Từ Hồng Kông đến Đài Loan: Tương lai nào cho cam kết “nhất quốc lưỡng chế”?
Bắc Kinh siết chặt kiểm soát đối với Hồng Kông, Đài Loan hoàn toàn có lý do để lo ngại.


Từng được biết đến như một trung tâm tài chính toàn cầu và biểu tượng của tự do, dân chủ, Hồng Kông hiện đối mặt với sự chuyển mình mạnh mẽ nhưng đầy mâu thuẫn. Sau hơn hai thập kỷ kể từ khi được trao trả về Trung Quốc năm 1997, Hồng Kông với mô hình quản trị “nhất quốc lưỡng chế”, hay “một quốc gia, hai chế độ” (一國兩制), đang trở nên dễ tổn thương hơn bao giờ hết.
Những cải cách chính trị, từ việc siết chặt quyền bầu cử đến áp đặt Luật An ninh Quốc gia, đã làm dấy lên tranh cãi cả trong và ngoài nước. Người dân Hồng Kông, vốn quen với các giá trị tự do và pháp trị kiểu phương Tây, đang chứng kiến không gian chính trị - xã hội nơi đây bị thu hẹp nghiêm trọng. Trong khi đó, Bắc Kinh tiếp tục khẳng định quyền kiểm soát tuyệt đối lên trung tâm kinh tế châu Á.
Những thay đổi ngày càng tiêu cực này không chỉ làm rung chuyển nội bộ Hồng Kông mà còn gửi đi thông điệp không thể rõ ràng hơn đến thế giới, đặc biệt là Đài Loan: mô hình “nhất quốc lưỡng chế” không tốt đẹp như những gì đã được hứa hẹn và ca ngợi.
Tình hình Hồng Kông
Sau thất bại của Trung Quốc trong Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất (1839 - 1842), Hồng Kông được nhượng lại cho Anh theo Hiệp ước Nam Kinh (được ký vào ngày 29/8/1842) và chính thức trở thành thuộc địa của Anh vào năm 1843 theo sắc lệnh của Nữ hoàng Anh. Năm 1898, Trung Quốc cho người Anh thuê phần còn lại của Hồng Kông - Tân Giới (New Territories) - trong 99 năm. Hồng Kông sau đó trở thành một thương cảng sầm uất và nền kinh tế vươn lên như diều gặp gió vào những năm 50, trở thành một trung tâm tài chính của thế giới.
Năm 1997, Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc; từ đó Hồng Kông trở thành đặc khu hành chính, hay khu hành chính đặc biệt (special administrative region), thông qua Tuyên bố chung Trung - Anh năm 1984. Tuyên bố này, cùng với Luật Cơ bản do Bắc Kinh ban hành, xác định rõ Hồng Kông sẽ tiếp tục duy trì hệ thống tư bản và lối sống riêng biệt, khác với Trung Quốc đại lục, trong vòng 50 năm (cho đến năm 2047).
Cụ thể, Hồng Kông được trao quyền tự chủ cao, bao gồm cả hành pháp, lập pháp và tư pháp độc lập, hệ thống pháp luật riêng, biên giới riêng, và các quyền tự do cơ bản như tự do hội họp, ngôn luận và báo chí. Nền tảng này dựa trên bốn trụ cột: hệ thống thông luật (the common law system) được duy trì bởi một nền tư pháp độc lập; dòng chảy thông tin tự do và không bị hạn chế; một sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp; và một nền công vụ trong sạch và được tôn trọng.
Mô hình “nhất quốc lưỡng chế” là nền tảng cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hồng Kông kể từ Tuyên bố chung Trung - Anh. Mô hình này được đưa ra tại Hội nghị toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 11 vào năm 1978. Mô hình này có bốn điểm cơ bản: chỉ có một Trung Quốc (one China - người duy nhất đại diện cho Trung Quốc trên trường quốc tế là chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), hai chế độ cùng tồn tại (“two systems” co-exist), mức độ tự trị cao (high degree of autonomy) cho Hồng Kông và tái thống nhất hòa bình (peaceful reunification) với Trung Quốc.
Trung Quốc “nói lời” nhưng “không giữ lấy lời”
Hơn nửa chặng đường Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc, giới lãnh đạo tại Bắc Kinh đã phá vỡ lời hứa qua việc liên tục thu hẹp không gian dân chủ của Hồng Kông.
Hạn chế quyền bỏ phiếu
Năm 2014, đề xuất về phổ thông đầu phiếu cho chức vụ trưởng đặc khu hành chính đã bị Bắc Kinh giới hạn bằng cách chỉ cho phép các ứng cử viên do lãnh đạo nước này phê duyệt. Đến năm 2021, hệ thống bầu cử tại Hồng Kông bị cải tổ sâu rộng, với tiêu chí “người yêu nước” (tức trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc) được áp dụng, tạo lợi thế cho các ứng cử viên thân Bắc Kinh.
Trong cuộc bầu cử Đặc khu trưởng Hồng Kông năm 2022, chỉ có một ứng cử viên duy nhất là John Lee (John Lee Ka-chiu), vốn là một cựu giám đốc cảnh sát nổi tiếng cứng rắn và thân Bắc Kinh, được phép tranh cử. Đối với Hội đồng Lập pháp, trước năm 2021, một nửa trong số 70 ghế được bầu trực tiếp, nửa còn lại do các nhóm đại diện cho các ngành nghề (thường thân chính quyền) lựa chọn. Sau cải tổ, số ghế được bầu trực tiếp giảm xuống chỉ còn 20 trong tổng số 90 ghế (Hội đồng Lập pháp cũng tăng số ghế từ 70 lên 90 từ năm 2021), và tất cả 90 ghế đều thuộc về phe thân Bắc Kinh do phe dân chủ tẩy chay bầu cử năm 2021. Đến năm 2023, John Lee tiếp tục siết chặt các quy tắc bầu cử mới, số đại diện được bầu trực tiếp trong hội đồng quận từ 90% giảm xuống chỉ còn 20%. Phần lớn số ghế còn lại do Đặc khu trưởng bổ nhiệm hoặc thông qua bầu cử gián tiếp.
Ở đây cũng cần chú ý rằng cấu trúc quản lý của Hồng Kông là hệ thống bán đại diện hai cấp (two-tiered semi-representative system), bao gồm (1) Hội đồng Lập pháp chịu trách nhiệm ban hành, sửa đổi và bãi bỏ luật; xem xét và phê duyệt ngân sách; tranh luận về các vấn đề chính sách; và chất vấn nhánh hành pháp của chính phủ, và (2) Hội đồng Quận đóng vai trò như cơ quan cố vấn tập trung vào các vấn đề địa phương, chẳng hạn như dịch vụ cộng đồng, cơ sở công cộng và các dự án cơ sở hạ tầng nhỏ.
Trước khi có những thay đổi về luật lệ, Hội đồng Quận là cấp cuối cùng mà cử tri có tiếng nói trực tiếp, không bị hạn chế trong các cuộc bầu cử của họ. Do sự bất mãn rộng rãi với các hạn chế mới, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cho cuộc bầu cử Hội đồng Quận năm 2023 đã giảm, chỉ với 27,5% số cử tri đủ điều kiện, so với 71% trong cuộc bầu cử năm 2019 (cũng là năm mà phong trào dân chủ ở Hồng Kông nổi lên để phản đối dự luật dẫn độ). Tỷ lệ thấp kỷ lục này là minh chứng rõ ràng cho thấy người dân mất niềm tin vào hệ thống chính trị của thành phố.
Qua các cuộc cải cách bầu cử liên tiếp, Bắc Kinh đã thiết lập một hệ thống chính trị mà ở đó, quyền lực tập trung vào tay những người trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Việc giảm số lượng ghế được bầu trực tiếp trong cả Hội đồng Lập pháp và Hội đồng Quận, kết hợp với việc tăng cường quyền lực của các cơ quan do Bắc Kinh bổ nhiệm (như việc áp đặt tiêu chí “lòng yêu nước” và cơ chế bầu cử gián tiếp), đã làm suy yếu nghiêm trọng quyền tự chủ và tiếng nói của người dân Hồng Kông.
Luật an ninh quốc gia
Luật Cơ bản của Hồng Kông (Basic Law) được lập ra từ một thỏa thuận giữa Anh và Trung Quốc, có hiệu lực vào ngày 1/7/1997, ngày Hồng Kông “trở về” với Trung Quốc. Điều 23 yêu cầu Hồng Kông phải “tự ban hành luật để cấm mọi hành vi phản quốc, ly khai, xúi giục nổi loạn, lật đổ Chính phủ Nhân dân Trung ương hoặc đánh cắp bí mật nhà nước, cấm các tổ chức hoặc cơ quan chính trị nước ngoài tiến hành các hoạt động chính trị trong Khu vực, và cấm các tổ chức hoặc cơ quan chính trị của Khu vực thiết lập quan hệ với các tổ chức hoặc cơ quan chính trị nước ngoài”.
Để thực hiện yêu cầu trên, chính quyền Hồng Kông ban hành Dự luật An ninh Quốc gia (National Security Bill) vào năm 2003, trong đó có các điều khoản quy định về tội phản quốc, lật đổ, ly khai và kích động. Tuy nhiên, dự luật này đã bị chỉ trích vì thiếu cụ thể, không rõ ràng trong nội dung và tác động của các quy định đề ra, đồng thời vấp phải sự nghi ngại lớn từ người dân bởi vì chính quyền đã không đưa ra bản dự thảo đầy đủ về các hành vi phạm tội trên để công chúng tham gia vào quá trình thảo luận công khai và đóng góp ý kiến. Sự thiếu minh bạch này làm gia tăng sự nghi ngờ của người dân về động cơ thực sự của chính quyền. Kết quả là, dưới áp lực từ công chúng, dự luật an ninh quốc gia 2003 đã chính thức bị rút lại vào ngày 5/9 cùng năm. Kể từ đó, chính quyền Hồng Kông chưa ban hành thêm bất kỳ luật an ninh quốc gia mới nào và dường như không có nỗ lực lập pháp nào để thực hiện quy định này.
Đến tháng 6/2020, đáp trả các cuộc biểu tình năm 2019 và sự trì hoãn của Hồng Kông trong việc thực hiện điều 23, Bắc Kinh đã trực tiếp áp đặt Luật Bảo vệ An ninh Quốc gia (National Security Law - NSL) lên Hồng Kông. NSL hình sự hóa bốn tội danh cụ thể, bao gồm ly khai (điều 20-21), lật đổ chính quyền (điều 22-23), khủng bố (điều 24-28) và thông đồng với thế lực nước ngoài (điều 29-30), với mức án tối đa là tù chung thân. NSL cũng trao cho chính quyền nhiều quyền hạn mới, cho phép truy tố công dân hoặc tổ chức Hồng Kông, cũng như người không phải thường trú nhân, nếu họ vi phạm luật này bên ngoài lãnh thổ hoặc nhắm vào Hồng Kông từ nước ngoài (điều 36-39), cho phép cảnh sát khám xét tài sản, điều tra tài chính cá nhân, bắt giữ mà không cần lệnh, giám sát điện thoại, internet và yêu cầu các công ty công nghệ gỡ bỏ nội dung bị xem là vi phạm (điều 43).
Các điều khoản đáng chú ý khác của NSL bao gồm: cho phép chuyển một số vụ án sang xét xử tại đại lục (Bắc Kinh tuyên bố chỉ áp dụng với “số lượng rất nhỏ”); thành lập ủy ban an ninh quốc gia tại Hồng Kông với cố vấn do Bắc Kinh bổ nhiệm với quyền điều tra và xử lý các vụ án mà chính quyền Hồng Kông không thể xử lý; Bắc Kinh có quyền diễn giải luật, và luật của Bắc Kinh được ưu tiên nếu có xung đột với luật Hồng Kông; xét xử kín một số phiên tòa; cho phép nghe lén và giám sát nghi phạm; tăng cường quản lý các tổ chức phi chính phủ và hãng thông tấn nước ngoài; coi phá hoại công trình giao thông công cộng là khủng bố; cấm người bị kết tội theo luật ứng cử vào chức vụ công; và cho phép phạt tiền các công ty vi phạm.
Về mặt pháp lý, việc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (National People’s Congress - NPC) ban hành NSL trực tiếp cho Hồng Kông, thay vì để Hồng Kông tự ban hành theo Điều 23 của Luật Cơ bản, đã vi phạm khung pháp lý trên (Luật Cơ bản quy định rõ ràng rằng Hồng Kông phải tự ban hành các luật liên quan đến an ninh quốc gia (Điều 23), nghĩa là Chính phủ Trung ương không được áp đặt luật lên Hồng Kông), vi phạm nguyên tắc tự trị của Hồng Kông và giới hạn quyền lực của NPC theo Luật Cơ bản.
Thực tế, NSL đã được sử dụng như cơ sở pháp lý để chính quyền Hồng Kông, dưới sự giám sát của Trung Quốc đại lục, bắt giữ hàng chục nhà hoạt động, nhà lập pháp và nhà báo ủng hộ dân chủ, hạn chế quyền bỏ phiếu, tự do báo chí và ngôn luận. Ví dụ điển hình là trường hợp của Jimmy Lai, người sáng lập Apple Daily, một tờ báo ủng hộ dân chủ nổi tiếng tại Hồng Kông. Tờ báo này được thành lập vào năm 1995 và thường xuyên chỉ trích chính quyền Trung Quốc và chính quyền Hồng Kông “thân Trung”. Tuy nhiên, Apple Daily đã bị buộc phải dừng hoạt động từ ngày 24/6/2021, do tờ báo bị cáo buộc vi phạm luật an ninh quốc gia của Hồng Kông. Cụ thể, theo cáo buộc, Apple Daily đã vi phạm điều 29 bởi vì đã kêu gọi trừng phạt từ nước ngoài nhắm vào Trung Quốc và Hồng Kông.
Tháng 3/2024, Sắc lệnh Bảo vệ An ninh Quốc gia (Safeguarding National Security Ordinance - SNSO) đã được các nhà lập pháp Hồng Kông “nhất trí” thông qua một cách gấp rút, tiếp tục củng cố sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với các quyền và sự tự do của thành phố. Động thái này là một bước mở rộng của NSL 2020, với phạm vi rộng hơn, quy định cụ thể hơn, và bổ sung nhiều tội danh mới: phản quốc (phần 2), tội khởi nghĩa, kích động nổi loạn và bất mãn, và hành động có ý định phản loạn (phần 3), các tội liên quan đến bí mật nhà nước và gián điệp (phần 4), tội phá hoại gây nguy hại đến an ninh quốc gia (phần 5), sự can thiệp từ bên ngoài gây nguy hại đến an ninh quốc gia và việc các tổ chức tham gia vào các hoạt động đe dọa an ninh quốc gia (phần 6).
Đồng thời, SNSO cũng mở rộng quyền hạn của chính quyền, siết chặt kiểm soát tổ chức và cá nhân. Cụ thể, tại phần 7 trong SNSO, cảnh sát được phép giam giữ nghi phạm lâu hơn để điều tra, nhưng tổng thời gian giam giữ không vượt quá 14 ngày sau thời gian giam giữ ban đầu (điều 78), đồng thời có quyền trì hoãn hoặc giám sát cuộc gặp với luật sư nếu nghi phạm bị cáo buộc liên quan đến an ninh quốc gia (điều 79).
Đáng quan tâm, sự “nhất trí” này không khó lý giải, bởi lẽ, như đã đề cập ở phần trên, chính quyền Hồng Kông đã tiến hành một loạt các biện pháp đàn áp và cải tổ hệ thống trong những năm qua nhằm loại bỏ mọi tiếng nói đối lập. Các phong trào ủng hộ dân chủ bị đàn áp, hệ thống pháp lý và bầu cử bị cải tổ theo hướng chỉ cho phép các ứng cử viên trung thành với Bắc Kinh tham gia. Hậu quả là trong cơ quan lập pháp Hồng Kông gần như không còn sự hiện diện của phe đối lập, do họ đã bị loại khỏi quá trình bầu cử ngay từ đầu và mất đi khả năng tạo ảnh hưởng để phản đối các chính sách do chính quyền thân Bắc Kinh đưa ra.
Việc áp đặt NSL và SNSO đã trao cho cảnh sát những quyền hạn mới, dẫn đến hàng trăm vụ bắt giữ và sự biến mất của nhiều nhóm hoạt động xã hội. Dù chính quyền tuyên bố các biện pháp này đã giúp khôi phục sự “ổn định” cho thành phố, nhưng chúng đã làm xói mòn nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản và phá hoại hệ thống pháp lý riêng biệt của Hồng Kông.
Hồng Kông dậy sóng
Không giống như Trung Quốc, Hồng Kông có các tổ chức chính trị và đảng phái đối lập. Do đó, tiếng nói chính trị của họ ở thành phố này đa dạng hơn.
Năm 2003, khi chính quyền Hồng Kông đưa ra dự thảo luật an ninh quốc gia, phong trào dân chủ tại Hồng Kông thu hút sự quan tâm từ cộng đồng quốc tế, khi hơn 500.000 người dân tại thành phố đã xuống đường phản đối. Áp lực từ người dân buộc chính quyền phải rút lại dự luật, đánh dấu một chiến thắng quan trọng trong nỗ lực bảo vệ tự do cá nhân.
Năm 2014, Hồng Kông lại dậy sóng khi Bắc Kinh công bố kế hoạch cải cách bầu cử, cho phép người dân bầu chọn Đặc khu trưởng nhưng chỉ trong khuôn khổ các ứng viên được Bắc Kinh phê duyệt. Đêm ngày 31/8/2014, phong trào phản đối nhanh chóng bùng nổ, dẫn đầu bởi sinh viên và nhóm “Occupy Central with Love and Peace” (thường biết đến với tên ngắn gọn là “Occupy Central” – “Chiếm Trung tâm”). Từ một cuộc tẩy chay lớp học của sinh viên, các cuộc biểu tình lan rộng với hàng chục nghìn người chiếm lĩnh trung tâm tài chính, biến các tuyến đường chính thành không gian đấu tranh.
Hình ảnh chiếc ô – được người biểu tình sử dụng để che chắn khỏi hơi cay, vòi rồng, và bình xịt hơi cay của cảnh sát – đã trở thành biểu tượng cho tinh thần phản kháng của phong trào, vốn được gọi là Phong trào Dù vàng (Umbrella Movement). Đồng thời, chiếc ô, một vật dụng gia đình vô hại được giơ lên chống lại các cảnh sát đội mũ bảo hiểm đang sử dụng chất độc để kiểm soát đám đông, là hình ảnh đầy sinh động. Bởi lẽ, nó phản ánh rõ nét sự bất cân xứng giữa một tâm thế phòng thủ, vô hại và một lực lượng quyền uy với quyền lực cưỡng ép.
Phong trào khai sinh ra một thế hệ lãnh đạo ủng hộ dân chủ mới như Joshua Wong, Agnes Chow, và Nathan Law, nhưng cũng đánh dấu một bước lùi trong quan hệ Hồng Kông - Trung Quốc. Đồng thời, phong trào là chất xúc tác cho sự trỗi dậy của tư tưởng “địa phương”, khi một số người kêu gọi quyền tự trị lớn hơn, thậm chí đặt vấn đề về mối quan hệ với đại lục.
Nửa thập kỷ sau Phong trào Dù vàng, tình hình chính trị - xã hội ở Hồng Kông lại dậy sóng. Mùa hè năm 2019, Hồng Kông chứng kiến những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử thành phố. Hơn hai triệu người xuống đường để phản đối dự luật dẫn độ với điều khoản cho phép chuyển giao người bị buộc tội sang xét xử tại Trung Quốc đại lục. Nỗi lo ngại về hệ thống tư pháp không minh bạch của Trung Quốc khiến nhiều người dân Hồng Kông xem dự luật này là mối đe dọa nghiêm trọng đến sự tự do và quyền con người. Biểu tình kéo dài nhiều tháng, từ ôn hòa đến bạo lực, bao gồm việc chiếm sân bay, phá hoại cơ sở hạ tầng và đụng độ với cảnh sát. Thậm chí, như một sự nhắc nhở về Phong trào Dù vàng 2014, xã hội Hồng Kông bắt đầu chia rẽ giữa những người “vàng” ủng hộ người biểu tình và những người “xanh” ủng hộ cảnh sát và Bắc Kinh.
Mặc dù dự luật bị rút lại vào ngày 23/10/2019, Bắc Kinh tiếp tục đáp trả lực lượng biểu tình ủng hộ các giá trị dân chủ và có tư tưởng ly khai. Những nhà cầm quyền đại lục siết chặt kiểm soát tình hình Hồng Kông thông qua NSL 2020 - với những điều khoản nghiêm ngặt nhằm trừng phạt các hành vi ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với các thế lực bên ngoài.
Phản ứng của quốc tế
Chính phủ Anh đã triển khai nhiều biện pháp để hỗ trợ người dân Hồng Kông, bao gồm việc mở rộng con đường nhập tịch thông qua chương trình BNO visa (British National (Overseas)) cho người dân Hồng Kông có hộ chiếu BNO. Động thái này được coi là phản ứng trực tiếp đối với NSL do Trung Quốc áp đặt vào tháng 6/2020, mà London cho rằng vi phạm Tuyên bố chung Trung - Anh năm 1984. Văn kiện năm 1984 cam kết duy trì hệ thống pháp lý độc lập và quyền tự do của Hồng Kông trong ít nhất 50 năm sau khi thành phố được trao trả về Đại lục.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một podcast vào tháng 10/2024, cam kết sẽ “100%” đưa Jimmy Lai ra khỏi Trung Quốc nếu đắc cử”, nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do báo chí và chống lại các động thái đàn áp của Bắc Kinh. Nhưng đáp lại, Hồng Kông cho rằng Mỹ không nên can thiệp vào vấn đề của thành phố. Đáng chú ý, vào ngày 28/11/2019, sau nhiều tháng diễn ra các cuộc biểu tình trên toàn Hồng Kông phản đối dự luật dẫn độ, Tổng thống Trump đã ký ban hành Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông để ủng hộ những người biểu tình ủng hộ dân chủ trong thành phố. Đạo luật cũng yêu cầu Mỹ thực hiện đánh giá hàng năm về mức độ tự chủ của Hồng Kông để quyết định liệu đặc khu này có đủ điều kiện duy trì quy chế thương mại đặc biệt với Mỹ hay không, xem xét các vấn đề liên quan đến việc Bắc Kinh có can thiệp vào quyền tự do và pháp trị của Hồng Kông hay không, và đảm bảo rằng người dân Hồng Kông tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa không bị ảnh hưởng khi xin thị thực vào Mỹ, ngay cả khi họ bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình.
Đáp lại những lo ngại và chỉ trích từ nước ngoài, chính quyền Hồng Kông cho biết phản hồi về luật này phần lớn là tích cực, và theo đó đã lên tiếng phản bác, cáo buộc những quan điểm phản đối này đã “bôi nhọ và tấn công một cách ác ý vào nhân quyền, quyền tự do và pháp quyền” khi nói về luật an ninh của Hồng Kông. Chính quyền tại đây thông báo rằng trong quá trình tham vấn cộng đồng, họ nhận được hơn 13.000 ý kiến, trong đó gần 99% ủng hộ hoặc có phản hồi tích cực. Chỉ 93 ý kiến (0,71%) phản đối, và hơn 10 trong số đó bị quy là từ “các tổ chức chống Trung Quốc ở nước ngoài hoặc những người chạy trốn”. Dựa trên kết quả này, chính quyền địa phương khẳng định NSL nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ công chúng.
Bài học cho Đài Loan
Hồng Kông, từng được biết đến như một biểu tượng của tự do và dân chủ, đang dần đánh mất bản sắc và sự tự do. Từ một đặc khu được ví như một trung tâm kinh tế của châu Á dưới hệ thống thông luật kiểu Anh, Hồng Kông giờ đây bước vào thời kỳ mới của chủ nghĩa chuyên chế. Việc này không chỉ làm dấy lên lo ngại về tương lai của trung tâm tài chính toàn cầu này, mà còn đẩy môi trường kinh doanh và làm việc nơi đây vào thế rủi ro và đầy khó khăn, làm suy yếu sức hấp dẫn vốn có của Hồng Kông.
Đối với người dân Hồng Kông, đây thực sự là một bước ngoặt. Hồng Kông giờ đây đang đối mặt với sự bó hẹp dần của tự do và những quyền cơ bản mà họ từng được hưởng khi còn là thuộc địa của Anh. Giai đoạn chuyển giao 50 năm từ một nền chính trị phương Tây sang chế độ chuyên chế Trung Quốc rõ ràng không đủ để người dân Hồng Kông thích nghi, nhất là khi Bắc Kinh ngày càng áp dụng những biện pháp mạnh mẽ và không khoan nhượng nhằm kiểm soát chặt chẽ các quyền con người. Điều rõ ràng và không thể chối cãi là những vị trí lãnh đạo Hồng Kông vốn có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người dân cũng dần bị thay thế bởi những người trung thành với Bắc Kinh.
Về tầm nhìn của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Đài Loan, sau khi Mỹ chính thức công nhận Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc vào năm 1979 (Mỹ cắt đứt quan hệ chính thức nhưng vẫn duy trì các mối quan hệ văn hóa, thương mại và các mối quan hệ không chính thức khác với Trung Hoa Dân Quốc), Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) đã chuyển chiến lược từ “giải phóng Đài Loan” sang “thống nhất hòa bình”.
Đặng Tiểu Bình đã đề cập đến ý tưởng “nhất quốc lưỡng chế” trong “Thư gửi đồng bào tại Đài Loan” vào tháng 1/1979 nhằm mục tiêu thống nhất hòa bình với Đài Loan. Trong thư, Đặng nêu rõ Đài Loan sẽ được giữ nguyên hệ thống chính trị và kinh tế hiện hành. Thực tế, năm 1960, Mao Trạch Đông (Mao Zedong) đã “đề nghị” rằng nếu Đài Loan trở về với Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ trao cho chính quyền Đài Loan quyền tự chủ cao về quân sự, chính trị và bổ nhiệm quan chức, ngoại trừ các vấn đề đối ngoại. Đây là tiền đề của “nhất quốc lưỡng chế”. Nhưng đến năm 1979 thì Đặng Tiểu Bình mới chính thức phát triển khái niệm này, cam kết tôn trọng thực tế và hệ thống hiện tại của Đài Loan nếu họ thống nhất với đại lục.
Mô hình “nhất quốc lưỡng chế” ở Hồng Kông đã để lại hậu quả nghiêm trọng: tự do, pháp quyền và nhân quyền của người dân bị xói mòn. Đây là điều người dân Đài Loan không thể chấp nhận, khi tự do và dân chủ là giá trị cốt lõi và là ngọn đuốc soi đường cho “phương cách sống” (way of life) và sự phát triển của hòn đảo.
Từ những gì đã xảy ra ở Hồng Kông, Đài Loan nhìn nhận các cam kết của Bắc Kinh với sự hoài nghi sâu sắc, lo ngại rằng kịch bản tương tự có thể lặp lại, bất chấp những lời hứa của Trung Quốc về việc chính sách “nhất quốc lưỡng chế” được thực hiện ở Đài Loan có thể linh hoạt và tự do hơn so với Hồng Kông và Ma Cao (Ma Cao trở về Trung Quốc thông qua một quá trình chuyển giao chủ quyền từ Bồ Đào Nha sang Trung Quốc, kết thúc vào ngày 20/12/1999).
Cử tri Đài Loan những năm gần đây không thấy thuyết phục với đề nghị từ chính quyền đại lục. Năm 2016, người dân Đài Loan đã bầu bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), người có quan điểm độc lập trong quan hệ đối ngoại, bao gồm cả quan hệ với Trung Quốc, như được thể hiện trong “Bốn điều phải” và “Ba lớp bảo vệ”, làm tổng thống. Bốn điều phải gồm: Phải thừa nhận sự tồn tại của Trung Hoa Dân Quốc, phải tôn trọng ý chí của 23 triệu người dân trong việc duy trì tự do và dân chủ, phải xử lý những khác biệt giữa chúng ta (tức là giữa Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) bằng phương thức hòa bình và bình đẳng, phải là chính phủ hoặc cơ quan công quyền được chính phủ ủy quyền ngồi xuống đàm phán. Ba lớp bảo vệ nêu rõ: bảo vệ an toàn đời sống dân sinh, bảo vệ an toàn thông tin, bảo vệ dân chủ trong các tương tác giữa hai bờ eo biển. Đến năm 2020, bà Thái Anh Văn đã thể hiện rõ hơn lập trường cứng rắn chống lại Bắc Kinh, công khai bác bỏ mô hình “nhất quốc lưỡng chế”.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận khách quan rằng Đài Loan dưới thời của bà Thái Anh Văn hoàn toàn có “chỗ dựa” vững chắc để công khai bác bỏ mô hình “nhất quốc lưỡng chế”. Mối quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ đã được củng cố qua chuyến thăm năm 2022 của Chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc bấy giờ là Nancy Pelosi, đồng thời thể hiện vai trò quan trọng của Đài Loan trên trường quốc tế. Chuyến thăm này, ở một mức độ nào đó, đã củng cố sự tự tin và kiên định của Đài Loan trong lập trường chống lại các hành vi cưỡng ép của Bắc Kinh.
Lại Thanh Đức (Lai Ching-te), Tổng thống Đài Loan đương nhiệm, trong bài phát biểu nhậm chức ngày 20/5/2024, đã thể hiện sự tiếp nối về tư tưởng và chính sách với người tiền nhiệm thông qua chủ trương “dân chủ, hòa bình, và thịnh vượng”. Ngày 10/10/2024, nhân Quốc khánh Đài Loan, ông Lại tiếp tục nhấn mạnh rằng “Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không phụ thuộc lẫn nhau” (The Republic of China and the People’s Republic of China are not subordinate to each other), khẳng định sự độc lập tương đối của Đài Loan. Điều này cho thấy, về cơ bản, chính sách của Đài Loan đối với Trung Quốc dưới thời ông Lại Thanh Đức sẽ không có sự thay đổi lớn lao so với chính sách của người tiền nhiệm.
Quay lại vào thời Trump 1.0, Trung Quốc đã vô cùng tức giận khi Tổng thống đắc cử Donald Trump điện đàm với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Cuộc điện đàm này phá vỡ tiền lệ ngoại giao kéo dài hàng thập kỷ kể từ khi Tổng thống Jimmy Carter chuyển quan hệ ngoại giao từ Đài Loan sang Trung Quốc vào năm 1979, làm dấy lên lo ngại về một sự nâng cấp quan hệ Mỹ - Đài một cách không chính thức. Đối với Bắc Kinh, đây là hành động thách thức chính sách “Một Trung Quốc” và đe dọa vượt qua “lằn ranh đỏ” trong quan hệ Mỹ - Trung.
Bước sang nhiệm kỳ Trump 2.0, lập trường của Nhà Trắng càng trở nên khó đoán khi vào tháng 1/2025, Washington thể hiện lập trường thận trọng khi tái khẳng định không ủng hộ Đài Loan độc lập, nhưng gần đây, Mỹ đã có những động thái ngược lại như gỡ bỏ nội dung trong ‘Fact Sheet’ liên quan đến việc không ủng hộ Đài Loan độc lập (bỏ cụm từ: “we do not support Taiwan independence”).
Thêm vào đó, Mỹ có những bước đi tuy không trực tiếp tác động đến Đài Loan nhưng đã khiến vị thế của hòn đảo dễ bị tổn thương hơn. Tham vọng bành trướng lãnh thổ của Mỹ, thể hiện qua việc Mỹ muốn đưa đảo Greenland, kênh đào Panama, và thậm chí Canada vào phạm vi kiểm soát của mình đã tạo ra một tiền lệ nguy hiểm: nếu Mỹ có thể theo đuổi một động thái như vậy, Trung Quốc hoàn toàn có thể viện dẫn lý do để tăng cường kiểm soát Đài Loan.
Mỹ vốn được xem là trụ cột của trật tự thế giới tự do dân chủ, nhưng những gì Washington đang làm để phục vụ tham vọng “Nước Mỹ trên hết” (America First) của Trump lại làm xói mòn chuẩn mực này. Thay vì củng cố hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ (rules-based international order), Mỹ dường như xem nhẹ hệ thống này và không có ý định củng cố nó dựa trên ngoại giao, chủ nghĩa đa phương, và thúc đẩy các chương trình viện trợ (ngày 4/2, Bộ Ngoại giao Mỹ ra lệnh đóng cửa các phái bộ USAID ở nước ngoài; ngày 26/2 Bộ Ngoại giao tuyên bố Mỹ sẽ cắt 92% hợp đồng cho các chương trình phát triển nước ngoài của USAID).
Câu hỏi đặt ra là, chính quyền Lại Thanh Đức sẽ điều chỉnh cách tiếp cận đối với chính sách “nhất quốc lưỡng chế” trong bối cảnh Mỹ liên tục thay đổi lập trường như thế nào?
Trong bối cảnh Mỹ không rõ ràng trong lập trường đối với sự độc lập của Đài Loan và hạn chế can thiệp sâu vào vấn đề eo biển Đài Loan, Đài Loan có thể phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng từ Bắc Kinh. Theo đó, Đài Bắc phải thận trọng hơn trong các phát ngôn và hành động, tránh những động thái bị coi là “khiêu khích” Bắc Kinh. Điều này đồng nghĩa với việc Đài Loan có thể phải điều chỉnh cách tiếp cận, thay vì công khai bác bỏ mô hình “nhất quốc lưỡng chế” một cách mạnh mẽ như dưới thời bà Thái Anh Văn. Dưới thời Trump 2.0, chính quyền Lại Thanh Đức có thể bị buộc phải lựa chọn giữa đẩy mạnh tự cường hoặc chấp nhận một số nhượng bộ để duy trì sự ổn định và tránh leo thang căng thẳng với Trung Quốc.
Nhìn chung, bốn năm tiếp sẽ là chứng kiến nhiều biến động với Đài Loan, không chỉ bởi sức ép của Bắc Kinh mà còn từ sự khó đoán từ phía Nhà Trắng. Đài Loan không thể chuyển sang một chiến lược khác hay lựa chọn một đồng minh khác (ngoài Mỹ) để đối đầu với Trung Quốc. Bởi lẽ, không quốc gia nào sẵn sàng hoặc có khả năng đảm nhận vai trò đảm bảo an ninh cho Đài Loan như Mỹ - quốc gia có tiềm lực quân sự và sức mạnh kinh tế số một thế giới mặc cho sự lớn mạnh của Trung Quốc. Chính điều này càng khiến Đài Loan dễ bị tổn thương trước những “ý định bất chợt” và các chính sách “thay đổi như chong chóng” của Tổng thống Trump.
***
Tình hình Hồng Kông hiện tại là minh chứng rõ ràng cho sự xung đột giữa hai hệ thống chính trị. Từ một đặc khu hành chính tự do, năng động, Hồng Kông đã phải chịu nhiều tổn thất khi Bắc Kinh gia tăng kiểm soát, đi ngược lại những cam kết trong Tuyên bố chung Trung - Anh và tinh thần “nhất quốc lưỡng chế”. Những cải cách chính trị và pháp lý gần đây không chỉ làm suy yếu quyền tự chủ của Hồng Kông mà còn làm dấy lên sự bất mãn trong lòng người dân, đẩy thành phố vào nguy cơ mất đi vị thế đặc biệt trên trường quốc tế.
Những diễn biến tại Hồng Kông chính là lời cảnh báo rõ ràng cho Đài Loan. Bắc Kinh từng hứa hẹn rằng mô hình “nhất quốc lưỡng chế” áp dụng cho Đài Loan sẽ linh hoạt và rộng mở hơn, nhưng thực tế áp dụng tại Hồng Kông đã làm dấy lên lo ngại rằng mọi cam kết có thể dễ dàng bị chính quyền ở Trung Nam Hải vi phạm. Với nhận thức rằng tự do và dân chủ là những giá trị cốt lõi không thể thương lượng, Đài Loan đã chọn cách tự khẳng định bản sắc và quyền tự quyết. Đài Loan hoàn toàn có lý do chính đáng để hoài nghi những cam kết từ Bắc Kinh và củng cố sức mạnh nội tại nhằm chống lại mọi nỗ lực áp đặt từ bên ngoài.
Lê Nguyễn Anh Thy
Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Mối quan tâm của Thy là lịch sử và chính trị quốc tế.

Từng được biết đến như một trung tâm tài chính toàn cầu và biểu tượng của tự do, dân chủ, Hồng Kông hiện đối mặt với sự chuyển mình mạnh mẽ nhưng đầy mâu thuẫn. Sau hơn hai thập kỷ kể từ khi được trao trả về Trung Quốc năm 1997, Hồng Kông với mô hình quản trị “nhất quốc lưỡng chế”, hay “một quốc gia, hai chế độ” (一國兩制), đang trở nên dễ tổn thương hơn bao giờ hết.
Những cải cách chính trị, từ việc siết chặt quyền bầu cử đến áp đặt Luật An ninh Quốc gia, đã làm dấy lên tranh cãi cả trong và ngoài nước. Người dân Hồng Kông, vốn quen với các giá trị tự do và pháp trị kiểu phương Tây, đang chứng kiến không gian chính trị - xã hội nơi đây bị thu hẹp nghiêm trọng. Trong khi đó, Bắc Kinh tiếp tục khẳng định quyền kiểm soát tuyệt đối lên trung tâm kinh tế châu Á.
Những thay đổi ngày càng tiêu cực này không chỉ làm rung chuyển nội bộ Hồng Kông mà còn gửi đi thông điệp không thể rõ ràng hơn đến thế giới, đặc biệt là Đài Loan: mô hình “nhất quốc lưỡng chế” không tốt đẹp như những gì đã được hứa hẹn và ca ngợi.
Tình hình Hồng Kông
Sau thất bại của Trung Quốc trong Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất (1839 - 1842), Hồng Kông được nhượng lại cho Anh theo Hiệp ước Nam Kinh (được ký vào ngày 29/8/1842) và chính thức trở thành thuộc địa của Anh vào năm 1843 theo sắc lệnh của Nữ hoàng Anh. Năm 1898, Trung Quốc cho người Anh thuê phần còn lại của Hồng Kông - Tân Giới (New Territories) - trong 99 năm. Hồng Kông sau đó trở thành một thương cảng sầm uất và nền kinh tế vươn lên như diều gặp gió vào những năm 50, trở thành một trung tâm tài chính của thế giới.
Năm 1997, Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc; từ đó Hồng Kông trở thành đặc khu hành chính, hay khu hành chính đặc biệt (special administrative region), thông qua Tuyên bố chung Trung - Anh năm 1984. Tuyên bố này, cùng với Luật Cơ bản do Bắc Kinh ban hành, xác định rõ Hồng Kông sẽ tiếp tục duy trì hệ thống tư bản và lối sống riêng biệt, khác với Trung Quốc đại lục, trong vòng 50 năm (cho đến năm 2047).
Cụ thể, Hồng Kông được trao quyền tự chủ cao, bao gồm cả hành pháp, lập pháp và tư pháp độc lập, hệ thống pháp luật riêng, biên giới riêng, và các quyền tự do cơ bản như tự do hội họp, ngôn luận và báo chí. Nền tảng này dựa trên bốn trụ cột: hệ thống thông luật (the common law system) được duy trì bởi một nền tư pháp độc lập; dòng chảy thông tin tự do và không bị hạn chế; một sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp; và một nền công vụ trong sạch và được tôn trọng.
Mô hình “nhất quốc lưỡng chế” là nền tảng cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hồng Kông kể từ Tuyên bố chung Trung - Anh. Mô hình này được đưa ra tại Hội nghị toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 11 vào năm 1978. Mô hình này có bốn điểm cơ bản: chỉ có một Trung Quốc (one China - người duy nhất đại diện cho Trung Quốc trên trường quốc tế là chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), hai chế độ cùng tồn tại (“two systems” co-exist), mức độ tự trị cao (high degree of autonomy) cho Hồng Kông và tái thống nhất hòa bình (peaceful reunification) với Trung Quốc.
Trung Quốc “nói lời” nhưng “không giữ lấy lời”
Hơn nửa chặng đường Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc, giới lãnh đạo tại Bắc Kinh đã phá vỡ lời hứa qua việc liên tục thu hẹp không gian dân chủ của Hồng Kông.
Hạn chế quyền bỏ phiếu
Năm 2014, đề xuất về phổ thông đầu phiếu cho chức vụ trưởng đặc khu hành chính đã bị Bắc Kinh giới hạn bằng cách chỉ cho phép các ứng cử viên do lãnh đạo nước này phê duyệt. Đến năm 2021, hệ thống bầu cử tại Hồng Kông bị cải tổ sâu rộng, với tiêu chí “người yêu nước” (tức trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc) được áp dụng, tạo lợi thế cho các ứng cử viên thân Bắc Kinh.
Trong cuộc bầu cử Đặc khu trưởng Hồng Kông năm 2022, chỉ có một ứng cử viên duy nhất là John Lee (John Lee Ka-chiu), vốn là một cựu giám đốc cảnh sát nổi tiếng cứng rắn và thân Bắc Kinh, được phép tranh cử. Đối với Hội đồng Lập pháp, trước năm 2021, một nửa trong số 70 ghế được bầu trực tiếp, nửa còn lại do các nhóm đại diện cho các ngành nghề (thường thân chính quyền) lựa chọn. Sau cải tổ, số ghế được bầu trực tiếp giảm xuống chỉ còn 20 trong tổng số 90 ghế (Hội đồng Lập pháp cũng tăng số ghế từ 70 lên 90 từ năm 2021), và tất cả 90 ghế đều thuộc về phe thân Bắc Kinh do phe dân chủ tẩy chay bầu cử năm 2021. Đến năm 2023, John Lee tiếp tục siết chặt các quy tắc bầu cử mới, số đại diện được bầu trực tiếp trong hội đồng quận từ 90% giảm xuống chỉ còn 20%. Phần lớn số ghế còn lại do Đặc khu trưởng bổ nhiệm hoặc thông qua bầu cử gián tiếp.
Ở đây cũng cần chú ý rằng cấu trúc quản lý của Hồng Kông là hệ thống bán đại diện hai cấp (two-tiered semi-representative system), bao gồm (1) Hội đồng Lập pháp chịu trách nhiệm ban hành, sửa đổi và bãi bỏ luật; xem xét và phê duyệt ngân sách; tranh luận về các vấn đề chính sách; và chất vấn nhánh hành pháp của chính phủ, và (2) Hội đồng Quận đóng vai trò như cơ quan cố vấn tập trung vào các vấn đề địa phương, chẳng hạn như dịch vụ cộng đồng, cơ sở công cộng và các dự án cơ sở hạ tầng nhỏ.
Trước khi có những thay đổi về luật lệ, Hội đồng Quận là cấp cuối cùng mà cử tri có tiếng nói trực tiếp, không bị hạn chế trong các cuộc bầu cử của họ. Do sự bất mãn rộng rãi với các hạn chế mới, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cho cuộc bầu cử Hội đồng Quận năm 2023 đã giảm, chỉ với 27,5% số cử tri đủ điều kiện, so với 71% trong cuộc bầu cử năm 2019 (cũng là năm mà phong trào dân chủ ở Hồng Kông nổi lên để phản đối dự luật dẫn độ). Tỷ lệ thấp kỷ lục này là minh chứng rõ ràng cho thấy người dân mất niềm tin vào hệ thống chính trị của thành phố.
Qua các cuộc cải cách bầu cử liên tiếp, Bắc Kinh đã thiết lập một hệ thống chính trị mà ở đó, quyền lực tập trung vào tay những người trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Việc giảm số lượng ghế được bầu trực tiếp trong cả Hội đồng Lập pháp và Hội đồng Quận, kết hợp với việc tăng cường quyền lực của các cơ quan do Bắc Kinh bổ nhiệm (như việc áp đặt tiêu chí “lòng yêu nước” và cơ chế bầu cử gián tiếp), đã làm suy yếu nghiêm trọng quyền tự chủ và tiếng nói của người dân Hồng Kông.
Luật an ninh quốc gia
Luật Cơ bản của Hồng Kông (Basic Law) được lập ra từ một thỏa thuận giữa Anh và Trung Quốc, có hiệu lực vào ngày 1/7/1997, ngày Hồng Kông “trở về” với Trung Quốc. Điều 23 yêu cầu Hồng Kông phải “tự ban hành luật để cấm mọi hành vi phản quốc, ly khai, xúi giục nổi loạn, lật đổ Chính phủ Nhân dân Trung ương hoặc đánh cắp bí mật nhà nước, cấm các tổ chức hoặc cơ quan chính trị nước ngoài tiến hành các hoạt động chính trị trong Khu vực, và cấm các tổ chức hoặc cơ quan chính trị của Khu vực thiết lập quan hệ với các tổ chức hoặc cơ quan chính trị nước ngoài”.
Để thực hiện yêu cầu trên, chính quyền Hồng Kông ban hành Dự luật An ninh Quốc gia (National Security Bill) vào năm 2003, trong đó có các điều khoản quy định về tội phản quốc, lật đổ, ly khai và kích động. Tuy nhiên, dự luật này đã bị chỉ trích vì thiếu cụ thể, không rõ ràng trong nội dung và tác động của các quy định đề ra, đồng thời vấp phải sự nghi ngại lớn từ người dân bởi vì chính quyền đã không đưa ra bản dự thảo đầy đủ về các hành vi phạm tội trên để công chúng tham gia vào quá trình thảo luận công khai và đóng góp ý kiến. Sự thiếu minh bạch này làm gia tăng sự nghi ngờ của người dân về động cơ thực sự của chính quyền. Kết quả là, dưới áp lực từ công chúng, dự luật an ninh quốc gia 2003 đã chính thức bị rút lại vào ngày 5/9 cùng năm. Kể từ đó, chính quyền Hồng Kông chưa ban hành thêm bất kỳ luật an ninh quốc gia mới nào và dường như không có nỗ lực lập pháp nào để thực hiện quy định này.
Đến tháng 6/2020, đáp trả các cuộc biểu tình năm 2019 và sự trì hoãn của Hồng Kông trong việc thực hiện điều 23, Bắc Kinh đã trực tiếp áp đặt Luật Bảo vệ An ninh Quốc gia (National Security Law - NSL) lên Hồng Kông. NSL hình sự hóa bốn tội danh cụ thể, bao gồm ly khai (điều 20-21), lật đổ chính quyền (điều 22-23), khủng bố (điều 24-28) và thông đồng với thế lực nước ngoài (điều 29-30), với mức án tối đa là tù chung thân. NSL cũng trao cho chính quyền nhiều quyền hạn mới, cho phép truy tố công dân hoặc tổ chức Hồng Kông, cũng như người không phải thường trú nhân, nếu họ vi phạm luật này bên ngoài lãnh thổ hoặc nhắm vào Hồng Kông từ nước ngoài (điều 36-39), cho phép cảnh sát khám xét tài sản, điều tra tài chính cá nhân, bắt giữ mà không cần lệnh, giám sát điện thoại, internet và yêu cầu các công ty công nghệ gỡ bỏ nội dung bị xem là vi phạm (điều 43).
Các điều khoản đáng chú ý khác của NSL bao gồm: cho phép chuyển một số vụ án sang xét xử tại đại lục (Bắc Kinh tuyên bố chỉ áp dụng với “số lượng rất nhỏ”); thành lập ủy ban an ninh quốc gia tại Hồng Kông với cố vấn do Bắc Kinh bổ nhiệm với quyền điều tra và xử lý các vụ án mà chính quyền Hồng Kông không thể xử lý; Bắc Kinh có quyền diễn giải luật, và luật của Bắc Kinh được ưu tiên nếu có xung đột với luật Hồng Kông; xét xử kín một số phiên tòa; cho phép nghe lén và giám sát nghi phạm; tăng cường quản lý các tổ chức phi chính phủ và hãng thông tấn nước ngoài; coi phá hoại công trình giao thông công cộng là khủng bố; cấm người bị kết tội theo luật ứng cử vào chức vụ công; và cho phép phạt tiền các công ty vi phạm.
Về mặt pháp lý, việc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (National People’s Congress - NPC) ban hành NSL trực tiếp cho Hồng Kông, thay vì để Hồng Kông tự ban hành theo Điều 23 của Luật Cơ bản, đã vi phạm khung pháp lý trên (Luật Cơ bản quy định rõ ràng rằng Hồng Kông phải tự ban hành các luật liên quan đến an ninh quốc gia (Điều 23), nghĩa là Chính phủ Trung ương không được áp đặt luật lên Hồng Kông), vi phạm nguyên tắc tự trị của Hồng Kông và giới hạn quyền lực của NPC theo Luật Cơ bản.
Thực tế, NSL đã được sử dụng như cơ sở pháp lý để chính quyền Hồng Kông, dưới sự giám sát của Trung Quốc đại lục, bắt giữ hàng chục nhà hoạt động, nhà lập pháp và nhà báo ủng hộ dân chủ, hạn chế quyền bỏ phiếu, tự do báo chí và ngôn luận. Ví dụ điển hình là trường hợp của Jimmy Lai, người sáng lập Apple Daily, một tờ báo ủng hộ dân chủ nổi tiếng tại Hồng Kông. Tờ báo này được thành lập vào năm 1995 và thường xuyên chỉ trích chính quyền Trung Quốc và chính quyền Hồng Kông “thân Trung”. Tuy nhiên, Apple Daily đã bị buộc phải dừng hoạt động từ ngày 24/6/2021, do tờ báo bị cáo buộc vi phạm luật an ninh quốc gia của Hồng Kông. Cụ thể, theo cáo buộc, Apple Daily đã vi phạm điều 29 bởi vì đã kêu gọi trừng phạt từ nước ngoài nhắm vào Trung Quốc và Hồng Kông.
Tháng 3/2024, Sắc lệnh Bảo vệ An ninh Quốc gia (Safeguarding National Security Ordinance - SNSO) đã được các nhà lập pháp Hồng Kông “nhất trí” thông qua một cách gấp rút, tiếp tục củng cố sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với các quyền và sự tự do của thành phố. Động thái này là một bước mở rộng của NSL 2020, với phạm vi rộng hơn, quy định cụ thể hơn, và bổ sung nhiều tội danh mới: phản quốc (phần 2), tội khởi nghĩa, kích động nổi loạn và bất mãn, và hành động có ý định phản loạn (phần 3), các tội liên quan đến bí mật nhà nước và gián điệp (phần 4), tội phá hoại gây nguy hại đến an ninh quốc gia (phần 5), sự can thiệp từ bên ngoài gây nguy hại đến an ninh quốc gia và việc các tổ chức tham gia vào các hoạt động đe dọa an ninh quốc gia (phần 6).
Đồng thời, SNSO cũng mở rộng quyền hạn của chính quyền, siết chặt kiểm soát tổ chức và cá nhân. Cụ thể, tại phần 7 trong SNSO, cảnh sát được phép giam giữ nghi phạm lâu hơn để điều tra, nhưng tổng thời gian giam giữ không vượt quá 14 ngày sau thời gian giam giữ ban đầu (điều 78), đồng thời có quyền trì hoãn hoặc giám sát cuộc gặp với luật sư nếu nghi phạm bị cáo buộc liên quan đến an ninh quốc gia (điều 79).
Đáng quan tâm, sự “nhất trí” này không khó lý giải, bởi lẽ, như đã đề cập ở phần trên, chính quyền Hồng Kông đã tiến hành một loạt các biện pháp đàn áp và cải tổ hệ thống trong những năm qua nhằm loại bỏ mọi tiếng nói đối lập. Các phong trào ủng hộ dân chủ bị đàn áp, hệ thống pháp lý và bầu cử bị cải tổ theo hướng chỉ cho phép các ứng cử viên trung thành với Bắc Kinh tham gia. Hậu quả là trong cơ quan lập pháp Hồng Kông gần như không còn sự hiện diện của phe đối lập, do họ đã bị loại khỏi quá trình bầu cử ngay từ đầu và mất đi khả năng tạo ảnh hưởng để phản đối các chính sách do chính quyền thân Bắc Kinh đưa ra.
Việc áp đặt NSL và SNSO đã trao cho cảnh sát những quyền hạn mới, dẫn đến hàng trăm vụ bắt giữ và sự biến mất của nhiều nhóm hoạt động xã hội. Dù chính quyền tuyên bố các biện pháp này đã giúp khôi phục sự “ổn định” cho thành phố, nhưng chúng đã làm xói mòn nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản và phá hoại hệ thống pháp lý riêng biệt của Hồng Kông.
Hồng Kông dậy sóng
Không giống như Trung Quốc, Hồng Kông có các tổ chức chính trị và đảng phái đối lập. Do đó, tiếng nói chính trị của họ ở thành phố này đa dạng hơn.
Năm 2003, khi chính quyền Hồng Kông đưa ra dự thảo luật an ninh quốc gia, phong trào dân chủ tại Hồng Kông thu hút sự quan tâm từ cộng đồng quốc tế, khi hơn 500.000 người dân tại thành phố đã xuống đường phản đối. Áp lực từ người dân buộc chính quyền phải rút lại dự luật, đánh dấu một chiến thắng quan trọng trong nỗ lực bảo vệ tự do cá nhân.
Năm 2014, Hồng Kông lại dậy sóng khi Bắc Kinh công bố kế hoạch cải cách bầu cử, cho phép người dân bầu chọn Đặc khu trưởng nhưng chỉ trong khuôn khổ các ứng viên được Bắc Kinh phê duyệt. Đêm ngày 31/8/2014, phong trào phản đối nhanh chóng bùng nổ, dẫn đầu bởi sinh viên và nhóm “Occupy Central with Love and Peace” (thường biết đến với tên ngắn gọn là “Occupy Central” – “Chiếm Trung tâm”). Từ một cuộc tẩy chay lớp học của sinh viên, các cuộc biểu tình lan rộng với hàng chục nghìn người chiếm lĩnh trung tâm tài chính, biến các tuyến đường chính thành không gian đấu tranh.
Hình ảnh chiếc ô – được người biểu tình sử dụng để che chắn khỏi hơi cay, vòi rồng, và bình xịt hơi cay của cảnh sát – đã trở thành biểu tượng cho tinh thần phản kháng của phong trào, vốn được gọi là Phong trào Dù vàng (Umbrella Movement). Đồng thời, chiếc ô, một vật dụng gia đình vô hại được giơ lên chống lại các cảnh sát đội mũ bảo hiểm đang sử dụng chất độc để kiểm soát đám đông, là hình ảnh đầy sinh động. Bởi lẽ, nó phản ánh rõ nét sự bất cân xứng giữa một tâm thế phòng thủ, vô hại và một lực lượng quyền uy với quyền lực cưỡng ép.
Phong trào khai sinh ra một thế hệ lãnh đạo ủng hộ dân chủ mới như Joshua Wong, Agnes Chow, và Nathan Law, nhưng cũng đánh dấu một bước lùi trong quan hệ Hồng Kông - Trung Quốc. Đồng thời, phong trào là chất xúc tác cho sự trỗi dậy của tư tưởng “địa phương”, khi một số người kêu gọi quyền tự trị lớn hơn, thậm chí đặt vấn đề về mối quan hệ với đại lục.
Nửa thập kỷ sau Phong trào Dù vàng, tình hình chính trị - xã hội ở Hồng Kông lại dậy sóng. Mùa hè năm 2019, Hồng Kông chứng kiến những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử thành phố. Hơn hai triệu người xuống đường để phản đối dự luật dẫn độ với điều khoản cho phép chuyển giao người bị buộc tội sang xét xử tại Trung Quốc đại lục. Nỗi lo ngại về hệ thống tư pháp không minh bạch của Trung Quốc khiến nhiều người dân Hồng Kông xem dự luật này là mối đe dọa nghiêm trọng đến sự tự do và quyền con người. Biểu tình kéo dài nhiều tháng, từ ôn hòa đến bạo lực, bao gồm việc chiếm sân bay, phá hoại cơ sở hạ tầng và đụng độ với cảnh sát. Thậm chí, như một sự nhắc nhở về Phong trào Dù vàng 2014, xã hội Hồng Kông bắt đầu chia rẽ giữa những người “vàng” ủng hộ người biểu tình và những người “xanh” ủng hộ cảnh sát và Bắc Kinh.
Mặc dù dự luật bị rút lại vào ngày 23/10/2019, Bắc Kinh tiếp tục đáp trả lực lượng biểu tình ủng hộ các giá trị dân chủ và có tư tưởng ly khai. Những nhà cầm quyền đại lục siết chặt kiểm soát tình hình Hồng Kông thông qua NSL 2020 - với những điều khoản nghiêm ngặt nhằm trừng phạt các hành vi ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với các thế lực bên ngoài.
Phản ứng của quốc tế
Chính phủ Anh đã triển khai nhiều biện pháp để hỗ trợ người dân Hồng Kông, bao gồm việc mở rộng con đường nhập tịch thông qua chương trình BNO visa (British National (Overseas)) cho người dân Hồng Kông có hộ chiếu BNO. Động thái này được coi là phản ứng trực tiếp đối với NSL do Trung Quốc áp đặt vào tháng 6/2020, mà London cho rằng vi phạm Tuyên bố chung Trung - Anh năm 1984. Văn kiện năm 1984 cam kết duy trì hệ thống pháp lý độc lập và quyền tự do của Hồng Kông trong ít nhất 50 năm sau khi thành phố được trao trả về Đại lục.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một podcast vào tháng 10/2024, cam kết sẽ “100%” đưa Jimmy Lai ra khỏi Trung Quốc nếu đắc cử”, nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do báo chí và chống lại các động thái đàn áp của Bắc Kinh. Nhưng đáp lại, Hồng Kông cho rằng Mỹ không nên can thiệp vào vấn đề của thành phố. Đáng chú ý, vào ngày 28/11/2019, sau nhiều tháng diễn ra các cuộc biểu tình trên toàn Hồng Kông phản đối dự luật dẫn độ, Tổng thống Trump đã ký ban hành Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông để ủng hộ những người biểu tình ủng hộ dân chủ trong thành phố. Đạo luật cũng yêu cầu Mỹ thực hiện đánh giá hàng năm về mức độ tự chủ của Hồng Kông để quyết định liệu đặc khu này có đủ điều kiện duy trì quy chế thương mại đặc biệt với Mỹ hay không, xem xét các vấn đề liên quan đến việc Bắc Kinh có can thiệp vào quyền tự do và pháp trị của Hồng Kông hay không, và đảm bảo rằng người dân Hồng Kông tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa không bị ảnh hưởng khi xin thị thực vào Mỹ, ngay cả khi họ bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình.
Đáp lại những lo ngại và chỉ trích từ nước ngoài, chính quyền Hồng Kông cho biết phản hồi về luật này phần lớn là tích cực, và theo đó đã lên tiếng phản bác, cáo buộc những quan điểm phản đối này đã “bôi nhọ và tấn công một cách ác ý vào nhân quyền, quyền tự do và pháp quyền” khi nói về luật an ninh của Hồng Kông. Chính quyền tại đây thông báo rằng trong quá trình tham vấn cộng đồng, họ nhận được hơn 13.000 ý kiến, trong đó gần 99% ủng hộ hoặc có phản hồi tích cực. Chỉ 93 ý kiến (0,71%) phản đối, và hơn 10 trong số đó bị quy là từ “các tổ chức chống Trung Quốc ở nước ngoài hoặc những người chạy trốn”. Dựa trên kết quả này, chính quyền địa phương khẳng định NSL nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ công chúng.
Bài học cho Đài Loan
Hồng Kông, từng được biết đến như một biểu tượng của tự do và dân chủ, đang dần đánh mất bản sắc và sự tự do. Từ một đặc khu được ví như một trung tâm kinh tế của châu Á dưới hệ thống thông luật kiểu Anh, Hồng Kông giờ đây bước vào thời kỳ mới của chủ nghĩa chuyên chế. Việc này không chỉ làm dấy lên lo ngại về tương lai của trung tâm tài chính toàn cầu này, mà còn đẩy môi trường kinh doanh và làm việc nơi đây vào thế rủi ro và đầy khó khăn, làm suy yếu sức hấp dẫn vốn có của Hồng Kông.
Đối với người dân Hồng Kông, đây thực sự là một bước ngoặt. Hồng Kông giờ đây đang đối mặt với sự bó hẹp dần của tự do và những quyền cơ bản mà họ từng được hưởng khi còn là thuộc địa của Anh. Giai đoạn chuyển giao 50 năm từ một nền chính trị phương Tây sang chế độ chuyên chế Trung Quốc rõ ràng không đủ để người dân Hồng Kông thích nghi, nhất là khi Bắc Kinh ngày càng áp dụng những biện pháp mạnh mẽ và không khoan nhượng nhằm kiểm soát chặt chẽ các quyền con người. Điều rõ ràng và không thể chối cãi là những vị trí lãnh đạo Hồng Kông vốn có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người dân cũng dần bị thay thế bởi những người trung thành với Bắc Kinh.
Về tầm nhìn của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Đài Loan, sau khi Mỹ chính thức công nhận Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc vào năm 1979 (Mỹ cắt đứt quan hệ chính thức nhưng vẫn duy trì các mối quan hệ văn hóa, thương mại và các mối quan hệ không chính thức khác với Trung Hoa Dân Quốc), Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) đã chuyển chiến lược từ “giải phóng Đài Loan” sang “thống nhất hòa bình”.
Đặng Tiểu Bình đã đề cập đến ý tưởng “nhất quốc lưỡng chế” trong “Thư gửi đồng bào tại Đài Loan” vào tháng 1/1979 nhằm mục tiêu thống nhất hòa bình với Đài Loan. Trong thư, Đặng nêu rõ Đài Loan sẽ được giữ nguyên hệ thống chính trị và kinh tế hiện hành. Thực tế, năm 1960, Mao Trạch Đông (Mao Zedong) đã “đề nghị” rằng nếu Đài Loan trở về với Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ trao cho chính quyền Đài Loan quyền tự chủ cao về quân sự, chính trị và bổ nhiệm quan chức, ngoại trừ các vấn đề đối ngoại. Đây là tiền đề của “nhất quốc lưỡng chế”. Nhưng đến năm 1979 thì Đặng Tiểu Bình mới chính thức phát triển khái niệm này, cam kết tôn trọng thực tế và hệ thống hiện tại của Đài Loan nếu họ thống nhất với đại lục.
Mô hình “nhất quốc lưỡng chế” ở Hồng Kông đã để lại hậu quả nghiêm trọng: tự do, pháp quyền và nhân quyền của người dân bị xói mòn. Đây là điều người dân Đài Loan không thể chấp nhận, khi tự do và dân chủ là giá trị cốt lõi và là ngọn đuốc soi đường cho “phương cách sống” (way of life) và sự phát triển của hòn đảo.
Từ những gì đã xảy ra ở Hồng Kông, Đài Loan nhìn nhận các cam kết của Bắc Kinh với sự hoài nghi sâu sắc, lo ngại rằng kịch bản tương tự có thể lặp lại, bất chấp những lời hứa của Trung Quốc về việc chính sách “nhất quốc lưỡng chế” được thực hiện ở Đài Loan có thể linh hoạt và tự do hơn so với Hồng Kông và Ma Cao (Ma Cao trở về Trung Quốc thông qua một quá trình chuyển giao chủ quyền từ Bồ Đào Nha sang Trung Quốc, kết thúc vào ngày 20/12/1999).
Cử tri Đài Loan những năm gần đây không thấy thuyết phục với đề nghị từ chính quyền đại lục. Năm 2016, người dân Đài Loan đã bầu bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), người có quan điểm độc lập trong quan hệ đối ngoại, bao gồm cả quan hệ với Trung Quốc, như được thể hiện trong “Bốn điều phải” và “Ba lớp bảo vệ”, làm tổng thống. Bốn điều phải gồm: Phải thừa nhận sự tồn tại của Trung Hoa Dân Quốc, phải tôn trọng ý chí của 23 triệu người dân trong việc duy trì tự do và dân chủ, phải xử lý những khác biệt giữa chúng ta (tức là giữa Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) bằng phương thức hòa bình và bình đẳng, phải là chính phủ hoặc cơ quan công quyền được chính phủ ủy quyền ngồi xuống đàm phán. Ba lớp bảo vệ nêu rõ: bảo vệ an toàn đời sống dân sinh, bảo vệ an toàn thông tin, bảo vệ dân chủ trong các tương tác giữa hai bờ eo biển. Đến năm 2020, bà Thái Anh Văn đã thể hiện rõ hơn lập trường cứng rắn chống lại Bắc Kinh, công khai bác bỏ mô hình “nhất quốc lưỡng chế”.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận khách quan rằng Đài Loan dưới thời của bà Thái Anh Văn hoàn toàn có “chỗ dựa” vững chắc để công khai bác bỏ mô hình “nhất quốc lưỡng chế”. Mối quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ đã được củng cố qua chuyến thăm năm 2022 của Chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc bấy giờ là Nancy Pelosi, đồng thời thể hiện vai trò quan trọng của Đài Loan trên trường quốc tế. Chuyến thăm này, ở một mức độ nào đó, đã củng cố sự tự tin và kiên định của Đài Loan trong lập trường chống lại các hành vi cưỡng ép của Bắc Kinh.
Lại Thanh Đức (Lai Ching-te), Tổng thống Đài Loan đương nhiệm, trong bài phát biểu nhậm chức ngày 20/5/2024, đã thể hiện sự tiếp nối về tư tưởng và chính sách với người tiền nhiệm thông qua chủ trương “dân chủ, hòa bình, và thịnh vượng”. Ngày 10/10/2024, nhân Quốc khánh Đài Loan, ông Lại tiếp tục nhấn mạnh rằng “Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không phụ thuộc lẫn nhau” (The Republic of China and the People’s Republic of China are not subordinate to each other), khẳng định sự độc lập tương đối của Đài Loan. Điều này cho thấy, về cơ bản, chính sách của Đài Loan đối với Trung Quốc dưới thời ông Lại Thanh Đức sẽ không có sự thay đổi lớn lao so với chính sách của người tiền nhiệm.
Quay lại vào thời Trump 1.0, Trung Quốc đã vô cùng tức giận khi Tổng thống đắc cử Donald Trump điện đàm với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Cuộc điện đàm này phá vỡ tiền lệ ngoại giao kéo dài hàng thập kỷ kể từ khi Tổng thống Jimmy Carter chuyển quan hệ ngoại giao từ Đài Loan sang Trung Quốc vào năm 1979, làm dấy lên lo ngại về một sự nâng cấp quan hệ Mỹ - Đài một cách không chính thức. Đối với Bắc Kinh, đây là hành động thách thức chính sách “Một Trung Quốc” và đe dọa vượt qua “lằn ranh đỏ” trong quan hệ Mỹ - Trung.
Bước sang nhiệm kỳ Trump 2.0, lập trường của Nhà Trắng càng trở nên khó đoán khi vào tháng 1/2025, Washington thể hiện lập trường thận trọng khi tái khẳng định không ủng hộ Đài Loan độc lập, nhưng gần đây, Mỹ đã có những động thái ngược lại như gỡ bỏ nội dung trong ‘Fact Sheet’ liên quan đến việc không ủng hộ Đài Loan độc lập (bỏ cụm từ: “we do not support Taiwan independence”).
Thêm vào đó, Mỹ có những bước đi tuy không trực tiếp tác động đến Đài Loan nhưng đã khiến vị thế của hòn đảo dễ bị tổn thương hơn. Tham vọng bành trướng lãnh thổ của Mỹ, thể hiện qua việc Mỹ muốn đưa đảo Greenland, kênh đào Panama, và thậm chí Canada vào phạm vi kiểm soát của mình đã tạo ra một tiền lệ nguy hiểm: nếu Mỹ có thể theo đuổi một động thái như vậy, Trung Quốc hoàn toàn có thể viện dẫn lý do để tăng cường kiểm soát Đài Loan.
Mỹ vốn được xem là trụ cột của trật tự thế giới tự do dân chủ, nhưng những gì Washington đang làm để phục vụ tham vọng “Nước Mỹ trên hết” (America First) của Trump lại làm xói mòn chuẩn mực này. Thay vì củng cố hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ (rules-based international order), Mỹ dường như xem nhẹ hệ thống này và không có ý định củng cố nó dựa trên ngoại giao, chủ nghĩa đa phương, và thúc đẩy các chương trình viện trợ (ngày 4/2, Bộ Ngoại giao Mỹ ra lệnh đóng cửa các phái bộ USAID ở nước ngoài; ngày 26/2 Bộ Ngoại giao tuyên bố Mỹ sẽ cắt 92% hợp đồng cho các chương trình phát triển nước ngoài của USAID).
Câu hỏi đặt ra là, chính quyền Lại Thanh Đức sẽ điều chỉnh cách tiếp cận đối với chính sách “nhất quốc lưỡng chế” trong bối cảnh Mỹ liên tục thay đổi lập trường như thế nào?
Trong bối cảnh Mỹ không rõ ràng trong lập trường đối với sự độc lập của Đài Loan và hạn chế can thiệp sâu vào vấn đề eo biển Đài Loan, Đài Loan có thể phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng từ Bắc Kinh. Theo đó, Đài Bắc phải thận trọng hơn trong các phát ngôn và hành động, tránh những động thái bị coi là “khiêu khích” Bắc Kinh. Điều này đồng nghĩa với việc Đài Loan có thể phải điều chỉnh cách tiếp cận, thay vì công khai bác bỏ mô hình “nhất quốc lưỡng chế” một cách mạnh mẽ như dưới thời bà Thái Anh Văn. Dưới thời Trump 2.0, chính quyền Lại Thanh Đức có thể bị buộc phải lựa chọn giữa đẩy mạnh tự cường hoặc chấp nhận một số nhượng bộ để duy trì sự ổn định và tránh leo thang căng thẳng với Trung Quốc.
Nhìn chung, bốn năm tiếp sẽ là chứng kiến nhiều biến động với Đài Loan, không chỉ bởi sức ép của Bắc Kinh mà còn từ sự khó đoán từ phía Nhà Trắng. Đài Loan không thể chuyển sang một chiến lược khác hay lựa chọn một đồng minh khác (ngoài Mỹ) để đối đầu với Trung Quốc. Bởi lẽ, không quốc gia nào sẵn sàng hoặc có khả năng đảm nhận vai trò đảm bảo an ninh cho Đài Loan như Mỹ - quốc gia có tiềm lực quân sự và sức mạnh kinh tế số một thế giới mặc cho sự lớn mạnh của Trung Quốc. Chính điều này càng khiến Đài Loan dễ bị tổn thương trước những “ý định bất chợt” và các chính sách “thay đổi như chong chóng” của Tổng thống Trump.
***
Tình hình Hồng Kông hiện tại là minh chứng rõ ràng cho sự xung đột giữa hai hệ thống chính trị. Từ một đặc khu hành chính tự do, năng động, Hồng Kông đã phải chịu nhiều tổn thất khi Bắc Kinh gia tăng kiểm soát, đi ngược lại những cam kết trong Tuyên bố chung Trung - Anh và tinh thần “nhất quốc lưỡng chế”. Những cải cách chính trị và pháp lý gần đây không chỉ làm suy yếu quyền tự chủ của Hồng Kông mà còn làm dấy lên sự bất mãn trong lòng người dân, đẩy thành phố vào nguy cơ mất đi vị thế đặc biệt trên trường quốc tế.
Những diễn biến tại Hồng Kông chính là lời cảnh báo rõ ràng cho Đài Loan. Bắc Kinh từng hứa hẹn rằng mô hình “nhất quốc lưỡng chế” áp dụng cho Đài Loan sẽ linh hoạt và rộng mở hơn, nhưng thực tế áp dụng tại Hồng Kông đã làm dấy lên lo ngại rằng mọi cam kết có thể dễ dàng bị chính quyền ở Trung Nam Hải vi phạm. Với nhận thức rằng tự do và dân chủ là những giá trị cốt lõi không thể thương lượng, Đài Loan đã chọn cách tự khẳng định bản sắc và quyền tự quyết. Đài Loan hoàn toàn có lý do chính đáng để hoài nghi những cam kết từ Bắc Kinh và củng cố sức mạnh nội tại nhằm chống lại mọi nỗ lực áp đặt từ bên ngoài.
Lê Nguyễn Anh Thy
Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Mối quan tâm của Thy là lịch sử và chính trị quốc tế.
Từ khoá: Hồng Kông Đài Loan Trung Quốc nhất quốc lưỡng chế một quốc gia hai chế độ