhu cầu tiêu thụ năng lượng cao như Sơn Đông, Hà Nam, Giang Tô. Bên cạnh đó, Bắc Kinh đang nổi lên như một quốc gia thống trị trong lĩnh vực sản xuất điện gió toàn cầu, cung cấp gần 60% công suất lắp đặt trên toàn thế giới vào năm 2022. Song song đó, tỷ trọng điện than - nguồn chủ yếu trong cơ cấu sản xuất điện của Bắc Kinh, cũng đang giảm dần. Trong 10 tháng đầu năm 2023, than chỉ chiếm dưới 62% tổng sản lượng điện ở Trung Quốc (so với tỷ lệ trung bình khoảng 65% trong 5 năm trước và hơn 71% vào năm 2015).
Những thành tựu đáng chú ý trong ngành năng lượng sạch đã góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu thụ điện trên cả nước, với hơn 1/2 tổng công suất lắp đặt năng lượng mới trên toàn Trung Quốc là từ các nguồn phi hoá thạch. Mặc dù mức tiêu thụ cả điện và khí đốt trong mùa đông 2023 - 2024 tăng cao kỷ lục, sản lượng điện vẫn đáp ứng đủ trên diện rộng, ngoại trừ một số nơi thiếu hụt cục bộ, chủ yếu ở Vân Nam ở phía tây nam và một phần của Nội Mông ở phía tây bắc.
Không chỉ phát triển năng lực sản xuất và lắp đặt năng lượng tái tạo trong nước, Trung Quốc còn đang chứng tỏ vị thế lãnh đạo tiên phong trong lĩnh vực này ở nước ngoài thông qua các hoạt động xuất khẩu và đầu tư. Về xuất khẩu, Trung Quốc chiếm hơn 80% thị phần xuất khẩu pin mặt trời toàn cầu, hơn 50% pin lithium-ion (pin xe điện) và hơn 20% xe điện. Nước này cũng sản xuất hơn 50% lithium và niken, và khoảng 70% coban - các kim loại chủ chốt để sản xuất năng lượng tái tạo.
Về đầu tư, Bắc Kinh đã thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) để thúc đẩy quan hệ đối tác phát triển xanh với hơn 30 quốc gia, bao gồm triển khai các dự án đầu tư hỗ trợ chuyển đổi năng lượng và khai thác khoáng sản sử dụng trong việc phát triển năng lượng sạch ở các nước này. Thành tựu tiêu biểu là vào tháng 11/2023, trước thềm Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, Trung Quốc đã hoàn thành nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới có tên Al Dhafra tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) với công suất 2GW, bao phủ 20 km2 sa mạc bên ngoài Abu Dhabi, cung cấp năng lượng cho khoảng 200.000 hộ gia đình và dự kiến giúp Abu Dhabi giảm lượng khí thải carbon tương đương 2,4 triệu tấn mỗi năm. Năm ngoái, các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đang thảo luận về việc xây dựng nhà máy điện mặt trời 1GW ở Kyrgyzstan. Bên cạnh hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, Trung Quốc còn tổ chức các khoá đào tạo lực lượng kỹ sư có chuyên môn về năng lượng sạch cho các quốc gia trong BRI như Philippines, Ai Cập.
Thông qua sáng kiến BRI, Trung Quốc cũng đang khởi động hợp tác khai thác lithium (nguyên liệu quan trọng trong chế tạo pin lithium-ion sử dụng cho xe điện) với Tam giác Lithium Nam Mỹ, gồm 3 nước Chile, Argentina và Bolivia - nơi chứa 56% nguồn tài nguyên lithium của thế giới. Nếu thành công, việc hợp tác này có thể giúp mở rộng nguồn cung ứng lithium và thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất xe điện, pin xe điện mà Bắc Kinh đang dẫn đầu thế giới.
Nhìn chung, việc mở rộng sản xuất trong nước cũng như xuất khẩu và đầu tư ở nước ngoài về năng lượng tái tạo đã mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho Bắc Kinh. Bằng chứng là trong năm 2023, ngành năng lượng sạch mang lại cho Bắc Kinh nguồn doanh thu kỷ lục, khoảng 11,4 nghìn tỷ nhân dân tệ (1,6 nghìn tỷ USD) - tương đương 40% GDP. Riêng giá trị xuất khẩu kết hợp pin lithium, pin mặt trời và phương tiện sử dụng năng lượng mới lần đầu tiên đạt 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (139 tỷ USD).
Thách thức Mỹ và phương Tây
Sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng sạch ngày càng thách thức vị thế của Mỹ và các đồng minh phương Tây. Nếu vào năm 2018, thị phần của các nhà sản xuất châu Âu ở mảng điện gió vẫn dẫn đầu thế giới với 55%, thì đến năm 2020, riêng Trung Quốc đã đánh bại cả châu lục này, với sở hữu 10/15 công ty sản xuất điện gió hàng đầu thế giới. Từ năm 2021, Mỹ đã đề ra tham vọng dẫn đầu toàn cầu về sản xuất pin xe điện và cho rằng sự chiếm lĩnh của Trung Quốc về tinh chế lithium đang “tạo nên một lỗ hổng nghiêm trọng đối với tương lai của ngành ô tô nội địa Mỹ”. Tuy vậy, đến nay Mỹ vẫn chưa giành được vị thế số 1 khỏi tay Trung Quốc. Trong ngành năng lượng mặt trời, châu Âu và Mỹ cũng khó sánh kịp với Trung Quốc cả về năng lực và chi phí sản xuất.
Trước thực tế đó, Washington và đồng minh đang ra sức tìm cách giới hạn sự phát triển của Bắc Kinh trong lĩnh vực năng lượng sạch. Kể từ thời Trump, pin mặt trời đã nằm trong danh sách các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế 25%. Mức thuế này vẫn tiếp tục duy trì dưới thời Biden và thậm chí được đề nghị tăng lên bởi một số thành viên trong Thượng viện Mỹ. Chưa dừng lại ở đó, vào tháng 4 năm ngoái, hơn 1 tỷ USD lô hàng pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã bị chính phủ Mỹ ngăn chặn theo Đạo luật Phòng chống Lao động Cưỡng bức Duy ngô Nhĩ (Uyghur Forced Labor Prevention Act) - một đạo luật nhằm chống lại các chương trình sử dụng lao động cưỡng bức của chính quyền Trung Quốc ở Tân Cương (có hiệu lực vào ngày 21/6/2022). Nối gót Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) mới đây cũng bắt đầu thảo luận về một luật cấm các hoạt động lao động cưỡng bức ở Trung Quốc, trong đó có ngành sản xuất pin mặt trời, đồng thời hướng đến cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về pin và vật liệu quang điện.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ không chỉ tác động đến xuất khẩu của Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia có liên quan. Năm 2022, chính quyền Biden đã mở cuộc điều tra quá trình sản xuất các tấm pin và mô-đun năng lượng mặt trời được hoàn thành tại Campuchia, Malaysia, Thái Lan hoặc Việt Nam với nghi ngờ rằng chúng sử dụng linh kiện từ Trung Quốc và được xuất khẩu sang Mỹ nhằm tránh thuế. Cuộc điều tra đưa đến quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Mỹ về một mức thuế mới, lên đến 254,19% (gồm 238,96% thuế chống bán phá giá cộng với 15,24% thuế đối kháng) đối với lô hàng trong diện trừng phạt từ bốn quốc gia trên (có hiệu lực từ tháng 6/2024). Sau Đông Nam Á, các nước Mỹ Latinh có thể trở thành đối tượng tiếp theo trong các cuộc điều tra, trừng phạt khi Bắc Kinh đang “lấn” dần sang “sân nhà” của Washington để tìm kiếm nguồn tài nguyên lithium.
Cạnh tranh nhưng không loại trừ nhau
Nếu các ngành năng lượng tái tạo trở thành mục tiêu của cuộc cạnh tranh quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc, điều này có thể làm chậm lại mục tiêu chuyển đổi xanh toàn cầu và gây ra hệ luỵ kinh tế cho các quốc gia cũng đang tham gia vào chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo với Trung Quốc. Do đó, việc hai cường quốc cần làm lúc này là tăng cường các kênh đối thoại về an ninh năng lượng và khí hậu để đảm bảo hai bên đang vừa hợp tác, vừa cạnh tranh lành mạnh để cùng nhau giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu, thay vì tìm cách loại trừ lẫn nhau.
Với vị thế cường quốc hàng đầu và mỗi “đường đi nước bước” đều tác động đáng kể đến an ninh của thế giới, Washington và Bắc Kinh cần duy trì nguyên tắc cạnh tranh có trách nhiệm để tối ưu lợi ích của chính mình, song vẫn cần hạn chế rủi ro cho các quốc gia khác và đảm bảo các điều kiện cần thiết cho sự phát triển chung của toàn cầu.

Vị thế dẫn đầu của Trung Quốc
Thời gian qua, chính phủ Trung Quốc đã đóng vai trò tích cực trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo (năng lượng sạch) cả trong và ngoài nước này; sự tích cực của Trung Quốc không chỉ nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện và ô nhiễm không khí mà còn tận dụng năng lượng tái tạo như một nền tảng cho tăng trưởng kinh tế. Mặc dù là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới với lượng khí thải CO2 cao kỷ lục trong năm 2023 (hơn 4 tỷ tấn), Trung Quốc đồng thời cũng là quốc gia dẫn đầu thế giới về năng lượng sạch. Hiện nay, số lượng dự án xây dựng năng lượng tái tạo của Bắc Kinh chiếm hơn một nửa tỷ lệ triển khai của thế giới. Sự dẫn đầu của riêng Trung Quốc về năng lực sản xuất năng lượng tái tạo lớn hơn cả sự dẫn đầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) về dầu mỏ.
Năng lượng mặt trời và năng lượng gió được ghi nhận tăng mạnh và đạt mức sản lượng kỷ lục ở Trung Quốc trong năm ngoái, góp phần giúp nước này giảm dần sự phụ thuộc và nguồn điện từ năng lượng hoá thạch. Kể từ khi triển khai chương trình lắp đặt năng lượng mặt trời trên mái nhà vào năm 2021, đến nay, có 676 quận ở 31 tỉnh của Trung Quốc đăng ký triển khai hệ thống này, hầu hết trong số đó nằm ở nửa phía đông với nhu cầu tiêu thụ năng lượng cao như Sơn Đông, Hà Nam, Giang Tô. Bên cạnh đó, Bắc Kinh đang nổi lên như một quốc gia thống trị trong lĩnh vực sản xuất điện gió toàn cầu, cung cấp gần 60% công suất lắp đặt trên toàn thế giới vào năm 2022. Song song đó, tỷ trọng điện than - nguồn chủ yếu trong cơ cấu sản xuất điện của Bắc Kinh, cũng đang giảm dần. Trong 10 tháng đầu năm 2023, than chỉ chiếm dưới 62% tổng sản lượng điện ở Trung Quốc (so với tỷ lệ trung bình khoảng 65% trong 5 năm trước và hơn 71% vào năm 2015).
Những thành tựu đáng chú ý trong ngành năng lượng sạch đã góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu thụ điện trên cả nước, với hơn 1/2 tổng công suất lắp đặt năng lượng mới trên toàn Trung Quốc là từ các nguồn phi hoá thạch. Mặc dù mức tiêu thụ cả điện và khí đốt trong mùa đông 2023 - 2024 tăng cao kỷ lục, sản lượng điện vẫn đáp ứng đủ trên diện rộng, ngoại trừ một số nơi thiếu hụt cục bộ, chủ yếu ở Vân Nam ở phía tây nam và một phần của Nội Mông ở phía tây bắc.
Không chỉ phát triển năng lực sản xuất và lắp đặt năng lượng tái tạo trong nước, Trung Quốc còn đang chứng tỏ vị thế lãnh đạo tiên phong trong lĩnh vực này ở nước ngoài thông qua các hoạt động xuất khẩu và đầu tư. Về xuất khẩu, Trung Quốc chiếm hơn 80% thị phần xuất khẩu pin mặt trời toàn cầu, hơn 50% pin lithium-ion (pin xe điện) và hơn 20% xe điện. Nước này cũng sản xuất hơn 50% lithium và niken, và khoảng 70% coban - các kim loại chủ chốt để sản xuất năng lượng tái tạo.
Về đầu tư, Bắc Kinh đã thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) để thúc đẩy quan hệ đối tác phát triển xanh với hơn 30 quốc gia, bao gồm triển khai các dự án đầu tư hỗ trợ chuyển đổi năng lượng và khai thác khoáng sản sử dụng trong việc phát triển năng lượng sạch ở các nước này. Thành tựu tiêu biểu là vào tháng 11/2023, trước thềm Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, Trung Quốc đã hoàn thành nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới có tên Al Dhafra tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) với công suất 2GW, bao phủ 20 km2 sa mạc bên ngoài Abu Dhabi, cung cấp năng lượng cho khoảng 200.000 hộ gia đình và dự kiến giúp Abu Dhabi giảm lượng khí thải carbon tương đương 2,4 triệu tấn mỗi năm. Năm ngoái, các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đang thảo luận về việc xây dựng nhà máy điện mặt trời 1GW ở Kyrgyzstan. Bên cạnh hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, Trung Quốc còn tổ chức các khoá đào tạo lực lượng kỹ sư có chuyên môn về năng lượng sạch cho các quốc gia trong BRI như Philippines, Ai Cập.
Thông qua sáng kiến BRI, Trung Quốc cũng đang khởi động hợp tác khai thác lithium (nguyên liệu quan trọng trong chế tạo pin lithium-ion sử dụng cho xe điện) với Tam giác Lithium Nam Mỹ, gồm 3 nước Chile, Argentina và Bolivia - nơi chứa 56% nguồn tài nguyên lithium của thế giới. Nếu thành công, việc hợp tác này có thể giúp mở rộng nguồn cung ứng lithium và thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất xe điện, pin xe điện mà Bắc Kinh đang dẫn đầu thế giới.
Nhìn chung, việc mở rộng sản xuất trong nước cũng như xuất khẩu và đầu tư ở nước ngoài về năng lượng tái tạo đã mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho Bắc Kinh. Bằng chứng là trong năm 2023, ngành năng lượng sạch mang lại cho Bắc Kinh nguồn doanh thu kỷ lục, khoảng 11,4 nghìn tỷ nhân dân tệ (1,6 nghìn tỷ USD) - tương đương 40% GDP. Riêng giá trị xuất khẩu kết hợp pin lithium, pin mặt trời và phương tiện sử dụng năng lượng mới lần đầu tiên đạt 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (139 tỷ USD).
Thách thức Mỹ và phương Tây
Sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng sạch ngày càng thách thức vị thế của Mỹ và các đồng minh phương Tây. Nếu vào năm 2018, thị phần của các nhà sản xuất châu Âu ở mảng điện gió vẫn dẫn đầu thế giới với 55%, thì đến năm 2020, riêng Trung Quốc đã đánh bại cả châu lục này, với sở hữu 10/15 công ty sản xuất điện gió hàng đầu thế giới. Từ năm 2021, Mỹ đã đề ra tham vọng dẫn đầu toàn cầu về sản xuất pin xe điện và cho rằng sự chiếm lĩnh của Trung Quốc về tinh chế lithium đang “tạo nên một lỗ hổng nghiêm trọng đối với tương lai của ngành ô tô nội địa Mỹ”. Tuy vậy, đến nay Mỹ vẫn chưa giành được vị thế số 1 khỏi tay Trung Quốc. Trong ngành năng lượng mặt trời, châu Âu và Mỹ cũng khó sánh kịp với Trung Quốc cả về năng lực và chi phí sản xuất.
Trước thực tế đó, Washington và đồng minh đang ra sức tìm cách giới hạn sự phát triển của Bắc Kinh trong lĩnh vực năng lượng sạch. Kể từ thời Trump, pin mặt trời đã nằm trong danh sách các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế 25%. Mức thuế này vẫn tiếp tục duy trì dưới thời Biden và thậm chí được đề nghị tăng lên bởi một số thành viên trong Thượng viện Mỹ. Chưa dừng lại ở đó, vào tháng 4 năm ngoái, hơn 1 tỷ USD lô hàng pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã bị chính phủ Mỹ ngăn chặn theo Đạo luật Phòng chống Lao động Cưỡng bức Duy ngô Nhĩ (Uyghur Forced Labor Prevention Act) - một đạo luật nhằm chống lại các chương trình sử dụng lao động cưỡng bức của chính quyền Trung Quốc ở Tân Cương (có hiệu lực vào ngày 21/6/2022). Nối gót Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) mới đây cũng bắt đầu thảo luận về một luật cấm các hoạt động lao động cưỡng bức ở Trung Quốc, trong đó có ngành sản xuất pin mặt trời, đồng thời hướng đến cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về pin và vật liệu quang điện.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ không chỉ tác động đến xuất khẩu của Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia có liên quan. Năm 2022, chính quyền Biden đã mở cuộc điều tra quá trình sản xuất các tấm pin và mô-đun năng lượng mặt trời được hoàn thành tại Campuchia, Malaysia, Thái Lan hoặc Việt Nam với nghi ngờ rằng chúng sử dụng linh kiện từ Trung Quốc và được xuất khẩu sang Mỹ nhằm tránh thuế. Cuộc điều tra đưa đến quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Mỹ về một mức thuế mới, lên đến 254,19% (gồm 238,96% thuế chống bán phá giá cộng với 15,24% thuế đối kháng) đối với lô hàng trong diện trừng phạt từ bốn quốc gia trên (có hiệu lực từ tháng 6/2024). Sau Đông Nam Á, các nước Mỹ Latinh có thể trở thành đối tượng tiếp theo trong các cuộc điều tra, trừng phạt khi Bắc Kinh đang “lấn” dần sang “sân nhà” của Washington để tìm kiếm nguồn tài nguyên lithium.
Cạnh tranh nhưng không loại trừ nhau
Nếu các ngành năng lượng tái tạo trở thành mục tiêu của cuộc cạnh tranh quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc, điều này có thể làm chậm lại mục tiêu chuyển đổi xanh toàn cầu và gây ra hệ luỵ kinh tế cho các quốc gia cũng đang tham gia vào chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo với Trung Quốc. Do đó, việc hai cường quốc cần làm lúc này là tăng cường các kênh đối thoại về an ninh năng lượng và khí hậu để đảm bảo hai bên đang vừa hợp tác, vừa cạnh tranh lành mạnh để cùng nhau giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu, thay vì tìm cách loại trừ lẫn nhau.
Với vị thế cường quốc hàng đầu và mỗi “đường đi nước bước” đều tác động đáng kể đến an ninh của thế giới, Washington và Bắc Kinh cần duy trì nguyên tắc cạnh tranh có trách nhiệm để tối ưu lợi ích của chính mình, song vẫn cần hạn chế rủi ro cho các quốc gia khác và đảm bảo các điều kiện cần thiết cho sự phát triển chung của toàn cầu.
Từ khoá: năng lượng tái tạo chuyển đổi xanh cạnh tranh Mỹ - Trung quản trị khí hậu quản trị năng lượng biến đổi khí hậu net zero