Văn hoá - Xã hội
13 PHÚT ĐỌC

Nhạc vàng: Một di sản cần được trân trọng và bảo tồn

Nhạc vàng đáng được gìn giữ và phát huy hơn cách mà người Việt đang nhìn về nó.

Văn Hoàng Kim - Dương Hoàng Vy 11/04/2025
Image
Danh ca nhạc vàng Giao Linh. (C): Internet

Ngày 5/12/2023, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã chính thức công nhận nghệ thuật bolero (thường được biết đến ở Việt Nam với tên gọi “nhạc vàng”) là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại theo đề xuất của Cuba và Mexico.

Nhạc bolero là một dòng nhạc khiêu vũ trữ tình, bắt nguồn từ Cuba vào cuối thế kỷ XIX và lan rộng khắp đất nước này qua các nhóm nghệ sĩ du ca, và được đón nhận ở nhiều quốc gia khác như Mexico, Chile,... Sau đó, dòng nhạc này được phổ biến rộng rãi sang các nước nói tiếng Anh; nhiều nghệ sĩ Mỹ như Bing Crosby, Nat King Cole hay Frank Sinatra đã biểu diễn nhạc bolero.

Bolero du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thập niên 50 của thế kỷ XX, chủ yếu là ở các tỉnh, thành miền Nam, trong bối cảnh phong trào tân nhạc nơi đây đang phát triển mạnh mẽ. Nhiều nhạc sĩ bắt đầu sử dụng giai điệu phương Tây thay cho giai điệu truyền thống. Một số bài hát sử dụng điệu bolero đầu tiên là Nắng chiều của Lê Trọng Nguyễn, Trăng phương Nam của Anh Hoa, Chiều trong rừng thẳm của Anh Việt. Kể từ đó, bolero được sử dụng phổ biến và trở thành một phần quan trọng của văn hóa âm nhạc dân gian miền Nam Việt Nam trước năm 1975.

Một đặc điểm của bolero là âm nhạc luôn đi kèm với lời ca đậm chất thơ, thể hiện tình cảm, quan niệm và tiêu chuẩn về tình yêu và cuộc sống. Khi đánh giá cái hay, cái đẹp của một bản bolero, không thể bỏ qua nội dung lời ca, với những cung bậc cảm xúc được thể hiện qua ngôn ngữ mộc mạc, sâu lắng, kết hợp với âm nhạc chậm buồn và lãng mạn. 

Nhạc vàng ngày càng thoái trào

Trái với thời trước năm 1975, nhạc vàng hay bolero ở Việt Nam đang chật vật để duy trì sự hiện diện trong lòng công chúng. Hầu như chỉ còn những “bản hit” của thế kỷ trước được trình diễn lại mà hiếm thấy sự xuất hiện của các ca khúc mới. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Trên thực tế, vẫn có nhiều nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nhạc vàng và vẫn sáng tác nhiều ca khúc mới. Tuy nhiên, các ca khúc mới thường bị chính những người gạo cội trong nghề đánh giá thấp vì tính chất trữ tình và cách dùng từ ngữ, kể chuyện trong ca từ không đủ sâu sắc như các bài ca ngày trước.

Theo nhận định của ca sĩ Phương Dung, một nữ ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng của Việt Nam, trên Báo Văn nghệ Công an hồi tháng 9 năm ngoái, các ca khúc bolero mới thường không được đón nhận rộng rãi “vì bài hát của họ không có câu chuyện” và vì “trình độ viết của những nhạc sĩ trẻ hiện nay”; các nhạc sĩ với tuổi đời khá trẻ “dường như chưa nắm rõ tiếng Việt nên họ chỉ dùng văn nói chứ không phải văn thơ như người xưa”.

Hamlet Trương – một nhạc sĩ trẻ với các sáng tác theo dòng nhạc vàng, cũng thừa nhận rằng rất khó sáng tác các ca khúc bolero, vì các bài hát đòi hỏi ca từ giàu chất thơ và giai điệu da diết. Do đó, số lượng ca khúc bolero mà anh sáng tác là rất ít. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh của những dòng nhạc hấp dẫn khác như pop, rap, rock, RnB… khiến lượng khán giả trẻ của các ca khúc bolero càng mỏng. Thậm chí, nhiều bản nhạc vàng nổi tiếng đã được cải biến cách hoà âm, phối khí và biểu diễn theo màu sắc của các dòng nhạc đương đại để phù hợp hơn với thị hiếu đương thời.

Song, để bảo tồn đúng chất nhạc vàng, vẫn cần giữ nguyên giai điệu bolero và lời ca gốc khi biểu diễn những ca khúc cũ nhằm giữ được cốt truyện và tính trữ tình của ca khúc. Còn đối với những sáng tác mới, cần chú trọng vào cách kể chuyện chỉn chu và việc lựa chọn từ ngữ tinh tế trong từng lời ca.

Khi các “bản hit” nhạc vàng bị sửa lời

Như đã nói, lời ca là yếu tố tối quan trọng tạo nên cốt truyện và cũng là linh hồn của các ca khúc bolero. Do đó, nếu muốn bảo tồn dòng nhạc di sản này thì việc tôn trọng từng ca từ trong một bài nhạc vàng là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, nhiều ca sĩ khi trình diễn đã sửa lời các bài hát nhạc vàng. Đáng nói là việc này ngày càng phổ biến.

Trong chương trình Hoa Xuân Ca năm 2023 của Đài Truyền hình Việt Nam, ca sĩ Phương Mỹ Chi, khi trình bày ca khúc Cánh thiệp đầu xuân do hai nhạc sĩ Minh Kỳ và Lê Dinh sáng tác, đã sửa lời bài hát từ “Để người anh lính chiến quay về gia đình…” thành “Để người anh yêu dấu quay về gia đình…”. Nói cách khác, cụm từ “lính chiến” đã được thay bằng “yêu dấu”.

Bài hát Cánh thiệp đầu xuân là một trong những bài hát nổi tiếng về mùa xuân trên nền nhạc bolero được sáng tác trước năm 1975. Những lời tâm tình trong bài hát là tiếng lòng của mùa xuân, là ước mong cho người trai chiến đấu (lính chiến) trở về đoàn tụ với gia đình sau những ngày tháng đằng đẵng nơi biên giới. Việc sửa “lính chiến” thành “yêu dấu” khiến lời bài hát trở nên mơ hồ, không rõ nghĩa. Thậm chí “người anh yêu dấu” có thể được hiểu là “người anh” trong thời bình – và rõ ràng, điều này “đi lạc” khỏi bối cảnh bài hát. 

Với lời mới là “yêu dấu” thì cái tình trong bài hát đã giảm đi rất nhiều vì nó thiếu đi bối cảnh lịch sử và đối tượng cụ thể. Nếu nói ngắn gọn thì ý nghĩa của lời ca đã bị mai một qua cách sửa lời này. Nếu bạn đọc nghe bài Cánh thiệp đầu xuân do hai ca sĩ gạo cội là Thanh Thuý và Giao Linh trình bày thì sẽ thấy rằng cụm từ “người anh lính chiến” được giữ nguyên như lời tri ân đối với những người nhạc sĩ đã sáng tác nên nhạc phẩm bất hủ. 

Như vậy, việc ca sĩ tự ý sửa lời hát (hay thậm chí phải sửa theo ý chí của một cá nhân/ đơn vị nào) không những thể hiện sự thiếu tôn trọng dành cho người sáng tác, mà còn làm “mất chất” của tứ thơ, làm chệch đi mạch kể chuyện của một ca khúc nhạc vàng. Nếu chúng ta biết rằng người sáng tác thơ, văn, âm nhạc rất chỉn chu trong từng chữ, từng câu để mang đến cho người đọc/ người nghe những sản phẩm có thể nói lên tiếng lòng của mình trọn vẹn nhất, thì bạn sẽ không xem việc sửa lời là điều cỏn con hay “thôi kệ, không sao”.

Không chỉ ca khúc Cánh thiệp đầu xuân mà một số ca khúc trước năm 1975 cũng bị ca sĩ sửa lời khi trình bày trong nước. Bài hát Căn nhà ngoại ô của nhạc sĩ Anh Bằng là một ví dụ. Ca sĩ Bảo Yến hát: “Niềm tin là một ngày mai non nước thêm đẹp tình người”, trong khi lời gốc là: “… non nước chung một màu cờ”. Dù giọng ca của ca sĩ Bảo Yến đi vào lòng người với chất giọng truyền cảm và kỹ năng trình bày “có hạng” (Bảo Yến được nhiều người trìu mến và trân trọng gọi là “diva”) nhưng việc cô sửa lời khiến những người yêu nhạc không khỏi chạnh lòng, nhất là với một nhạc phẩm nhiều ý nghĩa và đã đi vào trái tim của bao thế hệ những người yêu nhạc. 

Nói “chung một màu cờ’ là nói về đoàn kết, nói về thống nhất, nói về đoàn viên, và hơn hết là nói về một khát vọng chính đáng. Còn với “thêm đẹp tình người”, thật khó có thể chỉ ra ý nghĩa cụ thể và chính xác của nó. Hay, người ta cũng có thể gán bất cứ ý nghĩa nào (miễn là không xấu) cho cụm từ này.

Thực tế này dường như đang chịu tác động của một bối cảnh xã hội rộng lớn hơn, khi nhiều bản nhạc vàng thể hiện tâm sự của những người lính Việt Nam bên kia đầu chiến tuyến trước năm 1975 hoặc là bị cấm lưu hành, hoặc bị thay đổi câu từ để xoá đi dấu vết về một thời mà hai miền Bắc - Nam còn chia cắt. 

Điều oan trái là nhiều ca khúc bị cấm hoặc bị sửa lời chuyên chở thông điệp về một câu chuyện hoàn toàn “lành tính”: thể hiện ước mong về một ngày đất nước “hòa bình để xây dựng lại một xã hội người người thương yêu nhau”, và thông điệp của nó không hề nhằm cổ động chính trị, cũng không chứa đựng câu từ mang tính chất bạo lực như “bắn”, “giết” và cổ vũ chiến tranh như thường thấy ở một số bài nhạc đỏ.

Như vậy, dường như hiện tượng “sửa lời” nhạc vàng đang diễn ra một cách có chủ ý, nhằm tẩy đi những nét đứt gãy lịch sử và chặn những dòng chảy văn hoá về một xã hội từng là một phần của lịch sử dân tộc. Làm sao mà việc tái dựng lịch sử trong tâm tưởng và lời ca, tiếng hát có thể trọn vẹn nghĩa tình khi chúng ta chối bỏ những gì từng là máu thịt, dù nó có đớn đau hay dịu ngọt? Và liệu rằng sự can thiệp này có đang thể hiện sự “nhạy cảm” và thái độ phòng vệ quá đà đối với một quá khứ đã suy vong?

Các hành vi cấm đoán hoặc can thiệp vào lời ca không chỉ khiến nhạc vàng “mất chất” mà còn thể hiện sự “kém bao dung” đối với các sản phẩm của miền Nam trước năm 1975.

Trước thực tế đó, rõ ràng là không thể chỉ quy sự thoái trào của nhạc vàng cho năng lực sáng tác của nhạc sĩ và thị hiếu của giới trẻ hiện nay.

“Cái gì của Caesar hãy trả lại cho Caesar”

Với Nghị định 144/2020/NĐ-CP về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã bãi bỏ quy định cấp phép cho các bài hát trước năm 1975. Việc này đã truyền cảm hứng cho những người yêu nhạc, gồm cả giới ca sĩ và công chúng có nhu cầu thưởng thức âm nhạc. 

Không kém ý nghĩa là, Nghị định đã đáp ứng được mong mỏi của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ và những người yêu âm nhạc rằng “cơ quan làm công tác quản lý cấp phép, phổ biến, lưu hành ca khúc nên điều chỉnh cách ứng xử với nghệ sĩ và tác phẩm của họ để phù hợp với chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước”.

Trước đó, vào tháng 3/2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã cấm lưu hành vĩnh viễn 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975, trong đó có ca khúc Cánh thiệp đầu xuân. Ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, cho biết lý do của việc cấm lưu hành vĩnh viễn là do Hội đồng nghệ thuật của Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho rằng các ca khúc này vi phạm bản quyền vì ca từ sai so với bản gốc. Việc này đã gây khó hiểu và khiến dư luận, gồm người dân và cả giới nghệ sĩ, bức xúc.

Tuy nhiên, việc tuỳ tiện sửa lời bài hát ở những chỗ được cho là “nhạy cảm” là không cần thiết và hoàn toàn đi ngược lại dòng chảy của nghệ thuật. Bản chất của nghệ thuật là không biên giới, cũng không có sự phân biệt sang - hèn, giới tính, quốc gia - dân tộc, già - trẻ.  

Một điều quan trọng cần được chú ý là nhạc vàng không chỉ là di sản của lịch sử mà đã là một phần trong di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Do đó, những bài tình ca, dù cũ kỹ và mang vết tích của một giai đoạn thăng trầm, vẫn cần được giữ gìn như một cách tôn trọng giá trị văn hoá và sự thật lịch sử.

Theo ông Jason Gibbs, nhà nghiên cứu về âm nhạc Việt Nam, nhạc vàng “tập trung vào tình cảm con người và những cảm xúc sâu thẳm trong lòng người”. Việc cấm đoán hay sửa lời dựa trên sự suy diễn chỉ khiến văn hoá – văn nghệ bị nghèo nàn. Điều này cũng giới hạn khả năng thưởng thức văn nghệ của công chúng. Trong khi đó, công chúng trong nước đến với nhạc vàng là vì nhu cầu thưởng thức, chứ hoàn toàn không phải vì lý do chính trị.

Đã đến lúc các ca sĩ cần tôn trọng ca từ trong bài hát gốc, “cởi bỏ một định kiến không rõ ràng”, và đừng “sáng tạo” nên bất cứ điều gì đi ngược lại tinh thần của bài hát. Lý do rất đơn giản. Nếu nhạc vàng đủ sức sống, nó sẽ tồn tại. Ngược lại, nó sẽ biến mất khỏi “thực đơn” nghe nhạc của thính giả. 

Nói ngắn gọn, việc can thiệp vào lời bài hát là không cần thiết. “Can thiệp” chỉ làm biến dạng lịch sử và khiến bản thân người cản trở dòng chảy của thời đại mắc kẹt trong những gánh nặng, nhiều khi là vô hình, của lịch sử. 

Để tôn trọng di sản của quá khứ, chúng ta cần một thái độ ứng xử văn minh và bao dung với cả nhạc vàng và nhạc sĩ. Bởi lẽ, lịch sử của một dân tộc, một dòng nhạc, một tư tưởng, một nỗi niềm… chỉ thật sự giàu có khi quá khứ được trân trọng, ghi nhận, và diễn giải trên tinh thần đối thoại cởi mở.

Ngày 5/12/2023, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã chính thức công nhận nghệ thuật bolero (thường được biết đến ở Việt Nam với tên gọi “nhạc vàng”) là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại theo đề xuất của Cuba và Mexico.

Nhạc bolero là một dòng nhạc khiêu vũ trữ tình, bắt nguồn từ Cuba vào cuối thế kỷ XIX và lan rộng khắp đất nước này qua các nhóm nghệ sĩ du ca, và được đón nhận ở nhiều quốc gia khác như Mexico, Chile,... Sau đó, dòng nhạc này được phổ biến rộng rãi sang các nước nói tiếng Anh; nhiều nghệ sĩ Mỹ như Bing Crosby, Nat King Cole hay Frank Sinatra đã biểu diễn nhạc bolero.

Bolero du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thập niên 50 của thế kỷ XX, chủ yếu là ở các tỉnh, thành miền Nam, trong bối cảnh phong trào tân nhạc nơi đây đang phát triển mạnh mẽ. Nhiều nhạc sĩ bắt đầu sử dụng giai điệu phương Tây thay cho giai điệu truyền thống. Một số bài hát sử dụng điệu bolero đầu tiên là Nắng chiều của Lê Trọng Nguyễn, Trăng phương Nam của Anh Hoa, Chiều trong rừng thẳm của Anh Việt. Kể từ đó, bolero được sử dụng phổ biến và trở thành một phần quan trọng của văn hóa âm nhạc dân gian miền Nam Việt Nam trước năm 1975.

Một đặc điểm của bolero là âm nhạc luôn đi kèm với lời ca đậm chất thơ, thể hiện tình cảm, quan niệm và tiêu chuẩn về tình yêu và cuộc sống. Khi đánh giá cái hay, cái đẹp của một bản bolero, không thể bỏ qua nội dung lời ca, với những cung bậc cảm xúc được thể hiện qua ngôn ngữ mộc mạc, sâu lắng, kết hợp với âm nhạc chậm buồn và lãng mạn. 

Nhạc vàng ngày càng thoái trào

Trái với thời trước năm 1975, nhạc vàng hay bolero ở Việt Nam đang chật vật để duy trì sự hiện diện trong lòng công chúng. Hầu như chỉ còn những “bản hit” của thế kỷ trước được trình diễn lại mà hiếm thấy sự xuất hiện của các ca khúc mới. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Trên thực tế, vẫn có nhiều nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nhạc vàng và vẫn sáng tác nhiều ca khúc mới. Tuy nhiên, các ca khúc mới thường bị chính những người gạo cội trong nghề đánh giá thấp vì tính chất trữ tình và cách dùng từ ngữ, kể chuyện trong ca từ không đủ sâu sắc như các bài ca ngày trước.

Theo nhận định của ca sĩ Phương Dung, một nữ ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng của Việt Nam, trên Báo Văn nghệ Công an hồi tháng 9 năm ngoái, các ca khúc bolero mới thường không được đón nhận rộng rãi “vì bài hát của họ không có câu chuyện” và vì “trình độ viết của những nhạc sĩ trẻ hiện nay”; các nhạc sĩ với tuổi đời khá trẻ “dường như chưa nắm rõ tiếng Việt nên họ chỉ dùng văn nói chứ không phải văn thơ như người xưa”.

Hamlet Trương – một nhạc sĩ trẻ với các sáng tác theo dòng nhạc vàng, cũng thừa nhận rằng rất khó sáng tác các ca khúc bolero, vì các bài hát đòi hỏi ca từ giàu chất thơ và giai điệu da diết. Do đó, số lượng ca khúc bolero mà anh sáng tác là rất ít. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh của những dòng nhạc hấp dẫn khác như pop, rap, rock, RnB… khiến lượng khán giả trẻ của các ca khúc bolero càng mỏng. Thậm chí, nhiều bản nhạc vàng nổi tiếng đã được cải biến cách hoà âm, phối khí và biểu diễn theo màu sắc của các dòng nhạc đương đại để phù hợp hơn với thị hiếu đương thời.

Song, để bảo tồn đúng chất nhạc vàng, vẫn cần giữ nguyên giai điệu bolero và lời ca gốc khi biểu diễn những ca khúc cũ nhằm giữ được cốt truyện và tính trữ tình của ca khúc. Còn đối với những sáng tác mới, cần chú trọng vào cách kể chuyện chỉn chu và việc lựa chọn từ ngữ tinh tế trong từng lời ca.

Khi các “bản hit” nhạc vàng bị sửa lời

Như đã nói, lời ca là yếu tố tối quan trọng tạo nên cốt truyện và cũng là linh hồn của các ca khúc bolero. Do đó, nếu muốn bảo tồn dòng nhạc di sản này thì việc tôn trọng từng ca từ trong một bài nhạc vàng là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, nhiều ca sĩ khi trình diễn đã sửa lời các bài hát nhạc vàng. Đáng nói là việc này ngày càng phổ biến.

Trong chương trình Hoa Xuân Ca năm 2023 của Đài Truyền hình Việt Nam, ca sĩ Phương Mỹ Chi, khi trình bày ca khúc Cánh thiệp đầu xuân do hai nhạc sĩ Minh Kỳ và Lê Dinh sáng tác, đã sửa lời bài hát từ “Để người anh lính chiến quay về gia đình…” thành “Để người anh yêu dấu quay về gia đình…”. Nói cách khác, cụm từ “lính chiến” đã được thay bằng “yêu dấu”.

Bài hát Cánh thiệp đầu xuân là một trong những bài hát nổi tiếng về mùa xuân trên nền nhạc bolero được sáng tác trước năm 1975. Những lời tâm tình trong bài hát là tiếng lòng của mùa xuân, là ước mong cho người trai chiến đấu (lính chiến) trở về đoàn tụ với gia đình sau những ngày tháng đằng đẵng nơi biên giới. Việc sửa “lính chiến” thành “yêu dấu” khiến lời bài hát trở nên mơ hồ, không rõ nghĩa. Thậm chí “người anh yêu dấu” có thể được hiểu là “người anh” trong thời bình – và rõ ràng, điều này “đi lạc” khỏi bối cảnh bài hát. 

Với lời mới là “yêu dấu” thì cái tình trong bài hát đã giảm đi rất nhiều vì nó thiếu đi bối cảnh lịch sử và đối tượng cụ thể. Nếu nói ngắn gọn thì ý nghĩa của lời ca đã bị mai một qua cách sửa lời này. Nếu bạn đọc nghe bài Cánh thiệp đầu xuân do hai ca sĩ gạo cội là Thanh Thuý và Giao Linh trình bày thì sẽ thấy rằng cụm từ “người anh lính chiến” được giữ nguyên như lời tri ân đối với những người nhạc sĩ đã sáng tác nên nhạc phẩm bất hủ. 

Như vậy, việc ca sĩ tự ý sửa lời hát (hay thậm chí phải sửa theo ý chí của một cá nhân/ đơn vị nào) không những thể hiện sự thiếu tôn trọng dành cho người sáng tác, mà còn làm “mất chất” của tứ thơ, làm chệch đi mạch kể chuyện của một ca khúc nhạc vàng. Nếu chúng ta biết rằng người sáng tác thơ, văn, âm nhạc rất chỉn chu trong từng chữ, từng câu để mang đến cho người đọc/ người nghe những sản phẩm có thể nói lên tiếng lòng của mình trọn vẹn nhất, thì bạn sẽ không xem việc sửa lời là điều cỏn con hay “thôi kệ, không sao”.

Không chỉ ca khúc Cánh thiệp đầu xuân mà một số ca khúc trước năm 1975 cũng bị ca sĩ sửa lời khi trình bày trong nước. Bài hát Căn nhà ngoại ô của nhạc sĩ Anh Bằng là một ví dụ. Ca sĩ Bảo Yến hát: “Niềm tin là một ngày mai non nước thêm đẹp tình người”, trong khi lời gốc là: “… non nước chung một màu cờ”. Dù giọng ca của ca sĩ Bảo Yến đi vào lòng người với chất giọng truyền cảm và kỹ năng trình bày “có hạng” (Bảo Yến được nhiều người trìu mến và trân trọng gọi là “diva”) nhưng việc cô sửa lời khiến những người yêu nhạc không khỏi chạnh lòng, nhất là với một nhạc phẩm nhiều ý nghĩa và đã đi vào trái tim của bao thế hệ những người yêu nhạc. 

Nói “chung một màu cờ’ là nói về đoàn kết, nói về thống nhất, nói về đoàn viên, và hơn hết là nói về một khát vọng chính đáng. Còn với “thêm đẹp tình người”, thật khó có thể chỉ ra ý nghĩa cụ thể và chính xác của nó. Hay, người ta cũng có thể gán bất cứ ý nghĩa nào (miễn là không xấu) cho cụm từ này.

Thực tế này dường như đang chịu tác động của một bối cảnh xã hội rộng lớn hơn, khi nhiều bản nhạc vàng thể hiện tâm sự của những người lính Việt Nam bên kia đầu chiến tuyến trước năm 1975 hoặc là bị cấm lưu hành, hoặc bị thay đổi câu từ để xoá đi dấu vết về một thời mà hai miền Bắc - Nam còn chia cắt. 

Điều oan trái là nhiều ca khúc bị cấm hoặc bị sửa lời chuyên chở thông điệp về một câu chuyện hoàn toàn “lành tính”: thể hiện ước mong về một ngày đất nước “hòa bình để xây dựng lại một xã hội người người thương yêu nhau”, và thông điệp của nó không hề nhằm cổ động chính trị, cũng không chứa đựng câu từ mang tính chất bạo lực như “bắn”, “giết” và cổ vũ chiến tranh như thường thấy ở một số bài nhạc đỏ.

Như vậy, dường như hiện tượng “sửa lời” nhạc vàng đang diễn ra một cách có chủ ý, nhằm tẩy đi những nét đứt gãy lịch sử và chặn những dòng chảy văn hoá về một xã hội từng là một phần của lịch sử dân tộc. Làm sao mà việc tái dựng lịch sử trong tâm tưởng và lời ca, tiếng hát có thể trọn vẹn nghĩa tình khi chúng ta chối bỏ những gì từng là máu thịt, dù nó có đớn đau hay dịu ngọt? Và liệu rằng sự can thiệp này có đang thể hiện sự “nhạy cảm” và thái độ phòng vệ quá đà đối với một quá khứ đã suy vong?

Các hành vi cấm đoán hoặc can thiệp vào lời ca không chỉ khiến nhạc vàng “mất chất” mà còn thể hiện sự “kém bao dung” đối với các sản phẩm của miền Nam trước năm 1975.

Trước thực tế đó, rõ ràng là không thể chỉ quy sự thoái trào của nhạc vàng cho năng lực sáng tác của nhạc sĩ và thị hiếu của giới trẻ hiện nay.

“Cái gì của Caesar hãy trả lại cho Caesar”

Với Nghị định 144/2020/NĐ-CP về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã bãi bỏ quy định cấp phép cho các bài hát trước năm 1975. Việc này đã truyền cảm hứng cho những người yêu nhạc, gồm cả giới ca sĩ và công chúng có nhu cầu thưởng thức âm nhạc. 

Không kém ý nghĩa là, Nghị định đã đáp ứng được mong mỏi của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ và những người yêu âm nhạc rằng “cơ quan làm công tác quản lý cấp phép, phổ biến, lưu hành ca khúc nên điều chỉnh cách ứng xử với nghệ sĩ và tác phẩm của họ để phù hợp với chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước”.

Trước đó, vào tháng 3/2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã cấm lưu hành vĩnh viễn 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975, trong đó có ca khúc Cánh thiệp đầu xuân. Ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, cho biết lý do của việc cấm lưu hành vĩnh viễn là do Hội đồng nghệ thuật của Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho rằng các ca khúc này vi phạm bản quyền vì ca từ sai so với bản gốc. Việc này đã gây khó hiểu và khiến dư luận, gồm người dân và cả giới nghệ sĩ, bức xúc.

Tuy nhiên, việc tuỳ tiện sửa lời bài hát ở những chỗ được cho là “nhạy cảm” là không cần thiết và hoàn toàn đi ngược lại dòng chảy của nghệ thuật. Bản chất của nghệ thuật là không biên giới, cũng không có sự phân biệt sang - hèn, giới tính, quốc gia - dân tộc, già - trẻ.  

Một điều quan trọng cần được chú ý là nhạc vàng không chỉ là di sản của lịch sử mà đã là một phần trong di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Do đó, những bài tình ca, dù cũ kỹ và mang vết tích của một giai đoạn thăng trầm, vẫn cần được giữ gìn như một cách tôn trọng giá trị văn hoá và sự thật lịch sử.

Theo ông Jason Gibbs, nhà nghiên cứu về âm nhạc Việt Nam, nhạc vàng “tập trung vào tình cảm con người và những cảm xúc sâu thẳm trong lòng người”. Việc cấm đoán hay sửa lời dựa trên sự suy diễn chỉ khiến văn hoá – văn nghệ bị nghèo nàn. Điều này cũng giới hạn khả năng thưởng thức văn nghệ của công chúng. Trong khi đó, công chúng trong nước đến với nhạc vàng là vì nhu cầu thưởng thức, chứ hoàn toàn không phải vì lý do chính trị.

Đã đến lúc các ca sĩ cần tôn trọng ca từ trong bài hát gốc, “cởi bỏ một định kiến không rõ ràng”, và đừng “sáng tạo” nên bất cứ điều gì đi ngược lại tinh thần của bài hát. Lý do rất đơn giản. Nếu nhạc vàng đủ sức sống, nó sẽ tồn tại. Ngược lại, nó sẽ biến mất khỏi “thực đơn” nghe nhạc của thính giả. 

Nói ngắn gọn, việc can thiệp vào lời bài hát là không cần thiết. “Can thiệp” chỉ làm biến dạng lịch sử và khiến bản thân người cản trở dòng chảy của thời đại mắc kẹt trong những gánh nặng, nhiều khi là vô hình, của lịch sử. 

Để tôn trọng di sản của quá khứ, chúng ta cần một thái độ ứng xử văn minh và bao dung với cả nhạc vàng và nhạc sĩ. Bởi lẽ, lịch sử của một dân tộc, một dòng nhạc, một tư tưởng, một nỗi niềm… chỉ thật sự giàu có khi quá khứ được trân trọng, ghi nhận, và diễn giải trên tinh thần đối thoại cởi mở.

Từ khoá: nhạc vàng bolero di sản văn hóa phi vật thể UNESCO

BÀI LIÊN QUAN