Chính trị - Ngoại giao   01/02/2024

Tổng thống đắc cử của Đài Loan nên ưu tiên giải quyết các vấn đề kinh tế

Thách thức lớn nhất của tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức không phải là mối đe dọa từ Trung Quốc, mà là những khó khăn kinh tế mà người dân hòn đảo tự trị này đang vật lộn. Theo đó, chương trình nghị sự của ông Lại nên tập trung giải quyết các vấn đề về kinh tế và tìm cách hợp tác với các đảng đối lập để tìm kiếm giải pháp.

Image
Tổng thống đắc cử Lại Thanh Đức (khi còn là ứng cử viên) chào đón cử tri ở San Francisco (Mỹ) ngày 17/8/2023 - (C): Taiwan Presidential Office

Sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, Lại Thanh Đức (William Lai) - hiện đang là Phó Tổng thống của Đài Loan, sẽ lần đầu tiên trong lịch sử lãnh đạo Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) trải qua nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp. Trong khi giới quan sát dành sự chú ý vào quan hệ hai bờ eo biển và những “cơn thịnh nộ” tiếp theo từ Trung Quốc, thì điều mà người dân Đài Loan quan tâm lúc này lại là những giải pháp của đảng cầm quyền nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế đang phủ bóng lên đời sống thường nhật của họ.

Bối cảnh chính trị Đài Loan đã thay đổi đáng kể từ cuộc bầu cử năm nay. Sự “trỗi dậy” của Đảng Nhân dân Đài Loan (TPP) đã thu sự chú ý, bất chấp việc họ thất bại trong cuộc đua để giành ghế tổng thống. Điều này đặc biệt đáng chú ý khi chiến thắng của DPP chỉ mang tính tương đối hơn là tuyệt đối. Bởi, có đến 60% cử tri đã bỏ phiếu cho một trong hai ứng cử viên từ hai đảng đối lập thay vì cho Lại Thanh Đức. Cùng với đó, DPP đã mất đa số ghế trong Viện Lập pháp, báo hiệu rằng ông Lại sẽ đối diện với một nhiệm kỳ tổng thống đầy thử thách.

Cuộc cạnh tranh vị trí tổng thống giữa ba đảng phái, sự trỗi dậy của TPP, cũng như các vấn đề trong nước mà người dân Đài Loan đang chật vật xoay sở, đòi hỏi những biện pháp mạnh mẽ hơn từ chính quyền hiện tại nhằm tạo nên sự thay đổi có ý nghĩa. Nền kinh tế trì trệ, giá nhà đất tăng vọt, thu nhập chững lại, bất bình đẳng ngày càng gia tăng, chất lượng môi trường việc làm đi xuống cùng nạn chảy máu chất xám (thanh niên Đài Loan đang tìm kiếm việc làm ở nước ngoài) đang là các vấn đề nổi cộm. Trong khi đó, chính quyền DPP không những đang bị cho là không giải quyết được những vấn đề cấp bách trên, mà còn vướng phải các cáo buộc tham nhũng và lạm dụng quyền lực.

Thực trạng kinh tế ảm đạm phải là mối quan tâm đầu tiên và quan trọng nhất của chính quyền Lại Thanh Đức. Một số thách thức mà nền kinh tế Đài Loan hiện đang đối mặt có thể kể đến như: GDP tăng trưởng chậm chạp, xuất khẩu sụt giảm, sản xuất suy yếu và Đài Loan phụ thuộc to lớn vào ngành công nghiệp bán dẫn. DPP đã từng hứng chịu nhiều chỉ trích liên quan các vấn đề kinh tế cũng như các biện pháp đối phó kém hiệu quả. Một số ý kiến còn cho rằng đảng này yếu kém về năng lực quản lý nền kinh tế, thiếu những mục tiêu chiến lược, chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, và không sở hữu những nguyên tắc đóng vai trò thúc đẩy khả năng quản lý.

Quả thực, cuộc bầu cử tổng thống và các vị trí trong cơ quan lập pháp vào ngày 13/1 cho thấy uy tín của DPP đang ngày càng suy giảm. Do đó, chính quyền hiện tại cần tập trung vào những vấn đề trong nước và giải quyết những thiếu sót về chính sách, vì những cân nhắc về kinh tế là cốt lõi của những thách thức về chính sách mà DPP đang gặp phải. Mối quan tâm hàng đầu của người dân Đài Loan không còn là mối đe dọa từ Trung Quốc, bởi họ đã quen với điều này. Thay vào đó, lo lắng của người dân tập trung vào thu nhập, giá thuê nhà, bất ổn năng lượng và bất bình đẳng - những nguồn cơn khiến họ bất mãn sâu sắc với chính quyền. Trên thực tế, bình đẳng thu nhập là động lực thúc đẩy “Kỳ tích kinh tế của Đài Loan” trong giai đoạn 1950 - 1980. Ngày nay, chìa khóa cho sự phát triển bền vững của Đài Loan là sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và lợi ích cho người dân của hòn đảo.

Hiện nay chúng ta đang ở giữa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các chiến lược tăng trưởng kinh tế giản đơn không còn tạo nên nhiều ý nghĩa. Về tổng thể, năng lực điều hành của DPP tương đối tốt, song đảng này đang gặp vấn đề về quản trị và phân bổ nguồn lực. Bên cạnh đó, vì không thể giải quyết hiệu quả vấn đề lương thấp và giá nhà ở tăng cao mà DPP đã mất một lượng lớn phiếu bầu từ cử tri trẻ tuổi. Vì vậy, chính quyền sắp tới nên ưu tiên xây dựng một nhóm nghiên cứu kinh tế có năng lực và thực hiện các biện pháp chủ động với kế hoạch toàn diện, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi công nghiệp. Để tiếp tục mở rộng hoạt động kinh tế của Đài Loan, chính quyền của ông Lại cần tăng cường hỗ trợ tài chính cho các nhà đầu tư từ Đông Nam Á vào hòn đảo và ngược lại, cũng như tăng gấp đôi nỗ lực thúc đẩy hợp tác công nghệ cao với các quốc gia phía Nam như một phần của Chính sách hướng Nam mới (New Southbound Policy) - đại chiến lược được công bố dưới thời chính quyền bà Thái Anh Văn vào năm 2016.

Ngoài ra, chính quyền mới ở Đài Loan còn có rất nhiều việc phải làm để duy trì nền kinh tế phát triển trong bối cảnh vùng lãnh thổ này sắp bước vào kỷ nguyên “siêu già” từ năm 2025. “Bẫy sinh sản thấp” (low fertility trap) được dự đoán sẽ trở nên trầm trọng hơn ở Đài Loan do chi phí sinh hoạt tăng cao, bao gồm các khoản như tiền nhà ở, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, điều dưỡng, và công việc với đồng lương ít ỏi. Ngày nay, giới trẻ Đài Loan coi hôn nhân và sinh con là gánh nặng tài chính không thể giải quyết nếu như không có trợ cấp của chính quyền cũng như các khoản ưu đãi và hỗ trợ từ xã hội.

Thanh niên Đài Loan là tương lai của hòn đảo trong nỗ lực đấu tranh vì dân chủ và thịnh vượng. Sự tham gia tích cực của họ vào chính trị và kinh tế sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của Đài Loan trong hai lĩnh vực này. Vì vậy, điều quan trọng là phải lắng nghe ý kiến ​​của thế hệ trẻ. Nhưng làm thế nào để người trẻ Đài Loan có thể tạo nên những góp có ý nghĩa cho xã hội, khi họ phải vật lộn để tìm cách tồn tại ở mức lương cơ bản hàng tháng chỉ khoảng 28.000 Đài tệ (tầm 891 USD)?

Đài Loan đang trở nên dễ bị tổn thương hơn vì đứng trước nguy cơ thiếu hụt lao động trẻ, có trình độ và tay nghề cao trong trường hợp chính quyền không đưa ra các biện pháp khuyến khích kịp thời. Hiện nay, giới trẻ Đài Loan có xu hướng ưu tiên cho các lợi ích kinh tế thay vì các vấn đề chính trị và những cân nhắc về hệ tư tưởng. Đó là lý do tại sao họ sẵn sàng đi đến các nước Đông Nam Á (và có thể cả Trung Quốc) để tìm kiếm cơ hội việc làm. Trước thách thức kinh tế đã tồn tại dai dẳng như thu nhập thấp, giá nhà ở tăng cao, thế hệ trẻ ở Đài Loan, đặc biệt là Gen Z, có thể tiếp tục tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài để tăng thu nhập.

Và do đó, điều cần thiết là chính quyền Lại Thanh Đức phải giảm bớt gánh nặng mà giới trẻ gặp phải, trao cho họ nhiều cơ hội và sự đảm bảo hơn. Chính quyền mới cũng nên cải thiện điều kiện sống cho thanh niên, mở rộng chính sách nhà ở xã hội, kêu gọi các công ty nước ngoài tuyển dụng thanh niên Đài Loan có trình độ, thiết lập các tiêu chuẩn tiền lương, trao quyền cho thanh niên bày tỏ quan điểm và cung cấp sự đảm bảo về kinh tế - xã hội cho các cặp vợ chồng. Tất cả những giải pháp này đang chờ đợi vị tổng thống sắp tới hoàn thành.

Nhìn chung, để có được sự ủng hộ của công chúng và biến hòn đảo dân chủ Đài Loan thành một nơi đáng sống và làm việc, chính quyền mới của ông Lại cần tích cực tham gia vào các cuộc đối thoại mang tính xây dựng, nỗ lực triển khai các chính sách thiết thực để giải quyết các vấn đề cấp bách mà phần đông xã hội đang đối mặt. Ở đây, giá trị dân chủ chủ yếu được quyết định bởi sự phát triển tự do và sự đảm bảo về lợi ích cho người dân.

Một nền dân chủ tích cực cũng đòi hỏi tân tổng thống Đài Loan và đảng cầm quyền sẵn sàng hợp tác với các đảng đối lập để giải quyết các vấn đề nội tại như sinh kế và an sinh xã hội. Sự hợp tác giữa các bên, chẳng hạn như thúc đẩy các cuộc đàm phán, thảo luận chính sách thẳng thắn, là rất quan trọng để hàn gắn vết rạn nứt trong chính trị của Đài Loan, tránh nguy cơ các chính sách của chính quyền Lại Thanh Đức bị bác bỏ bởi cơ quan lập pháp mà DPP chỉ đang chiếm thiểu số. Đã đến lúc ông Lại thực thi quyền lực tổng thống của mình để giải quyết xung đột giữa cơ quan lập pháp và hành pháp; tuy nhiên, ông không thể hoàn thành mục tiêu này, trừ phi sẵn sàng hàn gắn quan hệ với các đảng đối lập trong nước, đặc biệt là Quốc dân đảng (KMT) và TPP.

Ngay sau khi nhậm chức, chính quyền mới của ông Lại sẽ phải giải quyết những khác biệt chính trị bằng cách lắng nghe và xem xét nhiều yêu cầu của phe đối lập. Cho dù chương trình nghị sự trong nước của họ có khác nhau đến đâu, DPP, KMT và TPP cũng nên chung tay tập trung vào phát triển kinh tế, xây dựng các kế hoạch dài hạn và tìm giải pháp cơ bản cho nhiều vấn đề gai góc.

Đài Loan cần một chính quyền “hành động” chứ không chỉ “nói suông”. Đảng cầm quyền DPP cần một luồng gió mới để hiện thực hoá các cam kết của mình và đưa ra các biện pháp khắc phục sau chiến thắng của Lại Thanh Đức. Từ giờ đến khi lễ nhậm chức của tân tổng thống diễn ra vào tháng 5, DPP và vị tổng thống đắc cử nên nhanh chóng vạch ra một chiến lược kỹ lưỡng nhằm định hướng triển vọng kinh tế của Đài Loan trong bốn năm tới. Tựu trung, ông Lại và ê-kíp lãnh đạo của ông cần đặt nhu cầu của người dân Đài Loan lên hàng đầu và chứng minh rằng họ đã sẵn sàng cho các chính sách toàn diện, vì lợi ích của người dân.

Ghi chú của VSF: Bài viết tiếng Việt này được dịch từ bài viết tiếng Anh với tiêu đề “Taiwan’s New President-Elect Should Prioritize the Economy”, đã được đăng trên The Diplomat vào ngày 25/1/2024. Độc giả có thể truy cập bài viết gốc ở đây. VSF cảm ơn tác giả đã cho phép dịch và đăng bài viết này.

Sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, Lại Thanh Đức (William Lai) - hiện đang là Phó Tổng thống của Đài Loan, sẽ lần đầu tiên trong lịch sử lãnh đạo Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) trải qua nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp. Trong khi giới quan sát dành sự chú ý vào quan hệ hai bờ eo biển và những “cơn thịnh nộ” tiếp theo từ Trung Quốc, thì điều mà người dân Đài Loan quan tâm lúc này lại là những giải pháp của đảng cầm quyền nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế đang phủ bóng lên đời sống thường nhật của họ.

Bối cảnh chính trị Đài Loan đã thay đổi đáng kể từ cuộc bầu cử năm nay. Sự “trỗi dậy” của Đảng Nhân dân Đài Loan (TPP) đã thu sự chú ý, bất chấp việc họ thất bại trong cuộc đua để giành ghế tổng thống. Điều này đặc biệt đáng chú ý khi chiến thắng của DPP chỉ mang tính tương đối hơn là tuyệt đối. Bởi, có đến 60% cử tri đã bỏ phiếu cho một trong hai ứng cử viên từ hai đảng đối lập thay vì cho Lại Thanh Đức. Cùng với đó, DPP đã mất đa số ghế trong Viện Lập pháp, báo hiệu rằng ông Lại sẽ đối diện với một nhiệm kỳ tổng thống đầy thử thách.

Cuộc cạnh tranh vị trí tổng thống giữa ba đảng phái, sự trỗi dậy của TPP, cũng như các vấn đề trong nước mà người dân Đài Loan đang chật vật xoay sở, đòi hỏi những biện pháp mạnh mẽ hơn từ chính quyền hiện tại nhằm tạo nên sự thay đổi có ý nghĩa. Nền kinh tế trì trệ, giá nhà đất tăng vọt, thu nhập chững lại, bất bình đẳng ngày càng gia tăng, chất lượng môi trường việc làm đi xuống cùng nạn chảy máu chất xám (thanh niên Đài Loan đang tìm kiếm việc làm ở nước ngoài) đang là các vấn đề nổi cộm. Trong khi đó, chính quyền DPP không những đang bị cho là không giải quyết được những vấn đề cấp bách trên, mà còn vướng phải các cáo buộc tham nhũng và lạm dụng quyền lực.

Thực trạng kinh tế ảm đạm phải là mối quan tâm đầu tiên và quan trọng nhất của chính quyền Lại Thanh Đức. Một số thách thức mà nền kinh tế Đài Loan hiện đang đối mặt có thể kể đến như: GDP tăng trưởng chậm chạp, xuất khẩu sụt giảm, sản xuất suy yếu và Đài Loan phụ thuộc to lớn vào ngành công nghiệp bán dẫn. DPP đã từng hứng chịu nhiều chỉ trích liên quan các vấn đề kinh tế cũng như các biện pháp đối phó kém hiệu quả. Một số ý kiến còn cho rằng đảng này yếu kém về năng lực quản lý nền kinh tế, thiếu những mục tiêu chiến lược, chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, và không sở hữu những nguyên tắc đóng vai trò thúc đẩy khả năng quản lý.

Quả thực, cuộc bầu cử tổng thống và các vị trí trong cơ quan lập pháp vào ngày 13/1 cho thấy uy tín của DPP đang ngày càng suy giảm. Do đó, chính quyền hiện tại cần tập trung vào những vấn đề trong nước và giải quyết những thiếu sót về chính sách, vì những cân nhắc về kinh tế là cốt lõi của những thách thức về chính sách mà DPP đang gặp phải. Mối quan tâm hàng đầu của người dân Đài Loan không còn là mối đe dọa từ Trung Quốc, bởi họ đã quen với điều này. Thay vào đó, lo lắng của người dân tập trung vào thu nhập, giá thuê nhà, bất ổn năng lượng và bất bình đẳng - những nguồn cơn khiến họ bất mãn sâu sắc với chính quyền. Trên thực tế, bình đẳng thu nhập là động lực thúc đẩy “Kỳ tích kinh tế của Đài Loan” trong giai đoạn 1950 - 1980. Ngày nay, chìa khóa cho sự phát triển bền vững của Đài Loan là sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và lợi ích cho người dân của hòn đảo.

Hiện nay chúng ta đang ở giữa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các chiến lược tăng trưởng kinh tế giản đơn không còn tạo nên nhiều ý nghĩa. Về tổng thể, năng lực điều hành của DPP tương đối tốt, song đảng này đang gặp vấn đề về quản trị và phân bổ nguồn lực. Bên cạnh đó, vì không thể giải quyết hiệu quả vấn đề lương thấp và giá nhà ở tăng cao mà DPP đã mất một lượng lớn phiếu bầu từ cử tri trẻ tuổi. Vì vậy, chính quyền sắp tới nên ưu tiên xây dựng một nhóm nghiên cứu kinh tế có năng lực và thực hiện các biện pháp chủ động với kế hoạch toàn diện, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi công nghiệp. Để tiếp tục mở rộng hoạt động kinh tế của Đài Loan, chính quyền của ông Lại cần tăng cường hỗ trợ tài chính cho các nhà đầu tư từ Đông Nam Á vào hòn đảo và ngược lại, cũng như tăng gấp đôi nỗ lực thúc đẩy hợp tác công nghệ cao với các quốc gia phía Nam như một phần của Chính sách hướng Nam mới (New Southbound Policy) - đại chiến lược được công bố dưới thời chính quyền bà Thái Anh Văn vào năm 2016.

Ngoài ra, chính quyền mới ở Đài Loan còn có rất nhiều việc phải làm để duy trì nền kinh tế phát triển trong bối cảnh vùng lãnh thổ này sắp bước vào kỷ nguyên “siêu già” từ năm 2025. “Bẫy sinh sản thấp” (low fertility trap) được dự đoán sẽ trở nên trầm trọng hơn ở Đài Loan do chi phí sinh hoạt tăng cao, bao gồm các khoản như tiền nhà ở, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, điều dưỡng, và công việc với đồng lương ít ỏi. Ngày nay, giới trẻ Đài Loan coi hôn nhân và sinh con là gánh nặng tài chính không thể giải quyết nếu như không có trợ cấp của chính quyền cũng như các khoản ưu đãi và hỗ trợ từ xã hội.

Thanh niên Đài Loan là tương lai của hòn đảo trong nỗ lực đấu tranh vì dân chủ và thịnh vượng. Sự tham gia tích cực của họ vào chính trị và kinh tế sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của Đài Loan trong hai lĩnh vực này. Vì vậy, điều quan trọng là phải lắng nghe ý kiến ​​của thế hệ trẻ. Nhưng làm thế nào để người trẻ Đài Loan có thể tạo nên những góp có ý nghĩa cho xã hội, khi họ phải vật lộn để tìm cách tồn tại ở mức lương cơ bản hàng tháng chỉ khoảng 28.000 Đài tệ (tầm 891 USD)?

Đài Loan đang trở nên dễ bị tổn thương hơn vì đứng trước nguy cơ thiếu hụt lao động trẻ, có trình độ và tay nghề cao trong trường hợp chính quyền không đưa ra các biện pháp khuyến khích kịp thời. Hiện nay, giới trẻ Đài Loan có xu hướng ưu tiên cho các lợi ích kinh tế thay vì các vấn đề chính trị và những cân nhắc về hệ tư tưởng. Đó là lý do tại sao họ sẵn sàng đi đến các nước Đông Nam Á (và có thể cả Trung Quốc) để tìm kiếm cơ hội việc làm. Trước thách thức kinh tế đã tồn tại dai dẳng như thu nhập thấp, giá nhà ở tăng cao, thế hệ trẻ ở Đài Loan, đặc biệt là Gen Z, có thể tiếp tục tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài để tăng thu nhập.

Và do đó, điều cần thiết là chính quyền Lại Thanh Đức phải giảm bớt gánh nặng mà giới trẻ gặp phải, trao cho họ nhiều cơ hội và sự đảm bảo hơn. Chính quyền mới cũng nên cải thiện điều kiện sống cho thanh niên, mở rộng chính sách nhà ở xã hội, kêu gọi các công ty nước ngoài tuyển dụng thanh niên Đài Loan có trình độ, thiết lập các tiêu chuẩn tiền lương, trao quyền cho thanh niên bày tỏ quan điểm và cung cấp sự đảm bảo về kinh tế - xã hội cho các cặp vợ chồng. Tất cả những giải pháp này đang chờ đợi vị tổng thống sắp tới hoàn thành.

Nhìn chung, để có được sự ủng hộ của công chúng và biến hòn đảo dân chủ Đài Loan thành một nơi đáng sống và làm việc, chính quyền mới của ông Lại cần tích cực tham gia vào các cuộc đối thoại mang tính xây dựng, nỗ lực triển khai các chính sách thiết thực để giải quyết các vấn đề cấp bách mà phần đông xã hội đang đối mặt. Ở đây, giá trị dân chủ chủ yếu được quyết định bởi sự phát triển tự do và sự đảm bảo về lợi ích cho người dân.

Một nền dân chủ tích cực cũng đòi hỏi tân tổng thống Đài Loan và đảng cầm quyền sẵn sàng hợp tác với các đảng đối lập để giải quyết các vấn đề nội tại như sinh kế và an sinh xã hội. Sự hợp tác giữa các bên, chẳng hạn như thúc đẩy các cuộc đàm phán, thảo luận chính sách thẳng thắn, là rất quan trọng để hàn gắn vết rạn nứt trong chính trị của Đài Loan, tránh nguy cơ các chính sách của chính quyền Lại Thanh Đức bị bác bỏ bởi cơ quan lập pháp mà DPP chỉ đang chiếm thiểu số. Đã đến lúc ông Lại thực thi quyền lực tổng thống của mình để giải quyết xung đột giữa cơ quan lập pháp và hành pháp; tuy nhiên, ông không thể hoàn thành mục tiêu này, trừ phi sẵn sàng hàn gắn quan hệ với các đảng đối lập trong nước, đặc biệt là Quốc dân đảng (KMT) và TPP.

Ngay sau khi nhậm chức, chính quyền mới của ông Lại sẽ phải giải quyết những khác biệt chính trị bằng cách lắng nghe và xem xét nhiều yêu cầu của phe đối lập. Cho dù chương trình nghị sự trong nước của họ có khác nhau đến đâu, DPP, KMT và TPP cũng nên chung tay tập trung vào phát triển kinh tế, xây dựng các kế hoạch dài hạn và tìm giải pháp cơ bản cho nhiều vấn đề gai góc.

Đài Loan cần một chính quyền “hành động” chứ không chỉ “nói suông”. Đảng cầm quyền DPP cần một luồng gió mới để hiện thực hoá các cam kết của mình và đưa ra các biện pháp khắc phục sau chiến thắng của Lại Thanh Đức. Từ giờ đến khi lễ nhậm chức của tân tổng thống diễn ra vào tháng 5, DPP và vị tổng thống đắc cử nên nhanh chóng vạch ra một chiến lược kỹ lưỡng nhằm định hướng triển vọng kinh tế của Đài Loan trong bốn năm tới. Tựu trung, ông Lại và ê-kíp lãnh đạo của ông cần đặt nhu cầu của người dân Đài Loan lên hàng đầu và chứng minh rằng họ đã sẵn sàng cho các chính sách toàn diện, vì lợi ích của người dân.

Ghi chú của VSF: Bài viết tiếng Việt này được dịch từ bài viết tiếng Anh với tiêu đề “Taiwan’s New President-Elect Should Prioritize the Economy”, đã được đăng trên The Diplomat vào ngày 25/1/2024. Độc giả có thể truy cập bài viết gốc ở đây. VSF cảm ơn tác giả đã cho phép dịch và đăng bài viết này.

Từ khoá: Đài Loan bầu cử tổng thống chính trị nội bộ chính sách đối nội

BÀI LIÊN QUAN