Kinh tế   02/11/2023

An ninh chuỗi cung ứng (Phần 2): Tương lai của chuỗi cung ứng toàn cầu

Mặc dù một số chủ thể đang nỗ lực tác động và làm thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, kịch bản “tách rời” hoàn toàn chuỗi cung ứng Đông - Tây, Trung - Mỹ, hay Nga - châu Âu là khó có thể xảy ra.

Đào Gia Chi

02/11/2023
Image
Hình minh hoạ một tàu chở hàng container nhìn từ trên không. (C): shaunl/Getty Images

Khi lợi ích kinh tế của các quốc gia ngày càng đan xen và phụ thuộc lẫn nhau, mỗi nền kinh tế dù lớn hay nhỏ cũng đều đóng vai trò như một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Do vậy, nỗ lực loại trừ bất kỳ mắt xích nào trong hệ thống cũng có thể tạo nên “thế thua” cho tất cả.

Các quốc gia vẫn “ngầm” giữ kết nối

Một chuỗi cung ứng lớn bị tách rời sẽ tạo nên nhiều chuỗi cung ứng nhỏ, nhưng với nhiều khiếm khuyết. Vì lẽ, không dễ để tái định hình chuỗi cung ứng của một số ngành công nghiệp theo ý muốn của một thiểu số quốc gia, vì khi đó các quốc gia này có thể đối diện với những thách thức liên quan đến khả năng tiếp cận tài nguyên và nguyên liệu đầu vào. Việc tách rời hay nội địa hoá chuỗi cung ứng dường như đi ngược lại bản chất của nền kinh tế thị trường, khi những chính sách như vậy cố gắng tránh để nguồn cung gặp đúng nguồn cầu phù hợp.

Tạo hóa ban tặng cho mỗi quốc gia một đặc ân riêng. Như tác giả Tim Marshall đã chỉ ra trong cuốn “Prisoners of Geography” (tạm dịch: Những tù nhân của địa lý), một châu Âu nghèo nàn tài nguyên, dẫu có nhiều phát minh công nghệ vĩ đại, vẫn khó phát triển bền vững nếu thiếu nguồn cung tài nguyên từ Nga, đặc biệt là năng lượng.

Vì vậy, không khó để giải thích vì sao chuỗi 6 gói trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) trong gần 2 năm chiến sự ở Ukraine vẫn bỏ qua lệnh cấm nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Nga. Bởi lẽ, đến thời điểm hiện tại, khó có nguồn cung LNG nào thay thế được hoàn toàn nguồn cung của Nga cho EU. Sau khi Brussels tìm cách huy động các thành viên EU hạn chế nhập khẩu LNG của Nga, các quốc gia này thậm chí còn mua nhiều LNG từ Nga hơn. Từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, EU đã mua 52% tổng lượng LNG từ Moscow, vượt mốc 49% vào năm 2022 và 39% vào năm 2021.

Phần 1 đã điểm lại những biện pháp mà EU tiến hành nhằm loại trừ Nga khỏi chuỗi cung ứng năng lượng. Tuy vậy, đó dường như là bước đi sai lầm của châu Âu. Việc tách rời nguồn cung nhiên liệu khỏi Nga bằng mọi giá đang khiến nền kinh tế EU “nặng gánh” hơn. Kết quả là khối này phải thiết lập một chuỗi cung ứng “đường vòng” - mua nhiên liệu của Nga với chi phí đắt đỏ hơn từ các đối tác khác, chỉ để loại trừ tương tác trực tiếp với Nga. Bên cạnh đó, các thành viên EU còn tiêu tốn thêm hàng tỷ USD cho việc xây mới cơ sở hạ tầng năng lượng để kết nối với những nguồn cung mới.

Một lần nữa, Brussels kêu gọi các thành viên hạn chế nhập khẩu dầu thô từ Ấn Độ. Tuy nhiên, khi khủng hoảng năng lượng của EU vẫn chưa kết thúc, việc các quốc gia EU hưởng ứng lời kêu gọi của giới chức khối này nhằm hạn chế thêm một nhà cung cấp dầu thô khác ngoài Nga là vô cùng thách thức. Đó là chưa kể, mỗi thành viên đều đang chật vật “thắt lưng buộc bụng” nhằm kiểm soát đà tăng của giá năng lượng; và một mùa đông nữa đang gần kề, làm gia tăng nhu cầu năng lượng cho việc sưởi ấm.

Tạm gác lại câu chuyện của châu Âu, hãy cùng nhìn về tương lai của chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu. Theo đuổi sự “tách rời” bằng cách đưa chuỗi cung ứng về nước (onshoring) có thể giúp các chính phủ và doanh nghiệp dễ bề kiểm soát ngành công nghiệp của họ hơn, đồng thời tránh những biến động từ việc phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài. Tuy vậy, một số ngành đặc thù không thể được nội địa hóa toàn bộ, trong đó có ngành bán dẫn, bởi tài nguyên thiên nhiên hoặc chuyên môn không được phân bố đồng đều ở mọi quốc gia.

Trung Quốc là quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới và cung cấp hơn 70% lượng đất hiếm của Mỹ. Thực tế, Washington không phải là không nhìn ra vấn đề. Bằng chứng là đất hiếm - một tập hợp 17 nguyên tố kim loại làm nguyên liệu đầu vào không thể thiếu của hơn 200 sản phẩm công nghệ cao ứng dụng trong cả dân dụng và quốc phòng, không hề xuất hiện trong danh sách gần 6.000 mặt hàng mà Mỹ đánh thuế lên Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại. Bởi, việc áp dụng thuế quan lên mặt hàng chiến lược này không chỉ gây tổn thất to lớn đối với lợi nhuận của nền kinh tế Trung Quốc, mà còn gây thiệt hại đáng kể cho lĩnh vực sản xuất công nghệ cao của Mỹ.

Ở chiều ngược lại, ngành công nghiệp bán dẫn nội địa của Trung Quốc hiện nay chỉ mới đáp ứng được 14% nhu cầu trong nước. Nhìn chung, các ngành sản xuất tiên tiến của Bắc Kinh vẫn phụ thuộc vào công nghệ của Washington. Cùng với đó, các nhà sản xuất chip ở Trung Quốc không thể hoạt động nếu thiếu nguyên liệu đầu vào, được nhập khẩu từ một số công ty nước ngoài, trong đó công cụ tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) và thiết bị sản xuất chất bán dẫn (SME) từ công ty Applied Materials của Mỹ. Các biện pháp giới hạn xuất khẩu công nghệ và nguyên liệu đầu vào của Mỹ có thể đóng băng, thậm chí đẩy lùi sự tiến bộ của các nhà sản xuất chip ở Trung Quốc.

Nhìn chung, cả hai siêu cường đều đang nắm điểm yếu chiến lược trong nền kinh tế của nhau, khiến một kịch bản tách rời hoàn toàn chuỗi cung ứng giữa Washington và Bắc Kinh, hay mở rộng ra là giữa phương Tây và các quốc gia châu Á, là khó có thể xảy ra. Nếu Mỹ và Trung Quốc thật sự theo đuổi việc “tách rời”, Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) ước tính rằng thực tế đó có thể gây sụt giảm 5% GDP cho hầu hết các nền kinh tế toàn cầu; hoặc thậm chí con số có thể còn cao hơn như thế, theo đánh giá từ Giám đốc Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) Daria Taglioni.

Trung Quốc vẫn đóng vai trò quan trọng

Nếu Mỹ và phương Tây muốn “bóp nghẹt” nền kinh tế Trung Quốc, đó là lựa chọn sai lầm. Bởi lẽ, lựa chọn này sẽ gây ra tổn thất kinh tế cho tất cả quốc gia có liên kết chặt chẽ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc vừa là thị trường tiêu thụ khổng lồ, vừa là công xưởng sản xuất toàn cầu, và cũng vừa là nhà cung cấp lớn nhất thế giới ở nhiều mặt hàng, tài nguyên quan trọng.

Cường quốc châu Á tiêu thụ 13,2% dầu mỏ, hơn 50% đồng, 60% Niken, hơn 50% kẽm tinh chế, và hơn 70% sắt toàn cầu. Bắc Kinh cũng là thị trường tiêu thụ hàng đầu của các mặt hàng lương thực, nông sản, hàng tiêu dùng. Vì vậy, các nền kinh tế có tăng trưởng GDP dựa vào xuất khẩu, điển hình như Đức, Australia, và Đài Loan, thường dễ chịu ảnh hưởng từ những biến động của nền kinh tế Trung Quốc.

Trong EU, Đức là quốc gia chịu nhiều tác động nhất khi kinh tế Trung Quốc suy thoái. Bắc Kinh đã 7 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của Berlin. Trong tổng thương mại của “đầu tàu kinh tế” châu Âu, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần 12%, và xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 8%. Vì vậy, sự sụt giảm nhu cầu của Bắc Kinh đã khiến tổng lượng đơn đặt hàng ở Đức giảm 0,4% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm trước. Nền kinh tế Trung Quốc ảm đạm cũng là nguyên nhân góp phần làm GDP của Đức giảm trong 6 tháng liên tiếp, tính đến tháng 3 năm nay.

Australia cũng chịu thiệt hại đáng kể về kinh tế - xã hội do sự lao dốc của nền kinh tế Trung Quốc. Cụ thể, ngành bất động sản ở Trung Quốc tiêu thụ hơn 1/3 lượng sắt, thép xuất khẩu của Australia. Khủng hoảng bất động sản ở quốc gia châu Á đã khiến giá sắt, thép giảm, kéo theo xuất khẩu của Canberra giảm và làm suy yếu đồng đô la Australia (AUD). Suy thoái kinh tế ở Trung Quốc cũng gây ra nhiều hệ luỵ khác cho nền kinh tế Australia: GDP sụt giảm, thị trường cổ phiếu đi xuống, và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Đài Loan cũng chia sẻ cùng cảnh ngộ với Đức và Australia. Tính đến tháng 8, xuất khẩu tổng thể của Đài Bắc đã giảm 11 tháng liên tiếp do nhu cầu yếu từ Mỹ và Trung Quốc. Tình hình đè nặng lên nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Đài Loan và làm chậm lại đà phục hồi kinh tế của vùng lãnh thổ này. Tăng trưởng GDP của Đài Loan đã âm hai quý liên tiếp trước khi có dấu hiệu phục hồi vào quý II/2023.

Mỹ cũng không tránh khỏi thiệt hại. Năm 2021, 700 tỷ USD lợi nhuận của khoảng 200 công ty đa quốc gia từ Mỹ và châu Âu được tạo ra từ thị trường Trung Quốc. Năm 2022, Bắc Kinh đem lại hơn 22% doanh thu cho tập đoàn Tesla và hơn 85% doanh thu cho tập đoàn Qualcomm của Mỹ. Trung Quốc cũng là một trong những thị trường lớn nhất của Apple, tạo ra gần 20% doanh thu của công ty này vào năm 2002.

Trong chuỗi cung ứng bán dẫn, Trung Quốc giữ vai trò khó thay thế, vì nước này vừa là nhà cung cấp tài nguyên, vừa là công xưởng sản xuất của các tập đoàn bán dẫn và thiết bị điện tử lớn như TSMCFoxconn. Tính đến tháng 6, Trung Quốc chiếm gần 70% thị phần nguyên liệu thô cho các tấm silicon (wafer) - vật liệu nền để sản xuất chip. Bắc Kinh cũng chiếm gần 40% thị phần lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm chip toàn cầu. Đó cũng là lý do vì sao Hàn Quốc - quốc gia dẫn đầu thế giới về thị phần sản xuất chip nhớ, đã không “hoàn toàn chấp thuận” khi Washington đề xuất một liên minh công nghiệp bán dẫn giữa Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Liên minh Chip4) vào tháng 3 năm ngoái.

Qua các con số đã dẫn, thật khó để hình dung về một nền kinh tế thế giới thiếu đi vai trò cung cấp, sản xuất và tiêu thụ của quốc gia tỷ dân ở châu Á. Các chuyên gia kinh tế tại mỗi quốc gia không thể không nhìn thấy được vai trò đó của Bắc Kinh.

“Giảm thiểu rủi ro” bằng chuỗi cung ứng “thân thiện”

Chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đã phát triển từ những năm đầu của toàn cầu hoá, đang trở nên phức tạp hơn. Thương mại toàn cầu không còn đủ giản đơn để cho phép các nền kinh tế trở về với mô hình “tự cung, tự cấp” trong nội địa, hay loại trừ sự tham gia của một quốc gia nào.

Thay cho lựa chọn “tách rời” Trung Quốc, các quốc gia dường như đã tìm thấy hướng tiếp cận phù hợp hơn. Trong một phát biểu vào tháng 9, Valdis Dombrovskis, Ủy viên Thương mại EU, cho biết liên minh không có ý định “tách khỏi” (decoupling) Trung Quốc, nhưng áp dụng chiến lược “giảm rủi ro” (derisking) - tức giảm thiểu “sự phụ thuộc và dễ bị tổn thương chiến lược” khỏi cường quốc này. Trước đó, vào tháng 4, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cũng đính chính bằng thông điệp tương tự: chính quyền Biden nỗ lực để “giảm thiểu rủi ro”, không phải “tách rời” Bắc Kinh.

Chuỗi cung ứng “thân thiện” (friendshoring) trở thành giải pháp cho chiến lược “giảm thiểu rủi ro của các quốc gia. Để khắc phục hạn chế cũng như tổn thất chi phí của việc nội địa hoá (onshoring/localization) hay co cụm dây chuyền sản xuất về khu vực láng giềng (nearshoring), nhiều quốc gia bắt đầu nghĩ đến việc điều phối lại những chuỗi cung ứng quan trọng trong nền kinh tế của họ bằng cách giảm thiểu tương tác với những đối tác/nhà cung cấp có nguy cơ tạo ra rủi ro cao, thay vào đó là bắt tay với các đồng minh, đối tác thân cận sở hữu những thế mạnh riêng và phân bố ở nhiều vị trí khác nhau trên thế giới (friendshoring). Chuỗi cung ứng LNG Mỹ - EU hay “Liên minh Chip4” là ví dụ cho xu thế “kết bạn” nhằm giảm thiểu rủi ro của Mỹ và các nước đồng minh.

Không chỉ Mỹ và nhóm nước thân Mỹ áp dụng “friendshoring”, Nga và Trung Quốc cũng đang tích cực sử dụng cách tiếp cận này để giảm thiểu rủi ro từ các lệnh trừng phạt của đối thủ. Ví dụ, Nga áp dụng mức giá chiết khấu để “rộng đường” xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc và Ấn Độ. Khi các doanh nghiệp ô tô của Nhật Bản và châu Âu rút khỏi Nga để hưởng ứng lệnh trừng phạt của phương Tây, Trung Quốc “liền chớp thời cơ” tăng hơn gấp ba lần lượng xuất khẩu ô tô sang thị trường Nga, đưa Nga trở thành điểm đến xuất khẩu hàng đầu của ô tô Trung Quốc trong quý I/2023, và cũng nhờ đó giúp Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nước xuất khẩu ô tô hàng đầu thế giới.

Xu hướng tìm kiếm những địa điểm đầu tư mới để thiết lập “chuỗi cung ứng bạn bè” của những nền kinh tế lớn là cơ hội dành cho các quốc gia vừa và nhỏ. Đơn cử là Mexico và Ấn Độ. Thời gian gần đây, quan hệ kinh tế Trung Quốc - Mexico ngày càng được củng cố khi Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư dây chuyền sản xuất vào Mexico, gắn nhãn “Made in Mexico” cho hàng hoá Trung Quốc và xuất khẩu sang Mỹ để tránh thuế quan trừng phạt. Trong ngành dược phẩm, Ấn Độ cũng nổi lên như một điểm đến chủ chốt trong chiến lược “friendshoring” của Mỹ.

Xu hướng trên cũng là cơ hội cho Việt Nam. Việt Nam, trong quá trình kiên trì theo đuổi chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, có thể hưởng lợi từ việc “kết bạn” với các quốc gia phương Tây, thậm chí là với cả Nga và Trung Quốc. Việc này giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào các chuỗi cung ứng, qua đó giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.

Thích nghi để phát triển

Thương mại quốc tế đang trải qua những thay đổi sâu sắc trong sợi dây liên kết hình thành nên nó - chuỗi cung ứng toàn cầu. Thế giới dường như đang ít cởi mở hơn, khi mạng lưới chuỗi cung ứng dần phân mảnh, co cụm vào những quốc gia có quan hệ thân thiết với nhau. Song song đó, mạch liên kết ban đầu giữa những nền kinh tế đối trọng chỉ còn được duy trì ở những mặt hàng mang tính chiến lược của mỗi bên.

Tuy nhiên, dù tái cấu trúc chuỗi cung ứng theo cách nào, chi phí cơ sở hạ tầng và vận chuyển, cùng với chi phí sản xuất và lao động vẫn cần được các quốc gia và doanh nghiệp xem xét nghiêm túc. Thay vì lao vào những cuộc đối đầu vô nghĩa, thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới là điều các quốc gia cần đầu tư.

Khi lợi ích kinh tế của các quốc gia ngày càng đan xen và phụ thuộc lẫn nhau, mỗi nền kinh tế dù lớn hay nhỏ cũng đều đóng vai trò như một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Do vậy, nỗ lực loại trừ bất kỳ mắt xích nào trong hệ thống cũng có thể tạo nên “thế thua” cho tất cả.

Các quốc gia vẫn “ngầm” giữ kết nối

Một chuỗi cung ứng lớn bị tách rời sẽ tạo nên nhiều chuỗi cung ứng nhỏ, nhưng với nhiều khiếm khuyết. Vì lẽ, không dễ để tái định hình chuỗi cung ứng của một số ngành công nghiệp theo ý muốn của một thiểu số quốc gia, vì khi đó các quốc gia này có thể đối diện với những thách thức liên quan đến khả năng tiếp cận tài nguyên và nguyên liệu đầu vào. Việc tách rời hay nội địa hoá chuỗi cung ứng dường như đi ngược lại bản chất của nền kinh tế thị trường, khi những chính sách như vậy cố gắng tránh để nguồn cung gặp đúng nguồn cầu phù hợp.

Tạo hóa ban tặng cho mỗi quốc gia một đặc ân riêng. Như tác giả Tim Marshall đã chỉ ra trong cuốn “Prisoners of Geography” (tạm dịch: Những tù nhân của địa lý), một châu Âu nghèo nàn tài nguyên, dẫu có nhiều phát minh công nghệ vĩ đại, vẫn khó phát triển bền vững nếu thiếu nguồn cung tài nguyên từ Nga, đặc biệt là năng lượng.

Vì vậy, không khó để giải thích vì sao chuỗi 6 gói trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) trong gần 2 năm chiến sự ở Ukraine vẫn bỏ qua lệnh cấm nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Nga. Bởi lẽ, đến thời điểm hiện tại, khó có nguồn cung LNG nào thay thế được hoàn toàn nguồn cung của Nga cho EU. Sau khi Brussels tìm cách huy động các thành viên EU hạn chế nhập khẩu LNG của Nga, các quốc gia này thậm chí còn mua nhiều LNG từ Nga hơn. Từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, EU đã mua 52% tổng lượng LNG từ Moscow, vượt mốc 49% vào năm 2022 và 39% vào năm 2021.

Phần 1 đã điểm lại những biện pháp mà EU tiến hành nhằm loại trừ Nga khỏi chuỗi cung ứng năng lượng. Tuy vậy, đó dường như là bước đi sai lầm của châu Âu. Việc tách rời nguồn cung nhiên liệu khỏi Nga bằng mọi giá đang khiến nền kinh tế EU “nặng gánh” hơn. Kết quả là khối này phải thiết lập một chuỗi cung ứng “đường vòng” - mua nhiên liệu của Nga với chi phí đắt đỏ hơn từ các đối tác khác, chỉ để loại trừ tương tác trực tiếp với Nga. Bên cạnh đó, các thành viên EU còn tiêu tốn thêm hàng tỷ USD cho việc xây mới cơ sở hạ tầng năng lượng để kết nối với những nguồn cung mới.

Một lần nữa, Brussels kêu gọi các thành viên hạn chế nhập khẩu dầu thô từ Ấn Độ. Tuy nhiên, khi khủng hoảng năng lượng của EU vẫn chưa kết thúc, việc các quốc gia EU hưởng ứng lời kêu gọi của giới chức khối này nhằm hạn chế thêm một nhà cung cấp dầu thô khác ngoài Nga là vô cùng thách thức. Đó là chưa kể, mỗi thành viên đều đang chật vật “thắt lưng buộc bụng” nhằm kiểm soát đà tăng của giá năng lượng; và một mùa đông nữa đang gần kề, làm gia tăng nhu cầu năng lượng cho việc sưởi ấm.

Tạm gác lại câu chuyện của châu Âu, hãy cùng nhìn về tương lai của chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu. Theo đuổi sự “tách rời” bằng cách đưa chuỗi cung ứng về nước (onshoring) có thể giúp các chính phủ và doanh nghiệp dễ bề kiểm soát ngành công nghiệp của họ hơn, đồng thời tránh những biến động từ việc phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài. Tuy vậy, một số ngành đặc thù không thể được nội địa hóa toàn bộ, trong đó có ngành bán dẫn, bởi tài nguyên thiên nhiên hoặc chuyên môn không được phân bố đồng đều ở mọi quốc gia.

Trung Quốc là quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới và cung cấp hơn 70% lượng đất hiếm của Mỹ. Thực tế, Washington không phải là không nhìn ra vấn đề. Bằng chứng là đất hiếm - một tập hợp 17 nguyên tố kim loại làm nguyên liệu đầu vào không thể thiếu của hơn 200 sản phẩm công nghệ cao ứng dụng trong cả dân dụng và quốc phòng, không hề xuất hiện trong danh sách gần 6.000 mặt hàng mà Mỹ đánh thuế lên Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại. Bởi, việc áp dụng thuế quan lên mặt hàng chiến lược này không chỉ gây tổn thất to lớn đối với lợi nhuận của nền kinh tế Trung Quốc, mà còn gây thiệt hại đáng kể cho lĩnh vực sản xuất công nghệ cao của Mỹ.

Ở chiều ngược lại, ngành công nghiệp bán dẫn nội địa của Trung Quốc hiện nay chỉ mới đáp ứng được 14% nhu cầu trong nước. Nhìn chung, các ngành sản xuất tiên tiến của Bắc Kinh vẫn phụ thuộc vào công nghệ của Washington. Cùng với đó, các nhà sản xuất chip ở Trung Quốc không thể hoạt động nếu thiếu nguyên liệu đầu vào, được nhập khẩu từ một số công ty nước ngoài, trong đó công cụ tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) và thiết bị sản xuất chất bán dẫn (SME) từ công ty Applied Materials của Mỹ. Các biện pháp giới hạn xuất khẩu công nghệ và nguyên liệu đầu vào của Mỹ có thể đóng băng, thậm chí đẩy lùi sự tiến bộ của các nhà sản xuất chip ở Trung Quốc.

Nhìn chung, cả hai siêu cường đều đang nắm điểm yếu chiến lược trong nền kinh tế của nhau, khiến một kịch bản tách rời hoàn toàn chuỗi cung ứng giữa Washington và Bắc Kinh, hay mở rộng ra là giữa phương Tây và các quốc gia châu Á, là khó có thể xảy ra. Nếu Mỹ và Trung Quốc thật sự theo đuổi việc “tách rời”, Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) ước tính rằng thực tế đó có thể gây sụt giảm 5% GDP cho hầu hết các nền kinh tế toàn cầu; hoặc thậm chí con số có thể còn cao hơn như thế, theo đánh giá từ Giám đốc Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) Daria Taglioni.

Trung Quốc vẫn đóng vai trò quan trọng

Nếu Mỹ và phương Tây muốn “bóp nghẹt” nền kinh tế Trung Quốc, đó là lựa chọn sai lầm. Bởi lẽ, lựa chọn này sẽ gây ra tổn thất kinh tế cho tất cả quốc gia có liên kết chặt chẽ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc vừa là thị trường tiêu thụ khổng lồ, vừa là công xưởng sản xuất toàn cầu, và cũng vừa là nhà cung cấp lớn nhất thế giới ở nhiều mặt hàng, tài nguyên quan trọng.

Cường quốc châu Á tiêu thụ 13,2% dầu mỏ, hơn 50% đồng, 60% Niken, hơn 50% kẽm tinh chế, và hơn 70% sắt toàn cầu. Bắc Kinh cũng là thị trường tiêu thụ hàng đầu của các mặt hàng lương thực, nông sản, hàng tiêu dùng. Vì vậy, các nền kinh tế có tăng trưởng GDP dựa vào xuất khẩu, điển hình như Đức, Australia, và Đài Loan, thường dễ chịu ảnh hưởng từ những biến động của nền kinh tế Trung Quốc.

Trong EU, Đức là quốc gia chịu nhiều tác động nhất khi kinh tế Trung Quốc suy thoái. Bắc Kinh đã 7 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của Berlin. Trong tổng thương mại của “đầu tàu kinh tế” châu Âu, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần 12%, và xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 8%. Vì vậy, sự sụt giảm nhu cầu của Bắc Kinh đã khiến tổng lượng đơn đặt hàng ở Đức giảm 0,4% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm trước. Nền kinh tế Trung Quốc ảm đạm cũng là nguyên nhân góp phần làm GDP của Đức giảm trong 6 tháng liên tiếp, tính đến tháng 3 năm nay.

Australia cũng chịu thiệt hại đáng kể về kinh tế - xã hội do sự lao dốc của nền kinh tế Trung Quốc. Cụ thể, ngành bất động sản ở Trung Quốc tiêu thụ hơn 1/3 lượng sắt, thép xuất khẩu của Australia. Khủng hoảng bất động sản ở quốc gia châu Á đã khiến giá sắt, thép giảm, kéo theo xuất khẩu của Canberra giảm và làm suy yếu đồng đô la Australia (AUD). Suy thoái kinh tế ở Trung Quốc cũng gây ra nhiều hệ luỵ khác cho nền kinh tế Australia: GDP sụt giảm, thị trường cổ phiếu đi xuống, và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Đài Loan cũng chia sẻ cùng cảnh ngộ với Đức và Australia. Tính đến tháng 8, xuất khẩu tổng thể của Đài Bắc đã giảm 11 tháng liên tiếp do nhu cầu yếu từ Mỹ và Trung Quốc. Tình hình đè nặng lên nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Đài Loan và làm chậm lại đà phục hồi kinh tế của vùng lãnh thổ này. Tăng trưởng GDP của Đài Loan đã âm hai quý liên tiếp trước khi có dấu hiệu phục hồi vào quý II/2023.

Mỹ cũng không tránh khỏi thiệt hại. Năm 2021, 700 tỷ USD lợi nhuận của khoảng 200 công ty đa quốc gia từ Mỹ và châu Âu được tạo ra từ thị trường Trung Quốc. Năm 2022, Bắc Kinh đem lại hơn 22% doanh thu cho tập đoàn Tesla và hơn 85% doanh thu cho tập đoàn Qualcomm của Mỹ. Trung Quốc cũng là một trong những thị trường lớn nhất của Apple, tạo ra gần 20% doanh thu của công ty này vào năm 2002.

Trong chuỗi cung ứng bán dẫn, Trung Quốc giữ vai trò khó thay thế, vì nước này vừa là nhà cung cấp tài nguyên, vừa là công xưởng sản xuất của các tập đoàn bán dẫn và thiết bị điện tử lớn như TSMCFoxconn. Tính đến tháng 6, Trung Quốc chiếm gần 70% thị phần nguyên liệu thô cho các tấm silicon (wafer) - vật liệu nền để sản xuất chip. Bắc Kinh cũng chiếm gần 40% thị phần lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm chip toàn cầu. Đó cũng là lý do vì sao Hàn Quốc - quốc gia dẫn đầu thế giới về thị phần sản xuất chip nhớ, đã không “hoàn toàn chấp thuận” khi Washington đề xuất một liên minh công nghiệp bán dẫn giữa Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Liên minh Chip4) vào tháng 3 năm ngoái.

Qua các con số đã dẫn, thật khó để hình dung về một nền kinh tế thế giới thiếu đi vai trò cung cấp, sản xuất và tiêu thụ của quốc gia tỷ dân ở châu Á. Các chuyên gia kinh tế tại mỗi quốc gia không thể không nhìn thấy được vai trò đó của Bắc Kinh.

“Giảm thiểu rủi ro” bằng chuỗi cung ứng “thân thiện”

Chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đã phát triển từ những năm đầu của toàn cầu hoá, đang trở nên phức tạp hơn. Thương mại toàn cầu không còn đủ giản đơn để cho phép các nền kinh tế trở về với mô hình “tự cung, tự cấp” trong nội địa, hay loại trừ sự tham gia của một quốc gia nào.

Thay cho lựa chọn “tách rời” Trung Quốc, các quốc gia dường như đã tìm thấy hướng tiếp cận phù hợp hơn. Trong một phát biểu vào tháng 9, Valdis Dombrovskis, Ủy viên Thương mại EU, cho biết liên minh không có ý định “tách khỏi” (decoupling) Trung Quốc, nhưng áp dụng chiến lược “giảm rủi ro” (derisking) - tức giảm thiểu “sự phụ thuộc và dễ bị tổn thương chiến lược” khỏi cường quốc này. Trước đó, vào tháng 4, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cũng đính chính bằng thông điệp tương tự: chính quyền Biden nỗ lực để “giảm thiểu rủi ro”, không phải “tách rời” Bắc Kinh.

Chuỗi cung ứng “thân thiện” (friendshoring) trở thành giải pháp cho chiến lược “giảm thiểu rủi ro của các quốc gia. Để khắc phục hạn chế cũng như tổn thất chi phí của việc nội địa hoá (onshoring/localization) hay co cụm dây chuyền sản xuất về khu vực láng giềng (nearshoring), nhiều quốc gia bắt đầu nghĩ đến việc điều phối lại những chuỗi cung ứng quan trọng trong nền kinh tế của họ bằng cách giảm thiểu tương tác với những đối tác/nhà cung cấp có nguy cơ tạo ra rủi ro cao, thay vào đó là bắt tay với các đồng minh, đối tác thân cận sở hữu những thế mạnh riêng và phân bố ở nhiều vị trí khác nhau trên thế giới (friendshoring). Chuỗi cung ứng LNG Mỹ - EU hay “Liên minh Chip4” là ví dụ cho xu thế “kết bạn” nhằm giảm thiểu rủi ro của Mỹ và các nước đồng minh.

Không chỉ Mỹ và nhóm nước thân Mỹ áp dụng “friendshoring”, Nga và Trung Quốc cũng đang tích cực sử dụng cách tiếp cận này để giảm thiểu rủi ro từ các lệnh trừng phạt của đối thủ. Ví dụ, Nga áp dụng mức giá chiết khấu để “rộng đường” xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc và Ấn Độ. Khi các doanh nghiệp ô tô của Nhật Bản và châu Âu rút khỏi Nga để hưởng ứng lệnh trừng phạt của phương Tây, Trung Quốc “liền chớp thời cơ” tăng hơn gấp ba lần lượng xuất khẩu ô tô sang thị trường Nga, đưa Nga trở thành điểm đến xuất khẩu hàng đầu của ô tô Trung Quốc trong quý I/2023, và cũng nhờ đó giúp Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nước xuất khẩu ô tô hàng đầu thế giới.

Xu hướng tìm kiếm những địa điểm đầu tư mới để thiết lập “chuỗi cung ứng bạn bè” của những nền kinh tế lớn là cơ hội dành cho các quốc gia vừa và nhỏ. Đơn cử là Mexico và Ấn Độ. Thời gian gần đây, quan hệ kinh tế Trung Quốc - Mexico ngày càng được củng cố khi Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư dây chuyền sản xuất vào Mexico, gắn nhãn “Made in Mexico” cho hàng hoá Trung Quốc và xuất khẩu sang Mỹ để tránh thuế quan trừng phạt. Trong ngành dược phẩm, Ấn Độ cũng nổi lên như một điểm đến chủ chốt trong chiến lược “friendshoring” của Mỹ.

Xu hướng trên cũng là cơ hội cho Việt Nam. Việt Nam, trong quá trình kiên trì theo đuổi chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, có thể hưởng lợi từ việc “kết bạn” với các quốc gia phương Tây, thậm chí là với cả Nga và Trung Quốc. Việc này giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào các chuỗi cung ứng, qua đó giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.

Thích nghi để phát triển

Thương mại quốc tế đang trải qua những thay đổi sâu sắc trong sợi dây liên kết hình thành nên nó - chuỗi cung ứng toàn cầu. Thế giới dường như đang ít cởi mở hơn, khi mạng lưới chuỗi cung ứng dần phân mảnh, co cụm vào những quốc gia có quan hệ thân thiết với nhau. Song song đó, mạch liên kết ban đầu giữa những nền kinh tế đối trọng chỉ còn được duy trì ở những mặt hàng mang tính chiến lược của mỗi bên.

Tuy nhiên, dù tái cấu trúc chuỗi cung ứng theo cách nào, chi phí cơ sở hạ tầng và vận chuyển, cùng với chi phí sản xuất và lao động vẫn cần được các quốc gia và doanh nghiệp xem xét nghiêm túc. Thay vì lao vào những cuộc đối đầu vô nghĩa, thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới là điều các quốc gia cần đầu tư.

Từ khoá: chuỗi cung ứng thương mại quốc tế chiến tranh Ukraine cạnh tranh Mỹ - Trung chủ nghĩa bảo hộ

BÀI LIÊN QUAN