Văn hoá - Xã hội
12 PHÚT ĐỌC

Khủng hoảng “miễn trừ trách nhiệm” (impunity) ở Đông Nam Á

Ngày càng phổ biến tại một số quốc gia Đông Nam Á, tình trạng miễn trừ trách nhiệm khiến các hành vi vi phạm nhân quyền trở nên trầm trọng hơn.

Nguyễn Đức Hiếu - Nguyễn Thục Anh 03/02/2025
Image
Người thân của 32 nhà báo bị sát hại trong vụ thảm sát Ampatuan (Philippines) tụ họp và đòi công lý vào ngày kỷ niệm 5 năm vụ thảm sát, tháng 11 năm 2014. (C): Noel Celis/AFP/RSF

Thuật ngữ sự miễn trừ (impunity) đề cập đến những tình huống thiếu vắng các biện pháp hiệu quả để xử phạt các hành vi vi phạm hoặc khi các biện pháp thực thi pháp luật không được thực hiện. Thông thường, sự miễn trừ là kết quả của một quyết định chính trị, quy định ân xá, hoặc việc các cơ quan công quyền cố tính “nhắm mắt làm ngơ”.

Thuật ngữ này khá mới mẻ với giới nghiên cứu ở Việt Nam. Để dễ hiểu, chúng tôi tạm dịch “impunity” là sự miễn trừ trách nhiệm đối với các hành vi sai phạm, vi phạm nhân quyền, hay ở cấp độ nặng hơn là “tội ác”.

Ở một số quốc gia, tình trạng miễn trừ diễn ra khi các chính phủ không thể buộc những kẻ vi phạm chịu trách nhiệm về hành vi sai trái mà họ gây ra thông qua một quá trình truy tố, xét xử và trừng phạt. Tình trạng này diễn ra chủ yếu là do chính phủ né tránh việc đưa tội phạm ra trước vành móng ngựa, và hành động này về bản chất là có tính cố ý. Sự miễn trừ trách nhiệm cũng liên quan đến việc thủ phạm thoát khỏi việc bị trừng phạt sau các vụ vi phạm nhân quyền.

Tình trạng miễn trừ trở nên tồi tệ và lan tràn tại các quốc gia có nền quản trị độc tài, hệ thống tư pháp hoạt động yếu kém, không minh bạch, hoặc đang trên bờ vực tan rã.

Nguy hiểm là, sự miễn trừ làm suy yếu các tiếng nói bất đồng chính kiến, làm xói mòn lòng tin của công chúng vào hệ thống pháp luật và công lý, cũng như duy trì chu kỳ đàn áp và tình trạng bất bình đẳng. Nghiêm trọng hơn, sự miễn trừ làm suy yếu lòng tin vào các thể chế chính trị và tính công bằng.

Với các nạn nhân, sự miễn trừ đẩy họ vào tình thế bất lợi khi nó gây ra sự bất bình đẳng xã hội, biến những người bị hại trở thành những người yếu thế trước các thủ phạm. Quyền được công nhận, được lắng nghe, và được lên tiếng của người bị hại trở nên mong manh và yếu ớt hơn. Hệ quả là khát vọng về một thế giới thượng tôn pháp luật và các đòi hỏi công bằng của họ trở nên xa tầm với.

Tại Đông Nam Á, đặc biệt là ở Philippines, Campuchia, Myanmar và Thái Lan, tình hình vi phạm pháp luật và xâm phạm nhân quyền ngày càng ảm đạm. Tại các quốc gia này, những kẻ vi phạm lạm dùng sự miễn trừ như “kim bài miễn tử” để thoát tội và ung dung với những tội ác của mình trong khi người bị hại sống một cuộc đời đau khổ.

Tại Philippines, tình trạng miễn trừ đã gây ra hậu quả tàn khốc. Ngay sau khi đắc cử vào năm 2016, Tổng thống Rodrigo Duterte đã phát động “cuộc chiến chống ma túy”. Chiến dịch không khoan nhượng này khiến 30.000 thường dân thiệt mạng. Hầu hết nạn nhân đến từ các khu vực thành thị nghèo đói, bị cảnh sát bắn chết trên đường phố hoặc tại nhà.

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đang điều tra cựu Tổng thống Duterte về tội ác chống lại loài người. Ông Duterte bị cáo buộc khuyến khích và tạo điều kiện cho các vụ giết người, cũng như cho phép cảnh sát hành động mà không bị trừng phạt. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết cảnh sát Philippines đã làm giả bằng chứng để biện minh cho các vụ giết người phi pháp.

Công lý vẫn còn xa vời đối với các nạn nhân. Ông Duterte thậm chí tuyên bố đầy thách thức trong một cuộc điều tra của quốc hội: “Tôi yêu cầu ICC nhanh chóng, và nếu có thể, hãy đến đây và bắt đầu cuộc điều tra vào ngày mai”. Không chỉ vậy, cựu tổng thống Philippines cũng kiên quyết bảo vệ chiến dịch chống ma túy tàn bạo của mình. Trong lời khai trước Thượng viện vào tháng 10/2024, ông Duterte yêu cầu Thượng viện không chất vấn các chính sách của mình và khẳng định ông “không xin lỗi, không bào chữa”.

Làn sóng giết người vô tội vạ từ thời Duterte đã khiến văn hóa bạo lực và sự miễn trừ trừng phạt vẫn tồn tại dai dẳng ở Philippines. Vào năm 2020, Liên Hợp Quốc cho biết: “Bất chấp những cáo buộc đáng tin cậy về các vụ giết người ngoài vòng pháp luật có hệ thống […], những hành vi vi phạm gần như không bị trừng phạt (near impunity)”. Theo đó, những kẻ phạm tội được tự do trong khi các nạn nhân thì như “châu chấu đá xe” khi không thể đòi lại công lý vì “thấp cổ bé họng”.

Song, chiến dịch chống ma túy của Duterte không phải là trường hợp duy nhất mà sự miễn trừ trách nhiệm được kích hoạt ở Philippines. Vào năm 2009, vụ thảm sát Ampatuan – cuộc tấn công đẫm máu nhất nhằm vào các nhà báo trong lịch sử thế giới do các thành viên trong gia tộc chính trị Ampatuan gây ra, đã cướp đi sinh mạng của 58 nhà hoạt động báo chí và truyền thông ở Philippines. Phải mất một thập kỷ sau, bản án đầu tiên mới được đưa ra để tuyên phạt tù chung thân cho 44 thủ phạm, trong khi 88 nghi phạm khác vẫn còn trốn thoát. Tại quốc đảo Đông Nam Á, giới quan sát coi vụ thảm sát là phép thử đối với hệ thống tư pháp nổi tiếng bị tắc nghẽn và dễ bị tổn thương.

Không chỉ ở Philippines, tại Campuchia cũng ghi nhận tình trạng không bị trừng phạt đối với các tội ác chống lại báo chí. Theo hồ sơ của Trung tâm Nhân quyền Campuchia (CCHR), kể từ năm 1994, có 15 nhà báo đã bị giết ở đất nước này, với 12 người đã trở thành mục tiêu khi họ đưa tin về các vấn đề nhạy cảm. Theo ghi nhận của Hiệp hội Liên minh Nhà báo Campuchia (CamboJA), chỉ trong chín tháng đầu năm 2024, 46 nhà báo Campuchia đã đối diện với các hành vi đe dọa pháp lý, giam giữ và tấn công thân thể.

Tình hình ở Myanmar thậm chí còn trầm trọng hơn khi sự miễn trừ trách nhiệm là cơ sở khiến các hành vi vi phạm nhân quyền diễn ra ngày một tràn lan. Kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2021, chính quyền quân sự đã tiến hành hàng loạt các hành động tàn bạo, như giết những người biểu tình, đàn áp, tra tấn và giam giữ tùy tiện (kể cả đối với dân thường không tham gia vào các cuộc biểu tình chống chính quyền quân sự).

Trong báo cáo vào tháng 7/2024, Michèle Taylor, Đại sứ Mỹ tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, cho hay “tình hình nhân quyền ở Myanmar không có dấu hiệu cải thiện”. Ông Michèle Taylor cũng nói thêm rằng quân đội đã tiến hành “các cuộc không kích vào cơ sở hạ tầng dân sự, cưỡng bức mất tích, và tình trạng bạo lực tình dục và bạo lực giới tính đang lan tràn đáng sợ”.

Tương tự, ông Thomas Andrews, chuyên gia về nhân quyền của Liên Hợp Quốc, cũng bày tỏ quan ngại về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Myanmar. Theo đó, ông cáo buộc chính quyền quân sự đã vi phạm “tội ác chống lại loài người” (crimes against humanity). Song, đến nay quân đội vẫn là lực lượng kiểm soát chính quyền ở Myanmar và chưa có một bản án chính thức nào được đưa ra để xét xử tội ác của họ. Với bạo lực gia tăng và quân đội không phải “trả giá” cho hành động của mình, Myanmar đang rơi vào “thảm họa nhân quyền” và “khủng hoảng nhân đạo”.

Tình trạng miễn trừ cũng tồn tại ở Thái Lan khi các hành vi vi phạm nhân quyền trong quân đội bị phớt lờ. Uỷ ban chống Tra tấn (CAT) – cơ quan trực thuộc Cao Uỷ Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã có báo cáo rằng mặc dù Bangkok đã thông qua Đạo luật Phòng ngừa và Ngăn chặn Tra tấn và Mất tích Cưỡng bức vào năm 2022, các trường hợp tra tấn, tử vong trong khi bị giam giữ và mất tích cưỡng bức chưa được điều tra đầy đủ tại quốc gia này. CAT cũng bày tỏ quan ngại về việc Thái Lan sử dụng các luật đặc biệt để cho phép giam giữ kéo dài mà không có sự giám sát tư pháp. Luật đặc biệt này chủ yếu được áp dụng tại một số địa phương phía Nam Thái Lan và làm gia tăng khả năng xảy ra các hành vi tra tấn và ngược đãi.

Trong cả bốn trường hợp trên, quyền miễn trừ tồn tại dai dẳng ở các quốc gia có nền tư pháp không minh bạch, có chính quyền độc tài và dễ thoả hiệp chính trị. Hệ luỵ của việc cho phép “ngoại lệ” miễn trừ mọc lên như nấm trong hệ thống tư pháp không chỉ làm suy yếu tính chính danh của những nhà nước tự xưng là “pháp quyền”, làm xói mòn lòng tin của công chúng, mà còn gây ra bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng giữa nhóm được hưởng đặc quyền và phần còn lại trong xã hội.

Theo “Nguyên tắc 2. Quyền bất khả xâm phạm về việc được biết sự thật” trong Bộ nguyên tắc cập nhật về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người thông qua hành động chống lại sự miễn trừ do Cao Uỷ Nhân quyền Liên Hợp Quốc ban hành: “Mỗi dân tộc đều có quyền bất khả xâm phạm để biết sự thật về các sự kiện trong quá khứ liên quan đến việc thực hiện các tội ác tàn bạo, cũng như các hoàn cảnh và nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện các tội ác đó thông qua những vi phạm lớn hoặc có hệ thống. Việc thực thi đầy đủ và hiệu quả quyền được biết sự thật là một biện pháp bảo vệ quan trọng chống lại sự tái diễn của các vi phạm”.

Nhìn lại những tiền lệ miễn trừ ở các nước Đông Nam Á, có thể thấy quyền được biết sự thật của người dân hoàn toàn vắng bóng, và “lỗ hổng” này tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức tiếp tục “tự tung tự tác” với hành vi vi phạm mà không sợ bị trừng phạt.

Tuy nhiên, việc đấu tranh chống lại sự miễn trừ ở các quốc gia này trở thành một nhiệm vụ đầy thách thức. Khi công lý liên tục bị từ chối, sự thật và trách nhiệm giải trình đều bị ngăn chặn, các nhà báo can đảm nói lên sự thật hoặc những tiếng nói vạch trần trở nên dễ tổn thương trước các hành vi trả thù.

Để giải quyết cuộc khủng hoảng về sự miễn trừ trách nhiệm, cần có cải cách toàn diện về mặt cấu trúc, đặc biệt là đối với hệ thống tư pháp tại các quốc gia mà việc xét xử là thiếu minh bạch và/ hay không công bằng. Trong đó, thúc đẩy minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hệ thống tư pháp là yêu cầu tiên quyết. Bởi lẽ, việc độc lập tư pháp không được đảm bảo sẽ dẫn đến hệ quả nguy hiểm là lợi ích chính trị đứng trên các thiết chế phục vụ cho việc gìn giữ và bảo vệ công lý.

Bên cạnh đó, các cá nhân, tổ chức xã hội hoạt động vì nhân quyền và các nhà báo cần được tạo điều kiện để đưa tin một các minh bạch về tình trạng lạm dụng pháp luật, vi phạm nhân quyền, và đấu tranh cho công lý. Để tiến đến một xã hội dân sự cởi mở và năng động, sự đoàn kết là điều kiện tiên quyết để vạch trần và buộc những kẻ vi phạm nhân quyền phải bị trừng phạt.

Bên cạnh đó, những người sống sót và xã hội dân sự cần quyết tâm đấu tranh cho việc xóa bỏ tình trạng miễn trừ và thúc đẩy trách nhiệm giải trình. Các tổ chức cơ sở sẽ phải nỗ lực rất nhiều để chống lại xu hướng miễn trừ hiện nay. Cuối cùng, sự “minh bạch hóa” bằng cách thu thập bằng chứng, phân tích, và công khai các báo cáo về hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức được hưởng đặc quyền miễn trừ có thể là giải pháp hữu ích để mang lại công bằng cho những người yếu thế ở các quốc gia Đông Nam Á nêu trên.

Thuật ngữ sự miễn trừ (impunity) đề cập đến những tình huống thiếu vắng các biện pháp hiệu quả để xử phạt các hành vi vi phạm hoặc khi các biện pháp thực thi pháp luật không được thực hiện. Thông thường, sự miễn trừ là kết quả của một quyết định chính trị, quy định ân xá, hoặc việc các cơ quan công quyền cố tính “nhắm mắt làm ngơ”.

Thuật ngữ này khá mới mẻ với giới nghiên cứu ở Việt Nam. Để dễ hiểu, chúng tôi tạm dịch “impunity” là sự miễn trừ trách nhiệm đối với các hành vi sai phạm, vi phạm nhân quyền, hay ở cấp độ nặng hơn là “tội ác”.

Ở một số quốc gia, tình trạng miễn trừ diễn ra khi các chính phủ không thể buộc những kẻ vi phạm chịu trách nhiệm về hành vi sai trái mà họ gây ra thông qua một quá trình truy tố, xét xử và trừng phạt. Tình trạng này diễn ra chủ yếu là do chính phủ né tránh việc đưa tội phạm ra trước vành móng ngựa, và hành động này về bản chất là có tính cố ý. Sự miễn trừ trách nhiệm cũng liên quan đến việc thủ phạm thoát khỏi việc bị trừng phạt sau các vụ vi phạm nhân quyền.

Tình trạng miễn trừ trở nên tồi tệ và lan tràn tại các quốc gia có nền quản trị độc tài, hệ thống tư pháp hoạt động yếu kém, không minh bạch, hoặc đang trên bờ vực tan rã.

Nguy hiểm là, sự miễn trừ làm suy yếu các tiếng nói bất đồng chính kiến, làm xói mòn lòng tin của công chúng vào hệ thống pháp luật và công lý, cũng như duy trì chu kỳ đàn áp và tình trạng bất bình đẳng. Nghiêm trọng hơn, sự miễn trừ làm suy yếu lòng tin vào các thể chế chính trị và tính công bằng.

Với các nạn nhân, sự miễn trừ đẩy họ vào tình thế bất lợi khi nó gây ra sự bất bình đẳng xã hội, biến những người bị hại trở thành những người yếu thế trước các thủ phạm. Quyền được công nhận, được lắng nghe, và được lên tiếng của người bị hại trở nên mong manh và yếu ớt hơn. Hệ quả là khát vọng về một thế giới thượng tôn pháp luật và các đòi hỏi công bằng của họ trở nên xa tầm với.

Tại Đông Nam Á, đặc biệt là ở Philippines, Campuchia, Myanmar và Thái Lan, tình hình vi phạm pháp luật và xâm phạm nhân quyền ngày càng ảm đạm. Tại các quốc gia này, những kẻ vi phạm lạm dùng sự miễn trừ như “kim bài miễn tử” để thoát tội và ung dung với những tội ác của mình trong khi người bị hại sống một cuộc đời đau khổ.

Tại Philippines, tình trạng miễn trừ đã gây ra hậu quả tàn khốc. Ngay sau khi đắc cử vào năm 2016, Tổng thống Rodrigo Duterte đã phát động “cuộc chiến chống ma túy”. Chiến dịch không khoan nhượng này khiến 30.000 thường dân thiệt mạng. Hầu hết nạn nhân đến từ các khu vực thành thị nghèo đói, bị cảnh sát bắn chết trên đường phố hoặc tại nhà.

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đang điều tra cựu Tổng thống Duterte về tội ác chống lại loài người. Ông Duterte bị cáo buộc khuyến khích và tạo điều kiện cho các vụ giết người, cũng như cho phép cảnh sát hành động mà không bị trừng phạt. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết cảnh sát Philippines đã làm giả bằng chứng để biện minh cho các vụ giết người phi pháp.

Công lý vẫn còn xa vời đối với các nạn nhân. Ông Duterte thậm chí tuyên bố đầy thách thức trong một cuộc điều tra của quốc hội: “Tôi yêu cầu ICC nhanh chóng, và nếu có thể, hãy đến đây và bắt đầu cuộc điều tra vào ngày mai”. Không chỉ vậy, cựu tổng thống Philippines cũng kiên quyết bảo vệ chiến dịch chống ma túy tàn bạo của mình. Trong lời khai trước Thượng viện vào tháng 10/2024, ông Duterte yêu cầu Thượng viện không chất vấn các chính sách của mình và khẳng định ông “không xin lỗi, không bào chữa”.

Làn sóng giết người vô tội vạ từ thời Duterte đã khiến văn hóa bạo lực và sự miễn trừ trừng phạt vẫn tồn tại dai dẳng ở Philippines. Vào năm 2020, Liên Hợp Quốc cho biết: “Bất chấp những cáo buộc đáng tin cậy về các vụ giết người ngoài vòng pháp luật có hệ thống […], những hành vi vi phạm gần như không bị trừng phạt (near impunity)”. Theo đó, những kẻ phạm tội được tự do trong khi các nạn nhân thì như “châu chấu đá xe” khi không thể đòi lại công lý vì “thấp cổ bé họng”.

Song, chiến dịch chống ma túy của Duterte không phải là trường hợp duy nhất mà sự miễn trừ trách nhiệm được kích hoạt ở Philippines. Vào năm 2009, vụ thảm sát Ampatuan – cuộc tấn công đẫm máu nhất nhằm vào các nhà báo trong lịch sử thế giới do các thành viên trong gia tộc chính trị Ampatuan gây ra, đã cướp đi sinh mạng của 58 nhà hoạt động báo chí và truyền thông ở Philippines. Phải mất một thập kỷ sau, bản án đầu tiên mới được đưa ra để tuyên phạt tù chung thân cho 44 thủ phạm, trong khi 88 nghi phạm khác vẫn còn trốn thoát. Tại quốc đảo Đông Nam Á, giới quan sát coi vụ thảm sát là phép thử đối với hệ thống tư pháp nổi tiếng bị tắc nghẽn và dễ bị tổn thương.

Không chỉ ở Philippines, tại Campuchia cũng ghi nhận tình trạng không bị trừng phạt đối với các tội ác chống lại báo chí. Theo hồ sơ của Trung tâm Nhân quyền Campuchia (CCHR), kể từ năm 1994, có 15 nhà báo đã bị giết ở đất nước này, với 12 người đã trở thành mục tiêu khi họ đưa tin về các vấn đề nhạy cảm. Theo ghi nhận của Hiệp hội Liên minh Nhà báo Campuchia (CamboJA), chỉ trong chín tháng đầu năm 2024, 46 nhà báo Campuchia đã đối diện với các hành vi đe dọa pháp lý, giam giữ và tấn công thân thể.

Tình hình ở Myanmar thậm chí còn trầm trọng hơn khi sự miễn trừ trách nhiệm là cơ sở khiến các hành vi vi phạm nhân quyền diễn ra ngày một tràn lan. Kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2021, chính quyền quân sự đã tiến hành hàng loạt các hành động tàn bạo, như giết những người biểu tình, đàn áp, tra tấn và giam giữ tùy tiện (kể cả đối với dân thường không tham gia vào các cuộc biểu tình chống chính quyền quân sự).

Trong báo cáo vào tháng 7/2024, Michèle Taylor, Đại sứ Mỹ tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, cho hay “tình hình nhân quyền ở Myanmar không có dấu hiệu cải thiện”. Ông Michèle Taylor cũng nói thêm rằng quân đội đã tiến hành “các cuộc không kích vào cơ sở hạ tầng dân sự, cưỡng bức mất tích, và tình trạng bạo lực tình dục và bạo lực giới tính đang lan tràn đáng sợ”.

Tương tự, ông Thomas Andrews, chuyên gia về nhân quyền của Liên Hợp Quốc, cũng bày tỏ quan ngại về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Myanmar. Theo đó, ông cáo buộc chính quyền quân sự đã vi phạm “tội ác chống lại loài người” (crimes against humanity). Song, đến nay quân đội vẫn là lực lượng kiểm soát chính quyền ở Myanmar và chưa có một bản án chính thức nào được đưa ra để xét xử tội ác của họ. Với bạo lực gia tăng và quân đội không phải “trả giá” cho hành động của mình, Myanmar đang rơi vào “thảm họa nhân quyền” và “khủng hoảng nhân đạo”.

Tình trạng miễn trừ cũng tồn tại ở Thái Lan khi các hành vi vi phạm nhân quyền trong quân đội bị phớt lờ. Uỷ ban chống Tra tấn (CAT) – cơ quan trực thuộc Cao Uỷ Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã có báo cáo rằng mặc dù Bangkok đã thông qua Đạo luật Phòng ngừa và Ngăn chặn Tra tấn và Mất tích Cưỡng bức vào năm 2022, các trường hợp tra tấn, tử vong trong khi bị giam giữ và mất tích cưỡng bức chưa được điều tra đầy đủ tại quốc gia này. CAT cũng bày tỏ quan ngại về việc Thái Lan sử dụng các luật đặc biệt để cho phép giam giữ kéo dài mà không có sự giám sát tư pháp. Luật đặc biệt này chủ yếu được áp dụng tại một số địa phương phía Nam Thái Lan và làm gia tăng khả năng xảy ra các hành vi tra tấn và ngược đãi.

Trong cả bốn trường hợp trên, quyền miễn trừ tồn tại dai dẳng ở các quốc gia có nền tư pháp không minh bạch, có chính quyền độc tài và dễ thoả hiệp chính trị. Hệ luỵ của việc cho phép “ngoại lệ” miễn trừ mọc lên như nấm trong hệ thống tư pháp không chỉ làm suy yếu tính chính danh của những nhà nước tự xưng là “pháp quyền”, làm xói mòn lòng tin của công chúng, mà còn gây ra bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng giữa nhóm được hưởng đặc quyền và phần còn lại trong xã hội.

Theo “Nguyên tắc 2. Quyền bất khả xâm phạm về việc được biết sự thật” trong Bộ nguyên tắc cập nhật về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người thông qua hành động chống lại sự miễn trừ do Cao Uỷ Nhân quyền Liên Hợp Quốc ban hành: “Mỗi dân tộc đều có quyền bất khả xâm phạm để biết sự thật về các sự kiện trong quá khứ liên quan đến việc thực hiện các tội ác tàn bạo, cũng như các hoàn cảnh và nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện các tội ác đó thông qua những vi phạm lớn hoặc có hệ thống. Việc thực thi đầy đủ và hiệu quả quyền được biết sự thật là một biện pháp bảo vệ quan trọng chống lại sự tái diễn của các vi phạm”.

Nhìn lại những tiền lệ miễn trừ ở các nước Đông Nam Á, có thể thấy quyền được biết sự thật của người dân hoàn toàn vắng bóng, và “lỗ hổng” này tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức tiếp tục “tự tung tự tác” với hành vi vi phạm mà không sợ bị trừng phạt.

Tuy nhiên, việc đấu tranh chống lại sự miễn trừ ở các quốc gia này trở thành một nhiệm vụ đầy thách thức. Khi công lý liên tục bị từ chối, sự thật và trách nhiệm giải trình đều bị ngăn chặn, các nhà báo can đảm nói lên sự thật hoặc những tiếng nói vạch trần trở nên dễ tổn thương trước các hành vi trả thù.

Để giải quyết cuộc khủng hoảng về sự miễn trừ trách nhiệm, cần có cải cách toàn diện về mặt cấu trúc, đặc biệt là đối với hệ thống tư pháp tại các quốc gia mà việc xét xử là thiếu minh bạch và/ hay không công bằng. Trong đó, thúc đẩy minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hệ thống tư pháp là yêu cầu tiên quyết. Bởi lẽ, việc độc lập tư pháp không được đảm bảo sẽ dẫn đến hệ quả nguy hiểm là lợi ích chính trị đứng trên các thiết chế phục vụ cho việc gìn giữ và bảo vệ công lý.

Bên cạnh đó, các cá nhân, tổ chức xã hội hoạt động vì nhân quyền và các nhà báo cần được tạo điều kiện để đưa tin một các minh bạch về tình trạng lạm dụng pháp luật, vi phạm nhân quyền, và đấu tranh cho công lý. Để tiến đến một xã hội dân sự cởi mở và năng động, sự đoàn kết là điều kiện tiên quyết để vạch trần và buộc những kẻ vi phạm nhân quyền phải bị trừng phạt.

Bên cạnh đó, những người sống sót và xã hội dân sự cần quyết tâm đấu tranh cho việc xóa bỏ tình trạng miễn trừ và thúc đẩy trách nhiệm giải trình. Các tổ chức cơ sở sẽ phải nỗ lực rất nhiều để chống lại xu hướng miễn trừ hiện nay. Cuối cùng, sự “minh bạch hóa” bằng cách thu thập bằng chứng, phân tích, và công khai các báo cáo về hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức được hưởng đặc quyền miễn trừ có thể là giải pháp hữu ích để mang lại công bằng cho những người yếu thế ở các quốc gia Đông Nam Á nêu trên.

Từ khoá: miễn trừ miễn trừ trách nhiệm impunity Đông Nam Á nhân quyền quyền con người

BÀI LIÊN QUAN