Phong trào LGBT ở Đài Loan và Hàn Quốc: Vì sao lại khác biệt?
Bài viết chỉ ra và lý giải sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh cho quyền lợi của cộng đồng LGBT ở Đài Loan và Hàn Quốc, đặt trong bối cảnh tương đồng của hai quốc gia này về thể chế chính trị, trình độ kinh tế và giá trị văn hóa.
Việc Đài Loan trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới (same-sex marriage) vào năm 2019 là chiến thắng có ý nghĩa lớn lao đối với cộng đồng LGBT nơi đây. Thành công này đồng thời mang lại nhiều hy vọng cho các phong trào đấu tranh vì quyền LGBT trong khu vực.
Trường hợp Đài Loan—quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các giá trị Nho giáo truyền thống (traditional Confucianism)—chấp nhận hôn nhân giữa những người cùng giới đã bác bỏ những lập luận của những người ủng hộ các giá trị bảo thủ, rằng Nho giáo không ủng hộ việc kết hôn giữa những người cùng giới. Theo quan điểm này, kết hôn đồng giới đi ngược lại các giá trị truyền thống lâu đời của Nho giáo về hòa hợp xã hội, xây dựng và duy trì gia đình, và lòng hiếu thảo của con cái. Việc Đài Loan hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới cũng chứng tỏ quan điểm rằng vấn đề LGBT có xuất xứ từ phương Tây và không có chỗ đứng trong xã hội châu Á là không thuyết phục.
Với niềm tin rằng họ cũng có thể tiếp bước Đài Loan, cộng đồng LGBT ở châu Á xem chiến thắng của những người bạn ở Đài Loan là hình mẫu để nghiên cứu và học hỏi.
Đã có nhiều nghiên cứu so sánh trường hợp của Đài Loan với các phong trào LGBT ở các quốc gia khác trong khu vực. Trong đó, sự đối chiếu giữa Đài Loan và Hàn Quốc về những tiến bộ liên quan đến quyền LGBT được quan tâm do những tương đồng giữa hai quốc gia về thể chế chính trị, trình độ kinh tế, và tư tưởng văn hóa.
Sự tương đồng giữa Đài Loan và Hàn Quốc
Đánh giá dựa trên những thước đo chung sẽ góp phần làm rõ nguyên nhân Đài Loan chấp nhận hôn nhân đồng giới, còn Hàn Quốc đến nay vẫn chưa. Có thể thấy rằng lịch sử phát triển và sự chuyển đổi về đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa của Đài Loan và Hàn Quốc sau Chiến tranh thế giới Thứ hai là tương đối giống nhau.
Về thể chế chính trị, đây là những nền dân chủ tiên tiến và năng động bật nhất ở khu vực. Tiến trình dân chủ hóa (democratization) của Đài Loan và Hàn Quốc cùng bắt đầu từ những năm 80 khi cả hai chịu sự cai trị của chế độ độc tài quân sự. Những chế độ độc tài ở Đài Loan nắm quyền theo kiểu “gia đình trị”, cụ thể là dòng họ Tưởng. Ở Hàn Quốc, các lãnh đạo quân sự lên nắm quyền qua các cuộc đảo chính đã thi hành những chính sách hà khắc đối với các quyền cơ bản của công dân (như hội họp, bày tỏ quan điểm), đàn áp các lực lượng đối lập và bóp nghẹt xã hội dân sự.
Quá trình chuyển đổi từ chế độ độc tài sang dân chủ tự do của Đài Loan và Hàn Quốc được giáo sư Samuel P. Huntington xếp vào làn sóng dân chủ thứ ba (democracy’s third wave) diễn ra từ những năm 70 đến những năm 80 của thế kỷ XX. Nền chính trị dân chủ của hai quốc gia Đông Á này được chứng minh là mạnh mẽ qua những cuộc chuyển giao quyền lực suôn sẻ và hòa bình giữa đảng cầm quyền và đảng đối lập mà không trải qua quá trình bất ổn hay ngắt quãng.
Vào năm 2023, Economist Intelligence Unit - Cơ quan nghiên cứu và phân tích thuộc Tạp chí The Economist của Anh – xếp hạng Đài Loan và Hàn Quốc là những nền dân chủ hoàn chỉnh (full democracies). Đài Bắc đứng đầu châu Á và thứ 10 thế giới về mức độ dân chủ, còn Seoul giữ vị trí thứ 3 trong khu vực và thứ 22 trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, Đài Loan và Hàn Quốc là những nền kinh tế phát triển năng động bật nhất trong khu vực. Hai quốc gia này, cùng với Singpore và Hồng Kông, được ca ngợi là “những con hổ châu Á” (Asian Tigers) khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh chóng từ những năm 60.
Quá trình chuyển đổi kinh tế của hai quốc gia cũng không mấy khác biệt. Từ những quốc gia nghèo đói và kém phát triển cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế, Đài Loan và Hàn Quốc đã chuyển đổi thành những nền kinh tế với mức độ công nghiệp hóa cao hàng đầu thế giới, nắm giữ ưu thế cạnh tranh chiến lược về công nghệ.
Hayam Kim và Uk Heo chỉ ra 5 điểm tương tự trong tiến trình phát triển kinh tế của hai xã hội châu Á này: (1) kinh tế tăng trưởng liên tục nhưng vẫn duy trì mức độ công bằng tương đối cao; (2) cơ cấu công nghiệp chuyển đổi nhanh chóng; (3) chính phủ giữ vai trò dẫn dắt chính đối với phát triển kinh tế: (4) xuất khẩu là xương sống của nền kinh tế; (5) nguồn nhân lực có chất lượng cao. Theo Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tính đến tháng 10/2024, Đài Loan và Hàn Quốc lần lượt xếp hạng thứ 22 và 12 trong danh sách các nền kinh tế lớn trên thế giới, xét theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được tính theo giá thị trường hiện tại.
Về phương diện văn hóa, dù Đài Loan và Hàn Quốc đã chuyển đổi sang nền dân chủ tự do nhưng những giá trị Nho giáo truyền thống, nhất là về khía cạnh gia đình và xã hội, vẫn tiếp tục hiện diện ở hai xã hội này, dù ảnh hưởng của chúng ít nhiều đã giảm đi bởi toàn cầu hóa (globalization) và quá trình hiện đại hóa xã hội. Việc các giá trị truyền thống và nguyên tắc dân chủ cùng nhau tồn tại (coexist) ở hai xã hội này góp phần bác bỏ lập luận rằng các giá trị phương Tây không tương thích với xã hội châu Á, đặc biệt trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và khi nhắc đến vấn đề “quyền con người” (human rights). Thật vậy, Đài Loan và Hàn Quốc cũng thường đứng đầu châu Á về việc sẵn sàng lên tiếng bảo vệ các quyền dân sự, nhất là quyền sống và quyền tự do.
Sự chuyển đổi mang tính bước ngoặt sang thể chế dân chủ tự do và nền kinh tế phát triển vững mạnh đã dẫn tới sự thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội của Đài Loan và Hàn Quốc, với sự ra đời của một thế hệ được hưởng nền giáo dục chất lượng, tiếp thu các giá trị tự do và tiến bộ của phương Tây. Những thế hệ này, một mặt gìn giữ những nét truyền thống đã cắm rễ ở hai xã hội như sự hoà hợp giữa người với người (interpersonal harmony), mặt khác ủng hộ các giá trị cấp tiến, quyền con người và sẵn sàng lên tiếng bảo vệ những người thuộc tầng lớp yếu thế, đáng nhận được sự lưu tâm của chính phủ.
Mặc dù có sự tương đồng ở nhiều khía cạnh, nhưng khi bàn đến vấn đề quyền dành cho người LGBT, rõ ràng Đài Loan đã dẫn trước Hàn Quốc ở một khoảng cách khá xa.
Về pháp lý, Đài Loan có luật cho phép hôn nhân giữa những người cùng giới và không ngừng hoàn thiện luật và quy định để “cởi trói” các ràng buộc pháp luật nhắm vào cộng đồng LGBT. Ví dụ, Đài Loan đã chấp nhận hôn nhân đồng giới đa quốc gia, bãi bỏ yêu cầu một người trong cặp đôi LGBT phải đến từ quốc gia đã công nhận hôn nhân đồng giới, cũng như gần đây là nới lỏng quy định kết hôn giữa các cặp đôi có yếu tố Trung Quốc. Các tiến bộ về pháp lý không chỉ mang lại quyền bình đẳng cho các cặp đôi LGBT, mà còn cho thấy sự tiến triển không ngừng của quốc đảo dân chủ này trong nỗ lực hướng tới một xã hội công bằng (equality) và bao trùm (inclusive).
Trong khi đó, tại Hàn Quốc, cộng đồng LGBT vẫn phải nỗ lực đấu tranh không ngừng và dường như là từ con số không khi nói đến mức độ cởi mở và sự bảo vệ của luật pháp dành cho họ. Đáng chú ý, Hàn Quốc hiện vẫn duy trì lệnh cấm quan hệ tình dục đồng giới trong quân đội, và những binh sĩ vi phạm có thể bị phạt tù lên tới hai năm.
Dù vậy, những năm gần đây, đã có nhiều nỗ lực từ các nhà lập pháp cấp tiến và các tổ chức dân sự nhằm gây áp lực lên chính phủ về các vấn đề liên quan đến quyền của người đồng tính. Trong một bước tiến được ca ngợi là cột mốc quan trọng, vào tháng 7/2024, Toà án Tối cao của Hàn Quốc đã ra phán quyết rằng các cặp đôi đồng giới đủ điều kiện để nhận được các quyền lợi bảo hiểm y tế như các cặp đôi dị tính.
Các yếu tố khác biệt
Mặc dù cả Đài Loan và Hàn Quốc đều trải qua quá trình dân chủ hóa và phát triển kinh tế nhanh chóng trong 50 năm qua—những yếu tố giúp thúc đẩy sự chấp nhận rộng hơn của xã hội đối với các vấn đề liên quan đến LGBT, song tiến trình hướng đến quyền bình đẳng cho cộng đồng LGBT giữa hai xã hội Đông Á này lại cách biệt đáng kể.
Sự khác biệt này có thể được soi sáng bởi lý thuyết cấu trúc cơ hội chính trị (political opportunity structure). Lý thuyết này chỉ ra quan hệ giữa thể chế chính trị và tác động của nó tới kết quả của phong trào xã hội và ngược lại. Herbert P. Kitschelt lập luận rằng cấu trúc cơ hội chính trị “bao gồm các cấu hình cụ thể của nguồn lực, các sắp xếp thể chế và các tiền lệ lịch sử cho các phong trào xã hội, hoặc tạo điều kiện cho sự phát triển của các phong trào trong một số trường hợp, hoặc hạn chế chúng trong những trường hợp khác”.
Hiểu ngắn gọn, cấu trúc cơ hội chính trị quyết định cách thức hệ thống chính trị phản ứng lại các nhu cầu xã hội theo hai hướng khác nhau: thúc đẩy hoặc đàn áp. Cấu trúc cơ hội chính trị, mà hạt nhân của nó là lực lượng cầm quyền, quyết định sự xuất hiện, phát triển cùng các chiến lược của phong trào xã hội và cuối cùng là kết quả của chúng.
Theo đó, sự tiến bộ của phong trào LGBT ở Đài Loan là nhờ thể chế chính trị nơi đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới cũng như bảo vệ các quyền cơ bản của cộng đồng LGBT. Việc Đảng Dân chủ Tiến bộ (Democratic Progressive Party - DPP) trở lại nắm quyền từ năm 2016 đã tiếp một động lực to lớn cho phong trào LGBT, bởi đảng này có xuất thân từ phong trào xã hội và ủng hộ các quyền của cộng đồng yếu thế.
Sự lãnh đạo của DPP từ thời Tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen)—người công khai ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới—và người kế nhiệm Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) vốn đề cao các giá trị dân chủ và nhân quyền, bao gồm bình đẳng giới, không chỉ thúc đẩy, hoàn thiện các khung pháp lý để bảo vệ đầy đủ quyền của người đồng tính trong năm năm qua, mà còn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng LGBT trên con đường tìm kiếm và đấu tranh cho quyền bình đẳng toàn diện. Trong quá trình tranh cử tổng thống Đài Loan, ông Lại (khi đó là Phó Tổng thống) đã trở thành quan chức chính phủ cấp cao nhất tham gia Diễu hành LGBT Pride Đài Loan lần thứ 21 vào năm 2023.
Bên cạnh đó, trước sức ép ngày càng gia tăng từ Trung Quốc, từ ngoại giao cho đến kinh tế, các nhà lãnh đạo Đài Loan mong muốn tách biệt với Trung Quốc. Chen Nai-chia và Dafydd Fell đã ví von vị thế của Đài Loan trên trường quốc tế là “queer state”, tức tương tự như những người đồng tính, Đài Loan vẫn được biết đến là chủ thể quan trọng nhưng hầu như không được cộng đồng quốc tế công nhận là một quốc gia độc lập, do áp lực từ phía Bắc Kinh. Để nâng cao hình ảnh của Đài Loan như một “thành trì nhân quyền của châu Á” (the beacon of human rights in Asia) và thu hút sự ủng hộ của cộng đồng các quốc gia dân chủ và cùng chí hướng (thông qua queer diplomacy), thúc đẩy các quyền LGBT (queer way) là cách thức hiệu quả và dễ tạo hiệu ứng lan toả. Nhận thức được vị thế khó khăn của đất nước trước sự o ép của Trung Quốc, các lãnh đạo Đài Loan, đặc biệt từ DPP, đã ủng hộ quyền cho người đồng giới như một phương cách để củng cố bản sắc Đài Loan dân chủ cũng như để “liên minh” với các nền dân chủ phương Tây, qua đó nâng cao hình ảnh và mở rộng không gian quốc tế của hòn đảo.
Ở Hàn Quốc, vấn đề LGBT dường như không phải là ưu tiên của giới cầm quyền. Trong khi lãnh đạo Đài Loan bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với cộng đồng LGBT thì điều này lại hiếm gặp ở giới lãnh đạo Hàn Quốc. Các đời tổng thống Hàn Quốc, dù đến từ cánh tả hay khuynh hữu đều tìm cách né tránh hoặc thậm chí công khai phản đối việc chấp nhận hôn nhân giữa những người đồng giới.
Cựu Tổng thống Moon Jae-in (2017 - 2022) đã từng phản đối người đồng tính dù ông có xuất thân là một luật sư nhân quyền và thuộc phe cánh tả. Trong khi đó, Tổng thống Yoon Suk-yeol, người theo khuynh hướng bảo thủ và có lập trường chống nữ quyền (anti- feminist) gay gắt, cũng bày tỏ sự ủng hộ việc duy trì lệnh cấm hành vi quan hệ đồng giới trong quân đội, đồng thời nói rằng việc công nhận hôn nhân đồng giới có tác động đáng kể tới xã hội. Về phía cánh tả, lãnh đạo Đảng Dân chủ đối lập chính tại Hàn Quốc Lee Jae-myung, người có thể là tổng thống kế tiếp nếu ông Yoon bị phế truất, lại khá “mập mờ” đối với vấn đề LGBT khi chỉ nói ông sẽ giải quyết vấn đề dựa trên sự đồng thuận xã hội (social consensus).
Sự chống đối mạnh mẽ hoặc thái độ “lập lờ nước đôi” của giới lãnh đạo đã khiến Hàn Quốc chưa thể đưa ra dự luật chống lại sự kỳ thị đối với người đồng tính. Hệ quả là, các dự luật về chống phân biệt đối xử, cũng như các dự luật về hôn nhân đồng giới (same-sex marriage) và quan hệ đối tác đồng giới (same-sex partnership) vẫn bị ngăn chặn tại Quốc hội Hàn Quốc do vấp phải sự phản đối từ hai đảng lớn.
Về sự năng động của xã hội dân sự, hai sự kiện quan trọng có ý nghĩa rất lớn đối với nền dân chủ nhưng lại dẫn đến hai kết quả khá khác biệt liên quan đến phong trào LGBT đó là: Phong trào Hoa Hướng Dương (the Sunflower Movement) của Đài Loan và “Biểu tình thắp nến” (candlelight protests) ở Hàn Quốc.
Phong trào Hoa Hướng Dương ở Đài Loan diễn ra vào năm 2014 do sinh viên lãnh đạo đã thành công khi ngăn chặn chính quyền Quốc Dân Đảng (Kuomintang – KMT), đứng đầu là Tổng thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou), thông qua việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Dịch vụ xuyên eo biển (CSSTA) đầy tranh cãi với Trung Quốc. Việc người biểu tình phản kháng thành công các mưu toan phi dân chủ cho thấy sự kiên cường của nền dân chủ tự do Đài Loan. Bên cạnh đó, tác động thứ yếu và ít khi được nhắc đến là sự tham gia chính trị mạnh mẽ của một thế hệ trẻ Đài Loan hậu thiết quân luật.
Một số nhà hoạt động trong phong trào Hoa Hướng Dương, đa phần là những người trẻ, ủng hộ nhiệt thành các giá trị dân chủ và quyền cho người yếu thế, bao gồm quyền LGBT, đã gia nhập vào đời sống chính trị của Đài Loan. Từ đó, họ cùng tạo nên “một thế hệ cầu vồng” (rainbow generation) góp phần thúc đẩy việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới sau này. Ủng hộ và bảo vệ quyền cho người LGBT đã trở thành một phần bản sắc (identity) của người dân Đài Loan, đặc biệt là giới trẻ.
Không lâu sau đó, tại Hàn Quốc cũng diễn ra phong trào xã hội gọi là “Biểu tình thắp nến” từ tháng 10/2016 đến tháng 4/2017 nhằm kêu gọi luận tội Tổng thống Park Geun-Hye. Sau cùng, cuộc biểu tình đã đạt được mục tiêu khi Tổng thống Park bị luận tội và bị phế truất vào năm 2017. Tuy nhiên, tương phản với phong trào Hoa Hướng Dương của Đài Loan, cuộc biểu tình thắp nến ở Hàn Quốc không dẫn đến những tác động lan toả (spillover effect) tới các phong trào xã hội khác. Mặc dù những người tham gia biểu tình đa phần là người trẻ và các đảng cánh tả đối lập, nhưng sự liên kết giữa các nhà hoạt động vì quyền LGBT với những lực lượng khác không được duy trì sau khi cuộc biểu tình kết thúc.
Đáng chú ý, sự tương tác và gắn kết giữa phong trào LGBT và phong trào nữ quyền (feminist movement) cũng góp phần định hình những bước tiến về quyền bình đẳng hôn nhân. Sự liên kết giữa hai phong trào tạo ra một lực lượng chính trị quan trọng thúc đẩy những tiến bộ trong xã hội. Tuy nhiên, sự thiếu vắng các tương tác với phong trào nữ quyền có thể làm mất đi nguồn lực cần thiết để đưa phong trào LGBT đến thành công.
Tại Đài Loan, phong trào LGBT được sinh ra từ phong trào nữ quyền. Các nhà hoạt động cho LGBT cùng sát cánh với các nhà nữ quyền để đấu tranh cho quyền thiểu số, trước khi lớn mạnh để tách ra và tạo thành phong trào riêng. Tuy nhiên, tại Hàn Quốc, sự liên kết giữa hai phong trào này lại thiếu vắng.
Bên cạnh đó, các yếu tố nội tại (như sự hiện diện và hoạt động tích cực của cộng đồng LGBT) kết hợp với các yếu tố xã hội bên ngoài (như sự chống đối quyết liệt từ các tổ chức chống LGBT và thái độ của công chúng) có thể giúp lý giải thêm về mặt hạn chế và sự phức tạp của phong trào LGBT ở Hàn Quốc so với Đài Loan.
Phong trào LGBT ở Đài Loan và Hàn Quốc đều cùng ra đời và phát triển song song với quá trình dân chủ hóa—vốn tạo điều kiện cho sự phát triển của các phong trào xã hội, nhưng nhìn chung cộng đồng LGBT tại Đài Loan lớn mạnh và hoạt động sôi động hơn nhiều. Cộng đồng LGBT và những người ủng hộ tại Đài Loan đã tổ chức các cuộc diễu hành tháng tự hào hằng năm (pride parade), thu hút hàng nghìn người tham gia tại thủ đô Đài Bắc. Cho đến nay, đây là cuộc diễu hành lớn nhất châu Á. Các hoạt động diễu hành này, thường nhận được sự ủng hộ to lớn từ giới lãnh đạo chính trị, đã giúp tăng cường “mức độ nhận diện” của cộng đồng LGBT trong đời sống dân sự của Đài Loan.
Tại Hàn Quốc, cộng đồng LGBT và lực lượng ủng hộ cũng xoay sở để tổ chức thành công các cuộc diễu hành tự hào, dù quy mô nhỏ hơn so với Đài Loan và bất chấp sự phản đối từ lực lượng bảo thủ lớn mạnh, chủ yếu là các thành phần tôn giáo. Theo ước tính, khoảng 30% dân số Hàn Quốc tự nhận mình theo Thiên chúa giáo, trong đó hai phần ba theo Tin lành và một phần ba khác theo Công giáo. Các nhóm tôn giáo bảo thủ có quy mô, nguồn lực và sức ảnh hưởng chính trị đáng kể, và có lập trường chống đối người đồng tính (homophobic) và hôn nhân đồng giới (anti-gay marriage) vô cùng dữ dội. Đây chính là thách thức lớn cho cộng đồng LGBT ở quốc gia này. Quảng trường Seoul (Seoul Plaza) là bằng chứng hữu hình rõ ràng nhất cho thấy sự xung đột giữa phong trào LGBT và các nhóm tôn giáo bảo thủ khi các nhóm này sử dụng sức ảnh hưởng để chính quyền Seoul cấm tổ chức sự kiện tự hào tại Quảng trường.
Về mặt xã hội, sự chấp nhận và bao dung đối với cộng đồng LGBT ở hai quốc gia này cũng rất khác nhau. Tại Đài Loan, việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới đã góp phần khiến sự nhìn nhận của xã hội đối với cộng đồng LGBT trở nên tích cực hơn, cũng như giúp cộng đồng này hiện diện thường xuyên hơn mà không lo ngại về những phán xét và chỉ trích từ những người xung quanh. Theo khảo sát của tổ chức Taiwan Equality Campaign vào tháng 5/2024, tỷ lệ ủng hộ cộng đồng LGBT ở Đài Loan ngày càng gia tăng, khi 56,5% người được hỏi cho biết họ ủng hộ hôn nhân đồng giới, tăng so với 41% vào năm 2020; và 60,63% người được khảo sát chấp nhận con mình là người đồng tính.
Ở chiều ngược lại, xã hội Hàn Quốc vẫn rất bảo thủ và không khoan dung đối với cộng đồng LGBT. Hàn Quốc vẫn chưa công nhận hôn nhân đồng giới và chưa ban lành luật chống phân biệt đối xử toàn diện (comprehensive anti-discrimination law) dựa trên khuynh hướng tình dục hoặc bản dạng giới, dù đã có nhiều lời kêu gọi. Theo khảo sát hằng năm của Korea Institute of Public Administration vào tháng 3/2024, có hơn 52% người Hàn Quốc phản đối việc chung sống gần với người đồng tính.
Tại Hàn Quốc, sự phân biệt đối xử và kỳ thị đối với cộng đồng LGBT lan rộng với mức gay gắt và buộc nhiều người đồng tính phải che giấu xu hướng tính dục của mình, khiến họ gặp khó khăn gấp nhiều lần khi đấu tranh cho quyền bình đẳng của người LGBT, và từ đó ngăn cản họ kết nối với nhau để tạo thành một cộng đồng lớn mạnh. Một ví dụ mới nhất chứng minh thái độ kỳ thị đối với người đồng tính vẫn sâu sắc trong xã hội Hàn Quốc là vào tháng 10/2024, khi các nhóm bảo thủ đã chỉ trích và phản ứng dữ dội yêu cầu huỷ công chiếu bộ phim về đề tài đồng tính mang tên “Love in the Big City”.
Như vậy, sự khác nhau trong phương thức mà giới lãnh đạo phản ứng đối với phong trào LGBT và những yếu tố xã hội đã dẫn tới sự khác biệt về mức độ tiến bộ liên quan đến quyền cho người đồng tính ở Đài Loan và Hàn Quốc, mặc dù hai xã hội Đông Á có những nét tương đồng về chính trị, kinh tế và văn hóa. Việc này cũng đồng thời cho thấy, để phong trào LGBT đạt được các tiến bộ vững chắc thì riêng sự năng động của các nhà hoạt động và xã hội dân sự là chưa đủ. Thể chế chính trị được “cởi trói”, sự cởi mở của các chính trị gia, và sức hấp dẫn của phong trào qua các đóng góp thiết thực cho đời sống chính trị - xã hội cũng góp phần quan trọng vào thắng lợi của cộng đồng LGBT.
Việc Đài Loan trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới (same-sex marriage) vào năm 2019 là chiến thắng có ý nghĩa lớn lao đối với cộng đồng LGBT nơi đây. Thành công này đồng thời mang lại nhiều hy vọng cho các phong trào đấu tranh vì quyền LGBT trong khu vực.
Trường hợp Đài Loan—quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các giá trị Nho giáo truyền thống (traditional Confucianism)—chấp nhận hôn nhân giữa những người cùng giới đã bác bỏ những lập luận của những người ủng hộ các giá trị bảo thủ, rằng Nho giáo không ủng hộ việc kết hôn giữa những người cùng giới. Theo quan điểm này, kết hôn đồng giới đi ngược lại các giá trị truyền thống lâu đời của Nho giáo về hòa hợp xã hội, xây dựng và duy trì gia đình, và lòng hiếu thảo của con cái. Việc Đài Loan hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới cũng chứng tỏ quan điểm rằng vấn đề LGBT có xuất xứ từ phương Tây và không có chỗ đứng trong xã hội châu Á là không thuyết phục.
Với niềm tin rằng họ cũng có thể tiếp bước Đài Loan, cộng đồng LGBT ở châu Á xem chiến thắng của những người bạn ở Đài Loan là hình mẫu để nghiên cứu và học hỏi.
Đã có nhiều nghiên cứu so sánh trường hợp của Đài Loan với các phong trào LGBT ở các quốc gia khác trong khu vực. Trong đó, sự đối chiếu giữa Đài Loan và Hàn Quốc về những tiến bộ liên quan đến quyền LGBT được quan tâm do những tương đồng giữa hai quốc gia về thể chế chính trị, trình độ kinh tế, và tư tưởng văn hóa.
Sự tương đồng giữa Đài Loan và Hàn Quốc
Đánh giá dựa trên những thước đo chung sẽ góp phần làm rõ nguyên nhân Đài Loan chấp nhận hôn nhân đồng giới, còn Hàn Quốc đến nay vẫn chưa. Có thể thấy rằng lịch sử phát triển và sự chuyển đổi về đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa của Đài Loan và Hàn Quốc sau Chiến tranh thế giới Thứ hai là tương đối giống nhau.
Về thể chế chính trị, đây là những nền dân chủ tiên tiến và năng động bật nhất ở khu vực. Tiến trình dân chủ hóa (democratization) của Đài Loan và Hàn Quốc cùng bắt đầu từ những năm 80 khi cả hai chịu sự cai trị của chế độ độc tài quân sự. Những chế độ độc tài ở Đài Loan nắm quyền theo kiểu “gia đình trị”, cụ thể là dòng họ Tưởng. Ở Hàn Quốc, các lãnh đạo quân sự lên nắm quyền qua các cuộc đảo chính đã thi hành những chính sách hà khắc đối với các quyền cơ bản của công dân (như hội họp, bày tỏ quan điểm), đàn áp các lực lượng đối lập và bóp nghẹt xã hội dân sự.
Quá trình chuyển đổi từ chế độ độc tài sang dân chủ tự do của Đài Loan và Hàn Quốc được giáo sư Samuel P. Huntington xếp vào làn sóng dân chủ thứ ba (democracy’s third wave) diễn ra từ những năm 70 đến những năm 80 của thế kỷ XX. Nền chính trị dân chủ của hai quốc gia Đông Á này được chứng minh là mạnh mẽ qua những cuộc chuyển giao quyền lực suôn sẻ và hòa bình giữa đảng cầm quyền và đảng đối lập mà không trải qua quá trình bất ổn hay ngắt quãng.
Vào năm 2023, Economist Intelligence Unit - Cơ quan nghiên cứu và phân tích thuộc Tạp chí The Economist của Anh – xếp hạng Đài Loan và Hàn Quốc là những nền dân chủ hoàn chỉnh (full democracies). Đài Bắc đứng đầu châu Á và thứ 10 thế giới về mức độ dân chủ, còn Seoul giữ vị trí thứ 3 trong khu vực và thứ 22 trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, Đài Loan và Hàn Quốc là những nền kinh tế phát triển năng động bật nhất trong khu vực. Hai quốc gia này, cùng với Singpore và Hồng Kông, được ca ngợi là “những con hổ châu Á” (Asian Tigers) khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh chóng từ những năm 60.
Quá trình chuyển đổi kinh tế của hai quốc gia cũng không mấy khác biệt. Từ những quốc gia nghèo đói và kém phát triển cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế, Đài Loan và Hàn Quốc đã chuyển đổi thành những nền kinh tế với mức độ công nghiệp hóa cao hàng đầu thế giới, nắm giữ ưu thế cạnh tranh chiến lược về công nghệ.
Hayam Kim và Uk Heo chỉ ra 5 điểm tương tự trong tiến trình phát triển kinh tế của hai xã hội châu Á này: (1) kinh tế tăng trưởng liên tục nhưng vẫn duy trì mức độ công bằng tương đối cao; (2) cơ cấu công nghiệp chuyển đổi nhanh chóng; (3) chính phủ giữ vai trò dẫn dắt chính đối với phát triển kinh tế: (4) xuất khẩu là xương sống của nền kinh tế; (5) nguồn nhân lực có chất lượng cao. Theo Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tính đến tháng 10/2024, Đài Loan và Hàn Quốc lần lượt xếp hạng thứ 22 và 12 trong danh sách các nền kinh tế lớn trên thế giới, xét theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được tính theo giá thị trường hiện tại.
Về phương diện văn hóa, dù Đài Loan và Hàn Quốc đã chuyển đổi sang nền dân chủ tự do nhưng những giá trị Nho giáo truyền thống, nhất là về khía cạnh gia đình và xã hội, vẫn tiếp tục hiện diện ở hai xã hội này, dù ảnh hưởng của chúng ít nhiều đã giảm đi bởi toàn cầu hóa (globalization) và quá trình hiện đại hóa xã hội. Việc các giá trị truyền thống và nguyên tắc dân chủ cùng nhau tồn tại (coexist) ở hai xã hội này góp phần bác bỏ lập luận rằng các giá trị phương Tây không tương thích với xã hội châu Á, đặc biệt trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và khi nhắc đến vấn đề “quyền con người” (human rights). Thật vậy, Đài Loan và Hàn Quốc cũng thường đứng đầu châu Á về việc sẵn sàng lên tiếng bảo vệ các quyền dân sự, nhất là quyền sống và quyền tự do.
Sự chuyển đổi mang tính bước ngoặt sang thể chế dân chủ tự do và nền kinh tế phát triển vững mạnh đã dẫn tới sự thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội của Đài Loan và Hàn Quốc, với sự ra đời của một thế hệ được hưởng nền giáo dục chất lượng, tiếp thu các giá trị tự do và tiến bộ của phương Tây. Những thế hệ này, một mặt gìn giữ những nét truyền thống đã cắm rễ ở hai xã hội như sự hoà hợp giữa người với người (interpersonal harmony), mặt khác ủng hộ các giá trị cấp tiến, quyền con người và sẵn sàng lên tiếng bảo vệ những người thuộc tầng lớp yếu thế, đáng nhận được sự lưu tâm của chính phủ.
Mặc dù có sự tương đồng ở nhiều khía cạnh, nhưng khi bàn đến vấn đề quyền dành cho người LGBT, rõ ràng Đài Loan đã dẫn trước Hàn Quốc ở một khoảng cách khá xa.
Về pháp lý, Đài Loan có luật cho phép hôn nhân giữa những người cùng giới và không ngừng hoàn thiện luật và quy định để “cởi trói” các ràng buộc pháp luật nhắm vào cộng đồng LGBT. Ví dụ, Đài Loan đã chấp nhận hôn nhân đồng giới đa quốc gia, bãi bỏ yêu cầu một người trong cặp đôi LGBT phải đến từ quốc gia đã công nhận hôn nhân đồng giới, cũng như gần đây là nới lỏng quy định kết hôn giữa các cặp đôi có yếu tố Trung Quốc. Các tiến bộ về pháp lý không chỉ mang lại quyền bình đẳng cho các cặp đôi LGBT, mà còn cho thấy sự tiến triển không ngừng của quốc đảo dân chủ này trong nỗ lực hướng tới một xã hội công bằng (equality) và bao trùm (inclusive).
Trong khi đó, tại Hàn Quốc, cộng đồng LGBT vẫn phải nỗ lực đấu tranh không ngừng và dường như là từ con số không khi nói đến mức độ cởi mở và sự bảo vệ của luật pháp dành cho họ. Đáng chú ý, Hàn Quốc hiện vẫn duy trì lệnh cấm quan hệ tình dục đồng giới trong quân đội, và những binh sĩ vi phạm có thể bị phạt tù lên tới hai năm.
Dù vậy, những năm gần đây, đã có nhiều nỗ lực từ các nhà lập pháp cấp tiến và các tổ chức dân sự nhằm gây áp lực lên chính phủ về các vấn đề liên quan đến quyền của người đồng tính. Trong một bước tiến được ca ngợi là cột mốc quan trọng, vào tháng 7/2024, Toà án Tối cao của Hàn Quốc đã ra phán quyết rằng các cặp đôi đồng giới đủ điều kiện để nhận được các quyền lợi bảo hiểm y tế như các cặp đôi dị tính.
Các yếu tố khác biệt
Mặc dù cả Đài Loan và Hàn Quốc đều trải qua quá trình dân chủ hóa và phát triển kinh tế nhanh chóng trong 50 năm qua—những yếu tố giúp thúc đẩy sự chấp nhận rộng hơn của xã hội đối với các vấn đề liên quan đến LGBT, song tiến trình hướng đến quyền bình đẳng cho cộng đồng LGBT giữa hai xã hội Đông Á này lại cách biệt đáng kể.
Sự khác biệt này có thể được soi sáng bởi lý thuyết cấu trúc cơ hội chính trị (political opportunity structure). Lý thuyết này chỉ ra quan hệ giữa thể chế chính trị và tác động của nó tới kết quả của phong trào xã hội và ngược lại. Herbert P. Kitschelt lập luận rằng cấu trúc cơ hội chính trị “bao gồm các cấu hình cụ thể của nguồn lực, các sắp xếp thể chế và các tiền lệ lịch sử cho các phong trào xã hội, hoặc tạo điều kiện cho sự phát triển của các phong trào trong một số trường hợp, hoặc hạn chế chúng trong những trường hợp khác”.
Hiểu ngắn gọn, cấu trúc cơ hội chính trị quyết định cách thức hệ thống chính trị phản ứng lại các nhu cầu xã hội theo hai hướng khác nhau: thúc đẩy hoặc đàn áp. Cấu trúc cơ hội chính trị, mà hạt nhân của nó là lực lượng cầm quyền, quyết định sự xuất hiện, phát triển cùng các chiến lược của phong trào xã hội và cuối cùng là kết quả của chúng.
Theo đó, sự tiến bộ của phong trào LGBT ở Đài Loan là nhờ thể chế chính trị nơi đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới cũng như bảo vệ các quyền cơ bản của cộng đồng LGBT. Việc Đảng Dân chủ Tiến bộ (Democratic Progressive Party - DPP) trở lại nắm quyền từ năm 2016 đã tiếp một động lực to lớn cho phong trào LGBT, bởi đảng này có xuất thân từ phong trào xã hội và ủng hộ các quyền của cộng đồng yếu thế.
Sự lãnh đạo của DPP từ thời Tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen)—người công khai ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới—và người kế nhiệm Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) vốn đề cao các giá trị dân chủ và nhân quyền, bao gồm bình đẳng giới, không chỉ thúc đẩy, hoàn thiện các khung pháp lý để bảo vệ đầy đủ quyền của người đồng tính trong năm năm qua, mà còn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng LGBT trên con đường tìm kiếm và đấu tranh cho quyền bình đẳng toàn diện. Trong quá trình tranh cử tổng thống Đài Loan, ông Lại (khi đó là Phó Tổng thống) đã trở thành quan chức chính phủ cấp cao nhất tham gia Diễu hành LGBT Pride Đài Loan lần thứ 21 vào năm 2023.
Bên cạnh đó, trước sức ép ngày càng gia tăng từ Trung Quốc, từ ngoại giao cho đến kinh tế, các nhà lãnh đạo Đài Loan mong muốn tách biệt với Trung Quốc. Chen Nai-chia và Dafydd Fell đã ví von vị thế của Đài Loan trên trường quốc tế là “queer state”, tức tương tự như những người đồng tính, Đài Loan vẫn được biết đến là chủ thể quan trọng nhưng hầu như không được cộng đồng quốc tế công nhận là một quốc gia độc lập, do áp lực từ phía Bắc Kinh. Để nâng cao hình ảnh của Đài Loan như một “thành trì nhân quyền của châu Á” (the beacon of human rights in Asia) và thu hút sự ủng hộ của cộng đồng các quốc gia dân chủ và cùng chí hướng (thông qua queer diplomacy), thúc đẩy các quyền LGBT (queer way) là cách thức hiệu quả và dễ tạo hiệu ứng lan toả. Nhận thức được vị thế khó khăn của đất nước trước sự o ép của Trung Quốc, các lãnh đạo Đài Loan, đặc biệt từ DPP, đã ủng hộ quyền cho người đồng giới như một phương cách để củng cố bản sắc Đài Loan dân chủ cũng như để “liên minh” với các nền dân chủ phương Tây, qua đó nâng cao hình ảnh và mở rộng không gian quốc tế của hòn đảo.
Ở Hàn Quốc, vấn đề LGBT dường như không phải là ưu tiên của giới cầm quyền. Trong khi lãnh đạo Đài Loan bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với cộng đồng LGBT thì điều này lại hiếm gặp ở giới lãnh đạo Hàn Quốc. Các đời tổng thống Hàn Quốc, dù đến từ cánh tả hay khuynh hữu đều tìm cách né tránh hoặc thậm chí công khai phản đối việc chấp nhận hôn nhân giữa những người đồng giới.
Cựu Tổng thống Moon Jae-in (2017 - 2022) đã từng phản đối người đồng tính dù ông có xuất thân là một luật sư nhân quyền và thuộc phe cánh tả. Trong khi đó, Tổng thống Yoon Suk-yeol, người theo khuynh hướng bảo thủ và có lập trường chống nữ quyền (anti- feminist) gay gắt, cũng bày tỏ sự ủng hộ việc duy trì lệnh cấm hành vi quan hệ đồng giới trong quân đội, đồng thời nói rằng việc công nhận hôn nhân đồng giới có tác động đáng kể tới xã hội. Về phía cánh tả, lãnh đạo Đảng Dân chủ đối lập chính tại Hàn Quốc Lee Jae-myung, người có thể là tổng thống kế tiếp nếu ông Yoon bị phế truất, lại khá “mập mờ” đối với vấn đề LGBT khi chỉ nói ông sẽ giải quyết vấn đề dựa trên sự đồng thuận xã hội (social consensus).
Sự chống đối mạnh mẽ hoặc thái độ “lập lờ nước đôi” của giới lãnh đạo đã khiến Hàn Quốc chưa thể đưa ra dự luật chống lại sự kỳ thị đối với người đồng tính. Hệ quả là, các dự luật về chống phân biệt đối xử, cũng như các dự luật về hôn nhân đồng giới (same-sex marriage) và quan hệ đối tác đồng giới (same-sex partnership) vẫn bị ngăn chặn tại Quốc hội Hàn Quốc do vấp phải sự phản đối từ hai đảng lớn.
Về sự năng động của xã hội dân sự, hai sự kiện quan trọng có ý nghĩa rất lớn đối với nền dân chủ nhưng lại dẫn đến hai kết quả khá khác biệt liên quan đến phong trào LGBT đó là: Phong trào Hoa Hướng Dương (the Sunflower Movement) của Đài Loan và “Biểu tình thắp nến” (candlelight protests) ở Hàn Quốc.
Phong trào Hoa Hướng Dương ở Đài Loan diễn ra vào năm 2014 do sinh viên lãnh đạo đã thành công khi ngăn chặn chính quyền Quốc Dân Đảng (Kuomintang – KMT), đứng đầu là Tổng thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou), thông qua việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Dịch vụ xuyên eo biển (CSSTA) đầy tranh cãi với Trung Quốc. Việc người biểu tình phản kháng thành công các mưu toan phi dân chủ cho thấy sự kiên cường của nền dân chủ tự do Đài Loan. Bên cạnh đó, tác động thứ yếu và ít khi được nhắc đến là sự tham gia chính trị mạnh mẽ của một thế hệ trẻ Đài Loan hậu thiết quân luật.
Một số nhà hoạt động trong phong trào Hoa Hướng Dương, đa phần là những người trẻ, ủng hộ nhiệt thành các giá trị dân chủ và quyền cho người yếu thế, bao gồm quyền LGBT, đã gia nhập vào đời sống chính trị của Đài Loan. Từ đó, họ cùng tạo nên “một thế hệ cầu vồng” (rainbow generation) góp phần thúc đẩy việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới sau này. Ủng hộ và bảo vệ quyền cho người LGBT đã trở thành một phần bản sắc (identity) của người dân Đài Loan, đặc biệt là giới trẻ.
Không lâu sau đó, tại Hàn Quốc cũng diễn ra phong trào xã hội gọi là “Biểu tình thắp nến” từ tháng 10/2016 đến tháng 4/2017 nhằm kêu gọi luận tội Tổng thống Park Geun-Hye. Sau cùng, cuộc biểu tình đã đạt được mục tiêu khi Tổng thống Park bị luận tội và bị phế truất vào năm 2017. Tuy nhiên, tương phản với phong trào Hoa Hướng Dương của Đài Loan, cuộc biểu tình thắp nến ở Hàn Quốc không dẫn đến những tác động lan toả (spillover effect) tới các phong trào xã hội khác. Mặc dù những người tham gia biểu tình đa phần là người trẻ và các đảng cánh tả đối lập, nhưng sự liên kết giữa các nhà hoạt động vì quyền LGBT với những lực lượng khác không được duy trì sau khi cuộc biểu tình kết thúc.
Đáng chú ý, sự tương tác và gắn kết giữa phong trào LGBT và phong trào nữ quyền (feminist movement) cũng góp phần định hình những bước tiến về quyền bình đẳng hôn nhân. Sự liên kết giữa hai phong trào tạo ra một lực lượng chính trị quan trọng thúc đẩy những tiến bộ trong xã hội. Tuy nhiên, sự thiếu vắng các tương tác với phong trào nữ quyền có thể làm mất đi nguồn lực cần thiết để đưa phong trào LGBT đến thành công.
Tại Đài Loan, phong trào LGBT được sinh ra từ phong trào nữ quyền. Các nhà hoạt động cho LGBT cùng sát cánh với các nhà nữ quyền để đấu tranh cho quyền thiểu số, trước khi lớn mạnh để tách ra và tạo thành phong trào riêng. Tuy nhiên, tại Hàn Quốc, sự liên kết giữa hai phong trào này lại thiếu vắng.
Bên cạnh đó, các yếu tố nội tại (như sự hiện diện và hoạt động tích cực của cộng đồng LGBT) kết hợp với các yếu tố xã hội bên ngoài (như sự chống đối quyết liệt từ các tổ chức chống LGBT và thái độ của công chúng) có thể giúp lý giải thêm về mặt hạn chế và sự phức tạp của phong trào LGBT ở Hàn Quốc so với Đài Loan.
Phong trào LGBT ở Đài Loan và Hàn Quốc đều cùng ra đời và phát triển song song với quá trình dân chủ hóa—vốn tạo điều kiện cho sự phát triển của các phong trào xã hội, nhưng nhìn chung cộng đồng LGBT tại Đài Loan lớn mạnh và hoạt động sôi động hơn nhiều. Cộng đồng LGBT và những người ủng hộ tại Đài Loan đã tổ chức các cuộc diễu hành tháng tự hào hằng năm (pride parade), thu hút hàng nghìn người tham gia tại thủ đô Đài Bắc. Cho đến nay, đây là cuộc diễu hành lớn nhất châu Á. Các hoạt động diễu hành này, thường nhận được sự ủng hộ to lớn từ giới lãnh đạo chính trị, đã giúp tăng cường “mức độ nhận diện” của cộng đồng LGBT trong đời sống dân sự của Đài Loan.
Tại Hàn Quốc, cộng đồng LGBT và lực lượng ủng hộ cũng xoay sở để tổ chức thành công các cuộc diễu hành tự hào, dù quy mô nhỏ hơn so với Đài Loan và bất chấp sự phản đối từ lực lượng bảo thủ lớn mạnh, chủ yếu là các thành phần tôn giáo. Theo ước tính, khoảng 30% dân số Hàn Quốc tự nhận mình theo Thiên chúa giáo, trong đó hai phần ba theo Tin lành và một phần ba khác theo Công giáo. Các nhóm tôn giáo bảo thủ có quy mô, nguồn lực và sức ảnh hưởng chính trị đáng kể, và có lập trường chống đối người đồng tính (homophobic) và hôn nhân đồng giới (anti-gay marriage) vô cùng dữ dội. Đây chính là thách thức lớn cho cộng đồng LGBT ở quốc gia này. Quảng trường Seoul (Seoul Plaza) là bằng chứng hữu hình rõ ràng nhất cho thấy sự xung đột giữa phong trào LGBT và các nhóm tôn giáo bảo thủ khi các nhóm này sử dụng sức ảnh hưởng để chính quyền Seoul cấm tổ chức sự kiện tự hào tại Quảng trường.
Về mặt xã hội, sự chấp nhận và bao dung đối với cộng đồng LGBT ở hai quốc gia này cũng rất khác nhau. Tại Đài Loan, việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới đã góp phần khiến sự nhìn nhận của xã hội đối với cộng đồng LGBT trở nên tích cực hơn, cũng như giúp cộng đồng này hiện diện thường xuyên hơn mà không lo ngại về những phán xét và chỉ trích từ những người xung quanh. Theo khảo sát của tổ chức Taiwan Equality Campaign vào tháng 5/2024, tỷ lệ ủng hộ cộng đồng LGBT ở Đài Loan ngày càng gia tăng, khi 56,5% người được hỏi cho biết họ ủng hộ hôn nhân đồng giới, tăng so với 41% vào năm 2020; và 60,63% người được khảo sát chấp nhận con mình là người đồng tính.
Ở chiều ngược lại, xã hội Hàn Quốc vẫn rất bảo thủ và không khoan dung đối với cộng đồng LGBT. Hàn Quốc vẫn chưa công nhận hôn nhân đồng giới và chưa ban lành luật chống phân biệt đối xử toàn diện (comprehensive anti-discrimination law) dựa trên khuynh hướng tình dục hoặc bản dạng giới, dù đã có nhiều lời kêu gọi. Theo khảo sát hằng năm của Korea Institute of Public Administration vào tháng 3/2024, có hơn 52% người Hàn Quốc phản đối việc chung sống gần với người đồng tính.
Tại Hàn Quốc, sự phân biệt đối xử và kỳ thị đối với cộng đồng LGBT lan rộng với mức gay gắt và buộc nhiều người đồng tính phải che giấu xu hướng tính dục của mình, khiến họ gặp khó khăn gấp nhiều lần khi đấu tranh cho quyền bình đẳng của người LGBT, và từ đó ngăn cản họ kết nối với nhau để tạo thành một cộng đồng lớn mạnh. Một ví dụ mới nhất chứng minh thái độ kỳ thị đối với người đồng tính vẫn sâu sắc trong xã hội Hàn Quốc là vào tháng 10/2024, khi các nhóm bảo thủ đã chỉ trích và phản ứng dữ dội yêu cầu huỷ công chiếu bộ phim về đề tài đồng tính mang tên “Love in the Big City”.
Như vậy, sự khác nhau trong phương thức mà giới lãnh đạo phản ứng đối với phong trào LGBT và những yếu tố xã hội đã dẫn tới sự khác biệt về mức độ tiến bộ liên quan đến quyền cho người đồng tính ở Đài Loan và Hàn Quốc, mặc dù hai xã hội Đông Á có những nét tương đồng về chính trị, kinh tế và văn hóa. Việc này cũng đồng thời cho thấy, để phong trào LGBT đạt được các tiến bộ vững chắc thì riêng sự năng động của các nhà hoạt động và xã hội dân sự là chưa đủ. Thể chế chính trị được “cởi trói”, sự cởi mở của các chính trị gia, và sức hấp dẫn của phong trào qua các đóng góp thiết thực cho đời sống chính trị - xã hội cũng góp phần quan trọng vào thắng lợi của cộng đồng LGBT.
Từ khoá: phong trào LGBT quyền LGBT hôn nhân đồng giới Đài Loan Hàn Quốc