Biển Đông   30/11/2023

Trung Quốc phát triển hàng không mẫu hạm và tác động đến an ninh Biển Đông

Đã đến lúc các bên liên quan ở Biển Đông quan tâm và cảnh giác hơn đối với những thành tựu phát triển tàu sân bay của Bắc Kinh.

Image
Hình ảnh tàu Phúc Kiến (Fujian - Type 003) - tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được trang bị máy phóng điện từ (EMALS) để phóng máy bay từ boong tàu - (C): Weibo

Vào tháng 8, một đơn vị nghiên cứu trực thuộc Không quân Mỹ phát hiện rằng kể từ đầu năm nay, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã bắt đầu chuyển giao các đơn vị hàng không của lực lượng hải quân sang lực lượng không quân; và đến nay, đã có ít nhất ba lữ đoàn chiến đấu cơ, hai trung đoàn máy bay ném bom, ba lữ đoàn radar, ba lữ đoàn phòng không và các trạm sân bay từng hoạt động dưới quyền Lực lượng Hải quân của Trung Quốc (PLAN) trở thành một phần của lực lượng không quân. Kế hoạch tái cấu trúc trên được cho là nhằm giúp PLAN kiện toàn một “lực lượng [hải quân] tập trung vào tàu sân bay hơn”, và xa hơn là thông qua đó, hướng đến mục tiêu gia tăng hiện diện quân sự trong chuỗi đảo thứ nhất.

Từ năm 2013 đến nay, những nỗ lực hiện đại hóa lực lượng PLA đã được chính quyền Tập Cận Bình thúc đẩy thông qua các hoạt động tái cơ cấu tổ chức, bên cạnh giới thiệu các công nghệ mới nhất để tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu. Riêng với PLAN, lực lượng này đã và đang trải qua một chương trình mở rộng với ba giai đoạn: Đầu tiên là tăng cường “khả năng phòng thủ vùng nước nâu” (brown water defensive capability) ở gần đường bờ biển; kế đến là kiểm soát các khu vực trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất (một nhóm các đảo bao gồm Đài Loan, Okinawa và Philippines - được Trung Quốc coi là tuyến phòng thủ đầu tiên); và cuối cùng là trở thành một lực lượng “hải quân biển xanh” (blue water navy) vươn ra ngoài chuỗi đảo thứ hai (gồm các đảo của Nhật Bản kéo dài đến đảo Guam và các đảo Micronesia ở Thái Bình Dương). Hiện nay, PLAN đang trong giai đoạn chuyển tiếp để đạt được mục tiêu trở thành “hải quân biển xanh” với kế hoạch triển khai ít nhất 6 nhóm tác chiến tàu sân bay vào năm 2035.

Tuy nhiên, trước khi PLAN đủ sức chinh phục những tham vọng trên đại dương, Biển Đông - khu vực “sát sườn” mà Trung Quốc luôn xem là “lợi ích cốt lõi” (core interest), đang đối diện với những rủi ro thường trực, nhất từ hoạt động phát triển hàng không mẫu hạm của Bắc Kinh.

Hai thập kỷ phát triển tàu sân bay

Đến thời điểm hiện tại, PLAN đã cho hạ thuỷ ba tàu sân bay, gồm Liêu Ninh, Sơn Đông, và Phúc Kiến. Trong đó, hai tàu Liêu Ninh và Sơn Đông đã được đưa vào biên chế hoạt động, còn tàu Phúc Kiến đang trong giai đoạn thử nghiệm. Ngoài ra, có nguồn tin cho rằng, con tàu thứ tư - sẽ là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc chạy bằng năng lượng hạt nhân, cũng đang trong quá trình chế tạo. Những thành tựu này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai sở hữu nhiều tàu sân bay nhất trên thế giới (sau Mỹ với 11 chiếc). Kể cả Nga - được xem là cường quốc quân sự hàng đầu đủ sức thách thức Mỹ, cũng chỉ sở hữu một tàu sân bay duy nhất, nhưng vẫn đang bị hư hỏng và trong quá trình sửa chữa.

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có tên gọi là Liêu Ninh (Liaoning - hay Type 001), được cải tổ từ tàu chiến lớp Kuznetsov của Hải quân Liên Xô. Trung Quốc đã mua lại con tàu này từ Ukraine vào năm 1998. Sau 14 năm hiện đại hoá, vào năm 2012, tàu Liêu Ninh đã được đưa vào biên chế hoạt động của PLAN. Con tàu có boong dài 305m và lượng choán nước gần 60.000 tấn.

Tàu Liêu Ninh đóng vai trò như “lá cờ đầu” cho các nghĩa vụ quốc tế và ngoại giao quân sự của PLAN. Nó được bố trí cho các nhiệm vụ khu vực như viện trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai (HADR), tập trận huấn luyện với các quốc gia khác, và đặc biệt là phô trương lực lượng và khẳng định yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Tính đến nay, Liêu Ninh cũng được cho là tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc có thể hoạt động thường xuyên ra ngoài phạm vi của chuỗi đảo thứ nhất để tiến hành các cuộc tập trận ngắn ngày.

Nửa thập kỷ sau khi tàu Liêu Ninh đi vào hoạt động, vào tháng 4/2017, Trung Quốc tiếp tục hạ thuỷ tàu sân bay thứ hai - tàu Sơn Đông (Shandong - hay Type 002). Sơn Đông là tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc, và vào ngày 17/12/2019, nó được biên chế vào PLAN. Tuy có kích thước nhỏ hơn 10% so với tàu Liêu Ninh, tàu Sơn Đông lại có thể chứa được không đoàn lớn hơn một chút (thêm được khoảng 8 máy bay) so với con tàu trước.

Khi đánh giá khả năng của một tàu sân bay, tải trọng và kích thước bên boong là những chỉ số quan trọng, vì từ đó ta sẽ suy ra được số lượng kho dự trữ, đạn dược và số lượng máy bay mà một tàu sân bay có thể mang theo trong một trận chiến. Điểm yếu của cả tàu Liêu Ninh và Sơn Đông là chúng chỉ chở được các đội máy bay chiến đấu nhỏ (tối đa 24 - 32 máy bay chiến đấu). Khả năng chở máy bay ít làm hạn chế sức tấn công và phòng thủ trên biển của hai hàng không mẫu hạm này. Bên cạnh đó, cả tàu Liêu Ninh và Sơn Đông chỉ có thể hoạt động liên tục trên biển trong vòng tối đa 6 ngày, sau đó chúng phải trở về bờ để tiếp nhiên liệu.

Con tàu thứ ba của Trung Quốc - tàu Phúc Kiến (Fujian - hay Type 003), được hạ thuỷ vào tháng 6 năm ngoái, đang được thử nghiệm trên biển, và dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2024. Ra đời sau này, tàu Phúc Kiến được cải tiến hơn về tải trọng, có lượng choán nước hơn 80.000 tấn và có khả năng chở khoảng 60 máy bay chiến đấu - gấp đôi so với hai con tàu trước.

Đặc biệt, tàu Phúc Kiến được trang bị hệ thống phóng máy bay điện từ (EMALS), giúp máy bay được phóng lên dễ dàng hơn mà vẫn có thể mang theo nhiều nhiên liệu và đạn dược hơn so với khi bay lên từ các đường băng dốc kiểu trượt tuyết (ski-jump) của hai con tàu trước. Sự ra đời của tàu Phúc Kiến đã phá vỡ thế độc quyền công nghệ EMALS của Mỹ, sau khi hệ thống này được trang bị lần đầu tiên trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ vào năm 2017.

Kể từ khi tàu sân bay đầu tiên của Mỹ - USS Langley ra đời (năm 1922), Hải quân Mỹ phải mất gần một thế kỷ mới đạt được tiến bộ trong việc lắp đặt công nghệ phóng điện từ vào tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Trong khi đó, Trung Quốc đã rút ngắn khoảng cách tiến bộ kéo dài hằng thế kỷ này chỉ trong vòng một thập kỷ, mở ra triển vọng gia tăng đáng kể năng lực hàng không mẫu hạm của PLAN trong tương quan lực lượng với Hải quân Mỹ.

Trung Quốc tăng cường phô trương sức mạnh của tàu Liêu Ninh và Sơn Đông

Xét về năng lực, Liêu Ninh và Sơn Đông là hai tàu sân bay có quy mô nhỏ, khả năng chiến đấu của chúng chưa bằng 1/3 so với hàng không mẫu hạm cũ nhất của Mỹ là USS Langley. Ra đời năm 1992, USS Langley đã được trang bị động cơ hạt nhân, có khả năng chở đến 90 máy bay chiến đấu và có thể triển khai sức mạnh ở hầu hết mọi khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, đối với một cường quốc mới “trỗi dậy” trong vòng một thập niên gần đây như Trung Quốc, hai tàu Liêu Ninh và Sơn Đông vẫn được xem như những thành tựu to lớn. Với niềm tự hào đó, trong hai năm qua, Trung Quốc đã cho triển khai hai con tàu ra thực địa với tần suất dày đặc.

Tương tự mô hình phân chia phạm vi hoạt động cho các hạm đội tàu sân bay của Mỹ, Trung Quốc - trong thời gian gần đây - dường như đang phân chia phạm vi hoạt động cho hai hàng không mẫu hạm được biên chế đầu tiên của mình. Trong đó, không gian hoạt động của tàu Liêu Ninh là từ khu vực quanh đảo Đài Loan đến phía Tây Thái Bình Dương, và tàu Sơn Đông được cơ động linh hoạt từ đảo Đài Loan xuống khu vực Biển Đông.

Từ giữa năm ngoái đến giữa năm nay, tàu Liêu Ninh đã trải qua quá trình thử nghiệm khả năng chiến đấu, với nhiều cuộc tập trận trong phạm vi trải dài từ biển Philippines đến Đài Loan, và rồi dần tiến ra ngoài phạm vi chuỗi đảo thứ nhất để xuất hiện thường xuyên hơn ở phía Tây Thái Bình Dương (chuỗi đảo thứ hai).

Cụ thể, vào tháng 5 năm ngoái, đội tàu Liêu Ninh đã tham gia một cuộc huấn luyện kéo dài ba tuần, từ biển Philippines đến khu vực phía Đông Đài Loan. Trong đó, con tàu đã thực hiện khoảng một nửa hoạt động bay trong khu vực 500 - 600 hải lý tính từ đường bờ biển Trung Quốc, nửa số hoạt động còn lại được tiến hành ở vùng Đông Đài Loan. Đến tháng 12 năm ngoái, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (Japan Maritime Self-Defense Force - JMSDF) ghi nhận hình ảnh tàu sân bay Liêu Ninh dẫn đầu một hạm đội gồm ba tàu khu trục mạnh nhất của Trung Quốc và hai tàu chiến khác tiến ra vùng biển Tây Thái Bình Dương. Hạm đội này đi theo lộ trình từ Biển Hoa Đông qua eo biển Miyako (Nhật Bản) và tiến vào phía Tây Thái Bình Dương để tiến hành cuộc tập trận hải quân lớn.

Sang năm 2023, vào tháng 1 và tháng 4, JMSDF hai lần nữa phát hiện tàu Liêu Ninh hoạt động ở phía Tây Thái Bình Dương. Sau lần hiện diện cuối cùng ở Tây Thái Bình Dương vào tháng 4, tàu Liêu Ninh trở về bờ để tiến hành nâng cấp nhằm “nâng cao năng lực tổng thể” và dự kiến sẽ được triển khai trở lại trong năm nay.

Khả năng triển khai tầm xa (vươn ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất) của tàu sân bay Liêu Ninh là chỉ dấu cho thấy PLAN đang âm thầm nổi lên như một thế lực mới ở Thái Bình Dương, có thể sớm thách thức sức mạnh của hạm đội Hải quân Mỹ (Hạm đội 7) đang hoạt động tại đây.

Nếu Liêu Ninh được Trung Quốc tăng cường điều động ra Thái Bình Dương thì Sơn Đông có vẻ như đang nhận nhiệm vụ “chốt chặn” ngay tại khu vực “sân nhà”. Trong vòng một năm qua, tàu Sơn Đông đã có không dưới bốn lần xuất hiện ở Biển Đông. Cụ thể, vào tháng 8 năm ngoái, con tàu này đã dẫn đầu một nhóm tàu chiến tiến hành tập trận tại một khu vực không được tiết lộ ở Biển Đông nhằm mục đích kiểm tra toàn diện khả năng chiến đấu của lực lượng. Vào tháng 1, tháng 4tháng 11 năm nay, nhóm tác chiến tàu Sơn Đông tiếp tục thực hiện ba hoạt động huấn luyện tương tự ở vùng biển này.

Ông Tống Trung Bình (Song Zhongping) - chuyên gia quân sự và đồng thời là bình luận viên truyền hình của Trung Quốc, đã trả lời phỏng vấn trên tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) rằng, trong tương lai, rất có thể hai con tàu Sơn Đông và Liêu Ninh sẽ kết hợp thành một nhóm tàu sân bay kép để tiến hành huấn luyện cùng nhau. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ mới có tàu Liêu Ninh đủ khả năng triển khai ra ngoài vùng biển Thái Bình Dương. Vì vậy, nếu khả năng trên thực sự xảy ra, eo biển Đài Loan và Biển Đông có thể sẽ là hai địa điểm đầu tiên mà Trung Quốc lựa chọn để tiến hành thử nghiệm khả năng chiến đấu của đội tàu kép.

Biển Đông đối diện với thách thức an ninh mới

Tần suất xuất hiện trên biển ngày càng nhiều của hàng không mẫu hạm Trung Quốc không đơn thuần chỉ nhằm giúp Bắc Kinh phô trương thành tựu quân sự, mà thông qua đó, PLAN được tạo điều kiện để luyện tập khả năng tác chiến thực tế ở những khu vực mà các nhóm tàu được triển khai. Do đó, những đợt huấn luyện liên tục ở Biển Đông của tàu Sơn Đông trong vòng một năm qua đang tạo nên mối đe doạ an ninh mới đối với các quốc gia có tranh chấp hàng hải với Trung Quốc ở vùng biển này. Thách thức trở nên lớn hơn khi cả bốn nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, cụ thể là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei - đều có lực lượng hải quân nhỏ và không quốc gia nào sở hữu tàu sân bay.

Rủi ro an ninh ngày càng rõ hơn sau tin tức gần đây cho biết căn cứ hải quân Ream của Campuchia, do Trung Quốc tài trợ, sắp hoàn thành quá trình nâng cấp. Năm 2019, tờ The Wall Street Journal của Mỹ đưa tin Trung Quốc và Campuchia đã ký một thoả thuận cho phép lực lượng PLAN tiếp cận căn cứ Ream; đổi lại, Phnom Penh sẽ được tiếp nhận các khoản vay của Bắc Kinh để thực hiện sửa chữa và nâng cấp căn cứ. Đáp lại thông tin trên, Campuchia khẳng định việc nâng cấp Ream là dành riêng cho nước này, đồng thời đã mời 70 nhà báo trong nước và quốc tế đến thăm căn cứ để xác thực rằng lời khẳng định trên là đúng sự thật.

Sự việc trên tạm lắng xuống cho đến giữa năm nay. Vào tháng 7, căn cứ Ream bắt đầu được chú ý trở lại khi các hình ảnh vệ tinh cho thấy một bến tàu mới của nó có đủ sức chứa cho cả tàu sân bay. Kích thước và thiết kế đó giống với một bến tàu mà quân đội Trung Quốc đang sử dụng tại căn cứ quân sự nước ngoài duy nhất của Trung Quốc hiện nay ở Djibouti. Quy mô nâng cấp căn cứ Ream của Campuchia gây hoài nghi, bởi sức chứa của căn cứ là quá mức cần thiết so với năng lực hải quân của Phnom Penh. Hiện nay, hầu hết các tàu lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Campuchia đều có chiều dài chưa đến 50m (tương đương một phần bảy chiều dài của tàu sân bay nhỏ nhất của Bắc Kinh).

Nếu đồn đoán về việc PLAN được quyền tiếp cận căn cứ Ream là có thật, thì mức độ rủi ro cho Biển Đông qua thoả thuận quân sự này sẽ lớn hơn. Và liệu căn cứ Ream chỉ được sử dụng để các tàu của Trung Quốc tiếp liệu, hay chính phủ Campuchia sẽ cho phép tàu sân bay của Bắc Kinh hiện diện thường trực tại căn cứ?

Nếu các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ, vốn có thể hoạt động trên đại dương trong hơn 20 năm mà không cần trở về bờ, thì các tàu sân bay đang được biên chế của Trung Quốc đều chạy bằng động cơ diesel và không thể hoạt động liên tục nhiều ngày trên biển nếu thiếu nguồn tiếp tế nhiên liệu. Cùng với đó, Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào các tàu hậu cần của mình (về nguồn tiếp tế) thay vì mua dịch vụ từ các cảng nước ngoài. Tuy nhiên, các tàu tiếp tế Trung Quốc hiện nay như Type 901 và 903 chỉ có khả năng hoạt động tối đa hai tuần và hỗ trợ 2 - 3 tàu chiến.

Nếu Campuchia chỉ hỗ trợ tiếp liệu cho tàu sân bay Trung Quốc tại căn cứ Ream, đó cũng là một “bàn đạp” để các lực lượng này hiện diện thường xuyên hơn ở Biển Đông. Còn nếu Campuchia cho phép tàu sân bay Trung Quốc hiện diện thường trực ở căn cứ hải quân của nước này, tình hình an ninh ở Biển Đông có thể trở nên khó lường hơn.

Là quốc gia có tuyên bố chủ quyền và chịu tác động trực tiếp từ yêu sách lãnh thổ phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam cần cẩn trọng với khả năng tiếp cận căn cứ hải quân Ream của các tàu sân bay Trung Quốc, vì căn cứ này chỉ cách Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam khoảng 30km, một khoảng cách quá gần để có thể chịu tổn thương trước các hành vi cưỡng chế hay gây sức ép của PLAN.

Quá trình phát triển tàu sân bay và hiện đại hoá hải quân của Trung Quốc vẫn đang được tiếp tục. Sắp tới, khu vực Biển Đông sẽ chứng kiến tàu Phúc Kiến - tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc với tiến bộ công nghệ sánh ngang với hàng không mẫu hạm của Mỹ, chính thức được đưa vào hoạt động. Khi đó, Việt Nam và các bên liên quan khác ở Biển Đông cần chuẩn bị những phương án phù hợp để ứng phó với sức mạnh quân sự ngày càng vượt trội của Bắc Kinh.

Vào tháng 8, một đơn vị nghiên cứu trực thuộc Không quân Mỹ phát hiện rằng kể từ đầu năm nay, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã bắt đầu chuyển giao các đơn vị hàng không của lực lượng hải quân sang lực lượng không quân; và đến nay, đã có ít nhất ba lữ đoàn chiến đấu cơ, hai trung đoàn máy bay ném bom, ba lữ đoàn radar, ba lữ đoàn phòng không và các trạm sân bay từng hoạt động dưới quyền Lực lượng Hải quân của Trung Quốc (PLAN) trở thành một phần của lực lượng không quân. Kế hoạch tái cấu trúc trên được cho là nhằm giúp PLAN kiện toàn một “lực lượng [hải quân] tập trung vào tàu sân bay hơn”, và xa hơn là thông qua đó, hướng đến mục tiêu gia tăng hiện diện quân sự trong chuỗi đảo thứ nhất.

Từ năm 2013 đến nay, những nỗ lực hiện đại hóa lực lượng PLA đã được chính quyền Tập Cận Bình thúc đẩy thông qua các hoạt động tái cơ cấu tổ chức, bên cạnh giới thiệu các công nghệ mới nhất để tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu. Riêng với PLAN, lực lượng này đã và đang trải qua một chương trình mở rộng với ba giai đoạn: Đầu tiên là tăng cường “khả năng phòng thủ vùng nước nâu” (brown water defensive capability) ở gần đường bờ biển; kế đến là kiểm soát các khu vực trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất (một nhóm các đảo bao gồm Đài Loan, Okinawa và Philippines - được Trung Quốc coi là tuyến phòng thủ đầu tiên); và cuối cùng là trở thành một lực lượng “hải quân biển xanh” (blue water navy) vươn ra ngoài chuỗi đảo thứ hai (gồm các đảo của Nhật Bản kéo dài đến đảo Guam và các đảo Micronesia ở Thái Bình Dương). Hiện nay, PLAN đang trong giai đoạn chuyển tiếp để đạt được mục tiêu trở thành “hải quân biển xanh” với kế hoạch triển khai ít nhất 6 nhóm tác chiến tàu sân bay vào năm 2035.

Tuy nhiên, trước khi PLAN đủ sức chinh phục những tham vọng trên đại dương, Biển Đông - khu vực “sát sườn” mà Trung Quốc luôn xem là “lợi ích cốt lõi” (core interest), đang đối diện với những rủi ro thường trực, nhất từ hoạt động phát triển hàng không mẫu hạm của Bắc Kinh.

Hai thập kỷ phát triển tàu sân bay

Đến thời điểm hiện tại, PLAN đã cho hạ thuỷ ba tàu sân bay, gồm Liêu Ninh, Sơn Đông, và Phúc Kiến. Trong đó, hai tàu Liêu Ninh và Sơn Đông đã được đưa vào biên chế hoạt động, còn tàu Phúc Kiến đang trong giai đoạn thử nghiệm. Ngoài ra, có nguồn tin cho rằng, con tàu thứ tư - sẽ là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc chạy bằng năng lượng hạt nhân, cũng đang trong quá trình chế tạo. Những thành tựu này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai sở hữu nhiều tàu sân bay nhất trên thế giới (sau Mỹ với 11 chiếc). Kể cả Nga - được xem là cường quốc quân sự hàng đầu đủ sức thách thức Mỹ, cũng chỉ sở hữu một tàu sân bay duy nhất, nhưng vẫn đang bị hư hỏng và trong quá trình sửa chữa.

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có tên gọi là Liêu Ninh (Liaoning - hay Type 001), được cải tổ từ tàu chiến lớp Kuznetsov của Hải quân Liên Xô. Trung Quốc đã mua lại con tàu này từ Ukraine vào năm 1998. Sau 14 năm hiện đại hoá, vào năm 2012, tàu Liêu Ninh đã được đưa vào biên chế hoạt động của PLAN. Con tàu có boong dài 305m và lượng choán nước gần 60.000 tấn.

Tàu Liêu Ninh đóng vai trò như “lá cờ đầu” cho các nghĩa vụ quốc tế và ngoại giao quân sự của PLAN. Nó được bố trí cho các nhiệm vụ khu vực như viện trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai (HADR), tập trận huấn luyện với các quốc gia khác, và đặc biệt là phô trương lực lượng và khẳng định yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Tính đến nay, Liêu Ninh cũng được cho là tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc có thể hoạt động thường xuyên ra ngoài phạm vi của chuỗi đảo thứ nhất để tiến hành các cuộc tập trận ngắn ngày.

Nửa thập kỷ sau khi tàu Liêu Ninh đi vào hoạt động, vào tháng 4/2017, Trung Quốc tiếp tục hạ thuỷ tàu sân bay thứ hai - tàu Sơn Đông (Shandong - hay Type 002). Sơn Đông là tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc, và vào ngày 17/12/2019, nó được biên chế vào PLAN. Tuy có kích thước nhỏ hơn 10% so với tàu Liêu Ninh, tàu Sơn Đông lại có thể chứa được không đoàn lớn hơn một chút (thêm được khoảng 8 máy bay) so với con tàu trước.

Khi đánh giá khả năng của một tàu sân bay, tải trọng và kích thước bên boong là những chỉ số quan trọng, vì từ đó ta sẽ suy ra được số lượng kho dự trữ, đạn dược và số lượng máy bay mà một tàu sân bay có thể mang theo trong một trận chiến. Điểm yếu của cả tàu Liêu Ninh và Sơn Đông là chúng chỉ chở được các đội máy bay chiến đấu nhỏ (tối đa 24 - 32 máy bay chiến đấu). Khả năng chở máy bay ít làm hạn chế sức tấn công và phòng thủ trên biển của hai hàng không mẫu hạm này. Bên cạnh đó, cả tàu Liêu Ninh và Sơn Đông chỉ có thể hoạt động liên tục trên biển trong vòng tối đa 6 ngày, sau đó chúng phải trở về bờ để tiếp nhiên liệu.

Con tàu thứ ba của Trung Quốc - tàu Phúc Kiến (Fujian - hay Type 003), được hạ thuỷ vào tháng 6 năm ngoái, đang được thử nghiệm trên biển, và dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2024. Ra đời sau này, tàu Phúc Kiến được cải tiến hơn về tải trọng, có lượng choán nước hơn 80.000 tấn và có khả năng chở khoảng 60 máy bay chiến đấu - gấp đôi so với hai con tàu trước.

Đặc biệt, tàu Phúc Kiến được trang bị hệ thống phóng máy bay điện từ (EMALS), giúp máy bay được phóng lên dễ dàng hơn mà vẫn có thể mang theo nhiều nhiên liệu và đạn dược hơn so với khi bay lên từ các đường băng dốc kiểu trượt tuyết (ski-jump) của hai con tàu trước. Sự ra đời của tàu Phúc Kiến đã phá vỡ thế độc quyền công nghệ EMALS của Mỹ, sau khi hệ thống này được trang bị lần đầu tiên trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ vào năm 2017.

Kể từ khi tàu sân bay đầu tiên của Mỹ - USS Langley ra đời (năm 1922), Hải quân Mỹ phải mất gần một thế kỷ mới đạt được tiến bộ trong việc lắp đặt công nghệ phóng điện từ vào tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Trong khi đó, Trung Quốc đã rút ngắn khoảng cách tiến bộ kéo dài hằng thế kỷ này chỉ trong vòng một thập kỷ, mở ra triển vọng gia tăng đáng kể năng lực hàng không mẫu hạm của PLAN trong tương quan lực lượng với Hải quân Mỹ.

Trung Quốc tăng cường phô trương sức mạnh của tàu Liêu Ninh và Sơn Đông

Xét về năng lực, Liêu Ninh và Sơn Đông là hai tàu sân bay có quy mô nhỏ, khả năng chiến đấu của chúng chưa bằng 1/3 so với hàng không mẫu hạm cũ nhất của Mỹ là USS Langley. Ra đời năm 1992, USS Langley đã được trang bị động cơ hạt nhân, có khả năng chở đến 90 máy bay chiến đấu và có thể triển khai sức mạnh ở hầu hết mọi khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, đối với một cường quốc mới “trỗi dậy” trong vòng một thập niên gần đây như Trung Quốc, hai tàu Liêu Ninh và Sơn Đông vẫn được xem như những thành tựu to lớn. Với niềm tự hào đó, trong hai năm qua, Trung Quốc đã cho triển khai hai con tàu ra thực địa với tần suất dày đặc.

Tương tự mô hình phân chia phạm vi hoạt động cho các hạm đội tàu sân bay của Mỹ, Trung Quốc - trong thời gian gần đây - dường như đang phân chia phạm vi hoạt động cho hai hàng không mẫu hạm được biên chế đầu tiên của mình. Trong đó, không gian hoạt động của tàu Liêu Ninh là từ khu vực quanh đảo Đài Loan đến phía Tây Thái Bình Dương, và tàu Sơn Đông được cơ động linh hoạt từ đảo Đài Loan xuống khu vực Biển Đông.

Từ giữa năm ngoái đến giữa năm nay, tàu Liêu Ninh đã trải qua quá trình thử nghiệm khả năng chiến đấu, với nhiều cuộc tập trận trong phạm vi trải dài từ biển Philippines đến Đài Loan, và rồi dần tiến ra ngoài phạm vi chuỗi đảo thứ nhất để xuất hiện thường xuyên hơn ở phía Tây Thái Bình Dương (chuỗi đảo thứ hai).

Cụ thể, vào tháng 5 năm ngoái, đội tàu Liêu Ninh đã tham gia một cuộc huấn luyện kéo dài ba tuần, từ biển Philippines đến khu vực phía Đông Đài Loan. Trong đó, con tàu đã thực hiện khoảng một nửa hoạt động bay trong khu vực 500 - 600 hải lý tính từ đường bờ biển Trung Quốc, nửa số hoạt động còn lại được tiến hành ở vùng Đông Đài Loan. Đến tháng 12 năm ngoái, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (Japan Maritime Self-Defense Force - JMSDF) ghi nhận hình ảnh tàu sân bay Liêu Ninh dẫn đầu một hạm đội gồm ba tàu khu trục mạnh nhất của Trung Quốc và hai tàu chiến khác tiến ra vùng biển Tây Thái Bình Dương. Hạm đội này đi theo lộ trình từ Biển Hoa Đông qua eo biển Miyako (Nhật Bản) và tiến vào phía Tây Thái Bình Dương để tiến hành cuộc tập trận hải quân lớn.

Sang năm 2023, vào tháng 1 và tháng 4, JMSDF hai lần nữa phát hiện tàu Liêu Ninh hoạt động ở phía Tây Thái Bình Dương. Sau lần hiện diện cuối cùng ở Tây Thái Bình Dương vào tháng 4, tàu Liêu Ninh trở về bờ để tiến hành nâng cấp nhằm “nâng cao năng lực tổng thể” và dự kiến sẽ được triển khai trở lại trong năm nay.

Khả năng triển khai tầm xa (vươn ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất) của tàu sân bay Liêu Ninh là chỉ dấu cho thấy PLAN đang âm thầm nổi lên như một thế lực mới ở Thái Bình Dương, có thể sớm thách thức sức mạnh của hạm đội Hải quân Mỹ (Hạm đội 7) đang hoạt động tại đây.

Nếu Liêu Ninh được Trung Quốc tăng cường điều động ra Thái Bình Dương thì Sơn Đông có vẻ như đang nhận nhiệm vụ “chốt chặn” ngay tại khu vực “sân nhà”. Trong vòng một năm qua, tàu Sơn Đông đã có không dưới bốn lần xuất hiện ở Biển Đông. Cụ thể, vào tháng 8 năm ngoái, con tàu này đã dẫn đầu một nhóm tàu chiến tiến hành tập trận tại một khu vực không được tiết lộ ở Biển Đông nhằm mục đích kiểm tra toàn diện khả năng chiến đấu của lực lượng. Vào tháng 1, tháng 4tháng 11 năm nay, nhóm tác chiến tàu Sơn Đông tiếp tục thực hiện ba hoạt động huấn luyện tương tự ở vùng biển này.

Ông Tống Trung Bình (Song Zhongping) - chuyên gia quân sự và đồng thời là bình luận viên truyền hình của Trung Quốc, đã trả lời phỏng vấn trên tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) rằng, trong tương lai, rất có thể hai con tàu Sơn Đông và Liêu Ninh sẽ kết hợp thành một nhóm tàu sân bay kép để tiến hành huấn luyện cùng nhau. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ mới có tàu Liêu Ninh đủ khả năng triển khai ra ngoài vùng biển Thái Bình Dương. Vì vậy, nếu khả năng trên thực sự xảy ra, eo biển Đài Loan và Biển Đông có thể sẽ là hai địa điểm đầu tiên mà Trung Quốc lựa chọn để tiến hành thử nghiệm khả năng chiến đấu của đội tàu kép.

Biển Đông đối diện với thách thức an ninh mới

Tần suất xuất hiện trên biển ngày càng nhiều của hàng không mẫu hạm Trung Quốc không đơn thuần chỉ nhằm giúp Bắc Kinh phô trương thành tựu quân sự, mà thông qua đó, PLAN được tạo điều kiện để luyện tập khả năng tác chiến thực tế ở những khu vực mà các nhóm tàu được triển khai. Do đó, những đợt huấn luyện liên tục ở Biển Đông của tàu Sơn Đông trong vòng một năm qua đang tạo nên mối đe doạ an ninh mới đối với các quốc gia có tranh chấp hàng hải với Trung Quốc ở vùng biển này. Thách thức trở nên lớn hơn khi cả bốn nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, cụ thể là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei - đều có lực lượng hải quân nhỏ và không quốc gia nào sở hữu tàu sân bay.

Rủi ro an ninh ngày càng rõ hơn sau tin tức gần đây cho biết căn cứ hải quân Ream của Campuchia, do Trung Quốc tài trợ, sắp hoàn thành quá trình nâng cấp. Năm 2019, tờ The Wall Street Journal của Mỹ đưa tin Trung Quốc và Campuchia đã ký một thoả thuận cho phép lực lượng PLAN tiếp cận căn cứ Ream; đổi lại, Phnom Penh sẽ được tiếp nhận các khoản vay của Bắc Kinh để thực hiện sửa chữa và nâng cấp căn cứ. Đáp lại thông tin trên, Campuchia khẳng định việc nâng cấp Ream là dành riêng cho nước này, đồng thời đã mời 70 nhà báo trong nước và quốc tế đến thăm căn cứ để xác thực rằng lời khẳng định trên là đúng sự thật.

Sự việc trên tạm lắng xuống cho đến giữa năm nay. Vào tháng 7, căn cứ Ream bắt đầu được chú ý trở lại khi các hình ảnh vệ tinh cho thấy một bến tàu mới của nó có đủ sức chứa cho cả tàu sân bay. Kích thước và thiết kế đó giống với một bến tàu mà quân đội Trung Quốc đang sử dụng tại căn cứ quân sự nước ngoài duy nhất của Trung Quốc hiện nay ở Djibouti. Quy mô nâng cấp căn cứ Ream của Campuchia gây hoài nghi, bởi sức chứa của căn cứ là quá mức cần thiết so với năng lực hải quân của Phnom Penh. Hiện nay, hầu hết các tàu lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Campuchia đều có chiều dài chưa đến 50m (tương đương một phần bảy chiều dài của tàu sân bay nhỏ nhất của Bắc Kinh).

Nếu đồn đoán về việc PLAN được quyền tiếp cận căn cứ Ream là có thật, thì mức độ rủi ro cho Biển Đông qua thoả thuận quân sự này sẽ lớn hơn. Và liệu căn cứ Ream chỉ được sử dụng để các tàu của Trung Quốc tiếp liệu, hay chính phủ Campuchia sẽ cho phép tàu sân bay của Bắc Kinh hiện diện thường trực tại căn cứ?

Nếu các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ, vốn có thể hoạt động trên đại dương trong hơn 20 năm mà không cần trở về bờ, thì các tàu sân bay đang được biên chế của Trung Quốc đều chạy bằng động cơ diesel và không thể hoạt động liên tục nhiều ngày trên biển nếu thiếu nguồn tiếp tế nhiên liệu. Cùng với đó, Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào các tàu hậu cần của mình (về nguồn tiếp tế) thay vì mua dịch vụ từ các cảng nước ngoài. Tuy nhiên, các tàu tiếp tế Trung Quốc hiện nay như Type 901 và 903 chỉ có khả năng hoạt động tối đa hai tuần và hỗ trợ 2 - 3 tàu chiến.

Nếu Campuchia chỉ hỗ trợ tiếp liệu cho tàu sân bay Trung Quốc tại căn cứ Ream, đó cũng là một “bàn đạp” để các lực lượng này hiện diện thường xuyên hơn ở Biển Đông. Còn nếu Campuchia cho phép tàu sân bay Trung Quốc hiện diện thường trực ở căn cứ hải quân của nước này, tình hình an ninh ở Biển Đông có thể trở nên khó lường hơn.

Là quốc gia có tuyên bố chủ quyền và chịu tác động trực tiếp từ yêu sách lãnh thổ phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam cần cẩn trọng với khả năng tiếp cận căn cứ hải quân Ream của các tàu sân bay Trung Quốc, vì căn cứ này chỉ cách Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam khoảng 30km, một khoảng cách quá gần để có thể chịu tổn thương trước các hành vi cưỡng chế hay gây sức ép của PLAN.

Quá trình phát triển tàu sân bay và hiện đại hoá hải quân của Trung Quốc vẫn đang được tiếp tục. Sắp tới, khu vực Biển Đông sẽ chứng kiến tàu Phúc Kiến - tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc với tiến bộ công nghệ sánh ngang với hàng không mẫu hạm của Mỹ, chính thức được đưa vào hoạt động. Khi đó, Việt Nam và các bên liên quan khác ở Biển Đông cần chuẩn bị những phương án phù hợp để ứng phó với sức mạnh quân sự ngày càng vượt trội của Bắc Kinh.

Từ khoá: tàu sân bay hàng không mẫu hạm Hải quân Trung Quốc PLAN Liêu Ninh Sơn Đông

BÀI LIÊN QUAN