Xuất thân, nền tảng, và định hướng chính sách của tân Thủ tướng Singapore Hoàng Tuần Tài

Thủ tướng Lý Hiển Long đã lựa chọn một người kế nhiệm có nhiều kinh nghiệm đối nội để dẫn dắt Singapore trong thời gian tới. Bên cạnh đó, ông Hoàng Tuần Tài nhiều khả năng sẽ tiếp tục chính sách “trung lập” của Singapore trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn.

Phan Nhật Bình 24/04/2024
Image
Tân Thủ tướng Singapore Hoàng Tuần Tài (phải) ngồi cạnh Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long (trái). - (C): South China Morning Post

Từ ngày 15/5 năm nay, ông Hoàng Tuần Tài (Lawrence Wong) sẽ tiếp nối Thủ tướng Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong) trong vai trò dẫn dắt Đảng Hành động Nhân dân (PAP) - một quá trình kéo dài liên tiếp kể từ khi quốc đảo này giành được độc lập vào năm 1965 cho đến nay. Nếu không có gì thay đổi, ông Hoàng, vào tháng 5, sẽ trở thành thủ tướng thứ tư, còn được gọi là lãnh đạo thế hệ thứ tư (the leader of the 4G team) của Singapore, và là thủ tướng thứ hai của đất nước này (sau cựu Thủ tướng Ngô Tác Đống - Goh Chok Tong) nằm ngoài gia tộc họ Lý.

Hoàng Tuần Tài, ông là ai?

Xuất thân trung lưu, học vấn ưu tú và kinh nghiệm chính trị dày dặn là những từ khoá nổi bật nhất có thể được dùng để miêu tả ông Hoàng Tuần Tài - Phó Thủ tướng 52 tuổi của Singapore, người sắp thay thế Thủ tướng Lý Hiển Long lãnh đạo quốc đảo Đông Nam Á kể từ ngày 15/5.

Phó Thủ tướng Hoàng Tuần Tài sinh ra trong một gia đình trung lưu gốc Hải Nam (Trung Quốc) không có truyền thống chính trị, với bố làm nghề buôn bán, mẹ là giáo viên tiểu học, và một người anh trai lớn hơn hai tuổi làm kỹ sư hàng không vũ trụ tại Phòng thí nghiệm Quốc gia DSO. Ông Hoàng có hồ sơ học vấn ưu tú từ thời cấp III cho đến sau đại học ở các trường danh tiếng tại Singapore và Mỹ. Thời trung học, ông theo học tại Victoria Junior College - một trong những trường trung học danh tiếng hàng đầu ở Singapore. Sau đó, ông giành học bổng chính phủ để đến Mỹ và theo đuổi hệ Cử nhân, rồi đến Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Wisconsin-Madison và Đại học Michigan-Ann Arbor, kế tiếp là Thạc sĩ Quản trị công của Trường Harvard Kennedy.

Với xuất thân trong một gia đình bình thường và nền tảng học vấn vững chắc, ông Hoàng Tuần Tài có thể được xem là điển hình của một lãnh đạo châu Á đi lên bằng chính thực lực cá nhân. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình ở vị trí công chức trong Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore vào năm 1997 và tiếp tục thăng tiến qua nhiều vị trí khác nhau ở Bộ Tài chính và Bộ Y tế trong 14 năm sau đó. Đến năm 2011, ông dấn thân vào đội ngũ lãnh đạo và kể từ đó đã trải qua 7 vị trí bộ trưởng khác nhau (bao gồm Bộ Ngoại giao; Bộ Quốc phòng; Bộ Giáo dục; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Cộng đồng và Thanh niên; Bộ Phát triển quốc gia; và Bộ Tài chính).

Tháng 6/2022, ông được bầu làm Phó Thủ tướng - một bước tập sự cho ông trong vai trò Thủ tướng tương lai, sau khi Thủ tướng Lý Hiển Long công bố sẽ bổ nhiệm ông làm người kế nhiệm vào tháng 4/2022. Ông Hoàng có thể được xem là một trong những cấp dưới thân tín của Thủ tướng Lý Hiển Long vì trước đây, vào năm 2005, ông cũng từng có thời gian làm thư ký riêng chính (principal private secretary) cho Thủ tướng Lý.

Trên thực tế, lựa chọn ban đầu cho vị trí kế nhiệm ông Lý Hiển Long không phải là ông Hoàng Tuần Tài, mà là cựu Phó Thủ tướng 60 tuổi Vương Thụy Kiệt (Heng Swee Keat) - người đã tự rút lui vào tháng 4/2021 để nhường cơ hội cho một thế hệ lãnh đạo trẻ hơn, có nhiều thời gian hơn để dẫn dắt đất nước. Trong thời kỳ đại dịch, ông Hoàng đã ghi dấu ấn về khả năng lãnh đạo ổn định trong vai trò là đồng lãnh đạo của lực lượng đặc nhiệm đại dịch Covid-19 của chính phủ (cùng với Bộ trưởng Y tế Singapore khi ấy là ông Gan Kim Yong). Chính thành tích này là bước ngoặt quan trọng đưa ông vào vị trí ứng viên tiềm năng cho ghế Thủ tướng thay cho ông Vương.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội, Thủ tướng Lý Hiển Long đã nhận xét rằng ông Hoàng và đội ngũ đã “làm việc chăm chỉ để lấy được lòng tin của người dân, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch”. Cựu Phó Thủ tướng Vương Thuỵ Kiệt cũng nhận xét tân Thủ tướng Hoàng Tuần Tài là “người mà ông tôn trọng và ngưỡng mộ”. Không chỉ nhận được sự tín nhiệm của hai người tiền nhiệm, ông Hoàng cũng dành được nhiều thiện cảm từ người dân Singapore, những người cho biết “rất vui” khi ông được bầu làm lãnh đạo, nhận xét rằng ông là một người “thân thiện, dễ gần” và “chăm sóc tốt nhu cầu của chúng tôi”.

Định hướng chính sách của tân thủ tướng Singapore là gì?

Đối nội: Hiện thực hoá “Giấc mơ Singapore”

Ngày 15/4, sau khi Thủ tướng Lý Hiển Long đưa ra tuyên bố chính thức về việc sẽ từ chức vào ngày 15/5 và cố vấn cho Tổng thống chuyển giao vị trí lại cho ông Hoàng Tuần Tài, tân Thủ tướng Singapore đã đăng tải một video phát biểu trên mạng xã hội với cam kết rằng sẽ nhận trách nhiệm mới “với sự khiêm tốn và ý thức trách nhiệm sâu sắc”.

Cam kết đó dường như đã được ông Hoàng nỗ lực thực thi kể từ khi vừa nhận vị trí Phó Thủ tướng, thông qua việc dẫn dắt các nhà lãnh đạo 4G đề xuất chương trình hành động “Forward SG” vào tháng 6/2022 - một chương trình hành động được vạch ra nhằm mục đích kiện toàn “khế ước xã hội” của Singapore và xây dựng “Giấc mơ Singapore” (Singapore Dream) - đưa đất nước này thành một nơi đáng sống hơn cho tất cả người dân. “Forward SG” là kết quả sau 16 tháng lấy ý kiến của 200.000 người dân Singapore từ mọi tầng lớp xã hội về nhiều vấn đề xã hội, từ nghề nghiệp đến già hoá dân số và môi trường bền vững. Chương trình này dự kiến sẽ là định hướng chủ đạo trong chính sách đối nội của chính quyền ông Hoàng trong những năm tới.

Nội dung xuyên suốt 8 chương của “Forward SG” được thiết kế như câu chuyện phát triển của một công dân Singapore qua các giai đoạn cuộc đời, đặt trong sự hỗ trợ tối đa từ quốc gia. Cụ thể, chương trình này cung cấp cách mà chính phủ Singapore và các bên liên quan (doanh nghiệp, tổ chức xã hội,...) có thể hỗ trợ cho một công dân Singapore từ những năm giáo dục đầu đời (chương 2), cho đến khi tốt nghiệp và tham gia vào thị trường lao động (chương 3), lập gia đình (chương 4), già đi (chương 5), gặp tổn thương và cần những nhu cầu đặc biệt (chương 6); đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm của mỗi cá nhân khi sống trong một quốc gia chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu (chương 7) và đa dạng chủng tộc, văn hoá (chương 8). Nhìn chung, “Forward SG” đã cung cấp một khuôn khổ toàn diện với người dân là trung tâm cho các định hướng chính sách đối nội sắp tới của thế hệ lãnh đạo 4G.

Một số chính sách xã hội đậm tính nhân văn và bao trùm cho mọi nhóm đối tượng công dân trong “Forward SG” có thể kể đến như: vận động thay đổi quan niệm giáo dục từ áp lực điểm số học thuật - một trong những vấn đề xã hội nổi cộm ở Singapore, sang phát triển toàn diện các kỹ năng dựa trên thế mạnh, sở thích của mỗi học sinh; thu hẹp khoảng cách tiền lương giữa người lao động chân tay và lao động khí óc, giữa sinh viên tốt nghiệp từ các viện đào tạo nghề (ITE) và từ trường đại học; hỗ trợ các nhóm yếu thế hơn trong xã hội (người khuyết tật, cựu phạm nhân,…) hoà nhập vào lực lượng lao động; xây dựng SkillsFuture - một phong trào học tập quốc gia nhằm mang đến cho người Singapore (đặc biệt là người ở độ tuổi trung niên) cơ hội phát triển tối đa tiềm năng của họ trong suốt cuộc đời, làm trụ cột chính trong khế ước xã hội mới của Singapore...

Bên cạnh đó, với tốc độ già hoá dân số đang gia tăng nhanh chóng ở Singapore trong vòng một thập kỷ qua, chương 5 của “Forward SG” vạch ra các định hướng chính sách nhằm tạo điều kiện để người dân Singapore được “già đi một cách khoẻ mạnh và ý nghĩa” (age healthily and well), qua các biện pháp cụ thể như củng cố hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người già, cung cấp thêm các tiện nghi cộng đồng thân thiện với người cao tuổi, tăng cường các chương trình tiết kiệm hưu trí trong khuôn khổ Quỹ Phòng xa Trung ương Singapore (CPF), mở rộng mạng lưới các Trung tâm Hoạt động Người cao tuổi nhằm nâng cao mức độ tham gia của nhóm dân số đã về hưu vào các hoạt động xã hội có ý nghĩa cho cộng đồng, v.v…

Sau hơn một thập kỷ kinh qua vị trí bộ trưởng trên nhiều lĩnh vực, từ giáo dục, văn hoá, cho đến quốc phòng, tài chính…, và được cả chính phủ lẫn người dân đánh giá cao, ông Hoàng Tuần Tài được kỳ vọng sẽ tiếp bước những người tiền nhiệm để tiếp tục dẫn dắt nền kinh tế - xã hội Singapore phát triển với định hướng chính sách đã đề ra trong “Forward SG”.

Đối ngoại: Duy trì chính sách cân bằng

Mặc dù đã kinh qua nhiều chức vụ bộ trưởng, bao gồm cả vị trí Bộ trưởng Ngoại giao (2011 - 2014), nhiệm kỳ Phó Thủ tướng - bước tập sự trước khi trở thành Thủ tướng, của ông Hoàng lại khá ngắn (khoảng 2 năm, từ tháng 6/2022 - trước ngày 15/5 năm nay). Do đó, giới quan sát có lẽ sẽ khá quan tâm đến cách mà ông, trong vai trò tân Thủ tướng, lãnh đạo quá trình thực thi các vấn đề đối ngoại của Singapore trong những năm tới, đặc biệt là vấn đề điều hướng cạnh tranh Mỹ - Trung tại quốc gia này nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.

Singapore được biết đến là quốc gia có chính sách đối ngoại cân bằng ở Đông Nam Á, nhờ vậy mà nước này có được niềm tin và quan hệ chặt chẽ với cả Mỹ và Trung Quốc. Dưới thời Thủ tướng Lý Hiển Long, khi căng thẳng giữa hai cường quốc Mỹ - Trung gia tăng, ông Lý đã đi đầu trong việc nêu rõ quan điểm không muốn chọn phe của Singapore. Đơn cử như trong bài phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về Tương lai châu Á (International Conference on the Future of Asia) lần thứ 27 ở Tokyo vào năm 2022, ông Lý nhấn mạnh rằng “Sẽ không có kết quả tốt đẹp nếu các nước châu Á bị chia rẽ giữa hai phe, mỗi nước đứng về phe này hay phe kia”. Quốc gia này cũng sẵn sàng lên tiếng cảnh báo cả Mỹ Trung Quốc trong một số tình huống, cho thấy tính chủ động và độc lập trong chính sách đối ngoại, thay vì chỉ muốn thoả hiệp với cả hai siêu cường.

Trở lại vấn đề của tân Thủ tướng Hoàng Tuần Tài, mặc dù thời gian “tập sự” khá ngắn, nhưng với văn hoá chính trị mang tính kế thừa ở Singapore, ông Hoàng sau khi lên nắm quyền vẫn sẽ nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ người tiền nhiệm và những quan chức kỳ cựu còn tại vị. Sau khi từ chức vào ngày 15/5, Thủ tướng Lý Hiển Long vẫn sẽ ở lại nội các của ông Hoàng với chức vụ Bộ trưởng cấp cao - tương đương cố vấn cho ông Hoàng. Vai trò cố vấn của Thủ tướng Lý Hiển Long dành cho ông Hoàng Tuần Tài là sự tiếp nối truyền thống từ thời cha ông – cố Thủ tướng Lý Quang Diệu. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ Thủ tướng vào năm 1990, ông Lý Quang Diệu vẫn tiếp tục ở lại nội các của người kế nhiệm Ngô Tác Đống để làm cố vấn cho ông Ngô, và ông Ngô sau này khi chuyển giao nhiệm kỳ lại cho ông Lý Hiển Long cũng thực hiện vai trò tương tự như thế.

Bên cạnh đó, tuy vị trí Thủ tướng có sự thay đổi, hầu hết các vị trí quan trọng khác trong chính phủ Singapore hiện nay vẫn sẽ được giữ nguyên, ít nhất là đến sau cuộc tổng tuyển cử ở nước này vào cuối năm sau. Theo lời của tân Thủ tướng Singapore, hệ thống chính trị của nước này “hoạt động trên cơ sở liên tục và thay đổi tiến bộ. Chưa bao giờ xảy ra trường hợp khi có sự chuyển đổi lãnh đạo, tất cả các bộ trưởng lớn tuổi đều từ chức cùng một lúc”. Điều này cho thấy những người dày dạn kinh nghiệm trong nội các của ông Lý Hiển Long, bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao Vivian Balakrishnan, Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen, và chính ông Lý, vẫn sẽ ở lại trợ lực cho ông Hoàng khi ông nhậm chức Thủ tướng vào giữa tháng 5 tới.

Dưới thời ông Hoàng Tuần Tài, định hướng đối ngoại trung lập (dù không chính thức) của Singapore dự kiến vẫn sẽ tiếp tục được duy trì. Điều này không chỉ được quyết định bởi văn hoá kế thừa của nền chính trị Singapore, mà còn được quan sát từ sự cẩn trọng của ông Hoàng khi trả lời phỏng vấn với báo chí về một số vấn đề đối ngoại của quốc gia này. Năm ngoái, khi được báo chí quốc tế hỏi về lập trường của Singapore đối với vấn đề Đài Loan trong trường hợp hòn đảo này bị Trung Quốc tấn công, ông Hoàng đã trả lời rằng bản thân ông không muốn bị lôi kéo vào các tình huống giả định, đồng thời nhấn mạnh rằng, giống như các nước khác trong khu vực, Singapore tuân thủ chính sách một Trung Quốc. Về cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, ông Hoàng cho biết Singapore “không theo dõi chặt chẽ điều này vì nó không nằm trong khu vực của chúng tôi”.

Hơn nữa, xếp trên chính sách đối ngoại, vấn đề đối nội vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của tân Thủ tướng Singapore. Trong bài phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về Tương lai châu Á lần thứ 28 tổ chức ở Tokyo vào tháng 5/2023, ông Hoàng đã nhấn mạnh rằng, “Tôi có rất nhiều việc phải làm về các vấn đề trong nước, nơi nhiều người Singapore quan tâm đến các lĩnh vực kinh tế, việc làm, chi phí sinh hoạt, nhà ở. Chúng tôi đang xem xét các chính sách xã hội một cách toàn diện ở Singapore, vì vậy những chính sách này chiếm rất nhiều thời gian của tôi”. Qua đó, có thể thấy rằng việc tiếp tục duy trì cách tiếp cận “trung lập” trong đối ngoại sẽ là một chính sách an toàn cho Singapore dưới thời ông Hoàng Tuần Tài. Thay vì để quốc đảo bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc, từ đó tiêu hao nguồn lực cho các vấn đề như chạy đua vũ trang, cấm vận thương mại… chính phủ của ông lựa chọn trung lập để tập trung nguồn lực quốc gia cho các vấn đề trong nước.

Nhìn chung, cuộc chuyển giao quyền lực sắp tới giữa Thủ tướng Lý Hiển Long và tân Thủ tướng Hoàng Tuần Tài sẽ diễn ra khá suôn sẻ, và ông Hoàng đã chứng minh thành tích, năng lực đáng thuyết phục cho vị trí lãnh đạo cao nhất ở Singapore. Cho đến nay, cũng chưa có ghi nhận nào về các bê bối cá nhân của ông. Bất chấp một số tiêu cực liên quan đến vấn đề tham nhũng ngoại tình của nhân sự cấp cao trong nội bộ đảng PAP vào năm ngoái, vị trí Thủ tướng sắp tới của ông Hoàng Tuần Tài cho thấy rằng đảng PAP vẫn sẽ tiếp tục đứng vững trong bộ máy chính trị Singapore trong nhiều năm tiếp theo.

Dưới nhiệm kỳ lãnh đạo mới của chính quyền Hoàng Tuần Tài và sự cố vấn của ông Lý Hiển Long - người sắp trở thành cựu Thủ tướng, các chính sách đối nội và đối ngoại của Singapore trong hiện tại dự kiến vẫn sẽ tiếp tục được duy trì và không có quá nhiều chuyển biến mới. “Đảo quốc Sư Tử” sẽ tiếp tục được tân Thủ tướng Hoàng lèo lái theo hướng ưu tiên nâng cao nội lực quốc gia và chất lượng cuộc sống của người dân trong nước, đồng thời duy trì trạng thái trung lập về đối ngoại.

Từ ngày 15/5 năm nay, ông Hoàng Tuần Tài (Lawrence Wong) sẽ tiếp nối Thủ tướng Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong) trong vai trò dẫn dắt Đảng Hành động Nhân dân (PAP) - một quá trình kéo dài liên tiếp kể từ khi quốc đảo này giành được độc lập vào năm 1965 cho đến nay. Nếu không có gì thay đổi, ông Hoàng, vào tháng 5, sẽ trở thành thủ tướng thứ tư, còn được gọi là lãnh đạo thế hệ thứ tư (the leader of the 4G team) của Singapore, và là thủ tướng thứ hai của đất nước này (sau cựu Thủ tướng Ngô Tác Đống - Goh Chok Tong) nằm ngoài gia tộc họ Lý.

Hoàng Tuần Tài, ông là ai?

Xuất thân trung lưu, học vấn ưu tú và kinh nghiệm chính trị dày dặn là những từ khoá nổi bật nhất có thể được dùng để miêu tả ông Hoàng Tuần Tài - Phó Thủ tướng 52 tuổi của Singapore, người sắp thay thế Thủ tướng Lý Hiển Long lãnh đạo quốc đảo Đông Nam Á kể từ ngày 15/5.

Phó Thủ tướng Hoàng Tuần Tài sinh ra trong một gia đình trung lưu gốc Hải Nam (Trung Quốc) không có truyền thống chính trị, với bố làm nghề buôn bán, mẹ là giáo viên tiểu học, và một người anh trai lớn hơn hai tuổi làm kỹ sư hàng không vũ trụ tại Phòng thí nghiệm Quốc gia DSO. Ông Hoàng có hồ sơ học vấn ưu tú từ thời cấp III cho đến sau đại học ở các trường danh tiếng tại Singapore và Mỹ. Thời trung học, ông theo học tại Victoria Junior College - một trong những trường trung học danh tiếng hàng đầu ở Singapore. Sau đó, ông giành học bổng chính phủ để đến Mỹ và theo đuổi hệ Cử nhân, rồi đến Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Wisconsin-Madison và Đại học Michigan-Ann Arbor, kế tiếp là Thạc sĩ Quản trị công của Trường Harvard Kennedy.

Với xuất thân trong một gia đình bình thường và nền tảng học vấn vững chắc, ông Hoàng Tuần Tài có thể được xem là điển hình của một lãnh đạo châu Á đi lên bằng chính thực lực cá nhân. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình ở vị trí công chức trong Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore vào năm 1997 và tiếp tục thăng tiến qua nhiều vị trí khác nhau ở Bộ Tài chính và Bộ Y tế trong 14 năm sau đó. Đến năm 2011, ông dấn thân vào đội ngũ lãnh đạo và kể từ đó đã trải qua 7 vị trí bộ trưởng khác nhau (bao gồm Bộ Ngoại giao; Bộ Quốc phòng; Bộ Giáo dục; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Cộng đồng và Thanh niên; Bộ Phát triển quốc gia; và Bộ Tài chính).

Tháng 6/2022, ông được bầu làm Phó Thủ tướng - một bước tập sự cho ông trong vai trò Thủ tướng tương lai, sau khi Thủ tướng Lý Hiển Long công bố sẽ bổ nhiệm ông làm người kế nhiệm vào tháng 4/2022. Ông Hoàng có thể được xem là một trong những cấp dưới thân tín của Thủ tướng Lý Hiển Long vì trước đây, vào năm 2005, ông cũng từng có thời gian làm thư ký riêng chính (principal private secretary) cho Thủ tướng Lý.

Trên thực tế, lựa chọn ban đầu cho vị trí kế nhiệm ông Lý Hiển Long không phải là ông Hoàng Tuần Tài, mà là cựu Phó Thủ tướng 60 tuổi Vương Thụy Kiệt (Heng Swee Keat) - người đã tự rút lui vào tháng 4/2021 để nhường cơ hội cho một thế hệ lãnh đạo trẻ hơn, có nhiều thời gian hơn để dẫn dắt đất nước. Trong thời kỳ đại dịch, ông Hoàng đã ghi dấu ấn về khả năng lãnh đạo ổn định trong vai trò là đồng lãnh đạo của lực lượng đặc nhiệm đại dịch Covid-19 của chính phủ (cùng với Bộ trưởng Y tế Singapore khi ấy là ông Gan Kim Yong). Chính thành tích này là bước ngoặt quan trọng đưa ông vào vị trí ứng viên tiềm năng cho ghế Thủ tướng thay cho ông Vương.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội, Thủ tướng Lý Hiển Long đã nhận xét rằng ông Hoàng và đội ngũ đã “làm việc chăm chỉ để lấy được lòng tin của người dân, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch”. Cựu Phó Thủ tướng Vương Thuỵ Kiệt cũng nhận xét tân Thủ tướng Hoàng Tuần Tài là “người mà ông tôn trọng và ngưỡng mộ”. Không chỉ nhận được sự tín nhiệm của hai người tiền nhiệm, ông Hoàng cũng dành được nhiều thiện cảm từ người dân Singapore, những người cho biết “rất vui” khi ông được bầu làm lãnh đạo, nhận xét rằng ông là một người “thân thiện, dễ gần” và “chăm sóc tốt nhu cầu của chúng tôi”.

Định hướng chính sách của tân thủ tướng Singapore là gì?

Đối nội: Hiện thực hoá “Giấc mơ Singapore”

Ngày 15/4, sau khi Thủ tướng Lý Hiển Long đưa ra tuyên bố chính thức về việc sẽ từ chức vào ngày 15/5 và cố vấn cho Tổng thống chuyển giao vị trí lại cho ông Hoàng Tuần Tài, tân Thủ tướng Singapore đã đăng tải một video phát biểu trên mạng xã hội với cam kết rằng sẽ nhận trách nhiệm mới “với sự khiêm tốn và ý thức trách nhiệm sâu sắc”.

Cam kết đó dường như đã được ông Hoàng nỗ lực thực thi kể từ khi vừa nhận vị trí Phó Thủ tướng, thông qua việc dẫn dắt các nhà lãnh đạo 4G đề xuất chương trình hành động “Forward SG” vào tháng 6/2022 - một chương trình hành động được vạch ra nhằm mục đích kiện toàn “khế ước xã hội” của Singapore và xây dựng “Giấc mơ Singapore” (Singapore Dream) - đưa đất nước này thành một nơi đáng sống hơn cho tất cả người dân. “Forward SG” là kết quả sau 16 tháng lấy ý kiến của 200.000 người dân Singapore từ mọi tầng lớp xã hội về nhiều vấn đề xã hội, từ nghề nghiệp đến già hoá dân số và môi trường bền vững. Chương trình này dự kiến sẽ là định hướng chủ đạo trong chính sách đối nội của chính quyền ông Hoàng trong những năm tới.

Nội dung xuyên suốt 8 chương của “Forward SG” được thiết kế như câu chuyện phát triển của một công dân Singapore qua các giai đoạn cuộc đời, đặt trong sự hỗ trợ tối đa từ quốc gia. Cụ thể, chương trình này cung cấp cách mà chính phủ Singapore và các bên liên quan (doanh nghiệp, tổ chức xã hội,...) có thể hỗ trợ cho một công dân Singapore từ những năm giáo dục đầu đời (chương 2), cho đến khi tốt nghiệp và tham gia vào thị trường lao động (chương 3), lập gia đình (chương 4), già đi (chương 5), gặp tổn thương và cần những nhu cầu đặc biệt (chương 6); đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm của mỗi cá nhân khi sống trong một quốc gia chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu (chương 7) và đa dạng chủng tộc, văn hoá (chương 8). Nhìn chung, “Forward SG” đã cung cấp một khuôn khổ toàn diện với người dân là trung tâm cho các định hướng chính sách đối nội sắp tới của thế hệ lãnh đạo 4G.

Một số chính sách xã hội đậm tính nhân văn và bao trùm cho mọi nhóm đối tượng công dân trong “Forward SG” có thể kể đến như: vận động thay đổi quan niệm giáo dục từ áp lực điểm số học thuật - một trong những vấn đề xã hội nổi cộm ở Singapore, sang phát triển toàn diện các kỹ năng dựa trên thế mạnh, sở thích của mỗi học sinh; thu hẹp khoảng cách tiền lương giữa người lao động chân tay và lao động khí óc, giữa sinh viên tốt nghiệp từ các viện đào tạo nghề (ITE) và từ trường đại học; hỗ trợ các nhóm yếu thế hơn trong xã hội (người khuyết tật, cựu phạm nhân,…) hoà nhập vào lực lượng lao động; xây dựng SkillsFuture - một phong trào học tập quốc gia nhằm mang đến cho người Singapore (đặc biệt là người ở độ tuổi trung niên) cơ hội phát triển tối đa tiềm năng của họ trong suốt cuộc đời, làm trụ cột chính trong khế ước xã hội mới của Singapore...

Bên cạnh đó, với tốc độ già hoá dân số đang gia tăng nhanh chóng ở Singapore trong vòng một thập kỷ qua, chương 5 của “Forward SG” vạch ra các định hướng chính sách nhằm tạo điều kiện để người dân Singapore được “già đi một cách khoẻ mạnh và ý nghĩa” (age healthily and well), qua các biện pháp cụ thể như củng cố hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người già, cung cấp thêm các tiện nghi cộng đồng thân thiện với người cao tuổi, tăng cường các chương trình tiết kiệm hưu trí trong khuôn khổ Quỹ Phòng xa Trung ương Singapore (CPF), mở rộng mạng lưới các Trung tâm Hoạt động Người cao tuổi nhằm nâng cao mức độ tham gia của nhóm dân số đã về hưu vào các hoạt động xã hội có ý nghĩa cho cộng đồng, v.v…

Sau hơn một thập kỷ kinh qua vị trí bộ trưởng trên nhiều lĩnh vực, từ giáo dục, văn hoá, cho đến quốc phòng, tài chính…, và được cả chính phủ lẫn người dân đánh giá cao, ông Hoàng Tuần Tài được kỳ vọng sẽ tiếp bước những người tiền nhiệm để tiếp tục dẫn dắt nền kinh tế - xã hội Singapore phát triển với định hướng chính sách đã đề ra trong “Forward SG”.

Đối ngoại: Duy trì chính sách cân bằng

Mặc dù đã kinh qua nhiều chức vụ bộ trưởng, bao gồm cả vị trí Bộ trưởng Ngoại giao (2011 - 2014), nhiệm kỳ Phó Thủ tướng - bước tập sự trước khi trở thành Thủ tướng, của ông Hoàng lại khá ngắn (khoảng 2 năm, từ tháng 6/2022 - trước ngày 15/5 năm nay). Do đó, giới quan sát có lẽ sẽ khá quan tâm đến cách mà ông, trong vai trò tân Thủ tướng, lãnh đạo quá trình thực thi các vấn đề đối ngoại của Singapore trong những năm tới, đặc biệt là vấn đề điều hướng cạnh tranh Mỹ - Trung tại quốc gia này nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.

Singapore được biết đến là quốc gia có chính sách đối ngoại cân bằng ở Đông Nam Á, nhờ vậy mà nước này có được niềm tin và quan hệ chặt chẽ với cả Mỹ và Trung Quốc. Dưới thời Thủ tướng Lý Hiển Long, khi căng thẳng giữa hai cường quốc Mỹ - Trung gia tăng, ông Lý đã đi đầu trong việc nêu rõ quan điểm không muốn chọn phe của Singapore. Đơn cử như trong bài phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về Tương lai châu Á (International Conference on the Future of Asia) lần thứ 27 ở Tokyo vào năm 2022, ông Lý nhấn mạnh rằng “Sẽ không có kết quả tốt đẹp nếu các nước châu Á bị chia rẽ giữa hai phe, mỗi nước đứng về phe này hay phe kia”. Quốc gia này cũng sẵn sàng lên tiếng cảnh báo cả Mỹ Trung Quốc trong một số tình huống, cho thấy tính chủ động và độc lập trong chính sách đối ngoại, thay vì chỉ muốn thoả hiệp với cả hai siêu cường.

Trở lại vấn đề của tân Thủ tướng Hoàng Tuần Tài, mặc dù thời gian “tập sự” khá ngắn, nhưng với văn hoá chính trị mang tính kế thừa ở Singapore, ông Hoàng sau khi lên nắm quyền vẫn sẽ nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ người tiền nhiệm và những quan chức kỳ cựu còn tại vị. Sau khi từ chức vào ngày 15/5, Thủ tướng Lý Hiển Long vẫn sẽ ở lại nội các của ông Hoàng với chức vụ Bộ trưởng cấp cao - tương đương cố vấn cho ông Hoàng. Vai trò cố vấn của Thủ tướng Lý Hiển Long dành cho ông Hoàng Tuần Tài là sự tiếp nối truyền thống từ thời cha ông – cố Thủ tướng Lý Quang Diệu. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ Thủ tướng vào năm 1990, ông Lý Quang Diệu vẫn tiếp tục ở lại nội các của người kế nhiệm Ngô Tác Đống để làm cố vấn cho ông Ngô, và ông Ngô sau này khi chuyển giao nhiệm kỳ lại cho ông Lý Hiển Long cũng thực hiện vai trò tương tự như thế.

Bên cạnh đó, tuy vị trí Thủ tướng có sự thay đổi, hầu hết các vị trí quan trọng khác trong chính phủ Singapore hiện nay vẫn sẽ được giữ nguyên, ít nhất là đến sau cuộc tổng tuyển cử ở nước này vào cuối năm sau. Theo lời của tân Thủ tướng Singapore, hệ thống chính trị của nước này “hoạt động trên cơ sở liên tục và thay đổi tiến bộ. Chưa bao giờ xảy ra trường hợp khi có sự chuyển đổi lãnh đạo, tất cả các bộ trưởng lớn tuổi đều từ chức cùng một lúc”. Điều này cho thấy những người dày dạn kinh nghiệm trong nội các của ông Lý Hiển Long, bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao Vivian Balakrishnan, Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen, và chính ông Lý, vẫn sẽ ở lại trợ lực cho ông Hoàng khi ông nhậm chức Thủ tướng vào giữa tháng 5 tới.

Dưới thời ông Hoàng Tuần Tài, định hướng đối ngoại trung lập (dù không chính thức) của Singapore dự kiến vẫn sẽ tiếp tục được duy trì. Điều này không chỉ được quyết định bởi văn hoá kế thừa của nền chính trị Singapore, mà còn được quan sát từ sự cẩn trọng của ông Hoàng khi trả lời phỏng vấn với báo chí về một số vấn đề đối ngoại của quốc gia này. Năm ngoái, khi được báo chí quốc tế hỏi về lập trường của Singapore đối với vấn đề Đài Loan trong trường hợp hòn đảo này bị Trung Quốc tấn công, ông Hoàng đã trả lời rằng bản thân ông không muốn bị lôi kéo vào các tình huống giả định, đồng thời nhấn mạnh rằng, giống như các nước khác trong khu vực, Singapore tuân thủ chính sách một Trung Quốc. Về cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, ông Hoàng cho biết Singapore “không theo dõi chặt chẽ điều này vì nó không nằm trong khu vực của chúng tôi”.

Hơn nữa, xếp trên chính sách đối ngoại, vấn đề đối nội vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của tân Thủ tướng Singapore. Trong bài phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về Tương lai châu Á lần thứ 28 tổ chức ở Tokyo vào tháng 5/2023, ông Hoàng đã nhấn mạnh rằng, “Tôi có rất nhiều việc phải làm về các vấn đề trong nước, nơi nhiều người Singapore quan tâm đến các lĩnh vực kinh tế, việc làm, chi phí sinh hoạt, nhà ở. Chúng tôi đang xem xét các chính sách xã hội một cách toàn diện ở Singapore, vì vậy những chính sách này chiếm rất nhiều thời gian của tôi”. Qua đó, có thể thấy rằng việc tiếp tục duy trì cách tiếp cận “trung lập” trong đối ngoại sẽ là một chính sách an toàn cho Singapore dưới thời ông Hoàng Tuần Tài. Thay vì để quốc đảo bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc, từ đó tiêu hao nguồn lực cho các vấn đề như chạy đua vũ trang, cấm vận thương mại… chính phủ của ông lựa chọn trung lập để tập trung nguồn lực quốc gia cho các vấn đề trong nước.

Nhìn chung, cuộc chuyển giao quyền lực sắp tới giữa Thủ tướng Lý Hiển Long và tân Thủ tướng Hoàng Tuần Tài sẽ diễn ra khá suôn sẻ, và ông Hoàng đã chứng minh thành tích, năng lực đáng thuyết phục cho vị trí lãnh đạo cao nhất ở Singapore. Cho đến nay, cũng chưa có ghi nhận nào về các bê bối cá nhân của ông. Bất chấp một số tiêu cực liên quan đến vấn đề tham nhũng ngoại tình của nhân sự cấp cao trong nội bộ đảng PAP vào năm ngoái, vị trí Thủ tướng sắp tới của ông Hoàng Tuần Tài cho thấy rằng đảng PAP vẫn sẽ tiếp tục đứng vững trong bộ máy chính trị Singapore trong nhiều năm tiếp theo.

Dưới nhiệm kỳ lãnh đạo mới của chính quyền Hoàng Tuần Tài và sự cố vấn của ông Lý Hiển Long - người sắp trở thành cựu Thủ tướng, các chính sách đối nội và đối ngoại của Singapore trong hiện tại dự kiến vẫn sẽ tiếp tục được duy trì và không có quá nhiều chuyển biến mới. “Đảo quốc Sư Tử” sẽ tiếp tục được tân Thủ tướng Hoàng lèo lái theo hướng ưu tiên nâng cao nội lực quốc gia và chất lượng cuộc sống của người dân trong nước, đồng thời duy trì trạng thái trung lập về đối ngoại.

Từ khoá: Singapore Thủ tướng Singapore Hoàng Tuần Tài Lý Hiển Long Đông Nam Á

BÀI LIÊN QUAN