“Vấn đề Ukraine” trong quan hệ Mỹ - Nga thời Trump 2.0
Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể thông qua cách tiếp cận hòa dịu và thực dụng để giải quyết vấn đề Ukraine. Tuy nhiên, khác biệt về quan điểm giữa Mỹ, Nga, châu Âu, và Ukraine có thể cản trở các bước tiến thực chất trong quan hệ Mỹ - Nga.
Vào ngày 7/11, trong phiên toàn thể Hội nghị thường niên Câu lạc bộ Thảo luận quốc tế Valdai lần thứ 21 diễn ra ở thành phố Sochi (Nga), Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi lời chúc mừng ông Donald Trump “vì đã chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ”, đồng thời để ngỏ khả năng đối thoại Nga - Mỹ. Song, ông Putin không nêu rõ hình thức, thời gian, và địa điểm cụ thể. Cùng ngày, Ngoại trưởng Sergei Lavrov bày tỏ rằng Moscow sẵn sàng đối thoại cởi mở với Mỹ nếu Washington đưa ra sáng kiến tương tự. Cũng với thông điệp không có nhiều khác biệt, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga không loại trừ khả năng Tổng thống Putin và Trump sẽ đối thoại trước thời điểm tân tổng thống Mỹ nhậm chức.
Ở chiều ngược lại, ông Trump cho biết chưa có cuộc trao đổi nào với ông Putin, song không loại trừ khả năng này, và tuyên bố “chúng tôi sẽ nói chuyện với nhau” (we'll speak).
Những sự khởi đầu tích cực như vậy có thể xuất phát từ mối quan hệ khá ổn định giữa Mỹ và Nga trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump (2017 - 2021).
Điều gì đã xảy ra trong nhiệm kỳ Trump 1.0?
Trong suốt cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, ông Trump không chỉ từ chối chỉ trích ông Putin, mà còn khen ngợi chính trị gia này “rất được tôn trọng trong chính đất nước của ông ấy và hơn thế nữa” (highly respected within his own country and beyond). Chính vì thế, ngay trong năm đầu nhiệm kỳ, chính quyền Trump đã có nhiều động thái thể hiện mong muốn hòa dịu với Nga. Chẳng hạn, vào tháng 4/2017, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Rex Tillerson đã đến thăm Nga và có cuộc tiếp kiến với Tổng thống Putin. Chính ông Tillerson cũng từng tiết lộ rằng ông Trump đã chỉ thị không để các vấn đề nội bộ gây trở ngại cho việc cải thiện quan hệ với Nga. Chỉ một tháng sau, Ngoại trưởng Lavrov đã sang Washington và gặp ông Trump.
Trên tinh thần thiện chí đó, vào tháng 7, hai nguyên thủ đã gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hamburg (Đức). Cuộc gặp dự kiến diễn ra trong 35 phút, nhưng sau đó đã kéo dài thành 2 giờ 16 phút. Dù không dẫn đến những thay đổi to lớn cho quan hệ Mỹ - Nga, nhưng cuộc hội đàm hơn hai tiếng đồng hồ hứa hẹn những tiến triển trong quan hệ hai nước.
Sang năm 2018, Hội nghị Thượng đỉnh chính thức đầu tiên giữa Nga và Mỹ đã được tổ chức tại thủ đô Helsinki (Phần Lan). Cũng giống như cuộc gặp một năm trước đó, ông Trump cùng người đồng cấp đã hội đàm hơn hai giờ đồng hồ, và phần lớn các vấn đề chỉ dừng lại ở mức độ thảo luận, không có thỏa thuận chính thức nào được ký kết.
Ông Trump đã lý giải ngắn gọn cho ý nghĩa của việc ông mong muốn tương tác với ông Putin hay các nhà lãnh đạo độc tài khác trên thế giới: “Mọi người không hiểu, nhưng việc có mối quan hệ tốt với các nhà lãnh đạo của các quốc gia khác là một điều tốt” (People don’t understand, having a good relationship with leaders of other countries is a good thing).
Tuy nhiên, lý do chủ yếu cho quyết định của ông Trump có thể xuất phát từ tính toán rằng việc hòa dịu với Nga là quân bài để ông mặc cả với châu Âu. Nếu không muốn bị bỏ rơi, châu Âu cần tăng mạnh chi tiêu quốc phòng vì việc này giúp Washington giảm gánh nặng ngân sách với NATO. Dưới thời Trump 1.0, sự bảo vệ mà Mỹ dành cho châu Âu không phải là đương nhiên.
Về góc độ cá nhân, trước khi nhậm chức tổng thống, ông Trump thường xuyên lui tới Nga để trao đổi chuyện làm ăn, và có mối quan hệ lợi ích tại đây. Đây cũng có thể là một nguyên nhân giải thích tại sao ông Trump có thiện cảm với cường quốc này.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác gây tranh cãi hơn là dường như Moscow đã tham gia vào việc “tiếp sức” để ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ. Theo báo cáo kết luận từ Công tố viên đặc biệt Robert Mueller (người được Bộ Tư pháp Mỹ bổ nhiệm để điều tra về những cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016) vào năm 2019, không có bằng chứng cho thấy nhóm vận động tranh cử của ông Trump đã thông đồng với Nga. Tuy nhiên, các cơ quan tình báo Mỹ cáo buộc rằng sự can thiệp của Moscow đã gián tiếp giúp sức cho nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa. Cụ thể, tin tặc có liên hệ với chính phủ Nga đã xâm nhập vào hệ thống email của Ủy ban Quốc gia Dân chủ (Democratic National Committee) và Chủ tịch chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton là John Podesta, sau đó làm rò rỉ các thông tin nhạy cảm ra bên ngoài. Trong khi đó, Cơ quan Nghiên cứu Internet (Internet Research Agency) của Nga đã sử dụng mạng xã hội để lan truyền thông tin sai lệch nhằm ủng hộ ông Trump và hạ bệ bà Clinton.
Tuy không tệ đi, nhưng quan hệ Nga - Mỹ cũng không tốt lên là bao. Dù thế nào đi nữa, ông Trump vẫn theo đuổi các lợi ích cho nước Mỹ đồng thời nỗ lực giảm thiểu sự phản đối trong nước vì đã hòa dịu với Moscow. Trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump đã chấp thuận bán hệ thống tên lửa chống tăng Javelin cho Ukraine (điều mà chính quyền Barack Obama đã từng cân nhắc nhưng không thực hiện), cũng như tiếp tục duy trì và mở rộng các biện pháp trừng phạt liên quan đến việc Nga sáp nhập Crimea hồi năm 2014. Bước đi này cho thấy Mỹ vẫn cần Ukraine để kiềm chế Nga ở châu Âu, cũng như chứng minh rằng các chỉ trích của lưỡng đảng về việc Trump quá mềm mỏng với Moscow chưa hẳn đã thuyết phục.
Ngoài ra, Trump đã quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty - INF) với lý do cho rằng Nga đã thử nghiệm và triển khai một hệ thống tên lửa bị cấm. Theo Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Mike Pompeo, trong vòng sáu tháng trước khi Washington chính thức rút khỏi INF, nước này đã cho Nga “cơ hội cuối cùng” (final opportunity) để sửa chữa, nhưng cuối cùng Moscow vẫn quyết định giữ hệ thống tên lửa trên.
Như vậy, trong nhiệm kỳ Trump 1.0, quan hệ Mỹ - Nga diễn biến theo chiều hướng tương đối tích cực, phần lớn là nhờ các nỗ lực mang tính cá nhân của ông Trump. Tuy nhiên, những nét hòa dịu này cần được đặt trong một bức tranh căng thẳng thường trực Mỹ - Nga. Bởi lẽ, người đứng đầu Nhà Trắng vẫn cần kiềm chế Moscow, đồng thời xoa dịu các quan điểm “diều hâu” trong chính phủ đối với Nga.
Nhân tố Ukraine trong quan hệ Mỹ - Nga
Sau khi ông Trump đắc cử, những khởi đầu là tương đối thuận lợi cho quan hệ Nga - Mỹ. Dù vậy, Bộ Ngoại giao Nga thừa nhận rằng nước này “không ảo tưởng” (no illusions) và cho rằng Washington sẽ duy trì lập trường chống lại Moscow, bất kể đảng chính trị nào nắm quyền.
Trong thời gian tới, vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm nhất của Mỹ và Nga sẽ là cuộc chiến ở Ukraine, nơi ông Trump đã hứa hẹn sẽ kết thúc trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức.
Để thực hiện lời hứa, Tổng thống Trump đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Emmanuel Macron và Volodymyr Zelensky ở thủ đô Paris (Pháp) vào ngày 7/12. Tại đây, ông Trump thẳng thắn khẳng định không ủng hộ tư cách thành viên của Ukraine trong NATO. Bên cạnh đó, ông Trump kịch liệt phản đối Kiev dùng tên lửa do Mỹ cung cấp để tập kích mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga, vì theo ông, đây là quyết định “ngu ngốc” (stupid), làm leo thang xung đột.
Tuy nhiên, ông Trump cũng muốn thấy một đất nước Ukraine vững mạnh, được trang bị vũ khí tốt để có thể hướng tới lệnh ngừng bắn. Đồng thời, ông cho rằng châu Âu nên đóng vai trò chính trong việc bảo vệ và hỗ trợ Ukraine bằng cách cho binh sĩ châu Âu hiện diện tại nước này để giám sát lệnh ngừng bắn trong trường hợp Moscow và Kiev đạt thỏa thuận. Ông Trump không loại trừ khả năng Mỹ hỗ trợ động thái trên, nhưng nhấn mạnh quân nhân nước này sẽ không đến Ukraine.
Đây là một nước đi mang nhiều lợi ích cho Mỹ, bởi suy cho cùng, ông Trump đang lộ rõ ý đồ muốn chuyển toàn bộ trách nhiệm đảm bảo an ninh ở Ukraine sang các đồng minh châu Âu. Về phần mình, Washington có lẽ chỉ đóng một nhiệm vụ duy nhất là hỗ trợ trang bị vũ khí cho Kiev, nhưng hiện chưa rõ về hạn mức và các cam kết cụ thể.
Trước các đề xuất trên, Tổng thống Putin có lẽ sẽ khó mà chấp nhận thỏa hiệp. Yêu cầu cứng rắn của Moscow là Kiev không chỉ từ bỏ hoàn toàn ý định gia nhập NATO (điều mà ông Trump đã nhắc đến ở trên), mà còn phải rút toàn bộ lực lượng khỏi bốn vùng lãnh thổ mà Nga đã tuyên bố sáp nhập (gồm Zaporizhzhia, Kherson, Donetsk và Lugansk), và phi quân sự hóa, phi phát xít hóa đất nước như đã thỏa thuận trong các cuộc đàm phán hòa bình vào tháng 3/2022 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Việc ông Trump vẫn muốn trang bị vũ khí và đưa quân đội châu Âu vào lãnh thổ Ukraine có thể xem là sự phủ nhận với hai điều kiện sau của Moscow.
Có lý do để tin Nga sẽ cứng rắn với các điều kiện của mình, bởi theo cập nhật của Bộ trưởng Quốc phòng nước này là Andrei Belousov vào giữa tháng 12, lực lượng Ukraine hiện chỉ còn kiểm soát dưới 1% diện tích vùng Lugansk, 25 - 30% diện tích ba vùng Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson. Cũng theo ông Andrei Belousov, trong năm 2024, Moscow đã kiểm soát thêm gần 4.500 km2 lãnh thổ Ukraine, tương đương 30km2 mỗi ngày. Với thế trận chiến trường thuận lợi như vậy, ưu tiên hàng đầu trong năm 2025 của Nga là giành thắng lợi chung cuộc trong chiến dịch quân sự đặc biệt.
Bên cạnh đó, từ khi cuộc chiến nổ ra, Mỹ và phương Tây nhiều lần tổ chức họp với Ukraine để thảo luận các vấn đề liên quan đến chiến sự, gồm cả giải pháp nhằm chấm dứt giao tranh, sau đó mới thông báo đến Nga. Kết quả là, những đề xuất của phương Tây sau khi đàm phán riêng với Ukraine đều bị Nga bác bỏ.
Việc Nga không nhiệt tình ngồi vào bàn đàm phán sẽ gây nhiều khó khăn mà chính quyền sắp tới tại Washington. Để vượt qua tình trạng bế tắc hiện tại, nước Mỹ dưới thời Trump 2.0 phải thay đổi cách thức tiếp cận cuộc chiến.
Một giải pháp có lẽ ổn thỏa hơn dành cho Mỹ trong thời gian tới là nước này chủ động liên hệ bước đầu với Nga (trước khi trao đổi với Ukraine) để thảo luận về các nội dung đàm phán. Để việc này khả thi, Mỹ có lẽ phải dẹp bỏ những ý tưởng vừa qua về việc khuyến khích châu Âu đưa quân vào Ukraine, vì Moscow có khả năng sẽ từng bước, hoặc cùng lúc, có hai nhóm phản ứng mạnh, bao gồm (1) bác bỏ, phản đối, lên án việc châu Âu triển khai quân đội tại Ukraine và (2) gia tăng các hoạt động căng thẳng về quân sự, như châm ngòi cho các sự cố nhằm làm suy yếu uy tín của NATO, triển khai thêm lực lượng dọc theo biên giới phía tây của Nga, hoặc đe dọa trực tiếp đến các lực lượng gìn giữ hòa bình được triển khai ở Ukraine.
Thông qua các cuộc trao đổi, Washington có thể xác định rõ ràng với Moscow đâu là những yêu cầu có thể thương lượng, và đâu là “giới hạn đỏ” không thể vượt qua. Với một chính trị gia thực dụng như ông Trump, kịch bản này hoàn toàn có thể xảy ra (dù không công khai), bởi suy cho cùng, Nga vẫn đang nắm ưu thế quá lớn trên chiến trường, do đó thảo luận với nước này trước rồi sau đó làm việc với Ukraine để gây sức ép với Moscow là khả dĩ hơn.
Tuy nhiên, bất kỳ lựa chọn nào trong thời gian tới đều kéo theo rất nhiều yếu tố phức tạp và khó mang lại chuyển biến tức thời “trong vòng 24 giờ” sau khi ông Trump nhậm chức. Thậm chí, với tình thế hiện nay, triển vọng về một thỏa thuận ngừng bắn và tiến tới kết thúc chiến tranh giữa Nga và Ukraine vẫn còn rất xa vời.
Ngay cả trong trường hợp ông Trump có thể dàn xếp để các bên chấp nhận một thỏa thuận nào đó, thì kịch bản có khả năng nhất là: trung lập vũ trang. Theo kịch bản này, Nga cam kết không tấn công Ukraine; còn Kiev phải từ bỏ giấc mộng gia nhập NATO và không được phép tạo điều kiện để quân đội và vũ khí nước ngoài được triển khai trên đất Ukraine.
Tóm lại, trong nhiệm kỳ tới, vấn đề Ukraine có thể trở thành “sợi dây” gắn kết và thúc đẩy ông Trump tích cực đàm phán với ông Putin. Tuy nhiên, việc đạt được giải pháp hợp lý có thể làm vừa lòng các bên là vô cùng khó khăn, nhất là khi Mỹ, Nga, Ukraine và châu Âu có quan điểm khá khác biệ trong vấn đề Ukraine. Vì lẽ đó, ông Trump, cũng như lãnh đạo các nước “lục địa già” có lẽ sẽ không nhượng bộ Moscow quá nhiều. Điều này theo đó có thể dẫn đến tình trạng bế tắc kéo dài cho cả tình hình xung đột quân sự lẫn mối quan hệ Mỹ - Nga.
Vào ngày 7/11, trong phiên toàn thể Hội nghị thường niên Câu lạc bộ Thảo luận quốc tế Valdai lần thứ 21 diễn ra ở thành phố Sochi (Nga), Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi lời chúc mừng ông Donald Trump “vì đã chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ”, đồng thời để ngỏ khả năng đối thoại Nga - Mỹ. Song, ông Putin không nêu rõ hình thức, thời gian, và địa điểm cụ thể. Cùng ngày, Ngoại trưởng Sergei Lavrov bày tỏ rằng Moscow sẵn sàng đối thoại cởi mở với Mỹ nếu Washington đưa ra sáng kiến tương tự. Cũng với thông điệp không có nhiều khác biệt, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga không loại trừ khả năng Tổng thống Putin và Trump sẽ đối thoại trước thời điểm tân tổng thống Mỹ nhậm chức.
Ở chiều ngược lại, ông Trump cho biết chưa có cuộc trao đổi nào với ông Putin, song không loại trừ khả năng này, và tuyên bố “chúng tôi sẽ nói chuyện với nhau” (we'll speak).
Những sự khởi đầu tích cực như vậy có thể xuất phát từ mối quan hệ khá ổn định giữa Mỹ và Nga trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump (2017 - 2021).
Điều gì đã xảy ra trong nhiệm kỳ Trump 1.0?
Trong suốt cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, ông Trump không chỉ từ chối chỉ trích ông Putin, mà còn khen ngợi chính trị gia này “rất được tôn trọng trong chính đất nước của ông ấy và hơn thế nữa” (highly respected within his own country and beyond). Chính vì thế, ngay trong năm đầu nhiệm kỳ, chính quyền Trump đã có nhiều động thái thể hiện mong muốn hòa dịu với Nga. Chẳng hạn, vào tháng 4/2017, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Rex Tillerson đã đến thăm Nga và có cuộc tiếp kiến với Tổng thống Putin. Chính ông Tillerson cũng từng tiết lộ rằng ông Trump đã chỉ thị không để các vấn đề nội bộ gây trở ngại cho việc cải thiện quan hệ với Nga. Chỉ một tháng sau, Ngoại trưởng Lavrov đã sang Washington và gặp ông Trump.
Trên tinh thần thiện chí đó, vào tháng 7, hai nguyên thủ đã gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hamburg (Đức). Cuộc gặp dự kiến diễn ra trong 35 phút, nhưng sau đó đã kéo dài thành 2 giờ 16 phút. Dù không dẫn đến những thay đổi to lớn cho quan hệ Mỹ - Nga, nhưng cuộc hội đàm hơn hai tiếng đồng hồ hứa hẹn những tiến triển trong quan hệ hai nước.
Sang năm 2018, Hội nghị Thượng đỉnh chính thức đầu tiên giữa Nga và Mỹ đã được tổ chức tại thủ đô Helsinki (Phần Lan). Cũng giống như cuộc gặp một năm trước đó, ông Trump cùng người đồng cấp đã hội đàm hơn hai giờ đồng hồ, và phần lớn các vấn đề chỉ dừng lại ở mức độ thảo luận, không có thỏa thuận chính thức nào được ký kết.
Ông Trump đã lý giải ngắn gọn cho ý nghĩa của việc ông mong muốn tương tác với ông Putin hay các nhà lãnh đạo độc tài khác trên thế giới: “Mọi người không hiểu, nhưng việc có mối quan hệ tốt với các nhà lãnh đạo của các quốc gia khác là một điều tốt” (People don’t understand, having a good relationship with leaders of other countries is a good thing).
Tuy nhiên, lý do chủ yếu cho quyết định của ông Trump có thể xuất phát từ tính toán rằng việc hòa dịu với Nga là quân bài để ông mặc cả với châu Âu. Nếu không muốn bị bỏ rơi, châu Âu cần tăng mạnh chi tiêu quốc phòng vì việc này giúp Washington giảm gánh nặng ngân sách với NATO. Dưới thời Trump 1.0, sự bảo vệ mà Mỹ dành cho châu Âu không phải là đương nhiên.
Về góc độ cá nhân, trước khi nhậm chức tổng thống, ông Trump thường xuyên lui tới Nga để trao đổi chuyện làm ăn, và có mối quan hệ lợi ích tại đây. Đây cũng có thể là một nguyên nhân giải thích tại sao ông Trump có thiện cảm với cường quốc này.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác gây tranh cãi hơn là dường như Moscow đã tham gia vào việc “tiếp sức” để ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ. Theo báo cáo kết luận từ Công tố viên đặc biệt Robert Mueller (người được Bộ Tư pháp Mỹ bổ nhiệm để điều tra về những cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016) vào năm 2019, không có bằng chứng cho thấy nhóm vận động tranh cử của ông Trump đã thông đồng với Nga. Tuy nhiên, các cơ quan tình báo Mỹ cáo buộc rằng sự can thiệp của Moscow đã gián tiếp giúp sức cho nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa. Cụ thể, tin tặc có liên hệ với chính phủ Nga đã xâm nhập vào hệ thống email của Ủy ban Quốc gia Dân chủ (Democratic National Committee) và Chủ tịch chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton là John Podesta, sau đó làm rò rỉ các thông tin nhạy cảm ra bên ngoài. Trong khi đó, Cơ quan Nghiên cứu Internet (Internet Research Agency) của Nga đã sử dụng mạng xã hội để lan truyền thông tin sai lệch nhằm ủng hộ ông Trump và hạ bệ bà Clinton.
Tuy không tệ đi, nhưng quan hệ Nga - Mỹ cũng không tốt lên là bao. Dù thế nào đi nữa, ông Trump vẫn theo đuổi các lợi ích cho nước Mỹ đồng thời nỗ lực giảm thiểu sự phản đối trong nước vì đã hòa dịu với Moscow. Trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump đã chấp thuận bán hệ thống tên lửa chống tăng Javelin cho Ukraine (điều mà chính quyền Barack Obama đã từng cân nhắc nhưng không thực hiện), cũng như tiếp tục duy trì và mở rộng các biện pháp trừng phạt liên quan đến việc Nga sáp nhập Crimea hồi năm 2014. Bước đi này cho thấy Mỹ vẫn cần Ukraine để kiềm chế Nga ở châu Âu, cũng như chứng minh rằng các chỉ trích của lưỡng đảng về việc Trump quá mềm mỏng với Moscow chưa hẳn đã thuyết phục.
Ngoài ra, Trump đã quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty - INF) với lý do cho rằng Nga đã thử nghiệm và triển khai một hệ thống tên lửa bị cấm. Theo Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Mike Pompeo, trong vòng sáu tháng trước khi Washington chính thức rút khỏi INF, nước này đã cho Nga “cơ hội cuối cùng” (final opportunity) để sửa chữa, nhưng cuối cùng Moscow vẫn quyết định giữ hệ thống tên lửa trên.
Như vậy, trong nhiệm kỳ Trump 1.0, quan hệ Mỹ - Nga diễn biến theo chiều hướng tương đối tích cực, phần lớn là nhờ các nỗ lực mang tính cá nhân của ông Trump. Tuy nhiên, những nét hòa dịu này cần được đặt trong một bức tranh căng thẳng thường trực Mỹ - Nga. Bởi lẽ, người đứng đầu Nhà Trắng vẫn cần kiềm chế Moscow, đồng thời xoa dịu các quan điểm “diều hâu” trong chính phủ đối với Nga.
Nhân tố Ukraine trong quan hệ Mỹ - Nga
Sau khi ông Trump đắc cử, những khởi đầu là tương đối thuận lợi cho quan hệ Nga - Mỹ. Dù vậy, Bộ Ngoại giao Nga thừa nhận rằng nước này “không ảo tưởng” (no illusions) và cho rằng Washington sẽ duy trì lập trường chống lại Moscow, bất kể đảng chính trị nào nắm quyền.
Trong thời gian tới, vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm nhất của Mỹ và Nga sẽ là cuộc chiến ở Ukraine, nơi ông Trump đã hứa hẹn sẽ kết thúc trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức.
Để thực hiện lời hứa, Tổng thống Trump đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Emmanuel Macron và Volodymyr Zelensky ở thủ đô Paris (Pháp) vào ngày 7/12. Tại đây, ông Trump thẳng thắn khẳng định không ủng hộ tư cách thành viên của Ukraine trong NATO. Bên cạnh đó, ông Trump kịch liệt phản đối Kiev dùng tên lửa do Mỹ cung cấp để tập kích mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga, vì theo ông, đây là quyết định “ngu ngốc” (stupid), làm leo thang xung đột.
Tuy nhiên, ông Trump cũng muốn thấy một đất nước Ukraine vững mạnh, được trang bị vũ khí tốt để có thể hướng tới lệnh ngừng bắn. Đồng thời, ông cho rằng châu Âu nên đóng vai trò chính trong việc bảo vệ và hỗ trợ Ukraine bằng cách cho binh sĩ châu Âu hiện diện tại nước này để giám sát lệnh ngừng bắn trong trường hợp Moscow và Kiev đạt thỏa thuận. Ông Trump không loại trừ khả năng Mỹ hỗ trợ động thái trên, nhưng nhấn mạnh quân nhân nước này sẽ không đến Ukraine.
Đây là một nước đi mang nhiều lợi ích cho Mỹ, bởi suy cho cùng, ông Trump đang lộ rõ ý đồ muốn chuyển toàn bộ trách nhiệm đảm bảo an ninh ở Ukraine sang các đồng minh châu Âu. Về phần mình, Washington có lẽ chỉ đóng một nhiệm vụ duy nhất là hỗ trợ trang bị vũ khí cho Kiev, nhưng hiện chưa rõ về hạn mức và các cam kết cụ thể.
Trước các đề xuất trên, Tổng thống Putin có lẽ sẽ khó mà chấp nhận thỏa hiệp. Yêu cầu cứng rắn của Moscow là Kiev không chỉ từ bỏ hoàn toàn ý định gia nhập NATO (điều mà ông Trump đã nhắc đến ở trên), mà còn phải rút toàn bộ lực lượng khỏi bốn vùng lãnh thổ mà Nga đã tuyên bố sáp nhập (gồm Zaporizhzhia, Kherson, Donetsk và Lugansk), và phi quân sự hóa, phi phát xít hóa đất nước như đã thỏa thuận trong các cuộc đàm phán hòa bình vào tháng 3/2022 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Việc ông Trump vẫn muốn trang bị vũ khí và đưa quân đội châu Âu vào lãnh thổ Ukraine có thể xem là sự phủ nhận với hai điều kiện sau của Moscow.
Có lý do để tin Nga sẽ cứng rắn với các điều kiện của mình, bởi theo cập nhật của Bộ trưởng Quốc phòng nước này là Andrei Belousov vào giữa tháng 12, lực lượng Ukraine hiện chỉ còn kiểm soát dưới 1% diện tích vùng Lugansk, 25 - 30% diện tích ba vùng Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson. Cũng theo ông Andrei Belousov, trong năm 2024, Moscow đã kiểm soát thêm gần 4.500 km2 lãnh thổ Ukraine, tương đương 30km2 mỗi ngày. Với thế trận chiến trường thuận lợi như vậy, ưu tiên hàng đầu trong năm 2025 của Nga là giành thắng lợi chung cuộc trong chiến dịch quân sự đặc biệt.
Bên cạnh đó, từ khi cuộc chiến nổ ra, Mỹ và phương Tây nhiều lần tổ chức họp với Ukraine để thảo luận các vấn đề liên quan đến chiến sự, gồm cả giải pháp nhằm chấm dứt giao tranh, sau đó mới thông báo đến Nga. Kết quả là, những đề xuất của phương Tây sau khi đàm phán riêng với Ukraine đều bị Nga bác bỏ.
Việc Nga không nhiệt tình ngồi vào bàn đàm phán sẽ gây nhiều khó khăn mà chính quyền sắp tới tại Washington. Để vượt qua tình trạng bế tắc hiện tại, nước Mỹ dưới thời Trump 2.0 phải thay đổi cách thức tiếp cận cuộc chiến.
Một giải pháp có lẽ ổn thỏa hơn dành cho Mỹ trong thời gian tới là nước này chủ động liên hệ bước đầu với Nga (trước khi trao đổi với Ukraine) để thảo luận về các nội dung đàm phán. Để việc này khả thi, Mỹ có lẽ phải dẹp bỏ những ý tưởng vừa qua về việc khuyến khích châu Âu đưa quân vào Ukraine, vì Moscow có khả năng sẽ từng bước, hoặc cùng lúc, có hai nhóm phản ứng mạnh, bao gồm (1) bác bỏ, phản đối, lên án việc châu Âu triển khai quân đội tại Ukraine và (2) gia tăng các hoạt động căng thẳng về quân sự, như châm ngòi cho các sự cố nhằm làm suy yếu uy tín của NATO, triển khai thêm lực lượng dọc theo biên giới phía tây của Nga, hoặc đe dọa trực tiếp đến các lực lượng gìn giữ hòa bình được triển khai ở Ukraine.
Thông qua các cuộc trao đổi, Washington có thể xác định rõ ràng với Moscow đâu là những yêu cầu có thể thương lượng, và đâu là “giới hạn đỏ” không thể vượt qua. Với một chính trị gia thực dụng như ông Trump, kịch bản này hoàn toàn có thể xảy ra (dù không công khai), bởi suy cho cùng, Nga vẫn đang nắm ưu thế quá lớn trên chiến trường, do đó thảo luận với nước này trước rồi sau đó làm việc với Ukraine để gây sức ép với Moscow là khả dĩ hơn.
Tuy nhiên, bất kỳ lựa chọn nào trong thời gian tới đều kéo theo rất nhiều yếu tố phức tạp và khó mang lại chuyển biến tức thời “trong vòng 24 giờ” sau khi ông Trump nhậm chức. Thậm chí, với tình thế hiện nay, triển vọng về một thỏa thuận ngừng bắn và tiến tới kết thúc chiến tranh giữa Nga và Ukraine vẫn còn rất xa vời.
Ngay cả trong trường hợp ông Trump có thể dàn xếp để các bên chấp nhận một thỏa thuận nào đó, thì kịch bản có khả năng nhất là: trung lập vũ trang. Theo kịch bản này, Nga cam kết không tấn công Ukraine; còn Kiev phải từ bỏ giấc mộng gia nhập NATO và không được phép tạo điều kiện để quân đội và vũ khí nước ngoài được triển khai trên đất Ukraine.
Tóm lại, trong nhiệm kỳ tới, vấn đề Ukraine có thể trở thành “sợi dây” gắn kết và thúc đẩy ông Trump tích cực đàm phán với ông Putin. Tuy nhiên, việc đạt được giải pháp hợp lý có thể làm vừa lòng các bên là vô cùng khó khăn, nhất là khi Mỹ, Nga, Ukraine và châu Âu có quan điểm khá khác biệ trong vấn đề Ukraine. Vì lẽ đó, ông Trump, cũng như lãnh đạo các nước “lục địa già” có lẽ sẽ không nhượng bộ Moscow quá nhiều. Điều này theo đó có thể dẫn đến tình trạng bế tắc kéo dài cho cả tình hình xung đột quân sự lẫn mối quan hệ Mỹ - Nga.
Từ khoá: Nga Ukraine Trump 2.0 quan hệ Mỹ - Nga châu Âu