Thấy gì từ chế độ gia đình trị tại Campuchia hiện nay?
Tổng tuyển cử năm 2023 và bầu cử Thượng viện năm 2024 đã giúp Đảng Nhân dân Campuchia giành chiến thắng áp đảo, nhờ đó ông Hun Manet trở thành Thủ tướng, trong khi ông Hun Sen giữ chức Chủ tịch Thượng viện, tạo điều kiện để chế độ gia đình trị “cắm rễ” tại Phnom Penh.
Điều gì đã xảy ra ở bầu cử Quốc hội và Thượng viện Campuchia?
Vào ngày 23/7/2023, Campuchia tổ chức tổng tuyển cử để bầu ra các đại biểu quốc hội khóa VII. Kết quả do Ủy ban Bầu cử Quốc gia (NEC) công bố vào ngày 5/8 cho biết, Đảng Nhân dân Campuchia (Cambodian People’s Party - CPP) do cựu Thủ tướng Hun Sen làm Chủ tịch chiến thắng áp đảo với 120/125 ghế. Toàn bộ năm ghế còn lại thuộc về đảng Bảo hoàng FUNCINPEC (do Hoàng thân Norodom Ranariddh đứng đầu).
Trong diễn biến liên quan, ông Hun Sen hôm 26/7 tuyên bố sẽ từ chức thủ tướng sau khi hoàn tất thành lập chính phủ mới, người thay thế là con trai trưởng Hun Manet. Sau đó, đến ngày 7/8, Quốc vương Norodom Sihamoni ký sắc lệnh hoàng gia, bổ nhiệm ông Hun Manet trở thành Thủ tướng Campuchia. Ông Hun Manet hoàn tất bước “thủ tục” cuối cùng vào ngày 22/8 khi nhận được 123/125 phiếu tín nhiệm từ quốc hội (hai phiếu còn lại không đạt do đại biểu quốc hội vắng mặt).
Sau khi từ chức và chuyển giao quyền lực cho con trai là Hun Manet, ông Hun Sen vẫn tiếp tục tham gia chính trường với tư cách Chủ tịch CPP, đại biểu quốc hội, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Cơ mật Tối cao. Vẫn là Chủ tịch CPP, ông Hun Sen tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt đảng này trong cuộc bầu cử Thượng viện vào tháng 2/2024. Tại Campuchia, cơ quan lập pháp gồm hai viện là quốc hội (tức hạ viện) và thượng viện. Theo cơ cấu tổ chức, quốc hội có ba chức năng chính là lập pháp, phê chuẩn các chính sách của quốc gia và giám sát chính phủ. Trong khi đó, thượng viện đóng vai trò xem xét và đưa ra ý kiến về các dự luật đã được quốc hội thông qua. Trong trường hợp hai cơ quan không tìm được tiếng nói chung, ý kiến của thượng viện sẽ là ý kiến cuối cùng.
Có tổng cộng 125 đại biểu quốc hội và hơn 11.000 ủy viên hội đồng cấp xã hoặc tương đương tham gia bầu ra các thượng nghị sĩ. Kết quả bầu cử tiếp tục mang lại chiến thắng áp đảo cho CPP với 55/58 ghế thượng nghị sĩ. Đảng đối lập Ý chí Khmer (Will Khmer) giành được ba ghế còn lại. Ngoài ra, thượng viện còn có thêm bốn ghế khác (tổng cộng 62 ghế), trong đó hai ghế do Quốc vương chỉ định và số còn lại do quốc hội chỉ định. Quốc hội đã chọn ông Sok Eysan và ông Heng Halim làm thượng nghị sĩ (cả 2 đều là đảng viên CPP).
Chiến thắng của CPP trong cuộc bầu cử đã “dọn đường” cho ông Hun Sen trở thành Chủ tịch Thượng viện. Đến ngày 3/4, thượng viện tổ chức phiên họp đầu tiên để lựa chọn những người đứng đầu cơ quan này. Ông Hun Sen nhận 62/62 phiếu tín nhiệm, chính thức đảm nhiệm chức chủ tịch.
Như vậy, sau hai cuộc bầu cử kể trên, ông Hun Sen không những không “về hưu” mà trái lại đang “sát cánh” cùng với con trai Hun Manet để củng cố quyền lực bằng cách nắm giữ hai cơ quan quan trọng của đất nước là lập pháp (thượng viện) và hành pháp (chính phủ).
Vai trò hiện nay của ông Hun Sen
Việc ông Hun Sen nắm giữ vị trí Chủ tịch Thượng viện sẽ tạo điều kiện cho ông giữ vai trò nguyên thủ quốc gia ở những thời điểm Vua Sihamoni ra nước ngoài (đây là một điều thường xuyên xảy ra). Bằng cách này, ông Hun Sen có thể tiếp tục củng cố ảnh hưởng của mình, kiểm soát những ai có ý định tạo ra bất đồng chính kiến trong nội bộ, đặc biệt là cơ quan lập pháp, giúp Thủ tướng Hun Manet có thể tập trung vào nhiệm vụ điều hành đất nước.
Thêm vào đó, Chủ tịch Thượng viện Hun Sen cũng có thể hỗ trợ ông Hun Manet trong các nhiệm vụ ngoại giao. Trong nhiệm kỳ thủ tướng trước đó, ông Hun Sen có mối quan hệ tốt với nhiều quốc gia trong khu vực châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Myanmar và Thái Lan. Do đó, ông có thể hỗ trợ mảng ngoại giao ở châu Á để Thủ tướng Hun Manet tập trung hơn vào cải thiện quan hệ với Mỹ và Tây Âu (vốn không tốt dưới thời ông Hun Sen), vì ông Hun Manet từng được đào tạo ở Mỹ và Anh nên hiểu rõ hơn môi trường chính trị tại những quốc gia này.
Ngoài ra, việc ông Hun Sen vẫn tiếp tục tham gia chính trường còn nhằm bảo vệ chế độ gia đình trị mà gia tộc ông đang củng cố. Trong nhiệm kỳ hiện tại của Thủ tướng Hun Manet, có nhiều người thân khác của ông được bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng trong chính phủ. Cụ thể, ông Hun Many (con trai út của ông Hun Sen) là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ công vụ và Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên của CPP. Trong số các phó thủ tướng còn lại còn có ông Neth Savoeun (chồng bà Hun Kimleng, cháu gái ông Hun Sen). Trong khi đó, người con trai giữa của ông Hun Sen là Trung tướng Hun Manith hiện vẫn giữ chức Cục trưởng Cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng (kể từ năm 2015) kiêm Phó Tư lệnh Lục quân. Ngoài ra, ông Dy Vichea (chồng bà Hun Mana, con gái ông Hun Sen) là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quốc gia (kể từ năm 2018).
Xét về tổng thể, ông Hun Sen hiện đóng vai trò như một “Thái thượng hoàng” – tương tự như trong các triều đại phong kiến trước đây. Trong đó, quyền lực của ông gần như là tối cao, có thể tham gia gián tiếp hoặc can thiệp trực tiếp vào việc vận hành đất nước của Thủ tướng Hun Manet, cũng như các cơ quan khác như quốc hội, thượng viện…
Thủ tướng Hun Manet kế thừa và khắc phục chính sách đối ngoại của cha
Trong hơn nửa năm nắm quyền vừa qua, Thủ tướng Hun Manet đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc củng cố quan hệ với các nước láng giềng. Đây cũng là ưu tiên hàng đầu dưới thời cựu Thủ tướng Hun Sen khi ông xác định cần phải chung sống hòa bình trước hết với các nước láng giềng và xa hơn là các quốc gia trên thế giới. Kế thừa định hướng đó, không lâu sau khi nhậm chức, Thủ tướng Hun Manet đã sang thăm Trung Quốc - vào tháng 9/2023 - để củng cố quan hệ “sắt son” (ironclad) được xây dựng dưới thời cha ông. Trong những tháng sau đó, Thủ tướng Campuchia cũng đã sang thăm Việt Nam (tháng 12/2023), Thái Lan (tháng 2/2024) và Lào (tháng 3/2024).
Song song với nhiệm vụ củng cố quan hệ cùng các nước láng giềng, Thủ tướng Hun Manet đã triển khai những động thái đáng chú ý trong nỗ lực xây dựng quan hệ tốt hơn với Mỹ và Tây Âu. Khi xét lại chính sách đối ngoại của Campuchia dưới thời ông Hun Sen, Phnom Penh có xu hướng “né tránh” hai đối tượng này nhưng lại mong muốn tương tác tốt với các khu vực ở xa như Đông và Trung Âu, Trung Á, châu Phi, Trung Đông, Mỹ Latinh.
Để “làm mới” chính sách đối ngoại của Campuchia, Thủ tướng Hun Manet tìm cách tăng cường tương tác với Tây Âu, điển hình là với chuyến thăm Pháp vào tháng 1/2024. Chuyến đi này đã giúp Phnom Penh đạt được hai thành công đáng kể. Trước hết, Campuchia và Pháp đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác Chiến lược, mở đường để tăng cường hợp tác và thắt chặt mối quan hệ trong tương lai. Trên cơ sở đó, Phnom Penh cũng đã đạt được thỏa thuận phát triển trị giá 235 triệu USD với Pháp để xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng, nước uống cũng như hỗ trợ đào tạo nghề.
Không chỉ với Tây Âu, chính quyền Hun Manet cũng nỗ lực hàn gắn quan hệ với Mỹ. Bên lề chuyến đi đến New York để tham dự Phiên họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9/2023, ông Hun Manet đã gặp bà Victoria Nuland - Quyền Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ - để thảo luận về cải thiện hợp tác song phương, đặc biệt là thuyết phục Washington gỡ quyết định tạm dừng chương trình viện trợ trị giá 18 triệu USD của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cho Campuchia, vì cáo buộc Phnom Penh tổ chức tổng tuyển cử 2023 “không tự do, cũng chẳng công bằng” (neither free nor fair). Kết quả là bà Nuland cam kết Mỹ sẽ nối lại chương trình trên, và USAID cho hay quyết định này đã được đưa ra sau “cuộc đối thoại rộng rãi và thẳng thắn giữa các quan chức chính phủ Mỹ và Campuchia”. Trên cơ sở đó, bên lề tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ) vào tháng 1/2024, Thủ tướng Hun Manet đã tiếp bà Samantha Power - Giám đốc USAID - để thảo luận về các bước tiếp theo nhằm xây dựng mối quan hệ hiệu quả hơn. Nổi bật là cuộc gặp đã không đề cập công khai đến khía cạnh dân chủ hay nhân quyền, vốn nhạy cảm giữa Campuchia và Mỹ.
Như vậy, Thủ tướng Hun Manet một mặt đang kế thừa chính sách của ông Hun Sen trong việc củng cố quan hệ với các nước láng giềng, mặt khác tìm cách tháo gỡ những khó khăn trước đây trong quan hệ với phương Tây. Với các thành công bước đầu như đã đề cập ở trên, có thể thấy, chính sách đối ngoại của Campuchia dưới thời Hun Manet đang thể hiện tính năng động (proactive) khi thủ tướng đương nhiệm đang nỗ lực cân bằng quan hệ với cả Trung Quốc (đồng minh truyền thống) và các quốc gia phương Tây.
Chế độ gia đình trị đang ngày càng cắm rễ
Trong những năm gần đây, ông Hun Sen cùng đảng CPP đã “dọn đường” cho sự độc tôn của mình bằng cách giải tán hoặc cấm các đảng đối lập lớn tham gia tổng tuyển cử. Sự kiện nổi bật đầu tiên là vào năm 2017 (một năm trước tổng tuyển cử), Tòa án Tối cao Campuchia ra quyết định giải tán Đảng Cứu quốc Campuchia (Cambodia National Rescue Party - CNRP) vì buộc tội đảng này có âm mưu lật đổ chính phủ. Tại Campuchia, Tòa án Tối cao nhìn chung có mối liên hệ với đảng cầm quyền (tức CPP). Trước khi bị giải tán, CNRP là đảng đối lập lớn nhất ở Campuchia, được thành lập từ năm 2012 trên cơ sở sáp nhập giữa Đảng Ánh nến (Candlelight Party - CLP) và Đảng Nhân quyền (Human Rights Party). Hai nhà sáng lập của CNRP hiện khó có thêm bất kỳ cơ hội nào để tham gia chính trường, vì ông Sam Rainsy đang sống lưu vong ở Pháp, trong khi ông Kem Sokha bị kết án 27 năm tù vì tội phản quốc.
Đến tháng 5/2023 (hai tháng trước tổng tuyển cử), Ủy ban Bầu cử Quốc gia đã cấm CLP tham gia tranh cử vì không xuất trình được hồ sơ gốc về đăng ký thành lập đảng do Bộ Nội vụ cấp. Như đã đề cập, vào năm 2012, CLP được sáp nhập vào CNRP, tuy nhiên sau lệnh giải tán vào năm 2017, CLP đã tách ra để tiếp tục hoạt động. Quyết định cấm CLP có dấu hiệu của sự can thiệp từ đảng cầm quyền, vì CLP cáo buộc rằng cảnh sát đã từ chối cho phép các đảng viên tiếp cận trụ sở đã bị đóng cửa của CNRP - nơi lưu trữ hồ sơ đăng ký gốc của CLP. Vì bị loại khỏi các đảng được phép tham gia tổng tuyển cử, CLP cũng không đủ điều kiện để tham gia bầu cử thượng viện.
Khó khăn tiếp nối với CLP khi vào tháng 1/2024 (một tháng trước thời điểm bầu cử thượng viện), bốn quan chức cấp xã thuộc đảng này đã bị bắt vì cáo buộc sử dụng tài liệu giả mạo để đăng ký ứng cử vào các chức vụ ủy viên hội đồng xã trong cuộc bầu cử địa phương vào năm 2022. Việc bắt giữ này dù không ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, song có thể xem là động thái “nắn gân” mang tính chính trị từ đảng cầm quyền đối với lực lượng đối lập.
Những bước “dọn đường” kể trên trong những năm qua đã giúp gia đình ông Hun Sen tiếp tục nắm quyền điều hành đất nước trong tình cảnh ít phải đối mặt với những khó khăn, thách thức hơn về chính trị, vì các đảng đối lập lớn đã nằm trong diện phong tỏa hoặc giải tán.
Dựa trên sự củng cố về quyền lực chính trị, chế độ gia đình trị của “triều đại Hun Sen” trong hiện tại và tương lai gần như “không có đối thủ”. Mặc dù so với kỳ bầu cử thượng viện năm 2018 (nơi CPP giành trọn ghế), thì việc đảng Ý chí Khmer giành được ba ghế vừa qua có thể tạo ra mối lo ngại, song xét trên nhiều phương diện, thực tế này vẫn khó làm lung lay chế độ cầm quyền hiện nay. Trước hết, đảng Ý chí Khmer là một đảng non trẻ, chỉ mới được thành lập vào năm 2018, do cựu thành viên cấp cao của đảng Ánh nến Kong Monika làm Chủ tịch. Vì thế, thành viên của đảng Ý chí Khmer phần lớn cũng xuất thân từ đảng Ánh nến. Việc phe đối lập thường xuyên phải thay đổi đảng cho thấy sự “ô hợp” và dần suy yếu của lực lượng này kể từ sau năm 2017 (thời điểm CNRP bị giải tán). Hơn nữa, sau quá trình củng cố, gia đình ông Hun Sen giờ đây đang nắm quyền kiểm soát mọi thể chế chính trị và xã hội ở Campuchia – với người thân của ông giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy chính quyền, khiến phe đối lập gần như khó thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn hiện tại.
Điều gì đã xảy ra ở bầu cử Quốc hội và Thượng viện Campuchia?
Vào ngày 23/7/2023, Campuchia tổ chức tổng tuyển cử để bầu ra các đại biểu quốc hội khóa VII. Kết quả do Ủy ban Bầu cử Quốc gia (NEC) công bố vào ngày 5/8 cho biết, Đảng Nhân dân Campuchia (Cambodian People’s Party - CPP) do cựu Thủ tướng Hun Sen làm Chủ tịch chiến thắng áp đảo với 120/125 ghế. Toàn bộ năm ghế còn lại thuộc về đảng Bảo hoàng FUNCINPEC (do Hoàng thân Norodom Ranariddh đứng đầu).
Trong diễn biến liên quan, ông Hun Sen hôm 26/7 tuyên bố sẽ từ chức thủ tướng sau khi hoàn tất thành lập chính phủ mới, người thay thế là con trai trưởng Hun Manet. Sau đó, đến ngày 7/8, Quốc vương Norodom Sihamoni ký sắc lệnh hoàng gia, bổ nhiệm ông Hun Manet trở thành Thủ tướng Campuchia. Ông Hun Manet hoàn tất bước “thủ tục” cuối cùng vào ngày 22/8 khi nhận được 123/125 phiếu tín nhiệm từ quốc hội (hai phiếu còn lại không đạt do đại biểu quốc hội vắng mặt).
Sau khi từ chức và chuyển giao quyền lực cho con trai là Hun Manet, ông Hun Sen vẫn tiếp tục tham gia chính trường với tư cách Chủ tịch CPP, đại biểu quốc hội, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Cơ mật Tối cao. Vẫn là Chủ tịch CPP, ông Hun Sen tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt đảng này trong cuộc bầu cử Thượng viện vào tháng 2/2024. Tại Campuchia, cơ quan lập pháp gồm hai viện là quốc hội (tức hạ viện) và thượng viện. Theo cơ cấu tổ chức, quốc hội có ba chức năng chính là lập pháp, phê chuẩn các chính sách của quốc gia và giám sát chính phủ. Trong khi đó, thượng viện đóng vai trò xem xét và đưa ra ý kiến về các dự luật đã được quốc hội thông qua. Trong trường hợp hai cơ quan không tìm được tiếng nói chung, ý kiến của thượng viện sẽ là ý kiến cuối cùng.
Có tổng cộng 125 đại biểu quốc hội và hơn 11.000 ủy viên hội đồng cấp xã hoặc tương đương tham gia bầu ra các thượng nghị sĩ. Kết quả bầu cử tiếp tục mang lại chiến thắng áp đảo cho CPP với 55/58 ghế thượng nghị sĩ. Đảng đối lập Ý chí Khmer (Will Khmer) giành được ba ghế còn lại. Ngoài ra, thượng viện còn có thêm bốn ghế khác (tổng cộng 62 ghế), trong đó hai ghế do Quốc vương chỉ định và số còn lại do quốc hội chỉ định. Quốc hội đã chọn ông Sok Eysan và ông Heng Halim làm thượng nghị sĩ (cả 2 đều là đảng viên CPP).
Chiến thắng của CPP trong cuộc bầu cử đã “dọn đường” cho ông Hun Sen trở thành Chủ tịch Thượng viện. Đến ngày 3/4, thượng viện tổ chức phiên họp đầu tiên để lựa chọn những người đứng đầu cơ quan này. Ông Hun Sen nhận 62/62 phiếu tín nhiệm, chính thức đảm nhiệm chức chủ tịch.
Như vậy, sau hai cuộc bầu cử kể trên, ông Hun Sen không những không “về hưu” mà trái lại đang “sát cánh” cùng với con trai Hun Manet để củng cố quyền lực bằng cách nắm giữ hai cơ quan quan trọng của đất nước là lập pháp (thượng viện) và hành pháp (chính phủ).
Vai trò hiện nay của ông Hun Sen
Việc ông Hun Sen nắm giữ vị trí Chủ tịch Thượng viện sẽ tạo điều kiện cho ông giữ vai trò nguyên thủ quốc gia ở những thời điểm Vua Sihamoni ra nước ngoài (đây là một điều thường xuyên xảy ra). Bằng cách này, ông Hun Sen có thể tiếp tục củng cố ảnh hưởng của mình, kiểm soát những ai có ý định tạo ra bất đồng chính kiến trong nội bộ, đặc biệt là cơ quan lập pháp, giúp Thủ tướng Hun Manet có thể tập trung vào nhiệm vụ điều hành đất nước.
Thêm vào đó, Chủ tịch Thượng viện Hun Sen cũng có thể hỗ trợ ông Hun Manet trong các nhiệm vụ ngoại giao. Trong nhiệm kỳ thủ tướng trước đó, ông Hun Sen có mối quan hệ tốt với nhiều quốc gia trong khu vực châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Myanmar và Thái Lan. Do đó, ông có thể hỗ trợ mảng ngoại giao ở châu Á để Thủ tướng Hun Manet tập trung hơn vào cải thiện quan hệ với Mỹ và Tây Âu (vốn không tốt dưới thời ông Hun Sen), vì ông Hun Manet từng được đào tạo ở Mỹ và Anh nên hiểu rõ hơn môi trường chính trị tại những quốc gia này.
Ngoài ra, việc ông Hun Sen vẫn tiếp tục tham gia chính trường còn nhằm bảo vệ chế độ gia đình trị mà gia tộc ông đang củng cố. Trong nhiệm kỳ hiện tại của Thủ tướng Hun Manet, có nhiều người thân khác của ông được bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng trong chính phủ. Cụ thể, ông Hun Many (con trai út của ông Hun Sen) là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ công vụ và Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên của CPP. Trong số các phó thủ tướng còn lại còn có ông Neth Savoeun (chồng bà Hun Kimleng, cháu gái ông Hun Sen). Trong khi đó, người con trai giữa của ông Hun Sen là Trung tướng Hun Manith hiện vẫn giữ chức Cục trưởng Cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng (kể từ năm 2015) kiêm Phó Tư lệnh Lục quân. Ngoài ra, ông Dy Vichea (chồng bà Hun Mana, con gái ông Hun Sen) là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quốc gia (kể từ năm 2018).
Xét về tổng thể, ông Hun Sen hiện đóng vai trò như một “Thái thượng hoàng” – tương tự như trong các triều đại phong kiến trước đây. Trong đó, quyền lực của ông gần như là tối cao, có thể tham gia gián tiếp hoặc can thiệp trực tiếp vào việc vận hành đất nước của Thủ tướng Hun Manet, cũng như các cơ quan khác như quốc hội, thượng viện…
Thủ tướng Hun Manet kế thừa và khắc phục chính sách đối ngoại của cha
Trong hơn nửa năm nắm quyền vừa qua, Thủ tướng Hun Manet đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc củng cố quan hệ với các nước láng giềng. Đây cũng là ưu tiên hàng đầu dưới thời cựu Thủ tướng Hun Sen khi ông xác định cần phải chung sống hòa bình trước hết với các nước láng giềng và xa hơn là các quốc gia trên thế giới. Kế thừa định hướng đó, không lâu sau khi nhậm chức, Thủ tướng Hun Manet đã sang thăm Trung Quốc - vào tháng 9/2023 - để củng cố quan hệ “sắt son” (ironclad) được xây dựng dưới thời cha ông. Trong những tháng sau đó, Thủ tướng Campuchia cũng đã sang thăm Việt Nam (tháng 12/2023), Thái Lan (tháng 2/2024) và Lào (tháng 3/2024).
Song song với nhiệm vụ củng cố quan hệ cùng các nước láng giềng, Thủ tướng Hun Manet đã triển khai những động thái đáng chú ý trong nỗ lực xây dựng quan hệ tốt hơn với Mỹ và Tây Âu. Khi xét lại chính sách đối ngoại của Campuchia dưới thời ông Hun Sen, Phnom Penh có xu hướng “né tránh” hai đối tượng này nhưng lại mong muốn tương tác tốt với các khu vực ở xa như Đông và Trung Âu, Trung Á, châu Phi, Trung Đông, Mỹ Latinh.
Để “làm mới” chính sách đối ngoại của Campuchia, Thủ tướng Hun Manet tìm cách tăng cường tương tác với Tây Âu, điển hình là với chuyến thăm Pháp vào tháng 1/2024. Chuyến đi này đã giúp Phnom Penh đạt được hai thành công đáng kể. Trước hết, Campuchia và Pháp đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác Chiến lược, mở đường để tăng cường hợp tác và thắt chặt mối quan hệ trong tương lai. Trên cơ sở đó, Phnom Penh cũng đã đạt được thỏa thuận phát triển trị giá 235 triệu USD với Pháp để xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng, nước uống cũng như hỗ trợ đào tạo nghề.
Không chỉ với Tây Âu, chính quyền Hun Manet cũng nỗ lực hàn gắn quan hệ với Mỹ. Bên lề chuyến đi đến New York để tham dự Phiên họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9/2023, ông Hun Manet đã gặp bà Victoria Nuland - Quyền Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ - để thảo luận về cải thiện hợp tác song phương, đặc biệt là thuyết phục Washington gỡ quyết định tạm dừng chương trình viện trợ trị giá 18 triệu USD của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cho Campuchia, vì cáo buộc Phnom Penh tổ chức tổng tuyển cử 2023 “không tự do, cũng chẳng công bằng” (neither free nor fair). Kết quả là bà Nuland cam kết Mỹ sẽ nối lại chương trình trên, và USAID cho hay quyết định này đã được đưa ra sau “cuộc đối thoại rộng rãi và thẳng thắn giữa các quan chức chính phủ Mỹ và Campuchia”. Trên cơ sở đó, bên lề tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ) vào tháng 1/2024, Thủ tướng Hun Manet đã tiếp bà Samantha Power - Giám đốc USAID - để thảo luận về các bước tiếp theo nhằm xây dựng mối quan hệ hiệu quả hơn. Nổi bật là cuộc gặp đã không đề cập công khai đến khía cạnh dân chủ hay nhân quyền, vốn nhạy cảm giữa Campuchia và Mỹ.
Như vậy, Thủ tướng Hun Manet một mặt đang kế thừa chính sách của ông Hun Sen trong việc củng cố quan hệ với các nước láng giềng, mặt khác tìm cách tháo gỡ những khó khăn trước đây trong quan hệ với phương Tây. Với các thành công bước đầu như đã đề cập ở trên, có thể thấy, chính sách đối ngoại của Campuchia dưới thời Hun Manet đang thể hiện tính năng động (proactive) khi thủ tướng đương nhiệm đang nỗ lực cân bằng quan hệ với cả Trung Quốc (đồng minh truyền thống) và các quốc gia phương Tây.
Chế độ gia đình trị đang ngày càng cắm rễ
Trong những năm gần đây, ông Hun Sen cùng đảng CPP đã “dọn đường” cho sự độc tôn của mình bằng cách giải tán hoặc cấm các đảng đối lập lớn tham gia tổng tuyển cử. Sự kiện nổi bật đầu tiên là vào năm 2017 (một năm trước tổng tuyển cử), Tòa án Tối cao Campuchia ra quyết định giải tán Đảng Cứu quốc Campuchia (Cambodia National Rescue Party - CNRP) vì buộc tội đảng này có âm mưu lật đổ chính phủ. Tại Campuchia, Tòa án Tối cao nhìn chung có mối liên hệ với đảng cầm quyền (tức CPP). Trước khi bị giải tán, CNRP là đảng đối lập lớn nhất ở Campuchia, được thành lập từ năm 2012 trên cơ sở sáp nhập giữa Đảng Ánh nến (Candlelight Party - CLP) và Đảng Nhân quyền (Human Rights Party). Hai nhà sáng lập của CNRP hiện khó có thêm bất kỳ cơ hội nào để tham gia chính trường, vì ông Sam Rainsy đang sống lưu vong ở Pháp, trong khi ông Kem Sokha bị kết án 27 năm tù vì tội phản quốc.
Đến tháng 5/2023 (hai tháng trước tổng tuyển cử), Ủy ban Bầu cử Quốc gia đã cấm CLP tham gia tranh cử vì không xuất trình được hồ sơ gốc về đăng ký thành lập đảng do Bộ Nội vụ cấp. Như đã đề cập, vào năm 2012, CLP được sáp nhập vào CNRP, tuy nhiên sau lệnh giải tán vào năm 2017, CLP đã tách ra để tiếp tục hoạt động. Quyết định cấm CLP có dấu hiệu của sự can thiệp từ đảng cầm quyền, vì CLP cáo buộc rằng cảnh sát đã từ chối cho phép các đảng viên tiếp cận trụ sở đã bị đóng cửa của CNRP - nơi lưu trữ hồ sơ đăng ký gốc của CLP. Vì bị loại khỏi các đảng được phép tham gia tổng tuyển cử, CLP cũng không đủ điều kiện để tham gia bầu cử thượng viện.
Khó khăn tiếp nối với CLP khi vào tháng 1/2024 (một tháng trước thời điểm bầu cử thượng viện), bốn quan chức cấp xã thuộc đảng này đã bị bắt vì cáo buộc sử dụng tài liệu giả mạo để đăng ký ứng cử vào các chức vụ ủy viên hội đồng xã trong cuộc bầu cử địa phương vào năm 2022. Việc bắt giữ này dù không ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, song có thể xem là động thái “nắn gân” mang tính chính trị từ đảng cầm quyền đối với lực lượng đối lập.
Những bước “dọn đường” kể trên trong những năm qua đã giúp gia đình ông Hun Sen tiếp tục nắm quyền điều hành đất nước trong tình cảnh ít phải đối mặt với những khó khăn, thách thức hơn về chính trị, vì các đảng đối lập lớn đã nằm trong diện phong tỏa hoặc giải tán.
Dựa trên sự củng cố về quyền lực chính trị, chế độ gia đình trị của “triều đại Hun Sen” trong hiện tại và tương lai gần như “không có đối thủ”. Mặc dù so với kỳ bầu cử thượng viện năm 2018 (nơi CPP giành trọn ghế), thì việc đảng Ý chí Khmer giành được ba ghế vừa qua có thể tạo ra mối lo ngại, song xét trên nhiều phương diện, thực tế này vẫn khó làm lung lay chế độ cầm quyền hiện nay. Trước hết, đảng Ý chí Khmer là một đảng non trẻ, chỉ mới được thành lập vào năm 2018, do cựu thành viên cấp cao của đảng Ánh nến Kong Monika làm Chủ tịch. Vì thế, thành viên của đảng Ý chí Khmer phần lớn cũng xuất thân từ đảng Ánh nến. Việc phe đối lập thường xuyên phải thay đổi đảng cho thấy sự “ô hợp” và dần suy yếu của lực lượng này kể từ sau năm 2017 (thời điểm CNRP bị giải tán). Hơn nữa, sau quá trình củng cố, gia đình ông Hun Sen giờ đây đang nắm quyền kiểm soát mọi thể chế chính trị và xã hội ở Campuchia – với người thân của ông giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy chính quyền, khiến phe đối lập gần như khó thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn hiện tại.
Từ khoá: Campuchia Hun Sen chế độ gia đình trị Đông Nam Á