An ninh - Quốc phòng   06/09/2024

Việt Nam và Philippines thắt chặt hợp tác hàng hải: Kẻ thù của kẻ thù là bạn?

Hà Nội và Manila đang tăng cường hợp tác hàng hải trong bối cảnh Bắc Kinh đẩy mạnh các hoạt động gây hấn trên Biển Đông.

Image
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang duyệt đội danh dự trong chuyến thăm Philippines kéo dài từ ngày 29 - 31/8 - (C): Bộ Quốc phòng Philippines

Trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Hà Nội vào tháng 1, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr đã nhấn mạnh Việt Nam là “đối tác chiến lược duy nhất của Philippines” (the sole strategic partner of the Philippines) ở Đông Nam Á và “hợp tác hàng hải là nền tảng” (maritime cooperation is the foundation) trong quan hệ song phương.

Trên cơ sở đó, hai nước đã ký hai Biên bản Ghi nhớ (MoU), bao gồm hợp tác hàng hải giữa cảnh sát biển Việt Nam với lực lượng tuần duyên Philippines (tập trung vào xây dựng năng lực, đào tạo, trao đổi nhân sự, tàu thuyền); và hợp tác phòng ngừa sự cố ở Biển Đông. 

Từ động lực của các biên bản hợp tác trên, vào ngày 9/8, Việt Nam và Philippines đã lần đầu tiên tổ chức diễn tập chung, nội dung là tìm kiếm cứu nạn và ứng phó cháy nổ tại Vịnh Manila, trên bờ biển phía tây của miền bắc Philippines hướng ra Biển Đông. Hai nước dự kiến sẽ tổ chức một cuộc diễn tập khác vào cuối năm nay, khi đó Việt Nam sẽ là chủ nhà, và tuần duyên Philippines sẽ cử một tàu đến tham gia. 

Mới đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đã có chuyến thăm Philippines từ ngày 29 - 31/8, theo lời mời của người đồng cấp Gilberto Teodoro. Nhân sự kiện này, hai bên đã ký ý định thư nhằm thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa trên biển, cũng như về các thỏa thuận y tế quân sự.

Theo ông Teodoro, Manila và Hà Nội sẽ thảo luận chi tiết để đi đến ký MoU vào cuối năm nay, có thể là đúng vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12). Nếu được thông qua, đây sẽ là thỏa thuận an ninh toàn diện nhất giữa hai nước từ trước đến nay, đánh dấu sự phát triển đáng kể trong mối quan hệ song phương.

Động lực nào khiến hai nước tăng cường hợp tác an ninh?

Trên thực tế, quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện chứng kiến nhiều chủ thể trong khu vực tham gia vào cuộc cạnh tranh và chiếm đóng, bao gồm Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Hơn nữa, Việt Nam và Philippines có tranh chấp về lãnh thổ tại khu vực này. Vào tháng 5/2023, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu quan điểm Việt Nam phản đối việc Philippines đã đặt năm phao hàng hải tại các địa điểm ở Biển Đông, trong đó bao gồm đá Ba Đầu (Whitson reef, thuộc quần đảo Trường Sa). Chính ông Teodoro trong cuộc gặp với Tướng Giang vừa qua cũng thừa nhận rằng vẫn có “những vấn đề riêng giữa hai quốc gia chúng ta” (bilateral issues amongst our countries).

Tuy nhiên, động lực lớn nhất khiến hai nước sẵn sàng làm dịu bất đồng về chủ quyền lãnh thổ và tiến đến hợp tác an ninh là “phải đối mặt với các mối đe dọa chung” (face common threats), trong đó yếu tố Trung Quốc nổi lên như thách thức không thể rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam là đối tác Đông Nam Á “mạnh dạn” nhất trong việc hợp tác với Philippines để củng cố năng lực quốc phòng trước lập trường ngày càng cứng rắn của Bắc Kinh.

Trái với Manila và Hà Nội, hai quốc gia Đông Nam Á khác có yêu sách ở Biển Đông là Malaysia và Brunei lại thiếu ý chí chính trị để sẵn sàng gạt bỏ xung đột, cùng chống kẻ thù chung (tức Trung Quốc). Chẳng hạn, khi Manila đệ trình lên Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf) của Liên Hợp Quốc bản đăng ký mở rộng thềm lục địa tại khu vực Tây Palawan ở Biển Đông hồi tháng 6, Việt Nam đã thừa nhận giá trị của đơn này, và cũng nộp một đơn với nội dung tương tự vào tháng 7. Ngược lại, Malaysia đã kiên quyết phản đối Philippines, vì cho rằng lá đơn của Manila xâm phạm chủ quyền đối với khu vực Sabah (phía bắc đảo Borneo) mà quốc gia này cho rằng mình có chủ quyền.    

Đáng chú ý, chất keo gắn kết hợp tác an ninh giữa Việt Nam và Philippines không chỉ mới xuất hiện kể từ đầu tháng 1 đến nay. Sự gắn kết này đã diễn ra trong nhiều thập kỷ qua, và được thể hiện rõ nhất mỗi khi căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh trên Biển Đông trở nên gay gắt. 

Dưới thời chính quyền Tổng thống Fidel Ramos (1992 - 1998), Philippines đối mặt với thách thức lớn từ Trung Quốc liên quan đến đá Vành Khăn (Mischief reef, thuộc quần đảo Trường Sa) vào năm 1995. Philippines khi đó là quốc gia chiếm đóng thực thể này, tuy nhiên vào tháng 2/1995, Trung Quốc đã điều bảy tàu đến, sau đó bắt giữ và trục xuất các ngư dân của Philippines tại đây, đồng thời giành quyền kiểm soát cho đến nay. Cùng giai đoạn đó, Manila đã tích cực vận động để Việt Nam gia nhập ASEAN (tháng 7/1995), mở ra cơ hội để Hà Nội hội nhập sâu hơn với các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Nhờ mối quan hệ tốt đẹp, Việt Nam và Philippines đã viện dẫn sự việc Trung Quốc chiếm đá Vành Khăn để thúc đẩy ASEAN quan tâm hơn đến vấn đề Biển Đông, tạo tiền đề để hình thành Tuyên bố về Cách Ứng xử của Các bên trên Biển Đông (Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea) vào năm 2002.  

Sau 17 năm, nỗi ám ảnh với Philippines lại xuất hiện, lần này là tại bãi cạn Scarborough. Dù đã đưa chiến hạm BRP Gregorio del Pilar (tàu lớn nhất trong biên chế hải quân Philippines lúc bấy giờ) ra để chiếm đóng thực thể trên, nhưng cuối cùng dưới sức ép từ Trung Quốc, Manila lại một lần nữa phải rời đi và nhường quyền kiểm soát cho Bắc Kinh. Lịch sử vì thế cũng lặp lại với mối quan hệ Việt Nam - Philippines. Năm 2014 đã đánh dấu một cột mốc mới cho quan hệ song phương khi hải quân hai nước tổ chức chơi bóng chuyền và bóng đá trên đảo Song Tử Tây (Southwest Cay, hiện do Việt Nam kiểm soát). Phát ngôn viên hải quân Philippines khi đó là Trung tá Gregory Fabic đã nhận định sự kiện này rất quan trọng để “làm giảm căng thẳng” (ease up tension) và là “mô hình hợp tác để các lực lượng hải quân khác noi theo” (model of cooperation for the other navies to emulate). 

Trong cùng năm, một cuộc họp quan trọng giữa Tổng thống Benigno Aquino III và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã diễn ra. Tại đây, hai bên đã cùng nhau thảo luận phương án phối hợp để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Kết quả là, Việt Nam đã ủng hộ quyết định của Manila kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration - PCA) vào năm 2014, và cũng ủng hộ phán quyết cuối cùng của PCA hai năm sau đó. Trên cơ sở mối quan hệ tiến triển tốt đẹp, ngày 17/11/2015, Việt Nam và Philippines đã quyết định nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác Chiến lược (Strategic Partnership), trong đó hợp tác quốc phòng, hàng hải là một trong những lĩnh vực chủ chốt.

Tuy nhiên, việc ông Rodrigo Duterte trở thành Tổng thống Philippines vào năm 2016 đã làm chệch hướng mối quan hệ đang phát triển nhanh chóng giữa Manila và Hà Nội. Tổng thống mới khi đó không chỉ phớt lờ Việt Nam (không tiếp đón bất kỳ nhà lãnh đạo cấp cao nào từ quốc gia này trong suốt sáu năm nhiệm kỳ), mà còn thể hiện thái độ xích lại gần Bắc Kinh và né tránh việc lên án các hành động gây sức ép của cường quốc này trên Biển Đông.

Chẳng hạn, với vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2017, Philippines đã nhiều lần hạ thấp tầm quan trọng của các tranh chấp trên biển, trong khi Việt Nam kêu gọi ASEAN cần có lập trường mạnh mẽ hơn để chống lại việc Bắc Kinh quân sự hóa các tranh chấp. Trong cùng năm 2017, quan hệ giữa Manila và Hà Nội cũng trở nên căng thẳng do cái chết của hai ngư dân Việt Nam vì va chạm với hải quân Philippines ở Biển Đông.

Mặc dù vậy, một lần nữa sự cố xảy ra giữa Philippines với Trung Quốc lại là thời cơ để quan hệ với Việt Nam “được hâm nóng”. Vào năm 2019, ngư dân Việt Nam đã cứu vớt hàng chục ngư dân Philippines trôi lênh đênh trên biển sau vụ va chạm với một tàu dân quân Trung Quốc tại bãi Cỏ Rong (Reed bank). Một năm sau, đến lượt tàu cá Việt Nam bị lực lượng hải quân Trung Quốc đâm chìm ở quần đảo Hoàng Sa. Bộ Ngoại giao Philippines đã lên tiếng bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” (deep concern) về vụ việc trên, và thậm chí còn tuyên bố rằng “Chúng tôi đã và sẽ không ngừng biết ơn Việt Nam. Với suy nghĩ đó, chúng tôi đưa ra tuyên bố đoàn kết này” (We have not stopped and will not stop thanking Vietnam. It is with that in mind that we issue this statement of solidarity). Đáng chú ý, Manila hoàn toàn không có bất kỳ yêu sách chủ quyền nào ở quần đảo Hoàng Sa.

Mối quan hệ an ninh hàng hải giữa Việt Nam và Philippines dần ấm lại vào nửa nhiệm kỳ sau của ông Duterte. Và điều này đã được kế thừa và phát triển lên một nấc thang cao hơn bởi người kế nhiệm là Ferdinand Marcos Jr (nhậm chức từ tháng 6/2022). Như thường lệ, khi Philippines nồng nhiệt trong mối quan hệ với Việt Nam thì căng thẳng trên Biển Đông giữa Manila với Bắc Kinh trở nên nóng hơn.

Để kìm hãm tham vọng bành trướng của Trung Quốc, kể từ tháng 2/2023, Tổng thống Marcos đã theo đuổi Sáng kiến Minh bạch (Transparency Initiative), nhằm vạch trần các chiến thuật vùng xám (grey-zone tactics) mà Bắc Kinh sử dụng bằng cách cử các lực lượng phi chính quy, tiêu biểu là các đội tàu dân quân biển để từng bước chiếm đoạt vùng biển, đảo của các nước khác mà không phải dùng lực lượng vũ trang trực tiếp với quy mô lớn.

Cùng với đó, trong một năm rưỡi nắm quyền vừa qua, Philippines đã gửi hơn 100 đơn phản đối Trung Quốc và nhiều lần triệu tập đại sứ nước này vì các hành động gây hấn của Bắc Kinh trên Biển Đông. Đối với ông Marcos, Philippines cần “phải làm nhiều hơn thế nữa” (have to do more than just that) để ngăn Trung Quốc và bảo vệ yêu sách chủ quyền của Manila trên Biển Đông.

Tuy nhiên, Sáng kiến Minh bạch và quan điểm cứng rắn của chính phủ Tổng thống Marcos gần như phớt lờ hoàn toàn sự chỉ trích hướng đến Việt Nam, dù quốc gia này đang nhanh chóng mở rộng các thực thể của mình ở Biển Đông, cũng như vẫn còn tình trạng ngư dân Việt Nam xâm phạm vào ngư trường truyền thống của Philippines.    

Như vậy, lý do lớn nhất thúc đẩy Việt Nam và Philippines tăng cường hợp tác an ninh trong thời gian qua là vì phải cùng đối diện với thách thức chung mang tên Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, đây không phải là diễn biến mới, mà đã thường xuyên xuất hiện trong ba thập kỷ qua, với điều kiện là quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông trở nên xấu đi.

 Còn những rào cản cho hợp tác trong tương lai 

Nếu không có biến cố nào xảy ra, ông Marcos sẽ nắm quyền tại Philippines cho đến năm 2028. Trong khoảng thời gian bốn năm tới, có lý do để tin rằng liên kết an ninh hàng hải giữa Việt Nam và Philippines sẽ tiếp tục tiến triển và gắn kết hơn, vì Tổng thống Marcos không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào muốn nhượng bộ hoặc hạ nhiệt căng thẳng với Trung Quốc trong các tranh chấp trên Biển Đông. 

Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn những tương tác giữa Hà Nội và Manila ở thời điểm hiện tại, dường như vẫn có các rào cản không dễ vượt qua. Cụ thể, dù mối quan hệ an ninh hàng hải giữa hai nước đang ở mức toàn diện nhất, nhưng những thỏa thuận vừa qua vẫn chỉ dừng lại ở cấp độ MoU, nghĩa là mức độ ràng buộc rất thấp, và mang tính tượng trưng.

Đồng thời, cuộc diễn tập song phương lần đầu tiên trong lịch sử là tín hiệu tốt cho mối quan hệ song phương, song khoa mục hoàn toàn không mang tính nhạy cảm (cứu nạn cứu hộ), và số lượng tàu tham gia rất ít (một tàu tuần duyên Philippines và một tàu cảnh sát biển Việt Nam). Trong cuộc diễn tập thứ hai vào cuối năm nay, Manila dự kiến cũng chỉ cử một chiếc tàu duy nhất sang Việt Nam.    

Các hoạt động mang tính biểu tượng này dường như xuất phát từ cách tiếp cận thận trọng của Việt Nam. Không giống Manila, Hà Nội có đường biên giới đất liền dài khoảng 1.400km với Trung Quốc, theo đó siêu cường phương Bắc có đến hai hướng gây sức ép đối với Việt Nam (trên biển và trên bộ). Thực tế này sẽ khiến Hà Nội khó “dũng cảm” tham gia bất kỳ thỏa thuận hợp tác hàng hải sâu rộng nào với các nước láng giềng Đông Nam Á, bao gồm cả Philippines, vì điều đó có thể gửi đi tín hiệu xấu đến Bắc Kinh rằng Hà Nội đang áp dụng cách tiếp cận cứng rắn đối với quốc gia láng giềng hùng mạnh hơn.

Cũng chính vì rào cản trên, Hà Nội luôn nỗ lực để duy trì sự cân bằng, vừa hợp tác vừa đấu tranh, thay vì sẵn sàng ngả hẳn về một bên và chống bên còn lại – và đây cũng là quan điểm khá “truyền thống” của Việt Nam từ sau Chiến tranh Lạnh.

Do vậy, trong bối cảnh quan hệ với Philippines đang tốt đẹp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã sang thăm Trung Quốc và gặp người đồng cấp Vương Nghị đến hai lần trong năm nay (tháng 4tháng 6). Tại hai lần gặp gỡ, Việt Nam và Trung Quốc đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận, nhận thức chung đã đạt được giữa hai bên về việc kiểm soát và giải quyết thỏa đáng các bất đồng trên biển. Mới đây, song song với thời điểm diễn tập tại Vịnh Manila, một tàu khinh hạm của hải quân Việt Nam đã thực hiện chuyến thăm kéo dài năm ngày đến tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), với mục đích “cải thiện sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau” (improve mutual understanding and trust).

Ngoài ra, hai nước cũng cần vượt qua rào cản về niềm tin nếu muốn đào sâu hơn nữa các nội dung hợp tác, trong đó đặc biệt chú trọng đến nguy cơ Trung Quốc tìm cách gây chia rẽ. Chẳng hạn, vào tháng 7/2023, tờ Manila Times thân Bắc Kinh đã xuất bản hai bài báo chỉ trích việc Việt Nam quân sự hóa Biển Đông. Trong đó, bài viết đầu tiên (xuất bản ngày 16/7) đề cập đến một tài liệu bị rò rỉ của Bộ Quốc phòng Việt Nam, nêu rằng nước này đã thuê một công ty tư nhân để mở rộng các thực thể ở quần đảo Trường Sa gồm đảo Phan Vinh (Pearson reef), đá Tiên Nữ (Tennent reef) và bãi Thuyền Chài (Barque Canada reef). Bài viết thứ hai xuất bản 11 ngày sau đó đã giải thích chi tiết về kế hoạch quân sự hóa được cho là của Việt Nam.

Tuy vậy, hai bài báo có nhiều dữ liệu không đáng tin cậy. Trước hết, tài liệu mà hai bài báo đề cập không sử dụng chính xác, nhất quán ngôn ngữ và định dạng tiếng Việt chính thức. Đồng thời, tài liệu cũng chứa các lỗi ngữ pháp cơ bản mà gần như một tài liệu chính thức do Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố sẽ không bao giờ mắc phải. Trong khi đó, tờ Philippine Daily Inquirer nghi ngờ rằng đây là nỗ lực của Trung Quốc nhằm gieo rắc bất hòa giữa Philippines và Việt Nam.  

Dù thế nào đi nữa, đã có những đối tượng bị kích động từ hai bài báo của Manila Times. Cụ thể, vào ngày 1/8, một nhóm người Philippines đã xé quốc kỳ Việt Nam trước đại sứ quán Việt Nam tại Manila để phản đối. Hành vi này đã khiến Hà Nội yêu cầu Manila phải “xử lý nghiêm vụ việc” (strictly handle the case) và ngăn chặn nguy cơ tái diễn, đồng thời ám chỉ rằng bất kỳ sự cố tương tự nào cũng “có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước” (could affect the development of the strategic partnership between the two countries).

Tóm lại, mối quan hệ hợp tác an ninh giữa Việt Nam và Philippines đang ở mức tốt đẹp, được thúc đẩy “nhờ” tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Mặc dù trạng thái tích cực này nhiều khả năng sẽ tiếp diễn trong thời gian tới, nhưng khó tạo ra bước đột phá vì vẫn còn những rào cản, đặc biệt là từ chính sách ngoại giao cân bằng mà Hà Nội đang theo đuổi.

Trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Hà Nội vào tháng 1, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr đã nhấn mạnh Việt Nam là “đối tác chiến lược duy nhất của Philippines” (the sole strategic partner of the Philippines) ở Đông Nam Á và “hợp tác hàng hải là nền tảng” (maritime cooperation is the foundation) trong quan hệ song phương.

Trên cơ sở đó, hai nước đã ký hai Biên bản Ghi nhớ (MoU), bao gồm hợp tác hàng hải giữa cảnh sát biển Việt Nam với lực lượng tuần duyên Philippines (tập trung vào xây dựng năng lực, đào tạo, trao đổi nhân sự, tàu thuyền); và hợp tác phòng ngừa sự cố ở Biển Đông. 

Từ động lực của các biên bản hợp tác trên, vào ngày 9/8, Việt Nam và Philippines đã lần đầu tiên tổ chức diễn tập chung, nội dung là tìm kiếm cứu nạn và ứng phó cháy nổ tại Vịnh Manila, trên bờ biển phía tây của miền bắc Philippines hướng ra Biển Đông. Hai nước dự kiến sẽ tổ chức một cuộc diễn tập khác vào cuối năm nay, khi đó Việt Nam sẽ là chủ nhà, và tuần duyên Philippines sẽ cử một tàu đến tham gia. 

Mới đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đã có chuyến thăm Philippines từ ngày 29 - 31/8, theo lời mời của người đồng cấp Gilberto Teodoro. Nhân sự kiện này, hai bên đã ký ý định thư nhằm thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa trên biển, cũng như về các thỏa thuận y tế quân sự.

Theo ông Teodoro, Manila và Hà Nội sẽ thảo luận chi tiết để đi đến ký MoU vào cuối năm nay, có thể là đúng vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12). Nếu được thông qua, đây sẽ là thỏa thuận an ninh toàn diện nhất giữa hai nước từ trước đến nay, đánh dấu sự phát triển đáng kể trong mối quan hệ song phương.

Động lực nào khiến hai nước tăng cường hợp tác an ninh?

Trên thực tế, quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện chứng kiến nhiều chủ thể trong khu vực tham gia vào cuộc cạnh tranh và chiếm đóng, bao gồm Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Hơn nữa, Việt Nam và Philippines có tranh chấp về lãnh thổ tại khu vực này. Vào tháng 5/2023, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu quan điểm Việt Nam phản đối việc Philippines đã đặt năm phao hàng hải tại các địa điểm ở Biển Đông, trong đó bao gồm đá Ba Đầu (Whitson reef, thuộc quần đảo Trường Sa). Chính ông Teodoro trong cuộc gặp với Tướng Giang vừa qua cũng thừa nhận rằng vẫn có “những vấn đề riêng giữa hai quốc gia chúng ta” (bilateral issues amongst our countries).

Tuy nhiên, động lực lớn nhất khiến hai nước sẵn sàng làm dịu bất đồng về chủ quyền lãnh thổ và tiến đến hợp tác an ninh là “phải đối mặt với các mối đe dọa chung” (face common threats), trong đó yếu tố Trung Quốc nổi lên như thách thức không thể rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam là đối tác Đông Nam Á “mạnh dạn” nhất trong việc hợp tác với Philippines để củng cố năng lực quốc phòng trước lập trường ngày càng cứng rắn của Bắc Kinh.

Trái với Manila và Hà Nội, hai quốc gia Đông Nam Á khác có yêu sách ở Biển Đông là Malaysia và Brunei lại thiếu ý chí chính trị để sẵn sàng gạt bỏ xung đột, cùng chống kẻ thù chung (tức Trung Quốc). Chẳng hạn, khi Manila đệ trình lên Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf) của Liên Hợp Quốc bản đăng ký mở rộng thềm lục địa tại khu vực Tây Palawan ở Biển Đông hồi tháng 6, Việt Nam đã thừa nhận giá trị của đơn này, và cũng nộp một đơn với nội dung tương tự vào tháng 7. Ngược lại, Malaysia đã kiên quyết phản đối Philippines, vì cho rằng lá đơn của Manila xâm phạm chủ quyền đối với khu vực Sabah (phía bắc đảo Borneo) mà quốc gia này cho rằng mình có chủ quyền.    

Đáng chú ý, chất keo gắn kết hợp tác an ninh giữa Việt Nam và Philippines không chỉ mới xuất hiện kể từ đầu tháng 1 đến nay. Sự gắn kết này đã diễn ra trong nhiều thập kỷ qua, và được thể hiện rõ nhất mỗi khi căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh trên Biển Đông trở nên gay gắt. 

Dưới thời chính quyền Tổng thống Fidel Ramos (1992 - 1998), Philippines đối mặt với thách thức lớn từ Trung Quốc liên quan đến đá Vành Khăn (Mischief reef, thuộc quần đảo Trường Sa) vào năm 1995. Philippines khi đó là quốc gia chiếm đóng thực thể này, tuy nhiên vào tháng 2/1995, Trung Quốc đã điều bảy tàu đến, sau đó bắt giữ và trục xuất các ngư dân của Philippines tại đây, đồng thời giành quyền kiểm soát cho đến nay. Cùng giai đoạn đó, Manila đã tích cực vận động để Việt Nam gia nhập ASEAN (tháng 7/1995), mở ra cơ hội để Hà Nội hội nhập sâu hơn với các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Nhờ mối quan hệ tốt đẹp, Việt Nam và Philippines đã viện dẫn sự việc Trung Quốc chiếm đá Vành Khăn để thúc đẩy ASEAN quan tâm hơn đến vấn đề Biển Đông, tạo tiền đề để hình thành Tuyên bố về Cách Ứng xử của Các bên trên Biển Đông (Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea) vào năm 2002.  

Sau 17 năm, nỗi ám ảnh với Philippines lại xuất hiện, lần này là tại bãi cạn Scarborough. Dù đã đưa chiến hạm BRP Gregorio del Pilar (tàu lớn nhất trong biên chế hải quân Philippines lúc bấy giờ) ra để chiếm đóng thực thể trên, nhưng cuối cùng dưới sức ép từ Trung Quốc, Manila lại một lần nữa phải rời đi và nhường quyền kiểm soát cho Bắc Kinh. Lịch sử vì thế cũng lặp lại với mối quan hệ Việt Nam - Philippines. Năm 2014 đã đánh dấu một cột mốc mới cho quan hệ song phương khi hải quân hai nước tổ chức chơi bóng chuyền và bóng đá trên đảo Song Tử Tây (Southwest Cay, hiện do Việt Nam kiểm soát). Phát ngôn viên hải quân Philippines khi đó là Trung tá Gregory Fabic đã nhận định sự kiện này rất quan trọng để “làm giảm căng thẳng” (ease up tension) và là “mô hình hợp tác để các lực lượng hải quân khác noi theo” (model of cooperation for the other navies to emulate). 

Trong cùng năm, một cuộc họp quan trọng giữa Tổng thống Benigno Aquino III và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã diễn ra. Tại đây, hai bên đã cùng nhau thảo luận phương án phối hợp để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Kết quả là, Việt Nam đã ủng hộ quyết định của Manila kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration - PCA) vào năm 2014, và cũng ủng hộ phán quyết cuối cùng của PCA hai năm sau đó. Trên cơ sở mối quan hệ tiến triển tốt đẹp, ngày 17/11/2015, Việt Nam và Philippines đã quyết định nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác Chiến lược (Strategic Partnership), trong đó hợp tác quốc phòng, hàng hải là một trong những lĩnh vực chủ chốt.

Tuy nhiên, việc ông Rodrigo Duterte trở thành Tổng thống Philippines vào năm 2016 đã làm chệch hướng mối quan hệ đang phát triển nhanh chóng giữa Manila và Hà Nội. Tổng thống mới khi đó không chỉ phớt lờ Việt Nam (không tiếp đón bất kỳ nhà lãnh đạo cấp cao nào từ quốc gia này trong suốt sáu năm nhiệm kỳ), mà còn thể hiện thái độ xích lại gần Bắc Kinh và né tránh việc lên án các hành động gây sức ép của cường quốc này trên Biển Đông.

Chẳng hạn, với vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2017, Philippines đã nhiều lần hạ thấp tầm quan trọng của các tranh chấp trên biển, trong khi Việt Nam kêu gọi ASEAN cần có lập trường mạnh mẽ hơn để chống lại việc Bắc Kinh quân sự hóa các tranh chấp. Trong cùng năm 2017, quan hệ giữa Manila và Hà Nội cũng trở nên căng thẳng do cái chết của hai ngư dân Việt Nam vì va chạm với hải quân Philippines ở Biển Đông.

Mặc dù vậy, một lần nữa sự cố xảy ra giữa Philippines với Trung Quốc lại là thời cơ để quan hệ với Việt Nam “được hâm nóng”. Vào năm 2019, ngư dân Việt Nam đã cứu vớt hàng chục ngư dân Philippines trôi lênh đênh trên biển sau vụ va chạm với một tàu dân quân Trung Quốc tại bãi Cỏ Rong (Reed bank). Một năm sau, đến lượt tàu cá Việt Nam bị lực lượng hải quân Trung Quốc đâm chìm ở quần đảo Hoàng Sa. Bộ Ngoại giao Philippines đã lên tiếng bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” (deep concern) về vụ việc trên, và thậm chí còn tuyên bố rằng “Chúng tôi đã và sẽ không ngừng biết ơn Việt Nam. Với suy nghĩ đó, chúng tôi đưa ra tuyên bố đoàn kết này” (We have not stopped and will not stop thanking Vietnam. It is with that in mind that we issue this statement of solidarity). Đáng chú ý, Manila hoàn toàn không có bất kỳ yêu sách chủ quyền nào ở quần đảo Hoàng Sa.

Mối quan hệ an ninh hàng hải giữa Việt Nam và Philippines dần ấm lại vào nửa nhiệm kỳ sau của ông Duterte. Và điều này đã được kế thừa và phát triển lên một nấc thang cao hơn bởi người kế nhiệm là Ferdinand Marcos Jr (nhậm chức từ tháng 6/2022). Như thường lệ, khi Philippines nồng nhiệt trong mối quan hệ với Việt Nam thì căng thẳng trên Biển Đông giữa Manila với Bắc Kinh trở nên nóng hơn.

Để kìm hãm tham vọng bành trướng của Trung Quốc, kể từ tháng 2/2023, Tổng thống Marcos đã theo đuổi Sáng kiến Minh bạch (Transparency Initiative), nhằm vạch trần các chiến thuật vùng xám (grey-zone tactics) mà Bắc Kinh sử dụng bằng cách cử các lực lượng phi chính quy, tiêu biểu là các đội tàu dân quân biển để từng bước chiếm đoạt vùng biển, đảo của các nước khác mà không phải dùng lực lượng vũ trang trực tiếp với quy mô lớn.

Cùng với đó, trong một năm rưỡi nắm quyền vừa qua, Philippines đã gửi hơn 100 đơn phản đối Trung Quốc và nhiều lần triệu tập đại sứ nước này vì các hành động gây hấn của Bắc Kinh trên Biển Đông. Đối với ông Marcos, Philippines cần “phải làm nhiều hơn thế nữa” (have to do more than just that) để ngăn Trung Quốc và bảo vệ yêu sách chủ quyền của Manila trên Biển Đông.

Tuy nhiên, Sáng kiến Minh bạch và quan điểm cứng rắn của chính phủ Tổng thống Marcos gần như phớt lờ hoàn toàn sự chỉ trích hướng đến Việt Nam, dù quốc gia này đang nhanh chóng mở rộng các thực thể của mình ở Biển Đông, cũng như vẫn còn tình trạng ngư dân Việt Nam xâm phạm vào ngư trường truyền thống của Philippines.    

Như vậy, lý do lớn nhất thúc đẩy Việt Nam và Philippines tăng cường hợp tác an ninh trong thời gian qua là vì phải cùng đối diện với thách thức chung mang tên Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, đây không phải là diễn biến mới, mà đã thường xuyên xuất hiện trong ba thập kỷ qua, với điều kiện là quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông trở nên xấu đi.

 Còn những rào cản cho hợp tác trong tương lai 

Nếu không có biến cố nào xảy ra, ông Marcos sẽ nắm quyền tại Philippines cho đến năm 2028. Trong khoảng thời gian bốn năm tới, có lý do để tin rằng liên kết an ninh hàng hải giữa Việt Nam và Philippines sẽ tiếp tục tiến triển và gắn kết hơn, vì Tổng thống Marcos không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào muốn nhượng bộ hoặc hạ nhiệt căng thẳng với Trung Quốc trong các tranh chấp trên Biển Đông. 

Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn những tương tác giữa Hà Nội và Manila ở thời điểm hiện tại, dường như vẫn có các rào cản không dễ vượt qua. Cụ thể, dù mối quan hệ an ninh hàng hải giữa hai nước đang ở mức toàn diện nhất, nhưng những thỏa thuận vừa qua vẫn chỉ dừng lại ở cấp độ MoU, nghĩa là mức độ ràng buộc rất thấp, và mang tính tượng trưng.

Đồng thời, cuộc diễn tập song phương lần đầu tiên trong lịch sử là tín hiệu tốt cho mối quan hệ song phương, song khoa mục hoàn toàn không mang tính nhạy cảm (cứu nạn cứu hộ), và số lượng tàu tham gia rất ít (một tàu tuần duyên Philippines và một tàu cảnh sát biển Việt Nam). Trong cuộc diễn tập thứ hai vào cuối năm nay, Manila dự kiến cũng chỉ cử một chiếc tàu duy nhất sang Việt Nam.    

Các hoạt động mang tính biểu tượng này dường như xuất phát từ cách tiếp cận thận trọng của Việt Nam. Không giống Manila, Hà Nội có đường biên giới đất liền dài khoảng 1.400km với Trung Quốc, theo đó siêu cường phương Bắc có đến hai hướng gây sức ép đối với Việt Nam (trên biển và trên bộ). Thực tế này sẽ khiến Hà Nội khó “dũng cảm” tham gia bất kỳ thỏa thuận hợp tác hàng hải sâu rộng nào với các nước láng giềng Đông Nam Á, bao gồm cả Philippines, vì điều đó có thể gửi đi tín hiệu xấu đến Bắc Kinh rằng Hà Nội đang áp dụng cách tiếp cận cứng rắn đối với quốc gia láng giềng hùng mạnh hơn.

Cũng chính vì rào cản trên, Hà Nội luôn nỗ lực để duy trì sự cân bằng, vừa hợp tác vừa đấu tranh, thay vì sẵn sàng ngả hẳn về một bên và chống bên còn lại – và đây cũng là quan điểm khá “truyền thống” của Việt Nam từ sau Chiến tranh Lạnh.

Do vậy, trong bối cảnh quan hệ với Philippines đang tốt đẹp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã sang thăm Trung Quốc và gặp người đồng cấp Vương Nghị đến hai lần trong năm nay (tháng 4tháng 6). Tại hai lần gặp gỡ, Việt Nam và Trung Quốc đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận, nhận thức chung đã đạt được giữa hai bên về việc kiểm soát và giải quyết thỏa đáng các bất đồng trên biển. Mới đây, song song với thời điểm diễn tập tại Vịnh Manila, một tàu khinh hạm của hải quân Việt Nam đã thực hiện chuyến thăm kéo dài năm ngày đến tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), với mục đích “cải thiện sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau” (improve mutual understanding and trust).

Ngoài ra, hai nước cũng cần vượt qua rào cản về niềm tin nếu muốn đào sâu hơn nữa các nội dung hợp tác, trong đó đặc biệt chú trọng đến nguy cơ Trung Quốc tìm cách gây chia rẽ. Chẳng hạn, vào tháng 7/2023, tờ Manila Times thân Bắc Kinh đã xuất bản hai bài báo chỉ trích việc Việt Nam quân sự hóa Biển Đông. Trong đó, bài viết đầu tiên (xuất bản ngày 16/7) đề cập đến một tài liệu bị rò rỉ của Bộ Quốc phòng Việt Nam, nêu rằng nước này đã thuê một công ty tư nhân để mở rộng các thực thể ở quần đảo Trường Sa gồm đảo Phan Vinh (Pearson reef), đá Tiên Nữ (Tennent reef) và bãi Thuyền Chài (Barque Canada reef). Bài viết thứ hai xuất bản 11 ngày sau đó đã giải thích chi tiết về kế hoạch quân sự hóa được cho là của Việt Nam.

Tuy vậy, hai bài báo có nhiều dữ liệu không đáng tin cậy. Trước hết, tài liệu mà hai bài báo đề cập không sử dụng chính xác, nhất quán ngôn ngữ và định dạng tiếng Việt chính thức. Đồng thời, tài liệu cũng chứa các lỗi ngữ pháp cơ bản mà gần như một tài liệu chính thức do Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố sẽ không bao giờ mắc phải. Trong khi đó, tờ Philippine Daily Inquirer nghi ngờ rằng đây là nỗ lực của Trung Quốc nhằm gieo rắc bất hòa giữa Philippines và Việt Nam.  

Dù thế nào đi nữa, đã có những đối tượng bị kích động từ hai bài báo của Manila Times. Cụ thể, vào ngày 1/8, một nhóm người Philippines đã xé quốc kỳ Việt Nam trước đại sứ quán Việt Nam tại Manila để phản đối. Hành vi này đã khiến Hà Nội yêu cầu Manila phải “xử lý nghiêm vụ việc” (strictly handle the case) và ngăn chặn nguy cơ tái diễn, đồng thời ám chỉ rằng bất kỳ sự cố tương tự nào cũng “có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước” (could affect the development of the strategic partnership between the two countries).

Tóm lại, mối quan hệ hợp tác an ninh giữa Việt Nam và Philippines đang ở mức tốt đẹp, được thúc đẩy “nhờ” tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Mặc dù trạng thái tích cực này nhiều khả năng sẽ tiếp diễn trong thời gian tới, nhưng khó tạo ra bước đột phá vì vẫn còn những rào cản, đặc biệt là từ chính sách ngoại giao cân bằng mà Hà Nội đang theo đuổi.

Từ khoá: Việt Nam Philippines hợp tác hàng hải an ninh hàng hải Biển Đông

BÀI LIÊN QUAN