Chính trị - Ngoại giao   28/09/2023

Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Mỹ: Khi lòng tin được tăng cường, lợi ích đã rõ ràng, và rủi ro không còn đáng kể

Dù đã nâng tầm quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất, Việt Nam không có ý định liên minh với siêu cường này nhằm đối phó Trung Quốc. Sự kiện lần này vẫn tuân thủ các nguyên tắc trong phương châm đối ngoại của Hà Nội.

Đào Gia Chi

28/09/2023
Image
Thủ tướng Phạm Minh Chính chào mừng Tổng thống Joe Biden thăm Hà Nội, ngày 11/9 - (C): VGP/Nhật Bắc

Vào ngày 10/9, nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Hà Nội, Việt Nam đã chính thức tuyên bố nâng hai bậc trong quan hệ với Mỹ, từ “đối tác toàn diện” lên “đối tác chiến lược toàn diện”, đưa Mỹ lên vị trí cao nhất trong thang bậc đối tác của Việt Nam. Việc nâng cấp quan hệ cho thấy Việt Nam ngày càng coi trọng sự hợp tác với Mỹ. Và hai quốc gia đã có nhiều nỗ lực để giải quyết những rào cản trong quan hệ song phương.

Trước ngày 10/9, Mỹ là quốc gia duy nhất trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chưa trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam (bên cạnh 4 quốc gia là Trung Quốc, Nga, Anh, và Pháp). Trong khi Mỹ kiên trì thúc đẩy việc nâng cấp quan hệ song phương trong nhiều năm qua, Việt Nam vẫn còn lưỡng lự trước lời đề nghị, do quan ngại nguy cơ bị can thiệp nội bộ, sự bất cân xứng về lợi ích trong hợp tác với siêu cường, và rủi ro bị Trung Quốc “trả đũa”.

Theo một số góc nhìn, khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện có thể mở ra khả năng hình thành liên minh Mỹ - Việt nhằm đối phó với một Bắc Kinh ngày càng tham vọng. Tuy nhiên, những quan điểm tương tự như vậy cần được xem xét kỹ lưỡng hơn. Bởi lẽ, việc nâng cấp quan hệ với Mỹ không phản ánh xu hướng Việt Nam đang “xa Trung, gần Mỹ”, mà trái lại, đây là một bước phát triển mới trong chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng của Hà Nội.

Đối với Việt Nam, quyết định nâng hai bậc quan hệ với Mỹ có 3 hàm ý quan trọng: Thứ nhất, lòng tin giữa Việt Nam và Mỹ đã phát triển lên mức “chiến lược”. Thứ hai, lợi ích của quan hệ Việt - Mỹ đã đủ lớn. Thứ ba, có khả năng Hà Nội đã được Bắc Kinh “chấp thuận” để nâng cấp quan hệ với Washington.

 Lòng tin đã đến mức độ “chiến lược” 

Trước hết, sự kiện nâng cấp quan hệ là kết quả của nỗ lực liên tục của các đời tổng thống Mỹ, từ Obama, Trump, cho đến Biden, nhằm thúc đẩy việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam. Nỗ lực bên bỉ này cho thấy Mỹ tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam, đồng thời mong muốn đưa quan hệ song phương vào quỹ đạo hợp tác thực chất và sâu sắc hơn.

Từ năm 2021 đến trước chuyến thăm vào tháng 9 của Tổng thống Biden, các lãnh đạo cấp cao của Nhà Trắng (gồm Phó Tổng thống Kamala Harris, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, Ngoại trưởng Antony Blinken) đều đã lần lượt sang thăm Việt Nam để thúc giục Hà Nội nâng cấp quan hệ. Cùng với đó, trong lần điện đàm giữa Tổng thống Biden và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 3, Mỹ lần đầu tiên gửi đi thông điệp ủng hộ “một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng, tự cường và độc lập”. Thông điệp này một lần nữa được nhắc lại trong chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Blinken. Việc Mỹ công khai ủng hộ một Việt Nam “tự cường” cho thấy sự chuyển biến về tư duy của Mỹ trong chính sách với Việt Nam, đó là, khác biệt về ý thức hệ không nên là trở lực cho sự phát triển của quan hệ song phương.

Bên cạnh nỗ lực lan toả các thông điệp chính trị, chính quyền Biden cũng đẩy mạnh việc hỗ trợ Hà Nội khắc phục hậu quả chiến tranh như một biện pháp giúp hàn gắn lòng tin chính trị giữa hai quốc gia “cựu thù”. Nếu trước năm 1995, vấn đề tìm kiếm tù binh, quân nhân Mỹ mất tích (POW/MIA) là điều kiện tiên quyết mà Mỹ đặt ra cho Việt Nam trước khi đồng ý khởi động cuộc thảo luận về việc bình thường hoá quan hệ, thì trong gần ba thập kỷ sau, những hoạt động giúp đỡ Việt Nam đã phản ánh nỗ lực của Washington nhằm thúc đẩy việc nâng cấp quan hệ với Hà Nội.

Dưới thời Biden, lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Mỹ với Bộ Quốc phòng Việt Nam một Bản ghi nhớ về giúp đỡ tìm kiếm và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ Việt Nam mất tích. Cùng với đó, chỉ trong hơn 2 năm (từ năm 2021 đến đầu năm 2023), khoản ngân sách mà Nhà Trắng chi cho dự án xử lý ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hoà đã chiếm hơn 41% mục tiêu ngân sách được đề ra ban đầu cho cả giai đoạn 10 năm (2019 - 2029) triển khai dự án. Những nỗ lực trên của Mỹ đã phần nào giúp tăng cường lòng tin từ Việt Nam, thuyết phục Hà Nội mở ra cánh cửa nâng cấp quan hệ.

Lợi ích đủ lớn

Ý nghĩa thứ hai của khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Mỹ là nó sẽ giúp Hà Nội tận dụng được nhiều lợi ích hơn trong hợp tác với Washington, đặc biệt là ở lĩnh vực công nghệ cao và an ninh hàng hải.

Với tham vọng khôi phục vị trí lãnh đạo trong ngành bán dẫn toàn cầu, Mỹ thúc đẩy nâng cấp quan hệ với Việt Nam vì vai trò của Hà Nội như một đối tác then chốt trong chiến lược bảo vệ chuỗi cung ứng bán dẫn khỏi các rủi ro từ Trung Quốc. Việt Nam sở hữu những lợi thế phù hợp để hỗ trợ tham vọng của Mỹ, bao gồm nguồn nhân công dồi dào, giá lao động phải chăng, và vị trí gần Trung Quốc. Về phía Việt Nam, quốc gia Đông Nam Á cũng xác định bán dẫn là ngành công nghiệp mũi nhọn và đang tích cực kêu gọi Mỹ - cường quốc bán dẫn hàng đầu thế giới, tăng cường đầu tư dây chuyền sản xuất và công nghệ vào Việt Nam.

Xếp hợp tác bán dẫn ở vị trí đầu tiên trong chương trình nghị sự của khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện, Tổng thống Biden đã có cuộc họp với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính chỉ một ngày sau khi hai nước tuyên bố nâng cấp quan hệ. Tại cuộc họp, hai bên thông báo rằng “Đối tác bán dẫn Việt - Mỹ” (Vietnam-U.S. Semiconductor Partnership) sẽ là trụ cột của khuôn khổ quan hệ mới. Có thể nói, hai quốc gia đã nhận thấy ngành bán dẫn là nơi lợi ích hội tụ, từ đó lấy hợp tác trong lĩnh vực này làm động lực để tăng cường quan hệ song phương.

Cũng trong chuyến thăm Hà Nội, Tổng thống Biden đã cam kết, các công ty công nghệ Việt Nam sẽ được niêm yết (IPO) trên thị trường chứng khoán Mỹ. Trên cơ sở đó, Việt Nam có thể tiến đến một vị thế hợp tác bình đẳng, cùng có lợi hơn với Mỹ, thay vì chỉ nhận đầu tư một chiều từ Washington như trước đây. Bằng chứng là năm ngoái, công ty Vinfast của Việt Nam đã đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất pin nhiên liệu trị giá 4 tỷ USD ở tiểu bang North Carolina, hứa hẹn cung cấp cho nước Mỹ hơn 7,000 việc làm mới - một đóng góp quan trọng vào thành tựu tạo việc làm trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden. Nhờ sự đầu tư này, cổ phiếu của Vinfast cũng đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ vào tháng 12/2022.

Bên cạnh công nghệ cao, an ninh hàng hải là lĩnh vực mà Việt Nam có thể nhận được lợi ích đáng kể từ Mỹ. Tuy Việt Nam không có chủ ý liên minh với Mỹ để đối trọng với Trung Quốc, nhưng việc thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải Việt - Mỹ có thể giúp Mỹ hiện diện hải quân nhiều hơn ở các cảng biển của Việt Nam.

Những năm qua, Mỹ đã tích cực hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực an ninh hàng hải. Từ năm 2018, hầu như năm nào Mỹ cũng đưa tàu tuần tra đến thăm Việt Nam. Vào năm 2017 và 2021, Washington đã chuyển giao cho Hà Nội 2 tàu tuần duyên lớp Hamilton – từng là lớp tàu lớn nhất của Lực lượng Cảnh sát biển Mỹ. Vào giữa năm ngoái, chiếc thứ ba cũng đã sẵn sàng được chuyển giao cho Việt Nam. Tháng 6 năm nay, vượt qua gián đoạn do đại dịch Covid-19, tàu sân bay USS Ronald Reagan đã cập cảng Tiên Sa (thành phố Đà Nẵng), đánh dấu lần thứ 3 hàng không mẫu hạm Mỹ trở lại Việt Nam kể từ sau năm 1975, mở ra triển vọng hợp tác an ninh chặt chẽ hơn giữa hai quốc gia trong bối cảnh mới.

Trung Quốc “chấp thuận”

Trong năm nay, Việt Nam đã có nhiều hơn một lần “úp mở” về khả năng nâng cấp quan hệ với Mỹ để thăm dò phản ứng của Trung Quốc. Lần thứ nhất là vào cuối tháng 3, với cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng thống Mỹ để bàn về triển vọng thúc đẩy quan hệ. Lần thứ hai là khi Ngoại trưởng Mỹ Blinken sang thăm Việt Nam vào tháng 4, với phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính rằng hai quốc gia đang từng bước thúc đẩy quan hệ lên “những tầm cao mới”. Vào tháng 5, Việt Nam có động thái thăm dò thứ ba khi Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Biden bên lề hội nghị G7 để thảo luận về các biện pháp tăng cường hợp tác song phương. Sau cả ba lần “thăm dò”, phía Trung Quốc hầu như không có phản ứng “quá khích” hay mang tính “răn đe” với Việt Nam.

Ngay trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Biden đến Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội kiến Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu. Dường như sự kiện trên là lần xác nhận cuối cùng với Trung Quốc trước khi Việt Nam quyết định nâng tầm quan hệ với Mỹ. Vài giờ sau khi Mỹ và Việt Nam tuyên bố thiết lập đối tác chiến lược toàn diện, phía Trung Quốc chỉ ra đưa ra phản ứng “yếu ớt”. Cụ thể, tờ Hoàn Cầu Thời báo (Global Times), cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhận định: khuôn khổ đối tác chiến lược Việt - Mỹ chỉ là “một điệu bộ mang tính biểu tượng với kết quả hạn chế”.

Thay vì cho rằng Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ vì muốn “thoát Trung”, sự kiện này nên được hiểu là nỗ lực của Hà Nội nhằm khẳng định chính sách đối ngoại độc lập. Đó là khi Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy hợp tác ở cấp độ cao nhất với cả hai cường quốc hàng đầu thế giới. Trên thực tế, dù đã đưa quan hệ với Mỹ lên đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam đã và đang nỗ lực duy trì quan hệ hòa hảo với Trung Quốc để không gửi thông điệp sai lầm đến Bắc Kinh rằng Hà Nội đang “liên Mỹ, kháng Trung”.

Thật vậy, Trung Quốc là đối tác chiến lược toàn diện đầu tiên của Việt Nam kể từ năm 2008. Sau 5 năm, Mỹ mới trở thành đối tác toàn diện (cấp đối tác thấp nhất) của quốc gia Đông Nam Á này. Và phải mất 15 năm sau khi trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Việt Nam mới quyết định tiến đến cấp độ đối tác tương tự với Mỹ.

Xen giữa các hoạt động ngoại giao quan trọng với Mỹ, Việt Nam luôn khéo léo thúc đẩy các cuộc gặp cấp cao với Trung Quốc nhằm cân bằng các tương tác đa chiều với hai cường quốc. Vào tháng 10 năm ngoái, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh sau khi ông Tập đảm nhận nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp trong vai trò Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sang năm nay, vào thời điểm 2 tuần sau chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (tháng 4), và gần 1 tháng kể từ cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden (tháng 3), Thường trực Ban Bí thư kiêm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Trương Thị Mai đã hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Gần đây nhất, chỉ một vài ngày sau khi Việt Nam tuyên bố nâng cấp quan hệ với Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm Trung Quốc (từ ngày 16 - 17/9). Nhân chuyến thăm này, thông điệp “coi trọng” quan hệ hữu nghị Việt - Trung được Việt Nam truyền thông rộng rãi. Nhìn chung, giữa thời điểm quan hệ Việt - Mỹ được củng cố, Việt Nam vẫn xem trọng quan hệ với cường quốc láng giềng.

Khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Mỹ là một bước tiến quan trọng trong quá trình thắt chặt lòng tin chiến lược giữa Washington và Hà Nội, giúp mở ra những cơ hội mới để Việt Nam tận dụng sự hỗ trợ của Mỹ nhằm nâng cao tiềm lực kinh tế và an ninh. Thành tựu ngoại giao này cũng góp phần mở ra thêm không gian để Việt Nam khẳng định đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ”, “vì lợi ích quốc gia”.

Vào ngày 10/9, nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Hà Nội, Việt Nam đã chính thức tuyên bố nâng hai bậc trong quan hệ với Mỹ, từ “đối tác toàn diện” lên “đối tác chiến lược toàn diện”, đưa Mỹ lên vị trí cao nhất trong thang bậc đối tác của Việt Nam. Việc nâng cấp quan hệ cho thấy Việt Nam ngày càng coi trọng sự hợp tác với Mỹ. Và hai quốc gia đã có nhiều nỗ lực để giải quyết những rào cản trong quan hệ song phương.

Trước ngày 10/9, Mỹ là quốc gia duy nhất trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chưa trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam (bên cạnh 4 quốc gia là Trung Quốc, Nga, Anh, và Pháp). Trong khi Mỹ kiên trì thúc đẩy việc nâng cấp quan hệ song phương trong nhiều năm qua, Việt Nam vẫn còn lưỡng lự trước lời đề nghị, do quan ngại nguy cơ bị can thiệp nội bộ, sự bất cân xứng về lợi ích trong hợp tác với siêu cường, và rủi ro bị Trung Quốc “trả đũa”.

Theo một số góc nhìn, khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện có thể mở ra khả năng hình thành liên minh Mỹ - Việt nhằm đối phó với một Bắc Kinh ngày càng tham vọng. Tuy nhiên, những quan điểm tương tự như vậy cần được xem xét kỹ lưỡng hơn. Bởi lẽ, việc nâng cấp quan hệ với Mỹ không phản ánh xu hướng Việt Nam đang “xa Trung, gần Mỹ”, mà trái lại, đây là một bước phát triển mới trong chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng của Hà Nội.

Đối với Việt Nam, quyết định nâng hai bậc quan hệ với Mỹ có 3 hàm ý quan trọng: Thứ nhất, lòng tin giữa Việt Nam và Mỹ đã phát triển lên mức “chiến lược”. Thứ hai, lợi ích của quan hệ Việt - Mỹ đã đủ lớn. Thứ ba, có khả năng Hà Nội đã được Bắc Kinh “chấp thuận” để nâng cấp quan hệ với Washington.

 Lòng tin đã đến mức độ “chiến lược” 

Trước hết, sự kiện nâng cấp quan hệ là kết quả của nỗ lực liên tục của các đời tổng thống Mỹ, từ Obama, Trump, cho đến Biden, nhằm thúc đẩy việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam. Nỗ lực bên bỉ này cho thấy Mỹ tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam, đồng thời mong muốn đưa quan hệ song phương vào quỹ đạo hợp tác thực chất và sâu sắc hơn.

Từ năm 2021 đến trước chuyến thăm vào tháng 9 của Tổng thống Biden, các lãnh đạo cấp cao của Nhà Trắng (gồm Phó Tổng thống Kamala Harris, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, Ngoại trưởng Antony Blinken) đều đã lần lượt sang thăm Việt Nam để thúc giục Hà Nội nâng cấp quan hệ. Cùng với đó, trong lần điện đàm giữa Tổng thống Biden và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 3, Mỹ lần đầu tiên gửi đi thông điệp ủng hộ “một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng, tự cường và độc lập”. Thông điệp này một lần nữa được nhắc lại trong chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Blinken. Việc Mỹ công khai ủng hộ một Việt Nam “tự cường” cho thấy sự chuyển biến về tư duy của Mỹ trong chính sách với Việt Nam, đó là, khác biệt về ý thức hệ không nên là trở lực cho sự phát triển của quan hệ song phương.

Bên cạnh nỗ lực lan toả các thông điệp chính trị, chính quyền Biden cũng đẩy mạnh việc hỗ trợ Hà Nội khắc phục hậu quả chiến tranh như một biện pháp giúp hàn gắn lòng tin chính trị giữa hai quốc gia “cựu thù”. Nếu trước năm 1995, vấn đề tìm kiếm tù binh, quân nhân Mỹ mất tích (POW/MIA) là điều kiện tiên quyết mà Mỹ đặt ra cho Việt Nam trước khi đồng ý khởi động cuộc thảo luận về việc bình thường hoá quan hệ, thì trong gần ba thập kỷ sau, những hoạt động giúp đỡ Việt Nam đã phản ánh nỗ lực của Washington nhằm thúc đẩy việc nâng cấp quan hệ với Hà Nội.

Dưới thời Biden, lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Mỹ với Bộ Quốc phòng Việt Nam một Bản ghi nhớ về giúp đỡ tìm kiếm và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ Việt Nam mất tích. Cùng với đó, chỉ trong hơn 2 năm (từ năm 2021 đến đầu năm 2023), khoản ngân sách mà Nhà Trắng chi cho dự án xử lý ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hoà đã chiếm hơn 41% mục tiêu ngân sách được đề ra ban đầu cho cả giai đoạn 10 năm (2019 - 2029) triển khai dự án. Những nỗ lực trên của Mỹ đã phần nào giúp tăng cường lòng tin từ Việt Nam, thuyết phục Hà Nội mở ra cánh cửa nâng cấp quan hệ.

Lợi ích đủ lớn

Ý nghĩa thứ hai của khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Mỹ là nó sẽ giúp Hà Nội tận dụng được nhiều lợi ích hơn trong hợp tác với Washington, đặc biệt là ở lĩnh vực công nghệ cao và an ninh hàng hải.

Với tham vọng khôi phục vị trí lãnh đạo trong ngành bán dẫn toàn cầu, Mỹ thúc đẩy nâng cấp quan hệ với Việt Nam vì vai trò của Hà Nội như một đối tác then chốt trong chiến lược bảo vệ chuỗi cung ứng bán dẫn khỏi các rủi ro từ Trung Quốc. Việt Nam sở hữu những lợi thế phù hợp để hỗ trợ tham vọng của Mỹ, bao gồm nguồn nhân công dồi dào, giá lao động phải chăng, và vị trí gần Trung Quốc. Về phía Việt Nam, quốc gia Đông Nam Á cũng xác định bán dẫn là ngành công nghiệp mũi nhọn và đang tích cực kêu gọi Mỹ - cường quốc bán dẫn hàng đầu thế giới, tăng cường đầu tư dây chuyền sản xuất và công nghệ vào Việt Nam.

Xếp hợp tác bán dẫn ở vị trí đầu tiên trong chương trình nghị sự của khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện, Tổng thống Biden đã có cuộc họp với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính chỉ một ngày sau khi hai nước tuyên bố nâng cấp quan hệ. Tại cuộc họp, hai bên thông báo rằng “Đối tác bán dẫn Việt - Mỹ” (Vietnam-U.S. Semiconductor Partnership) sẽ là trụ cột của khuôn khổ quan hệ mới. Có thể nói, hai quốc gia đã nhận thấy ngành bán dẫn là nơi lợi ích hội tụ, từ đó lấy hợp tác trong lĩnh vực này làm động lực để tăng cường quan hệ song phương.

Cũng trong chuyến thăm Hà Nội, Tổng thống Biden đã cam kết, các công ty công nghệ Việt Nam sẽ được niêm yết (IPO) trên thị trường chứng khoán Mỹ. Trên cơ sở đó, Việt Nam có thể tiến đến một vị thế hợp tác bình đẳng, cùng có lợi hơn với Mỹ, thay vì chỉ nhận đầu tư một chiều từ Washington như trước đây. Bằng chứng là năm ngoái, công ty Vinfast của Việt Nam đã đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất pin nhiên liệu trị giá 4 tỷ USD ở tiểu bang North Carolina, hứa hẹn cung cấp cho nước Mỹ hơn 7,000 việc làm mới - một đóng góp quan trọng vào thành tựu tạo việc làm trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden. Nhờ sự đầu tư này, cổ phiếu của Vinfast cũng đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ vào tháng 12/2022.

Bên cạnh công nghệ cao, an ninh hàng hải là lĩnh vực mà Việt Nam có thể nhận được lợi ích đáng kể từ Mỹ. Tuy Việt Nam không có chủ ý liên minh với Mỹ để đối trọng với Trung Quốc, nhưng việc thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải Việt - Mỹ có thể giúp Mỹ hiện diện hải quân nhiều hơn ở các cảng biển của Việt Nam.

Những năm qua, Mỹ đã tích cực hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực an ninh hàng hải. Từ năm 2018, hầu như năm nào Mỹ cũng đưa tàu tuần tra đến thăm Việt Nam. Vào năm 2017 và 2021, Washington đã chuyển giao cho Hà Nội 2 tàu tuần duyên lớp Hamilton – từng là lớp tàu lớn nhất của Lực lượng Cảnh sát biển Mỹ. Vào giữa năm ngoái, chiếc thứ ba cũng đã sẵn sàng được chuyển giao cho Việt Nam. Tháng 6 năm nay, vượt qua gián đoạn do đại dịch Covid-19, tàu sân bay USS Ronald Reagan đã cập cảng Tiên Sa (thành phố Đà Nẵng), đánh dấu lần thứ 3 hàng không mẫu hạm Mỹ trở lại Việt Nam kể từ sau năm 1975, mở ra triển vọng hợp tác an ninh chặt chẽ hơn giữa hai quốc gia trong bối cảnh mới.

Trung Quốc “chấp thuận”

Trong năm nay, Việt Nam đã có nhiều hơn một lần “úp mở” về khả năng nâng cấp quan hệ với Mỹ để thăm dò phản ứng của Trung Quốc. Lần thứ nhất là vào cuối tháng 3, với cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng thống Mỹ để bàn về triển vọng thúc đẩy quan hệ. Lần thứ hai là khi Ngoại trưởng Mỹ Blinken sang thăm Việt Nam vào tháng 4, với phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính rằng hai quốc gia đang từng bước thúc đẩy quan hệ lên “những tầm cao mới”. Vào tháng 5, Việt Nam có động thái thăm dò thứ ba khi Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Biden bên lề hội nghị G7 để thảo luận về các biện pháp tăng cường hợp tác song phương. Sau cả ba lần “thăm dò”, phía Trung Quốc hầu như không có phản ứng “quá khích” hay mang tính “răn đe” với Việt Nam.

Ngay trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Biden đến Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội kiến Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu. Dường như sự kiện trên là lần xác nhận cuối cùng với Trung Quốc trước khi Việt Nam quyết định nâng tầm quan hệ với Mỹ. Vài giờ sau khi Mỹ và Việt Nam tuyên bố thiết lập đối tác chiến lược toàn diện, phía Trung Quốc chỉ ra đưa ra phản ứng “yếu ớt”. Cụ thể, tờ Hoàn Cầu Thời báo (Global Times), cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhận định: khuôn khổ đối tác chiến lược Việt - Mỹ chỉ là “một điệu bộ mang tính biểu tượng với kết quả hạn chế”.

Thay vì cho rằng Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ vì muốn “thoát Trung”, sự kiện này nên được hiểu là nỗ lực của Hà Nội nhằm khẳng định chính sách đối ngoại độc lập. Đó là khi Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy hợp tác ở cấp độ cao nhất với cả hai cường quốc hàng đầu thế giới. Trên thực tế, dù đã đưa quan hệ với Mỹ lên đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam đã và đang nỗ lực duy trì quan hệ hòa hảo với Trung Quốc để không gửi thông điệp sai lầm đến Bắc Kinh rằng Hà Nội đang “liên Mỹ, kháng Trung”.

Thật vậy, Trung Quốc là đối tác chiến lược toàn diện đầu tiên của Việt Nam kể từ năm 2008. Sau 5 năm, Mỹ mới trở thành đối tác toàn diện (cấp đối tác thấp nhất) của quốc gia Đông Nam Á này. Và phải mất 15 năm sau khi trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Việt Nam mới quyết định tiến đến cấp độ đối tác tương tự với Mỹ.

Xen giữa các hoạt động ngoại giao quan trọng với Mỹ, Việt Nam luôn khéo léo thúc đẩy các cuộc gặp cấp cao với Trung Quốc nhằm cân bằng các tương tác đa chiều với hai cường quốc. Vào tháng 10 năm ngoái, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh sau khi ông Tập đảm nhận nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp trong vai trò Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sang năm nay, vào thời điểm 2 tuần sau chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (tháng 4), và gần 1 tháng kể từ cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden (tháng 3), Thường trực Ban Bí thư kiêm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Trương Thị Mai đã hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Gần đây nhất, chỉ một vài ngày sau khi Việt Nam tuyên bố nâng cấp quan hệ với Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm Trung Quốc (từ ngày 16 - 17/9). Nhân chuyến thăm này, thông điệp “coi trọng” quan hệ hữu nghị Việt - Trung được Việt Nam truyền thông rộng rãi. Nhìn chung, giữa thời điểm quan hệ Việt - Mỹ được củng cố, Việt Nam vẫn xem trọng quan hệ với cường quốc láng giềng.

Khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Mỹ là một bước tiến quan trọng trong quá trình thắt chặt lòng tin chiến lược giữa Washington và Hà Nội, giúp mở ra những cơ hội mới để Việt Nam tận dụng sự hỗ trợ của Mỹ nhằm nâng cao tiềm lực kinh tế và an ninh. Thành tựu ngoại giao này cũng góp phần mở ra thêm không gian để Việt Nam khẳng định đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ”, “vì lợi ích quốc gia”.

Từ khoá: quan hệ Việt - Mỹ đối tác chiến lược toàn diện lòng tin chiến lược chính sách đối ngoại Việt Nam phòng ngừa rủi ro

BÀI LIÊN QUAN