Sự trỗi dậy của “bá quyền giao dịch” Mỹ

Dưới thời Trump, không gì là miễn phí. Các quốc gia tầm trung cần chủ động hợp tác thay vì lệ thuộc vào sự bảo trợ từ Mỹ.

Huỳnh Tâm Sáng 12/03/2025
Image
Chính quyền Donald Trump đặt lợi ích của Mỹ lên hàng đầu trong mọi định hướng chính sách đối ngoại. - (C): Oxford Global Society

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng Một đã mở ra một tầm nhìn toàn cầu đầy tham vọng: Trump đang hướng tới việc kiến tạo một trật tự thế giới mới dựa trên phương châm “Nước Mỹ Trên hết” mà ông vẫn luôn đề cao. Chính quyền của ông cũng đặt lợi ích của Mỹ lên hàng đầu trong mọi định hướng chính sách đối ngoại.

Tuy nhiên, khác xa với một nền tảng được xây dựng trên những cân nhắc đạo đức, tầm nhìn của Trump luôn được neo chặt vào tư duy giao dịch. Những đòi hỏi của ông ngày càng trở nên đáng lo ngại và mang tính đe dọa. Trump đang thúc đẩy một chương trình nghị sự đầy tính tấn công, với sự kết hợp giữa ngôn từ mang tính trả đũa, các biện pháp áp đặt thuế quan và sự cưỡng ép chính trị.

Thế giới hiện đang bước vào một kỷ nguyên bất định chưa từng có trong lịch sử, được đánh dấu bởi sự trỗi dậy của Washington như một “bá quyền giao dịch” (transactional hegemony). Thời kỳ hậu Chiến tranh Thế giới thứ hai, được đặc trưng bởi việc Mỹ duy trì hệ thống các liên minh an ninh do mình dẫn đầu và đóng vai trò người bảo vệ toàn cầu cho thương mại tự do và sự ổn định chống lại chủ nghĩa độc tài, đang trên bờ vực sụp đổ.

Trên nhiều phương diện, siêu cường này không còn tận tâm sử dụng đòn bẩy quyền lực của mình để duy trì các nguyên tắc tự do, củng cố trật tự quốc tế tự do và chủ động cung cấp các hàng hóa công cộng quốc tế. Thay vào đó, nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Trump đang tận dụng các năng lực kinh tế và quân sự vượt trội để thu lợi trong thương mại và đầu tư, đồng thời mở rộng lãnh thổ của Mỹ ở nước ngoài.

Washington cũng sẽ không còn sẵn lòng chi trả chi phí bảo đảm an ninh cho các đồng minh và đối tác lâu năm mà không đòi hỏi đáp lại. Để nhận được sự bảo vệ an ninh và thiện chí từ Mỹ, đồng thời giảm nhẹ làn sóng các biện pháp thương mại của Trump, các quốc gia buộc phải đáp ứng những yêu cầu của ông, bao gồm tăng chi tiêu quốc phòng, tuân thủ các tiêu chí thuế quan và thực hiện các khoản “thanh toán” - một trong những phương án ban đầu được chính quyền Trump cân nhắc.

Tuy nhiên, không thể nói rằng Trump hoàn toàn từ bỏ việc hỗ trợ các đồng minh và đối tác. Thực tế là sự ủng hộ của Washington rất hiếm hoi và có chọn lọc. Nước Mỹ dưới thời Trump 2.0 áp dụng chiến lược cực kỳ có tính toán - chỉ giới hạn ở các quốc gia cùng chí hướng và sẵn sàng chia sẻ gánh nặng - đồng thời hết sức dè xẻn trong các hỗ trợ của mình. Quan điểm của Trump vô cùng đơn giản: Các quốc gia khác phải đóng góp nhiều hơn để đổi lấy lợi ích kinh tế và sự bảo vệ an ninh từ Washington.

Sẽ là ngây thơ nếu các quốc gia mong đợi quay trở lại thời kỳ mà nước Mỹ sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ vô điều kiện hay dựa trên nền tảng đạo đức. Bởi lẽ, đối với Trump, không tồn tại khái niệm bữa trưa miễn phí. Khi xem xét tư duy giao dịch của Trump về cán cân thương mại và các thỏa thuận an ninh, chính sách đối ngoại mang tính giao dịch của bá quyền Mỹ thể hiện rõ một nguyên tắc: mọi thứ đều có thể đưa ra thương lượng.

Lập trường dựa trên giao dịch của Trump và sự hồi sinh của chủ nghĩa phục thù có thể làm gia tăng tình cảm chống Mỹ tại Đông Nam Á, nơi hầu hết các quốc gia vừa và nhỏ đã giành được độc lập nhờ vào sự kháng cự kiên cường của họ đối với chế độ thực dân châu Âu và sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc.

Điều đáng lo ngại hơn là các cường quốc độc tài, đặc biệt là Trung Quốc và Nga, có thể được khuyến khích bởi tham vọng bành trướng của Trump và cách tiếp cận tiền đổi lấy lãnh thổ, dẫn đến sự xói mòn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ vốn đã đóng vai trò then chốt trong việc bảo đảm an ninh toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua.

Trong thời điểm tương lai của quản trị toàn cầu đang hết sức u ám, chủ yếu do các chính sách thất thường của bá quyền giao dịch Mỹ, các cường quốc đang trỗi dậy trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nên đảm nhận vai trò dẫn dắt. Các cường quốc tầm trung truyền thống có tiềm lực kinh tế và quân sự, như Australia, Nhật Bản và Ấn Độ, nên gác lại những cuộc tranh luận không cần thiết về khuynh hướng chính sách đối ngoại bất nhất của Trump và chấp nhận chia sẻ vai trò lãnh đạo với các cường quốc khu vực đang trỗi dậy, bao gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Philippines và Việt Nam.

Vì hợp tác quốc tế là nền tảng cho sự tiến bộ của thế giới, các quốc gia hạng hai nên dựa vào động lực thực dụng và chiến lược để thúc đẩy hợp tác khi các động lực chuẩn mực tại Washington đang suy giảm. Thế giới đang khao khát sự hợp tác thực tế, phi ý thức hệ và dựa trên từng vấn đề cụ thể (issue-based) giữa các quốc gia có cấu trúc chính trị khác nhau.

Chẳng hạn, các cường quốc tầm trung ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Indonesia được kỳ vọng sẽ dẫn đầu các nỗ lực phối hợp nhằm giải quyết các thách thức an ninh chung, như biến đổi khí hậu, buôn người, cơ sở hạ tầng cáp ngầm và thông tin sai lệch trực tuyến.

Mặc dù địa vị quốc tế của Đài Loan còn gây tranh cãi, nhưng với kiến thức thực tiễn và chuyên môn, Đài Loan trở thành đối tác lý tưởng cho các quốc gia Đông Nam Á đang tìm cách xây dựng nền kinh tế có khả năng phục hồi cao, được hỗ trợ bởi đổi mới công nghệ tiên tiến và nền nông nghiệp được củng cố bởi các chiến lược thông minh, kiên cường, bền vững và lành mạnh” (Smart, Resilient, Sustainable, and Healthy).

Ngoài ra, trong một thế giới đang ngày càng phân mảnh, các cường quốc mới nổi nên chung tay hợp tác để xây dựng một mô hình hợp tác an ninh mạng lưới (networked security cooperation) vững mạnh hơn. Mô hình này có thể bắt đầu với các dự án an ninh con người và hội nhập kinh tế khu vực nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ sự né tránh cam kết của Mỹ và chủ nghĩa giao dịch mang tính cưỡng ép của Trump. Trong khi nguy cơ bị bỏ rơi (abandonment) và bị gài bẫy (entrapment) đang đe dọa các quốc gia vừa và nhỏ, các quốc gia này nên tăng cường tự lực và ưu tiên cho việc xây dựng an ninh tập thể.

*Ghi chú của VSF: Phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên The Taipei Times với tiêu đề “The US’ ‘transactional hegemony’”. Bài viết này do đội ngũ VSF dịch với sự chấp thuận của tác giả.

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng Một đã mở ra một tầm nhìn toàn cầu đầy tham vọng: Trump đang hướng tới việc kiến tạo một trật tự thế giới mới dựa trên phương châm “Nước Mỹ Trên hết” mà ông vẫn luôn đề cao. Chính quyền của ông cũng đặt lợi ích của Mỹ lên hàng đầu trong mọi định hướng chính sách đối ngoại.

Tuy nhiên, khác xa với một nền tảng được xây dựng trên những cân nhắc đạo đức, tầm nhìn của Trump luôn được neo chặt vào tư duy giao dịch. Những đòi hỏi của ông ngày càng trở nên đáng lo ngại và mang tính đe dọa. Trump đang thúc đẩy một chương trình nghị sự đầy tính tấn công, với sự kết hợp giữa ngôn từ mang tính trả đũa, các biện pháp áp đặt thuế quan và sự cưỡng ép chính trị.

Thế giới hiện đang bước vào một kỷ nguyên bất định chưa từng có trong lịch sử, được đánh dấu bởi sự trỗi dậy của Washington như một “bá quyền giao dịch” (transactional hegemony). Thời kỳ hậu Chiến tranh Thế giới thứ hai, được đặc trưng bởi việc Mỹ duy trì hệ thống các liên minh an ninh do mình dẫn đầu và đóng vai trò người bảo vệ toàn cầu cho thương mại tự do và sự ổn định chống lại chủ nghĩa độc tài, đang trên bờ vực sụp đổ.

Trên nhiều phương diện, siêu cường này không còn tận tâm sử dụng đòn bẩy quyền lực của mình để duy trì các nguyên tắc tự do, củng cố trật tự quốc tế tự do và chủ động cung cấp các hàng hóa công cộng quốc tế. Thay vào đó, nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Trump đang tận dụng các năng lực kinh tế và quân sự vượt trội để thu lợi trong thương mại và đầu tư, đồng thời mở rộng lãnh thổ của Mỹ ở nước ngoài.

Washington cũng sẽ không còn sẵn lòng chi trả chi phí bảo đảm an ninh cho các đồng minh và đối tác lâu năm mà không đòi hỏi đáp lại. Để nhận được sự bảo vệ an ninh và thiện chí từ Mỹ, đồng thời giảm nhẹ làn sóng các biện pháp thương mại của Trump, các quốc gia buộc phải đáp ứng những yêu cầu của ông, bao gồm tăng chi tiêu quốc phòng, tuân thủ các tiêu chí thuế quan và thực hiện các khoản “thanh toán” - một trong những phương án ban đầu được chính quyền Trump cân nhắc.

Tuy nhiên, không thể nói rằng Trump hoàn toàn từ bỏ việc hỗ trợ các đồng minh và đối tác. Thực tế là sự ủng hộ của Washington rất hiếm hoi và có chọn lọc. Nước Mỹ dưới thời Trump 2.0 áp dụng chiến lược cực kỳ có tính toán - chỉ giới hạn ở các quốc gia cùng chí hướng và sẵn sàng chia sẻ gánh nặng - đồng thời hết sức dè xẻn trong các hỗ trợ của mình. Quan điểm của Trump vô cùng đơn giản: Các quốc gia khác phải đóng góp nhiều hơn để đổi lấy lợi ích kinh tế và sự bảo vệ an ninh từ Washington.

Sẽ là ngây thơ nếu các quốc gia mong đợi quay trở lại thời kỳ mà nước Mỹ sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ vô điều kiện hay dựa trên nền tảng đạo đức. Bởi lẽ, đối với Trump, không tồn tại khái niệm bữa trưa miễn phí. Khi xem xét tư duy giao dịch của Trump về cán cân thương mại và các thỏa thuận an ninh, chính sách đối ngoại mang tính giao dịch của bá quyền Mỹ thể hiện rõ một nguyên tắc: mọi thứ đều có thể đưa ra thương lượng.

Lập trường dựa trên giao dịch của Trump và sự hồi sinh của chủ nghĩa phục thù có thể làm gia tăng tình cảm chống Mỹ tại Đông Nam Á, nơi hầu hết các quốc gia vừa và nhỏ đã giành được độc lập nhờ vào sự kháng cự kiên cường của họ đối với chế độ thực dân châu Âu và sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc.

Điều đáng lo ngại hơn là các cường quốc độc tài, đặc biệt là Trung Quốc và Nga, có thể được khuyến khích bởi tham vọng bành trướng của Trump và cách tiếp cận tiền đổi lấy lãnh thổ, dẫn đến sự xói mòn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ vốn đã đóng vai trò then chốt trong việc bảo đảm an ninh toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua.

Trong thời điểm tương lai của quản trị toàn cầu đang hết sức u ám, chủ yếu do các chính sách thất thường của bá quyền giao dịch Mỹ, các cường quốc đang trỗi dậy trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nên đảm nhận vai trò dẫn dắt. Các cường quốc tầm trung truyền thống có tiềm lực kinh tế và quân sự, như Australia, Nhật Bản và Ấn Độ, nên gác lại những cuộc tranh luận không cần thiết về khuynh hướng chính sách đối ngoại bất nhất của Trump và chấp nhận chia sẻ vai trò lãnh đạo với các cường quốc khu vực đang trỗi dậy, bao gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Philippines và Việt Nam.

Vì hợp tác quốc tế là nền tảng cho sự tiến bộ của thế giới, các quốc gia hạng hai nên dựa vào động lực thực dụng và chiến lược để thúc đẩy hợp tác khi các động lực chuẩn mực tại Washington đang suy giảm. Thế giới đang khao khát sự hợp tác thực tế, phi ý thức hệ và dựa trên từng vấn đề cụ thể (issue-based) giữa các quốc gia có cấu trúc chính trị khác nhau.

Chẳng hạn, các cường quốc tầm trung ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Indonesia được kỳ vọng sẽ dẫn đầu các nỗ lực phối hợp nhằm giải quyết các thách thức an ninh chung, như biến đổi khí hậu, buôn người, cơ sở hạ tầng cáp ngầm và thông tin sai lệch trực tuyến.

Mặc dù địa vị quốc tế của Đài Loan còn gây tranh cãi, nhưng với kiến thức thực tiễn và chuyên môn, Đài Loan trở thành đối tác lý tưởng cho các quốc gia Đông Nam Á đang tìm cách xây dựng nền kinh tế có khả năng phục hồi cao, được hỗ trợ bởi đổi mới công nghệ tiên tiến và nền nông nghiệp được củng cố bởi các chiến lược thông minh, kiên cường, bền vững và lành mạnh” (Smart, Resilient, Sustainable, and Healthy).

Ngoài ra, trong một thế giới đang ngày càng phân mảnh, các cường quốc mới nổi nên chung tay hợp tác để xây dựng một mô hình hợp tác an ninh mạng lưới (networked security cooperation) vững mạnh hơn. Mô hình này có thể bắt đầu với các dự án an ninh con người và hội nhập kinh tế khu vực nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ sự né tránh cam kết của Mỹ và chủ nghĩa giao dịch mang tính cưỡng ép của Trump. Trong khi nguy cơ bị bỏ rơi (abandonment) và bị gài bẫy (entrapment) đang đe dọa các quốc gia vừa và nhỏ, các quốc gia này nên tăng cường tự lực và ưu tiên cho việc xây dựng an ninh tập thể.

*Ghi chú của VSF: Phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên The Taipei Times với tiêu đề “The US’ ‘transactional hegemony’”. Bài viết này do đội ngũ VSF dịch với sự chấp thuận của tác giả.

Từ khoá: Donald Trump bá quyền chính trị giao dịch chính sách đối ngoại Mỹ bảo trợ an ninh

BÀI LIÊN QUAN