An ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2025 (Phần 1)

Chuỗi bài phân tích của Vietnam Strategic Forum về an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2025 tập trung vào sáu chủ đề trọng điểm: chiến tranh Nga - Ukraine, bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan, tình hình Myanmar, Biển Đông và khối BRICS. Thông qua loạt bài này, chúng tôi kỳ vọng góp phần thúc đẩy các cuộc thảo luận sâu rộng về tương lai khu vực, nơi cơ hội và thách thức đan xen, đồng thời các tương tác quyền lực làm gia tăng tính bất ổn và sự không chắc chắn. Mời quý độc giả cùng đón đọc bài viết đầu tiên: "Chiến tranh Nga - Ukraine: bế tắc còn kéo dài dù le lói khả năng đàm phán"

Trần Trung Kiên 13/01/2025
Image
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump (giữa) có thể là nhân tố gây sức ép Nga và Ukraine ngồi vào bàn đàm phán trong năm 2025 - (C): GETTY

Bước sang năm 2025, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tiếp tục chứng kiến những bất ổn an ninh kéo dài. Cuộc chiến tranh Nga - Ukraine chưa có hồi kết đã bước sang năm thứ ba, trong khi Myanmar vẫn chìm trong bạo lực triền miên gần bốn năm kể từ cuộc đảo chính quân sự. Bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan đối mặt với nguy cơ xung đột vũ trang. Cùng lúc đó, các diễn biến trên Biển Đông và sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của BRICS – khối đa phương lớn nhất toàn cầu – cũng là những chuyển động địa chính trị đáng chú ý tại khu vực.

Chuỗi bài phân tích của Vietnam Strategic Forum về an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2025 tập trung vào 6 chủ điểm chính: Chiến tranh Nga - Ukraine, bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan, tình hình Myanmar, Biển Đông và khối BRICS. Với việc trình bày súc tích và bàn luận trực tiếp các khía cạnh chủ yếu của vấn đề, các tác giả không chỉ cung cấp bức tranh khái quát về tình hình các “điểm nóng” trong năm 2024 mà còn đưa ra những dự báo cho năm 2025.

Với chuỗi bài này, chúng tôi mong muốn thúc đẩy các thảo luận sâu rộng về tương lai khu vực, nơi các cơ hội và thách thức đan xen, và cũng là nơi mà các tương tác quyền lực khiến tính bất ổn và sự không chắc chắn trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Bài viết thứ nhất: Chiến tranh Nga - Ukraine: bế tắc còn kéo dài dù le lói khả năng đàm phán

Theo tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov vào ngày 16/12, các đơn vị của Moscow trong năm 2024 đã kiểm soát thêm gần 4.500 km2 lãnh thổ, tương đương 30km2 mỗi ngày. Ông Belousov cho biết Kiev hiện chỉ còn kiểm soát dưới 1% diện tích vùng Lugansk, 25 - 30% diện tích ba vùng Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson (những vùng mà Nga tuyên bố sáp nhập hồi năm 2022). 

Tình cảnh như vậy dường như đã khiến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - hồi cuối tháng 11 - lần đầu tiên để ngỏ khả năng Ukraine có thể ngừng bắn với Nga. Thêm vào đó, sự trở lại của Tổng thống Mỹ Donald Trump dấy lên hy vọng là các bên sẽ đồng ý ngồi vào bàn đàm phán để tìm kiếm một giải pháp nhằm kết thúc chiến tranh.

Tuy nhiên, trong năm 2025, tình hình chiến sự Nga - Ukraine nhiều khả năng sẽ không chấm dứt. Bởi lẽ, cả “ba tay chơi chính” là Ukraine, Nga, và Mỹ đều không mang lại hy vọng đó.

Với Ukraine, mặc dù để ngỏ khả năng ngừng bắn với Nga, nhưng ông Zelensky lại đặt điều kiện Ukraine phải được bảo vệ bởi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), điều mà ông Trump đã bác bỏ. Theo người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak, một khi Kiev vẫn chưa nhận được lời mời tham gia NATO (cùng một số điều kiện khác như phải được hỗ trợ vũ khí nhiều hơn, được đảm bảo an ninh để ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga trong tương lai), quốc gia này sẽ không sẵn sàng đàm phán với Moscow.        

Nga thậm chí còn ít mong muốn đàm phán để chấm dứt xung đột hơn. Tại Hội nghị Quốc phòng vào ngày 16/12, ông Belousov cho biết Bộ Quốc phòng Nga có 10 nhiệm vụ trọng tâm cần hoàn thành vào năm 2025, trong đó ưu tiên hàng đầu là giành thắng lợi trong chiến dịch quân sự đặc biệt. Quyết tâm của Nga là dễ hiểu vì như đã đề cập, trong suốt năm 2024, nước này đã giành được số lượng lãnh thổ lớn từ tay Ukraine. Thêm vào đó, dù đã trải qua gần ba năm chiến sự, nhưng Nga vẫn chưa kiểm soát được toàn bộ các tỉnh Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia. Các tỉnh này cùng với tỉnh Lugansk là những mục tiêu mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố phải giành bằng được. Vì thế, quyết tâm của Nga vẫn là rất lớn. 

Còn với Mỹ, kế hoạch của tân Tổng thống Trump là tìm cách đóng băng xung đột, yêu cầu các quốc gia châu Âu hiện diện tại Ukraine để giám sát lệnh ngừng bắn, đồng thời tiếp tục trang bị vũ khí để Kiev không bị thất thế. Điều này đi ngược lại với mong đợi của ông Putin rằng Moscow và Kiev cần hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển vì tầm nhìn lịch sử lâu dài, thay vì một thỏa thuận đình chiến ngắn hạn mà xung đột có thể nổ ra bất cứ lúc nào. 

Những yêu cầu và mong đợi mà các bên đưa ra khó làm hài lòng lẫn nhau. Vì thế, có thể khẳng định rằng trong năm 2025, triển vọng đàm phán ngừng bắn là rất mờ mịt. Điều này đồng nghĩa với việc tình trạng chiến tranh giữa Nga và Ukraine gần như không thể chấm dứt. 

Trong bối cảnh đó, Nga sẽ tiếp tục ở thế chủ động để tấn công và dồn ép Ukraine, với những điểm nóng nhất nhiều khả năng sẽ xoay quanh hai khu vực chính là Kursk và Donetsk. Với tỉnh Kursk (thuộc địa phận của Nga), sau khi bị Ukraine tập kích bất ngờ hồi tháng 8, Moscow đã tập hợp lực lượng và nỗ lực chiếm lại; nhưng sau gần năm tháng giao tranh ác liệt, cường quốc này chỉ mới giành lại hơn 40% trong số 984km2 lãnh thổ đã mất vào tay Kiev.

Còn tại Donetsk, một trong những điểm nóng có thể nhắc tới là thành phố Chasov Yar, có vị trí chiến lược vì địa thế cao nhất trong khu vực này. Nếu giành được thành phố trên, Nga sẽ có quyền kiểm soát hỏa lực đối với các tuyến đường tiếp viện quan trọng của Ukraine, gây nguy hiểm đáng kể cho các thành phố Kostiantynivka, Druzhkivka, Kramatorsk và Sloviansk (những thành trì của Ukraine ở tỉnh Donetsk). Ngoài ra, những điểm nóng giao tranh khác có thể kể đến là Toretsk, Pokrovsk (các thành phố thuộc tỉnh Donetsk), và Velyka Novosilka (thị trấn thuộc tỉnh Donetsk, nằm gần ranh giới với tỉnh Zaporizhzhia). 

Ở chiều ngược lại, Ukraine sẽ cố gắng “làm mọi thứ để ngăn chặn Nga và chấm dứt chiến tranh”. Để làm được điều này, Tổng thống Zelensky có lẽ sẽ nỗ lực đàm phán với ông Trump để hy vọng tiếp tục nhận thêm viện trợ vũ khí từ Washington, hoặc ít nhất là nhờ tân Tổng thống Mỹ gây áp lực/điều phối để các nước châu Âu buộc phải tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Suy cho cùng, Mỹ vẫn xem Nga là đối thủ cạnh tranh chiến lược hàng đầu, và do đó, khó có chuyện ông Trump phớt lờ hoàn toàn nghĩa vụ hỗ trợ Ukraine, để đổi lại thất bại chung cuộc cho Kiev.

Nói ngắn gọn, cuộc chiến Nga - Ukraine sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2025, với Moscow là bên tấn công, và Kiev phải nỗ lực chống đỡ. Sự hỗ trợ từ phương Tây cho Ukraine, đặc biệt là từ Mỹ, có thể ít đi, nhưng không hoàn toàn biến mất.

Mời quý vị tiếp tục đón đọc bài viết tiếp theo trong chuỗi bài "An ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2025" vào ngày mai 14/1/2025 với tựa đề: "Bán đảo Triều Tiên năm 2025: Bước vào vùng biển dữ".

Bước sang năm 2025, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tiếp tục chứng kiến những bất ổn an ninh kéo dài. Cuộc chiến tranh Nga - Ukraine chưa có hồi kết đã bước sang năm thứ ba, trong khi Myanmar vẫn chìm trong bạo lực triền miên gần bốn năm kể từ cuộc đảo chính quân sự. Bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan đối mặt với nguy cơ xung đột vũ trang. Cùng lúc đó, các diễn biến trên Biển Đông và sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của BRICS – khối đa phương lớn nhất toàn cầu – cũng là những chuyển động địa chính trị đáng chú ý tại khu vực.

Chuỗi bài phân tích của Vietnam Strategic Forum về an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2025 tập trung vào 6 chủ điểm chính: Chiến tranh Nga - Ukraine, bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan, tình hình Myanmar, Biển Đông và khối BRICS. Với việc trình bày súc tích và bàn luận trực tiếp các khía cạnh chủ yếu của vấn đề, các tác giả không chỉ cung cấp bức tranh khái quát về tình hình các “điểm nóng” trong năm 2024 mà còn đưa ra những dự báo cho năm 2025.

Với chuỗi bài này, chúng tôi mong muốn thúc đẩy các thảo luận sâu rộng về tương lai khu vực, nơi các cơ hội và thách thức đan xen, và cũng là nơi mà các tương tác quyền lực khiến tính bất ổn và sự không chắc chắn trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Bài viết thứ nhất: Chiến tranh Nga - Ukraine: bế tắc còn kéo dài dù le lói khả năng đàm phán

Theo tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov vào ngày 16/12, các đơn vị của Moscow trong năm 2024 đã kiểm soát thêm gần 4.500 km2 lãnh thổ, tương đương 30km2 mỗi ngày. Ông Belousov cho biết Kiev hiện chỉ còn kiểm soát dưới 1% diện tích vùng Lugansk, 25 - 30% diện tích ba vùng Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson (những vùng mà Nga tuyên bố sáp nhập hồi năm 2022). 

Tình cảnh như vậy dường như đã khiến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - hồi cuối tháng 11 - lần đầu tiên để ngỏ khả năng Ukraine có thể ngừng bắn với Nga. Thêm vào đó, sự trở lại của Tổng thống Mỹ Donald Trump dấy lên hy vọng là các bên sẽ đồng ý ngồi vào bàn đàm phán để tìm kiếm một giải pháp nhằm kết thúc chiến tranh.

Tuy nhiên, trong năm 2025, tình hình chiến sự Nga - Ukraine nhiều khả năng sẽ không chấm dứt. Bởi lẽ, cả “ba tay chơi chính” là Ukraine, Nga, và Mỹ đều không mang lại hy vọng đó.

Với Ukraine, mặc dù để ngỏ khả năng ngừng bắn với Nga, nhưng ông Zelensky lại đặt điều kiện Ukraine phải được bảo vệ bởi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), điều mà ông Trump đã bác bỏ. Theo người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak, một khi Kiev vẫn chưa nhận được lời mời tham gia NATO (cùng một số điều kiện khác như phải được hỗ trợ vũ khí nhiều hơn, được đảm bảo an ninh để ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga trong tương lai), quốc gia này sẽ không sẵn sàng đàm phán với Moscow.        

Nga thậm chí còn ít mong muốn đàm phán để chấm dứt xung đột hơn. Tại Hội nghị Quốc phòng vào ngày 16/12, ông Belousov cho biết Bộ Quốc phòng Nga có 10 nhiệm vụ trọng tâm cần hoàn thành vào năm 2025, trong đó ưu tiên hàng đầu là giành thắng lợi trong chiến dịch quân sự đặc biệt. Quyết tâm của Nga là dễ hiểu vì như đã đề cập, trong suốt năm 2024, nước này đã giành được số lượng lãnh thổ lớn từ tay Ukraine. Thêm vào đó, dù đã trải qua gần ba năm chiến sự, nhưng Nga vẫn chưa kiểm soát được toàn bộ các tỉnh Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia. Các tỉnh này cùng với tỉnh Lugansk là những mục tiêu mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố phải giành bằng được. Vì thế, quyết tâm của Nga vẫn là rất lớn. 

Còn với Mỹ, kế hoạch của tân Tổng thống Trump là tìm cách đóng băng xung đột, yêu cầu các quốc gia châu Âu hiện diện tại Ukraine để giám sát lệnh ngừng bắn, đồng thời tiếp tục trang bị vũ khí để Kiev không bị thất thế. Điều này đi ngược lại với mong đợi của ông Putin rằng Moscow và Kiev cần hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển vì tầm nhìn lịch sử lâu dài, thay vì một thỏa thuận đình chiến ngắn hạn mà xung đột có thể nổ ra bất cứ lúc nào. 

Những yêu cầu và mong đợi mà các bên đưa ra khó làm hài lòng lẫn nhau. Vì thế, có thể khẳng định rằng trong năm 2025, triển vọng đàm phán ngừng bắn là rất mờ mịt. Điều này đồng nghĩa với việc tình trạng chiến tranh giữa Nga và Ukraine gần như không thể chấm dứt. 

Trong bối cảnh đó, Nga sẽ tiếp tục ở thế chủ động để tấn công và dồn ép Ukraine, với những điểm nóng nhất nhiều khả năng sẽ xoay quanh hai khu vực chính là Kursk và Donetsk. Với tỉnh Kursk (thuộc địa phận của Nga), sau khi bị Ukraine tập kích bất ngờ hồi tháng 8, Moscow đã tập hợp lực lượng và nỗ lực chiếm lại; nhưng sau gần năm tháng giao tranh ác liệt, cường quốc này chỉ mới giành lại hơn 40% trong số 984km2 lãnh thổ đã mất vào tay Kiev.

Còn tại Donetsk, một trong những điểm nóng có thể nhắc tới là thành phố Chasov Yar, có vị trí chiến lược vì địa thế cao nhất trong khu vực này. Nếu giành được thành phố trên, Nga sẽ có quyền kiểm soát hỏa lực đối với các tuyến đường tiếp viện quan trọng của Ukraine, gây nguy hiểm đáng kể cho các thành phố Kostiantynivka, Druzhkivka, Kramatorsk và Sloviansk (những thành trì của Ukraine ở tỉnh Donetsk). Ngoài ra, những điểm nóng giao tranh khác có thể kể đến là Toretsk, Pokrovsk (các thành phố thuộc tỉnh Donetsk), và Velyka Novosilka (thị trấn thuộc tỉnh Donetsk, nằm gần ranh giới với tỉnh Zaporizhzhia). 

Ở chiều ngược lại, Ukraine sẽ cố gắng “làm mọi thứ để ngăn chặn Nga và chấm dứt chiến tranh”. Để làm được điều này, Tổng thống Zelensky có lẽ sẽ nỗ lực đàm phán với ông Trump để hy vọng tiếp tục nhận thêm viện trợ vũ khí từ Washington, hoặc ít nhất là nhờ tân Tổng thống Mỹ gây áp lực/điều phối để các nước châu Âu buộc phải tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Suy cho cùng, Mỹ vẫn xem Nga là đối thủ cạnh tranh chiến lược hàng đầu, và do đó, khó có chuyện ông Trump phớt lờ hoàn toàn nghĩa vụ hỗ trợ Ukraine, để đổi lại thất bại chung cuộc cho Kiev.

Nói ngắn gọn, cuộc chiến Nga - Ukraine sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2025, với Moscow là bên tấn công, và Kiev phải nỗ lực chống đỡ. Sự hỗ trợ từ phương Tây cho Ukraine, đặc biệt là từ Mỹ, có thể ít đi, nhưng không hoàn toàn biến mất.

Mời quý vị tiếp tục đón đọc bài viết tiếp theo trong chuỗi bài "An ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2025" vào ngày mai 14/1/2025 với tựa đề: "Bán đảo Triều Tiên năm 2025: Bước vào vùng biển dữ".

Từ khoá: Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương an ninh khu vực chiến tranh Nga - Ukraine

BÀI LIÊN QUAN